2,5 Cách mạng tháng 10 Nga đưa đến việc thành lập nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới có ý nghĩa đối với nước Nga và thế giới Đối với nước Nga + Sự ra đời nhà nước XHCN đã đ
Trang 1TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XII
TRƯỜNG PT VÙNG CAO VIỆT BẮC
ĐỂ THI ĐỀ XUẤT
ĐỀ THI MÔN LỊCH SỬ - KHỐI 10
Năm 2015-2016 Thời gian làm bài 180 phút ( Đề này gồm có 01 trang, gồm 7 câu)
Câu 1 (2,5 điểm): Vì sao cách mạng tháng 10 Nga năm 1917 được đánh giá là một
sự kiện vĩ đại trong lịch sử nước Nga và lịch sử nhân loại?
Câu 2 (2,5 điểm): Trình bày ý nghĩa lịch sử thắng lợi của các cuộc kháng chiến
chống Mông-Nguyên thế kỉ XIII?
Câu 3 (3 điểm): Tại sao Phật giáo rất phát triển dưới thời Lý, Trần nhưng đến thời
Lê sơ lại không phát triển?
Câu 4 (3 điểm): Thông qua hai bản hiệp ước Hác-măng 1883 và hiệp ước Patơnốt
1884, em hãy đánh giá âm mưu của thực dân Pháp và thái độ của triều đình nhà Nguyễn?
Câu 5 (3 điểm): Phân tích sự giống nhau và khác nhau giữa 2 xu hướng bạo động
của Phan Bội Châu và xu hướng cải cách của Phan Châu Trinh?
Câu 6 (3 điểm): Nguyễn Tất Thành ra đi cứu nước trong hoàn cảnh nào? Trình
bày những hoạt động của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911- 1917?
Câu 7 ( 3 điểm): Phân tích nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai?
Người ra đề:
Ma Thị Vui
(ĐT: 0977498284)
Trang 2TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XII
TRƯỜNG PT VÙNG CAO VIỆT BẮC
HƯỚNG DẪN CHẤM
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ KHỐI10
Năm học 2015-2016
1 Vì sao cách mạng tháng 10 Nga năm 1917 được đánh giá là một sự kiện
vĩ đại trong lịch sử nước Nga và lịch sử nhân loại?
2,5
Cách mạng tháng 10 Nga đưa đến việc thành lập nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới có ý nghĩa đối với nước Nga và thế giới
Đối với nước Nga + Sự ra đời nhà nước XHCN đã đưa nhân dân Nga lên nắm chính quyền ở một nước chiếm 1/6 diện tích thế giới
1,25
Đối với thế giới
+Có ảnh hưởng to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới, đặc biệt là phong trào đấu tranh giành độc lập của các nước thuộc địa và phụ thuộc
1,25
2 Trình bày ý nghĩa lịch sử thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống
Mông-Nguyên thế kỉ XIII?
2,5
+ Thắng lợi của 3 lần kháng chiến chống Mông- Nguyên đã đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên , bảo vệ được độc lập toàn vẹn lãnh thổ về chủ quyền quốc gia của dân tộc, đánh bại một kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất thế giới lúc bấy giờ’
0,5
+ Thắng lợi này đã khẳng định sức mạnh của dân tộc ta,có ý nghĩa nâng cao lòng tự hào, tự cường chính đáng của dân tộc ta, củng cố niền tin cho nhân dân
0,5
+ Thắng lợi góp phần xây đắp truyền thống quân sự Việt Nam, truyền thống chiến đấu của một nước nhỏ nhưng luôn luôn phải chống lại kẻ thù mạnh hơn nhiều lần đến xâm lược
0,5
+ Thắng lợi trong 3 lần kháng chiến chống xâm lược Mông- Nguyên không những bảo vệ được độc lập của Tổ quốc mà còn góp phần ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Mông- Nguyên đối với Nhật Bản và các nước phương Nam làm thất bại mưu đồ thôn tính miền đất còn lại ở châu Á của Hối Tất Liệt
1,0
3 Tại sao Phật giáo rất phát triển dưới thời Lý, Trần nhưng đến thời Lê
sơ lại không phát triển?
3,0
Phật giáo rất phát triển dưới thời Lý, Trần nhưng đến thời Lê sơ lại không phát triển vì;
+ Đạo Phật được truyền bá vào nước ta từ rất sớm, những tư tưởng của Phật giáo phù hợp với truyền thống của người Việt nên được tiếp thu và phổ biến
0,5
Trang 3rộng rãi, dần có ảnh hưởng lớn trong xã hội Các nhà sư có vị thế cao và có nhiều đóng góp cho đất nước
+Thời Lý, Trần các nhà sư được triều đình tôn trọng , được tham gia vào bàn bạc các công việc của đất nước Vua,quan và nhiều người theo đạo Phật, chùa chiền được xây dựng ở khắp nơi
1,0
+ Đến thời Lê sơ + Cùng với việc hoàn thiện bộ máy nhà nước theo hướng quân chủ chuyên chế thì những tư tưởng của Nho giáo đã trở thành công cụ để duy trì và bảo
vệ trật tự của xã hội phong kiến Vì vậy Nho giáo được nâng lên chiếm vị trí độc tôn trong xã hội
+ Nhà nước phong kiến đã ban hành nhiều điều lệ nhằm hạn chế sự phát triển của Phật giáo, đưa Phật giáo phát triển xuống hàng thứ yếu
1,0
4 Thông qua hai bản hiệp ước Hác-măng 1883 và hiệp ước Patơnốt 1884,
em hãy đánh giá âm mưu của thực dân Pháp và thái độ của triều đình nhà Nguyễn?
3,0
Hiệp ước Hác-măng 1883 và hiệp ước Patơnốt 1884 Hoàn cảnh:
Lợi dụng vua Tự Đức mất triều đình đang hoang mang Pháp quyết định đánh Thuận An ngày 18/8/1883 uy hiếp kinh thành Huế
Khi nghe tin triều đình hốt hoảng xin đình chiến cao ủy Pháp là Hác- măng
đư a ra một bản hiệp ước đã thảo sẵn buộc triều đình phải chấp nhận và ngày 25/8/1883 đại diện triều đình đã kí với Pháp bản hiệp ước Hác-măng
Nội dung sơ lược của hiệp ước Hác-măng; nhà Nguyễn thừa nhận sự bảo hộ của Pháp ở Việt Nam, kèm theo nhiều điều khoản nặng nề
0,5
Hệ quả:
Đây là hiệp ước đầu hàng, bán nước nhục nhã của triều đình, nước ta đã mất quyền độc lập tự chủ
Phong trào kháng chiến chống Pháp vẫn diễn ra sôi nổi liên tục
Để xoa dịu nhân dân mua chuộc, lung lạc quan lại triều đình Pháp đề nghị triều đình kí thêm hiệp ước Pa-tơ-nốt ngày 6/6/1884, đặt cơ sở lâu dài cho quyền bảo hộ của Pháp ở Việt Nam
1,0
Đánh giá:
Qua nội dung các hiệp ước Pháp thực hiện chính sách lấn dần dùng ngoại giao để từng bước hoàn thành xâm lược bằng quân sự
Sự thể hiện của nhà Nguyễn qua các hiệp ước càng thể hiện sự nhu nhược mỗi khi quân sự bị thất bại nhà Nguyễn dùng ngoại giao để thỏa hiệp hành động này được xem như từng bước bán nước
1,5
5 Phân tích sự giống nhau và khác nhau giữa 2 xu hướng bạo động của
Phan Bội Châu và xu hướng cải cách của Phan Châu Trinh?
3,0
Trang 4Giống nhau:
Đều xuất phát từ lòng yêu nước thương dân, ý chí buất khuất của dân tộc Lãnh đạo là các sĩ phu yêu nước, tri thức phong kiến ưu tú
Mục đích đấu tranh giành độc lập cho dân tộc Đều chịu ảnh hưởng tư tưởng mới từ bên ngoài, có khuynh hướng theo hệ dân chủ tư sản
1,5
Khác nhau:
Khuynh hướng bạo động do Phan Bội Châu khởi xướng chủ trương bạo động vũ trang chống Pháp, tổ chức lực lượng trong nước và tranh thủ sự viện trợ từ bên ngoài, trước hết là Nhật Bản Ông nhấn mạnh đến vấn đề giải phóng dân tộc, đó là điều kiện để tiến hành cải cách dân chủ
Khuynh hướng cải cách do Phan Châu Trinh khởi xướng chủ trương cứu nước bằng việc nâng cao dân trí, dân quyền, ông đề cao phương châm tự lực khai hóa Ông nhấn mạnh vấn đề cải cách dân chủ cho đó là điều kiện để giải phóng dân tộc Ông chủ trương bất bạo động thức tỉnh dân chúng, tuyên truyền tư tưởng dân quyền
1,5
6 Nguyễn Tất Thành ra đi cứu nước trong hoàn cảnh nào? Trình bày
những hoạt động của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911- 1917?
3,0
*Hoàn cảnh Cuối thế kỉ XIX dầu thế kỉ XX cách mạng Việt Nam bị khủng hoảng sâu sắc
về đường lối và giai cấp lãnh đạo, các cuộc đấu tranh bị đàn áp và nhanh chóng thất bại
Người sinh ra trong một gia đình tri thức yêu nước và lớn lên ở một quê hương giàu truyền thống yêu nước cách mạng, người sớm có tinh thần yêu nước và ý chí cứu nước
Người rất khâm phục tinh thần yêu nước của Phan bội Châu và Phan Châu Trinh và các nhà yêu nước khác ở đầu thế kỉ XX, nhưng không đi theo con đường của họ vì người đã nhận thấy sự bế tắc của các con đường cứu nước đó
1,5
*Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1911-1917 ( 2,5 điểm)
Ngày 5/6/1911 Nguyễn Tất Thành rời cảng nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước Người quyết định sang phương Tây để tìm hiểu sau đó trở về giúp đồng bào mình
Từ 1911-1917 Người bôn ba qua nhiều nước châu Phi, Châu Mĩ, Châu Âu Người dừng chân khá lâu ở 3 nước đế quốc A, P, M Người rút ra kết luận ở đâu bọn đế quốc thực dân cũng tàn bạo độc ác, ở đâu người lao động cũng
bị bóc lột áp bức nặng nề
Tháng 12/1917 Người trở lại Pháp hăng hái hoạt động trong các phong trào
1.5
Trang 5của việt kiều và phong trào đấu tranh của nhân dân Pháp.
Người trở thành người lãnh đạo chủ chốt của hội những người Việt Nam yêu nước ở Pa- ri
7 Phân tích nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai? 3,0
+ Do mâu thuẫn quyền lợi giữa các nước đế quốc sau chiến tranh thế giới thứ nhất lại nảy sinh
0,5
+ Do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã dẫn đến sự ra đời và lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít ở Đức, Italia, Nhật Bản nhằm gây chiến tranh chia lại thế giới
0,5
+Do chính sách thỏa hiệp dung dưỡng của các nước phương Tây đã tạo điều kiện cho bọn phát xít phát động chiến tranh Các nước đế quốc chia thành hai khối đối lập nhau Anh, Pháp , Mĩ thi hành chính sách thỏa hiệp nhượng
bộ nhằm đẩy khối phát xít tấn công Liên Xô, đỉnh cao của chính sách này là hiệp ước Muy-ních bán đứng Tiệp Khắc cho Đức Tuy vậy vẫn chưa đủ sức tấn công Liên Xô Hít-le tấn công các nước châu Âu trước
Ngày 1/09/1939 phát xít Đức tấn công Ba lan chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ
2,0
Người phản biện đáp án