TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNGKHOA NGOẠI NGỮ BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN NÂNG CAO KỸ NĂNG NÓI TIẾNG ANH THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP VỚI NGƯỜI NƯỚC NGO
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
KHOA NGOẠI NGỮ
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
NÂNG CAO KỸ NĂNG NÓI TIẾNG ANH THÔNG QUA
CÁC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI CHO SINH VIÊN NĂM THỨ 3 - CHUYÊN NGÀNH TIẾNG ANH - KHOA NGOẠI NGỮ - TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
Nhóm ngành: XH1
Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Tiến Phương
Cộng tác viên: 1.Tạ Phương Thảo
2 Hoàng Thị Ngân
3 Vũ Thị Ngân Loan
Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Hoa
Trang 2Phú Thọ/2016
MỤC LỤC
Trang
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Câu hỏi nghiên cứu 2
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 3
5 Cấu trúc đề tài nghiên cứu 3
PHẦN II: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
1 Một số nghiên cứu về hoạt động ngoài giờ lên lớp 5
1.1 Nghiên cứu ở trong nước 5
1.2 Nghiên cứu ở nước ngoài
7 2 Những vấn đề còn tồn tại 8
PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
1 Nội dung nghiên cứu 10
2 Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu 10
2.1 Phạm vi nghiên cứu 10
2.2 Đối tượng nghiên cứu 10
3 Phương pháp nghiên cứu 10
3.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
11
Trang 33.2 Phương pháp điều tra, khảo
sát
11 3.3 Phương pháp thống kê toán học 11
3.4 Phương pháp phân tích tổng hợp 11
3.5 Phương pháp thực nghiệm
11 4 Công cụ nghiên cứu 12
4.1 Câu hỏi khảo sát 12
4.2 Quan sát
13 4.3 Ghi chép định kỳ của người nghiên cứu 13
5 Cách thức thu thập dữ liệu 13
5.1 Phiếu điều tra 13
5.2 Cách phân tích và xử lý số liệu
14 PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẠT ĐƯỢC 15
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 15
1.1 Kỹ năng nói 15
1.1.1 Định nghĩa về kỹ năng nói 15
1.1.2 Khái quát về phương pháp dạy và học nói 16
1.1.2.1.Về phương pháp dạy nói 16
1.1.2.2 Về phương pháp học nói 18
1.1.3 Tầm quan trọng của kỹ năng nói 18
1.1.4 Cách học nói hiệu quả 19
1.1.5 Đặc điểm của hoạt động nói 19
1.1.5.1 Đối tượng của chủ đề
20
Trang 41.1.5.2 Sự đa dạng 21
1.1.5.3 Người nghe và ngữ điệu
21 1.2 Hoạt động ngoài giờ lên lớp 22
1.2.1 Khái niệm
22 1.2.2 Mục tiêu của hoạt động ngoài giờ lên lớp
25 1.2.3 Tầm quan trọng của các hoạt động ngoài giờ lên lớp
26 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ KỸ NĂNG NÓI TIẾNG ANH VÀ NĂNG LỰC GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH TIẾNG ANH - KHOA NGOẠI NGỮ - TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG 28
2.1 Đánh giá chung về việc học kỹ năng nói Tiếng Anh của sinh viên năm thứ ba ngành Sư Phạm Tiếng Anh - Khoa Ngoại Ngữ - Trường Đại học Hùng Vương 28
2.2 Thực trạng về kỹ năng nói Tiếng Anh và năng lực giao tiếp của sinh viên chuyên ngành Tiếng Anh - Khoa Ngoại Ngữ - Trường Đại học Hùng Vương 29
2.2.1 Đánh giá về kỹ năng nói 29
2.2.2 Mục đích học nói 29
2.2.3 Thái độ học nói 29
2.2.4 Phương pháp học nói
30 2.2.5 Tính tích cực trong việc học nói 30
2.2.6 Nguyên nhân sinh viên K11- Đại học Sư Phạm Tiếng Anh gặp khó khăn khi nói Tiếng Anh 31
Trang 52.2.6.2 Khả năng diễn đạt chưa
tốt
31 2.2.6.3 Thiếu vốn từ vựng 32
2.2.6.4 Chưa chắc kiến thức ngữ pháp 32
2.2.6.5 Phát âm chưa chuẩn 33
2.2.6.6 Sử dụng ngữ điệu chưa đúng 33
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động ngoài giờ lên lớp với người nước ngoài của sinh viên chuyên ngành Tiếng Anh - Khoa Ngoại Ngữ - Trường Đại Học Hùng Vương 34
2.3.1 Yếu tố khách quan 34
2.3.2 Yếu tố chủ quan 35
2.4 Kết luận 35
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG NÓI TIẾNG ANH CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH TIẾNG ANH - KHOA NGOẠI NGỮ - TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG 37
3.1 Hoạt động 1: Tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ Tiếng Anh với sự tham gia của người nước ngoài 37
3.2 Hoạt động 2: Tổ chức tham quan thực tế, giới thiệu với người nước ngoài về địa danh du lịch của địa phương 38
CHƯƠNG 4: THỰC NGHIỆM MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI CHO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH TIẾNG ANH - KHOA NGOẠI NGỮ-TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG 40
4.1 Mục đích thực nghiệm 40
4.2 Cách thức tiến hành thực nghiệm 40
Trang 64.2.1 Hoạt động tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ Tiếng Anh với sự tham gia của người nước
ngoài
40 4.2.2 Hoạt động tổ chức tham quan thực tế, giới thiệu với người nước ngoài về địa danh du lịch của địa phương 45
4.3 Kết quả thực nghiệm 47
4.3.1 Kết quả đạt được từ hoạt động 1 47
4.3.2 Kết quả đạt được từ hoạt động 2 48
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 50
5.1 Kết luận 50
5.2 Ý nghĩa khoa học của đề tài 51
5.3 Hạn chế của đề tài 52
5.4 Gợi ý cho hướng tiếp theo của đề tài 52
5.5 Kiến nghị và đề xuất 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
PHỤ LỤC 1 57
PHỤ LỤC 2 60
PHỤ LỤC 3 62
Trang 8PHẦN I: MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Tiếng Anh, ngôn ngữ quốc tế, ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới
đã trở thành môn học chính trong hầu hết các cấp học ở nước ta hiện nay Tuynhiên việc sử dụng Tiếng Anh trong giao tiếp của học sinh, sinh viên còn nhiều hạnchế Có vốn từ vựng, hiểu biết về ngữ pháp nhưng học sinh, sinh viên vẫn cảm thấygặp nhiều khó khăn khi giao tiếp Tiếng Anh với người nước ngoài
Kỹ năng nói đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nghiên cứu, học tập TiếngAnh cũng như trong cuộc sống hàng ngày Nó là một trong những kỹ năng cơ bản
mà học sinh, sinh viên cần phải nắm vững để từ đó có thể nâng cao được các kỹnăng khác như nghe, đọc, viết Đây là kỹ năng cơ bản và hết sức cần thiết để sinhviên thực hành những kiến thức đã học, tự tin trong giao tiếp với người nước ngoài
và phục vụ cho công việc trong tương lai
Để rèn luyện và nâng cao kỹ năng nói, học sinh, sinh viên nên đưa ra cho mìnhnhững chiến lược học tập hiệu quả Nhiều học giả đã khẳng định rằng chiến lượchọc tập là một phần không thể thiếu trong tiến trình học ngoại ngữ Chúng là ngườidẫn đường tận tụy giúp người học có thể tiếp nhận những nhiệm vụ hoặc vấn đềphải đối mặt trong suốt quá trình học tập Oxford (1990) đã khẳng định, chiến lượchọc ngoại ngữ đặc biệt quan trọng bởi vì chúng là những công ty giúp cho tiến trìnhphát triển năng động và trực tiếp, rất cần thiết cho quá trình hoàn thiện khả nănggiao tiếp
Hoạt động ngoài giờ lên lớp với người nước ngoài trở thành một phương pháprất hữu ích, hỗ trợ cho kỹ năng nói của sinh viên ngoại ngữ nói chung và sinh viênchuyên ngành Tiếng Anh, Khoa Ngoại ngữ - Trường Đại học Hùng Vương nóiriêng Kết quả của học tập thực tế là sinh viên học được cả chiến lược kỹ năng giao
Trang 9nghiệm thực tế có thể gắn kết học tập ngoại ngữ , trau dồi kiến thức tư duy và hànhđộng, hỗ trợ khả năng nói cũng như giao tiếp Tiếng Anh cho sinh viên.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn, để góp phần nâng cao kỹ năng nói Tiếng Anhcho sinh viên chuyên ngành Tiếng Anh, khoa Ngoại ngữ, trường Đại học HùngVương, nhóm nghiên cứu lựa chọn đề tài “Nâng cao kỹ năng nói Tiếng Anh thôngqua các hoạt động ngoài giờ lên lớp với người nước ngoài cho sinh viên năm thứ ba
- Chuyên ngành Tiếng Anh - Khoa Ngoại ngữ - Trường Đại học Hùng Vương” đểnghiên cứu nhằm đưa ra các phương pháp hiệu quả để cải thiện, nâng cao chấtlượng đào tạo ngoại ngữ nói chung và trình độ, kỹ năng nói Tiếng Anh cho sinhviên chuyên ngành Tiếng Anh nói riêng
2 Mục đích nghiên cứu
- Đề tài tập trung tìm hiểu thực trạng kỹ năng nói Tiếng Anh của sinh viênchuyên ngành tiếng Anh năm thứ ba - Khoa Ngoại ngữ - Trường Đại học HùngVương
- Nghiên cứu nguyên nhân của tình trạng yếu về kỹ năng nói Tiếng Anh củasinh viên chuyên ngành Tiếng Anh
- Đề xuất một số biện pháp nâng cao kỹ năng nói Tiếng Anh thông qua các hoạtđộng ngoài giờ lên lớp với người nước ngoài
- Từ kết quả của quá trình thực nghiệm, đánh giá mức độ nâng cao kỹ năng nóiTiếng Anh và áp dụng hiệu quả các biện pháp tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớpvới người nước ngoài cho sinh viên chuyên ngành Tiếng Anh- khoa Ngoại ngữ -Trường Đại học Hùng Vương
3 Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài nhằm trả lời những câu hỏi nghiên cứu sau:
- Những khó khăn trong khi nói Tiếng Anh của sinh viên năm thứ ba - chuyên
Trang 10- Những nguyên nhân nào khiến sinh viên gặp phải khó khăn trong khi nóiTiếng Anh?
- Những giải pháp nào có thể giúp khắc phục khó khăn mà sinh viên gặp phải
và nâng cao kỹ năng nói Tiếng Anh cho sinh viên?
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
4.1 Ý nghĩa khoa học
Đề tài đề xuất một số phương pháp để nâng cao kỹ năng nói Tiếng Anh chosinh viên Giải quyết những khó khăn, vướng mắc gặp phải trong quá trình nângcao kỹ năng nói Tiếng Anh
4.2 Ý nghĩa thực tiễn
Nhằm nâng cao khả năng nói Tiếng Anh cho sinh viên ngành Tiếng Anh Khoa Ngoại Ngữ - Trường Đại học Hùng Vương nói riêng cũng như sinh viênchuyên ngành Tiếng Anh ở các trường Đại học khác Rút ra kinh nghiệm, nâng cao
-kỹ năng xử lí tình huống trong giao tiếp Tiếng Anh
5 Cấu trúc đề tài nghiên cứu
Đề tài gồm 5 phần, tài liệu tham khảo và phần phụ lục
Phần I: Mở đầu, cung cấp tổng quan về đề tài
Phần II: Tổng quan vấn đề nghiên cứu, trình bày về các đề tài nghiên cứu có
liên quan được thực hiện trước đây ở trong và ngoài nước và trình bày một số vấn
đề còn tồn tại cần phải giải quyết
Phần III: Nội dung và phương pháp nghiên cứu, trình bày về nội dung
nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, phương phápnghiên cứu, công cụ lấy dữ liệu và phương pháp xử lý số liệu
Phần IV: Kết quả nghiên cứu đạt được
Trang 11Chương 1: Cơ sở lý luận Trình bày khái quát chung về kỹ năng nói,
phương pháp dạy và học nói, hoạt động ngoài giờ lên lớp
Chương 2: Thực trạng về kỹ năng nói Tiếng Anh và năng lực giao tiếp của sinh viên chuyên ngành Tiếng Anh - Khoa Ngoại Ngữ - Trường Đại học Hùng Vương Trình bày thực trạng kỹ năng nói Tiếng Anh, nguyên nhân và các
yếu tổ ảnh hưởng đến hoạt động ngoài giờ lên lớp với người nước ngoài của sinhviên chuyên ngành Tiếng Anh
Chương 3: Đề xuất một số hoạt động ngoài giờ lên lớp với người nước ngoài nhằm nâng cao kỹ năng nói Tiếng Anh cho sinh viên chuyên ngành Tiếng Anh - Khoa Ngoại Ngữ - Trường Đại học Hùng Vương Trình bày một số hoạt
động ngoài giờ lên lớp với người nước ngoài nhằm nâng cao kỹ năng nói TiếngAnh cho sinh viên chuyên ngành Tiếng Anh
Phần V: Kết luận, trình bày những kết quả chính đạt được và kết luận chung
về đề tài
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Trang 12PHẦN II: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1 Một số nghiên cứu về hoạt động ngoài giờ lên lớp
1.1 Nghiên cứu ở trong nước
Vấn đề tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh các cấp từtiểu học đến phổ thông trung học đã được quan tâm nghiên cứu Điển hình là sựđóng góp của các tác giả Đặng Vũ Hoạt (1998) với hoạt động giáo dục ngoài giờlên lớp ở trường Trung học cơ sở , Hà Nhật Thăng (1999) với nghiên cứu thực hành
tổ chức hoạt động giáo dục, Nguyễn Dục Quang, và Lê Thanh Sử (1998) với hoạtđộng ngoài giờ lên lớp (sách giáo viên) đã tập trung làm sáng tỏ các vấn đề: vị trí,mục tiêu, nội dung, các hình thức tổ chức của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớpvai trò chủ thể của học sinh, các biện pháp quản lí, sự phối hợp giữa các lực lượnggiáo dục trong và ngoài nhà trường để tổ chức tốt hoạt động giáo dục ngoài giờ lênlớp cho học sinh Ngoài ra các luận án của tác giả Hà Nhật Thăng (1998) đã dự
thảo chương trình khung “Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Trung học cơ sở” Nguyễn Thị Thành (2005) với nghiên cứu “Các biện pháp giáo dục ngoài giờ lên lớp cho Trung học phổ thông”, cũng đã đóng góp về mặt lí
luận và đề xuất các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục của hoạtđộng giáo dục ngoài giờ lên lớp trong trường phổ thông Tuy nhiên trên thực tế,việc triển khai hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp hiện nay còn tồn tại nhiều vấn
đề bất cập Cần tiếp tục triển khai các nghiên cứu liên quan đến phương pháp, cáchthức tổ chức, kỹ năng tổ chức của giáo viên, kỹ năng tự quản, tự tổ chức hoạt độngcủa học sinh để hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đạt hiệu quả cao hơn
Tác giả Phạm Lãng (1984) nhấn mạnh: “Nếu tổ chức hoạt động này một cách khoa học sẽ không làm giảm đi chất lượng các môn học” Tác giả Nguyễn Văn Thiềm (2000) cho rằng: “Chất lượng giáo dục sinh viên ở nhà trường giảm
Trang 13buông lỏng” Tác giả Đinh Xuân Huy (2000) với công trình nghiên cứu “Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của người hiệu trưởng trong trường phổ thông Dân Tộc Nội Trú - Tỉnh Lai Châu” đã khẳng định vai trò quan
trọng của tổ chức các Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đối với việc nâng caochất lượng giáo dục của trường phổ thông Dân Tộc Nội Trú, xây dựng các biệnpháp quản lý hoạt động này của người hiệu trưởng, trong đó có họat động ngoài giờlên lớp Các tác giả Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt (1997) cũng nhấn mạnh vai trò vàtác dụng của hình thức họat động ngoài giờ lên lớp, coi đây là một trong nhữnghình thức dạy học có khả năng tạo hứng thú cho sinh viên, giúp các em mở rộng,nâng cao, khắc sâu kiến thức được tốt hơn, phân tích thực trạng và đưa ra một sốbiện pháp nâng cao chất lượng giáo dục ngoài giờ lên lớp, tổng kết những bài họckinh nghiệm mang tính thực tiễn sâu sắc; đóng góp vào lý luận và thực tiễn trongnâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động ngoài giờ lên lớp đối với học sinh Nhìn chung các tác giả trên thế giới và trong nước đều đề cao vai trò và tác dụngcủa hoạt động ngoại khoá trong quá trình giáo dục sinh viên, xem hoạt động ngoạikhoá là một trong những hình thức tổ chức dạy học quan trọng, không thể thiếutrong quá trình dạy học và giáo dục sinh viên nói chung và sinh viên ngoại ngữ nóiriêng Phương pháp tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp là một phương phápmới nhằm nâng cao kỹ năng nói Tiếng Anh, đã được nhiều tác giả, nhiều nhà khoahọc nghiên cứu, đề cập tới trong các công trình nghiên cứu của mình và đã đem lạinhững đóng góp to lớn với những thành tựu đáng kể, giúp sinh viên tìm thấy niềmđam mê, hứng thú và chủ động hơn trong quá trình học tập, tích lũy kiến thức, nângcao chất lượng giáo dục và đào tạo Hoạt động ngoài giờ lên lớp thực sự là mộthoạt động lành mạnh, kích thích tinh thần học tập, nâng cao ý thức của học sinh vềtầm quan trọng của tiếng Anh trong giai đoạn hiện nay, cũng như góp phần đẩymạnh hoạt động dạy và học tiếng Anh trong nhà trường
Trang 141.2 Nghiên cứu ở nước ngoài
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một bộ phận của quá trình giáo dụctoàn diện, góp phần phát triển toàn diện nhân cách cho thế hệ sau Vấn đề phát triểncon người toàn diện luôn được sự quan tâm của các nhà giáo dục nổi tiếng trongtừng thời kỳ phát triển của lịch sử Hoạt động giáo dục cũng bước sang một thời kìmới: Giáo dục cận đại Tư tưởng tiêu biểu cho nền giáo dục Phục Hưng chính là
Thomas More (1478-1535), ông đề cao: “ Phương pháp quan sát, thí nghiệm, thực hành trong dạy học và giáo dục, theo Ông lao động là nghĩa vụ của mọi người, song mỗi ngày chỉ làm việc 6 giờ, thời gian còn lại để học văn hóa và sinh hoạt xã hội, giáo dục nhằm phát triển nhiều mặt ở trẻ em: về thề chất, đạo đức, trí tuệ và
kỹ năng lao động” J.A.Cômenxki (1592 - 1670) đã có nhiều đóng góp lớn lao cho
nền giáo dục trên thế giới Trong thời gian làm cố vấn giáo dục tại Hungari, Ông đãrất coi trọng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đối với học sinh Ở thời đóCômenxki đã áp dụng phương pháp dạy học mới, đặc biệt là việc mở rộng các hìnhthức học tập ngoài lớp, nhằm khơi dạy và phát huy những khả năng tiềm ẩn, nhằmrèn luyện nhân cách cho học sinh Ông đã chứng minh cho quan điểm giáo dục mới
đầy thuyết phục này và khẳng định: “ Học tập không chỉ là lĩnh hội kiến thức trong sách vở, mà còn là lĩnh hội kiến thức từ bầu trời, mặt đất, từ cây sồi, cây dẻ ”,
Pétxtalôzi (1746 - 1827) một nhà giáo dục lớn của Thuỵ Sĩ và thế giới ở cuối thế kỉXVIII đầu thế kỷ XIX, với lòng nhân ái sâu sắc ông muốn cứu vớt trẻ em mồ côi,bất hạnh hay con nhà nghèo bằng con đường giáo dục thông qua thực nghiệm Đó
là việc ông xây dựng ra những “ trại mở ”, ở đây trẻ em vừa được học văn hoá, vừađược lao động ở ngoài lớp, ngoài trường học Ông cho rằng hoạt động giáo dụcngoài giờ lên lớp không chỉ tạo ra của cải vật chất mà còn là con đường giáo dụctoàn diện học sinh Robert Owen (1771 - 1858), một nhà giáo dục lớn, một nhà xãhội theo chủ nghĩa không tưởng đầu thế kỷ XIX muốn cải tạo xã hội bằng conđường giáo dục đi từ cuộc thực nghiệm giáo dục trong công xưởng của ông ở nước
Trang 15dục bất hủ là: “Giáo dục kết hợp với lao động sản xuất”, “Kết hợp giáo dục trong trường lớp với giáo dục trong lao động và hoạt động xã hội”.
Các nhà giáo dục ở các nước có nền giáo dục tiên tiến như Canađa, Mỹ,Ôxtrâylia, Singapo, Hàn Quốc…đều luôn quan tâm đến sự phát triển toàn diện củahọc sinh Trong các trường học đều tổ chức các trung tâm văn hóa, nghệ thuật, thểdục thể thao, giáo dục kỹ năng sống… cho học sinh, tạo các điều kiện để học sinhđược tham gia các hoạt động xã hội đa dạng và phong phú Tuy nhiên theo quanđiểm của họ đó là các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp mang tính tự nguyện,tình nguyện vì lợi ích xã hội chứ không phải là một chương trình giáo dục chínhthức trong nhà trường
Hoạt động ngoài giờ lên lớp và hoạt động ngoại khoá là một phần quan trọngtrong chương trình giáo dục ở hầu hết tất cả các nước trên thế giới Hoạt động nàyđược chú trọng nghiên cứu và thực hiện như là một công cụ hữu ích để giúp sinhviên học tập có kết quả hơn và phát triển toàn diện hơn nhân cách của họ
2 Những vấn đề còn tồn tại
Các tác giả trên trong nước và trên thế giới đều đề cao vai trò và tác dụngcủa hoạt động ngoại khoá trong quá trình giáo dục sinh viên, xem hoạt động ngoạikhoá là một trong những hình thức tổ chức dạy học quan trọng, không thể thiếutrong quá trình dạy học và giáo dục sinh viên nói chung và sinh viên ngoại ngữ nóiriêng Phương pháp tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp là một phương phápmới nhằm nâng cao kỹ năng nói Tiếng Anh, đã được nhiều tác giả, nhiều nhà khoahọc nghiên cứu, đề cập tới trong các công trình nghiên cứu của mình và đã đem lạinhững đóng góp to lớn với những thành tựu đáng kể, giúp sinh viên tìm thấy niềmđam mê, hứng thú và chủ động hơn trong quá trình học tập, tích lũy kiến thức, nângcao chất lượng giáo dục và đào tạo Hoạt động ngoài giờ lên lớp thực sự là mộthoạt động lành mạnh, kích thích tinh thần học tập, nâng cao ý thức của học sinh về
Trang 16tầm quan trọng của tiếng Anh trong giai đoạn hiện nay, cũng như góp phần đẩymạnh dạy và học tiếng Anh trong nhà trường.
Những đề tài nghiên cứu kể trên cũng đã phần nào chỉ ra cái đã đạt được,những thứ cần đạt và đưa ra phương pháp tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp.Cùng với đó, các đề tài nghiên cứu kể trên chưa thực sự cụ thể được những khókhăn mà sinh viên gặp phải trong quá trình hoạt động Vì vậy, tổ chức hoạt độngngoài giờ lên lớp nhằm nâng cao kỹ năng nói Tiếng Anh vẫn cần tiếp tục nghiêncứu để tìm hiểu sâu hơn những khó khăn mà sinh viên gặp phải nhằm nâng cao kỹnăng nói Tiếng Anh cho sinh viên
Trang 17PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1 Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát kỹ năng nói Tiếng Anh của sinh viên năm ba chuyên ngành Tiếng Anhtại Trường Đại học Hùng Vương
- Lí giải, đánh giá thực trạng khách thể nghiên cứu
- Đề xuất một số hoạt động ngoài giờ lên lớp với người nước ngoài
- Thực nghiệm sư phạm, đánh giá mức độ nâng cao kỹ năng nói của sinh viên
2 Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
2.1 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về hoạt động ngoài giờ lên lớp cho sinh viên
và thực trạng kỹ năng nói Tiếng Anh của sinh viên năm 3, chuyên ngành TiếngAnh, đề xuất một số hoạt động ngoài giờ lên lớp với người nước ngoài cho sinhviên K11- Đại học Sư phạm Tiếng Anh nhằm nâng cao kỹ năng nói Tiếng Anh vàtiến hành thực nghiệm sư phạm
2.2 Đối tượng nghiên cứu
2.2.1 Chủ thể: Kỹ năng nói Tiếng Anh của sinh viên và các hoạt động ngoài
giờ lên lớp với người nước ngoài để giúp sinh viên học và nói Tiếng Anh có hiệu quả
2.2.2 Khách thể: Sinh viên hệ cử nhân sư phạm tiếng Anh (K11- Đại học Sư
phạm Tiếng Anh - Khoa Ngoại ngữ - Trường Đại học Hùng Vương)
3 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu đã sử dụng các phươngpháp sau:
Trang 183.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Được sử dụng để nghiên cứu , tìm hiểu về lý luận làm nền tảng cở sở chonghiên cứu như khái niệm về kỹ năng nói, lý luận chung về ngôn ngữ, khái niệm vềhoạt động ngoài giờ lên lớp
3.2 Phương pháp điều tra, khảo sát
Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu về thực trạng kỹ năng nói của sinhviên năm 3 chuyên ngành Tiếng Anh - Khoa Ngoại Ngữ, những khó khăn và nhữnglỗi sai sinh viên mắc phải trong quá trình học nói Tiếng Anh
3.3 Phương pháp thống kê toán học
Đây là phương pháp để xử lý các dữ liệu thu được sau khi điều tra khảo sát vềthực trạng nói Tiếng Anh của sinh viên, thống kê những khó khăn sinh viên gặp phảitrong khi nói Tiếng Anh và hứng thú của sinh viên đối với các hoạt động ngoài giờ lênlớp
Trang 194 Công cụ nghiên cứu
4.1 Câu hỏi khảo sát
Phiếu điều tra khảo sát với nhưng câu hỏi cụ thể giúp nhóm nghiên cứu tìm thu thập thông tin chung về khách thể nghiên cứu, những suy nghĩ, cảm nhận, đánh giá của sinh viên gặp phải khi học kỹ năng nói tiếng Anh
Phiếu điều tra thứ nhất gồm 09 câu hỏi nhằm mục đích:
Câu 1: Tìm hiểu cảm nhận của sinh viên về việc rèn luyện kỹ năng nói Câu 2: Tìm hiểu thái độ học tập đối với kỹ năng nói sinh viên
Câu 3: Tìm hiểu mục đích rèn luyện kỹ năng nói của sinh viên
Câu 4: Tìm hiểu phương pháp của sinh viên thực hành kỹ năng nói Tiếng Anh
Câu 5,6,7: Tìm hiểu tính tích cực của sinh viên trong việc thực hành kỹ năng nói Tiếng Anh
Câu 8: Điều tra khó khăn của sinh viên khi nói tiếng Anh
Câu 9: Điều tra nguyên nhân của những khó khăn mà sinh viên gặp phải khi nói Tiếng Anh
Phiếu điều tra thứ hai gồm 05 câu hỏi điều tra các yếu tố ảnh hưởng tới họat động ngoài giờ lên lớp
Đối tượng phát phiếu điều tra: 46 sinh viên lớp K11- Đại học Sư phạm TiếngAnh - Khoa Ngoại Ngữ - Trường Đại học Hùng Vương
Trang 20Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phát phiếu điều tra cho 46 sinh viên lớp K11 Đại học Sư phạm Tiếng Anh ngay khi tiến hành nghiên cứu, để điều tra về việc học
-kỹ năng nói tiếng Anh của các sinh viên Phiếu điều tra gồm 09 câu hỏi nhằm đánhgiá chung về năng lực học tiếng Anh của bản thân và về mục đích, nhu cầu và cáchhọc của bản thân sinh viên cũng như nhưng yếu tố ảnh hưởng tới việc học nóiTiếng Anh của họ
4.2.Quan sát
Để thu nhập thêm thông tin, phương pháp quan sát được áp dụng để cácthành viên nghiên cứu có kết quả chỉ tiết cụ thể hơn về đối tượng nghiên cứu
4.3.Ghi chép định kỳ của người nghiên cứu
Trong khi quan sát và tố chức hoạt động cho các em nhóm đề tài đã ghi chéplại các hoạt động diễn ra trong giờ học để từ đó rút ra nhận xét và bài học kinhnghiệm
5.Cách thức thu thập dữ liệu
5.1 Phiếu điều tra:
Phiếu điều tra với những câu hỏi cụ thể, bám sát vào nội dung đề tài nghiêncứu giúp nhóm nghiên cứu thu thập thông tin chung về khách thể nghiên cứu,những suy nghĩ, cảm nhận, đánh giá của các sinh viên về những khó khăn mà họgặp phải trong khi học kỹ năng nói Tiếng Anh Đồng thời nhóm nghiên cứu có thểtìm hiểu được cách thức học nói cũng như học từ vựng của các em sinh viên nhưthế nào trong việc học kỹ năng nói để tìm ra giải pháp tốt nhất khắc phục cũng nhưđưa ra cho các em chiến lược học tốt góp phần nâng cao kỹ năng nói Tiếng Anhcủa sinh viên
Trang 215.2 Cách phân tích và xử lý số liệu
Trong quá trình nghiên cứu để được kết quả như mong muốn, nhóm nghiêncứu sử dụng phương pháp thống kê toán học, thu thập và sử lý số liệu để có thể cóđược đánh giá chính xác nhất
Dựa vào bẳng điều tra câu hỏi, kết quả học tập của nhóm thực nghiệm vànhóm đối chứng, ghi chép định kỳ của người nghiên cứ sẽ phân tích để rút ra nhậnxét về thực trạng học nói của các em sinh viên lớp K11 - Đại học Sư phạm tiếngAnh và tính hiệu quả của giải pháp được nhóm đưa ra đối với kỹ năng nói TiếngAnh
Trang 22PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẠT ĐƯỢC
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Kỹ năng nói
1.1.1 Định nghĩa về kỹ năng nói
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về kỹ năng nói Theo từ điển “Oxford Advanced Dictionary” (1995), nói được định nghĩa: “Nói là biểu lộ hoặc truyền đạt ý kiến, cảm xúc, quan điểm bằng lời nói và nói bao gồm tất cả các hoạt động như tâm lý học, sinh học (bộ máy phát âm) và vật lý học (âm thanh)”
Brown and Ylue (1983) đã đưa ra định nghĩa như sau: “Nói là việc người nói thể hiện các yêu cầu về các thông tin hoặc dịch vụ cần thiết” Khi người nói nói
với người nghe, họ không chỉ muốn bày tỏ những điều họ muốn, có thể là nhữngdịch vụ thông tin Hầu hết mọi người dành thời gian để giao tiếp với người kháctrong cuộc sống hàng ngày của họ
Bowen (1985) cho rằng: “Nói là một hình thức của giao tiếp, và người nói phải coi người mà họ đang giao tiếp là người nghe Hoạt động nói mà người này thực hiện cơ bản dựa trên các mục đích nhất định” Tất cả mọi điều chúng ta muốn
nói ra đều được truyền đạt một cách hiệu quả, bởi vì nói không chỉ đơn thuần làhành động người nói phát âm các từ ngữ mà còn là quá trình đạt được mục đíchgiao tiếp thông qua việc trao đổi thông tin với nhau Vì thế, trong quá trình nói,chung ta cần phải chú ý đến việc nói như thế nào và nói cho ai một cách phù hợp
Chaney (1988) cho rằng: “Nói là một quá trình xây dựng và chia sẻ nghĩa của từ thông qua việc sử dụng các ký hiệu ngôn ngữ và phi ngôn ngữ Trong nhiều hoàn cảnh, nói là một phần quan trọng trong việc học tập và giảng dạy ngôn ngữ thứ hai.”
Trang 23Theo Forseth (2000) cho rằng: “Một trong những kỹ năng cơ bản và quan trọng trong việc học ngôn ngữ là kỹ năng nói Đây là một kỹ năng chủ động, đòi hỏi người học phải có tính sáng tạo cao, đồng thời cũng phải trải qua một quá trình thực hành và luyện tập chăm chỉ mới đạt được mục đích của việc học Kỹ năng nói có mối liên hệ chặt chẽ với các kỹ năng ngôn ngữ khác và là cơ sở cho việc phát triển kỹ năng giao tiếp trong việc học ngôn ngữ” Theo như Forseth thì
kỹ năng nói là hình thức giao tiếp bằng lời nói trực tiếp mà người nói dùng ngônngữ của mình thực hiện mục đích truyền đạt thông tin đến người khác Nói là mộttrong những kỹ năng mà sinh viên phải thành thạo trong quá trình học Tiếng Anh
Từ những định nghĩa trên, có thể suy ra rằng nói là sự thể hiện ý kiến, quanđiểm hay cảm xúc bằng việc sử dụng từ ngữ hay âm thanh từ bộ máy phát âm
1.1.2 Khái quát về phương pháp dạy và học nói
1.1.2.1 Về phương pháp dạy nói
Theo Rivers (1986) đề cập đến các yếu tố của dạy kỹ năng nói và cho rằng
có được sự hiểu biết rõ ràng về các quá trình liên quan đến lời nói là cần thiết.Trong việc dạy kỹ năng nói, chúng ta tham gia vào hai quá trình: tạo ta một công cụ
và giúp học sinh thực hành nó Việc dạy kỹ năng nói cũng liên quan đến hai mứchoạt động : từ vựng, mẫu cú pháp và hình thái học, các loại câu Ở bước này, họcsinh chỉ được yêu cầu vận dụng các thành tố của một ngoại ngữ nào đó, nhờ đó họcsinh có thể diễn đạt rất nhiều nghĩa khi buộc phải làm qua bài tập hoặc yêu cầu củagiáo viên Khi học sinh đạt được các điều kiện cần thiết trong việc kết hợp mộtcách máy móc, họ cần phải thực hành vận dụng trong rất nhiều hệ thống tương táctheo một trật tự, tự nhiên Rivers cũng chỉ rõ rằng nói để diễn đạt ý kiến cá nhânkhông phải là một quá trình diễn ra liên tục, cái này tạo ra cái kia thông qua diễnngôn, mà nó là một quá trình có trình tự nhất định Vì vậy cần nhiều thời gian đểphát triển kỹ năng này cho người học, đặc biệt là những người còn trẻ tuổi Trong
Trang 24việc dạy Tiếng Anh, nếu muốn hình thành hay phát triển kỹ năng này cho học sinh,sinh viên, giáo viên phải nhạn thức đầy đủ những kỹ năng cơ bản chính.
Nói chỉ đơn giản là hình thức mà ngôn ngữ được phát ra từ miệng ai đó vớimục đích truyền đạt thông tin Tuy nhiên, nói cũng có rất nhiều cách thức khácnhau, ví dụ như: Thuyết trình, hùng biện, đàm thoại hay kể chuyện, Do vậy, giáoviên khi dạy cho học sinh luyện kỹ năng nói Tiếng Anh cũng cần hướng dẫn chohọc sinh biết sẽ học nói theo cách nào Có như vậy học sinh, sinh viên mới chuẩn bị
và tập luyện thật bài bản bài nói của mình, cũng như việc lựa chọn từ cho mục đíchtruyền đạt thông tin Trong các cách thức này thì đàm thoại là quan trọng nhất vàđây cũng là nền tảng để thực hiện các cách thức còn lại Tuy vậy, các cách thứckhác cũng rất quan trọng và cũng rất đáng chú ý
Foreseth (2000) đưa ra một số nguyên tắc dạy nói như sau:
Với trình độ sơ cấp:
- Giới hạn các mục đích, yêu cầu để tránh gây sợ cho người học
- Đan xen các hoạt động nói với việc lĩnh hội tri thức
- Đưa ra các hoạt độnh liên quan tới các đoạn hội thoại và việc sử dụng chứcnăng của ngôn ngữ
- Không nhấn mạnh đến các lỗi sai
- Chỉ rõ cho học sinh mục tiêu của hoạt động
Với trình độ trung cấp và cao cấp:
- Tập trung vào các bài nói tự do
- Thiết kế các hoạt động để khuyến khích sự trao đổi, giao tiếp tự nhiên giữa
Trang 25- Sắp xếp học sinh theo cặp hoặc theo nhóm nhỏ.
- Đưa ra các chủ đề thú vị cho học sinh
- Ở trình độ cao cấp, đặc biệt với các bài nói tự do, chỉ cho phép sử dụngngôn ngữ đích (Tiếng Anh)
1.1.2.2 Về phương pháp học nói
UR (2000) cho rằng đối với người học, việc học từ mới và cấu trúc ngữ pháp
là chưa đủ, quan trọng là họ biết áp dụng vào văn cảnh cho thích hợp Người họcphải chủ động, sáng tạo trong quá trình giao tiếp bằng Tiếng Anh Do vậy cần mộtthời gian nhất định, để rèn luyện kỹ năng nói Tiếng Anh không chỉ đúng từ, đúngcấu trúc, đúng văn phong mà còn trôi chảy, lưu loát và thể hiện đúng ngữ điệu
Đối với các bài nói có chuẩn bị,khi được giao chủ đề nói người học cần đọc
kỹ về yêu cầu nội dung cần đề cập Sau đó cần vạch ra các ý cần thiết phải nêu vàsắp xếp chúng theo một chuỗi lôgic
Khi được giao chủ đề nói tự do người học cần có phản ứng nhanh nhạy, lúcnày ý tưởng và sự trôi chảy được đánh giá cao bên cạnh khả năng trình bày loogic
và lập luận thuyết phục cho các quan điểm hoặc ý tưởng mà họ đưa ra
Ellie Kuykendall (2011) gợi ý một số hình thức học và luyện kỹ năng nóihiệu quả: giao tiếp với người dân bản địa, nghe các tin trên truyền hình, luyện phát
âm, đạc biệt là các âm khác với tiếng mẹ đẻ, giao tiếp với người cùng học khác vàđiều quan trọng nhất là phải luyện nói mọi lúc mọi nơi có thể
1.1.3.Tầm quan trọng của kỹ năng nói
Theo Peny Ur (2000): “Trong tất cả bốn kỹ năng đọc, viết, nghe, nói thì kỹ năng nói là kỹ năng quan trọng nhất” Khi học ngoại ngữ, chúng ta cần học tất cả
các phương diện và kỹ năng Bốn kỹ năng cơ bản và quan trọng trong quá trình học
Trang 26ngoại ngữ mà cụ thể hơn là quá trình học tiếng Anh là nghe, nói, đọc, viết Cả bốn
kỹ năng đều quan trọng và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Tuy nhiên nói là kỹnăng quan trọng nhất để người học có thể giao tiếp Tiếng Anh một cách thông thạo
Byrne (1986) cho rằng: “Không còn nghi ngờ gì khi khẳng định khả năng nói một ngoại ngữ là kỹ năng được đánh giá cao nhất và chính xác nó là như vậy”.
Khi một người nói tốt được một ngoại ngữ, đồng nghĩa rằng người đó có thể hiểuđược nó và có thể học được cách để đọc ngôn ngữ đó trong trường hợp có liênquan, tương tự và tất nhiên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc học kỹ năng viết củangôn ngữ ấy
Với quan điểm như vậy, Forseth (2000) cho rằng: “Một trong những kỹ năng
cơ bản và quan trọng trong việc học ngôn ngữ là kỹ năng nói Đây là một kỹ năng chủ động, đòi hỏi người học phải có tính sáng tạo cao, đồng thời cũng phải trải qua một quá trình thực hành và luyện tập chăm chỉ mới đạt được mục đích của việc học Kỹ năng nói có mối liên hệ chặt chẽ với các kỹ năng ngôn ngữ khác và là
cơ sở cho việc phát triển kỹ năng giao tiếp trong việc học ngôn ngữ” Theo như
Forseth thì kỹ năng nói là một trong những kỹ năng cơ bản và quan trọng trongviệc học một ngôn ngữ nào đó Khi học kỹ năng này, người học không thụ độngtiếp nhận kiến thức mà phải tự tìm tòi, sáng tạo, đồng thời cũng phải thường xuyênluyện tập để có thể nói được tốt hơn Kỹ năng nói không tách rời các ngôn ngữkhác mà có sự kết hợp, có mối quan hệ chặt chẽ với kỹ năng cơ bản của ngôn ngữ.Nói là tiền đề, là cơ sở để chúng ta có thể phát triển khả năng giao tiếp của mình
1.1.4 Cách học nói hiệu quả
UR (2000) cho rằng đối với người học từ mới và cấu trúc ngữ pháp là chưa
đủ, quan trọng là họ biết áp dụng vào văn cảnh cho phù hợp Người học phải chủđộng, sáng tạo trong quá trình giao tiếp bằng Tiếng Anh
Trang 27Đối với các bài nói có chuẩn bị, khi được giao chủ để nói, người học cần đọc
kỹ về yêu cầu nội dung cần đề cập sau đó vạch ra các ý cần thiết phải nêu và sắpxếp theo một chuỗi logic
Khi được giao chủ đề nói tự do, người học cần phải có phản ứng nhanh nhạy,lúc này ý tưởng và sự trôi chảy được đánh giá cao bên cạnh khả năng trình bàylogic và lập luận thuyết phục cho các quan điểm và ý tưởng mà họ đưa ra
Ellie Kuykendall (2011) gợi ý một số hình thức học và luyện kỹ năng nóihiệu quả: giao tiếp với người bản địa, nghe các bản tin trên truyền hình, luyện phát
âm, đặc biệt là các âm khác với tiếng mẹ đẻ, giao tiếp với những người cùng họckhác và điều quan trọng nhất là phải luyện nói mọi lúc mọi nơi có thể
1.1.5 Đặc điểm của hoạt động nói
Hoạt động nói có nhiều đặc điểm, tuy nhiên Forseth (2000) cho rằng: Hoạtđộng nói có 4 đặc điểm cơ bản sau:
- Nói là kỹ năng chủ động trong 4 kỹ năng
- Nói có mối quan hệ chặt chẽ với các kỹ năng khác
- Nói là cơ sở của việc nâng cao hiệu quả của hoạt động giao tiếp
- Nói giúp rèn luyện tính tự tin khi giao tiếp cho người học
Ngoài các khẳng định trên, ông cũng cho rằng một khía cạnh quan trọng nhấtcủa nói là có sự tồn tại của giao tiếp và sự tương tác giữa người nói và người nghe,
nó sẽ tạo thêm sự hấp dẫn hơn, hay hiểu biết hơn về các yếu tố sau:
1.1.5.1 Đối tượng của chủ đề
Điều đó có nghĩa rằng: những từ ngữ mà người nói sử dụng phải rõ ràng đểcho người nghe có thể hiểu được người nói muốn nói gì, ở đây thì người nói phải
Trang 28chú ý đến tốc độ nói, cũng như độ lớn của giọng nói Tốc độ nói của bạn phải phùhợp với người nghe, nếu bạn nói quá nhanh cũng có thể gây khó khăn cho ngườinghe Độ lớn của giọng nói cũng có thể trở thành một rào cản nếu như giọng nóicủa bạn không đủ lớn để đến với người nghe được Hãy nói to, rõ ràng Mọi từ ngữphải đủ rõ ràng để có thể nghe được.
1.1.5.2 Sự đa dạng
Ở điều kiện này thì người nói phải cố gắng làm đa dạng cách nói của mìnhnhư là âm điệu (lên cao hay xuống thấp) nhấn mạnh, biến thể, độ lớn cũng nhưcách ngắt nghỉ Người nói nên có sự đa dạng trong cách nói, không nên nói mộtcách đều đều mà cần phải có những điểm nhấn nhất định
1.1.5.3 Người nghe và ngữ điệu
Cách bạn nói và ngữ điệu bạn sử dụng, có thể ảnh hưởng đến người nghe,đối tượng mà bạn đang giao tiếp Khi bạn nói chuyện với bạn bè của mình, thìthông thường bạn sẽ sử dụng ngữ điệu của một cuộc hội thoại không trang trọng.Còn nếu như bạn đang nói chuyện với nhóm người gồm 20 người, thì bạn sẽ có xuhướng nói trang trọng hơn, lên hoặc xuống âm điệu và độ lớn của giọng nói, đểđảm bảo rằng tất cả mọi người có thể nghe thấy bạn nói Khi bạn kể một câuchuyện tranh, hay khi bạn muốn nhấn mạnh vào một quan điểm, một vấn đề màbạn cần mạnh mẽ, cách bạn sẽ nói khác với cách bình thường mà bạn vẫn dùng
Tất cả các sinh viên học Tiếng Anh đều sẽ được học về các kỹ năng ngônngữ bao gồm nghe, nói, đọc, viết Tất cả 4 kỹ năng này đều có mối tương quan và
hỗ trợ rất lớn với nhau, một khía cạnh được các nhà nghiên cứu tìm hiểu đó là việcdạy môn nói Với tư cách là một kỹ năng của ngôn ngữ, nói là một quá trình phứctạp Đầu tiên có một số quan điểm chỉ ra rằng, việc nói và việc tạo ra sản phẩm nói
có mối liên hệ với nhau đối với mỗi người học Người học cũng cần phải tham gia
Trang 29tiếp” (Himes, 1972) Theo Pennyur (2000): “Trong tất cả các kỹ năng nghe, nói,đọc, viết thì kỹ năng nói dường như là kỹ năng quan trọng nhất” Nói là kỹ năngquan trọng nhất mà người học cần có để giao tiếp Tiếng Anh một cách thông thạo.Nói là rất cần thiết trong tất cả các hoạt động tương tác, đây là khả năng để hiểu vàthành thạo trong quá trình trao đổi thông tin.
1.2 Hoạt động ngoài giờ lên lớp
1.2.1 Khái niệm
Petxtalôzi (1801) cho rằng thông qua thực nghiệm giáo dục ông dựng ra
“trại mới” giúp trẻ vừa học văn hóa, vừa lao động (trồng cây thiên thảo sản xuất
thuốc nhuộm vải) ngoài lớp, ngoài trường học Hoạt động ngoài lớp không chỉ tạo
ra của cải vật chất mà là con đường để giáo dục toàn diện cho học sinh
C.Mác và F.Ăng ghen (1870) xác định mục đích giáo dục Xã hội chủ nghĩa
là “con người phát triển toàn diện” Muốn vậy phải theo “phương thức giáo dục kết hợp với lao động sản xuất” Đây chính là phương thức giáo dục hiện đại.
V.L.Lênin (1870-1939) người phát triển học thuyết giáo dục Xã hội chủnghĩa của C.Mác và F.Angghen đã vận dụng phương thức giáo dục này vào thựctiễn và coi là một trong những nguyên tắc của giáo dục Xã hội chủ nghĩa Trong bài
phát biểu “Nhiệm vụ của Đoàn thanh niên” (1920), Người nói “Chỉ có thể trở thành người cộng sản khi biết lao động và hoạt động xã hội cùng với công nhân và nông dân”.
Nguyễn Lê Đắc (1985) đã khẳng định quan điểm nhóm là chủ thể của hoạtđộng, tập thể cơ sở là chủ thể của quá trình giáo dục Tác giả làm rõ vai trò củahọat động ngoài giờ lên lớp trên địa bàn dân cư đối với sự phát triển tâm lí của họcsinh, từ đó khẳng định sự cần thiết phải có một cơ chế tổ chức, quản lí như thựcnghiệm đã chứng minh để thực hiện tốt lĩnh vực giáo dục này
Trang 30Phạm Hoàng Gia (1987) đã dùng phiếu mẫu điều tra, nêu 30 loại công việc,gồm 57 dạng hoạt động vui chơi - giải trí - hoạt động xã hội - hoạt động năng khiếu
cá nhân Các mẫu này nêu lên 6 tác dụng của việc mà các em đã làm Các hoạtđộng mà các em tham gia nhiều nhất là hoạt động ngoài giờ, tập trung nhiều vàocông việc dịch vụ gia đình, ít có thời gian tự học, giải trí và tham gia và các hoạtđộng khác Vấn đề đặt ra là nhà trường và xã hội dần từng bước tổ chức các hoạtđộng vui chơi, giải trí có tính kỹ thuật, nghệ thuật để các em phát triển năng khiếu,tài năng của mình và sâu xa hơn là qua các hoạt động đó mà tác động tới việc hìnhthành nhân cách của học sinh Tác giả cho rằng, nhân cách được hình thành qua cáchoạt động và giao tiếp, trong đó có sẵn các quan hệ xã hội như nó đang tồn tại vàcác quan hệ do nó tạo ra
Nguyễn Văn Thiềm (2000) cho rằng chất lượng giáo dục học sinh ở nhàtrường giảm sút một phần do việc giáo dục học sinh ngoài giờ lờn lớp bị buônglỏng Sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục bị coi nhẹ, cho nên phải hoà nhậphoạt động nhà trường với địa bàn dân cư
Phạm Lãng (1984) đã xác định nhiều hình thức hoạt động giáo dục ngoài giờlên lớp và nhấn mạnh; nếu tổ chức hoạt động này một cách khoa học sẽ khôngnhững không làm giảm đi mà còn nâng cao chất lượng học tập các môn học
Trong sự nghiệp đổi mới giáo dục, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớpđược chính thức đưa vào chương trình giáo dục phổ thông với yêu cầu thực hiệnbắt buộc thống nhất toàn quốc, có sự chỉ đạo từ Bộ Giáo dục - Đào tạo tới cáctrường Để triển khai chương trình và sách giáo viên về hoạt động giáo dục ngoàigiờ lên lớp ở phổ thông, một loạt tác giả, các nhà nghiên cứu đã đề cập tới nhiềulĩnh vực khác nhau của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Trang 31Nhìn chung các tác giả nước ngoài và trong nước đều đề cao vai trò và tácdụng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong quá trình giáo dục học sinh,xem hoạt động giáo dục ngoài giờ lờn lớp là một trong những hình thức tổ chứcgiáo dục quan trọng không thể thiếu trong quá trình dạy học và giáo dục học sinh.
Bên cạnh việc khẳng định vai trò cần thiết của hoạt động giáo dục ngoài giờlên lớp , những công trình nghiên cứu này chưa chỉ ra một cách cụ thể việc cần tổchức và quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ra sao làm thế nào để hoạtđộng này trong nhà trường trung học phổ thông thực sự là một hoạt động thườngxuyên kết quả tốt Các công trình nghiên cứu chưa chỉ ra cách thức cho nhà quản líkhi tổ chức hướng dẫn thực hiện các chuyên đề hoạt động lên lớp, chưa phân tíchcác biện pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả của hoạt động, chưa làm nổi bật vai tròthế mạnh của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong việc hình thành nhân cáchgóp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện các trường Trung học phổ thôngtrong giai đoạn hiện nay Các công trình nghiên cứu cũng chưa đi sâu nghiên cứucác biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho đối tượng học sinhTrung học phổ thông
Tổ chức có hiệu quả chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cótiềm năng to lớn trong việc giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh
Thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp , các dạng hoạt động và giaolưu được thiết lập góp phần giúp học sinh được tiếp cận, gia nhập đời sống xã hộimột cách tích cực và chủ động Học sinh thiết lập được các mối quan hệ với các đốitượng khác nhau trong xã hội, được tham gia vào các lĩnh vực hoạt động xã hội vớicác chức năng khác nhau, được trải nghiệm thực tế Qua đó học sinh không chỉphát huy được những năng lực của mình mà cũng có cơ hội vận dụng những điều
đó học vào thực tiễn cuộc sống ở những mức độ nhất định
Trang 321.2.2 Mục tiêu của hoạt động ngoài giờ lên lớp
Hoạt động ngoài giờ lên lớp gồm các mục tiêu sau: củng cố khắc sâu nhữngkiến thức của môn học, rèn luyện những kỹ năng cơ bản của người học, nâng caothái độ tự giác của các hoạt động tập thể và các hoạt động xã hội Phát triển sự hiểubiết của học sinh trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, từ đó làmphong phú thêm vốn tri thức của học sinh Hình thành và phát triển ở học sinh các
kỹ năng ban đầu, cơ bản cần thiết phù hợp với sự phát triển chung của trẻ (kĩ nănggiao tiếp, kĩ năng tham gia các hoạt động tập thể, kĩ năng nhận thức,…) Góp phầnhình thành và phát triển tính tích cực, tự giác cho học sinh trong việc tham gia vàocác hoạt động chính trị- xã hội Trên cơ sở đó, bồi dưỡng cho trẻ thái độ đúng đắnvới các hiện tượng tự nhiên và xã hội, thái độ có trách nhiệm đối với công việcchung
Tác giả Phạm Lãng (1984) cũng đã xác định nhiều hình thức hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp và nhấn mạnh: “nếu tổ chức hoạt động này một cách khoa học sẽ không những không làm giảm đi mà còn nâng cao chất lượng học tập các môn học”.
Tác giả Đinh Xuân Huy (2000) với công trình nghiên cứu “Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của người hiệu trưởng trong trường phổ thông Dân Tộc Nội Trú - Tỉnh Lai Châu” đã khẳng định vai trò quan trọng của
tổ chức các Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đối với việc nâng cao chất lượnggiáo dục của trường phổ thông Dân Tộc Nội Trú, xây dựng các biện pháp quản lýhoạt động này của người hiệu trưởng, trong đó có hoạt động ngoại khoá
Các tác giả Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt (1987) cũng nhấn mạnh vai trò vàtác dụng của hình thức họat động ngọai khoá, coi đây là một trong những hình thứcdạy học có khả năng tạo hứng thú cho sinh viên, giúp các em mở rộng, nâng cao,khắc sâu kiến thức được tốt hơn
Trang 331.2.3 Tầm quan trọng của các hoạt động ngoài giờ lên lớp
Theo tác giả Nguyễn Dục Quang và Ngô Ngọc Quế (1994), hoạt động giáodục ngoài giờ lên lớp có những vai trò thể hiện ở những điểm sau: Đây là dịp đểhọc sinh củng cố tri thức đã học ở trên lớp, biến tri thức thành niềm tin Thông quacác hình thức hoạt động cụ thể, học sinh có dịp để đối chiếu, để kiểm nghiệm trithức đã học, làm cho những tri thức đó trở thành của chính các em - Hoạt độnggiáo dục ngoài giờ lên lớp là sự tiếp nối hoạt động dạy học, do đó tạo nên sự hàihòa, cân đối của quá trình sư phạm tổng thể nhằm hiện thực hóa mục tiêu giáo dụccủa cấp học Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp vừa củng cố, vừa phát triển quan
hệ giao tiếp giữa các lớp trong trường và với cộng đồng xã hội Hoạt động giáo dụcngoài giờ lên lớp thu hút và phát huy được tiềm năng của các lực lượng giáo dụctrong và ngoài nhà trường để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh Hoạt động giáodục ngoài giờ lên lớp phát huy cao độ tính chủ thể, tính chủ động, tích cực của họcsinh Dưới sự cố vấn, giúp đỡ của giáo viên, học sinh cùng nhau tổ chức các hoạtđộng tập thể khác nhau trong đời sống hàng ngày ở nhà trường, ngoài xã hội Từ đógiúp hình thành những kinh nghiệm giao tiếp, ứng xử có văn hóa
Giáo dục là quá trình kết hợp vai trò chủ đạo của người giáo viên với sự tựgiác tích cực, tự rèn luyện của học sinh nhằm hình thành ý thức, tính cách và chủyếu là thói quen hành vi đạo đức với chuẩn mực xã hội quy định Nhân cách họcsinh được hình thành qua hai con đường cơ bản: con đường dạy học trên lớp và conđường hoạt động ngoài giờ lên lớp
Hoạt động ngoài giờ lên lớp là một hoạt động quan trọng, góp phần nâng caochất lượng giáo dục toàn diện, thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường Chính
từ những hoạt động như: lao động, hoạt động tập thể, hoạt động xã hội đã góp phầnrất lớn trong việc hình thành nhân cách của học sinh Giúp các em biết tự giáo dục,
tự rèn luyện, tự hoàn thiện bản thân mình Có thể nói việc tổ chức hoạt động ngoài
Trang 34có mục đích, có kế hoạch có nội dung và phương pháp nhất định, gắn giáo dục vớicộng đồng, tạo sự thân thiện trong mọi tình huống Biến các nhu cầu khách quancủa xã hội thành nhu cầu của bản thân học sinh.
Vì thế, hoạt động ngoài giờ lên lớp có liên quan đến việc mở rộng kiến thức,
tư tưởng, tình cảm, năng lực nâng cao thể lực, thể chất và tinh thần của học sinh
Do vậy, cần thiết phải kết hợp việc học tập trên lớp với việc rèn luyện kỹ năng thựchành, giúp học sinh hiểu sâu sắc và nắm bản chất của sự việc, hiện tượng, tạo niềmtin và óc sáng tạo cho học sinh, giải quyết mối quan hệ giữa học và chơi - chơi vàhọc nhằm đáp ứng nhu cầu của người học Hoạt động ngoài giờ lên lớp bao gồmhoạt động ngoại khóa, hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, tham gia du lịch, giaolưu văn hóa, hoạt động bảo vệ môi trường, lao động công ích và các hoạt động xãhội khác
Trang 35CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG VỀ KỸ NĂNG NÓI TIẾNG ANH
VÀ NĂNG LỰC GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH TIẾNG ANH - KHOA NGOẠI NGỮ -
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
2.1 Đánh giá chung về việc học kỹ năng nói tiếng Anh của sinh viên năm thứ
ba ngành Sư phạm Tiếng Anh - Khoa ngoại ngữ - Trường Đại học Hùng Vương
Lớp K11 - Đại học Sư phạm Tiếng Anh có 46 sinh viên, chủ yếu là đến từcác tỉnh khác nhau của phía Bắc như là: Phú Thọ, Hà Giang… Đây là khóa sinhviên thứ 5 của trường được đào tạo theo hệ tín chỉ, hiện tại đang học học kỳ thứ 2của năm thứ ba, đã được học bốn kỹ năng cơ bản của Tiếng Anh: nghe, nói, đọc,viết Việc giúp sinh viên nắm chắc và biết cách học bốn kỹ năng nghe, nói, đọc,viết hiệu quả là một trong những nhiệm vụ rất cần thiết trong việc đào tạo sinh viênngoại ngữ, đặc biệt là sinh viên tiếng Anh Nắm vững bốn kỹ năng thực hành TiếngAnh là nền tảng vững chắc giúp sinh viên học các môn chuyên ngành khác như ngữ
âm, từ vựng, ngữ pháp, dịch tốt hơn Mỗi tuần sinh viên lớp K11 - Đại học Sưphạm Tiếng Anh được học ba tiết kỹ năng nói Nhìn chung các sinh viên đều tươngđồng về độ tuổi, về kiến thức cơ bản cả trong Tiếng Anh và tiếng mẹ đẻ và đều cóthái độ học tập tích cực, có hướng phấn đấu tốt, tuy nhiên kết quả học tập vẫn chưacao
Qua trao đổi với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên dạy bộ môn và một số sinhviên K11 - Đại học Sư phạm Tiếng Anh cùng với qua các giờ học, nhóm nghiêncứu chúng tôi nhận thấy khả năng nói của nhiều sinh viên K11- Đại học Sư phạmTiếng Anh còn chưa đạt yêu cầu Nguyên nhân có thể là do hầu hết các sinh viên
Trang 36chưa thực sự dành nhiều thời gian cho môn học này Nhiều sinh viên chưa chịu khóluyện nói ở nhà Đa số sinh viên trong lớp xuất thân từ gia đình lao động, nhiềusinh viên có hoàn cảnh khó khăn nên vẫn còn thiếu phương tiện học tập, điều kiệnhọc tập vẫn chưa tốt.
2.2 Thực trạng về kỹ năng nói Tiếng Anh và năng lực giao tiếp của sinh viên chuyên ngành Tiếng Anh - Khoa Ngoại ngữ - Đại học Hùng Vương
2.2.1 Đánh giá về kỹ năng nói
Khi được hỏi về kỹ năng nói Tiếng Anh có 47.82% sinh viên cho rằng kỹnăng này khó, trong khi đó có 26.08% sinh viên nghĩ rằng việc học kỹ năng nói làhơi khó, 19.58% sinh viên cho rằng việc học kỹ năng nói là rất khó và chỉ có 6.52%sinh viên cho rằng học nói là dễ Điều này cho thấy rằng đây là một kỹ năng khótrong việc học Tiếng Anh
2.2.2 Mục đích học nói
Có khoảng 34.78% sinh viên chọn học nói để rèn luyện kỹ năng nói, 39.14%sinh viên học nói để dễ tìm việc làm, 20.41% sinh viên học nói để có thể tự tin giaotiếp tốt với người nước ngoài và chỉ có 6.52% sinh viên học nói để đạt điểm cao.Điều này chứng tỏ có ý thức học tập nghiêm túc, chuẩn bị bài trứơc khi lên lớp.Tuy nhiên, các em chưa có ý thức cao để rèn luyện kỹ năng nói ở nhà và chưanhằm mục đích giao tiếp là chính
2.2.3 Thái độ học nói
Nói là một kỹ năng khá quan trọng trong việc học tiếng Anh, vì vậy có tới80.43% sinh viên cho rằng họ thích học kỹ năng nói, 13.01% sinh viên rất thíchhọc, trong khi đó có 4.34% sinh viên có thái độ bình thường với kỹ năng nói và chỉ
có 2.22% sinh viên thừa nhận rằng họ không thích kỹ năng nói Điều này chứng