- Cầu phong: là 1 thành phần của hệ kết cấu mái dốc - Truyền tải từ li bản vẽ cũng có thể vẽ và có thể tham chiếu đến 1 hoặc nhiều vùng của không gian model... + Chi tiết mái: Dim định v
Trang 1SỔ TAY HOẠ VIÊN KIẾN TRÚC
(Cẩm nang dành cho hoạ viên kiến trúc)
MỤC LỤC:
1- CÁC KHÁI NIỆM VÀ CÁC VẤN ĐỀ HVKT CẦN BIẾT
2- CẤU TẠO KIẾN TRÚC – NGUYÊN LÝ TRIỂN KHAI
3- Ý NGHĨA CÁC MẶT BẰNG KIẾN TRÚC – ĐỌC BẢN VẼ
4- DỮ LIỆU ĐẦU VÀO
5- BÍ QUYẾT TRIỂN KHAI TỰ ĐỘNG UPDATE
6- BỐ CỤC BẢN VẼ
7- GHI CHÚ TRONG BẢN VẼ
8- TRIỂN KHAI CẦU THANG
9- TRIỂN KHAI THANG MÁY
10- TRIỂN KHAI PHÒNG WC
11- TRIỂN KHAI MẶT TIỀN (BAN CÔNG)
12- TRIỂN KHAI CỬA
13- TRIỂN KHAI CỔNG
14- TRIỂN KHAI VÁCH TRANG TRÍ
15- TRIỂN KHAI MÁI BIỆT THỰ
16- THIẾT KẾ ỐP LÁT GẠCH
17- THIẾT KẾT TRẦN TRANG TRÍ
18- THIẾT KẾ TỦ BẾP
Trang 21- CÁC KHÁI NIỆM VÀ CÁC VẤN ĐỀ HVKT CẦN BIẾT
1.1- Chuyên ngành
hoàn thiện phần kiến trúc hay nói cách khác là cao độ hoàn thiện sau khi ốp lát
thông thường thấp hơn cote kiến trúc 50mm
các cấu kiện: móng, cột, dầm, tường và các thành phần khác
khoảng cách là ta chỉ dim 1 phương
tường, nền, trần, gỗ, sắt Ví dụ: sơn nước, sơn dầu, sơn PU, gạch,
đá, gỗ ốp lát,…
dầm)
console)
(có thể hiểu là dầm biên phụ)
thời khi đi cầu thang
gặp sàn
Trang 3- Sê nô: máng thu dẫn nước về ống thoát nước (sàn lật BTCT)
BTCT Ví dụ: Móng, Cột, Dầm, Sàn, Thang,
vẽ Mỗi đối tượng tương ứng với 1 Layer
- Ban công: là phần sàn (có thể đi ra) nhô ra khỏi hệ kết cấu (dầm) chính Do đó phía trên ban công sẽ không có sàn chính Thường có
từ 2 đến 3 mặt lộ thiên
- Lô gia: là phần sàn (có thể đi ra) không nhô ra khỏi hệ kết cấu (dầm) chính Do đó phía trên lô gia sẽ có sàn chính Thường có 1 mặt lộ thiên
Lấy độ lệch giữa điểm đầu và điểm cuối chia cho khoảng cách 2 điểm (đầu cuối) ta có độ dốc i (đơn vị là %)
- Vì kèo: là hệ khung (BTCT, BTCT + tường hồi, thép) của mái dốc gồm: dầm ngang nối nhịp cột, dầm xiên theo mái, cột cấy (có/không)
- Tường hồi:
+ Thay thế cho vì kèo biên: Chức năng tương tự như vì kèo nhưng có thêm chức năng là bao che mặt ngoài
+ Thay thế cho vì kèo khi dùng hệ mái 3 lớp: xà gồ, cầu phông, li tô
- Xà gồ: là 1 thành phần của hệ kết cấu mái dốc - Truyền tải từ cầu phông xuống tường hồi
- Cầu phong: là 1 thành phần của hệ kết cấu mái dốc - Truyền tải từ li
bản vẽ (cũng có thể vẽ) và có thể tham chiếu đến 1 hoặc nhiều vùng của không gian model
Trang 4- Gióng đối tượng: định vị đối tượng từ một đối tượng khác Khi vẽ mặt
cắt chúng ta buộc phải dùng thủ thuật này để lấy vị trí đối tượng từ mặt bằng và cao độ đối tượng từ mặt đứng
vẽ mặt cắt)
tương ứng Mỗi layer có các thuộc tính như: màu sắc, nét in, kiểu nét,…Ví dụ đối tượng là tường thì Layer là: tuong/wall/net tuong
trình như: trục cột, cao độ, hướng dốc,…
- Bố cục bản vẽ: là sắp bản vẽ vào khung sao cho hợp lý và thuận tiện cho người đọc
- Fit: làm cho vừa khít Khi nói scale khung fit hình, nghĩa là scale khung sao cho vừa khít hình (để giảm thiểu khoảng trống giấy)
<<<<<<>>>>>>
2- CẤU TẠO KIẾN TRÚC – NGUYÊN LÝ TRIỂN KHAI
2.1- Cấu tạo kiến trúc
- Nguyên lý truyền tải của hệ kết cấu BTCT: Tường/Sàn/Mái -> Dầm -> Cột -> Móng -> Cọc (móng cọc) -> Đất cứng chịu tải
- Trên có tường thì dưới phải có dầm hoặc sàn
- Công thức tính chiều cao Dầm sơ bộ
+ H (dầm phụ) = L (dầm phụ) /15 (áp dụng cho đà kiềng, dầm mái bằng, dầm tường)
+ H (dầm chính) = L (dầm chính) /12 (dầm chính là dầm băng qua đầu cột)
- Xem 21 bộ phận cấu tạo chính của công trình - Chương 3, giáo trình HVKT (https://truongthehiep.wordpress.com/2015/10/23/giao-trinh-hoa-vien-kien-truc-2015)
> Các cấu kiện rời hệ khung như: mái, trần, khung treo, ốp mặt tiền,… đều quy (truyền tải) về hệ kết cấu BTCT của công trình Hiểu được điều này bạn sẽ không mơ hồ khi triển khai
Trang 52.2- Nguyên lý triển khai
liệu hoàn thiện
1- HÌNH DÁNG – Phóng tỉ lệ hình bằng cách scale nhỏ khung (không scale lớn hình)
- Tùy vào chi tiết mà chúng ta phóng ở tỉ lệ: 1/50 - 1/25 - 1/20 – 1/10 (xem chuyên đề 14)
- TL 1/50 - Áp dụng khi triển khai mặt bằng nền hoàn thiện (lát gạch), mặt bằng trần đèn hoặc mặt bằng kích thước
- TL 1/25 – 1/20 - Áp dụng khi triển khai chi tiết cấu kiện: cầu thang, phòng wc, ban công, mái, cổng,… Ở tỉ lệ này chúng ta phải thể hiện lớp vữa (lớp hoàn thiện)
- TL 1/10: Áp dụng khi triển khai chi tiết liên kết, chi tiết điển hình 2- KÍCH THƯỚC
- Quy tắc dim các thành phần kiến trúc:
+ Tường: Dim quy về lưới trục
+ Chi tiết Cửa: Dim kích thước cả khung và kích thước lọt lòng
+ Chi tiết Bậc cấp: Dim chiều rộng, chiều ngang, chiều cao bậc Dim định vị
+ Chi tiết Ramp dốc: Dim chiều ngang, chiều dài, chiều cao Dim định vị + Chi tiết Cổng tường rào: Dim chiều ngang, chiều cao, độ dày Dim định vị
+ Chi tiết cầu thang: Dim chiều rộng, chiều ngang, chiều cao bậc, chiều cao tầng Dim định vị
+ Chi tiết phòng WC: Dim định vị thiết bị wc (so với tường), dim chiều cao trần, định vị cửa sổ
+ Chi tiết ban công, lô gia: Dim chiều ngang/dọc, chiều cao tường lửng, lan can tay vịn
+ Chi tiết lan can tay vịn: Dim định vị thanh đứng, quy cách thanh xiên, panel kính, module hoa văn,
+ Chi tiết thang máy: Dim lổ cửa trước và sau khi gắn cửa, chiều cao tầng, chiều cao hành trình, chiều cao phòng kỹ thuật
Trang 6+ Chi tiết mái: Dim định vị cột cấy, hệ dầm xiên, chiều cao đỉnh mái, chân mái, độ vươn xa (so với tường)
+ Chi tiết khung giàn: Dim quy cách bố trí
3- CAO ĐỘ - Đánh cote - VỊ TRÍ - Trục định vị
- Đặt kí hiệu cao độ và đặt kí hiệu trục
4- CẤU TẠO
- Dùng mặt cắt để thể hiện rõ các thành phần của cấu kiện
> Tường: Gạch + vữa Hoàn thiện sơn nước, gạch, đá, gỗ ốp lát
- Tường lửng: Được xây từ cấu kiện BTCT (dầm, sàn) với chiều cao tùy theo ý thiết kế
- Tường xây cao từ cấu kiện BTCT tầng dưới lên cấu kiện BTCT tầng trên
> Cửa: Khung cửa, khung cánh, panel (kính, gỗ, sắt tole)
- Cửa nhựa lõi thép + kính; Cửa nhôm kính; Cửa gỗ kính, Cửa gỗ: Khi triển khai chỉ cần cung cấp kích thước tổng, hình dáng, hoặc mã số theo catalogue
- Cửa sắt hộp: Khi triển khai phải vẽ đúng chủng loại sắt Ví dụ: sắt hộp 13x26, 20x40, 30x60, 40x80,…
Trang 7> Lan can tay vịn:
- Thanh đứng cách khoảng 1000~1200
- Thanh ngang (thanh xiên) cách khoảng <=140 (khoảng lọt đầu trẻ)
Để đảm bảo an toàn nên làm lan can dạng thanh dọc (thanh đứng)
- Chiều cao tay vịn tăng theo chiều cao tầng Ví dụ: Lầu 1: 1m, lầu 2:
1,05m, lầu 3: 1,1m, lầu 4: 1,2m, lầu 5: 1,25m, lầu 6: 1,3m, lầu 7: 1,35m, lầu 8: 1,4m
> Khung giàn:
- Louver: Hệ khung giàn theo phương ngang, liên kết với hệ dầm biên của công trình Chức năng chính là chắn nắng (giảm bớt nắng) chiếu vào công trình Có thể tạo hiệu ứng bóng nắng để trang trí
- Pergola: Hệ khung giàn cột và dầm vật liệu BTCT, sắt, gỗ Bố trí đều theo phương ngang hoặc tạo dáng theo thiết kế Chức năng chính là chắn nắng cho lối đi bộ Có thể tạo hiệu ứng bóng nắng để trang trí
Trang 8> Mái ngói
+ Cột chính: Đi từ tầng dưới lên tới chân sàn mái
+ Cột cấy BTCT: Theo hệ vì kèo BTCT; Cột cấy tại điểm giao đỉnh mái thấp và mái cao (mái biệt thự)
+ Hệ dầm vì kèo: Chạy dọc theo mái dốc từ đầu cột đến đỉnh mái + Dầm xiên BTCT chạy dọc đường thu thủy từ chân mái đến đỉnh mái thấp (trường hợp mái thấp giao mái cao)
+ Dầm xiên chạy dọc đường phân thủy (không phải đường đỉnh mái) + Hệ dầm ngang nối nhịp cột; Dầm ngang nối bước cột; Dầm ngang nối đỉnh vì kèo
+ Sàn mái dốc: Chân sàn mái liên kết với dầm nối bước cột đỉnh sàn mái liên kết với dầm ngang nối đỉnh mái
+ Li tô: sắt hộp 25x25/30x30, cách khoảng theo quy cách ngói lợp
- Sê nô âm: chính là sàn lật BTCT chạy dọc chân mái (dọc dầm ngang nối bước cột)
- Kết cấu mái hệ khung thép nhẹ 3 lớp:
+ Cột chính: Đi từ tầng dưới lên tới chân mái
+ 2 thanh dầm thép nhẹ xiên chạy dọc đường thu thủy từ chân mái đến đỉnh mái thấp (trường hợp mái thấp giao mái cao) Khoảng hở (100) giữa 2 thanh dầm này là máng thu dẫn nước về sê nô
+ Dầm thép nhẹ xiên chạy dọc đường phân thủy (không phải đường đỉnh mái)
+ Hệ vì kèo thép nhẹ khoảng cách 1,2~2m
+ Xà gồ thép nhẹ khoảng cách tối ưu 0,9m
+ Cầu phong thép nhẹ khoảng cách 1,2~1,4m
+ Li tô thép nhẹ khoảng cách theo ngói
- Kết cấu mái hệ khung thép nhẹ 2 lớp:
+ Tương tự mái hệ khung 3 lớp Nhưng không có lớp cầu phong và lớp
xà gồ khoảng cách theo quy cách ngói lợp
Trang 9- Tường hồi: là mảng tường gạch xây chịu lực thay cho vì kèo Phía trên tường hồi (dọc theo mái) là dầm giằng 200x100 (thép 2ø10) Phía dưới tường hồi là dầm ngang nối nhịp cột
> Hình cắt của các đối tượng:
- Đối tượng đơn lập gồm các thành phần như: cột, dầm, sàn, tường
- Đối tượng tổ hợp: bậc cấp, ram dốc, cửa đi, cửa sổ, cầu thang, ban công, mái lấy sáng, mái đón, cổng tường rào,…
- Download file tại Blog: truongthehiep.wordpress.com
> Các liên kết thường gặp trong công trình:
- Lan can sắt hộp, lan can inox (thanh đứng của lan can kính) liên kết vào Bậc cầu thang – Liên kết hàn vào sắt neo / tắc kê sắt
- Lan can sắt hộp, lan can inox (thanh đứng của lan can kính) liên kết vào Tường hoặc dầm môi Ban công, Logia - Liên kết hàn vào sắt neo / tắc kê sắt
- Đá granite liên kết vào Khung sắt (lavabo, bếp, bar) – Liên kết ngàm rảnh / keo chuyên dụng
- Sắt hộp (khung bảo vệ đèn) liên kết vào đầu cột cổng tường rào – Liên kết vít tắc kê / hàn vào sắt neo
- Sắt V liên kết vào góc Tường tầng hầm – Liên kết hàn vào bát sắt, gắn vào tường
- Sắt V liên kết vào BTCT (miệng mương thoát nước ramp dốc) – Liên kết hàn vào sắt neo
- Khung Louver (nhôm) liên kết vào Dầm – Liên kết tắc kê sắt
- Khung Canopy (thép) liên kết vào Dầm, cột - Liên kết tắc kê sắt/ bu long neo
- Đá granite liên kết vào Tường (mặt tiền) – Liên kết ngàm rãnh/ vữa
hồ dầu
- Kính cường lực (mặt tiền) liên kết vào Dầm, cột - Liên kết tắc kê sắt
- Gỗ liên kết vào Tường (vách gỗ) – Liên kết ngàm/ vít/ vít tắc kê
- Gỗ liên kết vào Bậc thang (cầu thang gỗ) – Liên kết vít tắc kê/ vít
- Gạch, đá ốp lát - Liên kết vữa hồ dầu
- Kính liên kết vào tường, BTCT – Liên kết bát kẹp inox chuyên dụng
Trang 10- Kính liên kết vào khung sắt (mái kính) – Liên kết silicon/ bát sắt gài
- Tole liên kết vào xà gồ - Liên kết đinh mũ/ vít
- Ngói liên kết vào li tô – Liên kết ngàm/ vữa hồ
- Alu ốp mặt tiền - Liên kết tắc kê nở_silicon/ vít tắc kê
- Thạch cao (trần) - Liên kết vít vào hệ khung treo_liên kết tắc kê sắt vào sàn BTCT hoặc hệ khung mái
- Poly (mái lấy sáng) liên kết vào khung sắt - Liên kết tắc kê nở/ vít tắc kê/ silicon
5- VẬT LIỆU HOÀN THIỆN – Ghi chú
- Giấy dán tường
- Melamine (giấy tổng hợp vân gỗ)
<<<<<<>>>>>>
3- Ý NGHĨA CÁC MẶT BẰNG KIẾN TRÚC - ĐỌC BẢN VẼ
3.1- Ý nghĩa của các mặt bằng kiến trúc:
- Mặt bằng vật dụng: Cung cấp thông tin vị trí, số lượng các vật dụng,
dụng nếu có triển khai
- Mặt bằng chi tiết: Cung cấp thông tin kích thước tường xây, lổ cửa,
cote nền hoàn thiện, điểm mặt chi tiết cần triển khai (*), đường cắt + hướng nhìn, ghi chú khác
(*) Chi tiết cần triển khai chính là những chi tiết mà ở bản vẽ tỉ lệ 1/100 chưa rõ để thi công
- Mặt bằng định vị cửa: Cung cấp thông tin kiểu cửa (mở/trượt), đánh
kí hiệu cửa, kích thước cửa (rộng x cao)
- Mặt bằng nền hoàn thiện: Cung cấp thông tin chủng loại, kích thước vật liệu ốp lát hoàn thiện, diện tích ốp lát, quy cách ốp lát
Trang 11- Mặt bằng trần đèn: Cung cấp thông tin kích thước, cao độ từng mảng trần, vị trí đèn (dim định vị đèn so với trần)
- Khi bạn đã hiểu rõ những điều này thì khi triển khai sẽ không bị thiếu thông tin
- Đọc danh mục bản vẽ và thuyết minh để nắm tổng thể hồ sơ
- Đọc: từ ngoài vào trong - chữ trước, hình sau – thông tin kỹ thuật trước, thông tin thể hiện sau - nét đậm trước, nét lợt sau - từ trái qua phải, từ trên xuống dưới Đọc các chi tiết liên quan
<<<<<<>>>>>>
4- DỮ LIỆU ĐẦU VÀO (để triển khai)
- Mặt bằng các tầng - Mặt đứng – Mặt cắt sơ bộ (nếu có)
- Hình phối cảnh (hoặc file sketchup) để mô tả khối kiến trúc mặt tiền
- Kích thước, chủng loại cửa cho từng vị trí
- Kiểu thang (dạng bảng hay BTCT zigzag), vật liệu hoàn thiện bậc thang, kiểu và vật liệu lan can
- Style (chủng loại, quy cách) ốp lát gạch nền và tường phòng WC (hình mẫu), cao độ trần phòng WC
- Kiểu và vật liệu lan can ban công Hình thức bông sắt, khung bảo vệ
Ví dụ: Sắt hộp, sắt la uốn hoa văn, kính cường lực,…
- Kiểu trần trang trí (hình mẫu), kiểu đèn
- Chủng loại gạch nền hoàn thiện và kiểu lát gạch cho từng phòng
- Hình thức vách trang trí: song gỗ, kệ, hốc tường âm, giấy dán
tường,…
- Kiểu mái (hệ 2 lớp, 3 lớp hay BTCT), độ dốc mái, vị trí thoát nước
- Kiểu mái lấy sáng: 1,2,4 mái (trượt, hay cố định)
- Những thông tin mà file thiết kế sơ bộ chưa thể hiện hết
- Thông tin kỹ thuật tham khảo:
+ Phòng ngủ đều lắp máy lạnh và MCB đặt tại tủ điện (ngoài phòng) + Lắp camera cổng, đầu ghi đặt tại phòng master
+ Cửa cổng có door phone
Trang 12+ Công tắc đầu giường cho phòng ngủ master
+ Đèn hắt trần cho khu vực công cộng ánh sáng trắng, phòng ngủ đèn hắt ánh sáng vàng Dùng đèn Led dây
+ Lắp vòi nước cho ban công
+ Máy nước nóng NLMT có hỗ trợ điện
+ Cấp nước dùng ống PPR
+ Có gắn bộ lọc cho bồn nước mái
+ Dàn nóng máy lạnh đặt trên sân thượng/mái
+ Điện thoại chỉ dùng 1 vị trí cho phòng khách (loại mẹ bồng con) + Phòng ăn có ti vi và quạt trần
+ Ổ cắm khu bếp cao 1,2m
+ Wifi đặt tại hành lang lầu 1, có công tắc để restart cao 1,4m
+ Lắp hệ thống âm thanh đa vùng
+ Đèn cảm ứng cho khu hành lang dài hoặc zigzag
<<<<<<>>>>>>
5- BÍ QUYẾT TRIỂN KHAI TỰ ĐỘNG CẬP NHẬT
> Bí quyết để các bản vẽ tự động cập nhật chính là dùng BLOCK cho các MB, MĐ, MC tổng thể Các chi tiết nhỏ sẽ được XC (lệnh xén block) từ các Block này Do đó khi chỉnh sửa chúng ta sẽ chỉnh sửa
dữ liệu trong Block thì các thành phần được XC từ Block cũng sẽ được update theo
> Chúng ta có 2 dạng Block sau:
- Block nội trú được tạo bằng lệnh B Chúng ta dùng Block này khi công trình có quy mô nhỏ 1 người làm
- Block ngoại trú (xref) Chúng ta Attach từ file A vào file B
File B là file đang làm việc Còn gọi là file chính
File A là file gọi vào để làm việc Còn gọi là file gốc
+ Hỏi: Không dùng block xref mà chỉ dùng block nội trú bình thường thì
có vấn đề gì không?
+ Đáp: Như đã nói ở trên, nếu dùng block nội trú thì không thể nào làm việc nhóm được Do đó không phát huy được nguồn nhân lực
Trang 13- Bên cạnh đó bạn phải hiểu được các thành phần có trong từng bản
vẽ để tách được bản vẽ thành 2 phần: phần chung (thuộc file gốc) và phần riêng (thuộc file chính, nằm ở từng bản vẽ cụ thể) Ví dụ:
trục, cột, kí hiệu trục, dim trục, dim tổng
+ Phần chung giữa bản vẽ kiến trúc và bản vẽ bố trí thiết bị điện là: mặt bằng bố trí vật dụng
- Kí hiệu cửa và kích thước cửa chỉ có tại mặt bằng định vị cửa
- Đối với công trình có quy mô lớn hoặc các dự án quy hoạch thì việc làm file gốc chuẩn để triển khai = Xref là rất cần thiết
- Tham khảo Block ngoại trú (block Xref) và các vấn đề liên quan trong
Sổ tay CAD nâng cao+ (Blog: truongthehiep.wordpress.com)
<<<<<<>>>>>>
6- BỐ CỤC BẢN VẼ
- Bố cục bản vẽ hay còn gọi là sắp xếp bản vẽ vào khung sao cho hợp
lý, đúng quy cách và dễ đọc Có thể nói khi nhìn vào cách bố cục bản
vẽ chúng ta có thể biết được kinh nghiệm làm việc của một HVKT
- Một vấn đề quan trọng mà chúng ta phải làm trước khi triển khai đó là CHỌN KHUNG Khi bố cục bản vẽ bên Model mà chúng ta không chọn khung trước thì sẽ rất mất thời gian ở khâu bố cục bản vẽ sau này
> Một số quy tắc khi bố cục bản vẽ: khung A3 (nhà dân dụng)
- Mặt bằng: Nếu nhà có chiều ngang <=8m và chiều dài <30m thì ta có thể sắp 02 mặt bằng vào 01 khung Ngoài ra thì ta chỉ có thể sắp 01 mặt bằng vào 01 khung
- Mặt đứng: Nếu nhà cao <=22m thì ta sắp vào khung ngang, nếu nhà cao >22m ta quay khung thành khung đứng (fit hình)
Trang 14- Mặt cắt: Nếu nhà cao <=22m hoặc nhà dài <=30m thì ta sắp vào khung tỉ lệ 1/100 Ngoài ra thì ta scale khung sao cho fit hình
(Fit hình: Scale khung sao cho vừa với hình Tuy nhiên vẫn phải chừa khoảng trống giấy để chứa Text và phải kiểm soát được tỉ lệ cũng như tạo thước dim tương ứng với khung đã scale - xem trang 18)
- Chi tiết:
+ Sắp theo cấu kiện (không sắp các cấu kiện khác nhau vào cùng một bản vẽ)
+ Sắp từ trên xuống dưới hoặc từ trái qua phải
+ Sắp hình trước, text sau và không được có nhiều khoảng trống giấy (hình chiếm từ 70~80% giấy)
+ Các chi tiết liên quan nên nằm cùng bản vẽ hoặc nếu sắp vào bản vẽ khác thì phải có kí hiệu chỉ dẫn đọc Không nên trích dẫn lồng chi tiết của chi tiết sang bản vẽ khác sẽ gây khó khăn cho người đọc
+ Các bản vẽ phải đồng bộ (kích thước chữ, font chữ, chiều cao dim, chiều cao text, kí hiệu)
+ Hình có thể xoay nhưng chữ không được xoay (xử lý Text bị xoay bằng lệnh Torient nhập 0)
> Có 2 trường phái bố cục bản vẽ: TP scale khung và TP scale hình
- Dùng bộ thước scale khung thay đổi giá trị tại thẻ “Fit” ô:
Use overall scale of = 50 (tỉ lệ 1/50)
Use overall scale of = 20 (tỉ lệ 1/20)
Trang 15
- Ưu điểm: Do không scale hình nên sẽ không làm ảnh hưởng tới tỉ lệ
vẽ (1:1) mà chỉ scale khung tương đối “Fit” với hình (Fit: làm đầy giấy) Ví dụ:
+ Nếu hình vẽ ở tỉ lệ 1:1 – khung ở tỉ lệ 1:100 thì khi ta scale khung 0.5 thì hình sẽ có tỉ lệ là 1:50
+ Nếu hình vẽ ở tỉ lệ 1:1 – khung ở tỉ lệ 1:100 thì khi ta scale khung 0.2 thì hình sẽ có tỉ lệ là 1:20
- Nhược điểm:
+ Trong file sẽ có nhiều khung to nhỏ khác nhau sẽ hơi khó nhìn + Bạn phải kiểm soát Text, Kí hiệu Nghĩa là bạn phải scale Text, Kí hiệu tương ứng theo khung Ví dụ: khung tỉ lệ 1:100 thì text (nhỏ nhất) = 2mm thì khung tỉ lệ 1:50 text (nhỏ nhất) bạn phải scale 0.5 (2mm x 0.5 = 1mm)
+ Với cách làm scale khung, ta chỉ áp dụng cho bản vẽ có 1 tỉ lệ
- Dùng bộ thước scale hình thay đổi giá trị tại thẻ “Primary Units” ô:
Scale factor = 0.5 (tỉ lệ 1/50)
Scale factor = 0.2 (tỉ lệ 1/20)
Trang 16- Ưu điểm:
+ Do scale hình nên chúng ta có thể sắp các hình có tỉ lệ khác nhau vào 1 khung
+ Vì Text và Kí hiệu theo khung nên sẽ không thay đổi
+ Chỉ có 1 khung nên file dễ nhìn hơn
- Tỉ lệ bản vẽ tiêu chuẩn: 1/10, 1/20, 1/50, 1/100 (như mệnh giá tiền)
- Trường hợp dùng cách scale hình là các công trình lớn buộc phải thể hiện tỉ lệ bản vẽ theo tiêu chuẩn
- Ngoài 2 cách bố cục bản vẽ bên Model, chúng ta còn 1 giải pháp bố cục bản vẽ tối ưu hơn Đó là dùng layout (chuyên đề 6)
<<<<<<>>>>>>
7- GHI CHÚ TRONG BẢN VẼ
- Nên dùng đồng bộ chữ hoa, font Arial và chiều cao chữ theo quy định chung Ví dụ: text nhỏ nhất trong bản vẽ khi in ra phải = 2mm
- Text không được nằm đè lên đối tượng khác, không được quay Text
- Đường ghi chú (leader) đồng bộ xiên 45 độ hoặc vuông góc 90 độ, arrow mũi tên hoặc chấm tròn, chữ nằm trên hoặc ngang leader
- Một lỗi mà đa số các bạn HVKT đều mắc phải đó là lỗi thiếu chữ trong bản vẽ Có 2 nguyên nhân:
+ Bạn không biết phải ghi chú như thế nào vì không am hiểu vật liệu hoàn thiện (VLHT) cũng như liên kết cấu tạo Hai vấn đề này buộc chúng ta phải học từ Họa viên cấp trên/ KTS/ KS/ Quản lý kỹ thuật + Bạn thường say sưa vẽ hình mà quên mất mục đích của bản vẽ cuối cùng cũng chỉ để truyền tải thông tin cho người đọc Do đó ngoài hình chiếu các bạn nên phát huy sức mạnh của lời nói (text ghi chú) Đôi khi chỉ cần 1 dòng ghi chú cũng có thể truyền tải được nội dung mà bạn phải mất vài giờ để vẽ mặt cắt!
Trang 17- Đến đây bạn ôn lại khái niệm triển khai là: làm rõ hình dáng (1), kích thước (2), vật liệu hoàn thiện (3) và liên kết cấu tạo (4)
- Chúng ta buộc phải mất thời gian để làm (1), (2), (3) Riêng (4) chúng
ta chia ra 2 cấp độ hay mức độ thể hiện Bí quyết triển khai luôn đúng tiến độ mà vẫn đạt chất lượng chính là chỗ này (vị trí số 4)
+ Có thời gian thì: vẽ hình chiếu chi tiết + ghi chú liên kết cấu tạo + Không có thời gian thì: chỉ ghi chú liên kết cấu tạo
- Khi bạn hiểu rõ và phát huy bí quyết này thì thu nhập của bạn cũng
sẽ tăng từ công việc cộng tác (overtime)!
- Bên cạnh đó bạn cần phải có trong tay bộ công cụ tốt nhất Bộ công
cụ tốt nhất của Họa viên kiến trúc (Cad) hiện nay mà Hiệp sỡ hữu sau 7 năm tích lũy đã được giới thiệu ở phần 1
- Nói thêm: một sai lầm của các bạn Họa viên nói chung đó là các bạn học phần mềm như một nhà nghiên cứu phần mềm Ví dụ:
+ Thay vì học viết Lisp, tại sao bạn không tổng hợp Lisp hay mà dùng!? + Thay vì học khởi tạo bản vẽ, tại sao bạn không tận dụng file Template của Họa viên chuyên nghiệp!?
<<<<<<>>>>>>
8- TRIỂN KHAI CẦU THANG
> Cần cung cấp đủ thông tin:
- Kích thước ngang, rộng bậc thang (dim trên mặt bằng) Lưu ý: nếu thể hiện thêm nét mũi bậc 20 thì offset vào so với nét hoàn thiện
- Chiều cao bậc thang = chiều cao cầu thang/số bậc Làm tròn đến hàng đơn vị và dồn số lẻ vào bậc đầu tiên Ví dụ: 3600/21= 171.43 - Lấy H=171 H1= 180
- Số bậc thang, hướng đi kiểu mũi bậc (chi tiết mũi bậc), vật liệu hoàn thiện của mặt bậc và đối bậc (không nhất thiết phải giống nhau)
- Định vị thanh đứng trên mặt bằng Có 2 dạng: dạng chống trên mặt bậc và dạng cặp bên hông bậc thang (khi chiều ngang thang <900) Thông thường thanh chống đứng cách nhau 3 bậc
- Lưu ý: đồng bộ ốp lát bậc cuối cùng (chiếu tới) để tạo mũi bậc