Tương tự thay vì gõ 100 lần lệnh Layoff; Chúng ta chỉ cần gõ 100 lần phím 1; Layiso tương ứng với phím 2; Layon tương ứng với phím 3,… Bạn có thể download file lệnh tắt chuẩn tại Blog: V
Trang 1SỔ TAY CAD NÂNG CAO+
Trang 2Vì tay trái dùng để gõ lệnh và nhập giá trị, tay phải cầm chuột
+ Quy tắc 3: Dễ nhớ Đặt 1 chữ cái hoặc 2 chữ cái trùng nhau hoặc phát
âm tiếng Việt Ví dụ: lệnh tạo đường ghi chú LE ta đặt lại là GC (ghi chú)
> Dùng 4 ngón của tay trái để gõ lệnh:
+ Ngón cái giữ 1 nhiệm vụ duy nhất - gõ phím spacebar
+ Ngón trỏ gõ lệnh gán với phím chữ
+ Ngón giữa gõ lệnh gán với phím số (1,2,3,4,5)
+ Ngón kế út giữ 2 vị trí là phím ESC (kết thúc lệnh) và phím ‘ (phím bên trái phím số 1) Phím này là lệnh tắt của lệnh laymcur - Lệnh lấy layer hiện hành
Trang 3+ Hỏi: Tại sao phải dùng lệnh tắt?
+ Đáp: Dùng lệnh tắt sẽ vẽ nhanh hơn lệnh gốc nếu so về tổng thời gian hoàn thành 1 công trình Ví dụ: trong 1 công trình chúng ta dùng lệnh vẽ hình chữ nhật 100 lần (không liên tiếp) Nếu dùng lệnh gốc chúng ta phải gõ 100 lần lệnh REC; Dùng lệnh tắt chúng ta gõ 100 lần lệnh R Tương tự thay vì gõ 100 lần lệnh Layoff; Chúng ta chỉ cần gõ 100 lần phím 1; Layiso tương ứng với phím 2; Layon tương ứng với phím 3,… Bạn có thể download file lệnh tắt chuẩn tại Blog:
Ví dụ: AA là lệnh gốc của lệnh Area (lệnh lấy diện tích) thì ta gán lại:
Trang 42- NÉT VẼ & NÉT IN – Trong bản vẽ kiến trúc
2.1 Nét vẽ: là những Layer ta đặt để kiểm soát (tắt/mở) đối tượng khi vẽ
- Layer: Hãy tưởng tượng chúng ta muốn vẽ 1 bức tranh gồm: 1 con voi,
vài cái cây, bầu trời có vài đám mây, vài chú chim Chúng ta vẽ con voi vào 1 tờ giấy can, vài cái cây vào 1 tờ giấy can, mây và bầu trời vào 1
tờ giấy can, vài chú chim vào 1 tờ giấy can
- Lúc này khi chúng ta đặt chồng các tờ giấy can lên nhau thì sẽ được 1 bức tranh hoàn chỉnh Đây chính là cách vẽ trong Autocad và các tờ giấy can chính là Layer
- Tên layer được đặt theo quy ước riêng (tùy đơn vị) ví dụ có thể đặt chữ
thường tiếng Việt không dấu như: tuong, ket cau, cau thang, net thay,…
- Màu layer nên đặt theo quy tắc: thành phần chính màu nổi, thành phần phụ màu nhạt (hoặc xám)
> Hỏi: Thành phần nào cần đặt Layer?
> Đáp: Đặt Layer cho những thành phần xuất hiện nhiều trong bản vẽ Ví dụ: khi vẽ nhà dân dụng thường chỉ có 1 cầu thang thì những nét bậc thang chúng ta dùng Layer “net thay” để vẽ Nhưng đối với công trình quy mô lớn như chung cư, trường học chúng ta cần phải đặt Layer “bac thang” để kiểm soát phần thang trong quá trình vẽ
2.2 Nét in: là độ dày của nét vẽ Có 6 nét cơ bản trong bản vẽ kiến trúc
+ Nét 0.35 - Dùng để diễn tả: nét TƯỜNG Hoặc nét KẾT CẤU (Cột, hatch
solid cột, Dầm, hatch solid dầm, Sàn, hatch solid sàn) ở tỉ lệ 1/100
(Ở tỉ lệ 1/50 ta dùng nét 0.4)
+ Nét 0.25 - Dùng để diễn tả nét cắt của các đối tượng khác tường (lan
can, trần, hệ mái khung thép) ở tỉ lệ 1/100
(Ở tỉ lệ 1/50 ta dùng nét 0.3)
Nét 0.25 còn dùng để vẽ nét thấy khối chính mặt đứng ở tỉ lệ 1/100 (Ở tỉ lệ 1/50 ta dùng nét 0.3)
+ Nét 0.18 - Dùng để diễn tả nét thấy trên mặt bằng ở tỉ lệ 1/100; Nét thấy
khối phụ mặt đứng ở tỉ lệ 1/100 (Ở tỉ lệ 1/50 ta dùng nét 0.2)
+ Nét 0.09 - Dùng để diễn tả nét mảnh trên mặt bằng ở tỉ lệ 1/100; Nét
thấy khối xa mặt đứng ở tỉ lệ 1/100 (Ở tỉ lệ 1/50 ta dùng nét 0.13)
Trang 5Nét 0.09 còn dùng để diễn tả các thành phần phi hình học như: dim, trục, ghi chú, kí hiệu
+ Nét 0.05 - Dùng để diễn tả nét hatch, block vật dụng
+ Nét mờ screening=50 (màu 250/251): Dùng để diễn tả các thành phần tham chiếu Ví dụ: MB trần đèn cần có “vật dụng” để tham chiếu; Cây xanh cảnh quan cũng dùng nét mờ này
+ Screening: là chế độ chỉnh nét mờ khi in Để chỉnh screening bạn vào bảng lệnh in (xem hình) Các nét in mặc định có screening = 100
- Color = Black: Màu nét mặc định là màu đen (giấy trắng)
- Lineweight = Use object lineweight: In theo nét đã định sẵn cho Layer
Nếu chúng ta chọn nét ở đây thì nét định sẵn cho Layer ở bên ngoài vô nghĩa (cách chọn nét in trực tiếp ở đây ta còn gọi là in theo màu)
> Trong mỗi bản vẽ chúng ta nên sử dụng 4 nét vẽ Ví dụ: bản A3 có tỉ lệ
1/100 ta sử dụng 4 nét: 0.35 – 0.18 – 0.09 – 0.05
> Mẹo: Để vẽ mặt đứng đẹp, bạn nên dùng 4 nét trên và dùng hatch
“dots” để diễn tả sơn nước cho các khối kiến trúc chính
Trang 7> Cách tận dụng Layer của file Template:
- Dùng lệnh laymcur lệnh tắt ‘ (phím kế phím số 1) để lấy layer hiện hành
- Dùng lệnh MA (MM) để quét layer
- Dùng lệnh Laytrans để chuẩn hóa layer (xem video)
> Cách tận dụng Hatch của file Template:
- Dùng lệnh MA (MM) để quét hatch
- Dùng lisp HN để hatch nhanh BTCT/gạch/kính
- Dùng lisp HC để sao chép hatch nhanh
> Cách tận dụng Block của file Template:
- Việc tập hợp block vào file Template là để khỏi mất thời gian cho việc đặt block vào bản vẽ Chúng ta có 2 block thường dùng là: block kí hiệu
và block vật dụng
- Ngoài ra trong quá trình vẽ chúng ta cần tạo thêm block nếu các thành phần giống nhau Ví dụ: khi chúng ta vẽ 4 loại mặt bằng: kích thước, vật dụng, lát gạch, trần đèn thì chúng ta phải tạo Block mặt bằng chung với các dữ liệu: lưới trục, tường, cầu thang,… Hoặc khi chúng ta vẽ chung
cư thì các căn hộ giống nhau phải được tạo block Đó cũng chính là nguyên lý tạo Block trong Autocad
<<<<<<>>>>>>
Trang 84.2 Mẹo vặt vẽ nhanh:
- Trước khi Hatch, dùng lệnh layiso để giữ lại đối tượng cần hatch
- Dùng phím spacebar thay cho phím enter
- Dùng E-spacebar để xóa đối tượng thay cho phím delete
- Lặp lại lệnh vừa thực hiện - Gõ spacebar
- Chọn lại các đối tượng vừa chọn: gõ P (khi đang gọi lệnh)
- Dùng lệnh Find để tìm và thay thế hàng loạt text Lưu ý: có thể chọn vùng nhỏ
- Dùng lệnh FI để chọn đối tượng khó chọn bằng chuột
- Dùng lệnh lấy layer hiện hành laymcur Nên gán cho phím ` (kế phím
số 1) vì sẽ dùng rất nhiều Và ngón áp út sẽ quản lý phím này
- Để Zoom to fit màn hình ta Double chuột giữa
- Khi thể hiện đối tượng trước sau, trên dưới thì dùng wipeout để che đối tượng (không nên trim)
- Sử dụng lệnh tắt triệt để cho những lệnh thường dùng
- Sử dụng file Template tận dụng các dữ liệu có sẵn như: hatch, block, layer, dimstyle
- Sử dụng 12 Lisp tuyển chọn dành cho họa viên kiến trúc (phụ lục 2)
- Sử dụng Block dynamic để tăng tốc Đây chính là bí quyết vẽ nhanh mà không cần nhanh tay
Trang 9- Sử dụng block Attribute để thống kê
- Sử dụng Sheet set để quản lý file mềm Ví dụ: xuất danh mục bản vẽ tự động, in hàng loạt hàng trăm bản vẽ, bind file tự động
- Sử dụng Field để kiểm soát thông tin (tránh bị đá thông tin) Ví dụ: chúng ta có thể lấy tên Layout làm tên bản vẽ tại khung tên, khi edit tên Layout thì tên bản vẽ sẽ tự động update; lấy diện tích từ vùng hatch, khi vùng hatch thay đổi giá trị tự động update
<<<<<<>>>>>>
5- CÔNG CỤ XREF
Xref: tham chiếu ngoài
- Block xref là block có dữ liệu nằm ở bên ngoài, có thể gọi là block ngoại
trú, khác với các block nội trú tạo bằng lệnh B hoặc tổ hợp lệnh Ctrl+C,
Ctrl+shift+V (tạo block không đặt tên)
- Mục đích dùng block xref là để làm việc nhóm, những công trình có quy
mô lớn nhiều người cùng làm Dĩ nhiên công trình 1 người làm, công trình dân dụng quy mô nhỏ thì chúng ta nên dùng Block thông thường tạo bằng lệnh B
- Để tạo block xref, từ file bất kỳ ta có 2 cách sau:
- Cách 1: Kiểm tra unit giữa file gốc và file chính(*) phải giống nhau = mm
+ Mở file Template hoặc file acadiso.dwt, gõ XR – Chọn nút lệnh Attach (xem hình 1)
+ Chọn file gốc Ví dụ trong hình là file có tên BOO CNC, sau đó click ra màn hình hoặc nhập 0,0 Lúc này tọa độ điểm chèn (của block) sẽ trùng với gốc tọa độ 0,0
> Lưu ý: các thông số phải được chọn như hình 2
- Path type = Relative path
- Reference type = Attachment (hiểu Xref lồng hay xref nhiều cấp)
- Reference type = Overlay (không hiểu Xref lồng hay xref 1 cấp)
(*) File chính là file ch ứa block File gốc là file được Attach vào file chính
> Bạn phải phân biệt được file gốc và file chính thì mới sử dụng được xref
nhé
Trang 10- Cách 2: Tạo block nội trú và chuyển block nội trú thành ngoại trú
Chúng ta thực hiện 2 bước sau:
Trang 11+ Bước 1: Dùng lệnh Wblock để ghi block ra thành 1 file độc lập Lưu ý: chọn block trước khi gọi lệnh
+ Bước 2: Dùng lệnh Blocktoxref (BX): Lệnh chuyển block nội trú thành block ngoại trú Lệnh này có thể hiểu là lệnh ngược lại với nút lệnh Bind
- Nút lệnh Bind: Chuyển block ngoại trú thành block nội trú, có thể hiểu là
bỏ link để gửi file cho khách hàng, gửi cho kết cấu, MEP Lưu ý: trước khi dùng lệnh này chúng ta phải save as
> Lỗi không Bind được:
+ Cách 1: Làm sạch các Xref lồng bằng cách Xopen các file Attach và kiểm tra (Reload hoặc Detach các file gốc con) Lưu ý: file gốc phải được PU trước khi save
+ Cách 2: Kiểm tra tên file không được có dấu tiếng Việt hoặc kí tự lạ Ví dụ: Mặt bằng tầng 2~4 (ký tự ~ không được chấp nhận) Cần thay là: Mặt bằng tầng 2—4 (2 dấu gạch giữa)
- Dĩ nhiên là khi có sự kiện chỉnh sửa thì ta chỉnh sửa trên file có link xref (file còn block ngoại trú)
- Nút lệnh Reload: Khi file gốc có chỉnh sửa và được save thì khi ta click
Reload Cad sẽ tự động update những thay đổi tại file chính Có thể hiểu
nôm na là nút lệnh cập nhật khi sửa block ngoại trú
- Lệnh liên quan:
+ Xopen (XX): Lệnh mở file gốc (từ file chính) Hoặc dùng nút lệnh
Refedit (2) để chỉnh sửa Block (gốc) tại chỗ Chỉnh sửa xong chúng ta
+ Lưu ý: Trước khi dùng lệnh này nên nhấn F12 để thông số lệnh được
hiển thị tại con trỏ
Trang 12+ Etransmit: Lệnh đóng gói các file liên quan Ví dụ: file gốc, file ảnh, file nét in, font Dùng để lưu file
+ Cách dùng: Vào menu File, chọn Etransmit (xem hình bên dưới) Chúng
ta chọn nút lệnh Transmital setup để tùy chọn đóng gói file như: Purge file trước khi đóng gói, Bind file trước khi đóng gói, bao gồm font, bao gồm nét in, bao gồm file gốc
Trang 13> Lưu ý:
- Tên file gốc và thư mục chứa file gốc không được có dấu tiếng Việt Move điểm chèn của file gốc về gốc tọa độ 0,0 (điểm chèn nên chọn là giao lưới trục A và trục 1 – góc dưới trái)
- Không nên đổi tên file gốc và di chuyển file gốc
- Trường hợp do đổi tên file gốc và di chuyển file gốc thì file chính bị mất đường dẫn Có 3 cách xử lý file bị mất đường dẫn:
+ Cách 1: Ta tìm file gốc và move vào cùng thư mục với file chính sau đó
Trang 146- BÍ QUYẾT DÙNG LAYOUT
6.1- Giải thích về Layout: Giả sử chúng ta đang ngồi trước bàn làm việc
cầm 1 tờ giấy giơ trước mặt Thì:
- Không gian layout chính là tờ giấy đặt trước mặt, không gian Model chính là mặt bàn làm việc Những vật dụng để trên bàn chính là những đối tượng trên không gian Model
- Tạo khung nhìn (viewport) - Lệnh Mview (VV) Tương đương với việc ta đục 1 lổ trên tờ giấy (giơ trước mặt) Điều chỉnh tỉ lệ viewport tương đương với việc đưa tờ giấy tới gần hay ra xa mặt bàn
- Để tạo viewport hình dáng bất kỳ thì sau khi gọi lệnh VV ta chọn tiếp tham số P
- Khi chúng ta thò tay qua lổ của tờ giấy (để thao tác với các vật dụng trên bàn) tương đương với việc ta double chuột vào bên trong viewport (khung nhìn động)
- Khi chúng ta rút tay về tương đương với việc ta double chuột ra bên
ngoài viewport (khung nhìn tĩnh) để thao tác như: di chuyển giấy theo
phương ngang (tương đương khi ta Pan viewport), di chuyển giấy gần
xa (tương đương khi ta chọn tỉ lệ viewport) hoặc vẽ lên giấy (vẽ bên không gian layout)
6.2- 4 Quy tắc khi dùng Layout:
- Quy tắc 1: Kích thước khung tên bên Layout phải theo tỉ lệ thực Ví dụ: khung A3: 420x297; khung A2: 594x420; khung A1: 840x594
- Quy tắc 2: Hình bên Model phải theo tỉ lệ thực (không được scale hình)
- Quy tắc 3: Trong 1 bản vẽ có bao nhiêu tỉ lệ khác nhau thì có bấy nhiêu khung nhìn (viewport)
- Quy tắc 4: Hình đặt bên Model, Text, Kí hiệu đặt bên Layout Nếu text
và kí hiệu đặt bên Model thì cần phải kiểm soát chiều cao chữ theo tỉ lệ viewport
> Dim khi dùng Layout (để sắp bản vẽ) – Có 3 cách:
- Cách 1: Dùng thước dim scale khung để dim bên Model Thước dim scale khung được hiệu chỉnh giá trị tại thẻ “Fit” (xem hình bên dưới)
Trang 15- Cách 2: Qua thẻ Layout, vào khung nhìn động để dim, nghĩa là vào khung nhìn động rồi gọi lệnh dim (lúc này đường dim vẫn nằm bên không gian Model)
- Cách 3: Dim bên khung nhìn tĩnh, lúc này đối tượng dim nằm bên không
gian Layout Lưu ý: nếu dim theo cách này thì bạn phải vào Option - thẻ
User preferences – Click chọn ô Make new dimensions associative (xem hình bên dưới)
- Gõ LT - Bỏ chọn ô Use paper space units for scaling để đồng bộ
linetype giữa Model và khung nhìn
Trang 16- Lệnh Chspace (CV): Dùng để chuyển đối tượng từ Model qua Layout và ngược lại (Lưu ý: phải spacebar 2 lần)
- Nên đổi background của Layout thành màu đen như Model bằng cách chỉnh thông số Option - thẻ Display (xem hình)
Trang 177- BLOCK DYNAMIC
- Là block có các n út điều khiển tương ứng với các lệnh: Strech, Array,
Mirror, Align,… Lưu ý: trong 1 block có thể có nhiều nút điều khiển
- Tạo block động cũng như lập trình cho block, vấn đề chính là phải xác
định ý tưởng nghĩa là muốn block “động” như thế nào Ví dụ:
+ Ta muốn khi kéo dài lan can >1200 thì thanh đứng mọc thêm
+ Ta muốn kéo dài bàn >900 thì mọc thêm ghế
- Bên cạnh xác định ý tưởng, bạn cần phải hiểu rõ nguyên lý tạo block
> Nguyên lý tạo block dynamic (Double click vào block để edit block)
- Bước 1: gán biến (thẻ Parameters) Ví dụ: nếu block cần có nút lệnh
thay đổi độ dài thì gán biến Linear parameter; nếu block cần nút lệnh quay thì gán biến Rotation parameter,…
- Bước 2: thiết lập kiểu động (thẻ Actions) Chọn action tương ứng với
biến đã gán – Tiếp theo ta click chọn biến – Sau đó là chọn đối tượng
- Bước 3: đóng và lưu block Kiểm tra xem block đã động như mong
muốn chưa (bằng cách click vào các nút điều khiển)
> 3 Thông số biến cần quan tâm: Dist type, Base location, Number of Grip Click vào biến đã gán nhấn Ctrl+1 để hiện bảng properties
- Dist type:
= None - Thì ta chỉ quan tâm tới (Dist minimum: khoảng tối thiểu
Dist maximum: khoảng tối đa)
= Increment – Chúng ta có thêm dòng Dist increment: khoảng tăng
= List – Chúng ta add sẵn giá trị tại Dist value list
- Base location: điểm gốc (động)
- Number of Grips: số lượng nút điều khiển cần hiển thị
Trang 18- Block dynamic thường dùng là block có biến kết hợp lệnh stretch và array
- Biến Visibility: dùng để tập hợp các hình chiếu của block về một chỗ sau
đó gán biến ẩn/hiện (như kiểu set View Template của Revit)
<<<<<<>>>>>>
8- BLOCK ATTRIBUTE
- Thuộc tính Text đặc biệt gồm 3 thông số: Tag, Prompt, Value
- Block thuộc tính là block có 2 giá trị trên, dùng để gán cho một đối
tượng nào đó trong bản vẽ với mục đích thống kê đối tượng đó Ví dụ:
cửa, nội thất, thiết bị wc, đèn,…
- Tạo thuộc tính: dùng lệnh ATT rồi nhập 3 thống số trên Lưu ý: Tag không hiểu dấu cách
- Tạo block có thuộc tính: dùng lệnh B rồi chọn hình và thuộc tính Như vậy, tạo block thuộc tính khác với tạo block thông thường ở chỗ là ta quét chọn cả thuộc tính ATT
Trang 19- Sửa thuộc tính trong block: double vào block hoặc dùng lệnh ATE
- Sửa thuộc tính cho nhiều block: dùng lệnh BATTMAN
> Khi dùng công cụ Attribute Extraction xuất thuộc tính ra bảng thì:
+ Dữ liệu nhập tại Tag chính là tiêu đề cột
+ Dữ liệu nhập tại Prompt chỉ để mô tả cho Value (không xuất ra bảng) + Dữ liệu nhập tại Value chính là giá trị cột
+ Mỗi block là 1 dòng khi xuất ra bảng
- Ví dụ: nếu ta có 5 block thuộc tính kí hiệu cửa, mỗi block có 2 thuộc tính
là: kí hi ệu và kích thước thì khi xuất bảng chúng ta sẽ có 2 cột và 5 dòng
(Lưu ý: thông tin số lượng sẽ mặc định xuất kèm theo)
- Khi hiểu rõ nguyên lý trên chúng ta có thể thiết kế các block thuộc tính
để thống kê cửa, vật dụng, thiết bị wc, đèn,…
- Video thống kê cửa - Blog: truongthehiep.wordpress.com
<<<<<<>>>>>>
9- CHUYÊN ĐỀ SHEETSET
- Để sử dung sheet set, bạn phải hiểu được:
+ Sheet : là layout được thiết lập sẵn phần in ấn (máy in, khổ giấy, nét in) + Sheet set : tập hợp các sheet Có thể hiểu nôm na là danh mục bản vẽ thông minh Dùng để quản lý hồ sơ trên máy (file mềm)
> Các bước tạo mới 1 sheet set mới:
- Bước 1: File\new sheet set
- Bước 2: Click chọn Existing drawings – Next