Khái niệm bảo hiểm hàng hóa Bảo hiểm chính là một sự cam kết bồi thường của người bảo hiểm đối với ngườiđược bảo hiểm về những thiệt hại, mất mát của đối tượng bảo hiểm do những rủi ro đ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
BÀI TẬP NHÓM MÔN: QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 2
Đề tài: Mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu
Trang 2Hà Nội, 2016
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 3
1 Bùi Mai Hiên 11131285
2 Nguyễn Thị Lan Hương 11131829
3 Mai Thu Phương 11133208
4 Quách Thị Minh Thương 11133908
5 Nguyễn Thị Hoàng Yến 11134660
Trang 3MỤC LỤC
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Vận chuyển là một điều kiện không thể thiếu trong Thương mại quốc tế Đặc biệttrong thời đại hội nhập ngày nay, khi mà quá trình sản xuất trong nước gắn chặt vớinhững diễn biến của nền kinh tế thế giới thông qua hoạt động xuất nhập khẩu Và muốncho quá rình thông thương hàng hóa phát triển một cách trôi chảy thì phải cần có các dịch
vụ vận chuyển Có nhiều lựa chọn vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu như bằng đườngbiển, đường hàng không, đường sắt, đường bộ… Trong đó, vận chuyển bằng đường biểnchiếm tới 90% tổng khối lượng hàng hóa xuất nhập của thế giới Bên cạnh những ưuđiểm mà vận chuyển hàng hóa bằng đường biển đem lại thì nó luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro.Các rủi ro này có thể do các yếu tố tự nhiên, yếu tố kỹ thuật hoặc yếu tố xã hội, conngười Trong lịch sử loài người đã có nhiều biện pháp chống lại nhưng tác động xấu trên,tuy nhiên thực tế cho thấy biện pháp hữu hiệu nhất là mua bảo hiểm cho hàng hóa xuấtnhập khẩu Mặt khác, trong nền kinh tế “phẳng”, ngành bảo hiểm ra đời không những đápứng nhu cầu đảm bảo an toàn cho chủ hàng mà còn góp phần thúc đẩy mối quan hệ kinh
tế quốc tế thông qua con đường thương mại và có ảnh hưởng sâu sắc đến vấn đề kinh tế
-xã hội cho cả hai nước tham gia Thương mại quốc tế Vì vậy, mua bảo hiểm cho hànghóa xuất nhập khẩu đặc biệt là với vận chuyển bằng đường biển là sự cần thiết kháchquan, đến nay đã trở thành tập quán thương mại quốc tế
Trang 5I TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM, RỦI RO, TỔN THẤT HÀNG HÓA
1 Khái niệm bảo hiểm hàng hóa
Bảo hiểm chính là một sự cam kết bồi thường của người bảo hiểm đối với ngườiđược bảo hiểm về những thiệt hại, mất mát của đối tượng bảo hiểm do những rủi ro đãthoả thuận gây ra với điều kiện người được bảo hiểm góp cho người bảo hiểm một khoảntiền gọi là phí bảo hiểm
Trong nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu thì người được bảo hiểm cóthể là người mua hoặc người bán tuỳ theo điều kiện thương mại và điều kiện cơ sở giaohàng quy định trong hợp đồng mua bán mà hai bên đã thoả thuận với nhau Đối tượngbảo hiểm ở đây chính là hàng hoá đã được mua bảo hiểm
2 Sự cần thiết và tác dụng của bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển
Ngành bảo hiểm đã ra đời do có sự tồn tại khách quan của các rủi ro mà con ngườikhông thể khống chế được Nếu có những rủi ro xảy ra mà không có các khoản bù đắpthiệt hại kịp thời của các nhà bảo hiểm, đặc biệt là những rủi ro mang tính thảm hoạ gây
ra tổn thất rất lớn thì chủ tàu và chủ hàng gặp rất nhiều khó khăn về tài chính trong việckhắc phục hậu quả do các rủi ro đó gây ra Vì vậy, sự ra đời và việc tham gia bảo hiểmcho hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển trở thành một nhu cầu rất cầnthiết và nó có những tác dụng sau:
Thứ nhất, giảm bớt rủi ro cho hàng hoá do hạn chế tổn thất nhờ tăng cường bảo
quản kiểm tra đồng thời kết hợp các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất
Thứ hai, bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu cũng đem lại lợi ích cho nền kinh tế
quốc dân, góp phần tiết kiệm và tăng thu ngoại tệ cho nhà nước Khi các đơn vị kinhdoanh xuất nhập khẩu nhập hàng theo giá FOB, CIF, xuất theo giá CIF, CIP sẽ tạo ra khảnăng cạnh tranh của bảo hiểm trong nước với nước ngoài Nhờ có hoạt động bảo hiểmtrong nước các chủ hàng không phải mua bảo hiểm ở nước ngoài, nói cách khác là khôngphải xuất khẩu vô hình
Trang 6Thứ ba, khi các công ty có tổn thất hàng hoá xảy ra sẽ được bồi thường một số
tiền nhất định giúp họ bảo toàn được tài chính trong kinh doanh Số tiền chi bồi thườngcủa các công ty hàng năm là rất lớn chiếm khoảng 60%-80% doanh thu phí bảo hiểm
Thứ tư, nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi bên tham gia bảo hiểm đã trở thành nguyên
tắc thể lệ và tập quán trong thương mại quốc tế Nên khi hàng hoá xuất nhập khẩu gặp rủi
ro gây ra tổn thất các bên tham gia sẽ được công ty bảo hiểm giúp đỡ về mặt pháp lý khixảy ra tranh chấp với tàu hoặc các đối tượng có liên quan
3 Vai trò của bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển
Do đặc điểm của vận tải biển tác động đến sự an toàn cho hàng hoá được chuyênchở là rất lớn Vì vậy vai trò của bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằngđường biển càng được khẳng định rõ nét:
Một là, hàng hoá xuất nhập khẩu phải vượt qua biên giới của một hay nhiều quốc
gia, người xuất khẩu và nhập khẩu lại ở xa nhau và thường không trực tiếp áp tải đượchàng hoá trong quá trình vận chuyển do đó phải tham gia bảo hiểm cho hàng hoá Ở đây,vai trò của bảo hiểm là người bạn đồng hành với người được bảo hiểm
Hai là, vận tải đường biển thường gặp nhiều rủi ro tổn thất đối với hàng hoá do
thiên tai, tai nạn bất ngờ gây nên như: mắc cạn, đâm va, đắm chìm, cháy nổ, mất cắp,cướp biển, bão, lốc, sóng thần vượt quá sự kiểm soát của con người Hàng hoá xuấtnhập khẩu chủ yếu lại được vận chuyển bằng đường biển đặc biệt ở những nước quần đảonhư Anh, Singapore, Nhật, Hồng Kông do đó phải tham gia bảo hiểm hàng hoá xuấtnhập khẩu
Ba là, theo hợp đồng vận tải người chuyên chở chỉ chịu trách nhiệm về tổn thất
của hàng hoá trong một phạm vi và giới hạn nhất định Trên vận đơn đường biển, rấtnhiểu rủi ro các hãng tàu loại trừ không chịu trách nhiệm, ngày cả các công ước quốc tếcũng quy định mức miễn trách nhiệm rất nhiều cho người chuyên chở (Hague, HagueVisby, Hamburg ) Vì vậy các nhà kinh doanh phải tham gia bảo hiểm hàng hoá xuấtnhập khẩu
Trang 7Bốn là, hàng hoá xuất nhập khẩu thường là những hàng hoá có giá trị cao, những
vật tư rất quan trọng với khối lượng rất lớn nên để có thể giảm bớt thiệt hại do các rủi ro
có thể xảy ra, việc tham gia bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu trở thành một nhu cầu cầnthiết
Năm là, bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu đã có lịch sử rất lâu đời do đó việc
tham gia bảo hiểm cho hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển đã trởthành một tập quán, thông lệ quốc tế trong hoạt động ngoại thương
Như vậy, việc tham gia bảo hiểm cho hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằngđường biển là rất quan trọng và ngày càng khẳng định vai trò của nó trong thương mạiquốc tế
4.2.1. Căn cứ vào nguyên nhân gây ra tổn thất, rủi ro được chia làm 3 loại:
- Rủi ro do thiên tai gây ra như biển động, bão lốc, sóng thần, thời tiết quá xấu
- Rủi ro do tai nạn bất ngờ ngoài biển như: bao gồm rủi ro do mắc cạn, chìm đắm, mất tích,đâm va với tàu khác…
- Rủi ro do con người gây ra: các rủi ro như ăn trộm, ăn cắp, chiến tranh, đình công, bắtgiữ, tịch thu…
4.2.2. Căn cứ vào nghiệp vụ bảo hiểm, rủi ro được chia làm 3 loại:
Trang 8Loại 1: Những rủi ro thông thường được bảo hiểm, bao gồm:
- Rủi ro mắc cạn: Tàu bị chạm đáy vào chướng ngại vật nào đó mà không thể tiếp tục hànhtrình được nữa
- Rủi ro chìm đắm: Do nguyên nhân nào đó mà tàu bị chìm xuống biển hoặc bị đắm dosóng thần, bão tố, không thể tiếp tục hành trình được nữa, hàng hoá trên tàu bị hư hại
- Rủi ro đâm va: tàu bị đâm, va phải chướng ngại vật trên biển (đá ngầm, công trình xâydựng, tàu thuyền khác) dẫn đến hư hỏng, hành trình bị gián đoạn
Loại 2: Những rủi ro không được bảo hiểm (Rủi ro loại trừ):
- Rủi ro xảy ra do hành vi cố ý của thuyền trưởng, thuỷ thủ và những người có liên quannhững hao hụt tự nhiên
- Rò rỉ thông thường hoặc hao hụt trọng lượng, giảm thể tích thông thường hoặc biến chấtcủa đối tượng được bảo hiểm
- Mất mát, hư hại hay chi phí do tàu bè không đủ khả năng đi biển, phương tiên vậnchuyển hay container, toa hàng không thích hợp cho việc chuyên chở an toàn đối với đốitượng bảo hiểm
- Mất mát, hư hại gây ra bởi chậm trễ, ngay cẩ khi chậm trễ xảy ra do một rủi ro khác đượcbảo hiểm
- Mất mát, hư hại hoặc chi phí phát sinh từ tình trạng không trả được nợ hoặc thiếu vốn vềtài chính từ người chủ, người quản lý, người thuê tàu,…
- Mất mát, hư hại hoặc chi phí phát sịnh do sử dụng các loại vũ khí chiến tranh dùng tớiphản ứng hạt nhân, năng lượng nguyên tử hoặc chất phóng xạ
- Chiến tranh, đình công…
Loại 3: Những rủi ro đặc biệt: chiến tranh, đình công, bạo loạn, cướp biển thường
không được bảo hiểm, nhưng nếu chủ hàng có yêu cầu, sẽ được nhận bảo hiểm kèm theo
Trang 9rủi ro thông thường được bảo hiểm với điều kiện trả thêm phụ phí đặc biệt chứ khôngnhận bảo hiểm riêng cho các rủi ro đặc biệt.
Các rủi ro được bảo hiểm phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra tổn thất Việc phânbiệt nguyên nhân trực tiếp hay nguyên nhân gián tiếp có vai trò rất quan trọng để xácđịnh được rủi ro gây ra tổn thất có phải là rủi ro được bảo hiểm hay không Những tổnthất nào có nguyên nhân trực tiếp là những rủi ro được bảo hiểm gây ra thì mới được bảohiểm bồi thường
Tổn thất bộ phận: Là một phần của đối tượng được bảo hiểm theo hợp đồng bảo
hiểm bị mát mát, hư hỏng, thiệt hại Tổn thất bộ phận được chia ra các trường hợp sau:
- Giảm về số lượng: Hàng hoá bị thiếu bao thiếu kiện
- Giảm về trọng lượng: Hàng hoá còn nguyên bao nhưng bị mốc rách
- Giảm về giá trị: Số lượng, trọng lượng của hàng hoá có thể còn nguyên nhưng giá trị thìkhông còn được như lúc đầu, ví dụ như trường hợp lương thực thực phẩm bị ngấm nướcdẫn đến mốc, ẩm…
Tổn thất toàn bộ: Là toàn bộ đối tượng bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm bị hư
hỏng, mất mát, thiệt hại Có hai loại tổn thất toàn bộ là tổn thất toàn bộ thực tế và tổn thấttoàn bộ ước tính
- Tổn thất toàn bộ thực tế: là toàn bộ đối tượng bảo hiểm theo một hợp đồng bảo hiểm bị
hư hỏng, mất mát, thiệt hại hoặc bị biến chất, biến dạng không còn như lúc mới được bảo
Trang 10hiểm hay bị mất đi, bị tước đoạt không lấy lại được nữa Chỉ có tổn thất toàn bộ thực tếtrong 4 trường hợp sau đây:
• Hàng hoá bị huỷ hoại hoàn toàn
• Hàng hoá bị tước đoạt không lấy lại được
• Hàng hoá không còn là vật thể bảo hiểm
• Hàng hoá ở trên tàu được tuyên bố là mất tích
Ví dụ: Một tàu chở Cà phê xuất khẩu từ Cảng Hải Phòng sang Nhật Bản Trênhành trình tàu gặp bão lớn Cà phê bị ướt và vón cục Nếu tiếp tục chở sang Nhật Bản thì
cà phê sẽ bị hỏng toàn bộ ( không còn giá trị thương mại) Trong trường hợp này, khihàng đến Nhật Bản thì tổn thất toàn bộ là điều không tránh khỏi
- Tổn thất toàn bộ ước tính: là trường hợp đối tượng bảo hiểm bị thiệt hại, mất mát chưa tớimức độ toàn bộ thực tế, nhưng không thể tránh khỏi tổn thất toàn bộ thực tế, hoặc nếu bỏthêm chi phí cứu chữa thì chi phí cứu chữa có thể bằng hoặc lớn hơn giá trị bảo hiểm.Khi gặp trường hợp này tốt nhất chủ hàng sẽ thông báo từ bỏ lô hàng và bảo hiểm phảibồi thường tổn thất cho các bên và quyền sở hữu lô hàng này thuộc về bảo hiểm
Ví dụ: Một tàu chở sắt thép xây dựng bị đắm do trên hành trình gặp bão Nếu tiếnhành trục vớt thì chi phí trục vớt có thể bằng hoặc lớn hơn giá trị lô hàng ban đầu
5.2.2. Căn cứ vào quyền lợi bảo hiểm: Tổn thất được chia làm 2 loại: Tổn thất riêng và tổn thất
chung
- Tổn thất riêng: là loại tổn thất chỉ gây ra thiệt hại cho một hoặc một số quyền lợi của cácchủ hàng và chủ tàu trên một con tàu Như vậy, tổn thất riêng chỉ liên quan đến từngquyền lợi riêng biệt Trong tổn thất riêng, ngoài thiệt hại vật chất còn phát sinh các chiphí liên quan đến tổn thất riêng nhằm hạn chế những hư hại khi tổn thất xảy ra Nhữngchi phí đó gọi là tổn thất chi phí riêng
Tổn thất chi phí riêng là những chi phí bảo quản hàng hóa để giảm bớt hư hại hoặc
để khỏi hư hại thêm bao gồm chi phí xếp dỡ hàng, gửi hàng, phân loại hàng hoá, thay thế
Trang 11bao bì đối với những lô hàng bị tổn thất Nếu tổn thất riêng thuộc phạm vi bảo hiểm,người bảo hiểm có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại cho những tổn thất riêng này,đồng thời cũng phải chi trả những chi phí có liên quan đến tổn thất riêng
- Tổn thất chung: là những hy sinh hay chi phí đặc biệt được tiến hành một cách cố ý vàhợp lý nhằm mục đích cứu tàu và hàng hoá chở tàu thoát khỏi một sự nguy hiểm chungđối với chúng Nói một cách khác, tổn thất chung là loại tổn thất liên quan đến tất cả cácquyền lợi trên một con tàu và vì vậy nó phải được phân bổ một cách chính xác cho tất cảcác quyền lợi trên con tàu đó Để phân bổ được phải xác định chính xác giá trị tổn thấtchung
Các thiệt hại, chi phí hoặc hành động được coi là tổn thất chung khi có các đặc trưngsau:
• Hành động tổn thất chung phải là hành động tự nguyện, hữu ý của những người trên tàutheo lệnh của thuyền trưởng hoặc thay mặt thuyền trưởng
• Hy sinh hoặc chi phí phỉa hượp lý và an toàn chung cho các quyền lợi trong hành trình
• Nguy cơ đe dọa toàn bộ hành trình phải nghiêm trọng và thực tế
• Mất mát, thiệt hại hoặc chi phí phải là hậu quả trực tiếp của hành động tổn thất chung
• Tổn thất chung phải xảy ra trên biển
Giá trị tổn thất chung bao gồm 2 bộ phận: giá trị hy sinh tổn thất chung và chi phítổn thất chung
• Hy sinh tổn thất chung: là sự hy sinh một phần tài sản để cứu những tài sản còn lại Hysinh tổn thất chung phải thoả mãn đồng thời 3 điều kiện sau:
Tài sản hy sinh tổn thất chung phải mang tính cố ý (cố ý gây ra tổn thất nhưngvẫn được bảo hiểm)
Hậu quả phải vì sự an toàn chung của các quyền lợi trên tàu
Hy sinh tổn thất chung phải trong trạng thái cấp bách
• Chi phí tổn thất chung: là những chi phí phải trả cho người thứ ba trong việc cứu tàu vàhàng hoá thoát nạn hoặc chi phí làm cho tàu tiếp tục hành trình Chi phí tổn thất chungbao gồm: chi phí cứu nạn, chi phí làm nổi tàu khi bị mắc cạn, chi phí thuê kéo, lai, dắt tàukhi bị nạn
Trang 12So sánh sự khác nhau giữa tổn thất riêng và tổn thất chung
Có thể xảy ra trên biển hoặc bất kì địa
điểm nào khác
Chỉ xảy ra trên biển
Có được bảo hiểm hay không phụ thuộc
vào điều kiện hợp đồng bảo hiểm
Công ty Bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường
2 Các loại hợp đồng:
Trong hợp đồng bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biểnngười ta chia ra làm hai loại hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng bảo hiểm chuyến và hợpđồng bảo hiểm bao:
2.1. Hợp đồng bảo hiểm chuyến
Là hợp đồng bảo hiểm cho một chuyến hàng chuyên trở từ địa điểm này đến địađiểm khác ghi trong hợp đồng Công ty bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm về hàng hóa trong
phạm vi một chuyến Hợp đồng bảo hiểm chuyến được thể hiện bằng Đơn bảo
hiểm hay Giấy chứng nhận bảo hiểm do Công ty bảo hiểm cấp Đơn bảo hiểm và Giấy
chứng nhận bảo hiểm đều có giá trị pháp lí như nhau nhưng về hình thức và cách sử dụng
có khác nhau
Trang 13Đơn bảo hiểm chính là một hợp đồng bảo hiểm chuyến đầy đủ, là chứng do tổ
chức bảo hiểm cấp, bao gồm những điều khoản chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm, nhằmhượp thức hóa hợp đồng này Nội dung gồm hai mặt: mặt trước thường ghi các chi tiết vềhàng, tàu, hành trình Mặt sau thường ghi các điều lệ hay qui tắc của Công ty bảo hiểm.Nội dung hợp đồng bảo hiểm chuyến chủ yếu bao gồm:
- Ngày cấp đơn bảo hiểm, nơi kí kết hợp đồng bảo hiểm
- Tên và địa chỉ của người mua bảo hiểm
- Tên hàng được bảo hiểm, số lượng và trọng lượng của hàng
- Qui cách đóng gói, loại bao bì và kí mã hiệu của hàng
- Tên tàu hoặc phương tiện vận chuyển hàng
- Cách xếp hàng trên tàu
- Cảng khởi hành, cảng chuyển tải và cảng cuối, ngày tàu khởi hành
- Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, phí bảo hiểm
- Địa chỉ của giám định viên bảo hiểm
- Phương thức và địa điểm trả tiền bồi thường, do người được bảo hiểm chọn
Trong trường hợp nơi đến là một điểm nằm sâu trong nội địa, nghĩa ra sau khi đếncảng cuối, phải chuyển tiếp hàng bằng phương tiện vận tải khác đến điểm đã định thì mớihết trách nhiệm của công ty bảo hiểm thì phải tặng thêm phụ phí bảo hiểm vì rủi ro có thểxảy ra trên đoạn đường phụ trong toàn bộ hàng trình
Giấy chứng nhận bảo hiểm là chứng từ do tổ chức bảo hiểm cấp cho người được
bảo hiểm để xác nhận một lô hàng nào đó đã được bảo hiểm theo điều kiện của một hợpđồng bảo hiểm dài hạn
Nội dung của giấy chứng nhận bảo hiểm chỉ bao gồm những điều khoản nói lênđối tượng được bảo hiểm, các chi tiết cần thiết cho việc tính toán bảo hiểm và điều kiệnbảo hiểm đã thỏa thuận
Trang 142.2. Hợp đồng bảo hiểm bao:
Hợp đồng bảo hiểm bao là hợp đồng bảo hiểm cho một khối lượng hàng được vậnchuyển trong nhiều chuyến kế tiếp nhau trong một thời gian nhất định (thường là mộtnăm) hoặc nhận bảo hiểm cho một lượng hàng vận chuyển nhất định (không kể đến thờigian) Trong hợp đồng bảo hiểm bao, hai bên chỉ thỏa thuận những vấn đề chung nhấtnhư tên hàng được bảo hiểm, loại tầu chở hàng, cách tính giá trị bảo hiểm, số tiền bảohiểm tối đa cho mỗi chuyến hàng và điều kiện bảo hiểm, tỷ lệ phí bảo hiểm và nhữngđiểm liên quan khác đã được thỏa thuận giữa các bên Tuy nhiên, trong hợp đồng bảohiểm bao luôn có ba điều kiện cơ bản sau:
- Điều kiện xếp hạng tàu được thuê chuyên chở hàng hóa sẽ được bảo hiểm: Tàu phải cócấp hạng cao và nếu do 10 hãng đăng kiểm nổi tiếng trên thế giới cấp mới được chấpnhận một cách tuyệt đối Tàu phải có khả năng đi biển bình thường và tuổi tàu dưới 15năm
- Điều kiện về giá trị bảo hiểm: người được bảo hiểm phải kê khai giá trị theo từng chuyến
về số kiện, giá CIF hoặc giá FOB, số hợp đồng mua bán, số thư tín dụng (L/C), số vậnđơn (B/L)…
- Điều kiện về quan hệ trên tinh thần thiện chí: Nghĩa là đã mua bảo hiểm bao của ngườibảo hiểm nào thì trong thời gian đó người được bảo hiểm không được phép mua bảohiểm hàng hóa của người bảo hiểm khác
Hợp đồng bảo hiểm bao có lợi ích cho cả người bảo hiểm và người được bảohiểm Người bảo hiểm đảm bảo thu được một khoản phí bảo hiểm trong thời hạn bảohiểm Người được bảo hiểm vẫn được người bảo hiểm chấp thuận bảo hiểm ngay cả khihàng đã xếp lên tàu vận chuyển rồi mà chưa kịp thông báo bảo hiểm Hợp đồng bảo hiểmbao dùng để bảo hiểm cho hàng hoá xuất nhập khẩu thường xuyên khối lượng lớn vậnchuyển làm nhiều chuyến Điều khoản huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm quy định cho phép mộtbên có thể huỷ bỏ hợp đồng hoặc bất kỳ một phần nào của hợp đồng với điều kiện phảithông báo trước (thường là 30 ngày)
Trang 15Trong thời gian có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm bao, mỗi lần vận chuyển hànghóa, người tham gia bảo hiểm phải gửi giấy báo vận chuyển cho người bảo hiểm Nếu cóthay đổi đặc biệt về số lượng, giá trị hàng…phải tiến hành kí kết hợp đồng bảo hiểmkhác
Sau khi cấp đơn bảo hiểm, nếu người được bảo hiểm thấy cần bổ sung, sửa đổimột số điều và công ty bảo hiểm đồng ý thì công ty bảo hiểm sẽ cấp giấy bảo hiểm bổsung Giấy này có giá trị như một đơn bảo hiểm, là một bộ phận được kèm theo và khôngthể tách rời của đơn bảo hiểm ban đầu
Ngoài ra, đơn bảo hiểm có thể chuyển nhượng từ người đứng tên trong đơn chomột người khác được hưởng quyền lợi của đơn bảo hiểm Người được bảo hiểm chỉ cần
kí hậu vào đơn rồi trao lại đơn và các giấy tờ liên quan khác cho người được nhượng
Ví dụ: Khi bán hàng theo giá CIF, người bán hàng sau khi mua bảo hiểm cho hàng
sẽ kí hậu vào đơn bảo hiểm rồi chuyển nhượng cho người mua
3. Nghĩa vụ mua hợp đồng
Nhà xuất khẩu mua bảo hiểm trong các điều kiện CIF, CIP và nhóm D
Nhà nhập khẩu mua bảo hiểm trong các điều kiện nhóm E, F, C (trừ CIF, CIP)
Mua bảo hiểm khi hợp đồng được kí theo CIP, CIF
Người bán mua bảo hiểm và mua đúng theo điều khoản trên hợp đồng Người bán
sẽ phải làm giấy đề nghị bảo hiểm, nếu được chấp nhận thì sẽ phải đóng phí, khi đượccấp chứng từ bảo hiểm, người bán sẽ kí hậu chứng từ và chuyển nhượng cho người muarồi đưa vào bộ chứng từ và thanh toán tiền hàng
Người mua cần đàm phán để quy định điều khoản bảo hiểm trên hợp đồng thì mớiđảm bảo lợi ích cho mình Người mua đàm phán về các điều khoản: giá trị bảo hiểm, điềukiện bảo hiểm…
Mua bảo hiểm theo các điều kiện khác
Người bán hay người mua sẽ tùy vào nơi chuyển giao tổn thất
Nhà kinh doanh xuất nhập khẩu cần phân tích rủi ro, nghiên cứu các điều kiện bảohiểm, lựa chọn điều kiện bảo hiểm, giấy đề nghị bảo hiểm, chấp nhận bảo hiểm, đóngphí, nhận chứng từ bảo hiểm
4. Nội dung của hợp đồng
Trang 16Hợp đồng bảo hiểm được in sẵn thành mẫu thường bao gồm 2 mặt: mặt trước gồmcác thông tin về người bảo hiểm, người được bảo hiểm và đối tượng bảo hiểm; mặt sau insẵn các quy định cơ bản về bảo hiểm Mẫu của các nước khác nhau có thể khác nhausong hiện nay hầu hết các nước, các công ty đều sử dụng mẫu đơn bảo hiểm của Hiệp hộibảo hiểm London từ tháng 4 năm 1982 theo quy định của ICC-1982 Nội dung của hợpđồng bảo hiểm bao gồm:
- Tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản ở ngân hàng của người bảo hiểm và người được bảo hiểm
- Tên hàng hoá được bảo hiểm, số lượng, trọng lượng, loại bao bì, cách đóng gói
- Loại tàu chuyên chở: tên tàu, tuổi tàu, cờ tàu, trọng tải, dung tích
- Cách xếp hàng lên tàu
- Nơi đi, nơi đến, nơi chuyển tải
- Ngày gửi hàng
- Thời gian khởi hành và thời gian cả hành trình
- Điều kiện bảo hiểm, giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm
- Nơi giám định tổn thất, nơi thanh toán bồi thường
- Ký tên, đóng dấu
Những nội dung trên được ghi tóm tắt trên đơn bảo hiểm cấp cho mỗi chuyến hàngtham gia bảo hiểm Ngoài ra, hợp đồng bảo hiểm còn ghi các điều khoản về quyền vàtrách nhiệm của mỗi bên trong đó có một số nội dung cơ bản như sau:
Thứ nhất, giá trị bảo hiểm
Giá trị bảo hiểm là giá trị thực tế của lô hàng.Giá trị thực tế của lô hàng có thể làgiá hàng hoá (giá FOB) cũng có thể bao gồm: giá hàng hoá, cước phí vận chuyển, phí bảohiểm và các chi phí liên quan khác
Công thức xác định: V = C + I + F
Trong đó: V- là giá trị bảo hiểm của hàng hoá
C- là giá hàng tại cảng đi (giá FOB)I- là phí bảo hiểm
F- là cước phí vận tảiNgoài ra để đảm bảo quyền lợi của mình, người được bảo hiểm có thể bảo hiểmthêm cả khoản lãi dự tính do việc xuất nhập khẩu mang lại Khi xuất nhập khẩu theo giáCIF hoặc CIP thì theo tập quán giá trị bảo hiểm sẽ tính thêm 10% lãi dự tính Như vậykhi xuất nhập khẩu theo giá CIF thì:
Trang 17Thứ hai, số tiền bảo hiểm:
Số tiền bảo hiểm là toàn bộ hay một phần giá trị bảo hiểm do người được bảohiểm yêu cầu và được bảo hiểm
Về nguyên tắc, số tiền bảo hiểm chỉ có thể nhỏ hơn hoặc bằng giá trị bảo hiểm.Nếu số tiền bảo hiểm lớn hơn giá trị bảo hiểm thì phần lớn hơn đó sẽ không được bảohiểm Ngược lại, nếu số tiền bảo hiểm nhỏ hơn giá trị bảo hiểm tức là người được bảohiểm tự bảo hiểm lấy một phần thì người bảo hiểm cũng chỉ bồi thường trong phạm vi sốtiền bảo hiểm đã được ghi trong hợp đồng Nếu đối tượng bảo hiểm được bảo hiểm trùng,tức là cùng một rủi ro, một giá trị bảo hiểm nhưng lại được bảo hiểm ở nhiều công ty bảohiểm khác nhau thì trách nhiệm của tất cả các công ty bảo hiểm cũng chỉ giới hạn trongphạm vi số tiền bảo hiểm Trong xuất nhập khẩu nếu số tiền bảo hiểm chỉ bằng giá trị hoáđơn hay giá FOB hoặc giá CFR thì người được bảo hiểm chưa bảo hiểm đầy đủ giá trịhay nói cách khác là bảo hiểm dưới giá trị
Thứ ba, phí bảo hiểm, tỷ lệ phí bảo hiểm:
Phí bảo hiểm là một khoản tiền mà người được bảo hiểm phải trả cho người bảohiểm để được bồi thường khi có tổn thất do các rủi ro đã thoả thuận gây lên Phí bảo hiểmthường được tính toán trên cơ sở xác suất của những rủi ro gây ra tổn thất hoặc trên cơ sởthống kê tổn thất của nhiều năm trên một loại hàng hoá được bảo hiểm nhằm đảm bảotrang trải tiền bồi thường và có lãi Như vậy phí bảo hiểm được tính toán trên cơ sở tỷ lệphí bảo hiểm và phụ thuộc vào số tiền bảo hiểm hoặc giá trị bảo hiểm Để lập công thứctính phí bảo hiểm cần có các chỉ tiêu sau:
R : là tỷ lệ phí bảo hiểm
I : là phí bảo hiểm
A : là số tiền bảo hiểm
V : là giá trị bảo hiểm
Thì : I = R * A (nếu A < V)
Hoặc I = R * V (nếu A = V)
Đối với hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam hiện nay thì phí bảo hiểm được tính
theo công thức sau: I = R * CIF
Trang 18- Loại bao bì, phương thức đóng gói hàng hoá
- Phương tiện vận chuyển: xem xét một số chi tiết liên quan đến tàu vận chuyển nhưtên tàu, quốc tịch, loại tàu, tuổi tàu
- Hành trình vận chuyển và các thiết bị cảng tại các cảng tàu cập bến
- Điều kiện bảo hiểm càng rộng thì rủi ro càng nhiều do đó phí bảo hiểm tăng lên
Tỷ lệ phí bảo hiểm thường xuyên được xem xét, điều chỉnh lại một cách định kỳtrên cơ sở những hậu quả tổn thất cuả người được bảo hiểm trong kỳ trước cũng như tìnhhình thực tế Điều này được gọi là định phí theo kết quả, vì vậy để giữ được tỷ lệ phí thấpviệc đề phòng và hạn chế rủi ro gây ra tổn thất là rất quan trọng
Hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực ngay sau khi phí bảo hiểm được trả, người bảohiểm có quyền huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm nếu người được bảo hiểm không thực hiệnđúng nghĩa vụ trả phí bảo hiểm hoặc có quyền từ chối bồi thường khi rủi ro xảy ra
5. Các điều kiện bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển
Có 2 nhóm điều kiện bảo hiểm là nhóm bảo hiểm thông thường (nhóm A,B,C) vànhóm bảo hiểm đặc biệt
5.1. Điều kiện bảo hiểm thông thường
Trang 19Rủi ro được
bảo hiểm
Loại trừ những rủi ro qui định trongcác điều khoản 4, 5, 6 và 7 dưới đây,bảo hiểm này bảo hiểm
1.1 Mất mát hoặc hư hỏng xảy ra chođối tượng được bảo hiêm có thể quihợp lý cho
1.1.1 Cháy hay nổ1.1.2 Tàu hay thuyền bị mắc cạn,đắm hoặc lật
1.1.3 Phương tiện vận chuyển đường
bộ bị lật đổ hoặc trật bánh1.1.4 Tàu, thuyền hay phương tiệnvận chuyển đâm va hoặc va chạm vớibất kỳ vật thể nào bên ngoài, không
5, 6 và 7 ở trên,bảo hiểm này bảohiểm
Từ 1.1.1-1.2.2:
tương tự như loạiC
1.2.3 Nước biển,nước sông haynước hồ tràn vàotàu, thuyền, hầmhàng, phương tiệnvận chuyển côngten nơ hoặc nơichứa hàng
1.3 Tổn thất toàn
bộ bất kỳ kiệnhàng nào rơi khỏitàu hoặc rơi trongkhi đang xếp hànglên, hay đang dỡkhỏi tàu hoặcthuyền
Loại trừ nhưng rủi
ro đã qui địnhtrong các điều 4,
5, 6 và 7 dưới đây,bảo hiểm này bảohiểm mọi rủi ro vềmất mát hoặc hưhỏng xẩy ra vớiđối tượng đượcbảo hiểm
Điều khoản
tổn thất
Bảo hiểm này bảo hiểm các chi phí tổn thất chung và cứu hộ đã chi ra nhằmtránh hoặc có liên quan tới việc tránh khỏi tổn thất do bất kỳ nguyên nhân nào,
Trang 20chung loại trừ những nguyên nhân đã qui định ở các điều khoản 4, 5, 6 và 7 hay ở
những điều khác trong hợp đồng bảo hiểm này Các chi phí này được tính toánhoặc xác định theo hợp đồng chuyên chở và/ hoặc theo luật pháp và tập quánhiện hành
- Ðiều khoản loại trừ chung
Trong bất kỳ trường hợp nào bảo hiểm này sẽ không bảo hiểm cho:
• Mất mát, hư hỏng hay chi phí được qui cho hành vi xấu cố ý của Người được bảo hiểm
• Ðối tượng được bảo hiểm bị rò chảy thông thường, hao hụt trọng lượng hoặc giảm thểtích thông thường hoặc hao mòn thông thường
• Mất mát hư hỏng hoặc chi phí gây ra do việc đóng gói hoặc chuẩn bị cho đối tượng đượcbảo hiểm chưa đầy đủ hoặc không thích hợp (theo chủ ý của điều 4.3 này việc “đóng gói”phải được coi như bao gồm cả việc xếp hàng vào “container” hoặc “kiện gỗ” nhưng chỉkhi nào việc xếp hàng đó được thực hiện trước khi hợp đồng này có hiệu lực hoặc tiếnhành bởi Người được bảo hiểm hoặc những người làm công cho họ)
• Mất mát hư hỏng hay chi phí gây ra bởi khuyết tật vốn có hoặc tính chất riêng của đốitượng được bảo hiểm
• Mất mát hư hỏng hay chi phí trực tiếp gây ra bởi chậm trễ ngay cả khi chậm trễ do mộtrủi ro được bảo hiểm gây ra (trừ những chi phí được chi trả theo điều 2 kể trên)
• Mất mát hư hỏng hay chi phí phát sinh từ tình trạng không trả được nợ hoặc thiếu thốn vềtài chính của người Chủ tàu, người quản lý, người thuê hoặc người điều hành tàu
• Mất mát hư hỏng hay chi phí phát sinh từ việc sử dụng bất kỳ một loại vũ khí chiến trang
gì có sử dụng năng lượng nguyên tử, hạt nhân và/ hoặc phản ứng hạt nhân, phóng xạ hoặctương tự
Trang 21- Ðiều khoản loại trừ tàu không đủ khả năng đi biển và không thích hợp cho việc chuyên chở.
Trong bất kỳ trường hợp nào bảo hiểm này cũng sẽ không bảo hiểm cho nhữngmất mát hư hỏng hoặc chi phí gây ra bởi:
• Tàu hoặc thuyền không đủ khả năng đi biển
• Tàu, thuyền, phương tiện vận chuyển container hoặc kiện gỗ không thích hợp cho việcchuyên chở an toàn đối tượng được bảo hiểm Nếu Người đuợc bảo hiểm hoặc nhữngngười làm công cho họ được biết về trạng thái không đủ khả năng đi biển hoặc khôngthích hợp đó vào thời gian đối tượng được bảo hiểm được xếp vào các phương tiện trên
Người bảo hiểm bỏ qua mọi trường hợp vi phạm những cam kết ngụ ý tàu đủ khảnăng đi biển và thích hợp cho việc chuyên chở đối tượng được bảo hiểm tới nơi đến, trừkhi Người được bảo hiểm hoặc người làm công cho họ được biết rieng về trạng tháikhông đủ khả năng đi biển hay không thích hợp đó
- Ðiều khoản loại trừ chiến tranh
Trong bất kỳ trường hợp nào bảo hiểm này sẽ khong bảo hiểm cho những mất mát
hư hỏng hoặc chi phí gây ra bởi
• Chiến tranh, nội chiến, cách mạng, nổi loạn, khởi nghĩa hoặc xung đột dân sự phát sinh từnhững biến cố đó, hoặc bất kỳ hành động thù địch nào gây ra hoặc chống lại bên thamchiến
• Bắt giữ, tịch thu, kiềm chế hay cầm giữ (loại trừ cướp biển) và hậu quả của những hànhđộng đó hoặc bất kỳ mưu toan nào nhằm thực hiện những hành vi đó
• Mìn, thủy lôi, bom hoặc những vũ khí chiến tranh hoang phế khác
- Ðiều khoản loại trừ đình công
Trong bất cứ trường hợp nào bảo hiểm này cũng không bảo hiểm cho những mấtmát hư hại hoặc chi phí
• Gây ra bởi những người đình công, công nhân bị cấm xưởng hoặc những người tham giagây rối lao động, náo loạn hoặc bạo động dân sự
• Hậu quả của đình công, cấm xưởng, gây rối lao động, náo loạn hoặc bạo động dân sự
• Gây ra bởi bất kỳ kẻ khủng bố hoặc bất kỳ người nào hành động vì động cơ chính trị
5.2. Điều kiện bảo hiểm đặc biệt
Điều kiện bảo hiểm chiến tranh
Theo điều kiện này, người bảo hiểm phải bồi thường những mất mát, hư hỏng củahàng hoá do:
- Chiến tranh, nội chiến, cách mạng, nổi loạn, khởi nghĩa hoặc xung đột dân sự xảy ra từnhững biến cố đó hoặc bất kỳ hành động thù địch nào;
- Chiếm đoạt, bắt giữ, kiềm chế hoặc cầm giữ;
Trang 22- Mìn, thuỷ lôi, bom hoặc các vũ khí chiến tranh khác;
- Tổn thất chung và chi phí cứu nạn
Điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằngđường biển 4/6 Phạm vi không gian và thời gian bảo hiểm đối với rủi ro chiến tranh hẹphơn các rủi ro thông thường Bảo hiểm bắt đầu có hiệu lực khi hàng hoá được xếp lên tàubiển và kết thúc khi được dỡ khỏi tàu tại cảng cuối cùng hoặc khi hết hạn 15 ngày kể từnửa đêm ngày tàu đến cảng dỡ cuối cùng, tuỳ theo điều kiện nào xảy ra trước Nếu cóchuyển tải, bảo hiểm vẫn tiếp tục có hiệu lực cho đến khi hết hạn 15 ngày kể từ nửa đêmngày tàu đến tàu đến cảng chuyển tải Đối với rủi ro mìn và ngư lôi trách nhiệm củangười bảo hiểm được mở rộng ra cả khi hàng hoá còn ở trên xà lan để vận chuyển ra tàuhoặc từ tàu vào bờ nhưng không vượt quá 60 ngày kể từ ngày dỡ hàng khỏi tàu, trừ khi
có thoả thuận đặc biệt khác
Điều kiện bảo hiểm đình công:
Theo điều kiện bảo hiểm này, chỉ bảo hiểm cho những mất mát, hư hỏng của hànghoá được bảo hiểm do:
- Người đình công, công nhân bị cấm xưởng hoặc những người tham gia gây rối loạn laođộng, bạo động hoặc nổi dậy;
- Hành động khủng bố hoặc vì mục đích chính trị;
- Tổn thất chung và chi phí cứu nạn Ngời bảo hiểm chỉ bồi thường những tổn thất do hànhđộng trực tiếp của những người đình công mà không chịu trách nhiệm về những thiệt hại
do hậu quả của đình công gây ra
5.3. Các điều khoản chung cho điều kiện bảo hiểm A-B-C
5.3.1. Ðiều khoản vận chuyển
- Bảo hiểm này bắt đầu có hiệu lực kể từ khi hàng rời khỏi cho hay nơi chứa hàng tại địađiểm có tên ghi trong đơn bảo hiểm để bắt đầu vận chuyển, tiếp tục có hiệu lực trong quátrình vận chuyển bình thường và kết thúc hiệu lực tại một trong những thời điểm sau đây,tùy theo trường hợp nào xảy ra trước hoặc
- Khi giao hàng vào kho người nhận hàng hay kho, hoặc nơi cửa hàng cuối cùng khác tạinơi đến có tên trong đơn bảo hiểm
- Khi giao hàng vào bất kỳ một kho hay nơi chứa hàng nào khác, dù trước khi tới hay tạinơi đến có tên ghi trong đơn bảo hiểm mà Người được bảo hiểm chọn dùng hoặc để chứahàng ngoài quá trình vận chuyển bình thường hoặc để chia hay phân phối hàng hoặc