CHƯƠNG 3 CHUYÊN CHỞ HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG GV NGUYỄN XUÂN ĐẠO 2 KHÁI QUÁT VỀ VẬN TẢI HÀNG KHÔNG VTHK là sự di chuyển của máy bay trong không trung hay cụ thể hơ
Trang 1CHƯƠNG 3 CHUYÊN CHỞ HÀNG HÓA
XUẤT NHẬP KHẨU
BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
GV NGUYỄN XUÂN ĐẠO
2
KHÁI QUÁT VỀ VẬN TẢI HÀNG KHÔNG
VTHK là sự di chuyển của máy bay trong không trung hay cụ thể hơn là hình thức vận chuyển hành khách, hàng hóa, hành lý, bưu kiện từ một địa điểm này đến một địa điểm khác bằng máy bay
3
Đặc điểm của VTHK
Tuyến đường trong vận tải hàng không là
không trung và hầu như là đường thẳng,
không phụ thuộc vào địa hình mặt đất, mặt
nước, không phải đầu tư xây dựng
Tốc độ vận tải cao, thời gian vận tải ngắn
VTHK an toàn nhất
4
Đặc điểm của VTHK
Vận tải hàng không sử dụng công nghệ cao
VTHK cung cấp các dịch vụ có tiêu chuẩn cao hơn hẳn so với các phương thức vận tải khác và được đơn giản hóa về thủ tục, chứng từ do máy bay bay thẳng, ít qua các trạm kiểm tra, kiểm soát
Đặc điểm của VTHK
Cước hàng không cao nhất
VTHK bị hạn chế đối với việc chuyên chở
hàng hóa khối lượng lớn, hàng cồng kềnh
do máy bay có trọng tải và dung tích nhỏ
Đặc điểm của VTHK
VTHK đòi hỏi đầu tư lớn về cơ sở vật chất kỹ thuật cho máy bay, sân bay, đào tạo nhân lực cũng như hòa nhập vào hệ thống kiểm soát không lưu, hệ thống đặt chỗ toàn cầu, việc tham gia vào các tổ chức cũng như hệ thống các quy tắc quốc tế về hàng không…
Trang 2CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT
CỦA VTHK
Cảng hàng không (Airport)
Cảng hàng không là một tổ hợp công trình
bao gồm sân bay, nhà ga và trang thiết bị,
công trình mặt đất cần thiết khác được sử
dụng cho máy bay đi và đến thực hiện
dịch vụ vận chuyển hàng không
8
Các bộ phận chủ yếu của cảng hàng không
■ Đường cất cánh, hạ cánh (sân bay – Airfield)
■ Khu vực đỗ và cất giữ máy bay
9
Các bộ phận chủ yếu
của cảng hàng không
■ Khu vực điều khiển bay
■ Khu vực quản lý hành chính
■ Khu vực chờ đưa đón khách
10
Các bộ phận chủ yếu của cảng hàng không
■ Khu vực kho hàng và các trạm giao nhận hàng hóa
■ Khu vực bảo dưỡng máy bay
■ Khu vực chứa nhiên liệu
■ Các khu vực dịch vụ khác
11
CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT
CỦA VTHK
Máy bay (Aircraft/Airplane
Máy bay là bộ máy có thể ở trong bầu
không khí nhờ phản lực của không khí
12
CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT
CỦA VTHK
Phân loại máy bay
Theo mục đích sử dụng
Máy bay công vụ
Máy bay dân dụng
Theo đối tượng chuyên chở
Máy bay chở khách (Passenger aircraft)
Máy bay chở hàng (All cargo aircraf)
Máy bay hỗn hợp (Combined aircraf)
Trang 3CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT
CỦA VTHK
Các thiết bị xếp dỡ, vận chuyển hàng hóa
Các thiết bị xếp dỡ tại sân bay
Các thiết bị xếp dỡ hàng hóa lên
xuống máy bay
Xe nâng (forklift truck)
Băng chuyền hàng rời (self
propelled conveyor) thiết bị nâng
container/pallet (high loader)…
14
Các thiết bị vận chuyển hàng hóa đến và rời khỏi máy bay
Xe vận chuyển container/pallet trong sân bay (container/pallet transporter)
Giá đỡ hoặc rơmoóc dùng để đặt container/pallet lên trên sau đó dùng đầu kéo để di chuyển trong sân bay (dolly)
Các thiết bị xếp dỡ, vận chuyển hàng hóa
15
Các thiết bị xếp dỡ, vận chuyển hàng hóa
Các thiết bị xếp hàng theo đơn vị (Unit load
device):
Pallet máy bay là một bục phẳng, theo
kích thước tiêu chuẩn, hàng hóa được tập
hợp chằng buộc trên đó trước khi xếp lên
máy bay
16
Các thiết bị xếp hàng theo đơn vị
(Unit load device)
Igloo là một cái lồng làm bằng sợi thủy tinh, thép hoặc bằng một vật liệu thích hợp khác, được dùng chụp lên pallet máy bay để giữ hàng ở bên trong, sau đó trùm lưới lên trên
Các thiết bị xếp dỡ, vận chuyển hàng hóa
Container máy bay
HÀNG HÓA TRONG VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
Thư – bưu kiện (air mail): thư, bưu phẩm dùng để biếu tặng, vật kỷ niệm
Hàng phát chuyển nhanh (express): các chứng từ, sách báo, tạp chí, hàng cứu trợ khẩn cấp
Trang 4HÀNG HÓA TRONG VẬN CHUYỂN
BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
Hàng thông thường (Air freight)
Hàng giá trị cao
(High value commodity)
Hàng dễ hư hỏng do thời gian
(Perisable)
Hàng nhạy cảm với thị trường (Market
sensitive air freight)
Động vật sống (Live animals)
20
HÀNG HÓA TRONG VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
Ngoài ra, các hãng hàng không còn phân hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không thành hai loại để sau tính cước hàng không:
Hàng bách hóa
Hàng đặc biệt
21
Hàng đặc biệt
Súc vật sống
Hàng nguy hiểm
Hàng có giá trị cao
Hàng hóa cần bốc xếp đặc biệt
22
TỔ CHỨC CHUYÊN CHỞ HÀNG HÓA BẰNG VẬN TẢI HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ
Tổ chức quốc tế về hàng không
Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (International civil aviaton organization – ICAO)
Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (International Air transport Association – IATA)
Hiệp hội các hãng hàng không Châu Á – Thái Bình Dương (Association of Asia Pacific Airlines – AAPA)
23
Cước phí hàng không quốc tế
Cước (Charge) là số tiền phải trả cho việc
vận chuyển lô hàng và các dịch vụ có liên
quan đến vận chuyển
Giá cước (rate) là số tiền mà người vận
chuyển thu trên một đơn vị khối lượng
hàng hóa vận chuyển
Giá cứơc áp dụng là giá cước công bố
trong biểu cước hàng hóa có hiệu lực vào
ngày phát hành vận đơn
24
Cước phí hàng không quốc tế
Cơ sở tính cước
Hàng hóa chuyên chở có thể phải chịu cước theo trọng lượng đối với hàng khối lượng nhỏ và nặng, theo thể tích hay dung tích chiếm chỗ trên máy bay đối với hàng nhẹ và cồng kềnh, theo trị giá đối với những loại hàng có giá trị cao trên một đơn vị thể tích hay trọng lượng
Trang 5Cơ sở tính cước
Cước phí trong vận tải hàng không được
quy định trong các biểu cước thống nhất
IATA đã có quy định về quy tắc, thể lệ
tính cước và cho ấn hành trong biểu cứơc
hàng không, viết tắt là TACT (The Air
Cargo Tariff)
26
Các loại cước
) Cước hàng bách hóa (GCR – general cargo rate)
) Cước tối thiểu (M-minimum rate) ) Cước hàng đặc biệt (SCR-specific cargo rate)
) Cước phân loại hàng (class rate) ) Cước tính cho mọi loại hàng (FAK – freight all kinds)
27
) Cước ULD (ULD rate)
) Cước hàng chậm
) Cước hàng thống nhất (unifined cargo rate)
) Cước hàng gửi nhanh (priority rate)
) Cước theo nhóm (group rate)
Các loại cước
28
Hợp đồng chuyên chở hàng hóa
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không xác lập quan hệ pháp lý giữa người vận chuyển và người gửi hàng
Người vận chuyển có nghĩa vụ vận chuyển hàng hóa đã thỏa thuận trong hợp đồng tới địa điểm đến và trả hàng hóa cho người có quyền nhận hàng
Người gửi hàng có nghĩa vụ thanh toán tiền cước và phụ phí vận chuyển
Vận đơn hàng không
(Airway bill)
Vận đơn hàng không là chứng từ vận
chuyển hàng hóa và bằng chứng của việc
ký kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa
bằng máy bay, về điều kiện của hợp đồng
và việc đã tiếp nhận hàng hóa để vận
chuyển
Người gửi hàng có trách nhiệm lập vận
đơn hàng không gốc và trao cho người
chuyên chở cùng hàng hóa
Vận đơn hàng không (Airway bill)
Bộ vận đơn hàng không gốc gồm có 3 bản:
Bản thứ nhất ghi “dành cho người chuyên chở” do người gửi hàng ký
Bản thứ hai ghi “dành cho người nhận hàng” do người gửi hàng và người chuyên chở cùng ký và gửi kèm theo hàng hóa
Bản thứ ba ghi “dành cho người gửi hàng”
do người chuyên chở ký và người chuyên chở trao cho người gửi hàng sau khi nhận hàng để chở
Trang 6Nội dung của vận đơn hàng không
■ Theo mẫu tiêu chuẩn của IATA, nội dung
mặt trước của vận đơn
■ Số vận đơn (AWB number);
■ Sân bay xuất phát (Airport of departure);
■ Tên và địa chỉ của người phát hành vận
đơn (Issuing carrier’s name and address);
■ Tham chiếu tới các bản gốc (Reference to
originals);
■ Tham chiếu tới các điều kiện của hợp
Nội dung của vận đơn hàng không
(Mặt trước)
■ Người gửi hàng (Shipper);
■ Người nhận nhàng (Consignee);
■ Đại lý của người chuyên chở (Issuing carrier’s agent);
■ Tuyến đường (Routing);
■ Thông tin thanh toán (Accounting information);
■ Tiền tệ (Currency);
■ Mã thanh toán cước (Charges code);
33
■ Cước phí và chi phí (Charges);
■ Giá trị kê khai vận chuyển (Declare value for
carrier);
■ Giá trị khai báo hải quan (Declare value for
customs);
■ Số tiền bảo hiểm (Amount of insurance);
■ Thông tin làm hàng (Handling information);
■ Số kiện (Number of pieces);
■ Các chi phí khác (Other charges);
■ Cước và chi phí trả trước (Prepaid);
Nội dung của vận đơn hàng không
(Mặt trước)
34
■ Cước và chi phí trả sau (Collect);
■ Ô ký xác nhận của người gửi hàng (Shipper’s certification box);
■ Ô dành cho người chuyên chở (Carrier’s excution box);
■ Ô chỉ dành cho người chuyên chở ở nơi đến (For carrier’s use only at destination);
■ Cước trả sau bằng đồng tiền ở nơi đến, chỉ dùng cho người chuyên chở (Collect charges
in destination currency, for carrier’s use only)
Nội dung của vận đơn hàng không
(Mặt trước)
35
■ Thông báo liên quan đến trách nhiệm của
người chuyên chở
■ Các điều kiện của hợp đồng:
■ Các định nghĩa;
■ Thời hạn trách nhiệm của người chuyên
chở hàng không;
■ Thời hạn trách nhiệm của người chuyên
chở hàng không;
Nội dung của vận đơn hàng không
(Mặt sau)
36
■ Cơ sở trách nhiệm của người chuyên chở hàng không;
■ Giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở hàng không;
■ Cước phí của hàng hóa chuyên chở;
■ Trọng lượng tính cước của hàng hóa chuyên chở;
■ Thời hạn thông báo tổn thất;
■ Thời hạn khiếu nại người chuyên chở;
■ Luật áp dụng
Các điều kiện của hợp đồng
Trang 7Phân phối vận đơn hàng không
Khi phát hành vận đơn cho 1 lô hàng, người
ta phát hành 1 bộ vận đơn gồm từ 8 đến 14
bản, thông thường là 9 bản
Bản gốc số 1 màu xanh lá cây dành cho
người chuyên chở làm bằng chứng cho
hợp đồng chuyên chở
Bản gốc số 2 màu hồng dành cho người
nhận hàng, được gửi theo lô hàng đến
nơi đến cuối cùng và giao cho người
nhận hàng lúc giao hàng
38
Phân phối vận đơn hàng không
Bản gốc số 3 màu xanh da trời dành cho người gửi hàng dùng làm bằng chứng cho hợp đồng chuyên chở, bằng chứng về việc người chuyên chở đã nhận hàng
39
Tổ chức chuyên chở hàng hóa XNK
vận chuyển bằng đường hàng không
Bước 1: Lưu cước với hãng hàng không hoặc
với người giao nhận (Forwarder)
Người gửi hàng phải điền vào Booking
Note theo mẫu của hãng hàng không với
các nội dung như:
Tên người gửi, người nhận, bên thông
báo;
Mô tả hàng hóa: loại hàng, trọng
lượng, số lượng, thể tích;
Tên sân bay đi, sân bay đến;
Tổ chức chuyên chở hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường hàng không
Bước 2: Vận chuyển, đóng gói và giao hàng cho người chuyên chở
)Chuẩn bị mọi giấy tờ cần thiết cho lô hàng;
)Lập phiếu cân hàng (Scaling report);
)Đóng gói, ghi ký mã hiệu, dán nhãn hiệu;
)Làm thủ tục hải quan;
)Giao hàng cho hãng hàng không;
Bước 3: Lập AWB
Sau khi hàng được xếp vào Pallet, Igloo,
hay Container, người giao nhận liên hệ
với hãng hàng không để nhận AWB và
điền các chi tiết vào AWB
Tổ chức chuyên chở hàng hóa XNK
vận chuyển bằng đường hàng không Bước 3: Lập AWB
Nếu gửi hàng qua người giao nhận sẽ có hai loại AWB được sử dụng là Master AWB (MAWB) do hãng hàng không cấp cho người giao nhận và House AWB (HAWB) do người giao nhận cấp khi người này làm dịch vụ gom hàng
Trang 8Tổ chức chuyên chở hàng hóa XNK
vận chuyển bằng đường hàng không
Bước 4: Thông báo cho người nhận về việc
gửi hàng
Nội dung của thông báo:
Số lượng HAWB/MAWB; Người gửi,
người nhận;
Tên hàng, số lượng, trọng lượng, thể
tích;
Tên sân bay đi, sân bay đến;
Ngày khởi hành (ETD), ngày dự kiến
Tổ chức chuyên chở hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường hàng không
Bước 5: Người nhận hàng đến hãng hàng
không để nhận các giấy tờ, chứng từ có liên quan
Bước 6: Làm thủ tục hải quan
45
Bước 7: Nhận hàng tại sân bay
Người nhận hàng cầm bộ chứng từ đã có
dấu Hải quan vànhững giấy tờ sau đến
kho hàng ở sân bay để đóng tiền lệ phí lao
vụ, gọi là CFS (Cargo Freight Service):
1 giấy ủy quyền
2 bill house
1 chứng minh nhân dân
1 giấy giới thiệu của Công ty
Tổ chức chuyên chở hàng hóa XNK
vận chuyển bằng đường hàng không
46
Nhận hàng tại sân bay
Nhân viên tại kho hàng sẽ tiến hành làm phiếu xuất kho có in tên người nhận hàng và số CMND
Khi nhận hàng phải kiểm tra hàng hóa, nếu có hư hỏng, đổ vỡ phải lập biên bản giám định, có xác nhận của kho để khiếu nại sau này
Đưa hàng ra khỏi sân bay