TONG QUAN KHOA HOC
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TỔ CHỨC VÀ VẬN DỤNG
TƯ TƯỞNG ĐÓ VÀO VIỆC RÈN LUYỆN NĂNG LỰC TỔ CHỨC CỦA
CAN BO DANG BO THANH PHO HA NOI HIEN NAY MA SO: B.05-11
Cơ quan chủ trì : Viện Hổ Chí Minh
Chủ nhiệm để tài : PŒS.7S Vữ Văn Thuẩn
Thư ký đểtài — : 7Ø.S Agó Vương Anh
Hà Nội, 2006
Trang 2
DANH SÁCH CỘNG TÁC VIÊN CỦA ĐỀ TÀI
Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội
Ban Tổ chức Quận ủy Hoàng Mai
Ban tổ chức Huyện ủy Thanh Trì
Trường cán bộ Lê Hồng Phong
Trang 3MỤC LỤC DANH SÁCH CỘNG TÁC VIÊN CỦA ĐỀ TÀI MỞ ĐẦU PHẦN THỨ NHẤT Nguồn gốc và nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về tổ chức
1 Nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh về tổ chức
1.1 Nguồn gốc lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh về tổ chức 1.2 Nguồn gốc thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về tổ
chức
H Nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về tổ chức TI.1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về tổ chức và công tác tổ
chức
II2 Quan điển Hồ Chí Minh về tổ chức bộ máy và tổ chức nhân sự
Trang 4thành phố Hà Nội hiện nay theo tư tưởng Hỏ Chí Minh I Thực trạng năng lực tế chức của cán bộ tổ chức Đảng bộ
thành phố Hà Nội từ năm 2000 đến năm 2005
1.1 Những thành tích đã đạt được trong tổ chức bộ máy và tổ
chức nhân sự
L2 Những yếu kém, khuyết điển trong tổ chức bộ máy và tổ chức nhân sự
II Nguyên nhân của thực trạng trên HH1 Nguyên nhân của những thành công
HỊ.2 Nguyên nhân của những yếu kém, khuyết điểm
1H Giải pháp nâng cao năng lực tổ chức của cán bộ tổ chức
Đảng bộ thành phố Hà Nội những năm tới
LHI.1 Đổi mới cách thức, quy trình quy hoạch cán bộ
TIL2 Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, đẩy mạnh học
tập và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh
TII.3 Đổi mới quan điểm đánh giá, tuyển chọn và sử dụng cán
bộ
1IL4 Thực hiện nghiêm túc quy trình, quy chế bầu cử, bổ
Trang 5thường xuyên yêu cầu
HI 5 Nâng cao chất lượng công tác quản lý, kiểm tra và bảo vệ
cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh
HII.6 Nâng cao năng lực thực hành dân chủ của đột ngũ cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Mình
IIIL.7 Đổi mới chính sách, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ theo tư
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nên tảng tư
tưởng và kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng, của cách mạng nước ta
Vì vậy từ trước đến nay, nhất là sau năm 1991, đã có rất nhiều đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực
khác nhau như: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, Đảng, Nhà nước, đoàn thể, quân sự, ngoại giao, đạo đức nhằm trang bị lý luận cũng như định hướng tư tưởng, phương pháp luận chỉ đạo hoạt động của các lĩnh vực đó Riêng
những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tổ chức cũng được nghiên cứu nhưng chỉ như một mục nhỏ trong một đề tài lớn Nghĩa là tư tưởng Hồ Chí Minh về tổ chức chỉ được nghiên cứu một cách rời rạc, chia cắt chứ chưa
được nghiên cứu thành một đề tài độc lập Trong tư tưởng Hồ Chí Minh thì công tác tổ chức là công tác thường xuyên, xuyên suốt quá trình cách mạng, là một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của cách mạng nước ta Người đã chỉ rõ rằng đường lối chủ trương có rồi, phải có kế hoạch tổ chức thực hiện tốt, "Nhưng đó chỉ là bước đầu Kế hoạch 10 phần thì biện pháp
cụ thể phải 20 phần, chỉ đạo thực hiện sát sao phải 30 phần" ' Như vậy, cho
đến nay chưa có đề tài độc lập nào nghiên cứu một cách toàn diện về tổ chức
trong kho tầng tư tưởng Hồ Chí Minh là một khiếm khuyết lớn cần được bổ sung Điều đó nói rõ tính rất cấp thiết của đề tài này
Một trong những yêu cầu đối với cán bộ của Đảng và Nhà nước nói
riêng, của hệ thống chính trị nước ta nói chung là phải quán triệt tư tưởng Hồ
Chí Minh về tổ chức và công tác tổ chức Vì vậy, quán triệt những quan điểm
của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tổ chức cũng là một yêu cầu cầu cơ bản, một nội dung chính trong công tác cán bộ của Đảng và Nhà nước ta Sự thiếu
Trang 7vắng một đề tài nghiên cứu độc lập toàn diện, sâu sắc, có hệ thống về tổ
chức trong tư tưởng Hồ Chí Minh về tổ chức càng trở nên cấp thiết
Các Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ VII, VIII và JX đều đánh giá
đúng nhiều mặt còn hạn chế, thiếu xót, bất cập trong công tác tổ chức, trước
hết là công tác kiện toàn bộ máy và công tác cán bộ của Đảng, trong đó có Đảng bộ thành phố Hà Nội Phải chăng điều đó có nguyên nhân từ sự thiếu vắng công tác nghiên cứu và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc rèn luyện năng lực tổ chức của cán bộ mà ở Hà Nội là một mắt xích quan trọng? Điều đó cũng nói lên tính cấp thiết của Đề tài
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Từ trước đến nay chưa có để tài cấp cơ sở, cấp bộ nào nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về tổ chức một cách độc lập, toàn diện và sâu sắc Việc
nghiên cứu về tư tưởng tổ chức của Người chỉ như một mục nhỏ nằm trong
các đề tài khác, hơn nữa mang tính chất chia cắt, khơng tồn diện
- Nhánh để tài cấp Nhà nước KX- 03- 05 về "Đổi mới hệ thống tổ chức bộ máy Đảng" do đồng chí Nguyễn Hữu Trí làm chủ nghiệm Đề tài này có một mục nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về tổ chức Đảng Đề tài đã
nghiệm thu
- Đề tài cấp Nhà nước KX- 04- 03 về "Xây dựng Nhà nước pháp quyền
xã hột chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam" do đồng chí Tạ Xuân Đại phó trưởng ban BTCTƯ làm chủ
nhiệm Đề tài này có một bài viết về tư tưởng tổ chức bộ máy Nhà nước và cán bộ của chủ tịch Hồ Chí Minh Chưa nghiệm thu
- Đề tài cấp Ban KHBĐ (1999) - 18 về "Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
lãnh đạo quản lý trong hệ thống chính trị cấp tỉnh, thành phố " do đồng chí Lê Quang Thưởng, phó trưởng ban BTCTƯ làm chủ nhiệm Đề tài đã nghiệm
Trang 8- Dé tài cấp Ban KHBĐ (2001)- 14 về "Đổi mới và nâng cao chất
lượng dào tạo, bồi dưỡng cần bộ lãnh đạo, quản lý hệ thống các trường chính trị và đoàn thể trung ương " do đồng chí Phạm Văn Thọ, phó trưởng
ban BTCTƯ làm chủ nhiệm Đề tài đã nghiệm thu, trong đó có một tiết
nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về tổ chức cán bộ
- Dé tài cấp bộ về "Vấn đề dạy và học các bộ môn khoa học Mác - Lênin, té tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học ở Hà Nội " do T5
Nguyễn Văn Bắc làm chủ nhiệm Đề tài đã nghiệm thu Đề tài ít nói đến tư tưởng Hồ Chí Minh về tổ chức
- Trong giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh của Học viện cũng chưa có
chuyên đề tư tưởng Hồ Chí Minh về tổ chức Trong chương trình đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ tổ chức hệ thống Học viện cũng chưa có bài giảng chuyên về
tư tưởng tổ chức Hồ Chí Minh
Tóm lại, trong tất cả các đề tài nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh
chưa có một để tài nào nghiên cứu tư tưởng của Người về tổ chức một cách độc lập, toàn diện và sâu sắc Cũng chưa có để tài nào nghiên cứu việc vận
dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về tổ chức vào rèn luyện năng lực tổ chức cho cán bộ Đảng
Hy vọng với đề tài này sẽ khắc phục được sự thiếu vắng đáng tiếc đó để góp phần nâng cao năng lực tổ chức cho đội ngũ cán bộ Đảng nước ta
hiện nay mà Hà Nội là một khâu quan trọng
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1 Về mục tiêu
Đề tài có 2 mục tiêu chính: Một là bước đầu nghiên cứu có hệ thống những quan điểm cơ bản của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tổ chức; Hai là, vận
dụng những quan điểm của Người về tổ chức vào việc nâng cao năng lực tổ
chức cho đội ngũ cán bộ tổ chức hiện nay, lấy cán bộ tổ chức thuộc Đảng bộ
thành phố Hà Nội làm khởi điểm đề xuất
Trang 9- Nghiên cứu tất cả các tác phẩm và hoạt động thực tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tổ chức Trên cơ sở đó hệ thống hoá những quan điểm co ban
của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tổ chức
- Khảo sát thực tế việc rèn luyện năng lực tổ chức của cán bộ tổ chức thuộc Đảng bộ Thành phố Hà Nội hiện nay, rút ra ưu, nhược điểm, khái quát
nguyên nhân và để xuất giải pháp nâng cao năng lực tổ chức cho cán bộ
Đảng bộ Thành phố Hà Nội theo tư tưởng Hồ Chí Minh
4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
4.1 Về cơ sở lý luận và thực tiên nghiên cứu đề tài
- Cơ sở lý luận là những quan điểm của C Mac, Ph Angghen, V.1
Lênin về tổ chức, các bài viết, nói chuyện của Hồ Chí Minh về tổ chức trong Hồ Chí Minh - Toàn tập, các sự kiện tổ chức của Người trong Biên niên tiểu sử và các chuyên mục khác viết về Người ở cả trong và ngoài nước, các văn
kiện của Đảng và Nhà nước ta về Hồ Chí Minh v.v
- Cơ sở thực tiễn là nghiên cứu thí điểm thực trạng năng lực tổ chức
của cán bộ đảng thuộc Đảng bộ thành phố Hà Nội trong những năm gần đây
(2000 - 2005)
4.2 Về phương pháp nghiên cứu
Đề tài vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, chủ yếu là phương pháp khách quan, toàn diện, lịch sử cụ thể, phương pháp thống nhất lý luận với thực tiễn, phương pháp thống nhất lịch sử với lô gích, phương pháp điều tra, đánh giá, so sánh, thống kê và nhiều phương pháp bổ trợ khác
để phân tích, tổng hợp những kết quả đã nghiên cứu được nhằm đạt được
mục đích của dé tai
5 Két qua nghiên cứu của đề tài
Có những kết quả chủ yếu dưới đây:
- Đề tài lần đầu tiên góp phần tổng kết, hệ thống hoá tư tưởng Hồ Chí
Minh về tổ chức Trong đó quan trọng nhất là bước đầu chỉ ra những nguyên
Trang 10chức bộ máy và tổ chức cán bộ Đồng thời tổng kết những kinh nghiệm trong công tác tổ chức của Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực tổ chức Đảng, tổ chức Nhà nước và tổ chức các đoàn thể quần chúng
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực tổ chức của cán bộ tổ
chức Đảng bộ thành phố Hà Nội
- Những kết quả trên là cơ sở lý luận góp phần nâng cao năng lực tổ chức cho các cơ quan và đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức của nước ta Đồng thời có thể được dùng làm tài liệu, bài giảng trong hệ thống các cơ sở giáo dục, đào tạo cán bộ của Đảng và Nhà nước ta
6 Kết cấu Tổng quan khoa học của đề tài
Tổng quan khoa học của đề tài bao gồm: Mở đầu, Nội dung, Kết luận
và danh mục các tài liệu tham khảo chính
Trang 11PHẦN THỨ NHẤT
NGUỒN GỐC VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG
HỒ CHÍ MINH VỀ TỔ CHỨC
1 NGUỒN GỐC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ TỔ CHỨC
Tư tưởng Hồ Chí Minh về tổ chức được hình thành và phát triển trên hai cơ sở: tổng kết lý luận và thực tiễn về tổ chức Ở đây, có sự thống nhất lý luận với thực tiễn, khách quan với chủ quan
1.1 Nguồn gốc lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh về tổ chức
Nguồn gốc lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh vẻ tổ chức bao gồm ba nội dung chính: đó là Hồ Chí Minh đã tổng kết những kinh nghiệm tổ chức của các triều đại phong kiến Việt Nam trong lịch sử; tổng kết kinh nghiệm tổ chức của những cuộc khởi nghĩa, phong trào yêu nước ở nước ta từ năm 1858
đến cuối năm 1930 và những cuộc cách mạng tiêu biểu trên thế giới; tổng
kết lý luận tổ chức của chủ nghĩa Mác - Lênin Những nguồn gốc phụ thêm sẽ được phân tích nếu có điều kiện cho phép với mục đích bổ sung
1.1.1 Tổng kết những kinh nghiệm tổ chức của các triều đại phong kiến Việt Nam trong lịch sử
Qua những bài viết tổng kết lịch sử Việt Nam của Hồ Chí Minh như:
Lời than của Bà Trưng *, Nên học sử ta Ÿ, Lịch sử nước ta * v.v Chúng ta chắc chắn rằng Người đã nghiên cứu cách tổ chức Nhà nước sơ khai thời đại
Hùng Vương và các triều đại phong kiến Việt Nam sau đó Nhưng Người tập trung sự chú ý vào cách tổ chức Nhà nước của các triều đại phong kiến Việt Nam Đó là các triều đại Định, Lê (tiền Lê), Lý, Trần, Hồ, Lê (hậu Lê) và Nguyễn Về 0ổ chức bộ máy Nhà nước thời Lý:
Ngay sau khi lên ngôi, năm 1010, Lý Thái Tổ chia lại khu vực hành chính trong cả nước, đổi 10 đạo thời Định - Lê thành 24 lộ, dưới lộ là phủ và
? Hồ Chí Minh - Toàn tập, Sdd Tap 1, tr.77
? Hồ Chí Minh - Toàn tập, Sđd, Tap 3, tr.216
Trang 12huyện, cuối cùng là hương, giáp và thôn Miền núi được chia thành châu, trại
Bộ máy Nhà nước thời Lý được thiết lập từ trung ương đến địa phương và tập trung quyền hành vào tay triểu đình đứng đầu là vua Vua là người nắm quyền hành cao nhất về tất cả các mặt chính trị, kinh tế, xã hội, tôn giáo Khác với các nước Châu Âu trong thời trung đại, vua Lý (và các vua về sau cũng vậy) có quyền phong thần cho những người có công với đất nước và cả những vật linh mà nhân dân thờ phụng
Bộ máy quan chế của nhà Lý được Phan Huy Chú ghi lại trong Lịch triều hiến chương loại chí gồm 9 bậc Những quan chức cao cấp nhất trong
triều đình chia ra ngạch văn và ngạch võ Các đại thần đứng đầu ngạch văn
có Tam Thái (Thái sư, Thái bảo, Thái phó), Tam thiếu (Thiếu sư, Thiếu bảo,
Thiếu phó) Ngạch võ có Thái uý, Thiếu uý Ở bên dưới, hàng quan văn có
các Thượng thư đứng đầu là các bộ, các (tả, hữu) tham trí, (tả, hữu) gián
nghị, trung thư thị lang, bộ thị lang quan võ có đô thống, nguyên suý, tổng quản, xu, mật xứ, tả hữu kim ngô, thượng tướng, đại tướng, đô tướng, tướng quân các vệ, các chỉ huy sứ ở các địa phương cũng đặt các quan văn võ Ở xã có xã quan Nhìn chung, tổ chức bộ máy quản lý xã hội của nhà Lý có nhiều điểm phỏng theo quan chế nhà Tống, tuy có giản lược hơn và được sắp xếp theo cách thức riêng
Trong bộ máy chính quyền thời Lý, tầng lớp quý tộc bao gồm những người thân thuộc của nhà vua và một số công thần nắm giữ các trọng trách ở trung ương và địa phương Các hoàng tử được phong tước vương và cử đi
trấn trị những nơi trọng yếu Từ năm 1075, nhà Lý bất đầu mở các khoa thi để tuyển chọn nhân tài
Ngoài một số quan lại quý tộc có công được phong cấp ruộng đất, nói chung quan lại không được trả lương mà thường được ban một số hộ dân
trong vùng để cai quản, thu thuế Các quan lại này sống bằng các khoản thu
Trang 13lương bổng tính bằng tiền và thóc Tuy nhiên, nhà Lý cũng định ra những
điều luật hạn chế tình trạng lạm thu, gian lận thuế nhằm mưu lợi riêng - các
quan lại thu thuế của dân, cứ 10 phần nộp cho Nhà nước thì được giữ lại một phần gọi là "hoành đầu", nếu thu quá sẽ bị khép vào tội ăn trộm; ai tố cáo được những vụ gian lận thì được miễn lao dịch ba năm
Về tổ chức bộ máy Nhà nước thời Lê sơ:
Tổ chức bộ máy Nhà nước thời Lê sơ là một hệ thống chính quyền chặt
chế nhằm chi phối tới tận các địa phương, đồng thời tập trung quyền lực tối
cao vào bộ máy trung ương đứng đầu là vua Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi, đặt quốc hiệu là Đại Việt (lãnh thổ lúc này về phía Nam đã tới Thuận Hoá), chia đất nước thành 5 đạo Đứng đầu mỗi đạo có chức Hành khiến, bên cạnh có Tổng quản Dưới đạo có trấn, lệ rồi đến phủ, huyện, châu Đơn vị hành chính nhỏ nhất là xã Xã lại được chia thành 3 cấp: đại xã (100 hộ trở lên), trung
xã (50- 100 hộ), tiểu xã (10- 50 hộ), số lượng xã quan được quy định tuỳ theo quy mô của xã: đại xã 3 người, trung xã 2 người, tiểu xã l người
Đến đời Lê Thánh Tông, bộ máy Nhà nước từ trung ương đến địa
phương có những thay đổi đáng kể Năm 1466, Lê Thánh Tông chia lại các
khu vực hành chính, chia đất nước thành 12 đạo Hai huyện Quảng Đức và
Thọ Xương (một phần khu vực hai quận Ba đình và Hoàn Kiếm- Hà Nội
ngày nay) đặt thành phủ Trung Đô trực thuộc triều đình Đứng đầu mỗi đạo có hai ty: Đô ty- phụ trách quân đội và Thừa ty- phụ trách hành chính, tư pháp Dưới đạo là phủ, châu, huyện, xã Các chức quan phụ trách các địa phương cũng thay đổi Riêng Trung đô đặt thêm một số chức quan đặc biệt như Phủ đoãn, Thiếu doãn, Thị Trung Việc chia lại các đơn vị hành chính chứng tỏ bước củng cố của chính quyền trung ương và thu hẹp bớt chính quyền ở các địa phương
Hệ thống chính quyền tập trung về tay triều đình trung ương, đứng đầu
vua, rồi đến các chức (tả, hữu) Tướng quốc, Tam thái, Tam thiếu, Tam tư
Trang 14Các cơ quan Nhà nước được Lê Thánh Tông sắp xếp lại: Năm 1465 đổi
6 bộ thành 6 viện (Binh, Lễ, Hộ, Lại, Hình, Công)- đứng đầu là các Thượng
thư, có nhiệm vụ chia nhau trông coi điều hành mọi công việc trong nước;
đặt 6 khoa tương ứng với 6 viện, làm nhiệm vụ kiểm sốt cơng việc cuả 6
viện Sau đó, năm 1466 lại đối lại 6 viện thành 6 bộ và đặt thêm 6 tự để trông coi những công việc phụ cùng các cơ quan chuyên trách khác giúp việc nhà vua như Ngự sử dài, Hàn lâm viện, Đông các viện
Năm 1471, Lê Thánh Tông đặt thêm Ty hiến sát ở các đạo Ty hiến sát có nhiệm vụ xét xử kiện tụng và giám sắt các công việc trong đạo Như vậy,
ở các đạo, quyền binh, hình, chính thuộc về 3 cơ quan: Đô, Hiến, Thừa - gọi tất là tam ty, điều này hạn chế bớt quyền lực của các quan lại địa phương, tập trung quyền lực về tay chính quyền trung ương và hạn chế khuynh hướng
phân tán trong xã hội
Nam 1471, Lê Thánh Tông ra dụ cải tổ lại bộ máy chính quyền trung ương quy định rõ trách nhiệm của các chức quan và tập trung quyền binh vào
tay vua Lê Thánh Tông bãi bỏ chức Tể tướng, trực tiếp nấm quyền hành -
chế độ phong kiến tập quyền đã phát triển tới đỉnh cao của mức độ quân chủ chuyên chế
Năm 1490, Lê Thánh Tông đổi những quy định hành chính của xã, ban hành những thể lệ tách xã cũ, lập xã mới: đại xã có từ 500 hộ trở lên, trung xã gồm 300 hộ trở lên và tiểu xã gồm 100 hệ trở lên Khi dân số trong đại xã
tăng quá 100 hộ so với mức thì chia xã mới đồng thời cũng chia luôn cả tài
sản công và ruộng đất công của xã Ngạch xã trưởng cũng được quy định lại; tiêu chuẩn xã trưởng phải là những người giám sinh, sinh đồ hay "lương gia
tử đệ”, trên 30 tuổi, biết chữ và có hạnh kiểm tốt
Nhà nước phong kiến thời Lê sơ là một bộ máy quan liêu to lớn, nặng nề Lê Quý Đôn có viết trong Kiến văn tiểu lục rằng số quan chức trong kinh và ngoài đạo có lúc lên tới 5398 người Đặc quyền của quan lại được nhà nước quy định Theo thứ bậc cao thấp, các quan được cấp ruộng thế nghiệp,
Trang 15riêng về cách ăn mặc, màu sắc quần áo, cách trang trí nơi ở của quan lại mà dân chúng không được dùng
Việc tổ chức quân đội trong thời Lê sơ cũng được quy định chặt chẽ
Việc tuyển lính được tiến hành cùng với việc điều tra nhân khẩu, lập hộ tịch
Việc này do các quan đại thần được triều đình cử về các địa phương lập
trường tuyển duyệt Dân đỉnh 18 tuổi trở lên được chia thành 5 hang: trang,
quân, dân, lão, cố cùng - trong đó hạng trắng phải tòng quân ngay, hạng quân là lực lượng dự bị Bên cạnh đó cũng ban hành những chế độ luyện tập hàng năm, mở các kỳ thi võ Các xưởng sản xuất vũ khí đều do triều đình
trung ương nắm
Về mọi mặt, có thể đánh giá rằng đến thế kỷ XV chế độ trung ương
tập quyền ở Việt Nam đã được tăng cường vững mạnh và đạt trình độ cao Các chế độ về cai trị, về quân sự đã được định thành quy chế Một đặc điểm
đáng chú ý về mặt tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước thời kỳ này là
việc tổ chức thực hiện sự giám sát lẫn nhau giữa một số loại cơ quan nhà
nước (như việc đặt ra các khoa để kiểm soát các bộ) Về tổ chức bộ máy Nhà nước thời Nguyễn
Trên cơ sở quốc gia thống nhất bước đầu đã được nhà Tây Sơn khôi phục, nhà Nguyễn ra sức củng cố chính quyền, tăng cường chế độ chuyên
chế trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam từ trung ương đến địa phương
Bộ máy Nhà nước thời Nguyễn mang tính quân chủ chuyên chế tập
trung cao độ Trên hết là vua, đứng đầu triều đình và nắm mọi quyền hành
Trang 16giám), /y (Từ tế ty, Tượng y ty), phú (Nội vụ phủ, Tôn nhân phủ) Bên cạnh vua còn có hai cơ quan giúp việc khá quan trọng là Viện cơ mật - là cơ quan
tư vấn cho vua về quốc sự gồm bốn đại thần ở các bộ bổ sung vào - và Văn
phòng (đến năm 1829 thời Minh Mệnh đổi thành Nội các) - lo việc giấy tờ
số sách, thảo các văn án, luật lệnh Đáng chú ý còn có các cơ quan cao cấp
phụ trách việc xét xử là Đó sát viện và Dai lý tự Hai cơ quan này cùng với Bộ Hình hợp thành Tam pháp ty - ba cơ quan phụ trách tư pháp
Các vua Nguyễn sợ bị lấn at quyền hành nên đặt ra lệ "tứ bất": không đạt tế tướng, không lấy trạng ngun, khơng lập hồng hậu, không phong
tước vương cho người ngoài hoàng tộc Các bộ và các cơ quan khác thuộc
triều đình đều đặt dưới quyền điều khiển trực tiếp của nhà vua ý vua là phép
nước Ngoài ra, để giúp vua trong việc cai trị, triểu đình còn cử những vị Khâm sai, Kinh lược đi thanh tra, nắm tình hình tại các địa phương
Năm 1831, Minh Mạng chia đất nước thành 29 tỉnh trực thuộc triều
đình Đứng đầu mỗi tỉnh là Tổng đốc, có Tuần phủ, Bố chính, Án sát giúp
việc Các phủ, huyện do Tri phủ, Trí huyện đứng đầu Đơn vị hành chính cấp cơ sở là xã do Lý trưởng đứng đầu Mỗi xã là một đơn vị độc lập chịu trách
nhiệm về thuế, phu, tạp dịch với nhà nước Nhiều xã gần nhau hợp thành tổng - là trung gian giữa huyện và xã - do Chánh tổng đứng đầu Bộ máy quản lý làng xã được trao khá nhiều quyền hành nên nạn cường hào dưới thời Nguyễn cũng hoành hành mạnh mẽ
Nhìn chung, khi xây dựng chính quyền quân chủ tập quyền, chế độ chuyên chế nhà Nguyễn đã thừa hưởng được những kinh nghiệm tổ chức,
những di sản văn hóa dân tộc, có những thuận lợi căn bản khi đất nước đã thống nhất và mở rộng, vì vậy mà mô hình Nhà nước dưới thời Nguyễn được
tổ chức xây dựng một cách quy mô và chặt chẽ hơn
Tính chất nối bật của Nhà nước thời Nguyễn là khuynh hướng tăng
cường tập trung và chuyên chế Khuynh hướng này đặc biệt nổi rõ dưới thời
Trang 17củng cố và bảo vệ quyền lợi của giai cấp, của dòng họ, các lĩnh vực kinh tế, văn hóa dưới thời Nguyễn cũng có xu hướng phát triển chung của thời đại, không tạo nên được nền tảng cho sự phát triển tích cực của đất nước mà còn làm giảm sức để kháng của dân tộc trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp
Hành động cầu viện nhục nhã của Nguyễn Ánh đã mở đường cho thực
dân Pháp từng bước xâm lược nước ta bắt đầu từ Hiệp ước Vecxay (1787) và kết thúc bằng hiệp ước Patonot (1884) Nước ta từ một nước độc lập tự chủ
trở thành thuộc địa của thực dân Pháp Thực dân Pháp đã xây dựng trên đất nước ta bộ máy của nhà nước thực dân - phong kiến Đó là một bộ máy Nhà nước tàn ác nhất trong lịch sử mà Hồ Chí Minh đã lên án kịch liệt trong nhiều bài viết của mình, tập trung ở tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp
Qua nghiên cứu và tổng kết cách thức tổ chức bộ máy nhà nước của
các triều đại phong kiến kế tiếp nhau trong lịch sử, Hồ Chí Minh đã phủ định biện chứng nó trong việc tổ chức bộ máy Nhà nước dân chủ nhân dân - nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Nghiên cứu cách tổ chức bộ máy Nhà nước của Người và các Hiến pháp năm 1946, 1959 do Người chỉ đạo biên
soạn chúng ta đều thấy rõ điều này
Những yếu tố hợp lý mà Hồ Chí Minh kế thừa và vận dụng đó là
những kinh nghiệm quý báu về xây dựng nhà nước và trị nước Trong
những kinh nghiệm quý báu đó Hồ Chí Minh rất chú ý tới sự vận dụng sáng tạo các mô hình tổ chức Nhà nước, theo tư tưởng Nho giáo, ở Trung Quốc (chủ yếu là của nhà Tống) của ông cha ta cho phù hợp với điều kiện Việt
Nam: về mặt tổ chức bộ máy đó là tính hệ thống thông suốt từ triều đình tới
Trang 18Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới tính thân dân của các triều đại phong kiến khi còn hưng thịnh Đó là hình ảnh lý tưởng về Nhà nước "vua
thánh, tôi hiển” có trật tự kỷ cương, nhân dân an cư lạc nghiệp và đất nước
thái bình thịnh trị - "vua Nghiêu, Thuấn - dân Nghiêu, Thuấn", "nước lấy
dân làm gốc", hay "dân vi quý, xã tắc thứ chỉ, quân vì khinh" tiếp thu được ở Nho giáo đã được vận dụng thành công vào các triều đại phong kiến
Việt Nam
Hồ Chí Minh còn kế thừa cách tuyển bổ và bãi miễn quan lại đúng đắn
của các triều đình phong kiến Việt Nam như: khoa cử (thi) để lấy những
người đỗ đạt cao bổ dụng vào bộ máy Nhà nước Bảo cử theo "Chiếu cầu hiển" để tiến cử kẻ hiển tài ra làm việc cho đất nước Khảo khoa - kiểm tra
sát hạch theo định kỳ để biết đội ngũ quan lại tốt hay xấu Tốt được thăng chức, xấu bị giáng chức, phạm tội bị truất chức Hồi ty (nghĩa là tránh đi) để phòng ngừa những tệ nạn bao che cho người thân làm điều xằng bậy, hay ý thế họ hàng có người làm quan sở tại bức hiếp người khác Lệ Trí sĩ (về hưu) v.v Hồ Chí Minh đã vận dụng những cách thức này trong điều kiện
lịch sử mới để chuẩn bị đội ngũ cán bộ cách mạng Ví dụ: Người đã ra sắc
lệnh mở trường huấn luyện cán bộ Việt Nam, ban hành quy chế công chức,
tổ chức các kỳ thi tuyển để lựa chọn các bộ bổ nhiệm vào các cơ quan của
Đảng, bộ máy Nhà nước và các đoàn thể quần chúng
Hồ Chí Minh cũng loại bỏ những tính chất lạc hậu trong tổ chức của các triều đại phong kiến như: độc quyền, chế độ thế tập, lệ ấm phong, mua quan bán tước của các triều đại phong kiến Việt Nam Ví dụ: Người đã mượn "Lời than của Bà Trưng" để phê phán một số vua nhà Nguyễn đã bán rẻ Tổ quốc, cam tâm làm tay sai cho thực dân Pháp: "Vua muốn xứng với
lòng trời và làm tròn nhiệm vụ chí tân của mình thì phải chịu khổ trước dân
Trang 19trời Bằng không thì ấy là trời đoạn tuyệt, tổ tiên từ bỏ, dân chúng ruồng
rấy" Š,
1.1.2 Tổng kết những bài học kinh nghiệm thất bại về mặt tổ chức
của những cuộc khổi nghĩa, phong trào yêu nước ở nước ta từ 1858 đến
năm 1930
Sinh ra và lớn lên trong điều kiện nước ta đã trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến dưới sự thống trị tàn bạo của thực dân Pháp, Hồ Chí Minh (lúc đó tên là Nguyễn Sinh Cung - Nguyễn Tất Thành) đã chứng kiến sự thất bại của tất cả những cuộc khởi nghĩa và phong trào yêu nước chống thực dân Pháp cứu nước của nhân dân khắp cả nước ta Sự thất bại đó có nhiều nguyên
nhân, trong đó có những nguyên nhân về tổ chức:
Tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa thuộc phong trào Cần Vương (1885 -
1895) Mặc dù mang tỉnh thần yêu nước, bất khuất, anh dũng, kiên cường
nhưng tất cả các cuộc chiến đấu vũ trang chống Pháp trong phong trào Cần
Vương đều đã bị thực dân Pháp dập tắt
Những cuộc chiến đấu này mang nét chung là cô lập, không có sự liên kết, phối hợp chặt chẽ với nhau Pháp dễ dàng tổ chức những cuộc hành quân càn quét, tách dân khỏi lực lượng kháng chiến, bao vây, cô lập các căn cứ kháng chiến sau đó dùng lực lượng quân sự mạnh tấn công tiêu diệt nghĩa
quân
Phương thức tác chiến của các đội quân tỏ ra lạc hậu với chiến thuật và
vũ khí mới của địch Với sức mạnh của hoả lực, Pháp tập trung quân đàn áp
đập tắt từng điểm phản kháng, phá vỡ từng căn cứ kháng chiến theo kiểu cố thủ thành luỹ bị động, tiêu diệt và truy bắt những người kháng chiến
Cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913) Tuy anh dũng, quật cường và
bền bí (kéo dài gần 30 năm) nhưng chung cuộc vẫn bị thất bại Trong những nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa này cũng có nguyên nhân sai lầm
Trang 20về mặt tổ chức như các cuộc khởi nghĩa trước và còn nói lên rằng nông dân chỉ có thể giải phóng được mình khi có một giai cấp tiên tiến dẫn đường
Những năm đâu thế kỷ XX ở nước ta những biến chuyển trong đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt là sự du nhập những tư tưởng mới trong Tân thư, Tân văn của Khang; Lương (Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu) vào Việt Nam đã tạo điều kiện cho các sĩ phu tư sản hoá đứng lên lãnh đạo một làn sóng cách mạng mới Đó là phong trào Đông Du (1905 - 1908) do Phan Bội Châu cùng với Tăng Bạt Hổ, Nguyễn Thành, Đặng Thái Thuyến, Đặng Tử Kính, Đỗ Tuyển lãnh đạo; phong trào Duy Tân (1906 - 1907) do Phan Chu Trinh cùng với Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng, Lê Văn Huân và Nguyễn Đình Kiên lãnh đạo; phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục (1907) do Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Hoàng Tăng Bí, Lê Đại lãnh đạo; phong trào Việt Nam Quang phục hội (1912 - 1917) do Phan Bội Châu cùng với các đồng chí của ông lãnh đạo; phong trào Quốc dân Đảng (1927 - 1930) do Nguyễn Thái Học cùng với các đồng chí của ông lãnh đạo Các phong trào cứu nước mới này cũng lần lượt bị thất bại, trong đó có nguyên nhân về tổ chức Đó là tính chia cắt, lực lượng mỏng, lỏng lẻo, thiếu kế hoạch chu đáo
Một số phong trào còn mơ hồ về tổ chức khi cầu mong vào sự giúp đỡ của
bọn thực dân, đế quốc v.v Sau này cụ Phan Bội Châu đã tự bộc bạch:
"Trăm thất bại mà không chút thành công sau suy nghĩ ra việc này cũng
rất hoang đường vì trong nước không có một kinh doanh tổ chức gì, chỉ chú trọng thế lực bên ngoài; trăm nghìn việc đều nương dựa vào người khác thì từ xưa đến nay, từ Đông đến Tây không bao giờ có một đẳng cách mệnh ăn nhờ như thế Thế mới biết không có lực lượng bên trong mà chỉ ỷ lại vào người ngồi thì khơng thể thành công được" Š Tổng kết bài học thất bại
này, Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Cụ Phan Chu Trình chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương điều đó là sai lâm, chẳng khác gì đến xin giặc rủ lòng
Trang 21thương Cụ Phan Bội Châu hy vọng Nhật giúp đỡ để duổi Pháp Điều đó rất
nguy hiểm, chẳng khác gì: "đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau" T,
Từ những phong trào yêu nước kháng Pháp của nhân dân ta trong giai
đoạn này có thể khẳng định tỉnh thần bất khuất, anh dũng, kiên cường đấu
tranh chống xâm lược, chống áp bức của nhân dân ta chưa bao giờ bị dập tất
Phong trào có thể bị khủng bố khốc liệt, nhiều chiến sĩ kiên cường hy sinh nhưng tinh thân đó không chết
Nhìn suốt cả chiều đài lịch sử của giai đoạn này, có thể thấy những
phong trào yêu nước đã phát triển dần về mặt ý thức hệ Từ ý thức hệ phong
kiến chuyển dần sang ý thức hệ tư sản nhưng tất cả những phong trào yêu
nước và cứu nước đó đều thất bại trước sự đàn áp của thực dân Pháp
Nhìn từ góc độ tổ chức, các phong trào đó được tổ chức theo 2 hình thức chủ yếu, bị chỉ phối bởi 2 hệ tự tưởng phong kiến và tư sản đã nêu ở
trên Tuy nhiên, ý thức hệ phong kiến đang trong buổi chiều tà, chỉ hất lên
những tỉa sáng yếu ớt và mờ đục chiếu vào tỉnh thần yêu nước đang sục sôi
của nhân dân Những tỉa sáng yếu đó sinh ra trên một cái "nên" chế độ
phong kiến đã suy yếu, mục nát trước sức tấn công xâm lược nên không còn
đủ sức dẫn đường cho cuộc đấu tranh Các phong trào kháng Pháp vẫn đi lại
vào những vết thất bại cũ do chỉ diễn ra cục bộ, phân tán - đây cũng là đặc điểm chung của cả chế độ phong kiến nói chung - không có sự phối hợp liên kết các phong trào để tạo thành một phong trào sâu rộng, thống nhất trên phạm vi lớn; không có sự tuyên truyền vận động nhân dân dưới các hình thức mới, không tổ chức được lực lượng thành các tuyến, các mảng, các vùng để
phối hợp hỗ trợ nhau, phương thức tổ chức chiến đấu đã lỗi thời trước kẻ
địch mới
Khuynh hướng tư tưởng tư sản được du nhập bởi các sĩ phu tư sản hoá
chỉ đến được với tầng lớp trên mà chưa có cơ sở xã hội để bén rễ và phát triển nên mọi hình thức tổ chức được "copy" tỏ ra thiếu sức sống, thiếu
Trang 22hiệu quả, thực hiện lại không chặt chế, khoa học nên dẫn đến hệ quả tất yếu là tổ chức lỏng lẻo, thiếu bí mật trong điều kiện phải hoạt động bí mật, nên khi bị khủng bố là tan vỡ hàng loạt cơ sở, tổn thất nhân sự rất to lớn Việt Nam quốc dân Đảng bị "xóa sổ" sau khởi nghĩa Yên Bái là ví dụ tiêu biểu nhất
Những thất bại - xét về mặt tổ chức- của các phong trào kháng Pháp
trong giai đoạn này ở Việt Nam nói lên rằng muốn đưa cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc đến thành công phải tổ chức lực lượng cứu nước bằng một
phương thức mới do một lực lượng ưu tú đại diện cho hệ tư tưởng tiên tiến lãnh đạo
Tổng kết bài học thất bại chung về tổ chức của những cuộc khởi nghĩa và phong trào yêu nước ở nước ta từ năm 1885 đến năm 1930, Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Kinh nghiệm thế giới và trong nước chứng tỏ rằng: Những cuộc đấu
tranh "tự phát" của nhân dân, thường không có nưục đích rõ ràng, kế hoạch
đây đủ, tổ chức chắc chắn Vì vậy mà lực lượng rời rạc, nơi này lên thì nơi
khác xẹp Kết quả là thất bạt" bởi vì "lực lượng kẻ địch rất mạnh" Do đó "muốn thẳng lợi thì quần chúng phải được tổ chức rất chặt chế; clí khí phải
kiên quyết phải có Đảng để tổ chức và giáo dục nhân dân thành một đội
quân thật mạnh, đánh đổ kẻ địch, tranh lấy chính quyền" °
1.1.3 Kế thừa những yếu tố tiến bộ trong tư tưởng của một số các nhà khai sáng Pháp và trong cách mạng tư sản Mỹ, Pháp về mặt tổ chức -
lý thuyết tổ chức tư sản
Trang 231689 -1755) nhà văn Pháp, Rutxo (JJ.Rousseau - 1712 - 1778) nhà triết học,
nhà văn, nhà soạn nhạc Pháp Đọc những tác phẩm đó, Hồ Chí Minh thấy toát lên tỉnh thần phê phán chế độ phong kiến, lòng thiết tha yêu dân chủ, tự do, khát khao đời sống bình đẳng, bác ái giữa người với người Trên hành trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã khảo sát thực tế các thể chế cộng
hoà tư sản điển hình là Mỹ, Anh và Pháp để một lần nữa khẳng định tư tưởng
tiến bộ của các nhà khai sáng Pháp cũng như của hai bản tuyên ngôn: Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp và Tuyên ngôn độc lập của Mỹ
Vonte là ngọn cờ đầu của phong trào khai sáng Pháp thế kỷ XVIII Nhiều tác phẩm của ông đã phê phán kịch liệt chế độ quân chủ mục nát,
triều đình phong kiến hủ bại, xa xỉ, tham nhũng và bọn quý tộc ngu dối
Vonte kêu gọi "Hãy phá trụi những lâu đài cũ kỹ của sự dối trá", "hãy đập nát vật !y tiện"
Trong "Tỉnh thân pháp luật" (một tác phẩm lớn mà ông đã viết trong 30 năm) Mongtetskiơ lập luận rằng: phải hạn chế vai trò của vua trong việc thi hành pháp luật, tức là thi hành quyền hành pháp, còn quyền lập pháp thì
phải thuộc về các đại biểu của giai cấp hữu sản, quan toà phải độc lập đối
với vua và nghị viện Có thể nói Mongtetskiơ là những người đầu tiên đặt những viên gạch cho việc kiến trúc mô hình nhà nước pháp quyền dân chủ tư
2
san
Còn Rutxo, trong tác phẩm "Luận về nguồn gốc và những cơ sở của sự bất bình đẳng giữa người với người", đã chứng mình sự bất bình đẳng là do con người tạo ra và chỉ ra rằng: con người sinh ra nó thì có thể phá bỏ nó Trong "Khế ước xế hội", Rutxo cho rằng Nhà nước được sinh ra do sự thoả thuận giữa các cá nhân, vì lợi ích chung Người nắm chính quyền hoặc người có chủ quyền chính là nhân dân Rutxo mơ ước một chỉnh thể cộng hoa dan chủ của những người tư hữu nhỏ, trong đó mỗi gia đình tự sản xuất lấy mọi
Trang 24Tuy còn đứng trên lập trường của giai cấp tư sản nhưng các nhà khai sáng Pháp nói trên đều muốn tổ chức một nền dân chủ tư sản - một chế độ
cộng hoà tiến bộ hơn chế độ quân chủ phong kiến Dưới chính thể cộng hoà, quyển con người được để cao; pháp luật được để cao nhằm luật pháp hoá
quyền con người và bảo vệ quyền con người; dân chúng và các công chức
nhà nước phải tuân theo luật pháp Đặc biệt là bộ máy nhà nước được tổ
chức sao cho thể hiện được tính chất dân chủ, hạn chế được chuyên quyền và độc quyền Bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ (1776) cũng như Bản Tuyên ngôn nhân quyên và dân quyền của cách mạng tư sản Pháp (1789) chỉ là cụ thể hoá những tư tưởng tiến bộ đó nhằm biến những tư tưởng đó thành
hiện thực Ví dụ:
Tuyên bố rõ về quyển con người, bản Tuyên ngôn độc lập Mỹ viết: "Chúng tôi tỉn một chân lý không cần nói ai cũng rõ: "Tất cả mọi người sinh
ra đêu bình đẳng Họ được vị chúa sáng thế của họ ban cho một số quyền lợi
không thể chia xẻ trong đó bao gôm những quyền lợi về cách mạng sống, tự do va mitu cdu hạnh phúc" *; bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp cũng viết: "Mọi người sinh ra và sống tự do và bình đẳng về các
quyền những quyền tự nhiên, không thể tước đoạt và thiêng liêng của con người",
Tuyên bố về việc tổ chức nhà nước pháp quyền, bản Tuyên ngôn nhân quyên và dân quyền của Pháp tại các điểu 6, 12, 13, 14, 15 nói rõ: Luât
pháp là sự biểu thị ý chí chung Mọi công dân đều có quyển tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các đại biểu của mình vào việc xây dựng pháp luật Để đảm bảo các quyền con người và công dân, đòi hỏi phải có một lực lượng công cộng (bộ máy nhà nước), lực lượng này được lập ra vì lợi ích của tất cả mọi người chứ không phải do lợi ích riêng của những người được giao sử dụng nó Để nuôi dưỡng lực lượng công cộng và để trang trải những
* Dẫn theo Lưu Tộ Xương, Quang Nhân Hồng, Hàn Thừa Văn: Lịch sử thế giới, tập 3; Thời cận đại (1640 - 1900), Phong Đảo dịch, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, tr 199
'* Tuyên ngôn về nhân quyền và đân quyền, bản địch của luật sư Phan Anh Về đại cách mạng Pháp 1789, Nxb
Trang 25khoản chỉ phí hành chính, việc đóng góp chung là cần thiết và phải được phân bổ cho các công dần tuỳ theo khả năng từng người
Mọi công dân đều có quyền, hoặc trực tiếp hoặc thông qua các đại biểu của mình, được xem xét sự cần thiết của sự đóng góp chung, được theo
dõi việc sử dụng đóng góp Xã hội có quyền bắt buộc mọi công chức phải
báo cáo về công việc quản lý của họ !; bản Tuyên ngôn độc lập của Mỹ
cũng nói rõ: "Nhằm bảo đảm những quyên lợi đó mới có người đứng ra
thành lập chính phú, mà quyền lực chính đáng của chính phú có được là từ
„u12
sự đồng ý của những người bị thống trị" 'ˆ và "Nếu bất cứ hình thức chính phú nào phá hoại mục đích đó thì nhân dân có quyền sửa đổi nó hoặc xoá
bỏ nó để xây dựng một chính phủ mới" '*
Trong những năm 1924 - 1927 khi sống và hoạt động ở Quảng Châu -
Trung Quốc, Hồ Chí Minh đã nghiên cứu và đánh giá cao chính phủ của Tôn
Trung Sơn Đó là một thiết chế nhà nước "một chính phủ của dân, do dân và
vì dân theo ba nguyên tắc lớn" của người sáng lập Quốc dân Đảng"!
Như vậy, những tư tưởng tiến bộ về tổ chức một chế độ xã hội tiến bộ
hơn so với chế độ phong kiến được thể hiện trong các tác phẩm của ba nhà khai sáng Pháp, trong Tuyên ngôn độc lập của cách mạng Mỹ và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp, cũng như được thể hiện trong tư tưởng của Tôn Trung Sơn đã được Hồ Chí Minh phát hiện, đánh giá cao Sau này Người đã kế thừa và vận dụng sáng tạo những yếu tố tiến bộ đó trong việc lựa chọn và tổ chức kiểu Nhà nước mới ở nước ta sau cách mạng thành công
Tuy nhiên, cũng trên cơ sở khảo sát, nghiên cứu kỹ mô hình nhà nước
tư sản trong hiện thực, Hồ Chí Minh đã phát hiện ra đằng sau những lời hoa
mỹ về quyền con người, về sự công bằng của luật pháp tư sản, về dân chủ, tự
1! Tuyên ngôn về nhân quyền và dân quyền, bản dịch của Luật sự Phan Anh, Sdd, tr.158 - 159 !? Dãn theo Lưu Tộ Xương, Quang Nhân Hồng, Hàn Thừa Văn, Sđd, tr 199
!* Dẫn theo Lưu Tộ Xương, Quang Nhân Hồng, Hàn Thừa Văn, Sđd, tr 199 * "Dân tộc độc lập, Dân quyền tự do, Dân sinh hạnh phúc”
Trang 26do, bác ái v.v là sự bất bình đẳng, nghèo đói, nạn phân biệt chủng tộc và biết bao sự tàn bạo bất công khác không những ở ngay các nước chính quốc,
mà còn hà khắc, tàn bạo hơn ở các nước thuộc địa và phụ thuộc Như vậy
trong đời sống hiện thực, cái gọi là dan chủ, tiến bộ, "Tự do, Bình đẳng, Bác ái" ấy chỉ có nghĩa với giai cấp bóc lột - giai cấp tư sản đang thống trị xã hội, với mục đích bảo vệ cho lợi ích của giai cấp tư sản, chà đạp lên lợi ích của quảng đại quần chúng nhân dân lao động Hồ Chí Minh coi cách mạng
tư sản là những cuộc cách mạng không đến nơi vì chính quyền vẫn ở trong
tay một số ít người và chỉ là công cụ để đàn ấp, áp bức, bóc lột nhân dân lao
động, bảo vệ cho lợi ích của giai cấp tư sản Vì vậy Hồ Chí Minh chỉ kế thừa
tính chất tiến bộ trong tư tưởng của các nhà khai sáng Pháp và trong các cuộc cách mạng tư sản, còn Người kiên quyết loại bỏ những thực tế phản triến bộ trong nhà nước tư sản sau khi cách mạng tư sản thành công
Tóm lại, những yếu tố tiến bộ về tổ chức một thể chế cộng hoà tư sản
mà trong đó bao gồm Tuyên bố quyền con người và bảo vệ quyền đó, coi
trọng luật pháp, tổ chức bộ máy nhà nước pháp quyền, mở rộng dân chủ v.v được ghi rõ trong các tác phẩm của các nhà khai sáng Pháp, ghi rd trong Tuyên ngôn của các cuộc cách mạng tư sản cũng như trong tư tưởng "Tam đán" của Tôn Trung Sơn v.v là một trong những nguồn gốc lý luận
quan trọng của tư tưởng Hồ về tổ chức, trước hết là tổ chức bộ máy nhà nước
pháp quyền của dân, do dân và vì dân Tuy nhiên, những nguồn gốc lý luận này chỉ thực sự sáng tỏ khi Hồ Chí Minh tiếp thu lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và Cách mạng Tháng Mười Nga
1.1.4 Học thuyết tổ chức Mác - Lênin - nguồn lý luận chủ yếu của
tự tưởng Hồ Chí Minh về tổ chức
Trang 27phẩm của Mác và Lênin Tác phẩm Tư bản của Các Mác là cuốn sách gối đầu giường của Người" !, Say mê nghiên cứu chủ nghĩa Mác- Lênin với ba
bộ phận cấu thành, Hồ Chí Minh đã tìm thấy ở đây lý luận tổ chức mới và đã vận dụng sáng tạo vào việc tổ chức chế độ xã hội mới ở Việt Nam Lý luận tổ chức mới Mác - Lênin còn là cơ sở khoa học giúp Hồ Chí Minh thấy rõ những yếu tố tiến bộ trong các lý luận tổ chức cũ để kế thừa và vận dụng
trong công tác tổ chức Đảng, Nhà nước và xã hội Việt Nam Lý luận tổ
chức Mác - Lênin được Người kế thừa và vận dụng bao gồm những nguyên lý, quy luật, nguyên tắc, phương pháp tổ chức được thể hiện trong phép biện
chứng duy vật về cả tự nhiên và xã hội
1 Tổ chức với tính cách là thể thống nhất của nội dung với hình thức tạo thành một sự vật hoàn chính như là một cái riêng đang trong quá trình liên hệ và phát triển
Trên cơ sở kế thừa những quan niệm của Hêgphen và tổng kết những
thành tựu của khoa học tự nhiên ở nửa đầu thế kỷ 19 (về cấu tạo vật chất; về học thuyết sinh học của Đacuyn và học thuyết tế bào ), Mác và Ăngghen đã coi cái riêng là một sự vật toàn vẹn đang không ngừng vận động, biến đổi và
phát triển Đó là một hệ thống (đóng hoặc mở) bao gồm nhiều yếu tố phần tử
tạo thành theo những mối liên hệ nhất định với những liên kết nhất định Quy mô của cái riêng đó như thế nào là tuỳ theo tính quy định giữa nó với những cái khác Vì vậy có cái riêng rất nhỏ và có những cái riêng rất lớn Cái riêng rất lớn là vũ trụ, cái riêng rất nhỏ là tế bào, nguyên tử, các hạt cơ bản Vì thế giới là thể thống nhất các sự vật vật chất, nên cái riêng nhỏ lại trở thành yếu tố (phần tử) của cái riêng lớn hơn Đến lượt nó, cái riêng lớn hơn lại trở thành yếu tố (phần tử) của cái riêng lớn hơn nữa v.v
Nếu coi mỗi cái riêng như vậy là một hệ thống, là một sự vật thì tổng hợp tất cả những yếu tố, phần tử, bộ phận lớn nhỏ tạo thành sự vật được gọi là nội dung của sự vật
Trang 28Tuy nhiên, các yếu tố, bộ phận ấy không được liên kết với nhau theo một kiểu liên hệ nào đó thì cũng không thể hình thành được một sự vật như
một cái riêng, như một hệ thống Sự liên kết theo một kiểu nào đó của nội
dung gọi là hình thức của sự vật
Sự thống nhất trong sự tác động qua lại của nội dung với hình thức tạo thành sự vật được gọi là tổ chức theo nghĩa bao quát nhất đúng với tất cả các sự vật trên thế giới
Kế thừa những thành tựu của khoa học tự nhiên và xã hội, trước hết là kế thừa tư tưởng của Hêghen, C Mác và Ph Ăngghen đã phân tích sự vật, khái quát và phân tích mối quan hệ giữa nội dung với hình thức trong học thuyết duy vật biện chứng của mình Bằng việc làm này, hai ông đã đặt cơ sở
lý luận cho một khoa học mới - khoa học tổ chức
Khoa học tổ chức đã được phát triển thêm nhờ cặp phạm trù cấu trúc và chức năng Đây là hai cặp phạm trù nảy sinh từ hai cặp phạm trù nội dung
và hình thức
Cấu trúc là cấu tạo của sự vật tạo thành mô hình tổng thể của sự vật
Đó chính là kiểu sắp xếp, bố trí các yếu tố, bộ phận (nội dung) sao cho hợp lý, có thứ tự trên dưới, dọc ngang
Tuy nhiên, kiểu tổ chức sắp xếp, bố trí các yếu tố, bộ phận của sự vật không phải là tuỳ tiện, ngẫu nhiên Cái quyết định các yếu tố, bộ phận được
kết cấu như thế nào lại phụ thuộc vào chức năng của mỗi yếu tố, bộ phận đó trong tổng số các yếu tố, bộ phận của sự vật Phân tích mẫu hành tinh
nguyên tử, phân tích mô hình tổng thể của các cơ thể sinh vật, mà điển hình là cơ thể con người đã cho ta thấy rõ điều đó
Trang 29tử với tính cách là nguyên tử Như vậy tổ chức của nguyên tử như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào cấu trúc của các yếu tố cấu thành nó Đến lượt nó cấu trúc như thế nào lại phụ thuộc vào chức năng của mỗi yếu tố đó
Tổ chức của cơ thể con người - một sự vật vật chất phức tạp nhất, tinh
vi nhất và tổng hợp nhất của tự nhiên cũng tuân theo mối quan hệ của cấu
trúc với chức năng
Tóm lại, phân tích rõ số lượng các yếu tố, bộ phận của sự vật, phân tích rõ chức năng của mỗi yếu tố, bộ phận rồi sắp xếp các yếu tố, bộ phận đó một cách hợp lý, đảm bảo tính logic của một hệ thống, mô hình là nội dung
cơ bản không thể thiếu được của công tác tổ chức, nó như là quy luật, là nguyên tắc tổ chức
Việc tuân theo quy luật, nguyên tắc này có khác nhau của tổ chức các sự vật tự nhiên so với tổ chức các sự vật xã hội Cái quyết định sự khác nhau ấy là trong tổ chức các sự vật xã hội bao giờ cũng có sự tham gia của con
người hoặc là cá nhân hoặc là một tập thể người, một cộng đồng người Nếu không có sự tham gia của con người thì tổ chức đó không thể có được
Trong tổ chức các sự vật xã hội (gọi chung là các tổ chức xã hội với nhiều lĩnh vực, có thứ bậc khác nhau), khái niệm cấu trúc - chức năng chuyển thành khái niệm bộ máy - chức năng Một người hay tập thể thực hiện chức năng đó bằng những việc làm cụ thể gọi là nhiệm vụ, trách nhiệm
Ở các tổ chức xã hội bây giờ khác cấu trúc của sự vật tự nhiên là ở chỗ: ở
cấu trúc của sự vật tư nhiên không có yếu tố người và do đó chỉ có cấu trúc -
chức năng, còn ở tổ chức xã hội có yếu tố người và do đó bên cạnh và phụ
hợp với cấu trúc - chức năng còn có cấu trúc người và nhiệm vụ của họ, như là sự lối đài của cấu trúc - chức năng: cấu trúc -> chức năng ~> người - nhiệm vụ và trách nhiệm nhân sự
2 Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội như là mô hình tổng thể vĩ mô tổ
Trang 30Lần đầu tiên trong lịch sử, C Mác đã xây dựng phạm trù Hình thái kinh tế - xã hội Đó là một xã hội ở mỗi giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và với một kiến trúc thượng tầng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy Đó cũng là mô hình tổ chức tổng quát của xã hội loài người có sư phù hợp, thống nhất của nội dung với hình thức, cấu trúc với chức năng, có sự thống nhất giữa tổ chức bộ máy xã hội với tổ chức nhân sự (con người, tầng lớp, giai cấp v.v ) đảm bảo cho xã hội luôn luôn vận động và phát triển
C Mác đã phân tích rõ cái hệ thống lớn là toàn bộ xã hội với ba hệ thống con: lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng
Mỗi hệ thống con đó lại bao gồm nhiều yếu tố, bộ phận cấu thành với rất
nhiều các mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau
Tổng hợp sự phân tích của Mác, chúng 1a thấy hiện ra mô hình tổ chức tổng thể xã hội với những yếu tố, bộ phận không thể thiếu được
Trước hết là các yếu tố thuộc về lực lượng sản xuất Đó là người lao
động, công cụ lao động, đối tượng lao động và những tư liệu lao động khác,
cái mà ngày nay ta gọi là cơ sở kinh tế hạ tầng (kho tàng, đường giao thông không, thuỷ, bộ, các phương tiện giao thông và bến, cảng v.v ) Trong lực lượng sản xuất thì người lao động là yếu tế quyết định nhất quá trình san xuất và tái sản xuất ra các sản phẩm vật chất và tỉnh thần đảm bảo cho xã hội
ngày càng phát triển
Trang 31xuất" '%, Quan hệ sản xuất bao gồm ba quan hệ cơ bản Đó là quan hệ sở hữu
về tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức và quản lý quá trình sản xuất và quan hệ trong phân phối sản phẩm Từ ba mối quan hệ này quyết định hình thành các tổ chức kinh tế của xã hội với những thứ bậc và tính chất khác
nhau: sản xuất cá thể, tập thể, nhà nước v.v với các loại hình tổ chức như
cá nhân, hợp tác xã, công trường, xí nghiệp, tờrớt, xanhđica, côngsoocxiom v.v VỚI các ngành khác nhau như nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ v.v
Ở mỗi một xã hội nhất định, do sự phát triển không đều của lực lượng sản xuất mà có thể tồn tại nhiều loại quan hệ sản xuất khác nhau Trong đó ít nhất là có ba loại: quan hệ sản xuất thống trị, đây là quan hệ sản xuất đặc trưng làm rõ tính chất của xã hội; quan hệ sản xuất tàn dư của xã hội cũ và quan hệ sản xuất mầm mống của xã hội tương lai Tổng hợp những quan hệ sản xuất ấy hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội ở một giai đoạn phát triển nhất định, Mác gọi là cơ sở hạ tầng
Cuối cùng và phức tạp nhất là các yếu tố của kiến trúc thượng tầng Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ đời sống tính thần của xã hội và một phần đặc thù của đời sống vật chất được hình thành trên cơ sở hạ tầng Đó là toàn bộ các quan điểm chính trị, pháp lý, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật v.v và các thể chế xã hội tương ứng Từ đó có thể hình dung các yếu tố, bộ phận cơ bản của kiến trúc thượng tầng là:
- Tương ứng với các quan điểm, ý thức chính trị sẽ hình thành các tổ chức về đảng phái chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội của quần chúng nhân dân
- Tương ứng với ý thức pháp quyền, pháp lý sẽ có tổ chức bộ máy nhà nước như là cụ thể hoá và tiếp theo của ý thức chính trị khi một đảng phái
hay một lực lượng giai cấp nào đó lên nắm chính quyền
Trang 32- Tương ứng với các ý thức xã hội khác về văn học, nghệ thuật, khoa
học - kỹ thuật, thể dục - thể thao v.v cũng sẽ hình thành các tổ chức xã hội
nhất định như các hội văn học, các hội nghệ thuật như : kiến trúc, hội hoạ, sân khấu; các hội nghiên cứu và ứng dụng khoa học - kỹ thuật; các hội và tổ
chức thể thao v.v
Tổng hợp các thiết chế xã hội tương ứng với các ý thức về chính trị,
pháp lý, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, khoa học v.v ngày nay được gọi là
hệ thống chính trị theo nghĩa rộng nhất, bao quát nhất
Như vậy với phạm trù hình thái kinh tế - xã hội chẳng những Mác đã phát triển triết học, xây dựng chủ nghĩa duy vật về lịch sử, mà còn đặt cơ sở lý luận cho nhiều môn khoa học khác trong đó có khoa học tổ chức Nếu như triết học duy vật biện chứng với các cặp phạm trù cái riêng và cái chung, nội dung và hình thức, nguyên nhân và kết quả và các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy Vật nói rõ nguyên lý, quy luật cơ bản của khoa học tổ chức, thì học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội lại là sự vận dụng những nguyên lý, quy luật ấy vào việc tổ chức toàn bộ đời sống xã hội từ mô hình tổ chức
tổng thể đến tổ chức sản xuất, tổ chức các tổ chức chính trị - xã hội như đảng phái, nhà nước và các tổ chức xã hội - nghề nghiệp của quần chúng nhân
dân
3 Học thuyết Mác - Lênin về vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ trong sự nghiệp cách mạng
a Về vị trí và vai trò của đội ngũ cán bộ
Khi khẳng định vai trò quyết định của quần chúng nhân dân trong lịch sử, học thuyết Mác- Lênin rất coi trọng vai trò của đội ngũ cán bộ, trước hết là vai trò của người lãnh đạo đứng đầu đối với sự phát triển và tiến bộ xã hội
Trang 33phần Nếu thiếu sự lãnh đạo của Đảng Mác xít của đội ngũ cán bộ của Đảng- những người được được giác ngộ gia cấp, nhận thức được quy luật khách quan, nhìn xa thấy rộng, kiên định mục tiêu lý tưởng, có nhiều kinh nhgiệm, gắn bó mật thiết với phong trào quần chúng, trở thành linh hồn, hạt nhân của phong trào thì sự nghiệp cách mạng của giai cấp vô sản khó có thể thành công được
Học thuyết Mác - Lênin cho rằng, mỗi thời đại, một giai đoạn lịch sử có những đội ngũ cán bộ riêng, có những đặc tính riêng để giải quyết những nhiệm vụ riêng biệt do thời đại, giai đoạn đó đặt ra
Đội ngũ vua quan, công chức của các giai cấp bóc lột có tác dụng tiến bộ trong thời kỳ mà lợi ích của các giai cấp đó còn phù hợp với tiến tình lịch sử Nhưng khi giai cấp đó trở thành lạc hậu, phản động thì đa số đội ngũ cán bộ của giai cấp đó lại có tác dụng cản trở, kìm hãm sự phát triển và tiến bộ xã hội Trong tác phẩm Ngày 18 tháng sương mù của Lui Bonapacto, C Mác gọi đích
danh ho Ia “dao qudn viên chúc”, cả dân sự và quân sự, nắm trọn quyền lực nhà
nước, là một cơ thể ăn bám ghê gớm toàn xã hội V.L Lê nin kết luận “/ổ chức quan lại và quân đội thường trực là “những ký sinh trùng” sống trên thân thể của xã hội tư sản, những ký sinh trùng do mâu thudn bén trong dang xé ndt xd hoi do nó sinh ra, mà chính là những ký sinh trùng ấy đang “bịt kín” tất cả những lỗ
chân lông của xã hội ấy” '", Cơ chế làm tăng vai trò tiêu cực của đạo quân viên
chức này là “sự liên mình giữa Chính phú và sở giao dịch” '*, tạo điều kiện thuận
lợi cho việc “trực tiếp mua chuộc các viên chức nhà nước” '9,
Học thuyết Mác - Lênin xem xét vai trò to lớn của đội ngũ cán bộ trong mối quan hệ mật thiết với vai trò của quần chúng nhân dân Hai vai trò đó tuykhác
nhau, nhưng gắn bó chặt chế với nhau, làm điều kiện tiền đề cho nhau Trong đó
vai trò của quần chúng nhân dân là quyết định Không có phong trào cách mạng của quần chúng thì không thể có cán bộ Họ là con đẻ của phong trào quần
chúng, có nhiệm vụ giải quyết những vấn đề của phong trào đặt ra, đưa phong
!V, 1.Lênin, Toàn tập, Tập 33 Nhà nước và cách mạng, Ñxb Tiến bộ, Mát- xcơ- va - 1976, tr 37
!# V.1Lênin, Toàn tập, Tập 33 Nhà nước và Cách mạng, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va- 1976, tr L7
Trang 34trào tiến lên giành thắng lợi Nếu họ vì động cơ cá nhân mà tách khỏi quần chúng, mưu cầu lợi ích và danh vọng cá nhân, làm hại đến lợi ích của quần chúng, nhất định họ sẽ bị quần chúng phản đối Không được quần chúng ủng hộ, tín nhiệm, cán bộ dù có tài năng mấy chăng nữa, cũng không phát huy được tác dụng, hoặc gây tác dụng tai hại, cản trở cho tiến trình lịch sử và không sớm thì muộn họ sẽ bị phong trào quần chúng đào thải
Những cán bộ sở dĩ phát huy được tác dụng thúc đẩy tiến trình của lịch sử,
là nhờ nhận thức, đức độ và tài năng của họ giúp cho hoạt động của họ phù hợp
và đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội, phù hợp với nguyện vọng và lợi
ích của quần chúng Nhờ đó họ giáo dục, thuyết phục được quần chúng, động
viên được quần chúng, được quần chúng tin yêu, kính phục và ủng hộ Sức mạnh của họ chính là sức mạnh của quần chúng được tập hợp lại
Trong lịch sử, chỉ có đội ngũ cán bộ được Đảng cộng sản đào tạo, huấn luyện và dìu đất, thấm nhuần lý tưởng của cách mạng vô sản, một lòng một dạ phấn đấu vì sự thành công của cách mạng, vì lợi ích của nhân dân mới phát huy được đầy đủ và triệt để vai trò tích cực của mình, góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ xã hội
Học thuyết Mác- Lênin đánh giá cao vai trò của cán bộ nhưng cũng kiên quyết chống tệ sùng bái cá nhân Tệ sùng bái cá nhan là thần thánh hoá cá nhân người lãnh đạo, quản lý, gán cho họ có vai trò quyết định tất cả, không thấy hoặc xem nhẹ vai trò của quần chúng nhân dân Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, những người mắc tệ sùng bái cá nhan thường thần thánh hoá bản thân mình, đặt mình lên trên tập thể, lên trên Đảng, Nhà nước và nhân dân Họ tự coi mình là
“cứu tỉnh” của quần chúng, là người duy nhất có quyền lợi dụng quyền lực bắt
tập thể phải nghe và làm theo ý muốn chủ quan của họ Tệ sùng bái cá nhân biến họ thành những kẻ chuyên quyền, độc đóan làm cho họ thoái hoá biến chất, cuối cùng nhất định họ sẽ bị phong trào cách mạng của quần chúng đào thải
Học thuyết Mác - Lênin đã trang bị nhận thức toàn điện về vị trí và vai trò của đội ngũ cán bộ trên hai phương diện tích cực và tiêu cực:
Trang 35Đã là người cán bộ thì đều có vai trò là người đưa đường, chỉ lối cho phong trào quần chúng thông qua việc để ra mục tiêu, vạch rõ đường lối, chủ
trương, chiến lược và sách lược của phong trào Theo Lênin đó chính là cái “ý chí duy nhất của những người lãnh đạo” ?° “đòi hỏi quân chúng phải phục tùng
+3 2l «€
vơ điều kiện một sự thống nhất ý chí hết sức chặt chẽ, tuyệt đối, điều tiết được công việc chung của hàng trăm, hàng nghìn và hàng vạn người" ” Người
cán bộ còn có vai trò tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục quần chúng, kế tiếp là tổ chức quần chúng đấu tranh, thực hiện, thi đua nhau nhằm đạt được mục liêu
của cách mạng Quá trình đó, theo Lênin “không thể chỉ tiến hành đơn thuần bằng tuyên truyền và cổ động, đơn thuần bằng việc tổ chức thi đua và lựa chọn
các nhà tổ chức; mà cũng cần bằng sự cưỡng bức nữa” ?, là tổ chức thực hiện
” 24 Nếu ngừơi cán bộ
một chế độ kỷ luật nghiêm khắc ví như: “một bàn tay sắt
nào có đức độ và tài năng thì các vai trò đó được thực hiện theo hướng thúc đẩy phong trào của quần chúng tiến lên, quyết định sự phát triển và tiến bộ xã hội, khi đó họ được coi là những vĩ nhân, những anh hùng của thời đại Đó là vai trò tích cực của người cán bộ Ngược lại nếu chạy theo chủ nghĩa cá nhân, đức độ suy giảm thì chính tài năng của họ (có thể giảm hoặc tăng) lại là trở lực ngăn cản sự thành công của phong trào, phản lại lợi ích của quần chúng nhân dân, làm chậm hay đẩy lùi tiến trình của lịch sử Khi đó họ được coi là những “ký sinh trùng” của xã hội, những kẻ bại hoại nhất trong những kẻ bại hoại và là “ác nhân” của nhân loại Đó chính là vai trò tiêu cực của ngừơi cán bộ nói chung và trong cách mạng vô sản nói riêng Theo Lênin, diệt trừ những “con ký sinh tràng” đó là một trong những nhiệm vụ lâu dài và khó khăn, nhưng không thể
không làm của chính quyền Xô Viết
b Về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ
Trang 36Huấn luyện, đào tạo, bồi đưỡng là khâu có ý nghĩa quyết định đến trình độ và chất lượng của cán bộ Chất lượng của đội ngũ cán bộ biểu hiện ở kiến thức, năng lực, phẩm chất và hiệu quả hoạt động, điều hành và chấp hành của người
cán bộ Chất lượng của đội ngũ cán bộ được hình thành do nhiều nhân tố tác
động, trong đó phải thông qua rèn luyện trong phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng
Chính vì vậy, muốn xây dựng và nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ trước hết phải bắt đầu từ việc chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện ở
gia đình cán bộ, nhà trường và xã hội
Giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng với chức năng chủ yếu là trang bị kiến thức, truyền thụ kinh nghiệm, hình thành kỹ năng, kỹ xảo trong hoạt động, hình thành
nên phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức và tâm lý để tạo nên những mẫu hình
con người đặc trưng và tương ứng với một xã hội nhất định, tạo ra năng lực hành động cho mỗi con người Nội dung của giáo dục đào tạo góp phần hình thành phẩm chất, tâm lý, tư tưởng, đạo đức và định hướng sự phát triển nhân cách cho mỗi cán bộ Giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng còn là hoạt động nhằm cải biến mặt
tiêu cực, phát huy mặt tích cực trong mỗi con người, bù đắp những thiếu hụt,
những khiếm khuyết của mỗi cá nhân trong quá trình hoạt động Thông qua giáo
dục, đào tạo và bồi dưỡng mà mỗi ngừơi tiếp nhận được những tỉnh hoa của nhân
loại, tiếp thu được tri thức và kinh nghiệm của lồi người Thơng qua hoạt động học tập, mỗi cá nhân nhận thức được quy luật của tự nhiên và xã hội, biết vận dụng
chúng trong thực tiễn, biết nhận rõ chân lý, đúng sai, biết được cái hay, cái dở của
mình mà vươn lên, mà phấn đấu
Tóm lại, quá trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng là quá trình đào tạo ra chất mới và sự phát triển toàn diện trong mỗi người cán bộ, công chức
Trang 37giỏi Kế thừa và mở rộng tư tưởng của C.Mác và Ph Ăngghen, V.I.Lênin khẳng
định rằng: “Người ta chỉ có thể trở thành ngừơi cộng sản sau khi đã làm giàu trí tuệ của mình bằng sự hiểu biết tất cả những kho tầng trí thức mà nhân loại đã
sáng tạo ra” *, rằng “chỉ trên cơ sở những kiến thức hiện đại mới có thể sáng
tạo ra được xã hội ấy (xã hội cộng sản - chú thích của người viết) và nếu không có những kiến thức đó thì chủ nghĩa cộng sản chỉ là một nguyện vọng mà thôi” ?%, Hơn nữa “Người đẳng viên cộng sản nào không tổ rỡ được kh năng của mình biết kết hợp và khiêm tốn hướng dẫn công tác của các chuyên gia, đồng thời di sâu vào thực chất của vấn đề và nghiên cứu vấn đề mội cách chỉ tiết, thì người
đẳng viên cộng sản đó thường thường có hạt?"
Không có lý luận cách mạng, tư tưởng cách mạng thì không thể có phong
trào cách mạng Nhưng nếu chỉ có lý luận, tư tưởng, tri thức không thôi thì chưa đủ C Mác đã chỉ rõ: “tư rưởng căn bản không thể thực hiện được gì hết Muốn thực hiện tư tưởng cẩn có những con người sử dụng lực lượng thực tiên” ?° Nghĩa là muốn cho tư tưởng, tri thức, lý luận được thực hiện, phải có tổ chức hoạt động thực tiễn, tổ chức con người lại với những phương tiện vật chất nhất định hành động theo đúng tư tưởng, trí tuệ, lý luận đó Vấn đề cán bộ, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý được đặt ra chính là để đáp ứng yêu cầu đó Nhưng theo V.I.Lênin, nghệ thuật lãnh đạo và quản lý (tổ chức) “không phổi tự trên đời rơi xuống và cũng không phải là một cái do thân thánh ban cho; một giai cấp nào đó không phải chỉ là một giai cấp tiên tiến mà trở thành có khả năng quản lý ngay tức khắc được cho nên, chúng ta nói rằng giai cấp chiến
thắng phải thành thục” ? Nghĩa là “muốn quần lý phải là người thông thạo chuyên môn, phải biết một cách đẩy đủ và chính xác tất cả những điều kiện
của sản xuất, phải hiểu được kỹ thuật của nên sản xuất đó, theo kịp trình độ
? V.ILênin, Tuyển tập, quyền II, phần II, Nxb Sự thật, Hà Nội - 1960, tr 441
8 Sdd, tr 444
7 ¥ L.Lenin, Todn tap, Tap 32, Nxb Sự thật, Hà Nội - 1970, tr 182
?*® C Mác- Ăngghen; Gia đình thân thánh hay phê phần sự phê phán có tính chất phê phán Nxb Sự thật, Hà Nội-
1971,tr 211
Trang 38» 30
hiện đại của kỹ thuật đó, phải có một trình độ khoa học nhất định" ””, phải thành thục trong lãnh đạo và quả lý xây dựng xã hội mới, phải đào tạo đội ngũ cán bộ và cán bộ phải “học, học nữa, học mãi” sự lãnh đạo, quản lý ấy
cho thành thục Tổng kết kinh nghiệm trong lịch sử, V.I.Lênin kết luận:
“Trong lịch sử, chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo ra trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào”
3
4 Những luận điểm của C Mác, Ph Angghen, V.I Lénin về tổ chức
xây dựng Đảng
Học thuyết Mác - Lênin chỉ rõ: Đảng cách mạng của giai cấp công nhân phải được xây dựng trên cơ sở khoa học nghiêm túc, theo những quy luật và những nguyên tắc chung của Đảng cộng sản, đồng thời có chú ý đặc điểm riêng của từng Đảng
Trong Điều lệ "Đồng mình những người cộng sản", C Mác và Ph Ăngghen đã chỉ rõ: Đảng phải là một đội ngũ có tổ chức tập trung chặt chẽ Các cơ quan lãnh đạo của Đảng phải được bầu cử một cách dân chủ và có thể bị bãi nhiễm bất cứ lúc nào, nếu họ khơng hồn thành được nhiệm vụ của tổ chức giao cho Đảng phải là một khối thống nhất về chính trị, tư tưởng và tổ chức Luôn đấu tranh không khoan nhượng chống những quan điểm cơ hội,
vô chính phủ, những tư tưởng phá Đảng Chủ nghĩa quốc tế vô sản là một trong những nguyên tắc xây dựng Đảng với khẩu hiệu: "Võ sẩn tất cả các
nước đoàn kết lạt"
V.I.Lênin kế thừa và sáng tạo học thuyết của Mác, Ăngghen, xây dựng chính Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân với thiên tài đặc biệt và một
luận điểm nổi tiếng "ấy cho chúng tôi một tổ chức những người cách mạng,
và chứng tôi sẽ đảo ngược nước Nga lên" *®
V.I.Lênin, Tồn tập, Tập 4, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va- 1978, tr 473 * Hồ Chí Minh - Toàn tập, Sđd, Tập 5 tr 269
Trang 39V.I Lênin lấy chủ nghĩa Mác là nền tang tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng để xây dựng một hệ thống những nguyên tắc cơ bản
về Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân Đặc biệt, về tổ chức, trong thời kỳ thực hiện NEP V.J Lênin đã đề ra việc: phải cải tổ tổ chức bộ máy Đảng va
Chính phủ; và với quan điểm mới Lénin cho rang: "Tha it mda tot" Vi vay, phải thực hiện việc lồng ghép tổ chức Đảng và các bộ dân uỷ; nếu không có quan điểm đúng thì dù có cải tổ nhiều nhưng cũng không có kết quả, thậm chí còn tồi tệ hơn Lênin đã viết: "Ở đáy, tôi cần vạch rõ cái xu hướng
không thể chối cãi được nhằm bênh vực chế độ tự trị, chống lại chế độ tập
trung, là một đặc điểm có tính nguyên tắc của chủ nghĩa cơ hội trong các
vấn đề tổ chúc" 3 V.I.Lênin xác định: "Không được lẫn lộn Đảng, tức là đội tiên phong của giai cấp cơng nhân với tồn bộ giai cấp" ® Người cho rằng:
"Chỉ đảng nào được một lệ luận tiền phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm tròn vai trò người chiến sĩ tiên phong" ® Dang cộng sẵn phải giữ vai trò lãnh đạo xã hội, là người định hướng sự phát triển trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, và tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức, sinh hoạt và hoạt động của Đảng cộng sản Nguyên tắc này phải thực hiện trong
bộ máy Nhà nước Theo Lênin, tổ chức Đảng phụ trách từng vùng lãnh thổ là
tổ chức cao nhất trong mối quan hệ đối với tất cả các tổ chức đảng phụ trách
từng bộ phận trong vùng lãnh thổ Đây là một trong những nguyên tắc tổ
chức để phân biệt với các Đảng của Quốc tế II và Chủ nghĩa xét lại hiện đại
sau này
Người cho rằng: Đảng "phải có một sự thống nhất ý chí hết sức chặt chẽ, tuyệt đốt" *5 Bởi vì đó là nguồn sức mạnh chủ yếu vô địch, vô tận của Dang La điều kiện để đoàn kết giai cấp; là mục tiêu xây dựng Đẳng
MV LLénin - Téan tdp, Sdd, tap 8, tr.466 4 V LLénin - Téan tap, Sdd, tập 6, tr.32 % V LLénin - Téan tap, Sdd, tập 6, tr.32
Trang 40Theo Lênin "Thái độ của một chính Đảng trước những sai lâm của mình là một trong những tiêu chuẩn quan trọng nhất và chắc chắn nhất để xem xét Đảng ấy có nghiêm túc không và có thực sự làm tròn nghĩa vụ của
mình đối với giai cấp mình và đối với quần chúng lao động không" ? Đảng
phải luôn có mối liên hệ chặt chẽ với quần chúng nhân dân Đảng phải tích cực kết nạp những đại biểu ưu tú vào Đảng và thường xuyên đưa những người không đủ tiêu chuẩn và những phần tử cơ hội ra khỏi Đảng Đảng phải
có đường lối chính trị đúng đắn và nắm quyền lực lãnh đạo toàn diện L2 Nguồn gốc thực tiên của tư tưởng Hồ Chí Minh về tổ chức
Nguồn gốc thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về tổ chức chính là quá
trình hoạt động tổ chức của Người từ năm 1917 đến cuối đời, đánh dấu những bước cơ bản trong quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí
Minh về tổ chức
Trong thời gian từ tháng 5 năm 1911 dến cuối năm 1917, Hồ Chí Minh (lúc đó có tên là Văn Ba) đã đặt chân đến nhiều thành phố lớn của các nước thuộc địa Châu Phi, sang Hoa Kỳ, Achentina, Urugoay, rồi trở về Anh Cuối
năm 1917, Hồ Chí Minh trở về Pháp giữa lúc chiến tranh thế giới lần thứ
nhất đang diễn ra ác liệt, cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười vĩ đại vừa mới thành công, tình hình Đông Dương đang có những biến đổi mới
Nhiều cuộc khởi nghĩa vũ trang chống Pháp liên tục nổ ra 3 Ở Pari, Hồ Chí
Minh với tên Nguyễn Tất Thành đã có nhiều sự tiếp xúc mật thiết với nhà yêu nước Phan Chu Trinh, luật sư Phan Văn Trường và tiếp xúc với nhiều
Việt kiều yêu nước khác
Sống và hoạt động tại Pari - một trung tâm văn hóa, khoa học và cách mạng của Châu Âu, thông qua những hoạt động trong phong trào yêu nước của Việt kiểu và phong trào công nhân Pháp Đặc biệt, với việc tham gia Đảng xã hội Pháp (1918), một chính đảng lớn duy nhất bênh vực quyền lợi của giai cấp công nhân, lập trường chính trị của Nguyễn Tất Thành ngày
? V.I.Lênin - Tòan tập, Sđd, tập 41, tr.51