Quyền bào chữa của bị can, bị cáo được bảo đảm thực hiện ở tất cả các giai đoạn của TTHS

5 1.1K 1
Quyền bào chữa của bị can, bị cáo được bảo đảm thực hiện ở tất cả các giai đoạn của TTHS

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Quyền bào chữa của bị can, bị cáo được bảo đảm thực hiện ở tất cả các giai đoạn của TTHS

Bài 12. Khẳng định sau đúng hay sai? Giải thích tại sao?a. Quyền bào chữa của bị can, bị cáo được bảo đảm thực hiện trong giai đoạn điều tra, truy tố?b. Biên bản hoạt động điều tra, xét xử là một nguồn chứng cứ trong TTHS?Bài làm:a. Khẳng định “Quyền bào chữa của bị can, bị cáo được bảo đảm thực hiện tất cả các giai đoạn của TTHS” là sai, vì những lý do sau: Thứ nhất, Quyền bào chữa của bị can, bị cáo là những khả năng mà pháp luật cho phép thực hiện các hành vi tố tụng, hướng tới sự chứng minh cho sự vô tội hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của mình, chống lại sự buộc tội hoặc tăng nặng trách nhiệm hình sự một cách vô căn cứ. Thứ hai, Giai đoạn tố tụng hình sự là những bước trong trình tự tố tụng có nhiệm vụ riêng mang đặc thù về phạm vi chủ thể, hành vi tố tụng và văn bản tố tụng. Luật tố tụng hình sự Việt Nam chia quá trình tố tụng thành 7 giai đoạn: Khởi tố, Điều tra , Truy tố, Xét xử sơ thẩm, Xét xử phúc thẩm, Thi hành án, Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm .Thứ ba, theo khoản 1 điều 49 bị can là người đã bị khởi tố về hình sự. Như vậy, bị can chỉ tham gia vào quá trình tố tụng từ giai đoạn điều tra, truy tố và một phần giai đoạn xét xử sơ thẩm.Thứ tư, Theo khoản 1 điều 50 bị cáo là người đã bị tòa án quyết định đưa ra xét xử. Như vậy, bị cáo tham gia tố tụng từ khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử đến khi bản án quyết định của tòa có hiệu lực pháp luật, tức là bị cáo tham gia vào quá trình tố tụng vào một phần giai đoạn xét xử sơ thẩm, và giai đoạn xét xử phúc thẩm.Như vậy, mặc dù theo điểm e khoản 2 điều 49, và điểm e khoản 2 điều 50 bào chữaquyền của bị can bị cáo được pháp luật bảo vệ, tuy nhiên như đã phân tích trên bị can, bị cáo chỉ tham gia vào một số giai đoạn của TTHS nên không thể khẳng định rằng quyền bào chữa của bị can, bị cáo được bảo đảm thực hiện tất cả các giai đoạn của quá trình tố tụng. Ví dụ như trong giai đoạn thi hành bản án trong giai đoạn này người bị buộc tội không được coi là bị cáo nữa mà là người có tội vì bản án, quyết định hình sự của tòa đã có hiệu lực pháp luật nên không thể nói là quyền bào chữa của bị cáo được đảm bảo giai đoạn này. Mà trong TTHS quyền bào chữaquyền thuộc về người bị buộc tội theo bốn cấp độ khác nhau trong các giai đoạn của TTHS: Người bị tạm giữ, bị can, bị các, người bị kết án. Có thể khẳng định quyền bào chữa của bị can, bị cáo được đảm bảo giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm. Tuy nhiên việc thực hiện quyền bào chữa của bị can từ giai đoạn điều tra trên thực tế còn bị hạn chế. Nhiều trường hợp bị can không biết mình có quyền nhờ người bào chữa (NBC) và sử dụng nó như một công cụ hữu hiệu để bảo vệ quyền lợi cho mình. Anh Bùi Minh Hải, ngồi tù oan hơn 1 năm Đồng Nai cho biết anh hoàn toàn không biết mình có quyền đó, cứ nghĩ khi bị khởi tố thì quyền sinh quyền sát thuộc về cơ quan điều tra, còn luật sư anh tưởng ra tòa mới giúp(1). Không mấy người dân biết họ có quyền nhờ NBC từ khi có quyết định khởi tố vì vậy tuyệt đại đa số họ không nhờ NBC từ thời điểm này. Trong khi đó việc nhờ NBC tham gia từ giai đoạn điều tra nhằm ngăn ngừa và hạn chế những vi phạm tố tụng có thể xảy ra trong giai đoạn điều tra, như ép cung, bức cung…đồng thời giúp cho việc thu thập chứng cứ gỡ tội, để việc giải quyết vụ án được khách quan, chính xác. Hơn nữa tâm lý chung của CQTHTT và NTHTT là mau chóng kết thúc vụ án, do vậy một số nơi đã có định kiến với NBC, gây khó dễ cho NBC, hạn chế NBC tham gia từ giai đoạn điều tra, họ e ngại gặp khó khăn trong quá trình điều tra do NBC chỉ lối đưa đường. Vì thế để đảm bảo quyền bào chữa cho bị can bị cáo thì cần tuyên truyền pháp luật để người bị buộc tội biết học có quyền bào chữa từ giai đoạn nào đồng thời CQTHTT phải tạo điều kiện để NBC thực sự được tham gia từ giai đoạn điều tra.b. Khẳng định “Biên bản hoạt động điều tra, xét xử là một nguồn chứng cứ trong TTHS” là đúng. Vì:Thứ nhất, Nguồn chứng cứ là những sự vật chứa đựng chứng cứ, tức chứa đựng các thong tin, tư liệu tồn tại trong thực tế khách quan, liên quan đến vụ án và được thu thập theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định. Theo quy định tại khoản 2 điều 64 thì chứng cứ được xác định bởi 5 nguồn khác nhau, đó là vật chứng, lời khai, kết luận giám định, biên bản về hoạt động điều tra xét xử và các tài liệu đồ vật khác. Như vậy, biên bản về hoạt động điều tra xét xử là một trong 5 nguồn chứng cứ được liệt kê tại khoản 2 điều 64.Thứ hai, Các hoạt động tố tụng trong điều tra và xét xử vụ án hình sự như bắt người, khám xét, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra, tiến hành phiên tòa và các hoạt động tố tụng khác đều thực hiện theo quy định của pháp luật và đều phải lập thành văn bản. Mà theo điều 77 BLTTHS thì những tình tiết được ghi nhận trong các biên bản được lập khi thực hiện các hoạt động điều tra xét xử trên đều có thể được coi là chứng cứ.Thứ ba, Xuất phát từ thực tế tiến hành tố tụng có thể khẳng định rằng không có một vụ án nào lại thiếu được biên bản, bởi vì: mọi hoạt động tố tụng được coi là hợp pháp công khai khi nó được ghi nhận trong biên bản. Như vậy có thể khẳng định Biên bản hoạt động điều tra, xét xử là một nguồn chứng cứ trong TTHS. Nguồn chứng cứ này có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động tố tụng. Đây là nguồn chứng cứ ghi nhận những sự việc mà cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện nên thông tin của nó đầy đủ về mặt nội dung, chuẩn xác về mặt hình thức sẽ giúp cho chính cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ án nhanh chóng thuận lợi. Nhiều vụ án có rắc rối và khó khăn không phải quá trình xác minh, điều tra mà khâu ghi nhận các kết quả của quá trình điều tra, xác minh trong biên bản. Ví dụ như trong vụ án sau: đó là vụ án Nguyễn Văn Vạn (võ sư) cùng đồng bọ phạm tội giết người (anh Quân) TP. Hồ Chí Minh ngày 19/12/1996; trong vụ án này có nhiều đối tượng tham gia, phạm tội xong bỏ trốn, khai báo không thành khẩn và có biểu hiện mua chuộc người làm chứng, gây rất nhiều khó khăn cho công tác đều tra. Song, cơ quan điều tra đã làm khá tốt việc khám nghiệm hiện trường, thu thập đầy đủ dấu vết, vật chứng, khám nghiệm tử thi và thương tích của người bị hại, ghi lời khai của người làm chứng, cho đối chất nhận dạng giữa người làm chứng và bị can, đặc biệt là biên bản hoạt động điều tra xét xử đã được ghi chép một cách kỹ lưỡng, đúng quy định nên đã có đủ chứng cứ để kết tội Vạn cùng đồng bọn, và Vạn cùng đồng bọn đã phải chịu hình phạt nghiêm khắc nhất. Việc xử lý vụ án được dư luận nhân dân rất hoan nghênh.(2)Tuy nhiên trên thực tế việc lập biên bản hoạt động điều tra, xét xử vẫn còn tình trạng ghi chép không đầy đủ, thiếu nội dung, không có người chứng kiến thậm chí cả không biên bản. Điều đó khiến cho biên bản không có giá trị và những nguồn chứng cứ được ghi nhận trong biên bản không được công nhận là có giá trị pháp lý để làm cơ sở chứng minh các vấn đề trong vụ án, điều đó lại ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ quá trình tố tụng và đặc biền quyền lợi của bị can, bị cáo cũng như người bị hại, ảnh hưởng lớn đến lợi ích của nhà nước và xã hội. Ví dụ như trong trường hợp Huỳnh Văn Nam phạm tội giết người, cướp tài sản Đồng Nai, trong vụ án này có nhiều thiếu sót trong việc lập biên bản hoạt động điều tra xét xử. Cụ thể, Đêm 8/4/1992, Huỳnh Văn Nam và Phạm Minh Phương phục khu nhà ông Tư Hộ để cướp tài sản của anh Phạm Minh Thông, nhân viên thu tiền điện. Thấy anh Thông đi xe đạp về, Nam chạy ra ôm anh thong, hai người giằng co nhau. Nam rút dao đâm anh Thông một nhát và đẩy anh xuống bờ song. Phương đứng bên hỗ trợ Nam. Thấy anh Thông chết Phương và Nam bỏ chạy. Khi khám nghiệm hiện trường, cơ quan điều tra có thu thập vết máu dính trên cây cỏ và gửi đi giám định, xong không lập biên bản xác nhận việc thu giữ vết máu đâu, khi nào và thu như thế nào, biên bản mô tả vết thương của nạn nhân rất sơ sài, dẫn tới không thể xác định được cụ thể tư thế, cách thức bị can đâm nạn nhân, chiếc áo thu giữ của bị can có vết máu nhưng biên bản thu giữ lại không mô tả vết máu này. Do đó, khi luật sư đưa ra những lập luận về sự không hợp lý của biên bản khám nghiệm hiện trường đã kiến Kiểm sát viên rất lung túng khi tranh luận với luật sư.(2) Từ phân tích trên có thể khẳng định Biên bản hoạt đồng điều tra xét xử là một loại nguồn chứng cứ không thể thiếu trong hoạt động TTHS, là căn cứ pháp lý để cơ quan tiến hành tố tụng ra các quyết định cần thiết để giải quyết đúng đắn và chính xác vụ án hình sự vì nếu không có loại nguồn này thì trong nhiều vụ án sẽ không có chứng cứ để chứng minh, làm sáng tỏ các tình tiết và diễn biến của vụ án, và có thể dẫn đến một hậu quả là các cơ quan tiến hành tố tụng đưa ra kết luận không chính xác và không đầy đủ đối với vụ án hình sự. Với ý nghĩa đó, theo ý kiến nhân em thì việc quy định “các tình tiết được quy định trong biên bản hoạt động điều tra xét xử có thể được coi là chứng cứ” là chưa tương xứng với ý nghĩa của loại nguồn này, nên cần thay bằng quy định là “có thể” mà có thể khẳng định rằng những tình tiết đó “được coi là chứng cứ”. Đặc biệt cần chú ý trong quá trình tiến hành lập biên bản thì cần chú ý đảm bảo các quy định của pháp luật được ghi nhận tại điều 95, 125, 200 BLTTHS để đảm bảo tính khách quan, chính xác của loại nguồn này. TÀI LIỆU THAM KHẢO:1. Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình Luật tố tụng hình sự, Nxb. Tư pháp, Hà Nội 2006.2. Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2003.3. (1) Hoàng Thị Sơn, thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong TTHS, luận án tiến sĩ luật học, Hà Nội, 2000.4. (2) Dương Thanh Biểu, Một số vấn đề rút ra về công tác khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi trong một số vụ án có oan sai gần đây, Tạp chí kiểm sát, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, số 11/2006, tr. 6 - 145. Trịnh Tiến Việt và Trần Thị Quỳnh, Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, Một số vấn đề về các loại nguồn chứng cứ trong bộ luật TTHS Việt Nam năm 2003, tạp chí Kiểm sát số 12 (tháng 6-2005)6. Đỗ Quang Thái, Bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo trong TTHS Việt Nam, luận án thạc sĩ luật học, Hà nội, 1998. . trong các giai đoạn của TTHS: Người bị tạm giữ, bị can, bị các, người bị kết án. Có thể khẳng định quyền bào chữa của bị can, bị cáo được đảm bảo ở giai đoạn. khẳng định rằng quyền bào chữa của bị can, bị cáo được bảo đảm thực hiện ở tất cả các giai đoạn của quá trình tố tụng. Ví dụ như trong giai đoạn thi hành

Ngày đăng: 05/10/2012, 19:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan