Phân tích mối quan hệ giữa năng lực sáng tạo với các kỹ năng, năng lực khác đạt được trong quá trình học đại học của sinh viên.. Chính vì lý do này mà trong những năm gần đây, việc nghiê
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC
**************
NGUYỄN BÍCH NGỌC
NGHIÊN CỨU CHỈ SỐ SÁNG TẠO
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
**************
NGUYỄN BÍCH NGỌC
NGHIÊN CỨU CHỈ SỐ SÁNG TẠO
Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục
Mã số: 60140120
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Công Khanh
Hà nội 2014
Trang 3MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU………. 3
MỞ ĐẦU……….……….……… 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN ………. 9
1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước 9 1.1.1 Nghiên cứu về sáng tạo ở nước ngoài ……….……… 9
1.1.2 Nghiên cứu về sáng tạo ở Việt Nam……….……… 13
1.2 Cơ sở lý luận thuộc về đề tài ……….……… 15
1.2.1 Quan niệm về trí sáng tạo, năng lực sáng tạo ………. 15
1.2.2 Những cách tiếp cận nghiên cứu sáng tạo ………… …………. 16
1.2.3 Các mô hình lý thuyết về trí sáng tạo……….……… 21
1.2.4 Phương pháp đo lường năng lực sáng tạo………. 28
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………. 33
2.1 Tổng thể và mẫu nghiên cứu……….……… 33
2.2 Thiết kế công cụ đo lường: bộ trắc nghiệm đánh giá chỉ số CQ 34 2.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu……….………… 34
2.4 Đánh giá độ tin cậy và độ hiệu lực của các thang đo 37 2.4.1 Đánh giá độ tin cậy ……….………….……… 37
2.4.2 Đánh giá độ hiệu lực ……….……….… 40
2.5 Kiểm tra tính phân phối chuẩn của các mẫu ………. 44
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ……….……… 48
3.1 Kết quả nghiên cứu chỉ số sáng tạo của sinh viên Học viện Khoa học Quân sự ……….……….……….……… 48
3.1.1 Kết quả đo lường chỉ số sáng tạo của sinh viên Học viện Khoa học Quân sự: chỉ số về năng lực sáng tạo của sinh viên.……… 48
3.1.2 So sánh năng lực sáng tạo giữa các nhóm sinh viên.……… 50
Trang 43.1.3 So sánh giữa năng lực thực sự với tự đánh giá ………. 52
3.2 Phân tích mối quan hệ giữa năng lực sáng tạo với các kỹ năng, năng lực khác đạt được trong quá trình học đại học của sinh viên … 53 3.2.1 Mối liên hệ giữa năng lực sáng tạo với các kỹ năng đạt được của sinh viên……….……….……….……… 53
3.2.2 Mối liên hệ giữa năng lực sáng tạo với các năng lực khác của sinh viên 55 3.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực sáng tạo của sinh viên……….……….……….……… 58
3.3.1 Mối quan hệ giữa yếu tố gia đình với chỉ số CQ………. 58
3.3.2 Mối liên hệ giữa thời gian tự học với năng lực sáng tạo của sinh viên ……….……….……….……….…… 60
3.3.4 Mối liên hệ giữa việc sử dụng internet với năng lực sáng tạo 62 3.4 Mối liên hệ giữa năng lực sáng tạo với kết quả điểm thi tốt nghiệp PTTH, điểm thi đại học và điểm trung bình các môn học 63 3.5 Mối liên hệ giữa tính cách và chỉ số CQ ……….……… 64
KẾT LUẬN ……….……….……….………. 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……….……….……… 69
PHỤ LỤC ……….……….……….……… 71
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong tiến trình lịch sử tiến hóa của nhân loại, nhờ có lao động và ngôn ngữ mà loài người đã sáng tạo ra bản thân mình và sáng tạo ra các sản phẩm vật chất, tinh thần phục vụ cho cuộc sống của mình ngày càng tốt hơn Nói cách khác, hoạt động sáng tạo của con người là một phần không thể thiếu trong hoạt động sống Bất cứ hoạt động trong lĩnh vực nào cũng không chỉ dựa vào những cái có sẵn mà phải phát triển nó lên Tuy nhiên cách phát triển
ấy ở mỗi người một khác, có thể là sự tiệm tiến, nhưng cũng có thể là những bước đột phá, những bước nhảy vọt Khi đó, sự sáng tạo được thể hiện Có những người cho rằng chính sự sáng tạo mới phân biệt giữa người này với người khác và chính nó là cốt lõi của trí thông minh Đó là lý do để người ta đưa ra một khái niệm mới, một tiêu chí đánh giá nữa, được gọi là trí thông minh sáng tạo Xét cho cùng, chính trí thông minh sáng tạo mới làm nên lịch
sử khoa học kỹ thuật và công nghệ, mới xây dựng được một kho tàng văn hóa nghệ thuật khổng lồ, mới thúc đẩy sự tiến hóa của nhân loại Dưới cách nhìn hiện đại, sáng tạo là nguồn tài nguyên cơ bản của con người (a fundamental human resource), nguồn tài nguyên đặc biệt mà theo như nhà khoa học Mỹ George Koznetsky "bạn càng sử dụng nó nhiều thì bạn càng có nó nhiều hơn" Chính vì lý do này mà trong những năm gần đây, việc nghiên cứu và đo lường năng lực sáng tạo - chỉ số sáng tạo (CQ - Creative Quotient) trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều nhà khoa học, đặc biệt là khoa học nghiên cứu về con người Các quốc gia trên thế giới đều nhận thức được rằng sáng tạo chính là một động lực quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia, là một nguồn lực mang tính quyết định cho một đất nước khi tiến vào nền kinh
tế tri thức Trong thách thức của quá trình hội nhập và toàn cầu hóa, sáng tạo
Trang 6trở thành những phương tiện mạnh mẽ thúc đẩy phát triển kinh tế và toàn cầu hóa Vì thế, việc giải quyết thành công các vấn đề lý thuyết để hiểu rõ bản chất trí sáng tạo, các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực sáng tạo của con người, đồng thời xác định được các phương pháp đo lường năng lực sáng tạo phù hợp có một giá trị thực tiễn to lớn, góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
Nếu như trước đây, ngay cả đối với các nhà nghiên cứu, sáng tạo được coi là huyền bí, mang tính thiên phú, may mắn, ngẫu hứng… thì ngày nay với những phát hiện mới, người ta cho rằng có thể khoa học hóa được lĩnh vực sáng tạo và sáng tạo có thể dạy và học được Từ phát hiện trên, nhiều quốc gia trên thế giới đã đặt ra cho giáo dục mục tiêu là không chỉ cung cấp kiến thức đào tạo mà phải tạo ra những người biết suy nghĩ sáng tạo, bởi lẽ năng lực sáng tạo được hình thành và phát triển chủ yếu thông qua môi trường giáo dục Đối với giáo dục đại học, việc nghiên cứu năng lực sáng tạo (thông qua chỉ số sáng tạo) của người học là một việc làm rất có ý nghĩa; đối với giảng viên, đó là một trong những căn cứ để người dạy xác định nội dung, phương pháp dạy học và phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp; đối với cơ sở đào tạo, đây là căn cứ để điều chỉnh, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, qua
đó nâng cao chất lượng giáo dục của từng cơ sở đào tạo nói riêng và của cả hệ thống giáo dục đại học nói chung
Nằm trong hệ thống các trường đại học trong Quân đội, ngoài nhiệm vụ đào tạo đội ngũ sĩ quan ngoại ngữ cho Quân đội, từ năm 2002, Học viện Khoa học Quân sự được Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ đào tạo cử nhân ngoại ngữ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Trong những năm qua, Học viện không ngừng quan tâm đến việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của xã hội Tuy nhiên,
Trang 7cho đến nay, chưa có một nghiên cứu nào đề cập đến năng lực sáng tạo của sinh viên cũng như tầm quan trọng của chỉ số CQ đối với việc đổi mới nội dung, chương trình đào tạo
Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu chỉ số sáng
tạo của sinh viên Học viện Khoa học Quân sự ” làm đề tài nghiên cứu, nhằm
nghiên cứu và đi sâu phân tích các yếu tố tác động đến năng lực sáng tạo của sinh viên, giúp Học viện có thể đưa ra một số đề xuất trong công tác đánh giá
và phát huy năng lực sáng tạo của người học, góp phần hoàn thành nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước của Học viện
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Cung cấp những thông tin về chỉ số sáng tạo của sinh viên Học viện Khoa học Quân sự
- Chỉ ra các mối liên hệ, những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực sáng tạo của sinh viên
3 Câu hỏi nghiên cứu/ giả thuyết nghiên cứu
- Sinh viên Học viện Khoa học Quân sự có chỉ số sáng tạo chưa cao Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến năng lực sáng tạo của sinh viên, trong có có cả các yếu
tố gia đình và xã hội
- Có mối quan hệ giữa năng lực sáng tạo với những năng lực, khả năng khác của sinh viên, trong đó đáng chú ý nhất là mối quan hệ với năng lực tự học, tự nghiên cứu
4 Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
4.1 Khách thể nghiên cứu: Toàn bộ sinh viên hệ dân sự thuộc các khoa ngoại ngữ của Học viện Khoa học Quân sự
4.2 Đối tượng nghiên cứu : Các thành tố của năng lực sáng tạo bao gồm:
- Năng lực tư duy sáng tạo của sinh viên
- Năng lực giải quyết vấn đề một cách sáng tạo của sinh viên
Trang 86 Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng đồng thời các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận, hồi cứu tư liệu: nghiên cứu tài liệu bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài liên quan đến trí sáng tạo và năng lực sáng tạo; hồi cứu nội dung các công trình nghiên cứu về chỉ số sáng tạo CQ đã công bố
- Phương pháp điều tra xã hội học: sử dụng bảng hỏi phát hiện mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến chỉ số CQ cũng như mối quan hệ giữa chỉ số CQ với các kỹ năng và năng lực của các sinh viên tham gia nghiên cứu
- Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để xử lý và phân tích số liệu
7 Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài chỉ nghiên cứu chỉ số sáng tạo của sinh viên hệ dân sự (từ năm thứ nhất đến năm thứ ba) thuộc các khoa ngoại ngữ của Học viện Khoa học
Quân sự trong năm học 2013-2014
- Đề tài chỉ tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực sáng tạo của sinh viên và mối quan hệ giữa năng lực sáng tạo với một số năng lực khác của sinh viên, không đề xuất các giải pháp cụ thể để nâng cao năng lực sáng tạo của
sinh viên
8 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
8.1 Ý nghĩa khoa học
Đây là nghiên cứu đầu tiên về sinh viên Học viện Khoa học Quân sự,
đề tài nghiên cứu sẽ mang ý nghĩa cả trong lí luận giáo dục đại học và cả trong lĩnh vực ứng dụng đo lường đánh giá trong giáo dục
8.2 Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua việc phân tích các mối quan hệ giữa năng lực sáng tạo với các năng lực khác của sinh viên, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là một trong những căn cứ để cơ sở đào tạo (Học viện Khoa học Quân sự) điều chỉnh nội
Trang 9dung, chương trình đào tạo cũng như đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá năng lực của sinh viên một cách phù hợp nhất
9 Cấu trúc của luận văn
Mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Kết luận
Trang 10TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1 Phan Thị Dung (2005), “Bước đầu nghiên cứu trắc nghiệm đo lường tư duy sáng tạo”,
Tạp chí nghiên cứu văn hóa (số 4)
2 Phan Dũng (2010), Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới, Nxb Trẻ, TPHCM
3 Đỗ Văn Đạo (2012), “Tiêu chí đánh giá quá trình phát triển nguồn nhân lực quân sự chất
lượng cao trong Quân đội Nhân dân Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Giáo dục (số 86)
4 Lê Nam Hải, Hà Thị Hoài Hương (2011), “Nghiên cứu sáng tạo dưới quan điểm nhân
cách”, Tạp chí Khoa học Đại học Huế (số 68)
5 Nguyễn Công Khanh (2004), Đánh giá, đo lường trong KHXH, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội
6 Nguyễn Công Khanh (2007), Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài Nghiên cứu chỉ số sáng
tạo của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội, ĐHQGHN, Hà Nội
7 Nguyễn Công Khanh (2012) Tập bài giảng về trí tuệ thông minh, trí tuệ cảm xúc và trí tuệ sáng tạo, ĐHQGHN
8 Trần Kiều và các cộng sự (2005), Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài Nghiên cứu sự phát triển trí tuệ (chỉ số IQ, EQ, CQ) của học sinh, sinh viên và lao động trẻ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Bộ Khoa học công nghệ
9 Dương Thiệu Tống (2005), Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập, Nxb Khoa học Xã hội,
Hà Nội
10 Nguyễn Huy Tú (2005), Về tính sáng tạo và chỉ số sáng tạo CQ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
nội
11 Nguyễn Huy Tú (2004), “Vấn đề tư duy sáng tạo và chỉ số sáng tạo”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục (số 11)
12 Nguyễn Huy Tú (2006), Hiện trạng mức độ sáng tạo của sinh viên sư phạm Báo cáo tổng kết đề tài cấp bộ, mã số B2005-75-123, Trường Đại học sư phạm Hà nội
13 Đặng Thị Vân (2010), “Kết quả đo chỉ số sáng tạo của sinh viên một số ngành trường Đại học
Nông nghiệp Hà nội”, Tạp chí Tâm lý học
14 Đặng Thị Vân (2010), “Kết quả đo tiềm năng sáng tạo của sinh viên đại học nông nghiệp Hà
Nội qua trắc nghiệm ngôn ngữ của K.J.Shoppe”, Tạp chí Khoa học và phát triển (số 1)
15 Nguyễn Đức Uy (1999), Tâm lý học sáng tạo, NXB Giáo dục, Hà nội
Trang 11Tiếng nước ngoài
16 Alder H (2002), CQ-Broost Your Creativity Intelligence, Kogan Page
17 Andrei G Aleinikov, Sharon Kackmeister et Ron Koenig (2000), Creating Creativity:
101 Definitions, Alden B Dow Creativity Center
18 Batay M (2012), "The Measurement of Creativity : From Definitional Consensus to
the Introduction of a New Heuristic Framework", Creativity Research Journal (N24)
19 De la Durantaye, F (2010), Vers une théorie philosophique du processus créatif
artistique, Université de Montréal, Montréal
20 Getzels J and Jackson P, (1962), Creativity and intelligence: Explorations with gifted students, New York
21 Guilford J.P (1970), Creativity American Psychologist, The Haworts Press, New York
22 Leboutet L (1970), “La créativité”, L’année psychologique, (vol 70, n2), (pg579-625)
Armand Colin, Paris
23 Pippig, G., "Paedagogische Psychologie" Volk und Wissen, Volkseigener Verlag Berlin, 1988
24 Roger N (2004), “Vivifier “la théorie de la créativité” de Carl Roger” (Traduit de l’americain par Jean Raisonnier), Carrierologie, (vol 9, n3)
25 Sternberg, R.J (1990) Metaphors of mind: Conceptions of the nature of Intelligence N.Y: Cambridge University Press
26 Swiners J-L, Briet J.M, (2004), L’intelligence créative: Au delà du brainstorming,
Maxima
27 Urban, K.K "Test zum Schoeferischen Denken - Zeichnerisch" TSD-Z Frankfurt,
1995