tiết 46

2 444 0
tiết 46

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trường PTTH Phước Bửu KIỂM TRA HỌC KỲ I (khối 10: năm học 2008 – 2009) ĐỀ I Cho biết nguyên tử khối các nguyên tố (tính theo đvC hay u): Be = 9; Mg = 24; Ca = 40; Sr = 88; Ba = 137; C = 12; Si = 28; O = 16; S = 32; Li = 7; Na = 23; K = 39; Rb = 86; Cs = 133 Câu 1(1,5đ): Nguyên tố X ở chu kỳ 3 nhóm VIA. a) Xác định: số lớp e, số e ở lớp ngoài cùng của X b)Viết cấu hình e nguyên tử nguyên tố X. c)Viết cấu hình e của ion tạo thành từ nguyên tử X. Câu 2(1đ): Cho các chất: N 2 ; KCl; Na 2 O; CO 2 . a) Liên kết ion được hình thành trong chất nào? b) Viết CT điện tử (CT electron) thu gọn của các phân tử sau: O 2 , H 2 SO 4 Câu 3(1đ): Cho 34,25g một kim loại nhóm IIA tác dụng với nước tạo thành 5,6 lít khí hiđro(ở đktc ). Tìm tên kim loại. Câu 4(2đ): Cân bằng các phản ứng oxi hóa – khử sau bằng phương pháp thăng bằng electron: a) FeO + HNO 3 → Fe(NO 3 ) 3 + NO 2 + H 2 O b) FeS 2 + O 2 → Fe 2 O 3 + SO 2 Câu 5(1đ): Oxit cao nhất của một nguyên tố R thuộc nhóm IVA chứa 72,7% O vế khối lượng . Hãy xác định tên nguyên tố R. Câu 6(1đ): A, B ở trong cùng một nhóm và ở hai chu kỳ liên tiếp của BTH. Tổng số proton trong hạt nhân của hai nguyên tử A và B bằng 24. Xác định tên A, B Câu 7(1đ):Trong tự nhiên, clo có hai đồng vị: 35 Cl và 37 Cl. Biết nguyên tử khối trung bình của clo là 35,5. Hãy tính% mỗi đồng vị. Câu 8(1,5đ): Cho 17,2g hỗn hợp hai kim loại thuộc hai chu kỳ liên tiếp, ở nhóm IA tác dụng hết với 83,6gam dd HCl 0,2M thu được 4,48 lit khí hiđro (đktc). a) Xác định tên 2 kim loại. b) Tìm thể tích của dung dịch axit đã dùng. c) Tìm nồng độ phần trăm của mỗi muối thu được. Chú ý : HS các lớp 10A 1 đến 10A 9 không làm câu 8c (Học sinh không được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn) Trường PTTH Phước Bửu KIỂM TRA HỌC KỲ I (khối 10: năm học 2008 – 2009) ĐỀ II Cho biết nguyên tử khối các nguyên tố (tính theo đvC hay u): Be = 9; Mg = 24; Ca = 40; Sr = 88; Ba = 137; C = 12; Si = 28; O = 16; S = 32; Li = 7; Na = 23; K = 39; Rb = 86; Cs = 133 Câu 1(1,5đ):a) Cho Ca (Z = 20) a) Viết cấu hình e nguyên tử nguyên tố Y. b) Xác định vị trí của Y trong bảng tuần hoàn. c)Viết cấu hình e của ion tạo thành từ nguyên tử Y. Câu 2(1đ): a)Cho các phân tử: O 2 ; HCl; K 2 S; N 2 . Phân tử nào trong các phân tử trên có liên kết cộng hóa trị không cực? b) Hãy viết các PTHH của các phản ứng giữa các oxit sau với nước: K 2 O, CaO. Câu 3(1đ): Cho 10,8g một kim loại nhóm IIA tác dụng với nước dư tạo thành 6,048 lít khí hiđro(ở đktc ). Tìm tên kim loại. Câu 4(2đ): Cân bằng các phản ứng oxi hóa – khử sau bằng phương pháp thăng bằng electron: a) FeO + H 2 SO 4đ → Fe 2 (SO 4 ) 3 + S + H 2 O b) KMnO 4 +FeCl 2 +H 2 SO 4 → Fe 2 (SO 4 ) 3 +Cl 2 +MnSO 4 +K 2 SO 4 +H 2 O Câu 5(1đ):. Hợp chất khí với khí hiđro của một nguyên tố R thuộc nhóm IVA. có 75%R về khối lượng .Xác định tên R. Câu 6(1đ): X, Y ở trong cùng một nhóm và ở hai chu kỳ liên tiếp của bảng tuần hoàn. Tổng số proton trong hạt nhân của hai nguyên tử X và Y bằng 28. Xác định tên X,Y. Câu 7(1đ): Trong tự nhiên, clo có hai đồng vị: 63 Cu và 65 Cu. Biết nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54. Hãy tính% mỗi đồng vị. Câu 8(1,5đ): Cho 5,6g hỗn hợp hai kim loại thuộc hai chu kỳ liên tiếp, ở nhóm IA tác dụng hết với 94,6gam dd HCl 0,5M thu được 2,24 lit khí hiđro (đktc). a) Xác định tên 2 kim loại. b) Tìm thể tích của dung dịch axit đã dùng. c) Tìm nồng độ phần trăm của mỗi muối thu được. Chú ý : HS các lớp 10A 1 đến 10A 9 không làm câu 8c (Học sinh không được sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn)

Ngày đăng: 04/06/2013, 01:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan