Nội dung triết lý “Lấy dân làm gốc” trong tư tưởng Hồ Chí Minh.. Bởi vậy, chúng ta phải quay lại nghiên cứu triết lý “Lấy dân làm gốc” trong tư tưởng Hồ Chí Minh.. Tư tưởng Hồ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN CƯƠNG
TRIẾT LÝ LẤY DÂN LÀM GỐC CỦA
HỒ CHÍ MINH VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI NƯỚC TA HIỆN NAY
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60 22 03 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS Trần Minh Trưởng
Hà Nội - 2014
Trang 2LỜI CÁM ƠN
Tôi xin chân thành cám ơn Ban giám hiệu trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn – Đại học quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành nhiệm vụ của mình
Tôi xin chân thành cám ơn quý thầy cô đã tận tình giảng dạy , truyền
Minh Trưởng, đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn
Cuối cùng tôi xin chân thành cám ơn gia đình , bạn bè luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc đối với tôi
Dù đã có nhiều cố gắng song luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót Kính mong nhận được sự khoan dung của các quý thầy
cô
Tác giả
Nguyễn Cương
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là côn g trình do tôi nghiên cứu , dưới sự hướng dẫn của PGS,TS Trần Minh Trưởng Kết quả nghiên cứu được công bố trong luận văn là trung thực Các tài liệu trong luận văn có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 5
2 Tình hình nghiên cứu của đề tài 6
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 8
3.1 Mục đích của đề tài 8
3.2 Nhiệm vụ của đề tài 8
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 8
4.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài 8
4.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài 8
5 Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu của đề tài 8
6 Đóng góp của luận văn 9
7 Ý nghĩa của luận văn 9
8 Kết cấu của luận văn 9
NỘI DUNG 9
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH TRIẾT LÝ “LẤY DÂN LÀM GỐC” CỦA HỒ CHÍ MINH 10
1.1 Cơ sở khách quan 10
1.1.1 Bối cảnh lịch sử hình thành tư tưởng lấy dân làm gốc Hồ Chí Minh 10
1.1.2 Những tiền đề tư tưởng, lý luận Error! Bookmark not
defined
1.1.2.1 Tư tưởng “Dĩ dân vi bản” trong Nho giáo Error!
Bookmark not defined
1.1.2.2 Tư tưởng “Dĩ dân vi bản” trong truyền thống dân tộc
Error! Bookmark not defined
1.1.2.3 Tư tưởng “Lấy dân làm gốc” trong văn hóa của nhân loại
Error! Bookmark not defined
1.1.2.4 Tư tưởng về vai trò của quần chúng nhân dân trong chủ
nghĩa Mác -Lênin .Error! Bookmark not defined
1.2 Nhân tố chủ quan Error! Bookmark not defined
CHƯƠNG 2.TRIẾT LÝ “LẤY DÂN LÀM GỐ C” CỦA HỒ CHÍ
MINH Error! Bookmark not defined
2.1 Quan niệm về dân của Hồ Chí Minh Error! Bookmark not
defined
Quan niệm về dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh có các vai trò: Error! Bookmark
not defined
2.2 Nội dung triết lý “Lấy dân làm gốc” trong tư tưởng Hồ Chí Minh
Error! Bookmark not defined CHƯƠNG 3 Ý NGHĨA TRIẾT LÝ “LẤY DÂN LÀM GỐC” Error!
Bookmark not defined
ĐỐI VỚI NƯỚC TA HIỆN NAY Error! Bookmark not defined
Trang 53.1 Ý nghĩa triết lý “Lấy dân làm gốc” đối với việc xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa vì nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Error!
Bookmark not defined
3.2 Ý nghĩa triết lý “Lấy dân làm gốc” đối với việc xây dựng qui chế
dân chủ cơ sở ở nước ta hiện nay .Error! Bookmark not defined
3.3 Ý nghĩa triết lý “Lấy dân làm gốc” đối với việc người cán bộ , đảng viên phải gần dân, tin dân, lắng nghe ý kiến của dân, hết lòng phục vụ dân.
Error! Bookmark not defined
KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined
TÀI LIỆU THAM KHẢO Error! Bookmark not defined
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
- Về mặt lý luận
Một trong những điểm mới mà Đại hội XI đưa ra là chúng ta chuyển khái niệm “dân chủ” lên trên “công bằng” Đây không chỉ thuần tuý là câu chữ, mà cả một quan niệm của Đảng ta trong giai đoạn mới hiện nay, bởi vì có dân chủ mới nói đến công bằng; còn nếu không dân chủ thì công bằng chỉ là hình thức
Dân chủ dựa trên cơ sở lý luận - tư tưởng “Lấy dân làm gốc” của Chủ tịch
Hồ Chí Minh Bởi vậy, chúng ta phải quay lại nghiên cứu triết lý “Lấy dân làm gốc” trong tư tưởng Hồ Chí Minh Triết lý này không phải đến Hồ Chí Minh mới
có, nó đã có từ lâu trong lịch sử, đặc biệt là ở Trung Quốc và Việt Nam truyền thống Tuy nhiên, đến Hồ Chí Minh, nó được phát triển lên tầm cao mới về chất trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò làm chủ của người dân, vai trò của quần
chúng nhân dân trong lịch sử, là kết quả của sự kết hợp giữa tư tưởng lấy "dân làm
gốc" trong truyền thống dựng nước, giữ nước của dân tộc và học thuyết Mác-
Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân trong đấu tranh cách mạng Kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, giữa lý luận và thực tiễn - Chủ tich Hồ Chí Minh đã nâng
tư tưởng “Nước lấy dân làm gốc” lên một tầm cao mới vừa mang tính khoa học,
vừa mang tính nhân văn sâu sắc
- Về mặt thực tiễn
Triết lý này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế hiện nay, trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng mà Hội nghị Trung ương 4 vừa chỉ ra khi một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên, nhất là cán bộ đảng viên lãnh đạo quản lý thái hóa, biến chất, xa rời dân, coi thường dân, mất dân chủ
Trang 72 Tình hình nghiên cứu của đề tài
Phải nói, về Tư tưởng Hồ Chí Minh cho đến hiện nay đã được nghiên cứu
khá toàn diện, đầy đủ và tương đối sâu sắc Đó là thành quả to lớn đáng ghi nhận của giới nghiên cứu Hồ Chí Minh học trong gần 20 năm qua Điều này phần nào đã
được tổng kết trong cuốn Nghiên cứu, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời
kỳ đổi mới do TS Nguyễn Văn Sáu chủ biên, Nxb Lý luận chính trị ấn hành năm
2005, theo 12 chuyên đề Ngoài ra, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh còn được triển khai trên nhiều góc độ khác nhau như tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, về giáo dục, về an ninh, về thanh niên, về con người, … Nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh ngoài các công trình trên còn có rất nhiều công trình, bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước; nhiều bài báo đăng tải trên các báo, tạp chí, nhiều chuyên khảo, sách vở, luận án, luận văn trong và ngoài nước
Về sách giáo khoa, đã có 15 tài liệu, bài giảng, giáo trình, trước hết phải kể
đến Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh của Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn
giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh do nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành, đã trình bày 12 vấn đề thể hiện ở 12
chương; tập Những bài giảng về môn học tư tưởng Hồ Chí Minh do PGS.TS Nguyễn Khánh Bật chủ biên gồm 15 bài; Tài liệu nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí
Minh của Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương, gồm 9 nội dung cơ bản
Nhìn lại những thành quả nghiên cứu về Tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta thật đáng tự hào, những tư tưởng cơ bản của Người, nhìn tổng thể, đã được trình bày tương đối đầy đủ, hệ thống, toàn diện và khá sâu Nhưng nhìn chung, chất lượng nghiên cứu vẫn còn hạn chế, chưa thật sâu, ít cái mới, còn nặng về tư liệu,
mô tả, còn trùng lặp khá nhiều, chưa xứng với tầm cỡ Hồ Chí Minh và yêu cầu là nền tảng tư tưởng của Đảng Giữa các tài liệu giảng dạy còn có sự khác nhau không chỉ về câu chữ, trật tự, tên các bài mà còn khác nhau về nhận thức trên một số vấn đề, còn bộc lộ một số hạn chế Với sự phát triển của thực tiễn cuộc sống
Trang 8cũng như lý luận của bản thân môn Hồ Chí Minh học, chúng ta cần phải đi sâu thêm, đặc biệt là những tư tưởng triết học, triết lý - cơ sở, nền tảng của những tư tưởng nói chung - và phải trả lời, giải đáp câu hỏi: Liệu có một triết học, triết lý
Hồ Chí Minh không hay chỉ có tư tưởng (trong đó bao gồm cả mốt số tư tưởng triết học) Hồ Chí Minh? Ngoài nhà tư tưởng, nhà văn hóa, Hồ Chí Minh có phải là nhà hiền triết, minh triết, nhà triết học không?
Với công trình Minh triết Hồ Chí Minh, Vũ Ngọc Khánh đã chỉ ra Hồ Chí
Minh là nhà minh triết Trong các cuộc Hội thảo khoa học quốc tế về Hồ Chí
Minh, nhiều học giả nước ngoài đã gọi Hồ Chí Minh là nhà hiền triết Cuốn Tư
tưởng triết học Hồ Chí Minh do GS.TS Lê Hữu Nghĩa chủ biên; Tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh của Nguyễn Đức Đạt; Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh của
Nguyễn Mạnh Tường; … dường như muốn nói có một triết học Hồ Chí Minh Nhưng để trả lời những câu hỏi trên một cách thuyết phục thì những cuốn sách trên chưa đủ mà cần phải có những công trình đầy đủ và toàn diện hơn Đề tài này sẽ góp phần trả lời vấn đề nêu trên khi đi sâu phân tích một triết lý của Người: triết lý lấy dân làm gốc
Tư tưởng “Lấy dân làm gốc” trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh đó cú một
số công trình lẻ tẻ đề cập nêu trên, chẳng hạn như trong các Giỏo trỡnh về tư tưởng
Hồ Chí Minh, trong chuyên khảo Từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống đến chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh do GS,TS Nguyễn Hùng Hậu làm chủ biên , những
công tŕnh của PGS ,TS Bùi Đình Phong, PGS,TS Nguyễn Ngọc Anh, GS,TS Hoàng Chí Bảo, GS,TS Mạch Quang Thắng, PGS,TS Trần Minh Trưởng, PGS,TS Nguyễn Thị Kim Dung, …nhưng với tư cách là một chuyên khảo đi sâu thỡ chưa có công trỡnh nào Bởi vậy, đây là việc làm cần thiết nhằm đi sâu nghiên cứu những tư tưởng của Người, đặc biệt là trên bỡnh diện triết học, làm cho tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của
Trang 9Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế hiện nay
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1 Mục đích của đề tài
Phân tích rõ nội dung và thực chất của triết lý lấy dân làm gốc trong tư tưởng Hồ Chí Minh và phần nào trình bày ý nghĩa của triết lý này trong sự nghiệp
cách mạng ở nước ta hiên nay
3.2 Nhiệm vụ của đề tài
Để đạt được mục đích trên, đề tài cần thực hiện nhiệm vụ sau đây:
- Phân tích cơ sở hình thành triết lý lấy dân làm gốc của Hồ Chí Minh
- Trình bày triết lý lấy dân làm gốc của Hồ Chí Minh
- Phân tích ý nghĩa của triết lý lấy dân làm gốc đối với nước ta hiện nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu là triết lý lấy dân làm gốc trong tư tưởng Hồ Chí Minhvà ý nghĩa của nó đối với nước ta hiện nay
4.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Khi phân tích nguồn gốc tư tưởng lấy dân làm gốc, đề tài hạn chế ở tư tưởng lấy dân làm gốc trong Nho giáo và trong tư tưởng truyền thống Việt Nam
5 Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu của đề tài
Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối của Đảng
Đề tài đã sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp, đối chiếu so sánh, phương pháp liên ngành triết học và Hồ Chí Minh học
Trang 106 Đóng góp của luận văn
Thứ nhất, luận văn giải quyết vấn đề nguồn gốc hình thành triết lý lấy dân làm gốc của Hồ Chí Minh, góp phần lý giải sâu sắc hơn về triết lý lấy dân làm gốc của Hồ Chí Minh , vấn đề ý nghĩa giá trị của triết lý lấy dân làm gốc của Hồ Chí Minh đối với công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay
Thứ hai, luận văn có thể sự dụng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên trong học tập, nghiên cứu và giảng dạy triết học và Hồ Chí Minh học
7 Ý nghĩa của luận văn
- Luận văn đề cập đến vấn đề tuy không mới nhưng quan trọng và còn nhiều điểm chưa được làm sáng tỏ Luận văn đã kế thừa có chọn lọc các công trình nghiên cứu trước đó về vấn đề triết lý Hồ Chí Minh nói chung và triết lý lấy dân làm gốc nói riêng
- Luận văn góp phần làm sáng tỏ triết lý lấy dân làm gốc của Hồ Chí Minh và ý nghĩa của nó đối với công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay Qua đó, giúp người đọc hiểu thêm những nét đặc sắc trong triết lý lấy dân làm gốc Hồ Chí Minh
8 Kết cấu của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung gồm 3 chương và 7 tiết
NỘI DUNG
Trang 11CHƯƠNG 1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH TRIẾT LÝ “LẤY DÂN LÀM
GỐC” CỦA HỒ CHÍ MINH
1.1 Cơ sở khách quan
1.1.1 Bối cảnh lịch sử hình thành tư tưởng lấy dân làm gốc Hồ Chí Minh
Tư tưởng lấy dân làm gốc của Hồ Chí Minh là một sản phẩm lịch sử cụ thể, là kết quả của sự nhận thức sâu sắc về vai trò của nhân dân trong lịch sử được hình thành dưới tác động và ảnh hưởng của những điều kiện lịch sử xã hội của dân tộc và của thời đại vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX nhiều thay đổi lớn Vào cuối thế kỷ XIX, Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập đã bị chủ nghĩa tư bản Pháp xâm lược, trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến Trong trào lưu xâm lược thuộc địa của chủ nghĩa tư bản phương Tây, từ năm 1858 thực dân Pháp bắt đầu tiến công quân sự để chiếm Việt Nam Sau khi đánh chiếm được nước ta, thực dân Pháp thiết lập bộ máy thống trị thực dân và tiến hành những cuộc khai thác nhằm cướp đoạt tài nguyên, bóc lột nhân công rẻ mạt và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa
Từ năm 1897, thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất và sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), chúng tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương với số vốn đầu tư trên quy mô lớn, tốc độ nhanh
Do sự du nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, tình hình kinh tế Việt Nam có sự biến đổi: quan hệ kinh tế nông thôn bị phá vỡ, hình thành nên những đô thị mới, những trung tâm kinh tế và tụ điểm cư dân mới
Trang 12TÀI LIỆU THAM KHẢO
Triết học (11), tr.37-41
2 Nguyễn Thanh Bình (2007), Học thuyết chính trị- xã hội của Nho giáo và
ảnh hưởng của nở Việt Nam (từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX), NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội
3 Phan Bội Châu (1998), Không học đăng, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội
4 Doãn Chính (Chủ biên) (2012), Lịch sử triết học Phương Đông, NXB
Chính trị quốc gia- Sự thật, Hà Nội
5 Nguyễn Trọng Chuẩn (2002), Khai thác giá trị truyền thống Nho học phục
vụ đất nước trong điều kiện toàn cầu hóa”, Tạp chí triết học, (4), tr.28-31
6 Đoàn Trung Còn (dịch giả) (1996), Luận Ngữ, NXB Trí đức tòng thơ
7 Lương Minh Cừ (2005), “ Tư tưởng dân bản trong học thuyết nhân chính của Mạnh Tử”, Tạp chí Triết học, (6), Tr.35-39
8 Phan Đại Doãn (Chủ biên), Một số vấn đề Nho giáo Việt Nam, NXB
CTQG, Hà Nội
9 Quang Đạm ( 1997), Nho giáo xưa và nay, NXB Văn hóa thông tin
10.Trần Văn Giàu ( 1973), Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ
XIX đến cách mạnh tháng tám, Tập 2, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội
11 Trần Văn Giàu ( 1975), Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ
XIX đến cách mạnh tháng tám, Tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
12 Lương Đình Hải (2009), “ Tư tưởng dân sinh và giải pháp cơ bản để
thực hiện trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam”, Tạp chí Triết học (1), tr.23-31
13 Nguyễn Hùng Hậu (2004), Triết lý trong văn hóa Phương Đông, Nxb
Đại học Sư Phạm, Hà Nội