Hiện nay, trong Luật thương mại 2005 không đưa ra khái niệm hợp đồng trong thương mại do đó phải dựa vào quy định tại Điều 388 Bộ luật dân sự năm 2005 thì: “Hợp đồng dân sự là sự thỏa th
Trang 1MỤC LỤC
A ĐẶT VẤN ĐỀ 1
B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1
I Khái quát chung về hợp đồng trong thương mại và trách nhiệm do vi phạm hợp đồng trong thương mại 1
1 Hợp đồng trong thương mại 1
2 Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng trong thương mại 3
II Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng trong thương mại 5
1 Miễn trách nhiệm theo thỏa thuận của các bên 5
2 Miễn trách nhiệm trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng 7
3 Miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hoàn toàn do lỗi của bên bị vi phạm 10
4 Miễn trách nhiệm trong trường hợp hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền 11
IV Những kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật về các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng trong thương mại 13 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
Trang 2A ĐẶT VẤN ĐỀ
Hành vi vi phạm hợp đồng trong thương mại là một hành vi diễn ra khá phổ biến trên thực tế Về nguyên tắc, bên vi phạm hợp đồng sẽ phải chịu những chế tài như: buộc thực hiện đúng hợp đồng; phạt vi phạm; bồi thường thiệt hại; tạm ngừng thực hiện hợp đồng; đình chỉ thực hiện hợp đồng; hủy hợp đồng để khôi phục những thiệt hại vật chất cho bên bị vi phạm Tuy nhiên, trong một số trường hợp cho dù có xảy ra hành vi vi phạm hợp đồng trong thương mại thì bên vi phạm vẫn không phải chịu trách nhiệm và được gọi là các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng trong thương mại Vì vậy, để phân tích sâu hơn cũng như bình luận các quy định của Luật thương mại về vấn đề này, em xin chọn
đề bài số 7: ‘Phân tích và bình luận các quy định về các trường hợp miễn trách
nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng trong thương mại.’’
B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I Khái quát chung về hợp đồng trong thương mại và trách nhiệm do vi
phạm hợp đồng trong thương mại.
1 Hợp đồng trong thương mại.
Hiện nay, trong Luật thương mại 2005 không đưa ra khái niệm hợp đồng trong thương mại do đó phải dựa vào quy định tại Điều 388 Bộ luật dân sự năm 2005
thì: “Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự.” Hiện nay, quy định này của Bộ luật
dân sự về khái niệm hợp đồng được áp dụng cho hợp đồng nói chung, trong các lĩnh vực như: dân sự, lao động, thương mại.(1) Vì vậy, hợp đồng trong hoạt động
thương mại là một dạng của hợp đồng dân sự, trong đó khái niệm hoạt động
thương mại được định nghĩa như sau tại khoản 1 Điều 3 Luật thương mại: “Hoạt
mại”, Nguyễn Thị Thu Hiền, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, 2013.
Trang 3động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động khác nhằm mục đích sinh lợi khác.” Từ quy định này và quy định trong Bộ luật dân sự đã
nêu ở trên có thể đưa ra khái niệm hợp đồng trong hoạt động thương mại như sau: Hợp đồng trong hoạt động thương mại là sự thỏa thuận giữa các chủ thể kinh doanh với nhau và với các bên có liên quan về việc xác lập, thay đổi, hoặc chấm
dứt các quyền và nghĩa vụ trong hoạt động thương mại (2)
Tuy nhiên, vì là hợp đồng trong hoạt động thương mại nên nó còn có những điểm riêng biệt, đặc thù cụ thể như sau:
Thứ nhất, về chủ thể hợp đồng Chủ thể của hợp đồng trong hoạt động thương
mại chủ yếu là thương nhân Theo quy định của Luật thương mại có những quan
hệ mà một bên trong hợp đồng nhất thiết phải là thương nhân hay nói cách khác ít nhất một bên trong quan hệ phải là thương nhân, ví dụ như trong hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa, hợp đồng môi giới thương mại,…Mặt khác, có những hợp đồng mà pháp luật quy định cả hai bên đều phải là thương nhân như: Hợp đồng đại diện cho thương nhân, hợp đồng đại lý thương mại,…Vì vậy, chủ thể của hợp đồng trong hoạt động thương mại chủ yếu là thương nhân
Thứ hai, về hình thức của hợp đồng Hình thức của hợp đồng trong hoạt động
thương mại rất đa dạng, nó không chỉ là bằng văn bản mà còn có thể bằng lời nói hoặc bằng hành vi cụ thể Ngoài ra, khoản 15 Điều 3 của Luật thương mại còn quy định các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật
Thứ ba, về mục đích của hợp đồng trong thương mại Theo quy định tại khoản 1
Điều 3 Luật thương mại thì hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi Do đó, hợp đồng trong thương mại cũng nhắm tới mục đích này, đây là đặc điểm quan trọng để phân biệt hợp đồng trong thương mại với các loại hợp
thương mại”, Nguyễn Thị Thu Hiền, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, 2013.
Trang 4đồng khác Các bên trong hợp đồng trong thương mại ký kết cũng như thực hiện hợp đồng là để phát sinh lợi nhuận cho mình
Trên đây là ba đặc điểm của hợp đồng trong thương mại bao gồm đặc điểm về chủ thể, về hình thức và mục đích của hợp đồng
2 Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng trong thương mại.
Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng trong thương mại là một khái niệm được sử dụng khá phổ biến, tuy nhiên hiện nay trong luật thương mại cũng như các văn bản hướng dẫn chưa đưa ra một khái niệm cụ thể nào Do đó, để có thể hiểu được khái niệm này chúng ta phải đi từ khái niệm trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa
vụ Theo quy định tại Điều 302 Bộ luật dân sự thì trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ là việc người có nghĩa vụ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm trước người có quyền Như vậy, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng là một dạng của trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa
vụ và từ đây chúng ta có thể hiểu trách nhiệm do vi phạm hợp đồng trong thương mại là việc một bên trong hợp đồng trong thương mại phải gánh chịu các hậu quả pháp lý bất lợi do việc họ đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình trong hợp đồng
Bởi vì trách nhiệm do vi phạm hợp đồng trong thương mại là một loại trách nhiệm pháp lý nên nó có những đặc điểm của trách nhiệm pháp lý như: phát sinh dựa trên các căn cứ do pháp luật quy định, chủ thể bị áp dụng phải chịu những hậu quả pháp lý bất lợi v.v Tuy nhiên nó lại là trách nhiệm phát sinh trong hoạt động thương mại nên còn có những đặc điểm riêng như sau:
Thứ nhất, về lĩnh vực phát sinh trách nhiệm Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
trong thương mại chỉ phát sinh trong hoạt động thương mại khi hợp đồng đã ký kết và có hiệu lực pháp luật Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động khác nhằm mục đích sinh lợi khác (khoản 1 Điều 3 Luật thương mại) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng trong thương mại chỉ được đặt ra
Trang 5cũng như phát sinh trong những hoạt động được xem là hoạt động thương mại theo như quy định trên
Thứ hai, về thẩm quyền áp dụng: Chủ thể áp dụng các chế tài để buộc bên vi
phạm phải chịu trách nhiệm là bên bị vi phạm của quan hệ hợp đồng trong thương mại Bên bị vi phạm của hợp đồng có thể áp dụng hoặc không áp dụng một chế tài trong thương mại đối với bên có hành vi vi phạm hợp đồng Vì vậy, việc áp dụng chế tài trong thương mại thuộc quyền định đoạt của bên bị vi phạm trong quan hệ hợp đồng Trong trường hợp, yêu cầu thực hiện chế tài không được bên vi phạm thực hiện, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu Tòa án hay Trọng tài bảo vệ quyền lợi của mình
Thứ ba, điều kiện phát sinh trách nhiệm là có hành vi vi phạm nghĩa vụ trong hợp
đồng Hành vi vi phạm có thể là hành động hoặc không hành động, có thể là không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng Trong đó, nghĩa vụ của hợp đồng không chỉ phát sinh từ sự thỏa thuận của các bên mà còn phát sinh từ quy định của pháp luật
Thứ tư, về tính chất của trách nhiệm Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng trong
thương mại mang tính chất tài sản, bên phải chịu trách nhiệm sẽ phải gánh chịu những hậu quả bất lợi về mặt tài sản Cụ thể, bên vi phạm phải dùng tài sản của mình để bồi thường tổn thất vật chất cho bên bị vi phạm hoặc phải chịu những tổn thất vật chất để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ hợp đồng
Thứ năm, về mục đích áp dụng của trách nhiệm do vi phạm hợp đồng là khôi
phục lợi ích vật chất và hạn chế phần nào những thiệt hại vật chất mà bên vi phạm
đã gây ra cho bên bị vi phạm
Thứ sáu, các chế tài được áp dụng để buộc bên vi phạm hợp đồng phải chịu trách
nhiệm Dựa vào các quy định trong Luật thương mại, các chế tài đó là: buộc thực hiện đúng hợp đồng; phạt vi phạm; bồi thường thiệt hại; tạm ngừng thực hiện hợp đồng; đình chỉ thực hiện hợp đồn; hủy hợp đồng Với việc áp dụng các chế tài này
Trang 6đối với bên vi phạm sẽ khắc phục được những thiệt hại vật chất của bên bị vi phạm gây ra bởi hành vi vi phạm hợp đồng của bên vi phạm
Trên đây là định nghĩa và đặc điểm của trách nhiệm do vi phạm hợp đồng trong thương mại Phần tiếp theo dưới đây sẽ đi phân tích cũng như bình luận về các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng trong thương mại
II Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng trong thương mại.
Miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng trong thương mại là trường hợp có một bên vi phạm nghĩa vụ thực hiện hợp đồng trong thương mại nhưng không phải chịu trách nhiệm nào do việc không thực hiện đó thuộc một số trường hợp đặc biệt
Về nguyên tắc, trong hợp đồng thương mại nếu một bên vi phạm các nghĩa vụ của hợp đồng thì phải chịu trách nhiệm Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt thì mặc dù có hành vi vi phạm nhưng được miễn trách nhiệm, cụ thể:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 294 Luật thương mại 2005 đã quy định bên vi phạm được miễn trách nhiệm khi hành vi vi phạm hợp đồng xảy ra một trong bốn trường hợp sau: xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận; xảy ra sự kiện bất khả kháng; hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia, hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản
lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao
kết hợp đồng Ngoài ra, khoản 2 Điều 294 của Luật cũng quy định: “Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm.” Sau đây, là
phần phân tích các trường hợp này
1 Miễn trách nhiệm theo thỏa thuận của các bên.
Hợp đồng là sự thể hiện ý chí của các bên nên pháp luật luôn đề cao và tôn trọng
sự tự do thỏa thuận của các bên Do đó, điểm a khoản 1 Điều 294 Luật thương mại đã quy định một trong những trường hợp mà bên vi phạm hợp đồng thương
Trang 7mại được miễn trách nhiệm là trường hợp miễn trách nhiệm theo thỏa thuận của các bên
Như vậy, điều kiện để miễn trách nhiệm trong trường hợp này là có sự thỏa thuận của các bên về trường hợp miễn trách nhiệm Thỏa thuận giữa các bên về các trường hợp được miễn trách nhiệm phải tồn tại trước và có hiệu lực đến thời điểm bên bị vi phạm áp dụng chế tài Nếu các điều kiện này không được thỏa mãn thì bên vi phạm có thể bác bỏ yêu cầu được miễn trách nhiệm của bên vi phạm
Tùy từng loại hợp đồng mà sự thỏa thuận này có hình thức biểu hiện khác nhau,
cụ thể:
Nếu hợp đồng bằng văn bản thì thỏa thuận như vậy được ghi nhận trong văn bản hợp đồng hay trong phụ lục hợp đồng – một bộ phận không tách rời của hợp đồng Thỏa thuận như vậy cũng có thể ghi trong các văn bản được thiết lập giữa các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng về việc bổ sung, sửa đổi hợp đồng Tuy nhiên, trong trường hợp các bên giao kết hợp đồng bằng văn bản nhưng sau khi ký kết các bên vẫn có thể thỏa thuận bằng lời nói hoặc bằng hành vi cụ thể về trường hợp miễn trách nhiệm trừ khi trong văn bản hợp đồng có ghi rõ mọi thỏa thuận sửa đổi, bổ sung hợp đồng chỉ có giá trị nếu được lập thành văn bản có chữ
ký của hai bên
Nếu hợp đồng được giao kết bằng lời nói thì thỏa thuận về các trường hợp miễn trách nhiệm cũng được thể hiện bằng lời nói Tuy nhiên, hình thức này được các bên trong giao kết hợp đồng thương mại ít khi sử dụng bởi việc chứng minh sự tồn tại của thỏa thuận là rất khó khăn
Trong thực tiễn, các bên trong giao kết hợp đồng thương mại ít khi thỏa thuận trực tiếp và rõ ràng về các trường hợp vi phạm được miễn trách nhiệm bởi lẽ nếu thỏa thuận như vậy sẽ không khuyến khích các bên thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình
Trang 8Từ những phân tích trên ta thấy quy định tại điểm a khoản 1 Điều 294 Luật thương mại đã có quy định khá là mở và đã thể hiện sự tôn trọng những thỏa thuận của các bên khi quy định nếu các bên có thỏa thuận thì bên vi phạm sẽ được miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng trong thương mại Tuy nhiên, điều luật chỉ quy định các bên thỏa thuận thì được miễn trách nhiệm Như vậy, có thể hiểu thỏa thuận được nói đến ở đây không vi phạm pháp luật, không trái với đạo đức xã hội đều có hiệu lực Nếu trong trường hợp một bên viện lý do là có điều khoản miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại để cố ý vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia dẫn đến sự bất bình đẳng giữa các bên trong hợp đồng thương mại Quy định như vậy là không phù hợp với pháp luật các nước trên thế giới, cụ thể: một số nước đã có quy định rõ ràng như, nếu thỏa thuận miễn trách nhiệm do vi phạm những điều kiện cơ bản của hợp đồng thì không phát sinh hiệu lực Mặt khác, do việc quy định chưa rõ ràng đó mà trong thực tế sẽ xảy ra một nghịch lý là một bên lợi dụng điều khoản thỏa thuận giữa các bên về trường hợp được miễn trách nhiệm để vi phạm hợp đồng nhưng không phải chịu trách nhiệm
vì điều khoản đó không vi phạm pháp luật cũng như không trái đạo đức, xã hội?
2 Miễn trách nhiệm trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng.
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 294 Luật thương mại thì bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng Không giống như trường hợp thứ nhất là do các bên thỏa thuận, trường hợp thứ hai này là do pháp luật quy định, các bên không thỏa thuận cũng được miễn trách nhiệm trong trường hợp này
Trước hết, chúng ta phải tìm hiểu về khái niệm “ sự kiện bất khả kháng” Theo
quy định tại Điều 61 Bộ luật dân sự 2005 thì “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép” Như
vậy, để một sự kiện được xem là sự kiện bất khả khác phải thỏa mãn đầy đủ các điều kiện sau:
Trang 9Thứ nhất, đó phải là sự kiện xảy ra một cách khách quan Sự kiện đó xảy ra không
phụ thuộc vào ý chỉ của bất kỳ ai và nằm ngoài phạm vi kiểm soát của bên vi phạm hợp đồng Do đó, các sự kiện như lũ lụt, song thần, động đất,.v.v được xem là sự kiện xảy ra khách quan
Thứ hai, phải là sự kiện xảy ra mà không thể lường trước được Tính không thể
lường trước được của sự kiện bất khả kháng trong trường hợp vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm được xem xét ở thời điểm giao kết hợp đồng hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng cho đến trước thời điểm xảy ra vi phạm Rõ ràng là chúng ta không thể đòi hỏi ở bên vi phạm một năng lực đánh giá quá cao vượt quá khả năng của một con người bình thường Đặc biệt, sự không thể lường trước được phải nhằm vào một sự kiện cụ thể
Thứ ba, hậu quả của sự kiện đó phải là không thể khắc phục được mặc dù đã áp
dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép Để đánh giá điều kiện này
có được đáp ứng hay không cần phải xem xét bên vi phạm có áp dụng có áp dụng các biện pháp cần thiết trong phạm vi khả năng của mình để khắc phục hậu quả hay không? Nếu áp dụng mọi biện pháp trong khả năng thì có khắc phục được hậu quả không Chỉ khi nào bên vi phạm đã áp dụng mọi biện pháp nằm trong khả năng của họ mà vẫn không khắc phục được hậu quả thì mới đáp ứng được điều kiện thứ ba này
Khi đáp ứng được 3 điều kiện này, một sự kiện được xem là sự kiện bất khả kháng và khi đó nếu bên vi phạm hợp đồng trong trường hợp này thì được miễn trách nhiệm, cụ thể là: được miễn trách nhiệm, kéo dài thời hạn, từ chối thực hiện hợp đồng
Theo quy định tại khoản 1 Điều 296 Luật thương mại quy định thì trong trường hợp bất khả kháng, các bên có thể kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng; nếu các bên không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng được tính thêm một thời gian bằng thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng cộng với thời gian hợp lý để khắc phục hậu quả nhưng không
Trang 10được kéo dài quá các thời hạn sau đây: 5 tháng đối với hàng hóa, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cung ứng dịch vụ được thỏa thuận trên 12 tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng; 8 tháng đối với hàng hóa, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cung ứng dịch vụ được thỏa thuận trên 12 tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng;
Tuy nhiên, nếu sự kiện bất khả kháng kéo dài quá thời hạn do các bên thỏa thuận hoặc luật định thì theo quy định tại khoản 2 Điều 296 Luật thương mại, các bên
có quyền từ chối thực hiện hợp đồng và không bên nào có quyền yêu cầu bên kia bồi thường thiệt hại
Mặt khác, việc kéo dài thời hạn thực hiện hợp đồng đã phân tích ở trên không được áp dụng đối với mọi hợp đồng mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ Cụ thể, theo khoản 4 Điều 296, việc kéo dài thời hạn thực hiện hợp đồng không áp dụng đối với hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có thời hạn cố định
về giao hàng hoặc hoàn thành dịch vụ Quy định này cần được hiểu là chỉ áp dụng đối với các thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng được kéo dài theo luật định trong trường hợp các bên không thỏa thuận
Như vậy, quy định tại điểm b khoản 1 Điều 294 Luật thương mại chỉ quy
định “xảy ra sự kiện bất khả kháng” là một căn cứ miễn trách nhiệm mà không
quy định cụ thể sự kiện này được áp dụng chỉ với các bên trong hợp đồng trong thương mại hay đối với cả bên thứ ba trong quan hệ hợp đồng và sẽ dẫn đến câu hỏi là liệu bên thứ ba đó có phải thực hiện nghĩa vụ của mình hay không? Vì vậy, luật thương mại cần quy định rõ vấn đề này Ví dụ, trong một hợp đồng mua bán hàng hóa người bán không thực hiện nghĩa vụ giao hàng của mình cho người mua
do bên gia công không thực hiện nghĩa vụ của mình đối với người bán theo hợp đồng gia công sản phẩm do sự kiện bất khả kháng thì bên bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa có được miễn trách nhiệm không?(3)
mại”, Nguyễn Thị Thu Hiền, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, 2013.