ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ QUỲNH NGHIÊN CỨU PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO CẤP XÃ, TỈNH KON TUM LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THỊ QUỲNH
NGHIÊN CỨU PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
LÃNH ĐẠO CẤP XÃ, TỈNH KON TUM
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
HÀ NỘI - 2014
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THỊ QUỲNH
NGHIÊN CỨU PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
LÃNH ĐẠO CẤP XÃ, TỈNH KON TUM
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO VÀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA CHỦ TỊCH XÃ 9
1.1 Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề 9 1.1.1 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 9
1.1.2 Các công trình nghiên cứu ở trong nước Error! Bookmark not defined 1.2 Một số khái niệm cơ bản trong đề tài Error! Bookmark not defined 1.2.1 Khái niệm Lãnh đạo trong Tâm lý học Error! Bookmark not defined 1.2.2 Phong cách lãnh đạo và các kiểu Phong cách lãnh đạo Error! Bookmark not defined
1.2.3 Chủ tịch xã và Phong cách lãnh đạo của Chủ tịch xã Error! Bookmark not defined
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến Phong cách lãnh đạo của Chủ tịch xã Error! Bookmark not defined
1.3.1 Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến Phong cách lãnh đạo của chủ tịch xã
Error! Bookmark not defined
1.3.2 Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến Phong cách lãnh đạo của Chủ tịch xã
Error! Bookmark not defined
1.4 Yêu cầu về phẩm chất và năng lực trong cấu trúc Phong cách lãnh đạo đối với Chủ
tịch xã hiện nay Error! Bookmark not defined
1.4.1 Yêu cầu về phẩm chất trong cấu trúc phong cách lãnh đạo của Chủ tịch xã 361.4.2 Yêu cầu về năng lực trong cấu trúc Phong cách lãnh đạo của Chủ tịch xã Error! Bookmark not defined
Chương 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Error! Bookmark not defined
2.1 Khái quát về địa bàn và khách thể nghiên cứu Error! Bookmark not defined 2.1.1 Khái quát về địa bàn nghiên cứu Error! Bookmark not defined 2.1.2 Khách thể nghiên cứu Error! Bookmark not defined 2.2 Tổ chức nghiên cứu Error! Bookmark not defined 2.2.1 Phương pháp điều tra Error! Bookmark not defined 2.2.2 Phương pháp trắc nghiệm Error! Bookmark not defined
Trang 4Chương 3 PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA CHỦ TỊCH XÃ VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA CHỦ TỊCH XÃ Error! Bookmark not defined
3.1 Quan niệm của Chủ tịch xã về Phong cách lãnh đạo Error! Bookmark not defined
3.1.1 Nhận thức của Chủ tịch xã về khái niệm Phong cách lãnh đạo Error! Bookmark not defined
3.1.2 Nhận thức của Chủ tịch xã về đặc điểm các kiểu Phong cách lãnh đạo Error! Bookmark not defined
3.1.3 So sánh nhận thức của Chủ tịch xã và cán bộ, nhân viên trong UBND xã về Phong
cách lãnh đạo của Chủ tịch xã Error! Bookmark not defined 3.2 Đánh giá của Chủ tịch xã về những biểu hiện của Phong cách lãnh đạo Error! Bookmark not defined
3.2.1 Thực trạng tự đánh giá của Chủ tịch xã về biểu hiện Phong cách lãnh đạo Error! Bookmark not defined
3.2.2 So sánh tự đánh giá của Chủ tịch xã về Phong cách lãnh đạo (xét theo giới tính và
số năm công tác) Error! Bookmark not defined 3.2.3 Kết quả nghiên cứu các kiểu nhân cách của Chủ tịch xã qua trắc nghiệm Error! Bookmark not defined
3.2.4 Mối tương quan giữa kết quả trắc nghiệm các kiểu nhân cách với các kiểu
phong cách lãnh đạo của Chủ tịch xã Error! Bookmark not defined
3.3 Đánh giá của cán bộ, nhân viên về biểu hiện Phong cách lãnh đạo của Chủ tịch xã
Error! Bookmark not defined
3.4 Đánh giá của Chủ tịch xã về các yếu tố ảnh hưởng đến Phong cách lãnh đạo Error! Bookmark not defined
3.4.1 Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến Phong cách lãnh đạo của Chủ tịch xã Error! Bookmark not defined
3.4.2 Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến Phong cách lãnh đạo của Chủ tịch xã
Error! Bookmark not defined
Trang 53.4.3 So sánh đánh giá của Chủ tịch xã và cán bộ, nhân viên về mức độ ảnh hưởng của
các yếu tố chủ quan và khách quan đến Phong cách lãnh đạo của Chủ tịch xã Error! Bookmark not defined
3.5 Thực trạng tự đánh giá của Chủ tịch xã về một số phẩm chất và năng lực trong cấu
trúc Phong cách lãnh đạo của Chủ tịch xã Error! Bookmark not defined
3.5.1 Tự đánh giá của Chủ tịch xã về một số phẩm chất và năng lực trong cấu trúc
Phong cách lãnh đạo của Chủ tịch xã Error! Bookmark not defined
3.5.2 Đánh giá của cán bộ, nhân viên về phẩm chất và năng lực trong cấu trúc Phong
cách lãnh đạo của Chủ tịch xã Error! Bookmark not defined 3.6 Ý kiến của nhân dân về biểu hiện Phong cách lãnh đạo của Chủ tịch xã Error! Bookmark not defined
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Error! Bookmark not defined TÀI LIỆU THAM KHẢO 12 PHỤ LỤC
Trang 6LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung và dữ liệu nghiên cứu của luận văn là trung thực, do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của GS.TS Phạm Thành Nghị Mọi tham khảo trong luận văn đều được trích dẫn rõ nguồn
Học viên
Nguyễn Thị Quỳnh
Trang 7LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS Phạm Thành Nghị, người
đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều thời gian quý báu để trao đổi và định hướng nghiên cứu cho tôi Thành công của luận văn này, chính là nhờ một phần lớn sự giúp đỡ của GS.TS Phạm Thành Nghị
Xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu Nhà trường, Lãnh đạo khoa Văn hóa Thông tin và Xã hội, trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa học và thực hiện Luận văn tốt nghiệp
Xin chân thành cảm ơn các đồng chí là đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp xã, tỉnh Kon Tum đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện Luận văn
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Tâm lý học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã giúp đỡ đã tạo điều kiện cho tôi suốt quá trình học tập và hoàn thành đề tài luận văn này
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè luôn động viên tạo chỗ dựa tinh thần để tôi học tập và thực hiện thành công đề tài luận văn
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Học viên
Nguyễn Thị Quỳnh
Trang 8DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ BIỂU ĐỒ
Trang 9Bảng 3.4 Nhận thức của Chủ tịch xã và cán bộ, nhân viên về phong cách lãnh đạo của
Chủ tịch xã Error! Bookmark not defined Bảng 3.5 Tự đánh giá của Chủ tịch xã về biểu hiện phong cách lãnh đạo dân chủ Error! Bookmark not defined
Bảng 3.6 Tự đánh giá của Chủ tịch xã về biểu hiện phong cách lãnh đạo Tự do Error! Bookmark not defined
Bảng 3.7 Tự đánh giá của Chủ tịch xã về biểu hiện phong cách lãnh đạo độc đoán
Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.8 Thực trạng tự đánh giá của Chủ tịch xã về biểu hiện phong cách lãnh đạo
Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.9 Tự đánh giá của Chủ tịch xã về phong cách lãnh đạo (xét theo giới tính và số
năm công tác) Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.10 Kết quả trắc nghiệm nhân cách Bảng 3.11 Mối tương quan giữa kết quả trắc nghiệm nhân cách với phong cách lãnh đạo
của Chủ tịch xã Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.12 Đánh giá của nhân viên về biểu hiện phong cách lãnh đạo của Chủ tịch xã
Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.13 các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo của Chủ tịch xã
Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.14 Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo của Chủ tịch xã
Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.15 So sánh đánh giá của Chủ tịch xã và cán bộ, nhân viên về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan và khách quan đến phong cách lãnh đạo của Chủ tịch xã
Trang 10Bảng 3 16 Tự đánh giá của Chủ tịch xã về phẩm chất và năng lực trong cấu trúc PCLĐ
của Chủ tịch xã Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.17 Đánh giá của cán bộ, nhân viên về phẩm chất và năng lực trong cấu trúc
phong cách lãnh đạo của Chủ tịch xã Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.18 Đánh giá của nhân dân về biểu hiện phong cách lãnh đạo của Chủ tịch xã
Error! Bookmark not defined.
Biểu đồ
Biểu đồ 3.1 Thực trạng tự đánh giá về phong cách lãnh đạo của Chủ tịch xã……55 Biểu đồ 3.2 Đánh giá của Chủ tịch xãvề phong cách lãnh đạo xét theo giới tính và số năm công tác ……….56
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa và cải cách hành chính ở nước ta hiện nay, đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp từ Trung ương đến địa phương có vai trò đặc biệt quan trọng Chủ tịch Hồ Chí Minh từng đánh giá: “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và của chế độ” Người khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém” Người dạy: “Đảng phải nuôi dạy cán bộ như người làm vườn vun trồng những cây cối quý báu” do đó, công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ các cấp có vai trò quan trọng, trong đó có đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp xã Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Lãnh đạo cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều xong xuôi” Có thể nhận thấy, đội ngũ lãnh đạo cấp xã là những người gần gũi dân nhất, làm việc và giải quyết những vấn đề với nhân dân một cách trực tiếp Họ là những người trực tiếp triển khai thực hiện tất cả chương trình kế hoạch, cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước đến người dân, đảm bảo quyền lợi của người dân được thực hiện khách quan và có hiệu quả; góp phần vào sự ổn định kinh tế, chính trị - xã hội tại địa phương, trong đó, vị trí Chủ
Trang 11tịch xã đóng vai trò then chốt Trong những năm qua, đội ngũ Chủ tịch xã trên
cả nước không ngừng được rèn luyện, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng, được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, được trang bị những kỹ năng
cơ bản về lãnh đạo, quản lý trở thành cầu nối hiệu quả giữa nhân dân với Đảng, với chính quyền các cấp
Cùng với sự phát triển của đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp xã trên cả nước,
vị trí Chủ tịch xã ngày càng được bổ sung, bồi dưỡng và phát triển về chất lượng trên địa bàn khu vực Tây Nguyên, trong đó có tỉnh Kon Tum Là địa phương còn nhiều khó khăn về điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, giao thông đi lại, đời sống và nhận thức của người dân ở một số vùng, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn chưa cao ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác quản lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp xã, đứng đầu là Chủ tịch xã Đây cũng chính là một trong những khó khăn mang tính đặc thù gây cản trở cho đội ngũ lãnh đạo xã tiếp cận những kiến thức, kỹ năng về quản lý lãnh đạo một cách bài bản Vì thế, đa số lãnh đạo xã ở các huyện còn bộc lộ một số hạn chế cơ bản về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực công tác nhìn chung chưa đồng đều ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý lãnh đạo Đặc biệt, quá trình lựa chọn, xây dựng và sử dụng phong cách lãnh đạo trong hoạt động quản lý lãnh đạo vẫn còn nhiều hạn chế; Vì thế, nhìn chung đội ngũ cán
bộ lãnh đạo cấp xã chưa khuyến khích được động cơ làm việc và tính tích cực hoạt động của nhân viên dưới quyền và người dân trên địa bàn quản lý
Chính vì lẽ đó, nghiên cứu phong cách lãnh đạo của đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp xã trên địa bàn tỉnh Kon Tum sẽ góp phần đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý lãnh đạo, góp phần thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới, thực hiện hiệu quả cải cách hành chính, nâng cao đời sống kinh tế xã hội cho người dân và sự phồn thịnh chung của đất nước Đó là
lý do thúc đẩy tôi lựa chọn vấn đề: Nghiên cứu phong cách lãnh đạo của đội
ngũ cán bộ lãnh đạo cấp xã, tỉnh Kon Tum” làm đề tài nghiên cứu
2 Mục đích nghiên cứu
Trang 12Nghiên cứu phong cách lãnh đạo (PCLĐ) của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã (CTX), tỉnh Kon Tum, các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến PCLĐ của CTX , yêu cầu về phẩm chất và năng lực trong cấu trúc PCLĐ từ đó đề xuất những kiến nghị nhằm xây dựng phong cách lãnh đạo của CTX nói riêng và đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nói chung phù hợp với yêu cầu xã hội hiện nay
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về PCLĐ, từ đó xây dựng cơ sở
lý luận về PCLĐ Đưa ra những khái niệm công cụ của đề tài
3.2 Xác định các phong cách lãnh đạo chủ đạo của CTX và các yếu tố ảnh hưởng đến PCLĐ của CTX tỉnh Kon Tum
3.3 Đề xuất một số kiến nghị nhằm xây dựng PCLĐ phù hợp với tình hình xã hội hiện tại, góp phần nâng cao hiệu quả lãnh đạo quản lý của CTX
4 Đối tượng nghiên cứu
Phong cách lãnh đạo của CTX trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp xã
5 Khách thể nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
5.1 Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu chính là 50 Chủ tịch xã
Khách thể phụ là 50 nhân viên dưới quyền và 50 người dân trong xã
5.2 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu PCLĐ của Chủ tịch xã trong các huyện Đăk Glei, Đăk Tô, Tumơ Rông, Sa Thầy, Ngọc Hồi, Kon Rẫy trên địa bàn tỉnh Kon Tum, khu vực Tây Nguyên
6 Giả thuyết khoa học
Đội ngũ Chủ tịch xã trên địa bàn các huyện Đăk Glei, Đăk Tô, Tumơ Rông, Sa Thầy, Ngọc Hồi, Kon Rẫy thuộc tỉnh Kon Tum có PCLĐ dân chủ chiếm ưu thế, PCLĐ độc đoán và PCLĐ tự do chiếm vị trí thấp hơn Mức độ biểu hiện PCLĐ của họ không giống nhau và chịu ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan và khách quan
7 Phương pháp nghiên cứu
Trang 137.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Các tài liệu như sách, báo, tạp chí, chuyên đề bài giảng, luận án, luận văn và các tài liệu khác liên quan đến công tác quản lý lãnh đạo, các vấn đề liên quan đến PCLĐ
7.2 Phương pháp điều tra dùng bảng hỏi
Phiếu thứ nhất Lấy ý kiến của đội ngũ Chủ tịch xã về PCLĐ của họ
trong quá trình thực hiện công tác lãnh đạo, quản lý
Phiếu thứ 2 Lấy ý kiến của nhân viên về PCLĐ của Chủ tịch xã
Phiếu thứ 3 Lấy ý kiến của người dân về PCLĐ của Chủ tịch xã
7.3 Phương pháp phỏng vấn sâu: gặp gỡ Chủ tịch xã và những người dưới quyền, người dân để tìm hiểu, trao đổi về PCLĐ của Chủ tịch xã
7.4 Phương pháp quan sát: quan sát cách thức làm việc của một số lãnh đạo xã và mối quan hệ giao tiếp của họ với cấp dưới, với người dân
7.5 Phương pháp chuyên gia: Gặp gỡ, trao đổi và xin ý kiến của các chuyên gia Tâm lý học về thuật ngữ PCLĐ và quan điểm của họ về PCLĐ hiện nay
7.6 Phương pháp thống kê toán học: sử dụng phần mềm SPSS 13.0 để phân tích xử lý số liệu
7.7 Phương pháp trắc nghiệm: Sử dụng trắc nghiệm nhân cách của Eysenck để đánh giá các kiểu nhân cách của CTX Từ đó làm cơ sở đánh giá mỗi liên hệ giữa kết quả trắc nghiệm với các kiểu PCLĐ của CTX
8 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn bao gồm 3 chương,
Chương 1 Cơ sở lý luận của Phong cách lãnh đạo và Phong cách lãnh đạo của Chủ tịch xã
Chương 2 Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3 Phong cách lãnh đạo của Chủ tịch xã và các yếu tố ảnh hưởng đến Phong cách lãnh đạo của Chủ tịch xã
Trang 14Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO VÀ PHONG CÁCH
LÃNH ĐẠO CỦA CHỦ TỊCH XÃ 1.1 Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Cuối Thế kỷ XVIII cuộc cách mạng công nghiệp nổ ra đã tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển tư duy quản lý Trong đó, yếu tố PCLĐ của những người lãnh đạo được quan tâm và đánh giá rất cao Chính vì vậy, nghiên cứu PCLĐ được các nhà nghiên cứu Tâm lý học chú trọng Tiêu biểu có các công trình nghiên cứu của các nhà Tâm lý học như Frederick M Taylor; Henry Fayol; Mary Parker Follet; Chester Irwing Barnard; Kurt Lewin
Học thuyết “Quản lý theo khoa học” gắn liền với tên tuổi của Phrederic
W Taylor (1856- 1915) Học thuyết này nhằm xác định một cách khoa học
các phương pháp tốt nhất nhằm thực hiện bất cứ nhiệm vụ nào trong quản lý
và để lựa chọn, đào tạo, khuyến khích các nhân viên
Tư tưởng chủ đạo của thuyết “Quản lý theo khoa học” của Taylor là tiêu chuẩn hóa trong công việc và kiểm tra cả chiều rộng lẫn chiều sâu nhằm duy trì các tiêu chuẩn này Ông rất quan tâm đến mối quan hệ giữa người lãnh đạo và người bị lãnh đạo Theo ông, người quản lý phải là nhà tư tưởng, nhà lên kế hoạch Chức năng cơ bản của họ là lập kế hoạch, chỉ đạo và tổ chức công việc [tr.23, 6]
Một trong những người ủng hộ và phát triển thuyết “Quản lý theo khoa học” của Taylor là Henry Fayol Từ nghiên cứu các đặc điểm, nội dung của hoạt động quản lý, ông đi đến kết luận: Một nhà quản lý tài năng có được thành công không phải nhờ những phẩm chất cá nhân mà chủ yếu nhờ các phương pháp mà anh ta đã áp dụng, nhờ các nguyên tắc chỉ đạo hành động của người đó Như vậy, việc tổ chức công việc một cách khoa học là điều kiện hàng đầu giúp nhà quản lý thành công Theo Fayol, quản lý gồm các quá trình: Dự đoán và lập kế hoạch, tổ chức điều khiển, phối hợp và kiểm tra Ông
Trang 15rất quan tâm đến yếu tố năng lực của người quản lý Tổ chức, theo ông bao
gồm hai bộ phận chính: Tổ chức vật chất và tổ chức con người [tr.24, 6]
Nếu như Taylor chú trọng đến khía cạnh kinh tế trong quản lý, Fayol quan tâm đến vai trò vị trí của người quản lý thì Mary Paker Follet (1868- 1933) cho rằng trong quản lý cần phải quan tâm tới người lao động với toàn
bộ đời sống của họ, không chỉ quan tâm đến lới ích kinh tế mà còn phải quan
tâm đến cả đời sống tinh thần và tình cảm của họ Bởi vì sự hoà hợp thống
nhất giữa người quản lý và người lao động sẽ là nền tảng cũng chính là động lực cho sự phát triển của mọi tổ chức Trong đó, Bà nhấn mạnh đến phẩm chất của người lãnh đạo, là nghệ thuật quản lý Theo bà, người lãnh đạo cần
có tính kiên trì, năng lực thuyết phục, sự khéo léo trong cư xử, trình độ hiểu biết cao Người lãnh đạo không nên làm một ông chủ, mà phải là người phối hợp, giáo dục và đào tạo, phải quan tâm đến thái độ hợp tác của cấp dưới chứ không phải là thái độ phục tùng
Có thể nói, vấn đề quản lý và PCLĐ đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và thực nghiệm trong chính quá trình nghiên cứu và hoạt động của mình Và sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc đến nhà tâm lý học nổi tiếng Kurt Lewin (1890 – 1947), ông chú ý nghiên cứu PCLĐ của người lãnh đạo và đã chia ra ba PCLĐ lớn: “Phong cách quyền uy, phong cách dân chủ và phong cách tự do” Đến nay, cách phân chia này vẫn còn giá trị
Nghiên cứu sâu hơn khía cạnh tâm lý học hành vi, nhà khoa học hành
vi người Mỹ Mc Gregor (1906-1964) đã đóng góp cho sự phát triển tâm lý học quản lý với hai thuyết của mình đó là Thuyết Y và Thuyết X
Thuyết Y của Mc Gregor dựa trên có sở Thuyết nhu cầu của Maslow và Thuyết động cơ của Herzberg Thuyết Y là một khoa học về quản lý thông qua tính tự giác và tự chủ của người lao động, thay cho sự quản lý và điều khiển của người lãnh đạo với các hình thức kỷ luật Theo Mc Gregor, nhiệm
vụ của người lãnh đạo là phải tạo ra những điều kiện cần thiết, phù hợp để các thành viên của tổ chức có thể đạt đến những mục tiêu của mình một cách tốt
Trang 16nhất bằng sự cố gắng hết mình vì mục tiêu chung của tập thể Điều quan trọng
là người quản lý phải giao những công việc cho những người đáng tin cậy và khuyến khích họ làm việc
Ngược lại, Thuyết X cho rằng con người có bản chất tiêu cực như:
Con người vốn lười không thích làm việc và tìm cách né tránh công việc; Họ chỉ nhìn thấy tư lợi và thờ ơ lãnh đạm đối với mục tiêu của tổ chức; Họ sợ bị lừa dối, bị lọt vào cạm bẫy của những kẻ mưu mô xảo quyệt Tóm lại họ đóng vai trò thụ động nên tổ chức, người lãnh đạo phải can thiệp tích cực, điều khiển, kiểm soát chặt chẽ, có chính sách thưởng phạt rõ ràng, làm như vậy mới hướng lao động của họ vào mục tiêu của tổ chức
Thuyết Z là phong cách lãnh đạo của Nhật Bản do William Ouichi xây
dựng Thuyết này cho rằng con người không chỉ có nhu cầu vật chất mà họ còn cần thỏa mãn năng suất lao động Người lãnh đạo cần có sự quan tâm, động viên đến cấp dưới, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người thể hiện tài năng của mình, quan tâm đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho người lao động, đồng thời trong phân chia lợi ích cần phải sòng phẳng và công bằng Với học thuyết này, người nhật đã thành công trong việc thúc đẩy tính tích cực của người lao động để tạo ra lợi nhuận nhiều hơn cho nhà Tư bản, đồng thời đời sống của người lao động được quan tâm hơn
Như vậy, ba thuyết trên đã đề cập đến vai trò, vị trí của người lãnh đạo trong tổ chức và những yêu cầu về phong cách cũng như những phẩm chất đạo đức, năng lực của người lãnh đạo phù hợp với đặc điểm của người lao động Nếu đặt tên cho các phong cách quản lý, ta có các phong cách truyền thống là kiểu X, phong cách quản lý mới là kiểu Y, phong cách quản lý của Nhật Bản là kiểu Z Trong các phong cách quản lý đó phong cách X được ví như phong cách quản lý “Cây gậy và củ cà rốt”
Tóm lại, trong những công trình nghiên cứu nêu trên cho thấy mỗi tác giả
có quan điểm, nhận định khác nhau về vai trò của người quản lý và vấn đề
Trang 17TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Bolton R & Bolton B.G (2008), 4 phong cách làm việc, Nxb Lao động Xã hội
2 Chandler S & Black D (2008), Nhà quản lý thoáng, Nxb Tri thức
3 Phạm Nhật Duật (2008), Nghiên cứu Phong cách lãnh đạo của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân xã nước ta hiện nay, Luận văn Thạc sỹ
4 Phạm Nhật Duật (2014), Phong cách lãnh đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân xã nước ta hiện nay, Luận Án Tiến sĩ
5 Vũ Dũng (chủ biên) (2008), Từ điển Tâm lý học, Viện khoa học xã hội Việt
Nam – Viện tâm lý học, Nxb Từ điển bách khoa
6 Vũ Dũng (2006), Giáo trình Tâm lý học Quản lý, Nxb Đại học sư phạm
Trang 187 Trần Thị Tuyết Hạnh (2011), nghiên cứu chức năng của Hiệu trưởng
trường trung học phổ thông Việt Nam thời kỳ đổi mới phục vụ công tác bồi dưỡng Hiệu trưởng đáp ứng yêu cầu xã hội, Luận án Tiến sĩ
8 Henry M (2010), Nghề Quản lý, Nxb Thế giới
9 Học viện Hành chính Quốc gia, Khoa Khoa học Hành chính (2002), Tập
bài giảng Tâm lý học quản lý, NXB Thống kê
10 Nguyễn Khoa Khôi (1995), Tập bài giảng Tâm lý học quản lý, Đại học Huế
11 Võ Thành Khối (2005), Tâm lý học lãnh đạo, quản lý, NXB CTQG
12 Nguyễn Thế Kiệt (chủ biên), (2001), Phong cách tư duy Hồ Chí Minh,
Nxb Chính trị Quốc gia
13 Koontz, H., Odonnell, C., Weihrich, H (1992), Những vấn đề cốt yếu của
quản lý, Nxb Khoa học và Kỹ thuật
14 Nguyễn Hữu Lam (1997), Nghệ thuật lãnh đạo, Nxb Giáo dục
15 Lencioni R (2005), Năm rối loạn chức năng ở một nhóm lãnh đạo, Nxb Trẻ
16 Nguyễn Đức Lợi (2008), Giáo trình Khoa học quản lý, Nxb Tài Chính
17 Managing Teams (2008), Quản lý nhóm, Nxb Lao động Xã hội
18 Mouton & R Back: Lãnh đạo, chìa khóa của sự thành công, Nxb khoa học xã hội, H, 1999
19 Phạm Thành Nghị (1999), “Người lãnh đạo – Người kiến tạo lại tổ chức’’,
22 Hoàng Phê (2008), Từ điển Tiếng việt, Nxb Đà Nẵng
23 Chu Thái Thành (2007), “Công tác cán bộ của Đảng trong thời kỳ mới’’ , Tạp chí Cộng sản điện tử, (1), tr 15 - 18.
24 Tjosvold D & Tjosvold M.M (2010), Tâm lý học dành cho Lãnh đạo,
Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh
Trang 1925 Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), (2006), Tâm lý học đại cương, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội
26 Viện Khoa học tổ chức Nhà Nước (1998), Đạo đức, phong cách, lề lối làm
việc của cán bộ, công chức theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị Quốc gia
27 Nguyễn Như Ý (chủ biên), (1997), Từ điển Tiếng việt thông dụng,
Nxb Giáo dục
28 Vũ Duy Yên (1995), Quan niệm của công chức về PCLĐ của cán bộ lãnh
đạo, quản lý Nhà nước ta hiện nay, Luận văn Thạc sỹ
Sách tiếng Anh:
29 Amabile T.M (1983) Social psychology of creativity, New
York:Springer-Verlag
30 David Lalb Inwis, M.Mclntyre (1992), Organitzation Psychology, New York
31 John M Ivancevid M.T Matteson: Organitzation Behavior and
managenment Second Edition Boston
Trang 21Mẫu số 01
PHIẾU HỎI Ý KIẾN
(Phiếu dành cho Chủ tịch UBND xã)
Để góp phần tìm hiểu phong cách lãnh đạo của cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã, xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của mình về các nội dung dưới đây bằng cách đánh dấu X trước các phương án phù hợp nhất với quan điểm của mình hoặc đưa ra ý kiến riêng cho các câu hỏi mở
Câu 1 Đồng chí có biết thuật ngữ “Phong cách lãnh đạo” không?
a Có
b Không
* Nếu có, đồng chí hiểu phong cách lãnh đạo là:
a Tác phong làm việc hằng ngày
b Kiến thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người lãnh đạo, quản lý
c Phẩm chất đạo đức của người lãnh đạo, quản lý
d Phương pháp, cách thức, lối làm việc được biểu hiện ra bên ngoài của tâm lý nhân cách người lãnh đạo, quản lý
e Cung cách ứng xử hằng ngày của người lãnh đạo, quản lý với người dưới quyền
f Ý kiến khác (vui lòng ghi rõ)
* Nếu có, theo đồng chí, đặc điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ là:
a1 Thường phát hiện kịp thời và chính xác những yếu tố mới xuất hiện trong quá trình quản lý
a2 Thường xuyên thông tin đầy đủ để cấp dưới biết rõ công việc của đơn
vị, cơ quan
a3 Trước khi ra quyết định thường tham khảo ý kiến đóng góp của cấp dưới a4 Để ngăn chặn hành vi xấu trong tập thể, tốt nhất là kỷ luật nghiêm khắc những người vi phạm
Trang 22a5 Ít kiểm soát, kiểm tra hoạt động của cấp dưới đặc biệt là những người lớn tuổi và có kinh nghiệm
a6 Ý kiến khác ………
………
Câu 3 Đồng chí có hiểu phong cách lãnh đạo độc đoán là nhƣ thế nào không?
a Có
b Không
* Nếu có, theo đồng chí đặc điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán là:
a1 Luôn cho rằng ý kiến của mình là đúng
a2 Cảm thấy hài lòng khi mọi người dưới quyền dễ dàng tuân theo quyết định của mình
a3 Tỏ ra bực bội khi có những ý kiến trái chiều với ý kiến của mình, cố gắng giải thích rõ và buộc họ tuân theo
a4 Giải quyết bất kỳ việc gì đều dựa trên cơ sở khoa học, nhưng vận dụng kiến thức quản lý vào thực tiễn không cứng nhắc
a5 Cảm thấy chưa sử dụng hết quyền lực của mình
a6 Ý kiến khác ………
………
Câu 4 Đồng chí có hiểu phong cách lãnh đạo tự do là nhƣ thế nào không?
a Có
b Không
* Nếu có, theo đồng chí, đặc điểm của phong cách lãnh đạo tự do là:
a1 Thích lập ra kế hoạch và ghi nhận kết quả hơn là trực tiếp kiểm tra hoạt động của nhân viên
a2 Khi giao việc cho cấp dưới chỉ đề ra mục tiêu, yêu cầu công việc, sau
………