Tư tưởng của Freud hiện nay không chỉ được nghiên cứu đơn thuần như một lý thuyết y học hay tâm lý học, mà còn được nghiên cứu ở các khía cạnh triết học, văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo, n
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1 PGS.TS NGUYỄN ANH TUẤN
2 TS NGUYỄN VĂN SANH
HÀ NỘI - 2014
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn và TS Nguyễn Văn Sanh Các số liệu, tài liệu trong luận án trung thực, bảo đảm tính khách quan Các tài liệu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng
Tác giả
Tạ Thị Vân Hà
Trang 4MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
MỞ ĐẦU 2
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 6
1.1 Những nghiên cứu về điều kiện, tiền đề ra đời tư tưởng triết học của S.Freud 6
1.2 Nhóm công trình nghiên cứu tư tưởng triết học căn bản của Freud 10
1.3 Nhóm công trình nghiên cứu quan niệm của Freud về tôn giáo, đạo đức và văn hóa Error! Bookmark not defined 1.4 Nhóm công trình nghiên cứu và đánh giá tư tưởng triết học của Freud Error! Bookmark not defined Chương 2 NHỮNG ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ CỦA SỰ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC FREUD Error! Bookmark not defined 2.1 Sự hình thành tư tưởng triết học Freud trong điều kiện kinh tế, xã hội và văn hóa tinh thần phương Tây cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX Error! Bookmark not defined 2.2 Những tiền đề khoa học của sự hình thành và phát triển tư tưởng triết học Freud Error! Bookmark not defined 2.3 Những tiền đề triết học của tư tưởng triết học Freud Error! Bookmark not defined Chương 3 MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ BẢN THỂ LUẬN VÀ NHẬN THỨC LUẬN TRONG TRIẾT HỌC FREUD Error! Bookmark not defined 3.1 Quá trình hình thành tư tưởng triết học của Freud Error! Bookmark not defined 3.2 Bản thể luận triết học của Freud Error! Bookmark not defined 3.3 Nhận thức luận trong triết học của Freud Error! Bookmark not defined Chương 4 QUAN NIỆM CỦA FREUD VỀ TÔN GIÁO, ĐẠO ĐỨC VÀ VĂN HÓA 87 4.1 Quan niệm tôn giáo Error! Bookmark not defined 4.2 Quan niệm đạo đức Error! Bookmark not defined 4.3 Quan niệm văn hóa Error! Bookmark not defined CHƯƠNG 5 GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ TRONG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA FREUD Error! Bookmark not defined 5.1 Vị trí của triết học Freud trong tư tưởng nhân loại thế kỷ XX Error! Bookmark not defined
5.2 Một số giá trị và hạn chế trong tư tưởng triết học của Freud Error! Bookmark not defined
Trang 5KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN Error! Bookmark not defined DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong một xã hội hiện đại vô cùng phức tạp, con người vẫn luôn phải đối mặt với vô vàn những vấn đề tâm - sinh lý nan giải Việc tìm ra định hướng sống phù hợp với bản chất văn hóa, nhân văn của mình là một nhiệm vụ thực sự cấp bách của con người hiện nay Lịch sử văn minh nhân loại cho chúng ta thấy, phần lớn những thành tựu mà con người đã đạt được cho tới nay đều dựa trên khoa học, tư duy lý tính vốn chủ yếu được hình thành vào thời cận đại ở Tây Âu Tuy nhiên, định hướng tư duy và lối sống duy khoa học - kỹ thuật, kỹ trị và việc đề cao thái quá những giá trị vật chất do văn minh công nghệ mang lại đã đưa loài người đến những thảm họa của thời hiện đại, mà biểu hiện rõ nhất là hai cuộc chiến tranh thế giới ở thế kỷ XX Nguy hiểm hơn, cách tiếp cận duy lý cực đoan về con người, bản tính người đã đơn giản hóa nhiều vấn đề của tồn tại người, làm lu mờ nhiều đặc điểm quan trọng của con người, khiến cho nó bị đẩy vào tình trạng bế tắc
dù cố gắng vùng vẫy để thoát ra khỏi những tình huống sinh hoạt hiểm nghèo Hoàn cảnh sinh tồn của người phương Tây hiện đại đã làm cho họ lâm vào khủng hoảng tinh thần sâu sắc, buộc người ta phải tìm hiểu kỹ lưỡng và toàn diện hơn “thế giới nội tâm”, bản tính người của mình như cơ sở chắc chắn để có được định hướng giá trị đáng tin cậy Phân tâm học gắn liền với tên tuổi Sigmud Freud, ra đời trong bối cảnh đó và đã có lời giải đáp cho việc nhận thức một cách khá đầy đủ, toàn diện về bản tính người trong xã hội hiện đại
Cho đến nay, các quan điểm phân tâm học cơ bản của Freud không những vẫn bảo toàn giá trị mà còn được các thế hệ kế tiếp ông làm phong phú, sâu sắc và phát triển toàn diện hơn Tư tưởng của Freud hiện nay không chỉ được nghiên cứu đơn thuần như một lý thuyết y học hay tâm lý học, mà còn được nghiên cứu ở các khía cạnh triết học, văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo, nhân học, xã hội học… nhằm tạo dựng giá trị, lối sống và hơn nữa là giúp con người hiểu một cách sâu sắc và phong phú hơn về chính bản thân mình Tất cả những lĩnh vực nghiên cứu đó và ứng dụng của chúng cho thấy ảnh hưởng của phân tâm học đã tạo ra một sự quan tâm đặc biệt, sâu sắc, có ý nghĩa to lớn, không chỉ đối với triết học, mà còn đối với các tri thức
Trang 7khoa học xã hội nói chung Tuy nhiên, việc nghiên cứu phân tâm học trên phương diện triết học chưa được thực hiện nhiều, nhất là ở Việt Nam Phân tâm học thực ra không quá xa lạ với giới trí thức Việt Nam, bởi nó đã được giới thiệu từ những năm
30 - 40 của thế kỷ trước Khi ấy, nội dung phân tâm học chủ yếu được quan tâm là
sự ứng dụng những lý thuyết của Freud để lý giải hoạt động sáng tác và phê bình văn học, nghệ thuật Điều đó cho thấy việc tiếp nhận tư tưởng của Freud thời kỳ đầu
và sau này còn mang tính chọn lọc, một chiều
Trong bối cảnh tiếp biến văn hóa toàn cầu và hội nhập quốc tế hiện nay, chúng ta không thể tránh đối diện với những vấn đề của con người sống trong xã hội hiện đại Những áp lực và đòi hỏi của xã hội công nghiệp đã khiến cho con người rơi vào trạng thái trầm cảm, căng thẳng, mệt mỏi, thậm chí còn làm gia tăng
số ca mắc bệnh tâm thần Một bộ phận không nhỏ thanh, thiếu niên hiện nay ở nước
ta đang hiểu lầm, hiểu sai về lối sống và văn hóa phương Tây, đặc biệt là về cuộc cách mạng tình dục dường như được khởi xướng từ lý thuyết Freud, nên đã có những hành vi lệch chuẩn so với đạo đức truyền thống và thuần phong mỹ tục của dân tộc Lối sống gấp và ích kỷ, thói đạo đức giả đang trở thành hiện tượng phổ biến trong xã hội đang là những vấn đề báo động cho cả gia đình lẫn xã hội và đặt
ra những thách thức cho nền giáo dục Việt Nam Mặt khác, trong quá trình đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương coi con người là nguồn lực nội sinh quan trọng nhất để xây dựng và phát triển đất nước, thì việc xem xét một cách nghiêm túc các quan niệm về con người cũng như tư tưởng triết học của Freud để có một cái nhìn khách quan, biện chứng về nó nhằm góp thêm một hướng đi mới trong nghiên cứu con người Việt Nam hiện đại là một việc làm vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý
nghĩa thực tiễn cấp bách Vì những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn vấn đề Tư tưởng triết học của S Freud làm đề tài luận án tiến sĩ triết học của mình với hy
vọng làm rõ tư tưởng triết học Freud trong phân tâm học đồng thời gợi ý một cách tiếp cận mới, tìm hướng đi mới cho nghiên cứu con người Việt Nam trong xã hội hiện đại
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống nội dung tư tưởng triết học
chủ yếu của Freud và trình bày những giá trị, hạn chế của nó
Trang 8- Trình bày có hệ thống quan điểm triết học xã hội của Freud về tôn giáo, đạo đức và văn hóa dựa trên bản thể luận vô thức
- Luận án chỉ ra những ảnh hưởng của triết học Freud đến một số trào lưu tư tưởng phương Tây hiện đại và bước đầu đánh giá những giá trị và hạn chế của tư tưởng triết học Freud
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu của luận án là nội dung cơ bản và những
giá trị và hạn chế trong tư tưởng triết học của Freud
Phạm vi: Luận án tập trung khảo cứu, làm rõ những nội dung triết học chủ
yếu: vấn đề bản thể luận, nhận thức luận, vấn đề tôn giáo, đạo đức và triết học văn hóa qua một số tác phẩm tiêu biểu của Freud Đồng thời chỉ ra sự tác động của tư tưởng triết học Freud đến một số trào lưu tư tưởng chủ yếu: Phân tâm học, Hiện tượng học, Triết học hiện sinh, Triết học và Tâm lý học mác xít
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận:
- Luận án được thực hiện dựa trên quan điểm triết học Mác - Lênin về mối quan hệ giữa ý thức xã hội với tồn tại xã hội, về sự thống nhất lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu tư tưởng triết học
- Luận án cũng dựa trên quan điểm của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về việc tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại nhằm góp phần làm phong phú hơn đời sống tinh thần của nhân dân ta trong thời kỳ mới
Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu
biện chứng như: thống nhất lịch sử - logic; phân tích và tổng hợp; đối chiếu so sánh tài liệu; phương pháp hệ thống - cấu trúc…
Trang 95 Đóng góp mới của luận án
- Luận án phân tích, làm rõ để khẳng định rằng, Freud có tư tưởng triết học
và được nảy sinh từ chính những tiền đề triết học với những nội dung phong phú, sâu sắc đáp ứng được khuôn mẫu của một học thuyết triết học kinh điển
- Luận án đã xác định được vị trí của ông trong dòng chảy triết học phương Tây hiện đại và chỉ ra những giá trị và hạn chế trong tư tưởng triết học của ông
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa lý luận: Luận án góp phần nghiên cứu có hệ thống những nội dung triết
học cơ bản trong tư tưởng của Freud - một lĩnh vực vẫn chưa được nghiên cứu chuyên sâu ở Việt Nam - để làm rõ những đóng góp về mặt triết học của Freud trong việc mở
ra một cách tiếp cận mới trong nghiên cứu con người Việt Nam
Ý nghĩa thực tiễn: Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học
viên cao học quan tâm tìm hiểu tư tưởng triết học của Freud và cho các nhà nghiên cứu có mong muốn vận dụng lý thuyết này trong nghiên cứu con người ở Việt Nam hiện nay
7 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 5 chương, 15 tiết
Trang 10Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Phân tâm học gắn liền với Sigmud Freud ra đời đã được hơn 100 năm Ngay
từ khi mới xuất hiện, trào lưu tư tưởng này đã thu hút được sự quan tâm, chú ý của
dư luận và giới nghiên cứu Ở nhiều nước trên thế giới đã diễn ra những tranh luận gay gắt hoặc về toàn bộ nội dung của học thuyết, hoặc về mặt này hay điểm khác,
và cho đến nay vẫn chưa hề dừng lại Thật ra, tư tưởng của Freud rất phức tạp, nhưng việc thu hút được sự quan tâm của giới học thuật với nhiều ý kiến đánh giá như vậy chứng tỏ học thuyết của ông đã và đang có những ảnh hưởng sâu rộng khắp thế giới ở nhiều lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn Rõ ràng, nghiên cứu Phân tâm học không phải là việc mới, nhưng vì bản thân học thuyết lại đề cập đến những vấn đề mà hiện nay, ngay ở nước ngoài cũng vẫn còn nhiều ý kiến gây tranh luận chưa có hồi kết, nên việc nghiên cứu nó rất cần phải được tiếp tục Để tiếp tục
nghiên cứu Tư tưởng triết học của S Freud, trong luận án này, tác giả cần phải bắt
đầu từ việc tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề để làm rõ, trong lĩnh vực này, các học giả đi trước đã đạt được những kết quả gì có thể tham khảo vào luận án, những
gì vẫn đang là khoảng trống mà luận án còn cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung Dựa vào các nguồn tài liệu trong và ngoài nước đã đọc được, tác giả khái quát nội dung chính của một số nghiên cứu cơ bản về tư tưởng triết học của Freud như sau
1.1 Những nghiên cứu về điều kiện, tiền đề ra đời tư tưởng triết học của S.Freud
Mọi tư tưởng triết học đều liên hệ mật thiết với những điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị và văn hóa thời đại mà nó nảy sinh và phát triển Tư tưởng triết học trong phân tâm học của Freud không phải là ngoại lệ; nó chịu sự chi phối của các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa của nước Áo nói riêng và xã hội phương Tây hiện đại nói chung cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Nghiên cứu tư tưởng triết học của Freud, các tác giả đều ít nhiều đề cập đến những điều kiện, tiền
đề cơ bản dẫn đến sự ra đời tư tưởng của ông
Trang 11Ở Việt Nam, trong số những học giả có công phổ biến, nghiên cứu và ứng dụng phân tâm học sớm nhất trước hết phải kể đến bác sĩ Tô Kiều Phương (1943) với
công trình Học thuyết Freud [86] Mặc dù mục đích của cuốn sách nghiên cứu phân
tâm học như là cơ sở lý thuyết giúp chữa trị bệnh tâm thần trong y học nhưng những
lý thuyết cơ bản của phân tâm học đã được tác giả đề cập đến Khi xem xét những tiền đề dẫn đến sự ra đời của phân tâm học, tác giả cho rằng chính bối cảnh văn hóa tinh thần là tiền đề quan trọng nhất dẫn đến sự xuất hiện tư tưởng của Freud Theo tác giả, thói đạo đức giả và sự không quan tâm đúng mức đến đời sống tình dục của
xã hội phương Tây cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã kìm nén tự do của con người Người ta tránh không nói đến nó một cách công khai nhưng lại âm thầm tìm hiểu
nó Ông viết: “Bọn trẻ con phải tìm hiểu vấn đề ấy với bọn gái nhà thổ hay với đám bạn bè lớn tuổi hơn nó” [86, 18]1 Chính sự “dè dặt” và “giả dối” ấy đã cho thấy sự
“yếu kém” của tâm lý học trong việc giải đáp những vấn đề của con người hiện đại Và: “Nhờ sự cố gắng của Freud, một thế hệ mới đã nhìn thấy một thời đại mới với cặp mắt thấu triệt hơn, tự do hơn, thành thật hơn” [86, 25] Tác giả đã so sánh Nietzscher (1844 - 1900) với “triết lý cây búa”, còn Freud trọn đời với “con dao mổ nhỏ” đã theo đuổi mục đích mổ xẻ đời sống tinh thần của con người mong giúp họ hiểu đúng về mình hơn Như vậy, chính bối cảnh xã hội cùng với thực tiễn chữa trị căn bệnh tâm thần, đã khiến Freud dũng cảm bắt mạch và chỉ ra “căn bệnh của thời đại”, đó là chứng bệnh loạn thần kinh chức năng [xem: 86, 20-22]
Trong cuốn Những vấn đề triết học hiện đại [80], tác giả Lê Tôn Nghiêm
(1970) cho rằng cần phải hiểu phong trào phân tâm học xuất hiện như thế nào và Freud đóng vai trò gì trong đó Tác giả cho rằng, trước đây, tâm lý học phương Tây chỉ quan tâm đến ý thức, có ý thức con người có thể nhận thức và làm chủ hành vi của mình Khi Freud đặt vấn đề ngoài ý thức còn có vô thức ẩn náu ở chốn thâm sâu trong tâm hồn con người, thì ông đã trở thành ông tổ của tâm lý học miền sâu (Phân tâm học) [xem: 80, 16-18] Tuy nhiên, khi đề cập đến điều kiện ra đời của Phân tâm học, tác giả lại cho rằng, yếu tố quan trọng và trực tiếp nhất là thực tiễn chữa bệnh tâm thần và từ mục tiêu trị bệnh nó mới phát triển thành một lý thuyết căn bản là phân tâm học
1 Từ đây trở đi: trong ngoặc, số thứ nhất là chỉ số thứ tự của tài liệu trong Danh mục tài liệu tham khảo; số thứ
Trang 12Tác giả Lưu Phóng Đồng (1994) trong công trình Triết học phương Tây hiện đại [16] cũng chỉ ra những tiền đề cơ bản dẫn đến sự ra đời của phân tâm học Tác
giả cho rằng: “phân tâm học có tiền đề khoa học tự nhiên và triết học, nó là kết quả lựa chọn chủ quan của Freud đối với tri thức khoa học và thời đại ông sống” [16, 9]
Vì thế, các tiền đề khoa học tự nhiên và triết học cũng đã được tác giả chỉ ra Về sự tác động của khoa học tự nhiên thế kỷ XIX đối với Freud, Lưu Phóng Đồng cho
rằng thuyết Tiến hóa của Darwin, Tâm lý học biến thái và Học thuyết năng lượng
của phái Helmholtz đã có ảnh hưởng nhiều nhất Về mặt triết học, Freud chịu ảnh
hưởng bởi Thuyết đơn tử của Leibniz; Lý luận giới hạn ý thức của Herbart và Chủ nghĩa duy ý chí của Schopenhauer và Nietzsche [Xem: 16, 10-12]
Với Ximôn Phrơt [74], Diệp Mạnh Lý (2005) đã trình bày theo cách mới sự
phân tích và đánh giá về Freud Nhận định về vai trò của những điều kiện dẫn đến
sự ra đời tư tưởng của Freud, tác giả cho rằng: “xem xét quá trình hình thành và phát triển tư tưởng của Freud có thể thấy rằng sự biến đổi kinh tế chính trị của xã hội và tiến hóa của văn minh xã hội, đặc biệt sự phát triển của khoa học, văn hóa có ảnh hưởng lớn tới ông” [74, 8] Ngoài ra, những phát minh khoa học của thế kỷ XIX, đặc biệt là trong lĩnh vực sinh học và vật lý học đã ảnh hưởng rất lớn đến Freud Bên cạnh những lý do khách quan, Diệp Mạnh Lý cho rằng, hoàn cảnh gia đình, sự đam mê khoa học, ẩn ức tâm lý của bản thân cũng là những nguyên nhân thôi thúc quá trình hình thành tư tưởng của Freud
Trong cuốn Freud - Cuộc đời và sự nghiệp [58] Roland Jaccard (2006) đã dự
định “đặt lại Freud trong bối cảnh văn hóa đương thời của ông, đồng thời chỉ ra làm thế nào Freud lật nhào được các giá trị đã được thiết lập một cách vững chắc nhất (đặc biệt bằng cách chối bỏ sự phân biệt giữa cái bình thường và cái bệnh lý, coi trong tính dục ấu thời, nhấn mạnh hiệu năng của lòng ham muốn cũng như hiệu năng của các lực hủy diệt đang hoạt động ở trong chủ thể mà thường thì chủ thể không thể biết được điều đó)” [58, 10] Ngoài ra, theo tác giả, sự xung đột giữa hai nền văn hóa Do Thái (mặc dù Freud không bao giờ chối bỏ mình là người vô thần)
và Giecmanh cùng hiện diện ngay trong lòng của môn phân tâm học và có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành tư tưởng của Freud [xem: 58, 10-14]