1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tín ngưỡng thờ thành hoàng ở thị xã từ sơn – bắc ninh và những vấn đề đặt ra hiện nay

15 750 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 335,9 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGÔ HỮU GIANG HOÀN TÍN NGƯỠNG THỜ THÀNH HOÀNG Ở THỊ XÃ TỪ SƠN BẮC NINH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGÔ HỮU GIANG HOÀN

TÍN NGƯỠNG THỜ THÀNH HOÀNG Ở THỊ XÃ TỪ SƠN BẮC NINH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: TÔN GIÁO HỌC

HÀ NỘI - 2014

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGÔ HỮU GIANG HOÀN

TÍN NGƯỠNG THỜ THÀNH HOÀNG Ở THỊ XÃ TỪ SƠN BẮC NINH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Tôn giáo

Mã số: 60220309

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGÔ HỮU THẢO

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi,

với sự hướng dẫn của PGS.TS Ngô Hữu Thảo Những tài liệu sử dụng trong

luận văn có xuất xứ cụ thể, rõ ràng

Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng khoa học về Luận văn của tôi

Hà Nội, ngày 09 tháng 01 năm 2015

Tác giả Luận văn

Ngô Hữu Giang Hoàn

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS.TS Ngô

Hữu Thảo, người đã trực tiếp chỉ bảo tận tình, hướng dẫn và giúp đỡ tôi

trong suốt quá trình thực hiện luận văn này

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô và tập thể cán bộ trong

Trường Đại học KHXH&NV, đặc biệt các thầy cô trong Khoa Triết học đã

giúp đỡ, dạy bảo trong suốt thời gian học tập để tôi có thể hoàn thành Luận văn này

Qua đây, tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới Phòng văn hóa thông

tin Thị xã Từ Sơn cùng các cụ cao tuổi, cụ Từ trong làng Trang Liệt, Phù Lưu và Hồi Quan đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện

Luận văn

Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã luôn ủng hộ và giúp đỡ để tôi có thể thực hiện tốt Luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 09 tháng 01 năm 2015

Học Viên

Ngô Hữu Giang Hoàn

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 5

Chương 1: KHÁI NIỆM “TÍN NGƯỠNG THÀNH HOÀNG” VÀ TÍN NGƯỠNG THỜ THÀNH HOÀNG Ở VIỆT NAMError! Bookmark not defined 1.1 Khái niệm “tín ngưỡng Thành hoàng” Error! Bookmark not defined 1.2 Tín ngưỡng thờ Thành hoàng ở Việt Nam 18

Chương 2: TÍN NGƯỠNG THỜ THÀNH HOÀNG TẠI CÁC LÀNG TRANG LIỆT, PHÙ LƯU VÀ HỒI QUAN Ở THỊ XÃ TỪ SƠN 27

2.1 Tín ngưỡng thờ Thành hoàng ở làng Trang Liệt, phường Trang Hạ 27

2.2 Tín ngưỡng thờ Thành hoàng ở làng Phù Lưu, phường Đông Ngàn 37

2.3 Tín ngưỡng thờ Thành hoàng ở làng Hồi Quan, xã Tương Giang 46

2.4 Sự tương đồng và khác biệt của tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng Trang Liệt, Phù Lưu và Hồi quan 59

Chương 3: ẢNH HƯỞNG, VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM PHÁT HUY MẶT TÍCH CỰC, HẠN CHẾ MẶT TIÊU CỰC CỦA TÍN NGƯỠNG THỜ THÀNH HOÀNG Ở TỪ SƠN HIỆN NAY 66

3.1 Ảnh hưởng và những vấn đề đặt ra của tín ngưỡng thờ Thành hoàng ở Từ Sơn hiện nay 66

3.2 Khuyến nghị nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của tín ngưỡng thờ Thành hoàng ở Từ Sơn hiện nay 84

KẾT LUẬN 93

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95

PHỤ LỤC 99

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, tín ngưỡng, với 24 triệu tín đồ của

13 tôn giáo, chiếm 27% dân số, cùng với đại bộ phận dân chúng tham gia sinh hoạt trong hàng chục hình thức tín ngưỡng dân gian đặc sắc Điều đó cho thấy, tín ngưỡng, tôn giáo ở xã hội nước ta hiện nay không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm linh của nhân dân, mà còn là một yếu tố văn hóa truyền thống Đây là một đặc điểm cơ bản trên lĩnh vực tinh thần người Việt, phản ánh trực tiếp và sâu đậm những đặc điểm của tồn tại xã hội và hạ tầng cơ sở xã hội Việt Nam từ lịch sử đến nay

Giống như các tôn giáo, hệ thống tín ngưỡng của nước ta, từ trong lịch sử đến nay đều đan xen cả yếu tố nội sinh và ngoại nhập, tương đồng và dị biệt, tất cả đã tạo nên một đặc sắc trong lĩnh vực tâm linh – tinh thần Trong đó, bên cạnh các hình thức tín ngưỡng như thờ Mẫu, thờ thần, thờ các anh hùng dân tộc, tín ngưỡng phồn thực,… thì tín ngưỡng thờ Thành hoàng nổi bật lên những đặc thù và thể hiện sự tiếp biến văn hóa tới chiều sâu của sự độc đáo Tín ngưỡng thờ Thành hoàng đã và đang có ảnh hưởng không nhỏ trong xã hội Việt Nam, nhất là ở khu vực nông thôn đồng bằng Bắc Bộ Trong lịch sử, hình thức tín ngưỡng này đã có đóng góp, thuộc tốp hàng đầu, trong hệ thống tín ngưỡng dân gian Việt Nam, vào việc cố kết cộng đồng, ổn định thôn quê Còn ngày nay, trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tín ngưỡng thờ Thành hoàng vẫn có những đóng góp lớn vào việc đoàn kết dân

cư các địa phương và là một nhân tố quan trọng giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống, khi đang có nguy cơ bị xâm lăng bởi văn hóa ngoại lai Vì thế, nghiên cứu tín ngưỡng thờ Thành hoàng hiện nay sẽ góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc

Trang 7

Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, một cái nôi sinh thành người Việt và là vùng đất hội tụ nhiều dấu tích văn hóa, trong đó đậm đặc là tín ngưỡng, tôn giáo Bắc Ninh là nơi sản sinh ra vương triều nhà Lý, một triều đại khai mở nền văn minh Đại Việt phát triển rực rỡ suốt hơn 200 năm Ở Bắc Ninh hiện nay hầu như mọi làng quê đều có tín ngưỡng thờ Thành hoàng, đều diễn ra các hoạt động lễ và hội của tín ngưỡng này, thể hiện sâu sắc nét văn hóa truyền thống ở thời đương đại, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu thuộc các chuyên ngành khoa học xã hội

Thị xã Từ Sơn thuộc tỉnh Bắc Ninh, lại là địa bàn trung tâm, là hình ảnh thu nhỏ, đậm nét văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo dựa trên cơ sở của một nền kinh tế, xã hội trù phú và sầm uất của tỉnh Bắc Ninh Từ Sơn có rất nhiều làng

cổ, như: Trang Liệt, Phù Lưu, Hồi Quan, Đồng Kỵ, Đình Bảng Trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo, tín ngưỡng thờ Thành hoàng ở Từ Sơn đã bám rễ rất sâu trong cộng đồng, thể hiện ra cả cái phổ biến, đặc thù và nổi bật lên cái đơn nhất của mỗi làng quê Ở thời đương đại, người dân Từ Sơn tiếp nhận rất nhanh và rất sáng tạo mọi cách thức hoạt động kinh tế, tạo ra những cải tiến đáng kể của các sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo nói chung và của tín ngưỡng thờ Thành hoàng nói riêng, tác động tích cực trở lại cơ sở kinh tế Tuy nhiên, tín ngưỡng thờ Thành hoàng ở thị xã Từ Sơn cũng đã thể hiện những tiêu cực đáng quan ngại Đó là các hoạt động mê tín dị đoan “buôn thần bán thánh”; xâm hại đến di sản văn hóa và ảnh hưởng xấu tới môi trường… Tình hình đó đòi hỏi phải được giải quyết, trước hết từ góc độ nghiên cứu của các chuyên ngành khoa học xã hội, trong đó rất quan trọng là triết học Với những đòi hỏi

về lý luận cũng như thực tiễn như trên, học viên chọn đề tài: “Tín ngưỡng

thờ Thành hoàng ở thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh và những vấn đề đặt ra hiện nay”, làm luận văn cao học triết học, chuyên ngành tôn giáo học của mình

Việc làm này sẽ là một đóng góp nhỏ về khoa học và thực tiễn của tác giả luận văn, một người con của quê hương Từ Sơn – Bắc Ninh

2 Tình hình nghiên cứu

Trang 8

Tín ngưỡng, tín ngưỡng thờ Thành hoàng đến nay đã được nhiều thế hệ các học giả dày công nghiên cứu Trong đó, đáng chú ý nhất là các công trình,

như: Tín ngưỡng Thành hoàng Việt Nam của cố PGS Nguyễn Duy Hinh

(Nxb Khoa học Xã hội, 1996) đã nêu một cách khá hoàn chỉnh về nguồn gốc Thành hoàng, lịch sử hình thành và các hình thức thờ Thành hoàng ở Việt Nam thông qua các bản thần phả của các triều đại phong kiến được lưu giữ tại

viện Hán Nôm Hay cuốn Thành hoàng làng Việt Nam của Vũ Ngọc Khánh

(Nxb Văn hóa - Thông tin, 1997), trong công trình này, tác giả đã làm sáng tỏ thêm tình hình tín ngưỡng thờ Thành hoàng của người Việt trên hai bình diện chính: Thành hoàng của Trung Quốc và Thành hoàng của Việt Nam Bên

cạnh đó, còn có thể kể đến một số công trình, như: Thành hoàng ở Việt Nam

và Shinto ở Nhật Bản của Nguyễn Đức Sự (Nxb Hà Nội 2005); Phong tục Việt Nam của Toan Ánh (Nxb Tp Hồ Chí Minh, 2000); Góp phần tìm hiểu tín ngưỡng dân gian Việt Nam của Nguyễn Đức Lữ (Nxb Tôn giáo,

2005); Thành hoàng Việt Nam của Phạm Minh Thảo, Trần Thị An và Bùi

Xuân Mỹ (Nxb Văn hóa - Thông tin, 1997)… đây là những công trình cơ bản

đề cập đến nguồn gốc Thành hoàng, lịch sử du nhập và phát triển của tín ngưỡng này ở Việt Nam Mặc dù đây là những công trình nghiên cứu chuyên biệt về tín ngưỡng thờ Thành hoàng và chưa đề cập đến tín ngưỡng thờ Thành hoàng ở Thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh Nhưng lại tạo những tiền đề cơ bản để tác giả nhìn nhận, đánh giá nguồn gốc Thành hoàng, các loại hình tín ngưỡng thờ Thành hoàng ở Thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh

Có thể thấy ít nhiều sự ghi chép về Thành hoàng ở Việt Nam trong các

bộ dã sử như Việt điện U linh của Lý Tế Xuyên (bản chữ Hán) do Trịnh Đình

Cự dịch (Nxb Văn Hóa, 1972); Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2, (Nxb Khoa học

xã hội, Hà Nội, 1988); Khâm định Việt sử thông giám cương mục (Nxb Giáo

dục, Hà Nội, 1998)

Về cơ sở thờ tự, đáng chú ý nhất là công trình Mỹ thuật đình làng đồng

bằng Bắc Bộ của Nguyễn Văn Cương (Nxb Văn hóa - Thông tin, 2006) Công

Trang 9

trình này giới thiệu cơ bản về kết cấu kiến trúc cũng như những họa tiết trang trí của ngôi đình ở vùng đồng bằng Bắc bộ trong lịch sử Mặc dù chưa đề cập

cụ thể đến các ngôi đình ở Thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh, nhưng qua công trình này giúp tác giả đánh giá được thực trạng đình ngôi đình trong quá khứ và hiện tại, nhất là việc lý giải tại sao ngôi đình có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng đối với đời sông tâm linh nhân dân Từ Sơn, Bắc Ninh

Nhóm các công trình nghiên cứu về việc quản lý của Nhà nước đối với

loại hình tín ngưỡng này ở Việt Nam Có thể kể đến công trình Lý luận về tôn

giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam của GS Đặng Nghiên Vạn (Nxb Chính

trị quốc gia, 2003) Đây là công trình nghiên cứu lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam Trong đó, tác giả dành sự quan tâm nghiên cứu đặc điểm, vai trò của tôn giáo trong đời sống văn hóa Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong xu thế toàn cầu hóa và những vấn đề chính

sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước; Tôn giáo và công tác quản lý nhà nước

đối với các hoạt động tôn giáo của Ban tôn giáo chính phủ, (Nxb Tôn giáo,

Hà Nội, 2008) đã khái quát lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo; chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta đối với các tôn giáo lớn, cũng như các tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam;

Chính phủ, Nghị định Số: 92/2012/NĐ-CP, ngày 08 tháng 11 năm 2012, Quy

định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; Quản lý lễ hội cổ truyền hiện nay của Phạm Thị Thanh Quy (Nxb Lao động, 2009) lại

tập trung tới vấn đề quản lý lễ hội vùng thủ đô Hà Nội Tác giả đã nêu ra những thực trạng trong việc quản lý lễ hội và những giải pháp nâng cao hiệu

quả quản lý nhà nước về lễ hội cổ truyền

Nhóm các công trình nghiên cứu về Văn hóa Kinh Bắc như Văn hiến

kinh Bắc, hay Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa kinh Bắc của tác giả Trần

Đình Luyện (Sở văn hóa thông tin Bắc Ninh, 2006); và nhất là cuốn Lễ hội

Bắc Ninh của Trần Đình Luyện (Nxb Sở văn hóa thông tin Bắc Ninh, 2003),

trong công trình này, tác giả đã dày công nghiên cứu, thống kê toàn bộ lễ hội

Trang 10

ở Bắc Ninh, bao gồm 547 lễ hội, với tên gọi, địa điểm tổ chức, phần lễ, phần hội và đã nêu ra xu hướng bảo tồn và phát huy di sản văn hóa nơi đây Bên cạnh đó còn có các công trình liên quan đến những vấn đề tín ngưỡng thờ

Thành hoàng ở Bắc Ninh như Bắc Ninh làng cũ - quê xưa - Chiếc nôi của văn

hóa Việt Nam do Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây nghiên cứu; Chuyện

kể ở đền Đô của Nguyễn Đức Thìn, Phạm Thuận Thành (Nxb Văn hóa dân tộc, 2003) đã tập hợp những câu chuyện kể dân gian có tính chất dã sử về đền

Đô và nhà Lý, về những phong tục tập quán của người Đình Bảng, quê hương

đã hun đúc nên vương triều thịnh trị trong lịch sử Ngoài ra đáng chú ý là

công trình Danh nhân lịch sử Kinh Bắc của Trần Quốc Thịnh (Nxb Lao động,

2004) đã giới thiệu về các danh nhân lịch sử xuất thân ở Kinh Bắc như: Lạc Long Quân, Âu Cơ, Phù Đổng Thiên Vương, Trương Chi, Cao Lỗ đặc biệt

là công trình nghiên cứu Về một bản đồ phân bố các Thành hoàng trong tỉnh

Bắc Ninh (à propos d’une carte de répartitiondes génies tutélaires dans la

province de Bac Ninh, Ha Noi 1941) của học giả nổi tiếng Nguyễn Văn Huyên đã thống kê các Thành hoàng trong tỉnh Bắc Ninh bao gồm: Các thần Thành hoàng thời đại Hùng Vương có 105 vị; Các thần Thành hoàng thời Bắc thuộc (thế kỷ thứ II trước Công nguyên đến thế kỷ thứ X Công nguyên) có

116 vị thần; Các thần Thành hoàng thời nhà Đinh, nhà Lý (thế kỷ thứ X đến XIII) có 127 vị thần; Các thần Thành hoàng thời kỳ nhà Trần, thời Minh thuộc, nhà Lê từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XVIII gồm có 77 vị thần, trong đó thời nhà Trần có 40, nhà Lê có 30, thời Minh thuộc có 4 nhà Mạc có 3, nhà Nguyễn không có vị thần nào

Về luận văn, luận án, đến nay chúng tôi mới chỉ biết đến công trình Vấn

đề quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay của

tác giả Nguyễn Quang Khải năm 2004 Tuy nhiên, còn có các công trình

Làng Trang Liệt truyền thống xưa và nay của tác giả Ngô Hữu Xuất (Nxb

Tôn giáo, 2011); Lịch sử xã Đồng Quang do Đảng ủy, hội đồng nhân dân, ủy

ban nhân dân xã Đồng Quang, Từ Sơn, Bắc Ninh (Nxb Văn hóa dân tộc Hà

Trang 11

Nội, 2006); Lịch sử đảng bộ xã Tương Giang do Ban chấp hành đảng bộ xã Tương Giang, Từ Sơn, Bắc Ninh (Nxb Văn hóa dân tộc Hà Nội, 2009); Ai lên

quán dốc chợ giầu do Ban tôn tạo và bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa Phù Lưu

(Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2010)

Có thể thấy, các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến nhiều góc độ khác nhau về tín ngưỡng, tôn giáo nói chung và tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng nói riêng Qua các công trình này, nhiều quan điểm khác nhau khi nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Thành hoàng, cũng chính bởi tính đa dạng và phản ánh nhiều cấp độ bản chất khác nhau của loại hình tín ngưỡng này Vì thế, tín ngưỡng thờ Thành hoàng ngày càng thu hút sự chú ý của các nhà nghiên cứu khoa học xã hội, bởi hiện nay ở Việt Nam đang có phong trào xây dựng làng văn hoá, với khuynh hướng khôi phục các lễ hội Thành hoàng, dựng lại cơ sở

thờ tự của tín ngưỡng này Nhưng việc nghiên cứu một cách hệ thống về “Tín

ngưỡng thờ Thành hoàng ở thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh và những vấn đề đặt ra hiện nay” vẫn chưa có công trình nào

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích của luận văn

Từ việc khái quát những vấn đề lý luận chung về tín ngưỡng thờ Thành hoàng và khảo sát tín ngưỡng thờ Thành hoàng ở Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, luận văn rút ra những ảnh hưởng, vấn đề đặt ra và khuyến nghị, nhằm đóng góp tích cực vào công tác bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của tín ngưỡng thờ Thành hoàng ở thị xã Từ Sơn hiện nay

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Khái quát vấn đề lý luận chung về tín ngưỡng, tín ngưỡng thờ Thành hoàng

- Khảo sát tín ngưỡng thờ Thành hoàng ở ba làng thuộc thị xã Từ Sơn

- Rút ra những ảnh hưởng, một số vấn đề đặt ra và khuyến nghị nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của tín ngưỡng thờ Thành hoàng

ở thị xã Từ Sơn

Ngày đăng: 09/09/2016, 12:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w