Khoản 1, Điều 12, Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 định nghĩa: “Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TRẦN PHƯỚC THU
PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TÀI SẢN Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành : Luật kinh tế
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS TRẦN NGỌC LIÊM
HÀ NỘI - 2014
Trang 2MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU 4 LỜI MỞ ĐẦU 6 Chương 1: KHÁI LUẬN PHÁP LUẬT VỀHỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TÀI SẢN 8 1.1.Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm tài sản 8
1.1.1 Khái niệm hợp đồng bảo hiểm tài sản 8
1.1.2 Đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm tài sản Error! Bookmark not
defined
1.1.3 Phân biệt hợp đồng bảo hiểm tài sản và các loại hợp đồng bảo hiểm khác
Error! Bookmark not defined
1.2 Lược sử, vai trò và ý nghĩa của hợp đồng bảo hiểm tài sảnError! Bookmark not defined
1.2.1 Lược sử của hợp đồng bảo hiểm tài sản Error! Bookmark not
defined
1.2.2 Vai trò và ý nghĩa của hợp đồng bảo hiểm tài sảnError! Bookmark
not defined
1.3 Những vấn đề pháp lý chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm tài sảnError! Bookmark not defined
1.3.1 Chủ thể của hợp đồng bảo hiểm tài sảnError! Bookmark not defined 1.3.2 Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm tài sảnError! Bookmark
not defined
1.3.3.Hình thức của hợp đồng bảo hiểm tài sản Error! Bookmark not
defined
1.3.4 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng bảo hiểm tài sảnError!
Bookmark not defined
1.3.4.1 Nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm Error! Bookmark not defined 1.3.4.2 Nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểmError! Bookmark not defined
1.4 Pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng bảo hiểm tài sản Error! Bookmark not defined
Chương 2:THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TÀI SẢN Error! Bookmark not defined 2.1 Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam về hợp đồng bảo hiểm tài sản
Error! Bookmark not defined
2.2 Thực trạng một số qui định cụ thể về hợp đồng bảo hiểm tài sản
Error! Bookmark not defined 2.2.1 Về định nghĩa hợp đồng bảo hiểm tài sản Error! Bookmark not
defined
Trang 32.2.2 Về giao kết hợp đồng bảo hiểm tài sảnError! Bookmark not defined 2.2.3 Về chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm tài sảnError! Bookmark not
defined
2.2.4 Về giải quyết bồi thường thiệt hại trong hợp đồng bảo hiểm tài sản
Error! Bookmark not defined 2.2.5 Về hợp đồng bảo hiểm trùng Error! Bookmark not defined 2.2.6 Về giải quyết tranh chấp từ hợp đồng bảo hiểm tài sản Error!
Bookmark not defined
NAM VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TÀI SẢN Error! Bookmark not defined
3.1 Nhu cầu hoàn thiện pháp luật về hợp đồng bảo hiểm tài sản ở Việt Nam Error! Bookmark not defined 3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng bảo hiểm tài sản Error! Bookmark not defined
KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined TÀI LIỆU THAM KHẢO Error! Bookmark not defined
Trang 4DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang
Bảng 1.1 Phân biệt hợp đồng bảo hiểm tài sản và
các loại hợp đồng bảo hiểm khác 12
Trang 5DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
HĐBH : Hợp đồng bảo hiểm
WTO : World Trade Organization
PGS.TS : Phó giáo sư Tiến sĩ
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm đã hình thành và phát triển tại cách đây hàng ngàn năm, và đã trở thành một cơ chế quan trọng trong việc hạn chế tác hại của rủi ro Ngày nay hoạt động bảo hiểm không ngừng phát triển, trở thành ngành dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân với nhiều loại hình bảo hiểm đa dạng, phong phú ăn sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và trở thành một nhu cầu không thể thiếu của hoạt động thương mại và đời sống thường nhật của con người Rõ ràng sự phát triển của dịch vụ bảo hiểm có tác động tích cực đến
sự phát triển của nền kinh tế Dịch vụ bảo hiểm góp phần quan trọng vào việc khắc phục hậu quả của các rủi ro cho nền kinh tế và đời sống xã hội Lợi ích này của dịch vụ bảo hiểm do phương thức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm tạo ra Quỹ bảo hiểm mà các doanh nghiệp bảo hiểm có được hình thành từ nguồn phí bảo hiểm do nhiều người tham gia bảo hiểm, nhưng chỉ chi trả cho các trường hợp thuộc diện được bảo hiểm theo nguyên tắc “số đông bù số ít” Chính vì vậy, dịch vụ bảo hiểm tạo ra khả năng vật chất để khắc phục hậu quả của các rủi
ro Ngoài ra, dịch vụ bảo hiểm đóng vai trò là công cụ tập trung vốn cho nền kinh
tế Điều này thể hiện ở chỗ, do sự chênh lệch giữa thời gian thu phí và chi trả tiền bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm nên tạo ra sự tạm thời nhàn rỗi của vốn Nguồn vốn này có thể khai thác để đầu tư
Ở Việt Nam, hoạt động bảo hiểm ra đời muộn hơn so với các nước trên thế giới do thiếu vắng của sự phát triển thương mại suốt thời kỳ phong kiến Sự ra đời của Bộ luật Dân sự 1995, và nhất là sự ra đời của Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000
là một dấu mốc quan trọng trong tiến trình tồn phát triển của bảo hiểm ở Việt Nam
Kinh doanh bảo hiểm làm phát sinh các quan hệ đặc biệt giữa doanh nghiệp
bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm Quan hệ này chính là quan hệ hợp đồng
Trang 7Hợp đồng bảo hiểm, ngoài những đặc tính của hợp đồng nói chung, còn có một số đặc trưng riêng do mang những đặc tính của dịch vụ tài chính, có nghĩa là liên quan tới quá trình hình thành, phân phối và sử dụng quĩ bảo hiểm thương mại Hợp đồng bảo hiểm thường được nhìn dưới nhiều giác độ khác nhau, do đó ở Việt Nam hiện nay được điều chỉnh bởi nhiều đạo luật khác nhau như: Bộ luật Dân sự, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Bộ luật Hàng hải và Luật Hàng không dân dụng Các đạo luật này đôi khi mâu thuẫn với nhau gây khó khăn cho thực tiễn áp dụng
Vấn đề hoàn thiện pháp luật hợp đồng bảo hiểm sao cho phù hợp với sự phát triển của xã hội, của kinh tế, bảo vệ được quyền lợi của các bên tham gia đang là một vấn đề cấp thiết Trong đó hợp đồng bảo hiểm tài sản là một vấn đề pháp lý chủ chốt Việc nghiên cứu đề tài này không còn là mới trong khoa học pháp lý, nhưng nghiên cứu sâu về nó trong hoàn cảnh của Việt Nam hiện nay, sau khi pháp luật đã có những qui định tương đối cụ thể song lại khó đi vào đời sống và còn là vấn đề pháp lý xa lạ với người dân nói chung và thương nhân nói riêng, vẫn còn tính cấp thiết
Vì vậy các lẽ nêu trên, tôi xin chọn đề tài “Pháp luật về hợp đồng bảo
hiểm tài sản ở Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình
2 Mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của Luận văn bao gồm:
+ Hệ thống các vấn đề lý luận về hợp đồng bảo hiểm tài sản làm cơ sở cho việc nghiên cứu các qui định pháp luật hiện hành của Việt Nam;
+ Phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam về hợp đồng bảo hiểm tài sản; + Kiến nghị các định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng bảo hiểm tài sản
Luận văn không nghiên cứu các vấn đề về kinh tế bảo hiểm và các nghiệp vụ bảo hiểm, mà chỉ tập trung vào nghiên cứu phương diện pháp lý của hợp đồng bảo
Trang 8hiểm tài sản Luận văn cũng không nghiên cứu các kỹ năng liên quan của hợp đồng
bảo hiểm tài sản
3 Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận của Luận văn là chủ nghĩa Mác-Lê Nin, và các đường lối, chính sách của Đảng và của Nhà nước liên quan tới kinh tế và pháp lý
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của Luận văn bao gồm: phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp; phương pháp phân tích qui phạm pháp luật; phương pháp
so sánh pháp luật và phương pháp trừu tượng hóa
4 Kết cấu của Luận văn
Ngoài lời mở đầu, phần kết luận, nội dung chủ yếu của Luận văn được chia thành ba chương như sau:
Chương 1: Khái luận pháp luật về hợp đồng bảo hiểm tài sản
Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về hợp đồng bảo hiểm tài sản Chương 3: Kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng
bảo hiểm tài sản
Chương 1 KHÁI LUẬN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TÀI SẢN 1.1.Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm tài sản
1.1.1 Khái niệm hợp đồng bảo hiểm tài sản
Trang 9Nói tới hợp đồng là nói tới hành vi pháp lý đa phương hay nói tới sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều người làm tạo lập ra một hậu quả pháp lý [2, tr 12 – 13] Khoản 1, Điều 12, Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 định nghĩa: “Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo
đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy
ra sự kiện bảo hiểm” Điều 567, Bộ luật Dân sự năm 2005 có định nghĩa tương tự nhưng với một số thuật ngữ khác biệt như sau: “Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, còn bên bảo hiểm phải trả một khoản tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm khi xảy ra sự
kiện bảo hiểm”
Bảo hiểm gắn liền với các rủi ro mà khi xảy ra có thể gây thiệt hại về vật chất và tinh thần cho con người Khi nghiên cứu về rủi ro, người ta phân loại chúng thành rủi ro tài chính và rủi ro phi tài chính [1, tr 14 – 18] Bởi chỉ có thể bù đắp các thiệt hại về vật chất, nên chỉ có thể bảo hiểm các rủi ro tài chính, có nghĩa là các rủi ro mang tới thiệt hại về tài chính cho người phải gánh chịu Qua các định nghĩa trên có thể thấy bảo hiểm là một cơ chế mà theo đó người nhận bảo hiểm (hay doanh nghiệp bảo hiểm) thay vì nhận một khoản tiền (được gọi là phí bảo hiểm) từ người mua bảo hiểm, phải bồi thường bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xãy ra (có nghĩa là có rủi ro xảy ra gây thiệt hại về tài chính cho người được bảo hiểm hay người thụ hưởng bảo hiểm) Vậy hợp đồng bảo hiểm được xem là hình thức pháp lý của cơ chế bảo hiểm đó Vì nhằm tìm kiểm một cam kết hỗ trợ về tài chính từ phía doanh nghiệp bảo hiểm để nhằm bù đắp những thiệt hại của mình, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận chuyển giao rủi ro giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm (có thể được coi như giá của rủi ro) để đổi lấy một cam kết bảo đảm về tài chính với điều kiện
Trang 10gắn vào trường hợp bên mua bảo hiểm phải gánh chịu những tổn thất về tài chính
do rủi ro (sự kiện bảo hiểm) [5, tr 18]
Sự kiện bảo hiểm là những điều kiện, hoàn cảnh, tình huống trong đời sống thực tế được các bên dự liệu và ghi vào hợp đồng bảo hiểm hoặc do pháp luật qui định liên quan trực tiếp đến đối tượng bảo hiểm Sự kiện bảo hiểm có thể phân chia
làm hai loại: Thứ nhất, sự kiện bảo hiểm là rủi ro Với đặc tính bất lợi và bất ngờ,
rủi ro trực tiếp xâm hại đến sự tồn tại của đối tượng bảo hiểm hoặc làm phát sinh nghĩa vụ pháp lý của người được bảo hiểm Khi rủi ro mà các bên đã dự liệu trong hợp đồng hoặc pháp luật qui định xảy ra trên thực tế thì làm phát sinh nghĩa vụ trả
tiền bảo hiểm hoặc bồi thường của doanh nghệp bảo hiểm Thứ hai, sự kiện bảo
hiểm là những sự kiện, hoàn cảnh, tình huống không mang tính bất lợi, bất ngờ nhưng do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật qui định nếu xảy ra trên thực tế thì làm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm [4, tr 306 – 307] Trong thực tế hiện nay, tranh chấp hợp đồng bảo hiểm chủ yếu hiện nay là các bên không xác định được chính xác sự kiện bảo hiểm như thế nào
Do đó việc bảo vệ quyền lợi của các bên trong hợp đồng bảo hiểm chưa được đáp ứng một cách thỏa đáng
Từ những phân tích trên ta có thể khái quát đặc trưng cơ bản của hợp đồng bảo hiểm như sau:
Thứ nhất, thỏa thuận của các bên trong hợp đồng gắn với các sự kiện ngẫu
nhiên mang tính may rủi;
Thứ hai, việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm chính là giải quyết hậu quả của
rủi ro;
Thứ ba, hợp đồng bảo hiểm không xác định được trước hậu quả khi giao kết; Thứ tư, việc xác định trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm phụ thuộc vào
việc có xuất hiện hay không các sự kiện ngẫu nhiên mang tính may rủi [5, tr 19]
Trang 11Trong hợp đồng bảo hiểm, các bên tìm kiếm khả năng để phân phối những tổn thất có thể xảy ra do sự không may mắn, để tìm cách san sẻ rủi ro, nhằm làm cân bằng tài sản Mục đích của bảo hiểm là bù đắp tài chính để khắc phục thiệt hại, nhằm khôi phục lại tình trạng tài chính của bên mua bảo hiểm như ban đầu khi chưa bị tổn thất Về nguyên tắc, sự đền bù này chỉ có thể bằng mà không thể tốt hơn trạng thái ban đầu của đối tượng bảo hiểm khi chưa bị tổn thất Bên mua bảo hiểm không thể được hưởng lợi thông qua giao kết hợp đồng bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm thường được phân loại theo nghiệp vụ bảo hiểm Các nghiệp vụ này được phân chia thành hai loại chính là bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ Trong bảo hiểm phi nhân thọ có bảo hiểm tài sản
Hợp đồng bảo hiểm tài sản, về bản chất cũng được hiểu như hợp đồng bảo hiểm nói chung, nhưng đối tượng của hợp đồng bảo hiểm là tài sản Như vậy đối tượng của hợp đống bảo hiểm tài sản bị thu hẹp hơn so với hợp đồng bảo hiểm nói
chung Điều 40, Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 qui định: “Đối tượng của
hợp đồng bảo hiểm tài sản là tài sản, bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được
bằng tiền và các quyền tài sản” Căn cứ vào đối tượng của hợp đồng ta có thể phân
biệt được hợp đồng bảo hiểm tài sản với các hợp đồng bảo hiểm khác vì đối tượng hợp đồng là căn cứ cơ bản để phân loại hợp đồng và để xác định được bản chất, đặc trưng, nguyên tắc cơ bản của từng loại hợp đồng bảo hiểm Hợp đồng bảo hiểm con người có đối tượng là tuổi thọ, tính mạng, sức khỏe và tai nạn không thể định giá bằng tiền hoặc thay thế được Ngoài con người còn có các mối quan hệ nhân thân phi tài sản, do đó pháp luật không qui định chặt chẽ đối với bên mua bảo hiểm Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự có đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm đối với người thứ ba Trong khi đó, Hợp đồng bảo hiểm tài sản với đối tượng chính là tài sản lại được điều chỉnh sâu về phương diện đề phòng trục lợi bảo hiểm nhằm đảm bảo ổn định trật tự và đạo đức
xã hội Với các qui định nhằm định giá trị tài sản và số tiền bảo hiểm, ngăn chặn
Trang 12các nguy cơ trục lợi bảo hiểm thông thường như bảo hiểm dưới giá trị, bảo hiểm trên giá trị và bảo hiểm trùng, đồng thời gắn kết trách nhiệm của chủ tài sản không được từ bỏ tài sản được bảo hiểm, có nghĩa vụ cung cấp thông tin về thay đổi mức
độ rủi ro được bảo hiểm và thay đổi những biện pháp an toàn đối với tài sản được bảo hiểm Bên cạnh đó doanh nghiệp bảo hiểm có quyền kiểm tra các điều kiện đảm bảo an toàn cho đối tượng bảo hiểm hoặc khuyến nghị, yêu cầu người được bảo hiểm áp dụng các biện pháp phòng trừ, hạn chế các tổn thất, có quyền yêu cầu chuyển quyền yêu cầu bồi hoàn
Các định nghĩa nêu trên cho thấy đặc trưng cơ bản của Hợp đồng bảo hiểm,
đó là việc ghi nhận sự thỏa thuận và thực hiện cam kết của các bên gắn với việc xảy ra một “sự kiện bảo hiểm” Theo qui định của pháp luật Việt Nam, “sự kiện bảo hiểm” được định nghĩa là “sự kiện khách quan do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật qui định mà khi sự kiện đó xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm” (Điều
3, khoản10, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Anh
1 David Bland, Bảo hiểm: Nguyên tắc và Thực hành, Nxb Tài chính, Hà
Nội, 1999
Tài liệu tiếng Việt
2 Ngô Huy Cương ( 2013 ) , Luật hợp đồng - Phần chung (Dùng cho đào
tạo sau đại học), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013
3 Ngô Huy Cương, Luật bảo hiểm, Bài giảng điện tử, 2008