NGUYÊN NHÂN NHỮNG TỒN TẠI TRONG VIỆC QUY HOẠCH VÙNG NGUYÊN LIỆU GIẤY.

Một phần của tài liệu Giải Pháp Phát Triển Vùng Nguyên Liệu Giấy Đến Năm 2020 (Trang 53 - 55)

II I QUAN HỆ MUA BÁN CỦA CÁC NHÀ MÁY SẢN XUẤT GIẤY VÀ VÙNG NGUYÊN LIỆU GIẤY.

NGUYÊN NHÂN NHỮNG TỒN TẠI TRONG VIỆC QUY HOẠCH VÙNG NGUYÊN LIỆU GIẤY.

VÙNG NGUYÊN LIỆU GIẤY.

Việc trồng rừng nguyên liệu giấy liên quan đến đất đai, khí hậu, năng suất cây trồng, chu kỳ khai thác cũng tương đối dài, quy mô vùng nguyên liệu, sản lượng khai thác nguyên liệu, khả năng cung cấp nguyên liệu là điều kiện đảm

bảo quá trình sản xuất cho nhà máy một cách an toàn và hiệu quả máy móc có thể chạy hết công suất. Với logic như vậy, thì dự án khả thi vùng nguyên liệu cần được nghiên cứu trước để khẳng định quy mô nhà máy.

Nhiều địa phương muốn xây dựng nhà máy bột giấy ở ngay địa phương mình để chủ động tiêu thụ nguyên liệu gỗ rừng trồng trong tỉnh. Trong khi đó, nhà máy bột giấy cần quy mô nguyên liệu lớn để nâng cao công suất, giảm suất đầu tư cho một đơn vị sản phẩm và có điều kiện xử lý môi trường. Nếu địa phương nào cũng xây dựng nhà máy bột giấy sẽ dẫn đến hội chứng nhà máy bột giấy giống như hội chứng nhà máy mía đường trong thời gian qua.

Việc phát triển vùng nguyên liệu chưa khơi thông được các nguồn vốn trong dân, trong các doanh nghiệp để xây dựng và phát triển rừng, mà hầu như đều là sự đầu tư từ phía Nhà nước. Chính vì vậy mà suất đầu tư nhiều khi lên quá cao, rủi ro Nhà nước gánh chịu nên tính khả thi và hiệu quả đầu tư thấp. Chẳng hạn đối với dự án trồng rừng nguyên liệu giấy của tổng công ty Giấy Việt Nam : Trong 5 năm 2001-2005 các đơn vị trồng rừng của Tổng công ty giấy Việt Nam đã trồng được 66.469,8 ha rừng (phần lớn rừng trồng năm 2001-2003), nhìn chung rừng trồng sinh trưởng và phát triển tốt, tuy nhiên công tác trồng rừng chỉ đạt khoảng 65% kế hoạch, nguyên nhân chủ yếu là từ năm 2004 chỉ được vay 60% nhu cầu (vốn đối ứng phải có là 40%) mà trước đây được vay đến 90%. Đối với trồng rừng nguyên liệu giấy mà vốn đối ứng phải 40% và kéo dài trong 7-15 năm thì rất khó thực hiện

Do đặc điểm của lâm nghiệp là chu kỳ dài, nếu hiểu nhà máy gắn với vùng nguyên liệu một cách cơ giới là đầu tư đồng thời nhà máy và vùng nguyên liệu thì dẫn đến nhà máy phải chờ nguyên liệu vì hầu hết các vùng nguyên liệu chưa sẵn sàng. Nguyên liệu cần được đầu tư trước, khi nguyên liệu đã sẵn sàng cung cấp mới xây dựng nhà máy, đó mới chính là sự đồng bộ hợp lý.

Một nguyên nhân nữa là công tác quy hoạch vùng nguyên liệu giấy còn yếu và chậm đổi mới, bị động bởi các ngành khác, quy hoạch mới ở dạng tổng thể, mới xác định trên bản đồ, đồng thời những thay đổi của luật pháp về đất đai, sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất giữa các ngành, lãnh thổ, giữa quốc doanh và hộ gia đình...cũng là nguyên nhân làm chậm tiến độ thực hiện các dự án trồng rừng.

Nhiều vùng nguyên liệu giấy với địa hình phức tạp, giao thông chưa phát triển nên khai thác và vận chuyển khó khăn, công nghệ lạc hậu, một số vùng rất khó áp dụng công nghệ thâm canh, năng suất cây trồng thấp, vốn đầu tư hạn chế, do đó việc cung cấp nguyên liệu giấy để cho ngành bột giấy có những bước nhảy vọt đang là một bài toán khó giải.

Một phần của tài liệu Giải Pháp Phát Triển Vùng Nguyên Liệu Giấy Đến Năm 2020 (Trang 53 - 55)