1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Về nguyên tắc sáng tác hiện thực Tôi thích xem con người lớn lên như thế nào?

10 597 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 78 KB
File đính kèm BÀI TẬP VH NGA.rar (44 KB)

Nội dung

Nguyên tắc sáng tác hiện thực Tôi thích xem con người lớn lên như thế nào là một nguyên tắc sáng tác xuyên suốt sáng tác của Macxim Gorki. Bằng những trải nghiệm của đời mình, nhà văn có bút danh cay đắng đã viết lên những tác phẩm đượm màu sắc hiện thực.

Trang 1

A.M.Gorki ( 1868 – 1936 )

Trang 2

Nhắc đến Văn học Nga thế kỉ XX không thể không nhắc

đến một “cánh chim báo bão”, một “chiếc vòm cuốn đứng bên đ-ờng lớn, nối liền phơng Đông và phơng Tây, quá khứ, hiện tại và tơng lai, thế giới cũ và thế giới mới” (R.Rôlăng) – M.Gorki Bằng những trải nghiệm của thực tế đời mình, nhà văn có bút danh “Cay đắng” ấy đã viết lên những thiên truyện ngắn đợm màu sắc hiện thực Ông quan tâm đến số phận của những con

ng-ời chân đất, những kẻ du thủ du thực, những kẻ vô sản lu manh Thậm chí một tên tù, một tên ăn cắp, một cô gái điếm cũng đi vào sáng tác của Gorki Ông quan tâm đến số phận những con ngời

“dới đáy” xã hội đó theo một nguyên tắc: “Tôi thích xem con

ng-ời lớn lên nh thế nào”

Có thể nói đây là một nguyên tắc sáng tác, nguyên tắc nhìn nhận hiện thực mới mẻ của Gorki “Lớn lên” ở đây không phải sự phát triển của con ngời về mặt thể xác mà là một cách nói hình

ảnh chỉ sự phát triển, sự đi lên của con ngời ý thức Con ngời thể xác cần nguồn dinh dỡng vật chất để lớn lên còn con ngời ý thức thì cần nguồn dinh dỡng tinh thần để phát triển Đó là tình thơng yêu giữa ngời với ngời, là sự đồng cảm, sẻ chia Gorki “thích xem con ngời lớn lên nh thế nào” nghĩa là ông thật sự quan tâm và h-ớng ngòi bút hiện thực của mình vào khắc hoạ sự thức tỉnh, tự ý thức của con ngời – những con ngời “dới đáy” xã hội

Gorki không phải ngời đầu tiên viết về những con ngời nhỏ

bé, những thân phận thấp hèn mà Gorki là ngời đã kế tục xuất sắc truyền thống nhân đạo viết về những con ngời nhỏ bé trong Văn học Nga Chúng ta từng biết đến một “ngời trởng trạm” mà cuộc

đời lay lắt ở một trạm ga hẻo lánh với nỗi khổ cả về vật chất và tinh thần trong sáng tác của Puskin Ta cũng từng biết đến một

Trang 3

công chức nghèo trong “Chiếc áo khoác” của Gôgôn hay “những

kẻ tủi nhục”, những con ngời sống dới hầm trong sáng tác của

Đôttôiepxki Ta đã biết đến một giáo viên mà suốt đời co cụm mình trong vỏ bọc, trong sự sợ hãi, lo lắng trong tác phẩm “Ngời trong bao” của Sêkhôp

Nhng Gorki đã tìm đợc một hớng đi, một hớng tiếp cận riêng của mình trên cơ sở sự kế thừa những ngời đi trớc Nhân vật của ông không phải một ngời nông dân bình thờng càng không phải một ngời công chức mà là những ngời ở “dới đáy” xã hội

Đó có thể là một tên tù tội (Êmêliên Pilai), một tên ăn cắp

(Senkats), một cô gái điếm (Một ngày đầu thu) hay một gã ăn

mày (Lão Akhip và bé Liônka) Đó cũng có thể là những ngời

nông dân bị nạn mất mùa, đói kém lùa ra khỏi quê hơng, lang thang phiêu bạt từng đoàn kiếm sống trên khắp các nẻo đờng nớc Nga Cũng có thể đó là những ngời làm công nhng số phận của họ cũng chẳng hơn gì những ngời thất nghiệp, bị vắt kiệt sức lao

động vì công việc khổ sai (Làm muối, Kônôvanôp ) Đói rét tăm

tối đã đẩy họ vào cảnh khốn cùng, đã biến họ thành những kẻ du thủ du thực Gorki viết về nỗi cay cực trăm chiều của họ với một

sự thấu hiểu, niềm cảm thông sâu sắc Đồng thời ngòi bút của ông cũng đạt đợc sự tố cáo lên án mạnh mẽ khi chỉ ra những căn nguyên xã hội dẫn đến tình trạng con ngời bị bần cùng, bị tớc

đoạt hết – cả cái quyền tối thiểu đợc lao động để tồn tại, sinh sống Nhng khác các bậc thầy đi trớc, trong khi đi sâu vào đời sống nội tâm, mở ra những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, Gorki đặc biệt chú ý phát hiện những mầm mống của một ý thức xã hội mới

dù chỉ ở mức độ tự phát, âm thầm và niềm mơ ớc về một cuộc sống mới tốt đẹp hơn đang âm ỉ cháy trong lòng họ Ông ít quan tâm con ngời “nhỏ bé nh thế nào” mà “xem con ngời lớn lên nh

Trang 4

thế nào” Ông không đứng trên góc độ đạo đức để phán xét họ mà

đứng trên lập trờng ý thức xã hội để xem ý thức xã hội của họ phát triển nh thế nào Nh một minh chứng hùng hồn cho nguyên tắc ấy, trong các sáng tác của mình, Gorki luôn đi sâu khắc hoạ con ngời bên trong của nhân vật, phát hiện sự thức tỉnh, sự tự ý thức của con ngời

Senkats

“ ” (1895) là truyện ngắn hiện thực xuất sắc đầu tiên

của Gorki Senkats là tên nhân vật chính trong truyện Y vốn xuất

thân nông dân, từng là một chàng lính cận vệ đẹp trai Sau nhiều

năm du đãng, Senkats trở thành một tên ăn cắp già đời, quên mất

quá khứ và cần tiền để tiêu thoải mái, sống tự do Trong một “phi

vụ” nọ, y gặp và rủ Gavrila, một gã nông dân trẻ tuổi sống lang

thang ra thành phố kiếm tiền cùng tham gia Những cuộc nói

chuyện và cuộc “hợp tác làm ăn” giữa Senkats và Gavrila đã cho

thấy đợc con ngời ý thức và sự thức tỉnh trong Senkats Ngay từ

đầu, khi Gavrila nói Senkats “Anh kì quặc lắm, anh là một kẻ mờ

ám” thì ngay lập tức Senkats phản ứng mạnh mẽ: Senkats cảm thấy “nh bị bỏng trong ngực và y hạ giọng, thốt lên với vẻ căm tức lạnh lùng” Điều đó chứng tỏ Senkats tuy là một tên ăn cắp nhng rất có ý thức về bản thân, không cho kẻ nào có quyền xúc phạm Cảm giác nh bị bỏng trong ngực ấy chứng tỏ sự đau đớn khi bị xúc phạm của một con ngời có ý thức cao Sự tự ý thức của Senkats càng đợc thể hiện rất rõ ở phần cuối tác phẩm Khi Gavrila vô tình nói “Thì anh hãy nhìn bản thân anh mà xem, bây giờ không có ruộng đất anh là ngời thế nào ông anh ạ! Đất nh bà

mẹ, không thể quên nó lâu đợc” thì Senkats “cảm thấy đau rát trong ngực Cảm giác ấy làm y tức giận và bao giờ cũng xuất hiện khi lòng tự ái của y – một kẻ ngang tàng táo tợn – bị một kẻ khác làm tổn thơng, đặc biệt khi kẻ đó là kẻ mà y coi là không

Trang 5

đáng đếm xỉa đến” Bị Gavrila coi là một kẻ “đã hoàn toàn h hỏng”, Senkats “sợ hãi, ngạc nhiên và vô cùng giận giữ” Trong suy nghĩ của Gavrila, nếu có giết Senkats thì “ai sẽ tìm kiếm hắn?

Dù có tìm thấy đi nữa, ngời ta cũng không tra xét đến nơi đến chốn xem hắn chết nh thế nào, ai giết hắn Hắn không phải là kẻ

mà ngời ta có thể làm ầm ĩ lên vì hắn Hắn là con ngời thừa trên Trái Đất! Ai hơi đâu mà bênh vực hắn” Những suy nghĩ của Gavrila đã khiến Senkats giận sôi ngời “thân hình khô đét, giữ tợn, nhe răng ra coi đến độc ác, cời khanh khách, tiếng cời đầy vẻ châm chọc và ria mép y nhảy lên một cách nóng nảy trên khuôn mặt góc cạnh, dài hoắt Cả đời cha bao giờ y bị xúc phạm đau

đớn nh thế, và cha bao giờ y hung tợn nh thế” Một con ngời sống bằng nghề ăn cắp chuyên nghiệp, tởng nh đã bị tha hoá nhân cách Nhng không, thẳm sâu trong tâm hồn, con ngời tự ý thức về bản thân của Senkats vẫn luôn mạnh mẽ, chỉ cần có một kẻ chạm vào là nó sẽ vùng dậy phản kháng Đồng thời với sự phản ứng của con ngời ý thức là sự thức tỉnh của con ngời lơng thiện, con ngời trong quá khứ Những ớc mơ của Gavrila làm sống dậy kí ức một thời của Senkats, làm “dậy lên một tình cảm rộng lớn choán hết tâm hồn y và tẩy rửa bớt những cái nhơ nhớp mà đời sống hàng ngày đã in sâu vào tâm hồn y” Con ngời nhân cách của Senkats

đang dần lớn lên Trong mối quan hệ với Gavrila – một nông dân chính giáo, “một con ngời lơng thiện” nhng lại mang tâm lý của một “kẻ nô lệ tham lam bạc tiền” Những biểu hiện thấp kém của Gavrila trớc đồng tiền khiến Senkats cũng phải khinh rẻ Trớc những hành động hèn mạt để cớp tiền của Gavrila, Senkats đã hành động nh một “anh hùng” hào hiệp, tha thứ và cho tất cả số tiền, cảm thấy “ý thức tự do tràn ngập trong ngời” và thấy mình hơn hẳn Gavrila Câu chuyện kết thúc, ngời đọc cảm nhận đợc sự

Trang 6

“lớn lên” của con ngời ý thức trong Senkats – một con ngời tởng

nh đã bị tha hoá hoàn toàn

Những tác phẩm hiện thực sau này, Gorki càng tập trung thể hiện sự “lớn lên” của con ngời

Êmêliên Pilai trong sáng tác cùng tên của Gorki vốn là một

thằng chạy hàng cho một lão buôn Êmêliên bị vào tù do lẫo lái buôn vu cáo Đời dạy cho anh “muốn sống thì phải có tiền” Nhà

tù dạy thêm “muốn có tiền thì phải giết ngời” Và Êmêliên đã phục kích chính lão lái buôn trớc kia Anh ta nằm đợi giết kẻ thù, cớp của trong nỗi hằn học sâu cay “đến nỗi phải thịt mời gã lái buôn cũng đủ can đảm” Cuộc sống nghèo – khốn, thiếu tiền cùng nỗi hằn thù đã biến anh ta thành một kẻ “không còn là ng-ời” Êmêliên nh một con thú đang rình mồi với một nỗi thèm khát máu, thèm khát “thức ăn” Êmêliên đang đi gần đến cực điểm của

sự tha hoá Con ngời ấy sẽ đi về đâu? Tởng chừng cái chết của lão lái buôn là chắc chắn mời mơi nhng “một chuyện hoàn toàn không thể tởng tợng đợc” đã xảy ra Có một ả đàn bà “say rợu, chân bớc lảo đảo” đang đau khổ đến bờ sông tự vẫn Từ giây phút

đó, trong Êmêliên diễn ra một quá trình thay đổi: Cô gái đến gần thì Êmêliên “run bắn lên”, “bao nhiêu nỗi hằn học không biết đi

đâu hết” Thấy một con ngời đang đau khổ mà nỗi hằn thù trớc đó vài phút là một ngọn lửa rực cháy, giờ đã tắt ngấm Nghe tiếng khóc của ả, Êmêliên tự thú với lòng mình: “Tim tớ cứ nh có ai vò nát ra” Con ngời đang hăm hở trả thù ấy lại “đau tim” khi nghe tiếng khóc nức mở của đồng loại Và khi nhìn ra ả đàn bà ấy là một cô gái “trẻ măng – một đứa trẻ thực sự – da trắng nõn, mấy món tóc quăn loà xoà bên má, đôi mắt to cứ nhìn trừng trừng” thì

“mọi thứ đều đi tong, bao nhiêu kế hoạch đều tiêu tan nh mây khói hết” “nhìn mà lòng cứ thắt lại” Êmêliên “thấy thơng hại

Trang 7

quá” Thì ra trong thẳm sâu một con ngời tha hoá ấy, tình thơng yêu vẫn mạnh hơn sự hằn thù, lấn át và làm phá tan mọi kế hoạch

đen tối tàn bạo Chính sự đau khổ của cô gái, vẻ trẻ trung xinh

đẹp của cô đã tác động làm khơi dậy tình thơng yêu ấy Hay nói

đúng hơn trớc vể đẹp, sự đau khổ của cô gái thì phần ngời, con ngời ý thức, con ngời yêu thơng trong Êmêliên thức tỉnh, còn phần thú, con ngời hằn thù, tàn bạo trong anh ta bị đại bại Con ngời yêu thơng ấy đang dần thức tỉnh và lớn dần lên

Êmêliên bắt đầu nói, nói rất nhiều, nói những gì cũng không nhớ nữa Cô gái mỉm cời Nụ cời ấy đã khiến Êmêliên “cứ

nh tan ra nớc hết, quỳ sụp xuống trớc mặt cô ta nói lúng túng:

“Cô ơi, cô!”” Nụ hôn lên trán của cô gái khiến Êmêliên sung s-ớng vô cùng “Trong bốn mơi bảy năm trời tớ cha đợc một cái gì tốt đẹp hơn thế” Êmêliên sung sớng, hạnh phúc vì cảm nhận đợc tình yêu thơng, sự đồng cảm từ cô gái Cô gái ngỏ ý đa tiền cho

Êmêliên nhng Êmêliên từ chối “Tôi không cần tiền đâu” và thực lòng lúc ấy “chẳng còn bụng dạ đâu mà nghĩ đến tiền bạc nữa”

Êmêliên nằm phục tên lái buôn ở bờ sông để làm gì? Để cớp tiền của hắn Vì Êmêliên đang túng thiếu, nghèo khổ Vậy mà sau khi gặp và nói chuyện với cô gái, đồng tiền đã không còn cần thiết với Êmêliên nữa Sức mạnh của đồng tiền đã có thể khiến

Êmêliên sẵn sàng không từ thủ đoạn nào nhng bây giờ nó đã bị vô hiệu hoá Và khi bị một lão tuần đêm hỏi đến: “Thằng kia ngồi đấy làm gì, hả, hay lại định xoáy cái gì của ngời ta hẳn?”,

Êmêliên cảm thấy nh bị “đâm nhói vào tim” và quai một quả vào mõm lão, dù ở tù chung thân cũng đếch cần Lúc này, ý thức về bản thân đã sống dậy Êmêliên không cho phép kẻ nào xúc phạm mình Hành động bảo vệ nhân cách ấy là đỉnh cao của sự phát triển ý thức trong Êmêliên Êmêliên là một kẻ vừa ra tù, một kẻ

Trang 8

đang trên đà tha hoá Nhng Gorki không chú trọng thể hiện sự tha hoá mà tập trung thể hiện sự thức tỉnh ý thức, sự lớn lên của con ngời ý thức trong nhân vật này Đó là cả một quá trình Gorki đã diễn tả rất tinh tế quá trình hồi phục nhân cách ấy

Nếu nh ở “Senkats”, con ngời “dới đáy” đợc Gorki chọn thể hiện là một tên ăn cắp, ở “Êmêliên Pilai” là một tên tù đang trên

đà tha hoá thì ở “Một ngày đầu thu”, đó là một cô gái điếm

Cô gái điếm Natasa xuất hiện trong hoàn cảnh bị đánh đập,

đói khát Cô đang bới cát tìm đờng vào hầm một quán để trộm bánh mì Trong suy nghĩ thông thờng, một cô gái điếm là một con ngời đã tha hoá nhân cách, không đáng đợc trân trọng

Đôttôiepxki trong “Tội ác và hình phạt” có nói đến số phận Xônhia – một cô gái mới mời lăm tuổi nhng buộc phải làm nghề

điếm để nuôi gia đình, trong đó có một ông bố mất việc và say

r-ợu Nhng Đôttôiepxki thiên về khắc hoạ nỗi khốn khổ, bất hạnh của “con ngời nhỏ bé ấy” Gorki thì khác Gorki quan tâm đến con ngời ý thức và vẻ đẹp tâm hồn Natasa Natasa ý thức về cuộc sống hiện tại và cũng tự nhìn lại bản thân mình Cô ý thức đợc rằng “Cuộc sống khốn kiếp” Không phải cô than vãn mà cô đang kết luận về cuộc đời Cô cũng nhìn nhận rõ ràng về cuộc sống của mình trong thực tại: “Giá cứ chết quách đi laih rảnh thân” Cô bình tĩnh mà tin chắc rằng để bảo vệ mình khỏi sự nhạo báng của cuộc sống thì không còn cách gì hơn là “chết quách đi cho rảnh” Nhng cô gái điếm căm giận cuộc đời, chán sống ấy trong hoàn cảnh đói rét hiện tại lại là ngời động viên một ngời đàn ông

đang rét cóng, mang đến hơi ấm cho anh ta qua đêm lạnh giá Nhân vật tôi – ngời đàn ông đó là một con ngời thực sự quan tâm đến số phận nhân loại, mơ ớc cải tổ trật tự xã hội, mơ ớc những cuộc đảo lộn chính trị, đọc những thứ t tởng sâu sắc Đó là

Trang 9

một nhà t tởng, một con ngời ôm ấp hoài bão lớn lao, một con

ng-ời vốn ở tầng trên xã hội Vậy mà, ở đây “cô gái điếm bất hạnh, bị

đánh đập, bị xua đuổi, không có chỗ đứng trong cuộc sống và bị khinh rẻ”, con ngời ở dới đáy cùng xã hội ấy đã “lấy thân mình sởi ấm” cho ngời đàn ông ấy Thậm chí, ngời đàn ông – nhân vật tôi ấy còn “không nghĩ tới việc giúp cô trớc khi cô giúp đỡ tôi,

mà nếu có nghĩ tới thì cha chắc đã giúp gì cho cô” Cảnh ngộ thật

đáng mỉa mai Chính cô gái ấy lại đáng trọng hơn “nhà t tởng” kia Hành động an ủi, che chở, sởi ấm cho nhân vật tôi của Natasa

đã thể hiện một sự tự lớn lên của con ngời bên trong cô, vợt lên chính mình trong hoàn cảnh hiện tại đen tối Cô đã tự nâng nhân cách của mình lên một bậc, đã chứng minh rằng: Gái điếm không

có nghĩa là nhân cách tha hoá Những hành động của cô gái đã thực sự có tác động mạnh mẽ đến nhân vật tôi “Cô gái nói điềm

đạm, ngữ khí không phù hợp với nội dung, cái giọng nghèo âm thanh, buồn buồn, nhng những cái đó có tác động đến tôi còn mạnh hơn cả những cuốn sách và những bài diễn văn bi quan, hùng hồn và có sức thuyết phục nhất” Những nụ hôn của cô gái

điếm trong đêm ấy lại là những nụ hôn đầu tiên của ngời phụ nữ

mà cuộc sống đã hiến tặng Đó là những chiếc hôn đẹp nhất Cô gái đã ôm ấp, ủ ấm cho “tôi” qua đêm lanh giá Những hành

động của cô gái điếm ấy khiến tôi – ngời đàn ông ấy phải tự nhìn nhận lại, tự đánh giá lại

“Senkats”, “Êmêliên Pilai”, “Một ngày đầu thu” có thể coi

là những truyện ngắn hiện thực tiêu biểu của Gorki và cũng là tiêu biểu cho nguyên tắc sáng tác hiện thực của Gorki: “Tôi thích xem con ngời lớn lên nh thế nào” Nguyên tắc này của Gorki cho thấy một cái nhìn tiến bộ, lạc quan, tin tởng vào con ngời Đúng hơn là Gorki luôn tin tởng vừo phần ngời, phần nhân bản trong

Trang 10

mỗi con ngời Dù cuộc sống có nghèo, cực bất hạnh, dù họ phải làm những nghề mạt hạng để kiếm sống nhng sâu thẳm tâm hồn

họ, con ngời ý thức bản thể vẫn luôn thờng trực, sẵn sàng phản ứng khi bị xúc phạm Không chỉ là con ngời ý thức mà còn là con ngời tình thơng Phần ngời ấy ẩn sâu trong đáy tâm hồn Gorki bằng ngòi bút hiện thực tinh tế, sắc xảo đã khéo léo để cho phần ngời ấy lớn dần lên, lớn lên mãi để lấn át phần con ngời tàn bạo, thủ đoạn đang ngự trị ở bề ngoài

Ngày đăng: 08/09/2016, 15:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w