ẢNH HƯỞNG CỦA TRUYỆN NGÔN TÌNH ĐẾN NHẬN THỨC CỦA GIỚI TRẺ VỀ TÌNH YÊUẢNH HƯỞNG CỦA TRUYỆN NGÔN TÌNH ĐẾN NHẬN THỨC CỦA GIỚI TRẺ VỀ TÌNH YÊUẢNH HƯỞNG CỦA TRUYỆN NGÔN TÌNH ĐẾN NHẬN THỨC CỦA GIỚI TRẺ VỀ TÌNH YÊUẢNH HƯỞNG CỦA TRUYỆN NGÔN TÌNH ĐẾN NHẬN THỨC CỦA GIỚI TRẺ VỀ TÌNH YÊUẢNH HƯỞNG CỦA TRUYỆN NGÔN TÌNH ĐẾN NHẬN THỨC CỦA GIỚI TRẺ VỀ TÌNH YÊUẢNH HƯỞNG CỦA TRUYỆN NGÔN TÌNH ĐẾN NHẬN THỨC CỦA GIỚI TRẺ VỀ TÌNH YÊU
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC - -
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI: ẢNH HƯỞNG CỦA TRUYỆN NGÔN TÌNH ĐẾN NHẬN THỨC CỦA
GIỚI TRẺ VỀ TÌNH YÊU.
Nhóm sinh viên thực hiện: Lương Thị Hai
Dương Thu HàLương Thị DuyênPhạm Thị LanPhạm Thanh ThưNgô Thị LuyếnLớp: QH2013S – Sư phạm ToánGiáo viên hướng dẫn: TS Lê Thái Hưng
Hà Nội 2016
Trang 2LỜI CẢM ƠN.
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, chúng em đã nhận được tất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của Thầy và các bạn sinh viên trong trường Vì vậy chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến những người đã giúp chúng em hoàn thành nghiên cứu này.
Trước tiên, chúng em xin chân thành cảm ơn đến Thầy Hưng, giáo viên trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn chúng em thực hiên đề tài Thầy luôn nhiệt tình giúp chúng em tiếp cận những phương pháp nghiên cứu, tìm hiểu đề tài một các khoa học Thầy góp ý, chỉnh sửa, đưa ra những hướng giải quyết để đề tài của nhóm hoàn thành tốt hơn Trước khi đến với môn học, chúng em cũng đã thực hiên một số nghiên cứu nhưng không thể hoàn thành, chúng em thấy khó khăn thiếu thôn, và đặc biệt là không có một hướng đi nghiên cứu cụ thể Chúng mình cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các bạn sinh viên đã nhiệt tìnhgiúp đỡ chúng mình trong thời gian thực hiên nghiên cứu.
Mặc dù đã thực sự cố gắng trong quá trình nghiên cứu, song do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên bài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót, chúng em rất mong nhận được những ý kiến góp ý của Thầy đề bài báo cáo hoàn thiện hơn!
Chúng em xin chân thành cảm ơn
Nhóm nghiên cứu Nhóm 1
Trang 3DANH MỤC BIỂU ĐỒ
1 Biểu đồ 1 So sánh lựa chọn mẫu người yêu ký tưởng
của hai đối tượng sinh viên là đã đọc và chưađọc
44
2 Biểu đồ 2 Tỉ lệ FA và tỉ lệ đã có người yêu của các bạn
sinh viên đã đọc truyện ngôn tình
45
3 Biểu đồ 3 Tần số mong muốn về tình yêu của các bạn
sinh viên
46
4 Biểu đồ 4 Tần số lựa chọn suy nghĩ của bản thân khi
đọc những câu chuyện ngôn tình
46
5 Biểu đồ 5 Sau khi đọc truyện ngôn tình bạn có mong
muốn điều gì cho tình yêu của mình
4 Bảng phụ 2 Bạn có thích truyện ngôn tình không? 60
DANH MỤC VIẾT TẮT
gian dài
Trang 43 Teen Bạn trẻ.
6 Đại học KHXH & NV Đại học Khoa học xã hội và nhân văn
Trang 5MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài 8
2 Những mong đợi từ việc kết quả chọn đề tài nghiên cứu 9
3 Mục đích nghiên cứu của đề tài 9
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 9
4.1 Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận 9
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn 9
5 Câu hỏi và giả thiết nghiên cứu 10
5.1 Câu hỏi nghiên cứu 10
5.2 Giả thuyết nghiên cứu 10
6 Phạm vi, đối tượng và địa bàn nghiên cứu 10
6.1 Phạm vi , địa bàn nghiên cứu 10
6.2 Đối tượng nghiên cứu 10
7 Phương pháp nghiên cứu 10
7.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu 10
7.2 Phương pháp điều tra bảng hỏi 10
7.3 Phương pháp quan sát 11
PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 11
1.1 Tổng quan tài liệu 11
1.1.1 Tổng quan trên thế giới (Trung Quốc) 11
1.1.2 Tổng quan ở Việt Nam 14
1.1.3 Lịch sử nghiên cứu 16
1.2 Khái quát về truyện ngôn tình 17
1.2.1 Các định nghĩa 17
1.2.2 Phân loại truyện ngôn tình 18
1.2.3 Sự phát triển của truyện ngôn tình ở Việt Nam 19
1.2.4 Các đặc trưng của truyện ngôn tình tạo sức hút với giới trẻ 20
1.3 Tâm lý đặc trưng của giới trẻ 22
Trang 61.4 Đặc trưng trong nhận thức về tình yêu của giới trẻ hiện nay 27
1.4.1 Trước tiên phải hiểu thế nào là tình yêu ? 27
1.4.2 Vậy tình yêu trong thực tế thì như thế nào? 27
1.4.3 Làm gì khi không có một tình yêu hoàn hảo ? 28
1.4.4 Vậy thời nay giới trẻ nhận thức như thế nào về tình yêu? 28
1.5 Mối quan hệ giữa truyện ngôn tình và nhận thức về tình yêu của giới trẻ 29
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TRÀO LƯU ĐỌC TRUYỆN NGÔN TÌNH TRONG GIỚI TRẺ HIỆN NAY 31
2.1 Thực trạng trào lưu đọc truyện ngôn tình của sinh viện đại học Giáo Dục-ĐHQGHN 31
2.1.1 Đặc điểm sinh viên đại học Giáo Dục 31
2.1.2 Thực trạng trào lưu đọc truyện ngôn tình của sinh viên đại học Giáo Dục 32
2.2 Thực trạng trào lưu đọc truyện ngôn tình của giới trẻ Việt Nam 33
2.2.1 Đặc điểm chung của giới trẻ Việt Nam 33
2.2.2 Thực trạng trào lưu đọc truyện ngôn tình trong giới trẻ 33
CHƯƠNG 3: ẢNH HƯỞNG CỦA TRUYỆN NGÔN TÌNH ĐẾN NHẬN THỨC CỦA GIỚI TRẺ VỀ TÌNH YÊU 36
3.1 Nhận thức của giới trẻ về tình yêu khi không đọc truyện ngôn tình 36
3.2 Nhận thức của giới trẻ về tình yêu sau khi đọc truyện ngôn tình 37
3.2.1 Biểu hiện thông qua thái độ ứng xử và hành vi giao tiếp 37
3.2.2 Những chuyển biến về tâm lý nhận thức 38
3.3 Ảnh hưởng tích cực 39
3.3.1 Giúp giới trẻ có cái nhìn thoáng hơn về tình yêu đồng giới, về cộng đồng LGBT 39 3.3.1 Những triết lý về tình yêu , về cuộc sống trong tiểu thuyết ngôn tình 40
3.3.2 Tin vào tình yêu đích thực, yêu cuộc sống, có niềm tin vào cuộc sống này.42 3.4 Ảnh hưởng tiêu cực 44
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN, GIẢI PHÁP VÀ ĐỊNH HƯỚNG 49
4.1 Kết luận 49
4.2 Giải pháp hạn chế ảnh hưởng của truyện ngôn tình đến nhận thức của giới trẻ về tình yêu 50
4.3 Định hướng văn hóa đọc cho giới trẻ 52
Tài liệu tham khảo 53
Trang 7PHỤ LỤC 55
Trang 8PHẦN I: MỞ ĐẦU.
1 Lý do chọn đề tài
Truyện ngôn tình – dòng truyện đang tràn ngập thị trường sách Việt Nam, theo giớichuyên môn, đây thực sự là tiểu thuyết lãng mạn, mang tính giải trí cao, hướng tới số đông
Có thể ví ngôn tình như món ăn bình dân vì dễ đọc, như quyển sách gối đầu giường vì đam
mê Nó vẽ ra một tình yêu đẹp, một thế giới lí tưởng phù hợp với tâm lý giới trẻ Lứa tuổi từ15-25 tuổi là lứa tuổi mà con người không ngừng nhận thức về cuộc sống, tình yêu, gia đình.Giai đoạn này, giới trẻ tò mò về thế giới xung quanh, mơ mộng về tình yêu màu hồng
Hơn nữa, mười năm trở lại đây, truyện ngôn tình bắt nguồn từ Trung Quốc bắt đầu đổ
bộ vào Việt Nam một cách mạnh mẽ, nhận được sự yêu quý, ham mê của giới trẻ Việt Cóthể thấy sức hút của ngôn tình qua Nhà triển lãm TP (92 Lê Thánh Tông, Q1, TP.HCM) trưa5/4/2015 không còn một chỗ đứng Không ngại nóng, không ngại chật, hàng ngàn các bạntrẻ chen chúc xếp hàng chờ đợi giao lưu với tác giả Diệp Lạc Vô Tâm đến từ Trung Quốc.Hay lượng người vào đọc, nhận xét, thích các trang wed ngôn tình rất lớn, nhiều hơn rấtnhiều lượng người vào đọc sách văn học hay các bài viết khoa học Nhưng trong thời giangần đây, trên các mạng facebook , báo thành niên, văn hóa các nhà phê bình văn học đề cậprất nhiều đến vấn đề truyện ngôn tình mang những nội dung không phù hợp văn hóa Viêt,ảnh hưởng lớn đến giới trẻ, đặc biệt là nhận thức về tình yêu
Trước đây, truyện ngôn tình thường xuyên viết về những câu chuyện tình yêu trongsáng, hài hước, lãng mạn Nhưng hiện nay, truyện ngôn tình đang xuất hiện những biến thểnhư đam mĩ (đồng tính nam), sắc nữ (đa số là 18+), bách hợp (đồng tính nữ) Những thểloại này ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức của giới trẻ, đặc biệt là nhận thức về tình yêu
Đi trên xe buýt, ngồi ghế đá sân trường, kí túc xá ta có thể dễ dàng bắt gặp một ai đóđang đọc truyện ngôn tình Có những người chưa từng nghe đến những từ ngữ như “trạchnam”, “hủ nữ”,…, đó chính là những từ ngữ mà người hâm mộ của ngôn tình thường dùng.Hay những câu mùi mẫn như : “Hồi ức cả đời anh chỉ có em là đủ” (Nhân vật: Dương LamHằng- truyện Mãi mãi là bao xa của Diệp Lạc Vô Tâm), “Nếu biết có một ngày tôi yêu emnhiều như thế , tôi sẽ yêu em ngay từ cái nhìn đầu tiên ” (Nhân vật Tiêu Nại- truyện: Yêu em
từ cái nhìn đâu tiên, Cố Mạn)…Vậy truyện ngôn tình mang lại cho người đọc những bài họcgì? Bên cạnh những nhu cầu phát triển lành mạnh (giải trí, thỏa óc tưởng tượng…), trào lưuđọc truyện ngôn tình cũng đang tiềm ẩn những nguy cơ phát triển nhu cầu lệch lác, ảnhhưởng đến đời sống của giới trẻ, đặc biệt là các bạn nữ- với tâm hồn bay bổng, mơ tưởngđến “soái ca”
Khi giới trẻ biết cân bằng giữa cuộc sống thực tế và thế giới trong truyện ngôn tình,thì sẽ tìm được niềm vui, động lực trong cuộc sống Nhưng có phải ai cũng có thể cân bằng
Trang 9được điều đó chăng? Liệu đổi với những bạn trẻ không thể kiểm soát được bản thân, lúc nàocũng chìm đắm cùng các nhân vật trong truyện , thì những ảnh hưởng của truyện đến cuộcsống là không nhỏ ? Đây cũng là thắc mắc và mong muốn của nhóm nghiên cứu và tìm hiểunhững biện pháp tốt để giới trẻ nhận thức đúng về tình yêu.
Khảo sát suy nghĩ, nhận thức của giới trẻ về đọc truyện ngôn tình nhằm tìm ra nhữngnguyên nhân, mức độ ảnh hưởng Từ đó, định hướng lại văn hóa đọc và tìm ra các giải phápgiảm thiểu tác động, ảnh hưởng từ truyện ngôn tình là vấn đề rất quan trọng và ý nghĩa
Giới trẻ hiện nay, đặc biệt là các bạn nữ thường mơ về một tình yêu lãng mạng Vìthế các bạn thường tìm đến truyện ngôn tình để có thể sống và mơ mộng cùng các nhân vật.Đọc truyên ngôn tình làm cho các bạn tin vào một tình yêu hoàn mỹ Nếu không biết cáchđiều tiết trong việc đọc, có thể dẫn đến ảnh hưởng xấu đối với cuộc sống thực tại của cácbạn, khiến các bạn xa rời thực tế
Xuất phát từ nhứng lí do trên, nhóm nghiên cứu chúng tôi xin chọn đề tài “Ảnh hưởng
của truyện ngôn tình đến nhận thức của giới trẻ về tình yêu”
2 Những mong đợi từ việc kết quả chọn đề tài nghiên cứu
Ngoài việc tìm hiểu truyện ngôn tình là gì ? Ảnh hưởng đến nhận thức của giới trẻ(sinh viên )về tình yêu như thế nào? Chúng tôi mong muốn tìm ra những nguyên nhân sâu xarằng tại sao giới trẻ lại phát cuồng về truyện ngôn tình Từ đó có những định hướng để khắcphục và hạn chế những tác động xấu của nó đến nhận thức của giới trẻ
3 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Thông qua việc nghiên cứu “Ảnh hưởng của truyện ngôn tình đến nhận thức của giới trẻ về tình yêu” làm thay đổi những quan điểm phiến diện, lệch lạc, xa dời thực tế của các
bạn trẻ khi đọc truyện ngôn tình bằng việc đề xuất giải pháp, định hướng cho các bạn trẻ cónhận thức đúng đắn, đề cao giá trị lành mạnh của việc đọc sách, truyện
4 Nhiệm vụ nghiên cứu.
4.1 Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận.
Tìm hiểu và chỉ rõ các khái niệm niên quan đến đề tài, các đặc điểm tâm sinh lý củacác sinh viên cũng như là nêu được những mối liên hệ giữa các đối tượng nghiên cứu
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn.
Thông quan việc sử dụng phiếu hỏi, kết hợp tra chứ tài liệu các nguồn thông tin khácnhau cần chỉ rõ
Thực trạng trào lưu đọc ngôn tình giới trẻ
Những ảnh hưởng từ truyện ngôn tình đến nhận thức của giới trẻ về tình yêu
+ Tác dộng tích cự
Trang 10+ Tác động tiêu cực.
5 Câu hỏi và giả thiết nghiên cứu.
5.1 Câu hỏi nghiên cứu
Truyện ngôn tình ảnh hưởng như thế nào đến nhận thức của giới trẻ (sinh viên) về tìnhyêu ?
5.2 Giả thuyết nghiên cứu
Truyện ngôn tình có ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức của giới trẻ về tình yêu Truyệnngôn tình có thể đưa giới trẻ đến hai thái cực: hoặc tích cực hoặc tiêu cực Trong đó ảnhhưởng tiêu cực của truyện ngôn tình là nhiều, các chi tiết truyện quá ảo tưởng, siêu thực ,khiến giới trẻ dễ có cái nhìn thiếu thực tế, thậm chí sai lệch về tình yêu
6 Phạm vi, đối tượng và địa bàn nghiên cứu
6.1 Phạm vi , địa bàn nghiên cứu
- Địa bàn nghiên cứu: Đại học Giáo dục, Đại học Quốc Gia Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu: Tìm hiểu ảnh hưởng của truyện ngôn tình đến nhận thức của
giới trẻ về tình yêu Đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố: giới tính, đặc điểm tâmsinh lý lứa tuổi với các yếu tố trên Đề tài tập trung tìm hiểu vấn đề này về khíacạnh xã hội, mà không đi sâu về khía cạnh khoa học
6.2 Đối tượng nghiên cứu
- Ảnh hưởng của truyện ngôn tình đến nhận thức của giới trẻ vể tình yêu
7 Phương pháp nghiên cứu.
7.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
Thu thập các nguôn tài liệu và thực tiễn có liên quan đến truyện ngôn tình và nhận thức
về tình yêu của giới trẻ hiện nay Các tài liệu sau khi thu thập chúng tôi tiến hành phân tích,nhận xét, tóm tắt và trích dẫn sẽ phục vụ trục tiếp cho việc giải quyết các nhiệm vụ nghiêncứu đề tài, làm tiền đề phát triển đề tài Và đồng thời thu thập những thông tin có tính kháchquan, khoa học
Sử dụng các nguồn tài liệu chính sau:
Theo phương thức phân phối: Ấn phẩm thương mại (sách, báo, tài liệu bán trên thịtrường, ); Ấn phẩm phi thương mại( khóa luận, luận văn luận án, báo cáo kĩ thuật, )
Theo độ sâu chuyên môn: Tài liệu khoa học phổ thông, ý kiến chuyên môn của chuyêngia,
7.2 Phương pháp điều tra bảng hỏi.
7.2.1 Kế hoạch.
Thiết kế và phát khoảng 65 bảng hỏi cho nhóm đối tượng: Sinh viên trường Đại họcGiáo dục, Đại học Quốc Gia Hà Nội, nhằm tìm hiểu về :
Trang 11 Đặc điểm cá nhân của họ như: giới tính, độ tuổi, …
Mức độ đam mê của họ về truyện ngôn tình
7.2.2 Mô tả công cụ nghiên cứu.
Phát ra 70 bảng hỏi cho đối tượng sinh viên khoa toán, lý trường Đại học Giáo dục, thu
về 50 bảng hỏi đáp ứng yêu cầu
Thực hiện phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS, thu được các kết quả thể hiện trênbảng, biểu đồ
7.3 Phương pháp quan sát.
Quan sát mức độ ảnh hưởng, thái độ của các bạn sinh viên khi được phát phiếu hỏi vàlúc phỏng vấn về những vẫn đề liên quan đến truyện ngôn tình và tình yêu để có những đánhgiá trân thực, khách quan nhất
Thực hiện ghi nhớ (bằng trí óc và trên giáy ) những biểu hiện hành vi, thái đô của cácbạn sinh viên qua ánh mắt, mức độ hào hứng, để đưa ra kết luận theo hai chiều hướng: tíchcực ( hưởng ứng yêu thích ngôn tình nhưng không để ảnh hưởng đến nhận thức về tình yêu
cử bản thân, ) và tiêu cực (đam mệ và có những biểu hiện thái quá, sa sút việc học tập, ảnhhưởng trực tiếp đến đời sống thường ngày, ) Công cụ hỗ trợ có thể: điện thoại, ghi âm,
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN.
1.1 Tổng quan tài liệu.
1.1.1 Tổng quan trên thế giới (Trung Quốc)
Trung Quốc có số người sử dụng Internet khổng lồ khiến dòng văn học mạng dần nắm
vị trí thống lĩnh ở nước này Văn học mạng Trung Quốc gắn liền với dòng tiểu thuyết ngôntình Hiện nhu cầu dành cho tiểu thuyết ngôn tình ở Trung Quốc là rất lớn
Theo thống kê tháng 1/2010, số lượng người đọc thường xuyên ra vào các trang webvăn học ở Trung Quốc đã lên tới gần 195 triệu, con số này tăng khoảng 20% qua từng năm.Theo tính toán, gần một nửa số người sử dụng mạng Internet ở Trung Quốc thường xuyên ravào các trang văn học mạng
Mạng Internet giúp các nhà văn trẻ dễ dàng đưa tác phẩm của mình đến với số đôngđộc giả Khi văn học mạng bắt đầu bùng nổ, những tiểu thuyết ăn khách nhất Trung Quốc đãxuất hiện ở đây
Trang 12Ngày càng nhiều tiểu thuyết trên mạng của Trung Quốc ăn khách đến mức đượcchuyển thể thành phim truyền hình, điện ảnh, được dựng thành game online… Các nhà vănxuất bản sách theo lối “chính thống” giờ đây cũng phải tìm đến mạng Internet để quảng cáocho tác phẩm mới của mình.
Sức ảnh hưởng của dòng văn học mạng không ngừng gia tăng trong đời sống văn học ởTrung Quốc, khi Internet và các thiết bị di động thông minh ngày càng phổ cập Lượng tiềnluân chuyển trong ngành công nghiệp văn học mạng không hề nhỏ, ở thời điểm 2010, con sốnày đã vào khoảng 5 tỉ tệ (17 nghìn tỉ VNĐ)
Văn học mạng Trung Quốc bắt đầu xuất hiện từ năm 1998, khi đó việc viết văn trênmạng chỉ đơn giản là một thú vui của những người thích viết Thời kỳ này, viết chỉ để chovui và hoàn toàn miễn phí, dần dần, từ đây đã hình thành nên hẳn một dòng văn học mạng vàbắt đầu xuất hiện những tác giả, tác phẩm ăn khách
Những trang văn học mạng kiếm tiền bằng cách tính phí đối với người đọc, mỗi100.000 chữ, độc giả trả từ 2-3 tệ (7.000-10.000 VNĐ), hoặc độc giả cũng có thể trả chọngói theo tháng
Ngoài ra, tiền tác quyền mà những nhà thiết kế game online, các nhà làm phim truyềnhình, điện ảnh… phải trả cho các trang web văn học này cũng không hề nhỏ mỗi khi muốn
sử dụng lại những tác phẩm được đăng tải trên đó
Bất kỳ ai cũng có thể đăng ký làm người sáng tác trên các trang web văn học để giớithiệu những tác phẩm của mình Theo tính toán của trang văn học Shanda - một trang vănhọc mạng lớn nhất Trung Quốc - mỗi quý, có khoảng 1,5 triệu người đăng ký làm tác giảtrên trang của họ và viết ra hơn 4 triệu kỳ truyện
Những tác phẩm ăn khách sẽ được trang quảng cáo rầm rộ hơn hẳn Mỗi ngày cókhoảng 10 triệu lượt tài khoản thường xuyên ra vào đọc tiểu thuyết, đó là chưa kể hàng triệulượt khách vãng lai khác Vì giá tiền chi trả cho việc đọc tiểu thuyết trên mạng rất rẻ nêngiới trẻ Trung Quốc ngày càng ưa chuộng văn học mạng.[2]1
Ảnh hưởng khó lường của tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc
Việc phát triển dòng văn học mạng cũng đồng thời gây ảnh hưởng tới tương quan giữacác thể loại văn học ở Trung Quốc Trong hơn một thập kỷ qua, văn học mạng Trung Quốc
đã đi từ thể loại văn học “thực tế” sang thể loại ngôn tình, đậm chất lãng mạn, mang nhiềuyếu tố giả tưởng, siêu thực, để đáp ứng thị hiếu của số đông độc giả trẻ Trung Quốc
1 http://dantri.com.vn/van-hoa/tieu-thuyet-ngon-tinh-trung-quoc-va-nhung-hiem-hoa-khon-luong-1401601739.htm
Trang 13Dù tiểu thuyết ngôn tình trên các trang web văn học của Trung Quốc không được tin là
sẽ tồn tại lâu dài, vĩnh viễn, nhưng hiện tại, trước sự thống trị của nó trong đời sống văn hóađọc của giới trẻ Trung Quốc, nhiều nhà văn hóa, nhà giáo dục của nước này đã thể hiệnnhững lo ngại
“Ngôn” là ngôn ngữ, “tình” là tình yêu “Ngôn tình”, rất dễ hiểu, là thể loại văn chươngdùng ngôn ngữ chỉ để nói về tình yêu Có hàng chục thể loại ngôn tình, ví dụ: xuyên không(nhân vật vượt giới hạn thời gian - không gian), cung đấu (đấu đá, tranh đoạt trong cungđình), huyền huyễn (truyện có yếu tố phép thuật, kỳ ảo), võng du (truyện miêu tả song songcuộc sống ảo trên mạng và ngoài đời thực của nhân vật), đam mỹ (truyện về tình yêu đồngtính nam)…
Ở Trung Quốc, tiểu thuyết ngôn tình đặc biệt thu hút giới trẻ Những truyện ăn kháchnhất được chuyển thể thành phim Ngay từ công tác tuyển chọn diễn viên cho phim chuyểnthể từ tiểu thuyết ngôn tình đã đặc biệt khiến khán giả quan tâm, bình luận Điều này chothấy đất sống của tiểu thuyết ngôn tình trong giới trẻ Trung Quốc mạnh như thế nào
Các nhà giáo dục nước này cho rằng các nhân vật trong tiểu thuyết ngôn tình TrungQuốc hiện nay quá… “sến sẩm”, siêu thực khiến độc giả trẻ dễ có cách nhìn thiếu thực tế,thậm chí sai lệch về tình yêu và cuộc sống
Bên cạnh đó, các nhà văn trên mạng giờ thường đưa yếu tố tình dục vào tác phẩm nhưmột gia vị không thể thiếu với mong muốn gia tăng số lượng người vào đọc tác phẩm củamình
Nhiều khi “tác phẩm văn học” trở nên không lành mạnh, không khác gì truyện khiêudâm Đây chính là mầm mống của những hành động băng hoại đạo đức, làm mất đi những ýniệm đẹp về tình yêu, hôn nhân và gia đình
Các nhân vật trong tiểu thuyết ngôn tình cũng thường được tạo dựng quá hoàn hảo,được đặt trong những bối cảnh lãng mạn, hoàn toàn mang tính chất tưởng tượng, không thểnào có trong thực tế, khiến người đọc như lạc vào một thế giới cổ tích lãng mạn, đánh trúngtâm lý thích mộng mơ, khiến nhiều người đọc rồi là “nghiện”, không thể nào ngừng đọcngôn tình
Tiểu thuyết ngôn tình có thể đưa độc giả đến với hai thái cực, hoặc nhìn đời một màuhồng, hoặc nhìn đời một màu xám
Ở đó, có những chuyện tình đẹp lung linh, những nhân vật đẹp hoàn hảo, dễ khiếnngười trẻ vì quá “thần tượng” nhân vật và thế giới trong truyện mà buông mình trong thế
Trang 14giới ảo Khi rời trang sách để trở lại với thế giới thực, người đọc lại dễ cảm thấy chán nản, tự
ti khi cuộc sống xung quanh mình và cả bản thân mình không đẹp như tiểu thuyết
Có thể nói tiểu thuyết ngôn tình không dành cho những ai dễ có cảm giác buồn chán,tính cách có phần bi lụy, vì nếu không có đủ sự tỉnh táo và một bản lĩnh vững vàng, bạn đọc
sẽ dễ trở nên u mê, không còn phân biệt được đâu là tiểu thuyết, đâu là đời thực, dẫn đến đểcông việc - học tập, cuộc sống, các mối quan hệ… bị ảnh hưởng bởi những ảo tưởng sinh ra
từ việc đọc tiểu thuyết ngôn tình
Tiểu thuyết ngôn tình trên mạng Trung Quốc hiện nay cũng không được kiểm duyệtchặt chẽ, vì vậy, có không ít truyện tạp nham nhưng lại được độc giả trẻ đón đọc nồng nhiệt,lan truyền rộng rãi
Tại Việt Nam, đã có không ít nhà giáo dục lên tiếng cảnh tỉnh về thể loại sách “độcdược” này đối với giới trẻ.[2]2
1.1.2 Tổng quan ở Việt Nam.
Nhà văn Trang Hạ là người đầu tiên đưa dòng ngôn tình vào Việt Nam với việc dichtác phẩm “Xin lỗi, em chỉ là con đĩ” của nhà văn Tào Đình ( Bảo Thê - nhà văn TrungQuốc) Sau này, trong cuộc phỏng vấn nhà văn trang hạ cho biết, nhà văn cũng không ngờđến sự phát triển nhanh chóng của thị trường dịch sách ngôn tình ở Việt Nam
Từ năm 2006, truyện ngôn tình chủ yếu từ Trung Quốc đã đổ bộ mạnh mẽ làm nên cơnsốt trong giới trẻ nước ta , đặc biệt là trẻ vị thành niên Nhiều năm trở lại đây truyện ngôntình Trung Quốc du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng làm mưa làm gió trên thị trườngsách Việt Nam và đặc biệt nó đã trở thành những quyển truyện” gối đầu giường “hay món ăntinh thần không thể thiếu của hàng vạn độc giả Sức hấp dẫn của nó đã tạo nên trào lưu đọctruyện ngôn tình, gây nhiều tranh cãi trong văn học Việt Nam hiện đại
Năm 2015, ngôn tình đã nở rộ thành một trào lưu mà không ai không biết đến tên Những xu hướng, hiện tượng xuất phát từ truyện ngôn tình càn quét khắp các mạng xã hội,trong cuộc sống của mỗi học sinh, sinh viên.Nổi bật là các hiện tượng “Soái ca”, “Phimchuyển thể” Thời gian đầu truyện ngôn tình chỉ được lan truyền trên các trang mạng sau đó
nó đã được các nhà sản xuất in thành sách Hiện nay, nó có mặt ở hầu hết các hiệu sách vàđược đặt ở những vị trí đẹp dễ thấy Sức hấp dẫn của nó đã tạo nên trào lưu đọc truyện ngôntình, gây nhiều tranh cãi trong văn học Việt Nam hiện đại Truyện ngôn tình Trung Quốcthường đứng đầu các bảng xếp hạng sách bán chạy của nhiều nhà sách trong nước.Nhiềutrang web diễn đàn như: ngontinh.com, loidich.com, vficland.com, chuyên đăng tải truyệnngôn tình Trung Quốc đã có số lượt đọc và dowload rất cao ,thậm chí một số trang web còngiới thiêu tác phẩm của các tác giả tuổi teen Việt Nam tự sáng tác theo phong cách ngôn tình
2 http://dantri.com.vn/van-hoa/tieu-thuyet-ngon-tinh-trung-quoc-va-nhung-hiem-hoa-khon-luong-1401601739.htm
Trang 15Trung Quốc Cũng theo thống kê của Tân Hoa Xã ,trong vài năm trở lại đây (2009-2013) đã
có 841 đầu sách tiếng Trung chuyển ngữ và xuất bản tại Việt Nam ,trong đó có tới 617 đầusách là tác phẩm mạng mà phần lớn là truyện ngôn tình chuyển ngữ sang Việt Nam
Lí giải: “Vì sao lại xuất hiện trà lưu đọc truyện ngôn tình ở giới trẻ?” trangsuthatvui.com có viết: “Đa số những cuốn tiểu thuyết ngôn tình là những câu chuyện tìnhyêu lãng mạn của những người trẻ tuổi, nhưng chúng lại không phải những câu chuyện tìnhyêu toàn màu hồng như trong truyện tranh mà đó thường là những câu chuyện tình yêu đầysóng gió trắc trở Điểm chung của hầu hết những câu chuyện đó chình là tất cả đều có mộtcái kết có hậu Điều này rất phù hợp với tâm lý và quan niệm về tình yêu của giới trẻ Tuổitrẻ là độ tuổi đẹp nhất của tình yêu, hầu hết các bạn trẻ đều mong muốn có một tình yêu “khắc cốt ghi tâm”,một tình yêu đủ sức để có thể vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống.Chính vì vậy, đề tài về tình yêu, nhất là tình yêu lãng mạn chính là đề tài được giới trẻ yêuthích và quan tâm” Hơn nữa, hình tượng những nhân vật chính trong truyện cũng xây dựngmột cách hoàn mỹ “ Hầu hết những nhân vật trong truyện ngôn tình đều là những anh chàngtài giỏi, đẹp trai, giàu có; là những cô gái xinh xắn, dễ nhìn, có cá tính Và điều kiện tiênquyết chính là họ đều là những người hết sức si tình Đó là những mẫu người yêu lý tưởng
mà bất cứ một cô giá hay chàng trai nào đều mong ước ” Trên trang suthatvui.com cũngviết.[28]3
Truyện ngôn tình với những biến thể như đam mỹ có nội dung không lành mạnh xuấthiện tràn lan ảnh hưởng rất lớn đến giới trẻ vì hầu hết chúng đang trong quá trình phát triểnnhân cách, đang học hỏi và tìm tòi, chúng rất dễ tò mò những thứ không biết Những từ ngữkhông lành mạnh được sử dụng trong truyện ngôn tình hiện nay sẽ ảnh hường không tốt đếntâm lí chưa được hình thành cụ thể của các bạn trẻ Với nhận thức chưa đầy đủ, tâm lí chưavững vàng những cuốn tiểu thuyết ngôn tình sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tư duy, quan niệmsống của giới trẻ Và khi không có sự pḥng bị, giới trẻ có thể nghiện những lại sách ngôn t́nhđộc hai dẫn đến suy nghĩ phiến diện nguy hiểm về tình dục và tình yêu
Rất nhiều nhà phê bình văn học, nhà nghiên cứu văn hoá, nhà văn , nhà báo … đưa ranhững nhận xét , đánh giá trái chiều về vai trò và tác động của tiểu thuyết ngôn tình tại ViệtNam Tuy nhiên đó đều là những nhận xét chung chung ,thiếu tính cụ thể Phần lớn cácnhận định đó đều thể hiện trên các bài viết trên internet hoặc các trang mạng xã hội Và hầunhư là họ đều có cái nhìn tiêu cực về truyện ngôn tình
Khóa luận tốt nghiệp “ Ảnh hưởng của truyện ngôn tình trong đời sống sinh viên nữĐại học văn hóa Hà Nội.” do sinh viên Dương Thị Hằng thực hiện cũng đã chỉ ra những ảnhhưởng tích cực, tiêu cực và cả những biện pháp khắc phục, nhưng khóa luận đi khái quát màkhông đi sâu phân tích ảnh hưởng chảu truyện ngôn tình đến nhận thức về tình yêu của giớitrẻ.[24]
3 http://suthatvui.com/li-giai-trao-luu-doc-tieu-thuyet-ngon-tinh-cua-gioi-tre/
Trang 16Trên trang website của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, chuyên mục “Lăng kính vănhóa” đăng ngày 05-06-2014 cũng đã đưa ra lời cảnh báo “Cần cẩn trọng với ngôn tình” Bàiviết đã lý giải nguyên nhân vì sao ngôn tình hấp dẫn người đọc và đưa ra lời cảnh báo, kêugọi sự quan tâm và có những định hướng trong công tác quản lý dòng văn học không chínhthống này
Trên trang Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh, bản tin số 260, chuyên mục “Dọc đườngvăn học” có bài viết “Văn học trẻ & nguy cơ ngôn tình hóa” đã đưa ra những ảnh hưởng củatiểu thuyết ngôn tình không chỉ tới nguời đọc mà còn ảnh hưởng tới những tác giả văn họctrẻ Việt Nam
Trên website của Đại học quốc gia Hà Nội, ở chuyên mục “Văn hóa/văn học” đăngngày 16-03-2015 đã đưa ra bài viết“Số phận ngắn ngủi của tiểu thuyết ngôn tình” Bài viếtnói về “dấu hiệu lũng đoạn văn hóa đọc” của người Việt trẻ và hy vọng số phận của tiểuthuyết ngôn tình cũng đi theo quy luật: văn chương xa rời cuộc sống có tuổi thọ ngắn ngủi Bên cạnh đó hàng loạt các báo như Thanh niên, Công an nhân dân, Thể thao vănhóa… cũng có các bài viết đánh giá và cảnh báo về ảnh hưởng của tiểu thuyết ngôn tình.Tuy nhiên các bài viết trên báo đều chưa nêu được lý do và giải pháp để giới trẻ hiểu đượcnhững mặt tích cực, tiêu cực những gì nên đọc và không nên đọc qua đó định hướng để giớitrẻ có cái nhìn đúng hơn về tình yêu tránh những mong muốn viển vông xa rời thực tế Gần đây có nhiều bài viết lên án ngôn tình, chủ yếu là bài của các nhà báo và ý kiếncủa độc giả Còn rất hiếm tiếng nói của những người làm công tác nghiên cứu và giảng dạyvăn học Giới học thuật không nói đến ngôn tình chắc vì nhiều người trong số họ cho là rẻtiền, không đáng đọc Có lẽ nên có nhiều bài báo, bài nghiên cứu mang tính khoa học, thấuđáo để cho công chúng hiểu đâu là mặt tiêu cực, đâu là mặt tích cực của ngôn tình Chínhđiều này sẽ tạo ra tầm đón đợi cho công chúng, nhất là những công chúng trẻ tuổi, và tạo ra
bộ lọc tốt cho sách ngôn tình Thay vì lên án, chúng ta hãy cùng điều chỉnh thị hiếu cho độcgiả qua những phương tiện thông tin đại chúng Ở đó cái được và chưa được của ngôn tìnhđều được nêu lên sòng phẳng, khách quan.[1]4
Do vậy, bài nghiên cứu của nhóm tập trung vào đối tượng là giới trẻ mà đặc biệt là sinhviên Qua bài nghiên cứu này, nhóm mong muốn rằng sẽ làm rõ được những mặt tích cực vàtiêu cực của truyện ngôn tình đến nhận thức về tình yêu của giới trẻ , qua đó đưa ra đượcnhững giải pháp để giới trẻ có cái nhìn đúng hơn về tình yêu, không bị ảnh hưởng quá nhiều
Trang 17sinh, sinh viên vài năm trở lại đây và đến hiện lại thì những hệ lụy hay những tác động củatruyện ngôn tình mới thức sự trở lên đáng lo ngại Tuy nhiên lại có nhiều bài báo nói, báoviết về truyện ngôn tình và thường là phê phán văn hóa đọc giới trẻ, phân tích những yếu tốthu hút giới trẻ, và những tác động tiêu cực mà truyện ngôn tình gây ra cho giới trẻ.
Một số đề tài nghiên cứu về truyện ngôn tình ở nước ta:
Khóa luận cử nhân văn học với đề tài: “ Ảnh hưởng của truyện ngôn tình trong đờisống sinh viên nữ trường đại học văn hóa Hà Nội.” của sinh viên Dương Thị Hằng, năm
2015 Khóa luận đã nghiên cứu chỉ ra múc độ phổ biến của truyện ngôn tình tại trường Đạihọc Văn hóa Hà Nội đống thời cũng đề cập phân tích những ảnh hưởng của truyện đến đờisống, của các bạn sinh viên nữ Bái khóa luận mới chi ra một cách khái quát của ảnh hưởngtruyện ngôn tình đến nhận thức, đời sống, học tập chưa nghiên cứu sâu trong tâm lý nhậnthức tình yêu của sinh viên nữ5.[24]
Đề tài: “Học sinh trung học với truyện ngôn tình Trung Quốc - thực trạng và một sốgiải pháp” của hai học sinh lớp 11 chuyên Anh Trường THPT chuyện Trần Phú: Nguyễn ThịMinh Hòa và Lê Yến Linh, năm 2015 Hai tác giả đã giành rất nhiều cố gắng để hoàn thànhnghiên cứu của mình và hai bạn đã giành được giải Nhì trong lĩnh vực “khoa học xã hội vàhành vi” bỏ ra công sức nên đề tài đã khai thác tối đa các vấn đề nghiên cứu Đề tài đã chỉ ranhững ảnh hưởng tiêu cực của truyện ngôn tình đến đối tượng là các bạn học sinh THCSđồng thồi cũng đề xuất những giải pháp với một loạt chương trinh, hoạt động thực tiễn nhằmthu hút các bạn học sinh tham gia như tọa đàm tâm lý: “Học sinh trung học với ngôn tìnhTrung Quốc”[25]6
Đề tài: “Tiểu thuyêt ngôn tình và ảnh hưởng của nó đến nhận thức của giới trẻ ViệtNam” của nhóm sinh viên Lê Hoàng Anh, Nguyễn Thị Thùy Loan, Mã Trúc Quỳnh, NguyễnThị Phương Trâm ( lớp 2DCN) Trường Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh, năm 2014 Đề tài
đã giành giải ba trong hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học 2014 7[26]
Đề tài: “Ảnh hưởng của tiểu thuyết ngôn tình trung quốc đến văn hóa giao tiếp của giớitrẻ Việt Nam” của sinh viên Dương Thu Hiền khoa Việt Nam học- Đại học sư phạm Hà Nội,năm 2015.Bài nghiên cứu của sinh viên đã chỉ ra một tác động tiêu cực khác của truyện ngôntình, đó là văn hóa giao tiếp của sinh viên.[27]8
Đề tài:Tiếp nhận tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc trong giới trẻ Việt Nam năm nămtrở lại đây(2011-2015)- sinh viên Nguyễn Thị Bích (K58 Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt)giành giải nhất tại hội nghị NCKH sinh viên lần thứ XII[27].9
Trang 181.2 Khái quát về truyện ngôn tình.
1.2.1 Các định nghĩa.
Tiểu thuyết ngôn tình là thể loại truyện, tiểu thuyết viết về câu chuyện tình yêu, nhữngcâu chuyện xoay quanh cuộc sống vợ chồng, những mối tình rắc rối, hoặc là cuộc tình bị épduyên, mối quan hệ đồng tính nam nữ… bay bổng và có phần nào đó xa rời thực tế Ngôntình hiện đại được khá nhiều người quan tâm không như tiểu thuyết ngôn tình cổ điển vì mọingười cho rằng truyện không có kết cấu rõ ràng không có sức thu hút người đọc[14]
Người hâm mộ hay người ái mộ hay còn gọi với cái tên ngắn gọn là fan, fan hâm
mộ, các fan, fan cuồng là tên gọi chỉ chung cho một nhóm đông người cùng chung một ýthích và biểu hiện sự nhiệt tình, ủng hộ, yêu quý và dành những tình cảm nồng nhiệt cho mộtcái gì đó, thông thường là dành tình cảm và cuồng nhiệt cho những vận động viên thể thao,đặc biệt là môn bóng đá và những cầu thủ bóng đá hay cuồng nhiệt vì giới giải trí, giới ca
sĩ, diễn viên,nghệ sĩ, ban nhạc, nhóm nhạc những đối tượng này gọi chung là thần tượng.Người hâm mộ có nhiều lứa tuổi và biểu hiện cũng khác nhau, ví dụ như những fan cuồngtuổi teen, những người hâm mộ có tuổi Những biểu hiện về sự hâm một dành cho một đốitượng là rất phong phú như gọi tên, xin chữ ký, in ảnh[9].10
Nhận thức là hành động (quá trình) con người tìm hiểu thế giới tự nhiên Trong quátrình này, con người lý giải vạn vật theo từng giai đoạn nhận thức của mình; Từ đó, tìm raquy luật vận động và phát triển, thay đổi và tiến hóa, bản chất và hình thức, hình thành vàtiêu vong của thế giới vật chất và tinh thần[9]
Tình yêu là một loại cảm xúc, nhưng không chỉ đơn thuần là cảm tính 2 lựa chọn
cơ bản nhất khi bạn gặp một vấn đề là: tiếp cận hay tránh xa Bạn có thể làm quen với ngườikhác, hoặc xa cách họ Bạn có thể say mê vào công việc, hoặc trì hoãn Bạn có thể tiếp cậncon người, địa điểm, sự vật, vấn đề theo một trong hai hướng: kết nối lại gần nhau hoặctránh xa giữ khoảng cách.Và quyết định kết nối chính là bản chất của tình yêu[9]
1.2.2 Phân loại truyện ngôn tình.
Đến nay, ngôn tình Trung Quốc phát triển mạnh và chia thành hàng loạt thể loại[16]:
Bách hợp: là một thuật ngữ trong giới văn học về các tác phẩm thuộc thể loại truyệntranh, hoạt hình mà trong đó có mối quan hệ hoặc liên quan tới đồng tính nữ Bách hợp cóthể thể hiện trong các mối quan hệ trên mức bình thường giữa các nhân vật nữ
Đam mỹ: là thể loại tiểu thuyết của Trung Quốc lấy chủ đề chính là mối quan hệ đồngtính luyến ái nam Thể loại này hướng tới độc giả nữ Đam là đam mê, mỹ là đẹp Đam
mỹ nghĩa là Đam mê cái đẹp
Điền văn: Hay còn gọi là văn cày ruộng, những câu chuyện thuộc dạng 1+1=2, không
có cao trào, nút thắt, chỉ xoay quanh cuộc sống hằng ngày của nhân vật, bình thản, chầmchậm
10 https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di_h%C3%A2m_m%E1%BB%99
Trang 19Hắc đạo/ Hắc bang: là thể loại truyện nói về thế giới xã hội đen Trong truyện cónhiều tình tiết bắn giết, đâm chém…
Huyền huyễn: Truyện có yếu tố phép thuật, kỳ ảo… được đặt trong bối cảnh siêutưởng (tiên giới, ma giới…)
Ngược: Nhân vật bị hành hạ về thể xác (Ngược thân) hoặc tinh thần (Ngược tâm)
Phản xuyên không: là thể loại tương tự như xuyên không, nhưng là từ cổ đại hay từthời xa xưa nào đó xuyên đến hiện đại Nhân vật đến từ một thời gian/ không gian khác
Quân nhân văn: Truyện có đề tài liên quan đến quân nhân
Sư đồ luyến/ sư sinh luyến: Tình sư phụ đồ đệ/ học sinh thầy giáo
Sắc : Hay nôm na chúng ta vẫn gọi là thịt ấy, những truyện có những cảnh rating 18+,20+, 25+,… nói chung là không phù hợp với thiếu niên nhi đồng và phụ nữ có thai
Trọng sinh: là thể loại mà nhân vật chính vì một lý do nào đó chết đi rồi đầu thai vàokiếp khác nhưng vẫn giữ lại được kí ức của mình ở kiếp trước
Trường thiên: là một tiểu thuyết dài nhiều lần hơn mức trung bình, chia thành nhiềutập, đưa ra một tuyến nhiều nhân vật, sống trong một giai đoạn lịch sử dài, và những hoàncảnh khác nhau
Trung thiên: Tiểu thuyết ngắn
Xuyên không: là thể loại linh hồn xuyên qua, tức là người hiện đại chết đi hoặc tainạn hay bị gì đó dẫn đến linh hồn ( hoặc cũng có thể là cả hồn lẫn xác ) xuyên đến một thânthể khác ở thời xưa, dị giới ( thú nhân, tương lai, … ), nhân vật vượt qua thời gian/ khônggian đến một thời gian/ không gian khác
Võng du: là thể loại truyện thuộc dạng khoa học viễn tượng , lấy bối cảnh thường làcác game online trên mạng với công nghệ cao , hình ảnh chất lượng cao , kỹ xảo đồ sộ , mứcchân thật cao , kỳ ảo , giàu chí tưởng tượng
1.2.3 Sự phát triển của truyện ngôn tình ở Việt Nam
Theo TS Trần Lê Hoa Tranh, lúc đầu, Trung Quốc có dòng tiểu thuyết tài tử giai nhân.Đến đầu thế kỷ XX, xuất hiện tiểu thuyết uyên ương hồ điệp Bấy giờ, tiểu thuyết này trànsang Việt Nam cũng mạnh mẽ, ồ ạt như ngôn tình bây giờ Người Việt đua nhau đọc "Đatình hận", "Tuyết hồng lệ sử" của Từ Chẩm Á, thậm chí có người tự tử vì đọc những tiểuthuyết này Thập niên 60, 70, tiểu thuyết tâm lý xã hội của Trương Ái Linh, Quỳnh Dao…
nở rộ, lấy biết bao nhiêu nước mắt của bạn đọc[17]
Đầu thế kỷ XXI là thời đại của ngôn tình với sự xuất hiện của nhà văn Trương DuyệtNhiên rồi sau đó mới đến Tân Di Ổ, Cố Mạn, Tào Đình và các tác giả trẻ sau này Thật ra nó
là một kiểu kế thừa, nâng cấp của các dòng tiểu thuyết vừa nêu
Trang 20Tên gọi khác nhau nhưng nó đều xuất phát từ một nguồn gốc, đều là tiểu thuyết tìnhcảm Mỗi thời đại nó sẽ có những câu chuyện, sắc thái khác nhau nhưng tựu trung, nó phảnánh chuyện tình yêu trắc trở.
Mô-típ thường thấy của ngôn tình Trung Quốc thế này: Đôi trai gái yêu nhau, mộtngười giàu sang, một người nghèo hèn Tình yêu của họ liên tục gặp sóng gió, họ vượt quasóng gió để đến với nhau Kết thúc thường có hậu!
Cách đây vài năm, ngôn tình Trung Quốc được dự đoán sẽ bão hòa và có xu hướng tụtlùi, vì cơ bản không có gì mới ngoài những câu chuyện đẫm nước mắt và một đời sốngnhung lụa phi thực tế Nhưng hiện tại cho thấy, nó không bão hòa mà đang gây bão
Lần giao lưu của tác giả Diệp Lạc Vô Tâm (tác giả của "Chờ em lớn nhé được không",
"Động phòng hoa chúc cách vách", "Nụ hôn của sói" ) tại Hà Nội và TP HCM đầu tháng 4lên cơn sốt trong cộng đồng giới trẻ, nhất là hàng loạt trang hâm mộ trên mạng xã hộiFacebook Khán phòng đông nghẹt độc giả là học sinh, sinh viên Các em chen chúc mongđược trò chuyện, xin chữ ký và chụp ảnh chung với thần tượng
Trên các người hâm mộfage, các thành viên không ngừng cập nhật nội dung các tiểuthuyết mới nhất cũng như hoạt động của thần tượng Từng trang của tác phẩm nhanh chóngđược những bạn sành tiếng Hoa dịch ra gần như cùng lúc với bản tiếng Hoa mới "ra lò" đểnhanh chóng phục vụ các thành viên Dịch chưa kịp, các thành viên đã kéo nhau lên tranghối thúc Có độc giả không chờ nổi, mày mò dịch bằng… google đọc cho đã thèm Vào cácnhà sách, quầy bày bán sách ngôn tình bao giờ cũng đông đảo số lượng, được bố trí bắt mắt
và dễ quan sát
So với ngôn tình Trung Quốc, ngôn tình phương Tây ở nước ta hiện nay có rất ít cáctác giả và tác phẩm ăn khách Thêm nữa, tiền bản quyền của các đầu sách phương Tây lúcnào cũng đắt đỏ hơn Trong khi chỉ cần chút chi phí rẻ mạt là đơn vị làm sách đã có trong taycuốn ngôn tình Trung Quốc ăn khách, nội dung, văn phong lại gần gũi với văn hóa ngườiViệt
Số lượng tác giả và tác phẩm ngôn tình Trung Quốc rất nhiều, đa dạng hình thức, thểloại Nhưng yếu tố thu hút nhất của ngôn tình vẫn là nội dung biến hóa khó lường Tranh cãi
về ngôn tình cũng chủ yếu xoay quanh yếu tố này
1.2.4 Các đặc trưng của truyện ngôn tình tạo sức hút với giới trẻ
Ngôn tình được hiểu nôm na là chuyện tình yêu- Theo TS Trần Lê Hoa Tranh, Phótrưởng Khoa Văn học và Ngôn ngữ, Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM: “Nếu cắt nghĩa như vậy thì các tác phẩm "Kiếp sau", "Em ở đâu", "Nếu em không
Trang 21phải một giấc mơ"… của nhà văn người Pháp Marc Levy hay "50 sắc thái" của nhà vănngười Anh E.L.James cũng là dạng tiểu thuyết ngôn tình Tuy nhiên, dòng tiểu thuyết ngôntình của Trung Quốc có nguồn gốc và những nét đặc trưng cơ bản Khác với các thể loại vănhọc khác thì ngôn tình có các đặc điểm sau để người đọc có thể phân biệt nó với các thể loạivăn học khác.”[17]
Thứ 1: Tiểu thuyết ngôn tình rất dễ đọc, văn phong nhẹ nhàng, dễ theo dõi.
Tiểu thuyết ngôn tình cũng là một thể loại văn học Thông thường khi đọc một tácphẩm văn học chính thống thường ngữ nghĩa rất đa dạng Bạn đọc có thể hiểu theo nhiềunghĩa vì tác giả sử dụng rất nhiều biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ,…Nếu người đọc không có
sự am hiểu hay tinh tế thì không nhận ra được hàm ý mà tác giả muốn nói đến Dễ dàngnhận ra rằng đằng sau mỗi tác phẩm văn học nhà văn đều gửi gắm vào các tác phẩm củamình những phương châm sống, thông điệp ý nghĩa mà tác giả muốn truyền tải Ngược lạitiểu thuyết ngôn tình từ như thế nào thì nghĩa như thế ấy, người đọc không phải suy luậnxem ngoài nghĩa đó thì còn ý nghĩa nào khác không Chính vì từ ngữ đơn giản, dễ hiểu nhưvậy nên ngôn tình được nhiều bạn trẻ theo dõi
Thứ 2: Tiểu thuyết ngôn tình là những câu chuyện tình yêu lãng mạn.
Đa số những cuốn tiểu thuyết ngôn tình là những câu chuyện về tình yêu lãng mạn củanhững người trẻ tuổi, nhưng chúng lại không phải là những câu chuyện tình yêu toàn màuhồng giống như trong truyện tranh mà đó thường là những câu chuyện tình yêu đầy sóng giótrắc trở nhưng điểm chung của hầu hết những câu chuyện đó chính là tất cả đều có một kếtthúc có hậu Điều này rất phù hợp với tâm lý và quan niệm về tình yêu của giới trẻ Tuổi trẻ
là độ tuổi đẹp nhất của tình yêu, hầu hết các bạn trẻ đều mong muốn có một tình yêu “khắccốt ghi tâm”, một tình yêu đủ sức để có thể vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống Chính
vì vậy đề tài về tình yêu, nhất là tình yêu lãng mạn chính là đề tài được giới trẻ yêu thích vàgiành sự quan tâm khá lớn
Thứ 3: Hình tượng nhân vật trong ngôn tình hầu hết đều là những hình mẫu nhân vật lý tưởng mà tuổi trẻ là tuổi của mộng mơ.
Nguyên nhân chủ yếu khiến giới trẻ “mặn mà” với tiểu thuyết ngôn tình chính là nhờnhững hình mẫu nhân vật lý tưởng trong đó Hầu hết những nhân vật trong ngôn tình đều lànhững anh chàng tài giỏi, đẹp trai, giàu có ( Soái ca); là những cô gái xinh xắn dễ nhìn, có cátính Và điều kiện tiên quyết chính là họ đều là những người hết sức si tình Hình tượng namchính luôn là những người có khả năng “hô mưa gọi gió” trên chiến trường, trên chínhtrường, hoặc trên thương trường, nhưng ở trước mắt người mình yêu thì họ lại trở thành
Trang 22những con người bình thường nhất, cũng có những cảm xúc ghen tuông, cố chấp, cũng cómột mặt tính cách trẻ con, bá đạo Đó là những mẫu người yêu lý tưởng mà bất cứ một côgái hay chàng trai nào đều mong ước Nhưng trên thực tế thì những người như vậy rất hiếmgặp trong đời sống thực, vì vậy họ tìm đến với ngôn tình để được hòa mình và hóa thân vàonhững nhân vật, để cảm nhận được thứ tình yêu đẹp đẽ đó.
Thứ 4: Những triết lý về tình yêu ,về cuộc sống trong ngôn tình dễ dàng tiếp cận.
Nếu nói rằng tiểu thuyết ngôn tình hoàn toàn chỉ có ảnh hưởng xấu đến giới trẻ thì đó
là sai lầm Bởi những câu chuyện tình yêu trong tiểu thuyết ngôn tình không phải tất cả đều
là những câu chuyện nông cạn viết về tình yêu hoa mĩ, mà hầu hết trong mỗi câu chuyện đều
có những bài học, những châm ngôn về tình yêu về cuộc sống rất hữu ích Nhiều bạn trẻthích đọc truyện ngôn tình đã chia sẻ rằng họ tìm đến ngôn tình không phải chỉ để đọc màcòn để nhìn - nhìn cuộc sống Giới trẻ họ có cách nhìn riêng về cuộc sống, cuộc sống với họcũng là một câu chuyện tình yêu, có khó khăn, có những thủ đoạn, có người xấu, có ngườitốt, có sự chân thành, có sự lừa lọc… nhưng cũng như tình yêu cái mà tất cả mọi người luôncần phải giữ lấy chính là ý chí, là chân tình, là sự cảm thông Trong tình yêu và trong cuộcsống đều cần phải nỗ lực và cố gắng mới có được một kết cục tốt đẹp viên mãn Những kinhnghiệm và triết lý sống đúc kết từ những câu chuyện tình yêu đó giúp giới trẻ dễ tiếp nhậnhơn là những triết lý khô khan Họ đọc truyện để rồi rút ra được cách sống, cách cư xử Rấtnhiều câu nói trong tiểu thuyết ngôn tình mang đậm tính triết lý đã được nhiều bạn trẻ coi làchâm ngôn của cuộc sống như ” nhất thời để lỡ, là sẽ lỡ cả đời, đời người có rất nhiềuchuyện không có cơ hội quay đầu làm lại” (Đại Mạc Dao- Đồng Hoa), hay như ” Mệnh domình tạo nên, tướng do tâm sinh ra, thế gian vạn vật đều thay đổi, tâm bất động, vạn vậtcũng bất động, tâm bất biến, vạn vật cũng bất biến” ( Hương mật tựa khói sương- ĐiệnTuyến)…
Thứ 5: Bị mê mẩn bởi các câu nói hay trong tiểu thuyết ngôn tình
Tình yêu không thể diễn tả bằng lời, cũng không thể đo đếm được, những gì mắt thấykhông nhất định là sự thực, chỉ khi cảm nhận bằng cả trái tim thì đó mới là tình yêu chânthực nhất
Rời khỏi tôi, em sẽ hối hận Một ngày nào đó em sẽ phát hiện em không thể rời khỏi tôigiống như tôi không thể rời khỏi em vậy
Lúc còn trẻ không biết, cứ nghĩ rằng chỉ một chút thương tổn thôi là bản thân cũng sẽkhông chịu đựng nổi Sau khi đã trải qua mưa gió nhấp nhô trong cuộc sống, mới biết quanhững ngày tháng dài đằng đẵng của một kiếp người thì không có gì là không tha thứ, không
có gì là không thể buông tay
Trang 23Nếu như cuộc sống của em rối loạn, đó là bởi anh không ở bên emChâm ngôn nói rằng: Nhớ những gì nên nhớ, quên những gì nên quên Nhưng chúng ta lạithường như thế này: Nhớ những điều nên quên, quên những điều nên nhớ
1.3 Tâm lý đặc trưng của giới trẻ.
Việc phân đoạn quá trình phát triển tâm lý người phác họa cho chúng ta thấy rõ nhữngnét tâm lý đặc trưng cho từng lứa tuổi Trong mỗi giai đoạn phát triển các nét tâm lý đặctrưng nảy sinh trên cơ sở kết hợp các điều kiện khách quan và chủ quan
Hình thành biểu tượng "cái tôi” có tính hệ thống
Vị thế xã hội của lứa tuổi thanh niên có nhiều thay đổi so với lứa tuổi trước đó Mộtmặt các quan hệ xã hội của thanh niên được mở rộng Trong các quan hệ đó người lớn, kể cảthầy cô giáo và bố mẹ đều nhìn nhận thanh niên như những người "chuẩn bị thành người lớn
và đòi hỏi họ phải có các cách ứng xử phù hợp với vị thế của mình Mặt khác, khác với họcsinh lớp dưới, học sinh cuối cấp II và học sinh cấp III đứng trước một thách thức khách quancủa cuộc sống: phải chuẩn bị lựa chọn cho mình một hướng đi sau khi tốt nghiệp phổ thông,phải xây dựng cho mình một cuộc sống độc lập trong xã hội… Những thay đổi trong vị thế
xã hội, sự thách thức khách quan của cuộc sống dẫn đến làm xuất hiện ở lứa tuổi thanh niênnhững nhu cầu về hiểu biết thế giới hiểu biết xã hội và các chuẩn mực quan hệ người -người, hiểu mình và tự khẳng định mình trong xã hội
Bước sang tuổi thanh niên, các chức năng tâm lý của con người cũng có nhiều thay đổi,đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển trí tuệ, khả năng tư duy Các nghiên cứu tâm lý học chothấy rằng hoạt động tư duy của thanh niên rất tích cực và có tính độc lập tư duy lý luận pháttriển mạnh Thanh niên có khả năng và rất ưa thích khái quát các vấn đề Sự phát triển mạnhcủa tư duy lý luận liên quan chặt chẽ với khả năng sáng tạo Nhờ khả năng khái quát thanhniên có thể tự mình phát hiện ra những cái mới Với họ điều quan trọng là cách thức giảiquyết các vấn đề được đặt ra chứ khống phải là loại vấn đề nào được giải quyết Học sinhcấp III đánh giá các bạn thông minh trong lớp không dựa vào điểm số mà dựa vào cách thứcgiải bài tập Họ có xu hướng đánh giá cao các bạn thông minh và những thầy cô có phươngpháp giảng dạy tích cực, tôn trọng những suy nghĩ độc lập của học sinh, phê phán sự gò ép,máy móc trong phương pháp sư phạm
Trên cơ sở các điều kiện khách chủ quan nêu trên tự ý thức phát triển
Trang 24Nghiên cứu khả năng đánh giá con người của thanh niên nhiều nhà tâm lý học nhậnthấy rằng khi đánh giá con người nếu như thiếu niên thường nêu lên những đặc điểm mangtính nhất thời liên quan đến những hoàn cảnh cụ thể trong các mối quan hệ với bố mẹ hoặcthầy cô giáo, thì thanh niên chú ý nhiều hơn đến những phẩm chất nhân cách có tính bềnvững như các đặc điểm trí tuệ, năng lực, tình cảm, ý chí, thái độ đối với lao động, quan hệvới những người khác trong xã hội… Từ chỗ nhìn nhận được những phẩm chất mang tínhkhái quát của người khác dần dần con người tự phát hiện ra thế giới nội tâm của bản thânmình Các em ở lứa tuổi thiếu niên cảm nhận được các rung động của bản thân và hiểu rằng
đó là trạng thái "cái tôi" của mình Song nhờ tư duy khái quát phát triển trên cơ sở tiếp thucác tri thức chung mang tính phương pháp luận thanh niên ý thức được các mối quan hệ giữacác thuộc tính tâm lý và các phẩm chất nhân cách, có khả năng tạo được một hình ảnh “cáitôi" trọn vẹn và đầy đủ hơn để từ đó xây dựng các mối quan hệ với người khác và với chínhmình
Biểu tượng về "cái tôi" trong giai đoạn đầu của lứa tuổi thanh niên thường chưa thật rõnét Do đó tự đánh giá về bản thân không ổn định và có tính mâu thuẫn Tôi trong biểutượng của tôi rất tuyệt vời song thanh niên cũng dễ rơi vào trạng thái nghi ngờ điều đó Nhucầu giao tiếp, đặc biệt là giao tiếp với bạn bè đồng lứa phát triển mạnh ở lứa tuổi này đã thựchiện một chức năng quan trọng là giúp thanh niên dần hiểu mình rõ hơn, đánh giá bản thânchính xác hơn thông qua những cuộc trao đổi thông tin, trao đổi các đánh giá về các hiệntượng mà họ quan tâm
Thông thường biểu tượng về cái tôi được hình thành theo hướng các thuộc tính tâm lýcủa con người như một cá thể được nhận biết sớm hơn các thuộc tính nhân cách ở giai đoạnđầu thanh niên rất nhạy cảm với những đặc điểm của hình thức thân thể Họ so sánh mìnhvới người khác qua các đặc điểm bên ngoài Một hiện tượng rất thường gặp là học sinh cấpIII bắt chước thầy cô giáo mà họ yêu quý hay một người mẫu lý tưởng nào đó mà họ chọncho mình, từ cách ăn mặc, cử chỉ, dáng đi Trong giai đoạn phát triển tiếp theo các đặc điểmnhân cách như ý chí, tình cảm, trí tuệ, năng lực, mục đích sống ngày càng có ý nghĩa, tạonên một hình ảnh "cái tôi” có chiều sâu, có hệ thống, chính xác và sống động hơn
Ý thức về cái tôi rõ ràng và đầy đủ hơn đã làm cho thanh niên có khả năng lựachọn ,con đường tiếp theo, đặt ra vấn đề tự khẳng định và tìm kiếm vị trí cho riêng mìnhtrong cuộc sống chung
Nảy sinh cảm nhận về "tính chất người lớn" của bản thân
Trang 25Cảm nhận về "tính người lớn" của chính 'bản thân mình là một trong những nét tâm lýđặc trưng xuất hiện trong giai đoạn chuyển từ lứa tuổi thiếu niên sang tuổi thanh niên Thựctiễn cho thấy rằng sự nảy sinh cảm nhận đó ở lứa tuổi thanh niên là một trong những yếu tốtâm lý góp phần tạo nên những mối quan hệ bất bình ổn giữa cha mẹ và con cái, làm cho tần
số giao tiếp giữa cha mẹ và con cái giảm xuống và thay vào đó là nhu cầu giao tiếp củathanh niên với bạn đồng lứa tăng lên
Bước sang tuổi thanh niên các bạn có cảm nhận rõ rệt rằng mình đã lớn hay mình cũnggần giống người lớn, sắp trở thành người lớn Ranh giới giữa tuổi thanh niên và tuổi ngườilớn trong con mắt của thanh niên không phải bao giờ cũng hiện lên một cách rõ ràng Trongquan hệ với trẻ nhỏ tuổi hơn hay trong quan hệ với các bạn đồng lứa thanh niên có xu hướng
cố gắng thể hiện mình như những người đã lớn Họ hướng tới các giá trị của người lớn, sosánh mình với người lớn, mong muốn được tự lập, tự chủ trong giải quyết các vấn đề củariêng họ Tuy nhiên thực tiễn cuộc sống đã đưa thanh niên vào một hoàn cảnh đầy mâuthuẫn So sánh mình với người lớn, học sinh cấp III hiểu rằng mình vẫn còn nhỏ, còn phụthuộc Nếu như lứa tuổi trước đó sẵn sàng chấp nhận quan hệ người lớn - trẻ con, thì đối vớithanh niên tính chất như vậy trong quan hệ giữa họ với người lớn được họ coi như là khôngbình thường Thanh niên cố gắng khắc phục kiểu quan hệ đó Xuất hiện một mâu thuẫn giữa
ý muốn chủ quan và hiện thực khách quan: muốn trở thành người lớn song thanh niên ý thứcđược rằng mình chưa đủ khả năng Mâu thuẫn này đã tạo ra những thay đổi lớn trong lĩnhvực tình cảm của lứa tuổi thanh niên Những nghiên cứu về tính cách thanh niên bằng cáctrắc nghiệm TAT và Rorschach cho thấy rằng tính hay lo lắng đã tăng từ độ tuổi 12 đến độtuổi 16 So với các lứa tuổi trước đó mức độ lo lắng trong giao tiếp với mọi người (với bạn
bè, thầy cô giáo, người lớn…) ở lứa tuổi thanh niên cao hơn hẳn và đặc biệt cao trong giaotiếp với bố mẹ hay với những người lớn mà thanh niên cảm thấy bị phụ thuộc Theo thóiquen thông thường trong quan hệ với con cái đã bước vào tuổi thanh niên, các bậc cha mẹvẫn thường xem họ như những đứa trẻ mà ít chú ý đến nhu cầu nội tâm của họ Kiểu quan hệmang tính sai khiến, áp đặt cứng nhắc hoặc những biểu hiện tình cảm mẹ - con thái quá đốivới lứa tuổi này thường gây ra những hậu quả không mong đợi A.E.Litrco - một chuyên giatâm thán học nổi tiếng của Liên bang Nga về lứa tuổi thanh niên nhận định rằng lứa.tuổi từ
14 đến 18 là lứa tuổi khủng hoảng đối với tâm thần học Ở lứa tuổi này các biểu hiện rốiloạn nhân cách tăng lên rõ rệt và trong phần lớn các trường hợp, chúng có nguồn gốc sâu xatrong các quan hệ cha mẹ - con cái, quan hệ thầy - trò không thuận lợi
Trên cơ sở phát triển sinh lý, mức độ chín muồi của quá trình phát triển các đặc điểmsinh lý giới, sự cảm nhận về tính chất người lớn của bản thân mình ở thanh niên không phải
là một cảm nhận chung chung mà liên quan chặt chẽ với việc gắn kết mìnhvào một giới nhất
Trang 26định Từ nhận thức đó ở thanh niên nam (nữ) dần dần hình thành những nhu cầu, động cơ,định hướng giá trị, các quan hệ và các kiểu loại hành vi đặc trưng cho mỗi gia đình.
đi, một nghề nghiệp, một dự định cho cuộc sống của họ Như vậy thế giới quan tức quanđiểm về thế giới nói chung, về cơ sở của sự tồn tại về mối liên hệ giữa con người với tựnhiên, về những định hướng giá trị cơ bản được hình thành
Để chuẩn bị bước vào đời, thanh niên thường trăn trở với các câu hỏi về ý nghĩa vàmục đích cuộc sống, về cách xây dựng một kế hoạch sống có hiệu quả, về việc lựa chọnnghề nghiệp cho phù hợp và có ý nghĩa Để giải đáp các câu hỏi này, khả năng nhận thức,đánh giá cũng như khả năng thực tiễn của mỗi cá nhân rất khác nhau, thể hiện đặc biệt rõkhoảng cách giữa sự phát triển tự phát và sự phát triển có hướng dẫn của giáo dục với nghĩarộng của khái niệm này ở nước ta hiện nay khi mà các giá trị xã hội có nhiều biến động,không ít thanh niên chưa xác định được ý nghĩa của cuộc sống, không có định hướng nghềnghiệp rõ nét và do đó cũng không thể lập được cho bản thân một kế hoạch sống cụ thề.Hiện tượng này tồn tại không phải đơn thuần do trình độ phát triển tâm lý ở lứa tuổi thànhniên chưa chín muồi, mà quan trọng hơn là do những khiếm khuyết trong giáo dục ở nhàtrường, gia đình và trong xã hội (thông qua các ấn phẩm sách báo, văn hóa, nghệ thuật ) Sựhướng dẫn, giảng giải, giúp đỡ bằng các biện pháp cụ thể, phù hợp của các thế hệ đi trước sựgiúp thanh niên đạt đến "miền phát triển gần" mà L.X Vưgốtxki đã phát hiện ra
Một trong các khía cạnh quan trọng của quá trình hình thành thế giới quan ở lứa tuổithanh niên là trình độ phát triển ý thức đạo đức Các nghiến cứu tâm lý học cho thấy rằng thếgiới quan về lĩnh vực đạo đức bắt đầu hình thành ở con người' từ tuổi thiếu niên Các emthiếu niên biết đánh giá phân loại hành vi của bản thân và của người khác theo các phạm trùđạo đức khác nhau, có khả năng đưa ra những chính kiến tương đối khái quát của riêng mình
về các vấn đề đạo đức Song sang tuổi thanh niên ý thức đạo đức đã phát triển lên một bậccao hơn cả về mặt nhận thức tình cảm và hành vi Về mặt nhận thức thanh thiên không chỉ
Trang 27có khả nặng giải thích một cách rõ ràng các khái niệm đạo đức, quy chúng vào một hệ thốngnhất định thể hiện một trình độ khát quát cao hơn mà ở họ còn xuất hiện một cách có ý thứcnhu cầu xây dựng các chính kiến đạo đức của riêng mình về các vấn đề mà cuộc sống đặt ra.
Ở khía cạnh tình cảm các chuẩn mực đạo đức đã có được những ý nghĩa riêng tư đối vớithanh niên, nhờ đó các hành vi tương ứng với các chuẩn mực đạo đức nhất định có thể khơidậy ở họ những xúc cảm đặc biệt Nói cách khác ở lứa tuổi thanh niên niềm tin, đạo đức đãbắt đầu hình thành Sự hình thành niềm tin đạo đức biến thanh niên từ chỗ là người chấpnhận, phục tùng các chuẩn mực đạo đức trở thành chủ thể tích cực của chúng Điều này thểhiện đặc biệt rõ trong việc tìm kiếm hình mẫu lý tưởng Học sinh nhỏ tuổi tiếp nhận hìnhmẫu lý tưởng xuất phát từ tình cảm khâm phục một con người cụ thể và khi đó hình mẫu lýtưởng sẽ chi phối hành vi đạo đức của các em Như vậy ở một mức độ nhất định có thể coihình mẫu lý tưởng là nguồn gốc hình thành ý thức đạo đức của học sinh nhỏ tuổi Tình hìnhkhác hẳn đối với học sinh cấp III Các em học sinh cấp III tìm kiếm hình mẫu lý tưởng mộtcách có ý thức… Hình ảnh một con người cụ thể chỉ là phương tiện để các em gửi gắnnhững nguyên tắc, những biểu tượng đạo đức mà các em tiếp nhận
Tuy nhiên từ lâu các nhà tâm lý học đã nhận thấy mâu thuẫn bên trong ý thức đạo đức
ở lứa tuổi thanh niên Trong các đánh giá của mình thanh niên có thể rất cứng nhắc tuân theocác chuẩn mực đạo đức mà các em đã tiếp nhận song đồng thời lại cũng nghi ngờ về tínhđúng đắn của chúng Để lý giải điều này có thể cho rằng lứa tuổi thanh niên vẫn là lứa tuổi
mà ý thức đạo đức đang ở trong giai đoạn đầu của quá trình hình thành Mặt khác về phươngdiện trí tuệ thanh niên đã hiểu được tính tương đối của các chuẩn mực Sự nghi ngờ lật lạicác chuẩn mực đạo đức của xã hội có thể hiện như một thao tác tìm kiếm, nghiên cứu, họchỏi để tiếp thu.Theo TS Lê Hương chuyên ngành tâm lý học.[14]11
1.4 Đặc trưng trong nhận thức về tình yêu của giới trẻ hiện nay.
1.4.1 Trước tiên phải hiểu thế nào là tình yêu ?
Có rất nhiều quan niệm về tình yêu:
Theo bách khoa toàn thư mở Wikipedia: Tình yêu là một loạt các cảm xúc, trạng tháitâm lý, và thái độ khác nhau dao động từ tình cảm cá nhân ("Tôi yêu mẹ tôi") đến niềm vuisướng("Tôi thích món ăn") Tình yêu thường là một cảm xúc thu hút mạnh mẽ và nhu cầumuốn được ràng buộc gắn bó Nó cũng có thể là một đức tính đại diện cho lòng tốt của conngười, sự nhân từ, và sự thông cảm - "mối quan tâm trung thành và vị tha hướng tới ngườikhác".Nó cũng có thể mô tả các hành động nhân văn và thông cảm đối với người khác,chính bản thân mình hoặc các con vật
11 http://tamnhin.net/mot-so-net-tam-ly-dac-trung-cua-lua-tuoi-thanh-nien-22214.html
Trang 28Theo sách giáo dục công dân 10: Tình yêu là sự rung cảm và quyến luyến sâu sắc giữahai người khác giới Ở họ có sự phù hợp về nhiều mặt, làm cho họ có nhu cầu gần gũi, gắn
bó với nhau, tự nguyện sống vì nhau và sẵn sàng hy sinh cho nhau
1.4.2 Vậy tình yêu trong thực tế thì như thế nào?
Thực tế thì không có ai là hoàn hảo thường được cái này thì mất cái kia Cô này xinhanh này đẹp trai ngày mai lại thấy cô chàng khác hay hơn Do vậy, con người hay bị phântán tình yêu cho nhiều người, có thể mai cô này ngày kia cô khác hay đồng thời nhiều cônhiều chàng Tình yêu trong thực tế thì không được 100% là thật lòng mà thường chịunhững tác động chi phối từ môi trường xung quanh như: gia đình, điều kiện kinh tế, các mốiquan hệ, ngoại hình, tính cách, và đôi khi cả những ghen ghét đố ki,
Sự lơ là sao nhãng phân tán trong tình yêu không phải là người ta có nhân cách hay đạođức kém mà chính là sự lựa chọn hay là sự không hoàn hảo ở mỗi con người Tình yêu cóthể dành cho nhiều người nhưng hôn nhân thì pháp luật chỉ công nhận một thời điểm chỉ cómột Đây là đặc điểm cần lưu ý Các bạn trẻ ngày hôm nay chắc là cũng đã cảm nhận đượcđiều này Do vậy các bạn đừng tự trách mình hay người yêu: “sao nhãng” Bạn luôn luônnhớ rằng: “Tình yêu đích thực chỉ có thể có khi đi từ hai phía.”
1.4.3 Làm gì khi không có một tình yêu hoàn hảo ?
Bạn không nên vồ vập tìm kiếm một tình yêu hoàn hảo vì rất khó để có vì không ai làhoàn hảo Giả sử bạn muốn có một người rất hoàn hảo nhưng bạn liệu có hoàn hảo trong mắtngười đó Bạn muốn chiếm đoạt thì đó không phải là tình yêu đích thực mà là tình yêu vụ lợiích kỷ Tốt nhất là bạn nên hiểu rằng chúng ta đều là những con người có nhiều nhược điểm
từ trong bản thân hay do ngoại cảnh Chúng ta không lấy cái quyền gì mà ràng buộc nhau.Bạn cũng chớ ích kỷ vì bạn sẽ chẳng có hạnh phúc nếu người kia không muốn ta nữa Khinày bạn có những phương cách đẹp đẽ để lôi cuốn người ta nhưng nếu không thành công thìthôi vậy chớ có níu kéo làm gì
Để có hạnh phúc trong tình yêu thì bạn không thể là con người thụ động mà bạn cũngphải cất công tìm kiếm tình yêu Sự phụ thuộc vào nam giới khiến bạn luôn rơi vào trạngthái bị động và chậm chân Do vậy mà phải chịu nhiều đau khổ Bạn phải tạo nhiều cơ hộicho mình Muốn vậy bạn phải có nhiều kỹ năng giao tiếp sự xông xáo hoạt bát mạnh mẽ làcần thiết Sự rụt rè là điểm yếu cần loại bỏ Bạn đừng ngại bày tỏ tình cảm của mình Sựkhôn ngoan cộng với sự mạnh mẽ sẽ làm cho bạn luôn may mắn Nếu không đi tới hôn nhâncũng không sao bạn vẫn có một tình bạn tình yêu là một kỷ niệm đẹp trong cuộc sống củabạn Không đi tới hôn nhân không phải là một sự thất bại Hôn nhân mà không có hạnh phúcthì mới là thất bại
1.4.4 Vậy thời nay giới trẻ nhận thức như thế nào về tình yêu?
Trang 29Có rất nhiều quan điểm riêng trái chiều nhau về tình yêu Có ý kiến cho rằng: “tình yêuphải có sự xuất phát từ hai phía, trải qua quá trình tìm hiểu nhau xem có hợp với nhau haykhông rồi dần dần mới tính đến chuyện tiến xa hơn như kết hôn” Cũng có nhiều bạn trẻ chorằng: “ tiêu chí chọn người yêu đầu tiên đó là đẹp trai/xinh gái, có công ăn việc làm ổnđịnh”, nhiều bạn gái thì không mong muốn người yêu phải quá đẹp trai nhưng phải có nhiềutiền Còn có các bạn trẻ theo quan niệm “ cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”… Hiện tượng các côgái muốn người yêu mình nhiều tiền lắm của, các chàng trai mong muốn người yêu củamình phải xinh đẹp, quyến rũ…chỉ là nhu cầu cá nhân Mà nhu cầu cá nhân thì chỉ là mộttrong bốn yếu tố để có thể xác định người mình trao tâm Một, là sự tôn trọng người đốidiện Nếu đã mất sự tôn trọng thì coi như phá vỡ mọi thứ cảm xúc Hai, là sự đồng điệu vềtâm hồn Vì chỉ có thể hạnh phúc với người đối diện khi cả hai có cúng tâm tư và suy nghĩ.Nhiều người bảo “tuy có suy nghĩ và mục tiêu khác nhau nhưng vẫn yêu nhau” là sai lầm.
Ba, là sự hài hoà về sinh lý, thuận theo quy luật tự nhiên Nếu không thể hoà hợp về mặtsinh học thì rất khó để giữ hạnh phúc Bốn, nhu cầu cá nhân Nếu như thiếu một trong bốnthì đó là dạng tình cảm khác
1.5 Mối quan hệ giữa truyện ngôn tình và nhận thức về tình yêu của giới trẻ.
Những yếu tố tình cảm trong ngôn tình hướng đến giá trị nội tâm, gieo vào lòng ngườitrẻ những mơ ước về những tình yêu đích thực, thuần khiết không so đo tính toán nên đócũng là lý do khiến ngôn tình đốn tim giới trẻ Theo Thạc sĩ tâm lý Đào Lê Hoài An: “Đờithực và những câu chuyện hoặc nhân vật trong các tiểu thuyết ngôn tình có sự cách biệt rấtxa”[3].12 Chính vì vậy với những mơ ước bay bổng hình tượng hóa "soái ca" sẽ khiến cácbạn trẻ dễ dàng hụt hẫng khi phải "đối mặt" với những nhân vật thực tế có phần "phũphàng" Tuy nhiên, những mẫu truyện ngôn tình đa phần chỉ có thể tác động lớn đến các bạntuổi teen, lứa tuổi chưa có nhiều trải nghiệm cuộc sống
Đôi khi, việc cho trí tưởng tượng bay cao bay xa cũng góp phần hình thành những suynghĩ sáng tạo và những phút giây thăng hoa đầy cảm xúc, âu cũng là một món ăn tinh thầncần thiết trong giai đoạn độ tuổi thanh thiếu niên, nếu các bạn biết phân định rõ nút thắt củatưởng tượng và thực tế Và đối tượng chịu tác động trực tiếp từ trào lưu này hướng tới làhọc sinh, sinh viên hay những người trẻ tuổi
Và nhắc tới tình yêu chắc chắn người ta không thể không nhắc tới tuổi trẻ Thêm vào
đó, điểm đặc trưng của những cuốn tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc là hướng tới nhữngcâu chuyện tình yêu không phải toàn màu hồng mà là những chuyện tình sóng gió nhưngluôn có một kết thúc có hậu nhất Và chính như thế, một chuyện tình khắc cốt ghi tâm, nókhiến cho giới trẻ bị thu hút Không những vậy, nếu bạn đã từng đọc một cuốn ngôn tình
12 http://thanhnien.vn/gioi-tre/vi-sao-truyen-ngon-tinh-cuon-hut-gioi-tre-684781.html
Trang 30nào đó, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy những nhân vật được xây dựng đều là những hình mẫu lýtưởng của tuổi teen Một anh chàng đẹp trai, giàu có, lạnh lùng, một cô nàng xinh xắn, dễthương và cá tính Và quan trọng hơn, đó đều là những kẻ si tình nhất thế gian Nhưng rồikhi cách tiếp cận của giới trẻ trở nên lệch lạc, khi người ta quá chìm đắm vào thế giới truyệnngôn tình rồi bắt đầu mơ về một cuộc sống màu hồng mà không chịu nhìn nhận rõ thực tế thìtác động của truyện ngôn tình lại trở nên vô cùng tiêu cực.
Càng đáng bàn cãi hơn khi xu hướng truyện ngôn tình Trung Quốc hiện nay đang ngàycàng không phù hợp với tuổi trẻ, những cuốn sách gắn mác 18+, những cuốn truyện sex tráhình nhân danh tình yêu đang ngày càng đầu độc và làm mục nát tâm hồn của giới trẻ Việt
Và khi đó người ta lại phải đánh giá và có một phương thức mới mà nhiều người gọi là cainghiện truyện ngôn tình và quản lý khắt khe hơn nữa trong việc để những cuốn sách có giátrị nhân văn hơn, phù hợp với tuổi trẻ hơn xuất hiện trong làng sách tuổi mới lớn