BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂNKHOA CHÍNH SÁCH CÔNG CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ
Trang 1BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN
KHOA CHÍNH SÁCH CÔNG
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG
LẬP CÓ THU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Cơ sở thực tập: Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Văn Chiến Khóa 2 (2011-2015)
Giảng viên hướng dẫn:Th.s Vũ Thị Tâm
HÀ NỘI - 2015
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là báo cáo chuyên đề tốt nghiệp của riêng tôi, là sảnphẩm được hoàn thành sau bốn tuần thực tập tại Tạp chí Quản lý Kinh tế, ViệnNghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương Các số liệu, tư liệu được sử dụng trongbáo cáo có nguồn gốc rõ ràng, trung thực; kết cấu báo cáo tuân theo đúng hướngdẫn của Khoa Chính sách công, Học viện Chính sách và Phát triển
Hà Nội, ngày 04 tháng 04 năm 2015
Sinh viên thực tập
NGUYỄN VĂN CHIẾN
Trang 3MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG BIỂU vi
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG 6
1.1 CÁC KHÁI NIỆM 6
1.1.1 Tài sản công 6
1.1.2 Đơn vị sự nghiệp công 7
1.1.3 Đơn vị sự nghiệp công lập có thu 8
1.1.4 Tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập có thu 9
a) Tài sản công tại ĐVSN công lập có thu thuộc đối tượng áp dụng là tài sản cố định( TSCĐ) được quy định tại Chế độ quản lý, sử dụng trong các đơn vị HCSN Bao gồm các loại tài sản sau đây: 9
1.1.5 Khái niệm chính sách quản lý sử dụng tài sản công 10
1.2 CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG 11
1.2.1 Nội dung quản lý nhà nước đối với TSC 11
1.2.2 Tác động của nhà nước đối với chính sách quản lý, sử dụng TSC 11
1.2.3 Nguyên tắc quản lý tài sản công 12
1.2.4 Tiêu chuẩn, định mức, chế độ sử dụng tài sản công 14
1.2.5 Thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản 15
1.2.6 Về tổ chức thực hiện việc đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản: 16
1.2.7 Về chế độ bảo dưỡng, sửa chữa tài sản tại các ĐVSN công lập có thu 17 1.2.8 Quyền và nghĩa vụ của ĐVSN công lập có thu 17
1.3 KINH NGHIỆM QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 18
1.3.1 Trung quốc 18
1.3.2 Australia 20
Trang 4CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ SỬ DỤNG TSC TẠI CÁC ĐVSN CÔNG
LẬP CÓ THU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 24
2.1 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG Ở VIỆT NAM TRONG 10 NĂM 2005 ĐẾN 2015 24
2.1.1 Khái quát các chính sách quản lý sử dụng TSC giai đoạn 2005-2015 24
2.1.2 Những thuận lợi 26
2.1.3 Những khó khăn 27
2.1.4 Tổ chức bộ máy cơ quan quản lý TSC 27
2.1.5 Nhận xét đánh giá 29
2.1.5.1 Kết quả đạt được 29
2.1.5.2 Tồn tại và hạn chế 34
2.1.5.3 Nguyên nhân tồn tại 35
2.2 SỰ CẦN THIẾT PHẢI THỐNG NHẤT CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG TẠI CÁC ĐVSN CÔNG LẬP CÓ THU 35
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐỔI MỚI, HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG TẠI CÁC ĐVSN CÔNG LẬP CÓ THU .38 3.1 Quan điểm đổi mới chính sách quản lý, sử dụng TSC 38
3.2 Những nội dung đổi mới trong chính sách quản lý sử dụng TSC tại ĐVSN công lập có thu 39
3.2.1 Tiếp tục hoàn thiện và từng bước đổi mới công tác quản lý tài sản: 39
3.2.2 Đẩy mạnh việc phân cấp quản lý nhà nước về TSC giữa Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp theo hướng: 41
3.3 Biện pháp thực hiện 41
3.3.1 Sớm tổ chức rà soát chế độ quản lý TSC hiện hành 41
3.3.2 Kiện toàn bộ máy quản lý TSC ở các cấp theo hướng: 42
3.3.3 Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác quản lý TSC ở trung ương và địa phương: 42
3.3.4 Hiện đại hoá quản lý TSC tại các ĐVSN công lập có thu: 42
KẾT LUẬN 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
Trang 5Hội đồng nhân dân
Ủy ban nhân dân
Trách nhiệm hữu hạn
Tài sản cố định
Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
TSCĐVSNTSNNNSNNĐVSN côngHCSNHĐNDUBNDTNHHTSCĐCNH-HĐH
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU
Hình 2.1 : Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động của Cục Quản lý Công sản- Bộ TàiChính 28Bảng 2.1: Kết quả thẩm định về mua sắm, sửa chữa tài sản các ĐVSN từ năm
2008 đến 2014 32Biểu đồ 2.1 : Mức đầu tư mua sắm sửa chữa TSC cho các ĐVSN công 33
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Tài sản công(TSC) có giá trị rất lớn và đóng vai trò quan trọng trong pháttriển kinh tế, xã hội của đất nước Trong thời gian qua, Chính phủ, Bộ Tài chính
và các bộ ngành và Uỷ ban nhân dân(UBND) các địa phương đã có nhiều cốgắng trong việc tăng cường quản lý, khai thác có hiệu quả TSC Bên cạnh nhữngkết quả đạt được thì công tác quản lý TSC vẫn bộc lộ nhiều sơ hở, yếu kém Chính phủ đã ban hành và tổ chức thực hiện nhiều văn bản quy phạm phápluật về quản lý, sử dụng TSC như: Nghị định số 14/1998/NĐ- CP ngày06/3/1998, Nghị định số 137/2006/NĐ- CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ, vớiphạm vi điều chỉnh hạn chế và nhiều quy phạm cần phải sửa đổi, bổ sung Phápluật về quản lý đối với một số lĩnh vực tài sản còn chưa đủ, thiếu đồng bộ, chưađiều chỉnh bao quát hết các mối quan hệ về tài sản trong cơ chế thị trường Dẫnđến thiếu môi trường pháp lý minh bạch, đầy đủ để quản lý, sử dụng TSC mộtcách có hiệu quả, tiết kiệm
Chính phủ đã tập trung chỉ đạo, xây dựng hệ thống định mức, tiêu chuẩnđầu tư xây dựng trụ sở làm việc, mua sắm phương tiện đi lại và các trang thiết bịphục vụ cho cán bộ, công chức, viên chức Đây là các căn cứ quan trọng để xâydựng và bố trí dự dự toán ngân sách cho đầu tư, mua sắm và kiểm soát chi tiêu,đảm bảo công bằng, hiệu quả, công khai, minh bạch Thực tế cho thấy, sau khicác tiêu chuẩn, định mức, chế độ sử dụng TSC được ban hành, việc mua sắmTSC vượt chế độ, tiêu chuẩn, sử dụng tài sản lãng phí đã giảm đáng kể, tìnhtrạng lạm dụng TSC vào việc riêng cũng dần được khắc phục
Ở các nước tiên tiến, việc quản lý TSC đều có các tiêu chuẩn, định mức hếtsức chi tiết, cụ thể, cũng như tính đến hiệu quả của việc đầu tư, mua sắm TSCcủa cơ quan hành chính( CQHC) và đơn vị sự nghiệp ( ĐVSN) Trong khi đó, ởnước ta, các tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản còn thiếu yếu tố tính đến hiệu
Trang 8quả của việc đầu tư, mua sắm cũng như phân định rõ trách nhiệm CQHC, ĐVSNđối với việc quản lý, sử dụng TSC.
Xuất phát điểm từ một nền kinh tế kế hoạch tập trung, các ĐVSN công ởViệt Nam có số lượng lớn, hoạt động hoàn toàn dựa vào nguồn kinh phí của Nhànước và đã có những đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội nói chung.Trong quá trình chuyển đổi kinh tế, cải cách khu vực này theo hướng gọn nhẹ,nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng chất lượng dịch vụ ngày càng trở nên cấpbách hơn Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, ngày 17/9/2001, Thủtướng Chính Phủ đã phê duyệt Quyết định số 136/2001/QĐ - TTg về " Chươngtrình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010" Theo đó,một số cải cách đã được tiến hành đối với khu vực này bằng việc ban hành Quyếtđịnh số 202/2006/QĐ - TTg ngày 31/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ '' Về việcban hành Quy chế quản lý tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập''
Luật số 09/2008/QH12 ngày 03/06/2008 của Quốc hội “ Về quản lý, sử dụng tàisản nhà nước”
Về số lượng, năm 2002 ước tính Việt Nam có khoảng 75.000 ĐVSN công
thuộc các cấp quản lý từ Trung Ương tới địa phương( Nguồn: TCTK, 2004) Các
tổ chức này rất đa dạng về loại hình tổ chức, hoạt động trong nhiều lĩnh vực khácnhau và đang tuyển dụng khoảng 1,5 triệu lao động
(Nguồn: TS Lê Xuân Bá và cộng sự, cơ chế tổ chức và quản lý của các tổ chức sự nghiệp công ở Việt Nam, tháng 12 - 2005).
Trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường, cơ chế tài chính đối vớimột số lĩnh vực, một số đối tượng cần có sự thay đổi quan trọng, nhất là cơ chếquản lý các ĐVSN công lập đã xã hội hoá Mặt khác, sự phát triển của thị trườngbất động sản cũng đang đòi hỏi cần có cơ chế thích hợp để phát huy thế mạnhtrong việc sử dụng nguồn lực vật chất rất lớn là tài sản thuộc sở hữu nhà
Trang 9nước Để phù hợp với các tiến trình này, cơ chế quản lý, sử dụng TSC cũng cầnđược bổ sung cho phù hợp.
Sẽ có nhiều biện pháp để chống lãng phí trong quản lý, sử dụng TSC Tuynhiên một vấn đề mà nhiều chuyên gia, nhà khoa học cùng thống nhất cho rằng,điểm yếu của cuộc chiến chống lãng phí hiện nay là nguyên nhân từ cơ chế chínhsách Nghe có vẻ như là một mâu thuẫn, bởi thực tế cho thấy chủ trương, cơ chếchính sách không thiếu, nhưng lại rất yếu về sự đồng bộ chặt chẽ
Từ những vấn đề nêu trên, việc đổi mới và ban hành chính sách thống nhấtquản lý, sử dụng TSC là rất cần thiết, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hộicủa đất nước và xu thế hội nhập quốc tế Đây là một trong những nội dung đãđược Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X coi là một trong những giải pháp quan
trọng phát triển kinh tế xã hội của đất nước giai đoạn 2006 – 2010: ''Ban hành và sửa đổi chính sách quản lý, sử dụng TSC, nhằm quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản do Nhà nước đầu tư xây dựng, mua sắm”.
Với lý do đó, em đã lựa chọn đề tài: " Giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý, sử dụng tài sản công tại các ĐVSN công lập có thu ở Việt Nam hiện nay ”
Nghiên cứu sẽ cung cấp những thông tin và kiến nghị phù hợp về chínhsách quản lý, sử dụng TSC cho các nhà quản lý, Lãnh đạo Chính phủ, Bộ Tàichính, đặc biệt là các ĐVSN công lập có thu
2 Đối tượng và mục đích nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Chính sách quản lý, sử dụng TSC tại các ĐVSN công
lập có thu
- Mục đích nghiên cứu: Mục đích chung của đề tài là nghiên cứu cơ sở lý luận
và thực tiễn cho việc đổi mới chính sách quản lý, sử dụng TSC tại các ĐVSN
Trang 10công lập có thu Trên cơ sở đó sẽ đề xuất một số khuyến nghị về đổi mới cácchính sách này Đề tài được thực hiện nhằm bốn mục tiêu cụ thể sau:
i) Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về vai trò của Chính sách quản lý, sử dụng TSC
Đề tài sẽ tập trung làm rõ hai vấn đề chính là: tại sao Nhà nước cần phải banhành chính sách quản lý, sử dụng TSC Cơ sở lý luận của việc cần đổi mới, hoànthiện chính sách quản lý, sử dụng TSC, trong đó coi trọng đến đổi mới cơ chế tổchức, cơ chế tài chính trong các ĐVSN, đặc biệt là ĐVSN công lập có thu ii) Nghiên cứu chính sách quản lý, sử dụng TSC công ở Việt Nam hiện nay thếnào?
iii) Đánh giá thực trạng chính sách quản lý, sử dụng TSC công trong các ĐVSNcông lập có thu của Việt Nam hiện nay Đề tài sẽ tập trung vào đánh giá nhữngthay đổi về chính sách quản lý, sử dụng TSC tại các ĐVSN công lập có thu vàviệc thực hiện chúng trên thực tế Mục đích là tìm ra những tồn tại và nguyênnhân của thực trạng, trong đó sẽ chú ý đến những thay đổi về bối cảnh trong vàngoài nước
iv) Cuối cùng đề tài sẽ đưa ra khuyến nghị về đổi mới chính sách quản lý, sửdụng TSC tại các ĐVSN công lập có thu
3 Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu đối với các ĐVSN công lập có thu trong lĩnhvực quản lý, sử dụng TSC
4 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp phân tích tổng hợp từ nguồn tài liệu trong và ngoài nước, mạng Internet: được sử dụng ở tất cả các chương của đề tài, nhằm làm rõ cơ sở
lý luận và đánh giá thực trạng
5 Kết cấu của khóa luận:
Để làm rõ các nội dung nghiên cứu, chuyên đề được kết cầu thành 03 chương như sau:
Trang 11Chương 2: Thực trạng quản lý sử dụng tsc tại các ĐVSN công lập có thu ởViệt Nam hiện nay
Chương 3: Một số giải pháp nhằm đổi mới, hoàn thiện chính sách quản lý, sửdụng tài sản công tại các ĐVSN công lập có thu
Trang 12CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ SỬ DỤNG
TÀI SẢN CÔNG
1.1 CÁC KHÁI NIỆM
1.1.1 Tài sản công
Hiến pháp năm 1992 và nội dung thể hiện trong các hiến pháp 1946, 1959,
1980 có khái niệm sở hữu toàn dân, sở hữu nhà nước, công hữu tài sản, gọichung là tài sản công của quốc gia Những khái niệm này có phạm vi rất rộng, cótính triết học, xã hội học xen lẫn với pháp lý, nhưng cho đến nay, vẫn chưa được
cụ thể hoá thành luật hay pháp quy một cách cụ thể như luật lệ của nhiều quốcgia trên thế giới
Theo luật hành chính, những tài sản do cơ quan công quyền quản lý, baogồm động sản và bất động sản thường được gọi là tài sản công (TSC)
TSC là những tài sản được hình thành từ nguồn ngân sách nhànước( NSNN) và có nguồn gốc từ NSNN tại các cơ quan nhà nước, ĐVSN côngích, lực lượng vũ trang nhân dân, nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước, do Nhà nướcđầu tư vào doanh nghiệp, cơ sở hạ tầng thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, vănhoá xã hội, khoa học kỹ thuật, quốc phòng, an ninh, đất đai, rừng, núi, sông hồ,nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, biển, thềm lục địa, vùng trời và các tàisản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước
TSC có giá trị rất lớn và đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xãhội của đất nước Trong thời gian qua, Chính phủ, Bộ Tài chính và các bộ ngành,
Uỷ ban nhân dân( UBND) các địa phương, đã có nhiều cố gắng trong việc tăngcường quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả TSC Bên cạnh những kết quả đãđạt được thì công tác quản lý, sử dụng TSC vẫn bộc lộ nhiều sơ hở, yếu kém.Nhà nước hiện đang giao tài sản cho nhiều đối tượng khác nhau khai thác, sửdụng Một trong những đối tượng đó là các ĐVSN công lập có thu Trong đó,
Trang 13quyền sở hữu tài sản thuộc về Nhà nước, còn quyền sử dụng tài sản thuộc về cácđối tượng trực tiếp sử dụng Trong cơ chế thị trường, tồn tại đồng thời nhiều hìnhthức sở hữu, nảy sinh vấn đề: Nếu Nhà nước không có chính sách, biện phápchặt chẽ thì một bộ phận nguồn lực( Tài sản công), thuộc sở hữu của Nhà nước
bị chuyển dịch nguồn sở hữu sang chủ thể khác( ngoài Nhà nước), làm suy giảmnguồn lực của Nhà nước
1.1.2 Đơn vị sự nghiệp công
ĐVSN công lập( ĐVSN công), trước hết phải là một ĐVSN, được cơ quannhà nước có thẩm quyền thành lập và được quản lý theo quy định của pháp luật.Ngoài ra, ĐVSN công thường được NSNN tài trợ để thực hiện các hoạt động củamình Tuỳ theo lĩnh vực hoạt động, tính chất công việc và nguồn thu mà cácĐVSN công có thể thuộc vào một trong hai nhóm: ĐVSN công có thu và ĐVSNcông không có thu ĐVSN công có thu được hiểu là: bên cạnh nguồn thu từNSNN, các ĐVSN công còn được pháp luật cho phép thu phí, lệ phí từ '' kháchhàng'' hay người sử dụng ''dịch vụ công'' mà các tổ chức đó cung cấp để thựchiện chức năng và hoạt động của mình
Các ĐVSN công có mặt ở hầu hết các nước trên thế giới, kể cả các nước cónền kinh tế thị trường tự do, nền kinh tế thị trường xã hội, lẫn nền kinh tế đangchuyển đổi sang kinh tế thị trường Sự tồn tại của các ĐVSN công, thể hiện việcthực hiện vai trò và trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm cung cấp phúclợi xã hội thiết yếu cho mọi người dân, thông qua những tổ chức do chính Nhànước lập ra Mục tiêu của sự can thiệp này là để sửa chữa các khuyết tật của thịtrường - vốn là một đặc tính của các dịch vụ công Tức là, tuy các dịch vụ côngrất cần thiết đối với cuộc sống của con người, song tư nhân thường không muốnhoặc không có khả năng cung cấp Tuy nhiên, không phải bất cứ hoạt động sựnghiệp nào cũng phải do các ĐVSN công thực hiện Trên thực tế, phạm vi hoạt
Trang 14động của các ĐVSN công là rất khác nhau, tuỳ theo mỗi nước và tuỳ vào từnglĩnh vực cụ thể.
1.1.3 Đơn vị sự nghiệp công lập có thu
ĐVSN công lập có thu là đơn vị dự toán cấp I, II, có con dấu và tài khoảnriêng, có tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của Luật Kế toán Hoạt độngbằng nguồn kinh phí Nhà nước cấp hoặc từ các nguồn thu thuộc cơ quan nhànước; được thành lập theo quyết định của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổchức xã hội
Đơn vị dự toán cấp I là đơn vị trực tiếp nhận dự toán ngân sách hàng năm
do Thủ tướng Chính phủ hoặc Uỷ ban nhân dân giao, thực hiện phân bổ, giao dựtoán ngân sách cho đơn vị cấp dưới trực thuộc
Đơn vị dự toán cấp II là đơn vị cấp dưới đơn vị dự toán cấp I, được đơn vị
dự toán cấp I giao dự toán và phân bổ dự toán được giao cho đơn vị dự toán cấpIII (trường hợp được ủy quyền của đơn vị dự toán cấp I)
Đơn vị sự nghiệp công lập có thu thực hiện cung cấp các dịch vụ côngnhằm đảm bảo các hoạt động của các nghành kinh tế quốc doanh được duy trì vàdiễn ra bình thường
Đơn vị sự nghiệp công lập có thu hoạt động trong các lĩnh vực sự nghiệpGiáo dục - Đào tạo và Dạy nghề, Y tế, xã hội, Văn hoá - thông tin, Khoa họccông nghệ, Thể dục - Thể thao, sự nghiệp kinh doanh khác
1.1.4 Tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập có thu
Trang 15a) Tài sản công tại ĐVSN công lập có thu thuộc đối tượng áp dụng là tài sản cốđịnh( TSCĐ) được quy định tại Chế độ quản lý, sử dụng trong các đơn vị HCSNBao gồm các loại tài sản sau đây:
Trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp;
Xe ô tô các loại;
Các tài sản khác có nguyên giá theo sổ sách kế toán từ 500 triệu đồng trởlên, tính cho một đơn vị tài sản;
b) Tài sản công tại ĐVSN công lập có thu được hình thành từ các nguồn sau:
Tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm từ nguồn do NSNN cấp hoặc tàisản có nguồn gốc từ NSNN
Tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm từ các nguồn thu của đơn vịđược phép sử dụng theo quy định, từ nguồn Quỹ phát triển sự nghiệp và Quỹphúc lợi của đơn vị
Tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm từ các nguồn vốn viện trợ, tàitrợ, biếu tặng của các Chính phủ, tổ chức phi Chính phủ nước ngoài, tổ chứcquốc tế hoặc các tổ chức khác trong và ngoài nước
Tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm từ nguồn vốn hỗ trợ phát triểnchính thức
Tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm từ các nguồn vốn huy động
Tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm từ nguồn lãi được chia trong cáchoạt động liên doanh liên kết theo quy định
Tài sản được tiếp nhận từ các cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quyết địnhcủa cơ quan có thẩm quyền
Tài sản được tiếp nhận từ viện trợ, tài trợ, biếu tặng, cho của các Chínhphủ, tổ chức phi Chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế hoặc các tổ chức, cánhân trong và ngoài nước
Tài sản đã xác lập sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật đượcchuyển giao cho tổ chức quản lý và sử dụng
Trang 16 Tài sản khác tại đơn vị mà theo quy định của pháp luật thuộc tài sản củanhà nước.
1.1.5 Khái niệm chính sách quản lý sử dụng tài sản công
Chính sách quản lý sử dụng tài sản công là chính sách của nhà nước, củachính phủ, do nhà nước hoặc chính phủ ban hành nhằm nâng cao hiệu quả sửdụng vốn và tài sản công đã giao theo quy định của pháp luật
Chính sách quản lý sử dụng tài sản công là một công cụ của nhà nước nhằm
tổ chức quản lý, khai thác, sử dụng tài sản công theo đúng quy định của phápluật để phục vụ các hoạt động trong chức năng, nhiệm vụ của mình
Chúng ta có thể kể đến một số nghị định của chính phủ ban hành về việcquản lý tài sản công sau:
Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước số 09/2008/QH12 của Quốc hộingày 03/06/2008;
Quyết định số 202/2006/QĐ-/TTg ngày 31/08/2006 của Thủ tướng chínhphủ V/v ban hành quy chế quản lý tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp cônglập;
Nghị định số 137/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Thủ tướng chínhphủ “Qui định việc phân cấp quản lý nhà nước tại cơ quan hành chính, đơn vị sựnghiệp công lập, tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước”;
Quyết định số 32/2008/QĐ-BTC ngày 29/05/2008 của Bộ Tài chính v/vban hành chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong cơ quan nhà nước,đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước
Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/06/2009 của Chính phủ Qui địnhchi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhànước;
1.2 CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ SỬ DỤNG TÀI SẢN CÔNG
Trang 171.2.1 Nội dung quản lý nhà nước đối với TSC
Nội dung quản lý nhà nước đối với TSC cụ thể như sau:
Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng TSC, tổchức thực hiện các văn bản đó;
Xây dựng, lập và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển, khaithác sử dụng TSC;
Tổ chức lập và quản lý hồ sơ về TSC;
Quản lý việc đầu tư xây dựng, mua sắm khai thác, sửa chữa, bảo dưỡng,điều chuyển, thu hồi, thanh lý, bán, góp vốn liên doanh liên kết, cho thuê, tiêuhuỷ TSC;
Kiểm kê đánh giá, định giá TSC;
Xác lập quyền sở hữu nhà nước về tài sản theo quy định của pháp luật;
1.2.2 Tác động của nhà nước đối với chính sách quản lý, sử dụng TSC
Những tác động của nhà nước nhằm hoàn thiện chính sách quản lý sử dụngTSC được cụ thể hóa như sau:
Nhà nước có chính sách đầu tư thực hiện hiện đại hoá công tác quản lýTSC
Kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan quản lý nhà nước về TSC nhằm đảmbảo đủ nguồn lực thực hiện nhiệm vụ, nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý
sử dụng TSC
Nhà nước khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia cùng Nhà nướcđầu tư để hình thành, phát triển, khai thác và bảo vệ TSC theo quy định của phápluật
Công tác quản lý TSC phải được tăng cường và hiện đại hoá theo kếhoạch được Chính phủ phê duyệt
1.2.3 Nguyên tắc quản lý tài sản công
Trang 181.2.3.1 Nguyên tắc 1:
Mọi TSC đều phải được giao cho cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân quản lý,
sử dụng, chịu trách nhiệm trước pháp luật về quản lý, sử dụng, bảo tồn và pháttriển TSC
Đây là nguyên tắc phổ biến trong các Luật TSC hoặc luật tương đương củacác quốc gia Theo đó, mọi TSC phải được giao cho người quản lý, sử dụng.Người được giao quản lý, sử dụng tài sản có quyền khai thác TSC đúng mụcđích được giao, đảm bảo sử dụng tiết kiệm có hiệu quả và phải chịu trách nhiệmnếu có sai phạm trong quản lý, sử dụng tài sản
1.2.3.2 Nguyên tắc 2:
TSC được quản lý thống nhất, có phân công, phân cấp, xác định rõ quyềnhạn và trách nhiệm của cơ quan đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý, sửdụng Đây là nguyên tắc thể hiện chủ sở hữu duy nhất là Nhà nước đối với TSC.Chính là vì chỉ có duy nhất một chủ sở hữu duy nhất quản lý TSC nên phải thốngnhất chế độ, tiêu chuẩn và xử lý vi phạm TSC đa dạng, phục vụ nhiều mục đíchkhác nhau, có phạm vi phát huy tác dụng khác nhau Vì vậy, để quản lý, sử dụng
có hiệu quả cần phân công, phân cấp phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn của từng ngành, từng cấp đã được quy định trong các văn bản quy phạmpháp luật khác
Trang 19dụng TSC phải tiết kiệm, có hiệu quả, đem lại lợi ích cao nhất cho nhà nước, chonhân dân xét về trước mắt cũng như lâu dài.
1.2.3.4 Nguyên tắc 4:
TSC phải được quản lý, hạch toán, ghi chép đầy đủ theo quy định của phápluật, việc xác định giá trị tài sản nhà nước thực hiện theo nguyên tắc thị trường.Việc định giá tài sản là cần thiết, vì chỉ có xác định giá trị mới làm cho tài sảnthực sự là hàng hoá, tạo cơ sở để thực hiện theo thị trường Tuy nhiên, một bộphận TSC trong đó có đất đai, tài nguyên, quyền khai thác vùng trời, vùng biển
là các loại tài sản đặc biệt, vừa là kết tinh lao động của nhiều thế hệ cha ông, vừa
là thành quả của đấu tranh lập nước và giữ nước, vì vậy không thể mua bán theothị trường một cách đơn giản mà phải thực hiện sự kiểm soát, điều chỉnh, điềutiết của nhà nước, phải tôn trọng quyền sở hữu toàn dân mà nhà nước là đại diện
Vì vậy, chính sách quản lý, sử dụng TSC cần theo hướng: cần xác định giá trị tàisản để ghi chép, theo dõi đầy đủ Còn việc thực hiện giá thị trường chỉ trong một
số quan hệ như bán, chuyển nhượng quyền sử dụng, thanh lý cho thuê TSC, liêndoanh liên kết
1.2.3.5 Nguyên tắc 5:
TSC phải được bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa theo yêu cầu định mức kinh tế
kỹ thuật, chế độ quy định Nguyên tắc này đảm bảo việc sử dụng TSC hiệu quả,tiết kiệm, tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật, tránh sử dụng kiểu '' vắt kiệt'' tài sản,đồng thời cho phép bố trí hợp lý, khoa học giữa chi thường xuyên và chi đầu tưtrong dự toán NSNN nói chung cũng như trong kế hoạch tài chính của từng cơquan, ĐVSN công lập có thu nói riêng
1.2.3.6 Nguyên tắc 6:
Thực hiện công khai việc quản lý, sử dụng TSC
Nguyên tắc này làm rõ và bao quát hơn phần đã đề cập ở nguyên tắc 4 Theo đó,toàn bộ quá trình đầu tư, mua sắm, sử dụng, hiệu quả sử dụng TSC phải côngkhai( trừ một số nội dung không được phép công khai theo quy định của pháp
Trang 20luật bảo vệ bí mật quốc gia) Đây là nhân tố rất quan trọng để tăng cường sựgiám sát của cán bộ, công chức và toàn thể nhân dân đối với việc quản lý, sửdụng TSC.
1.2.4 Tiêu chuẩn, định mức, chế độ sử dụng tài sản công
a) Đối với những TSC đã được cấp có thẩm quyền(Thủ tướng Chính phủ,Các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh quy định tiêuchuẩn và định mức sử dụng thì đơn vị được trang cấp tài sản để sử dụng theođúng định mức và chế độ đã quy định
b) Trường hợp tài sản chưa được cấp có thẩm quyền quy định về tiêu chuẩn,định mức, chế độ sử dụng thì trên cơ sở nhu cầu sử dụng tài sản để phục vụ hoạtđộng của đơn vị và các quy định của Nhà nước có liên quan đến việc đầu tư, muasắm, sử dụng tài sản, đơn vị tự xây dựng tiêu chuẩn, định mức sử dụng cụ thểđối với từng loại tài sản, báo cáo Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơquan thuộc Chính phủ, người đứng đầu tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xãhội ở trung ương( sau đây gọi là thủ trưởng cơ quan trung ương) phê duyệt đốivới ĐVSN thuộc trung ương quản lý; báo cáo UBND cấp tỉnh phê duyệt đối vớiĐVSN thuộc địa phương quản lý Trường hợp thủ trưởng cơ quan trung ương,UBND cấp tỉnh có quy định phân cấp thẩm quyền phê duyệt, thì việc phê duyệtđược thực hiện theo phân cấp
c) Đơn vị tự bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động và các đơn vị tự bảo đảmmột phần kinh phí hoạt động, căn cứ vào nhu cầu sử dụng tài sản phục vụ hoạtđộng sản xuất kinh doanh, dịch vụ, được phép đầu tư xây dựng, mua sắm thêmtài sản từ các nguồn Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, Quỹ phúc lợi, cácnguồn thu từ hoạt động sự nghiệp của đơn vị được phép sử dụng và các nguồnvốn huy động, liên doanh, liên kết theo quy định Việc đầu tư xây dựng, muasắm thêm những tài sản này không được sử dụng từ nguồn kinh phí do NSNNcấp Riêng đối với trụ sở làm việc và xe ô tô phục vụ công tác, không được đầu
Trang 21tư xây dựng, mua sắm thêm vượt tiêu chuẩn, định mức đơn vị được phép sửdụng.
1.2.5 Thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản
1.2.5.1 Thẩm quyền quyết định việc mua sắm tài sản không phải là nhà, công trình xây dựng( gọi chung là tài sản khác) thực hiện như sau:
a) Căn cứ vào phân cấp của Chính phủ, thủ trưởng cơ quan trung ương quyđịnh phân cấp về thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản khác do các ĐVSNthuộc và trực thuộc cơ quan mình quản lý, sau khi đã thống nhất với Bộ trưởng
Bộ Tài chính bằng văn bản; UBND cấp tỉnh sau khi xin ý kiến Hội đồng nhândân(HĐND) cùng cấp, quy định phân cấp về thẩm quyền quyết định mua sắm tàisản khác tại ĐVSN cho các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã và cácĐVSN thuộc địa phương quản lý
b) Căn cứ phân cấp về thẩm quyền quyết định việc mua sắm tài sản đã đượcthủ trưởng cơ quan trung ương và UBND cấp tỉnh quy định, thủ trưởng cơ quan
có thẩm quyền hoặc thủ trưởng ĐVSN, được quyết định việc mua sắm đối với tàisản khác của ĐVSN theo kế hoạch, dự toán, dự án đã được phê duyệt và chịutrách nhiệm về quyết định của mình
1.2.5.2 Đối với những tài sản khác phục vụ công tác, hoạt động của đơn vị
Đơn vị thực hiện lập hồ sơ đề nghị trang cấp tài sản gửi đến cơ quan cóthẩm quyền; hồ sơ đề nghị trang cấp tài sản gồm có:
Văn bản đề nghị trang cấp tài sản( nêu rõ về số lượng, chất lượng, tìnhhình sử dụng tài sản cùng loại với tài sản đề nghị trang cấp hiện đơn vị đangquản lý, sử dụng và nhu cầu cần thiết, mục đích sử dụng, nguồn kinh phí thựchiện mua sắm hoặc nguồn tài sản đề nghị tiếp nhận) và bảng kê tài sản đề nghị
trang cấp(mẫu số 1).
Trang 22 Dự toán ngân sách đã được giao, nguồn quỹ hiện có hoặc nguồn vốn của
dự án sử dụng mua sắm tài sản đã được phê duyệt;
Đối với các trường hợp đơn vị có nhu cầu được trang cấp tài sản để phục
vụ nhu cầu công tác, hoạt động sự nghiệp theo phương thức tiếp nhận tài sản từcác đơn vị, tổ chức khác, thì đơn vị lập văn bản đề nghị và Bảng kê tài sản đềnghị trang cấp gửi đến cơ quan có thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sảnxem xét quyết định
1.2.6 Về tổ chức thực hiện việc đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản:
Trình tự, thủ tục trong việc đầu tư xây dựng nhà và công trình xây dựngkhác được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản vàcác quy định có liên quan Việc mua sắm tài sản không phải là nhà, công trìnhxây dựng( kể cả đầu tư, mua sắm từ nguồn vốn vay, vốn huy động hay từ quỹphát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ phúc lợi), được thực hiện theo quy định hiệnhành về đấu thầu mua sắm đồ dùng, vật tư, trang thiết bị, phương tiện làm việcđối với các cơ quan nhà nước sử dụng nguồn NSNN
Các ĐVSN, tuỳ theo quy mô, thành lập tổ đấu thầu mua sắm, sửa chữa tàisản, thành phần bao gồm Ban giám đốc, thủ trưởng đơn vị, bộ phận tài chính, tổ
kỹ thuật, bộ phận quản trị, tổ chức hành chính , do thủ trưởng đơn vị làm tổtrưởng và thực hiện các thủ tục, quy trình đấu giá theo đúng quy định hiện hành
1.2.7 Về chế độ bảo dưỡng, sửa chữa tài sản tại các ĐVSN công lập có thu
a) Mọi tài sản công trong các ĐVSN công lập có thu đều phải được bảodưỡng, sửa chữa theo đúng chế độ, tiêu chuẩn kỹ thuật về bảo quản, sử dụng tàisản theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và dự toán ngân sáchđược duyệt
b) Hàng năm, đơn vị thụ hưởng NSNN căn cứ vào thực trạng tài sản và chế
độ, tiêu chuẩn kỹ thuật về quản lý, sử dụng TSC, lập dự toán chi về bảo dưỡng,sửa chữa tài sản báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp để:
Trang 23i) Bộ, cơ quan, tổ chức ở trung ương tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính thẩmđịnh, xem xét đưa vào dự toán ngân sách trình cấp có thẩm quyền quyết địnhtheo quy định của pháp luật về NSNN;
ii) Sở, ban, cơ quan ở địa phương và UBND cấp huyện tổng hợp báo cáo SởTài chính thẩm định, xem xét đưa vào dự toán ngân sách trình cấp có thẩmquyền quyết định theo quy định của pháp luật về NSNN
c) Sau khi dự toán chi về bảo dưỡng, sửa chữa tài sản được duyệt, cácĐVSN phải sử dụng kinh phí theo đúng mục đích và có hiệu quả, kết thúc nămngân sách phải quyết toán số kinh phí được cấp và báo cáo kết quả bảo dưỡng,sửa chữa tài sản cho cơ quan tài chính nhà nước trực tiếp cấp kinh phí
1.2.8 Quyền và nghĩa vụ của ĐVSN công lập có thu
a) Tổ chức quản lý, khai thác, sử dụng TSC theo quy định của pháp luậtphục vụ hoạt động theo chức năng của mình; được Nhà nước khuyến khích, tạođiều kiện phát triển, mở rộng quy mô sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ côngích
b) Tổ chức ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả sửdụng vốn và TSC đã giao theo quy định của pháp luật
c) Được sử dụng tiền khấu hao TSCĐ và tiền thanh lý tài sản để đầu tư, táitạo tài sản mới
d) Phải bảo toàn và phát triển vốn và tài sản nhà nước giao theo quy địnhcủa pháp luật
e) Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước theo quy định của pháp luật
1.3 KINH NGHIỆM QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
1.3.1 Trung quốc
Trang 24Cục quản lý tài sản quốc hữu thuộc Quốc vụ viện của Trung Quốc đượcthành lập vào tháng 8/1989 Cục chịu sự lãnh đạo của Đảng ủy Bộ Tài chính.Những nhiệm vụ chính của cục được giao bao gồm:
Đại diện quyền sở hữu tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp có 100%vốn Nhà nước, các doanh nghiệp cổ phần do Nhà nước chi phối, các công ty cổphần, xí nghiệp liên doanh, công ty TNHH có vốn nhà nước tham gia Đại diệnchủ sở hữu tài sản nhà nước tại tất cả các cơ quan hành chính và đơn vị sựnghiệp, cơ quan Đảng, đoàn thể, Nhà nước từ Trung ương đến địa phương kể cảtài sản của Trung Quốc ở nước ngoài Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của tàisản Nhà nước tại các cơ quan và doanh nghiệp trong và ngoài nước Ngăn chặnmọi trường hợp hư hỏng, hao tổn, mất mát tài sản bằng các biện pháp theo quyđịnh của pháp luật
Xây dựng trình Quốc hội, Quốc vụ viện ban hành luật và các chính sáchchế độ dưới luật, trực tiếp ban hành các chế độ, văn bản hướng dẫn cho các vấn
đề liên quan đến tài sản quốc hữu Nhà nước, đảm bảo cho việc xúc tiến chuyểnđổi cơ chế quản lý doanh nghiệp phù hợp với công cuộc cải cách nền kinh tếtheo cơ chế thị trường theo đúng đường lối của Đảng và Chính phủ
Quản lý các doanh nghiệp, cơ sở bằng các biện pháp nhằm sử dụng tốt tàisản, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo tăng tích lũy, bảo toàn vàtăng trưởng vốn nhà nước
Những tài sản do cục quản lý bao gồm:
Tài sản nhà nước trong các doanh nghiệp
Tài sản nhà nước trong các đơn vị HCSN
Tài nguyên
Về hệ thống chính sách pháp luật:
Bộ Tài chính và Ủy ban cải cách phát triển Trung ương còn phối hợp banhành các quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng cho từng loại tài sản công nhưtrụ sở làm việc, phương tiện đi lại, trang thiết bị,… Áp dụng thống nhất trên cả
Trang 25nước Trong đó quy định rõ tiêu chuẩn sử dụng làm việc cho từng chức danh cụthể
Mầu thiết kế trụ sở do Bộ Xây dựng ban hành
Tiêu chuẩn định mức sử dụng trụ sở làm việc do Bộ Tài chính quy địnhđược phân thành 2 cấp:
Cấp I: Bộ, ngành
Cấp II: Các tỉnh, thành phố và các đặc khu
Về quản lý, sử dụng: Các cơ quan hành chính sử dụng trụ sở làm việc phảiđăng ký sử dụng (đăng ký quyền sử dụng) với Cục quản lý sự vụ; các Bộ,nganhfphair báo cáo việc sử dụng với Cục và tuân theo chế độ quản lý hiệnhành
Về biện pháp quản lý: Trung Quốc thực hiện quản lý theo kiểu tập trung vàtiết kiệm; bằng lượng hóa; quản lý khoa học; quản lý chuyên môn hóa
1.3.2 Australia
1.3.2.1 Một số nguyên tắc chung trong quản lý tài sản công
Thứ nhất, hiệu quả, hữu ích, trách nhiệm giải trình và đạo đức: theo nguyên
tắc này mọi quyết định đầu tư xây dựng mua sắm, sử dụng và thanh lý tài sảnphải đảm bảo tính hiệu quả với ý thức tiết kiệm, công tâm, đồng thời phải thựchiện theo cơ chế đấu thầu, đấu giá phải công khai trên thông tin đại chúng vớinhân dân, báo chí và phải giải trình với quốc hội, cơ quan có chức năng quản lýtài sản
Thứ hai, quản lý tài sản thông qua kết quả đầu ra, theo đó việc đầu tư xây
dựng mua sắm cũng như sử dụng và thanh lý tài sản được căn cứ chủ yếu vàochất lượng và kết quả đầu ra của dịch vụ cung cấp, như số học sinh tốt nghiệp
Trang 26hàng năm, tỷ lệ đỗ cao,… đối với trường học; số bệnh nhân được chữa bệnh, sốbệnh nhân phải nhập lại viện, số ca phẫu thuật thành công… đối với bệnh viện.
Thứ ba, mọi tài sản đều phải được ghi chép, hạch toán về cả giá trị và hiện
vật, định kỳ được định giá lại giá trị tài sản;
1.3.2.2 Về phân cấp quản lý tài sản
Việc quản lý tài sản công tại Australia được phân cấp rất mạnh cho chínhquyền bang và cho đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản Khái quát một số các quyđịnh về phân cấp như sau:
Trách nhiệm và thẩm quyền quản lý giữa các cấp chính quyền
Hệ thống chính quyền của Australia được phân thành 3 cấp:
Cấp liên bang
Cấp bang
Chính quyền địa phương
Tương ứng với nó, việc quản lý tài sản công được thực hiện bởi 3 cấp,nhưng lại được tập trung quản lý chủ yếu bởi cấp Bang Cấp trên không canthiệp vào quản lý tài sản của cấp dưới
Ở các cấp, nhiệm vụ quản lý tài sản công tại mỗi cấp được gắn với nhiệm
vụ quản lý tài chính, ngân sách và được thực hiện bởi cơ quan tài chính cungcấp, bên cạnh đó mỗi cấp đều có cơ quan kiểm toán nhà nước có trách nhiệmkiểm toán các báo cáo tài chính của các đơn vị cùng cấp Ngoài ra các cấp đều có
Ủy ban quản lý tài sản công, thành phần bao gồm: Bộ trưởng Bộ Tài chính(làmtổng thư ký), các thành viên khác của văn phòng thủ tướng Bang, các doanhnghiệp nhà nước lớn, có chức năng chủ yếu là xem xét khi xảy sự không đồngthuận trong mua sắm, thanh lý tài sản giữa Bộ Tài chính với đơn vị sử dụng tàisản
Các đơn vị sử dụng tài sản đều có bộ phận quản lý tài sản Nhìn chung đơn
vị được tự quyết định việc đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản, quyết định việc sử