Các tranh chấp trong thanh toán quốc tế bằng LC và một số giải pháp Các tranh chấp trong thanh toán quốc tế bằng LC và một số giải pháp Các tranh chấp trong thanh toán quốc tế bằng LC và một số giải pháp Các tranh chấp trong thanh toán quốc tế bằng LC và một số giải pháp Các tranh chấp trong thanh toán quốc tế bằng LC và một số giải pháp Các tranh chấp trong thanh toán quốc tế bằng LC và một số giải pháp Các tranh chấp trong thanh toán quốc tế bằng LC và một số giải pháp Các tranh chấp trong thanh toán quốc tế bằng LC và một số giải pháp
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
CƠ SỞ II TẠI TP HỒ CHÍ MINH
-*** -Bộ môn
THANH TOÁN QUỐC TẾ
Chuyên ngành: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
Trang 2M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ L/C 2
1.1 Khái niệm và tính chất của L/C 2
1.1.1 Khái niệm 2
1.1.2 Tính chất 2
1.2 Các nội dung chủ yếu của L/C 2
1.3 Quy trình thực hiện L/C 4
1.4 Phân loại L/C 6
1.4.1 Thư tín dụng có thể huỷ ngang (Revocable L/C) 6
1.4.2 Thư tín dụng không thể huỷ ngang (Irrevocable L/C) 7
1.4.3 Thư tín dụng xác nhận (Confirmed L/C) 7
1.4.4 Thư tín dụng miễn truy đòi (Without recourse L/C) 7
1.4.5 Thư tín dụng có thể chuyển nhượng (Transferable L/C) 7
1.4.6 Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C) 7
1.4.7 Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C) 8
1.4.8 Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C) 8
1.4.9 Thư tín dụng thanh toán dần về sau (Deferred payment L/C) 8
1.4.10 Thư tín dụng điều khoản đỏ (Red Clause L/C) 8
Chương 2: CÁC TRANH CHẤP TRONG THANH TOÁN BẰNG L/C 9
2.1 Các tranh chấp liên quan đến xuất trình chứng từ 9
2.1.1 Tranh chấp liên quan đến vận tải đơn đường biển 9
2.1.2 Tranh chấp liên quan tới hóa đơn thương mại 12
2.1.3 Tranh chấp liên quan đến chứng từ bảo hiểm 13
2.1.4 Các vấn đề khác liên quan tới chứng từ xuất trình 14
2.2 Các tranh chấp liên quan tới trách nhiệm của các bên liên quan 15
2.2.1 Các tranh chấp liên quan đến trách nhiệm của người xuất khẩu 15
2.2.2 Các tranh chấp liên quan đến trách nhiệm của người nhập khẩu 18
2.2.3 Các tranh chấp liên quan tới trách nhiệm của ngân hàng 22
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP 28
3.1 Các lưu ý đề phòng tranh chấp liên quan đến L/C 28
3.1.1 Kiến thức kinh doanh trong thị trường toàn cầu 28
3.1.2 Hoàn thiện quy trình thanh toán và giao dịch 28
Trang 33.2 Các giải pháp giải quyết tranh chấp 29
3.2.1 Qua trọng tài 29
3.2.2 Qua toà án 31
3.2.3 Qua đối thoại 34
KẾT LUẬN 36
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 37
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Thương mại quốc tế hiện đang phát triển với tốc độ và quy mô ngày một tolớn Phạm vi các mối quan hệ trao đổi hàng hoa được mở rộng, các hình thức giaodịch ngày càng đa dạng và phong phú Chính vì khối lượng giao dịch ngày càng lớn
mà các rủi ro và tranh chấp phát sinh trong thương mại quốc tế ngày một tăng theo
Thanh toán quốc tế là một khâu then chốt trong các khâu thực hiện hợp đổngmua bán Trong các phương thức thanh toán được áp dụng hiện nay, phương thứcthanh toán tín dụng chứng từ (thanh toán bằng L/C) được áp dụng phổ biến Đây làmột phương thức có nhiều ưu việt so với các phương thức khác do có sự đảm bảoquyền lợi cho cả người mua lẫn người bán Tuy nhiên, do kỹ thuật áp dụng tươngđối phức tạp, có nhiều nguồn luật điều chỉnh, các bên tham gia vào giao dịch lạikhông am hiểu tường tận về các thông lệ quốc tế, các văn bản pháp lý quốc giađược tuyên bố áp dụng mà trên thực tế các vụ tranh chấp trong thanh toán bằng L/Cvẫn thường xuyên xảy ra
Khi có tranh chấp, các bên tham gia vào hợp đồng đều muốn tìm mọi cáchthức giải quyết có hiệu quả nhất và vẫn bảo vệ quyền lợi của bên mình Tuy nhiên,không phải lúc nào và bao giờ các vụ kiện cũng giải quyết được một cách thỏađáng, quyền lợi của các bên không phải lúc nào cũng được đảm bảo như kỳ vọng
Việt Nam đang thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế với sự tham gia củanhiều thành phần kinh tế, nhưng thực chất phần lớn các doanh nghiệp của Việt Nam
là các doanh nghiệp vừa và nhỏ so với qui mô các doanh nghiệp trên thế giói Cóthể nói rằng, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phương thức tín dụng chứng từ
là mảt trong những phương thức thanh toán an toàn nhất Do vậy việc tìm hiểu vềcác tranh chấp phát sinh trong thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ và cáchgiải quyết các tranh chấp này có vai trò hết sức quan trọng đối với Việt Nam
Xuất phát từ thực trạng trên,nhóm chúng em lựa chọn đề tài “Các tranh chấptrong thanh toán quốc tế bằng L/C và một số giải pháp” làm đề tài tiểu luận Trong
đó, chúng em sẽ đi vào phân tích:
1 Tổng quan về L/C
2 Các tranh chấp trong thanh toán bằng L/C
3 Một số giải pháp giải quyết tranh chấp
Trang 51.1.2 Tính chất
L/C không phụ thuộc,độc lập với hợp đồng cơ sở (hợp đồng mà xuất phát từhợp đồng đó người ta tiến hành mở L/C) Các ngân hàng không liên quanhoặc bị ràng buộc bởi các hợp đồng như thế ngay cả khi L/C có dẫn chiếuđến các hợp đồng đó
L/C chỉ giao dịch bằng chứng từ và thanh toán chỉ căn cứ vào chứng từ.Cácngân hàng làm việc với nhau trên cơ sở chứng từ chứ không quan tâm đếnhàng hóa/dịch vụ Cho dù người bán giao hàng bị thiếu, hàng kém chấtlượng, giao hàng sai…, nhưng nếu trên bề mặt chứng từ thể hiện phù hợp vớiL/C, UCP thì ngân hàng phát hành phải thanh toán cho người thụ hưởng Cácbên tham gia trong thư tín dụng không được lợi dụng vào tình trạng hànghóa/dịch vụ được giao để trì hoãn việc thanh toán
Mặc dù người đề nghị mở L/C tham gia với tư cách là người mua hànghóa/dịch vụ, nhưng ngân hàng phát hành mới là người thanh toán, cho nênkhi người thụ hưởng ký phát hối phiếu đòi tiền thì phải đòi tiền ngân hàngphát hành L/C
L/C yêu cầu tuân thủ chặt chẽ của bộ chứng từ
L/C là công cụ thanh toán,hạn chế rủi ro.Tuy nhiên,cũng có thể là công cụ từchối thanh toán
1.2 Các nội dung chủ yếu của L/C
i Số hiệu L/C
Về số hiệu, tất cả các thư tín dụng đều phải có số hiệu riêng của nó để có thểtrao đổi thư từ, điện tín có liên quan đến việc thực hiện thư tín dụng Có thư tíndụng ghi ngay đầu dòng bên phải câu "Đề nghị ghi tín dụng số trên các thư từ
Trang 6giao dịch" (Please quote credit No on all correspondence) Số hiệu của thư tíndụng còn được dùng để ghi vào các chứng từ có liên quan.
ii Địa điểm mở L/C
Địa điểm mở L/C là nơi mà ngân hàng mở L/C viết cam kết trả tiền cho ngườixuất khẩu Địa điểm này có ý nghĩa trong việc chọn luật áp dụng khi xảy ra tranhchấp nếu có xung đột pháp luật về L/C đó
iv Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến L/C
Những người có liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ nói chung có hailoại, đó là các thương nhân và các ngân hàng Các thương nhân chỉ bao gồm nhữngngười nhập khẩu, tức là người yêu cầu mở L/C; người xuất khẩu là người hưởng lợiL/C
v Số tiền của thư tín dụng
Số tiền của thư tín dụng vừa được ghi bằng số, vừa được ghi bằng chữ và thốngnhất với nhau Không thể chấp nhận một thư tín dụng có số tiền ghi bằng số và bằngchữ mâu thuẫn nhau
Tên của đơn vị tiền tệ phải rõ ràng, ví dụ cùng một tên gọi là đôla nhưng trên thếgiới có nhiều loại đôla khác nhau Không nên ghi số tiền dưới dạng một số tuyệtđối Cách ghi số tiền tốt nhất là ghi một số giới hạn mà người xuất khẩu có thể đạtđược dù là giao hàng có tính chất là nguyên cái hay là rời Theo bản "Quy tắc &Thực hành thống nhất Tín dụng chứng từ" thì những từ "khoảng chừng" (about),
"độ khoảng" (approximately) hoặc những từ ngữ tương tự được dùng để chỉ mức độ
số tiền của thư tín dụng được hiểu là cho phép xê dịch hơn kém không được quá10% của tổng số tiền đó.Ngoài ra, bản quy tắc còn quy định "trừ khi thư tín dụngquy định số lượng hàng giao không được hơn kém, còn thì sẽ được phép có mộtkhoản dung sai trong phạm vi hơn kém 5%, miễn là tổng số tiền chi trả luôn luônkhông được vượt quá số tiền của thư tín dụng
vi Thời hạn hiệu lực của L/C
Thời hạn hiệu lực của thư tín dụng là thời hạn mà ngân hàng mở L/C cam kết trảtiền cho người xuất khẩu, nếu người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ trong thời hạn
Trang 7đó và phù hợp với những điều quy định trong L/C Thời hạn hiệu lực của L/C bắtđầu tính từ ngày mở L/C đến ngày hết hiệu lực L/C.
Nguyên tắc khi xác định thời hạn hiệu lực của L/C:
Ngày giao hang phải nằm trong thời gian hiệu lực của L/C và không đượctrùng thời gian hết hạn L/C
Ngày phát hành L/C phải trước ngày giao hàng một thời gian hợplý,không được trùng với ngày giao hàng
Ngày hết hạn hiệu lực L/C phải sau ngày giao hàng một thời gian hợp lý.vii Thời hạn trả tiền
Có thể là thời hạn trả tiền ngay hoặc trả tiền sau Phụ thuộc vào quy định củahợp đồng
viii Thời gian giao hàng
Được quy định trong hợp đồng mua bán và cũng được ghi lại trong L/C Thờihạn giao hàng có quan hệ chặt chẽ với thời hạn hiệu lực của L/C; có thể quy địnhchậm nhất một ngày nào đó phải cụ thể,không được quy định mơ hồ tránh việc suyđoán
ix Những nội dung về hàng hóa: gồm tên hàng,số lượng trọng lượng,chấtlượng,giá cả,quy cách phẩm chất,bao bì, ký mã hiệu,
x Những nội dung về vận tải,giao nhận hàng hóa: bao gồm điều kiện cơ sởgiao hàng FOB,CIF,CFR,… nơi gửi và nơi giao hàng,giao hàng từng phầnhay toàn phần và có được chuyển tải hay không,…
xi Những chứng từ xuất trình
Các chứng từ trong L/C sẽ bằng tối thiểu các chứng từ quy định trong hợp đồng cơsở,về chủng loại,số lượng,cách ký phát mỗi ngày
xii Sự cam kết trả tiền của ngân hàng phát hành L/C
xiii Những điều khoản đặc biệt khác
xiv Chữ ký của ngân hàng phát hành
Trang 8(1) Người mua làm đơn xin mở L/C gửi đến ngân hàng yêu cầu ngân hàng mởL/C cho người bán hưởng Trong bước này có thể có tranh chấp giữa người bán vàngười mua khi người mua mở L/C không đúng vói các qui định của hợp đổng muabán đã ký kết.
(2) Căn cứ vào đơn xin mở thư tín dụng, ngân hàng sẽ phát hành một L/C, có thểphát sinh tranh chấp giữa ngân hàng phát hành và người mua khi ngân hàng mở L/Ctrái với nội dung trong đơn xin mở L/C của người mua
(3) Ngân hàng thông báo nhận được L/C thì phải xác minh tính chân thực bềngoài của L/C sau đó thông báo và gửi bản gốc L/C cho người hưởng lợi thư tíndụng Tranh chấp có thể xảy ra khi ngân hàng thông báo, thông báo một L/C thiếutính chân thực bề ngoài
(4) Người bán nhận được L/C thì phải kiểm tra L/C, nếu không chấp nhận L/Cthì yêu cầu người mua sửa đổi bổ sung L/C Khi đã chấp nhận L/C, người bán tiếnhành giao hàng Tranh chấp có thể phát sinh ở khâu này khi người bán không kiểmtra kỹ L/C, chấp nhận một L/C khó thực hiện hoặc có các điều khoản mà người mua
đã khống chế dẫn đến sau này không thể lập được bộ chứng từ phù hợp L/C để đòitiền
(5) Sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng người bán lập bộ chứng từ thanh toántheo yêu cầu, tranh chấp dễ phát sinh khi người bán lập và xuất trình bộ chứng từkhông phù hợp với các quy định trong L/C
Trang 9(6) Ngân hàng mở L/C kiểm tra chứng từ, nếu thấy chứng từ phù hợp với L/Cthì trả tiền cho người bán Nếu bộ chứng từ có sai sót, mâu thuẫn thì từ chối trả tiền
và thông báo cho các bên liên quan để giải quyết Tranh chấp xảy ra khi các ngânhàng kiểm tra chứng từ không cẩn thận, không phát hiện hết các sai biệt của bộchứng từ hoặc khi quan điểm của các ngân hàng không giống nhau về các sai biệtcủa bộ chứng từ mà ngân hàng đã thanh toán cho người hưởng lỗi
(7) Ngân hàng mở L/C chuyển bộ chứng từ cho người xin mở với điều kiệnngười này trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền
(8) Người mua kiểm tra chứng từ nếu phù hợp thì hoàn tiền cho ngân hàng mởL/C, nhận chứng từ để đi nhận hàng, nếu phát hiện thấy chứng từ có sai sót so vớiquy định của L/C thì có quyền từ chối hoàn trả tiền, khi đó trách nhiệm thuộc vềngân hàng mở L/C Tranh chấp thường phất sinh trong khâu 7,8 này là khi ngườinhập khẩu vì một lý do nào đó chủ quan hoặc khách quan không có thiện chí trongkhâu nhận hàng, nên cố tình bắt lỗi chứng từ để từ chối thanh toán
1.4 Phân loại L/C
1.4.1 Thư tín dụng có thể huỷ ngang (Revocable L/C)
Thư tín dụng có thể huỷ ngang (Revocable L/C)à L/C mà người yêu cầu pháthành (người NK) có quyền đề nghị NHPH sửa đổi, bổ sung, hoặc hủy bỏ bất cứ lúcnào mà không cần sự chấp thuận và thông báo trước của người thụ hưởng (nhà xuấtkhẩu)
Tuy nhiên, khi hàng hóa đã được giao, ngân hàng mới thông báo lệnh hủy bỏhoặc sửa đổi bổ sung thì lệnh này không có giá trị; nghĩa là khi đó NHPH L/C vẫnphải thực hiện nghĩa vụ thanh toán như đã cam kết, coi như không có việc hủy bỏxảy ra
Các loại L/C
Revocable L/
C Irrevocable L/ C Confirmed L/ C recourse L/C Without Transferable L/C Revolving L/ C Back to Back L/C Reciprocal L/ C payment L/C Deferred Red Clause L/ C
Trang 101.4.2 Thư tín dụng không thể huỷ ngang (Irrevocable L/C)
Thư tín dụng không thể huỷ ngang (Irrevocable L/C) Là L/C sau khi đã đượcphát hành thì NHPH không được sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ toàn phần hay từngphần nội dung trong thời hạn hiệu lực của nó
1.4.4 Thư tín dụng miễn truy đòi (Without recourse L/C)
Thư tín dụng miễn truy đòi (Without recourse L/C) là L/C mà khi đã thanhtoán cho người thụ hưởng số tiền của L/C thì Ngân hàng được chỉ định thanh toánkhông có quyền đòi lại người thụ hưởng
1.4.5 Thư tín dụng có thể chuyển nhượng (Transferable L/C)
Thư tín dụng có thể chuyển nhượng (Transferable L/C) là loại L/C không thểhủy ngang trong đó quy định quyền của người hưởng lợi là có thể yêu cầu NHPHhoặc là NH chỉ định chuyển nhượng toàn bộ hay một phần quyền thực hiện L/C chomột hay nhiều người khác
1.4.6 Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C)
Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving L/C) là loại L/C không thể hủy ngang,
mà sau khi sử dụng xong thì nó tự động có giá trị như cũ, và nó cứ lặp đi lặp lại theovòng tuần hoàn như vậy cho đến khi tổng trị giá của Hợp đồng cơ sở được thực hiệnxong
Revolving L/C thường được sử dụng trong quan hệ buôn bán hàng hóa màcác bên tin cậy lẫn nhau, buôn bán thường xuyên, định kỳ, số lượng lớn, giao nhiềulần trong một thời gian nhất định và hàng hóa phải đồng nhất về chủng loại, phẩmchất, cách đóng gói bao bì
Trang 111.4.7 Thư tín dụng giáp lưng (Back to back L/C)
Sau khi nhận được L/C do người nhập khẩu mở cho mình hưởng, nhà xuấtkhẩu căn cứ vào nội dung của L/C này và dùng chính L/C này để thế chấp mở mộtL/C khác cho một người khác hưởng với nội dung gần giống với L/C ban đầu L/Cphát hành sau gọi là L/C giáp lưng (Back to back L/C), L/C dùng để đem đi thếchấp gọi là L/C gốc (Master L/C) Người mở L/C giáp lưng là trung gian trong muabán hàng hóa
1.4.8 Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C)
Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal L/C) là loại thư tín dụng chỉ bắt đầu cóhiệu lực khi thư tín dụng kia đối ứng với nó đã được mở
1.4.9 Thư tín dụng thanh toán dần về sau (Deferred payment L/C)
Thư tín dụng thanh toán dần về sau (Deferred payment L/C) là thư tín dụngkhông thể hủy ngang, trong đó Ngân hàng phát hành L/C hay Ngân hàng xác nhậnL/C cam kết sẽ thanh toán cho người hưởng lợi dần dần toàn bộ số tiền của L/Ctrong những thời hạn quy định rõ trong L/C đó
1.4.10.Thư tín dụng điều khoản đỏ (Red Clause L/C)
Thư tín dụng điều khoản đỏ (Red Clause L/C) là loại L/C ứng trước mộtphần tiền cho Người hưởng lợi L/C trước khi giao hàng
Trang 12Chương 2: CÁC TRANH CHẤP TRONG THANH TOÁN BẰNG L/C
2.1 Các tranh chấp liên quan đến xuất trình chứng từ
2.1.1 Tranh chấp liên quan đến vận tải đơn đường biển
Hiện nay, khoảng 90% lượng hàng hóa giao dịch thương mại quốc tế sửdụng phương thức vận tải đường biển, chính vì vậy B/L cũng chiếm một tỷ trọng rấtlớn trong tổng số chứng từ vận tải đang được sử dụng Do số lượng hãng vận tảitrên thế giới là vô cùng lớn và có mặt tại nhiều quốc gia khác nhau nên khó tránhkhỏi những khác biệt về hình thức, cách hiểu, trình độ, từ đó dẫn tới những bất đồngtrong việc kiểm tra và ra kết luận thanh toán của các ngân hàng thương mại cũngnhư các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu, phát sinh các tranh chấp Sau đây là một sốtranh chấp thường gặp liên quan đến vận đơn đường biển:
2.1.1.1 Ngày giao hàng trên B/L
Ngày giao hàng là căn cứ để các bên tham gia thương mại và thanh toánquốc tế khẳng định người bán đã thực hiện đúng thời hạn giao hàng được quy địnhtrong Hợp đồng thương mại hoặc L/C Ngày giao hàng được căn cứ vào chứng từvận tải Tuy nhiên, trên B/L, có thể có thông tin về ngày tháng trong mục ghi chú
On Board Ðiều này thường dẫn đến băn khoăn cho ngân hàng là ngày nào sẽ đượccoi là ngày giao hàng
Có 2 trường hợp để xác định ngày giao hàng:
Trường hợp B/L có ghi chú On Board: Ngày của ghi chú On Board OBN (On Board Notation) sẽ được coi là ngày giao hàng cho dù ngày
-On Board trước hoặc sau ngày phát hành B/L Nếu trên 1 B/L cónhiều hơn một ghi chú On Board, ngày On Board sớm hơn sẽ đượccoi là ngày giao hàng Nếu bộ chứng từ được xuất trình nhiều hơn một
bộ B/L thì ngày On Board muộn hơn sẽ được coi là ngày giao hàng
Trường hợp B/L không ghi chú On Board: Ðối với trường hợp này,ngày phát hành sẽ được coi là ngày giao hàng
2.1.1.2 Ghi chú ON BOARD trên B/L
On Board Notation (OBN) là việc xác nhận rằng hàng hóa đã được xếp lêntàu Việc hàng hóa đã được xếp lên tàu không chỉ liên quan đến quyền lợi của ngườimua, người bán mà còn là cơ sở trong việc kiểm tra chứng từ bảo hiểm, vì vậy đượctất cả các bên tham gia thương mại và thanh toán quốc tế đặc biệt quan tâm OBN
Trang 13cần có khi những nội dung của B/L không chỉ ra một cách rõ ràng rằng hàng hóa đãđược xếp lên con tàu được xuất phát tại cảng đi đúng như quy định của L/C Trongquá trình kiểm tra OBN thường xảy ra nhiều tranh chấp Chẳng hạn như các bêntham gia thanh toán thường đặt ra hàng loạt các câu hỏi:
i Có chấp nhận B/L không ghi chú On Board hay không?
ii OBN chỉ ghi ngày tháng có hợp lệ hay không?
iii OBN có ngày tháng, tên tàu đã đủ điều kiện thanh toán hay chưa?
iv Mọi OBN có phải chỉ ra ngày tháng, tên tàu, tên cảng đi, cảng đến?
Các bên tham gia thanh toán sẽ chấp nhận B/L không có OBN nếu đồng thờithỏa mãn các điều kiện sau đây:
Nếu B/L là loại đã xếp hàng lên tàu,
Cảng bốc hàng phù hợp với quy định của L/C,
Trên B/L không có chặng trước cho dù có nơi nhận hàng để chở khácvới cảng bốc hàng theo L/C,
Ví dụ: L/C quy định hàng được xếp từ Hải Phòng tới Oakland (California,USA) B/L được chấp nhận nếu B/L đó không chỉ ra chặng trước - precarriage và có
in sẵn dòng chữ đã xếp hàng lên tàu - shipped on board
B/L cần có OBN thể hiện ngày tháng: Ðối với B/L nhận hàng để chở
và không có chặng trước,
Ví dụ trên, nếu người thụ hưởng xuất trình vận đơn nhận hàng để chở Receipt for shipment B/L thì cần có OBN, tuy nhiên chỉ cần chỉ ra ngày tháng OBN
-là phù hợp
B/L cần có OBN thể hiện ngày tháng và tên con tàu thực tế,
Nếu B/L có ghi “con tàu dự định” hoặc quy định tương tự liên quan đến têncon tàu, thì việc ghi chú hàng đã xếp lên tàu, ghi rõ ngày giao hàng và têncon tàu là cần thiết
B/L cần có OBN thể hiện ngày tháng, tên tàu và cảng đi:
o Nếu trên B/L thể hiện có chặng trước, cho dù đó là shipped onboard B/L hay Receipt for shipment B/L
o OBN cần đầy đủ các thông tin về tên tàu, cảng đi và ngàytháng đối với B/L thể hiện tên cảng đi ở mục “Place of receipt”thay vì “Port of Loading”
Trang 14o OBN cần đầy đủ các thông tin về tên tàu, cảng đi và ngàytháng đối với B/L thể hiện cảng xếp hàng là dự định hoặc quyđịnh tương tự liên quan.
Nếu như L\C quy định số hóa đơn chiếu lệ phải ghi trong hóa đơn mà khôngghi trong hóa đơn thì đây là bất hợp lệ
2.1.1.3 Cảng đi, cảng đến
Cảng đi và cảng đến trên B/L đòi hỏi phải phù hợp với quy định của L/C.Tuy nhiên, do nhiều hãng chuyên chở muốn phản ánh đầy đủ các thông tin trên bềmặt B/L từ nơi nhận hàng để chở cho đến nơi chuyển tải, cảng dỡ nhưng phần lớntrên B/L không có mục in sẵn chuyển tải, vì vậy, người phát hành B/L không đủ cácmục in sẵn để điền thông tin vào ô thích hợp, dẫn đến tình trạng điền thông tin vàoB/L không đúng vị trí Những trường hợp thường gặp, đó là: tên cảng dỡ được điềnvào Destination hoặc tên cảng bốc hàng được điền vào mục Place of receipt hoặctên cảng chuyển tải được điền vào mục Port of unloading
2.1.1.5 Ký hậu vận đơn
Ký hậu vận đơn được hiểu là “hành động chuyển nhượng quyền sở hữu hànghóa được mô tả trên vận đơn theo lệnh từ người nhận hàng này qua người nhậnhàng khác” Người ký hậu sẽ ký lên mặt sau của vận đơn và trao vận đơn cho ngườinhận ký hậu Về mặt pháp lý, ký hậu là hành động thể hiện sự chấp nhận của người
ký hậu về việc từ bỏ quyền sở hữu hàng hóa được mô tả trên vận đơn và chuyểnnhượng nó sang cho người nhận ký hậu
Hiện nay, kí hậu vận đơn được sử dụng rất phổ biến trong các giao dịchthanh toán quốc tế Tuy nhiên, nghiệp vụ này cũng phát sinh nhiều tranh chấp
Vấn đề đầu tiên là con dấu trong kí hậu vận đơn Hiện nay, ở thị trườngTrung Ðông, châu Phi hoặc ở một số quốc gia ở Nam Mỹ và châu Á như TrungQuốc, khi ký hậu cần phải đóng dấu thể hiện tên của doanh nghiệp
Ví dụ thực tế:
Ðã có trường hợp, bộ chứng từ gửi đến một ngân hàng của Trung Quốc bị
Trang 15bắt lỗi do con dấu đóng lúc ký hậu thể hiện đầy đủ tên doanh nghiệp là ABCLimited thay vì theo yêu cầu của L/C là ABC Ltd Ngân hàng phát hành vẫn chorằng đây là một lỗi nên đã từ chối thanh toán Ðiều đó cho thấy, ở các thị trườngnày, kiểm tra việc đóng dấu và nội dung con dấu là nghiệp vụ rất được quan tâm.
Vấn đề thứ hai liên quan đến chủ thể kí hậu Trong trường hợp L/C yêu cầu
kí hậu để trống thì một chữ kí ở mặt sau cũng được ngân hàng chấp nhận Còn trongtrường hợp kí hậu theo lệnh hoặc đính danh thì cần có tên doanh nghiệp cùng vớichữ kí mới được xem là hợp lệ Một số lưu ý khác là chỉ có người gửi hàng thực tếmới có thẩm quyền kí hậu; trừ khi L/C quy định rõ về chức danh của người ký hậu
là giám đốc và phải được thể hiện rõ khi ký, nếu không, người ký hậu không cầnphải nêu rõ chức danh của mình và ngay cả khi đề cập chức danh mà không phải làgiám đốc, ví dụ, phó giám đốc hoặc trưởng phòng… thì ngân hàng cũng không cóquyền bắt lỗi đối với B/L
Vụ án giữa Hilditch Pty Ltd v Dorval Kaiun (No 2) [2007] FCA 2014, L/Cyêu cầu xuất trình trọn bộ B/L theo “lệnh của người gửi hàng và ký hậu để trống”,người thụ hưởng xuất trình bộ vận đơn thể hiện ở mặt sau chỉ có duy nhất chữ ký,không có các thông tin về tên công ty, chức danh của người ký May mắn là khikiểm tra lại bộ chứng từ, các chuyên gia thấy rằng, chữ ký ở mặt sau của vận đơngiống với chữ ký trên hóa đơn thương mại do người thụ hưởng (trùng tên với ngườigửi hàng) ký phát Nên dẫn tới kết luận là chữ ký trên mặt sau của vận đơn là hợplệ
Vấn đề thứ ba là chủ thể nhận kí hậu Có những trường hợp, tên của ngườinhận ký hậu lại được thể hiện sai hoặc do bản thân người gửi hàng lại muốn giaohàng cho chủ thể khác Chính vì thế, sau khi ký hậu, tên gọi người nhận hàng trênvận đơn khác với tên người nhận hàng thực tế được yêu cầu trong B/L.Ðối với bộvận đơn thể hiện như vậy, ngân hàng hoàn toàn có quyền bắt lỗi
2.1.2 Tranh chấp liên quan tới hóa đơn thương mại
Trong thanh toán quốc tế bằng L/C, hoá đơn thương mại là một loại chứng từthương mại do người thụ hưởng L/C tạo lập cho người yêu cầu mở L/C sau khingười thụ hưởng hoàn thành nghĩa vụ giao hàng
Thực tế thanh toán quốc tế bằng L/C tại Việt Nam thường xảy ra các tranhchấp liên quan đến hóa đơn thương mại do 2 vấn đề: trị giá hóa đơn và mô tả hànghóa trên hóa đơn thương mại
2.1.2.1 Về trị giá hóa đơn
Trang 16Số tiền của L/C có thể bằng 100% trị giá của hóa đơn hoặc lớn hơn Nếu sốtiền ghi trên hóa đơn vượt quá giá trị của L/C thì ngân hàng có quyền từ chối thanhtoán Nếu ngân hàng chấp nhận một hóa đơn thương mại như thế thì chỉ có trườnghợp số tiền cao nhất được ấn định trong L/C sẽ được thanh toán và quyết định đó sẽràng buộc các bên có liên quan Tuy nhiên, việc giao chứng từ có thể không đượcthực hiện vì còn phụ thuộc vào việc thanh toán khoản tiền chưa trả Trong trườnghợp này, khoản tiền vượt thường được chuyển sang nhờ thu Ngược lại, nếu ngânhàng không chấp nhận thanh toán và người mua lại không hợp tác thì trị giá hóađơn vượt quá không được thanh toán sẽ gây ra tranh chấp.
2.1.2.2 Về mô tả hàng hóa trên hóa đơn thương mại
Việc mô tả hàng hóa trên hóa đơn thương mại cũng được các ngân hàngkiểm tra kỹ lưỡng Theo UCP 600 quy định, việc mô tả hàng hóa trong hóa đơnthương mại phải phù hợp với mô tả trong L/C Bằng việc mô tả chính xác hàng hóađược nêu trong L/C, người bán xác nhận rằng hàng hóa đã được gửi đi đúng theothỏa thuận trong hợp đồng Chỉ cần một sự khác biệt nhỏ giữa mô tả hàng hóa tronghóa đơn thương mại và trong L/C cũng có thể khiến ngân hàng từ chối thanh toán
và xảy ra tranh chấp
2.1.3 Tranh chấp liên quan đến chứng từ bảo hiểm
Trong mua bán quốc tế với điều kiện CIF, CIP, người bán có trách nhiệmmua bảo hiểm cho hàng hóa xuất khẩu và phải lập chứng từ bảo hiểm tuân theo quyđịnh tại điều 28 của UCP 600 Cụ thể có điều luật này quy định như sau:
i Chứng từ bảo hiểm, chẳng hạn như đơn bảo hiểm, giấy chứng nhậnbảo hiểm, hoặc tờ khai theo hợp đồng bảo hiểm bao, phải thể hiện là
do một công ty bảo hiểm, người bảo hiểm hoặc đại lý hoặc ngườiđược ủy quyền của họ ký và phát hành
ii Nếu chứng từ bảo hiểm ghi rõ là đã được phát hành nhiều hơn mộtbản gốc, thì tất cả bản gốc phải được xuất trình
iii Phiếu bảo hiểm tạm thời sẽ không được chấp nhận
iv Đơn bảo hiểm được chấp nhận thay cho chứng nhận bảo hiểm hoặc tờkhai theo hợp đồng bảo hiểm bao
v Chứng từ bảo hiểm phải ghi rõ số tiền bảo hiểm và cùng loại tiền củaThư tín dụng
vi Thư tín dụng phải quy định loại bảo hiểm được yêu cầu và những rủi
ro phụ được bảo hiểm, nếu có Một chứng từ bảo hiểm không đề cậpđến các rủi ro không được bảo hiểm cũng sẽ được chấp nhận nếu nhưThư tín dụng dùng những từ không rõ ràng như “rủi ro thông thường”hoặc “rủi ro tập quán”
Trang 17vii Nếu Thư tín dụng yêu cầu bảo hiểm “mọi rủi ro” và một chứng từ bảo
hiểm được xuất trình có điều khoản hoặc ghi chú “mọi rủi ro”, dù cóhay không tiêu đề “mọi rủi ro”, thì chứng từ bảo hiểm vẫn được chấpnhận mà không cần phải xem một số rủi ro nào đó có bị loại trừ haykhông
viii Chứng từ bảo hiểm có thể dẫn chiếu bất cứ điều khoản loại trừ nào
ix Chứng từ bảo hiểm có thể quy định việc bảo hiểm phụ thuộc vào mứcmiễn bồi thường (có trừ hoặc không trừ)
Tại Việt Nam, các doanh nghiệp thường xuất khẩu theo điều kiện FOB nênkhông phải chịu trách nhiệm mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất khẩu Thực tế nàykhiến các doanh nghiệp Việt Nam vốn đã có ít kinh nghiệm trong lĩnh vực tạo lậpchứng từ nay lại càng yếu kém hơn do họ ít có cơ hội cọ xát với thực tế, đặc biệt làviệc mua bảo hiểm Hiện nay, hình thức mua bán hàng qua trung gian rồi xuất khẩusang một nước thứ ba đã trở nên phổ biến hơn Việc thiếu kinh nghiệm trong muabảo hiểm cho hàng hóa đã khiến nhiều thương vụ bị thua lỗ do chứng từ bảo hiểmlập có sai sót và bị ngân hàng từ chối thanh toán Trong thực tiễn thanh toán, doanhnghiệp thường có thể gặp những sai sót sau khi lập chứng từ bảo hiểm:
Mô tả hàng hoá và những thông tin khác không khớp với L/C hoặccác chứng từ khác
Không nêu hoặc nêu không đầy đủ các điều kiện bảo hiểm
Loại tiền tệ trên chứng từ bảo hiểm khác với loại tiền tệ ghi trong L/C
Bảo hiểm có hiệu lực sau ngày ghi trên vận đơn hoặc trên các chứng
từ vận tải khác
Số tiền bảo hiểm nhỏ hơn 110% giá CIF của hàng hóa
Số bản chính được xuất trình không đủ theo yêu cầu của L/C
Tên hoặc địa chỉ của các bên liên quan đến chứng từ bảo hiểm khôngchính xác
Chứng từ bảo hiểm không ký hậu chuyển quyền sở hữu bảo hiểmhàng hoá cho nhà nhập khẩu
Không nêu số lượng bản chính được phát hành
Không nêu tổ chức giám định hàng hoá hoặc nơi khiếu nại, bồithường theo quy định L/C
2.1.4 Các vấn đề khác liên quan tới chứng từ xuất trình
Ngoài những nội dung liên quan tới các chứng từ xuất trình như đã nói ởtrên, vấn đề liên quan đến mâu thuẫn giữa các chứng từ cũng có nhiều tranh luận
Theo quy định, những nội dung và các số liệu có liên quan giữa các chứng từkhông được mâu thuẫn với nhau, nếu có sự mâu thuẫn giữa các chứng từ mà từ đóngười ta không thể xác định một cách rõ ràng, thống nhất nội dung thuộc về tên
Trang 18hàng, số lượng, trọng lượng, giá cả, tổng trị giá, tên của người hưởng lợi…thì cácchứng từ đó sẽ bị ngân hàng từ chối thanh toán vì bộ chứng từ đó mâu thuẫn vớinhau Có những trường hợp sự không thống nhất về quan điểm đã dẫn đến các tranhchấp
Theo yêu cầu của L/C, hóa đơn thương mại phần mô tả hàng hóa ghi: Mặthàng: A xít sun phu rich, nhưng trong chứng từ giám định lại ghi: H2SO4 Xét vềmặt bản chất, thì dù có 2 cách ghi khác nhau ở 2 chứng từ nhưng ngân hàng, với sựcẩn thận hợp lý, có thể phán xét được đây là chứng từ không mâu thuẫn Nhưngtrong những trường hợp khác, không phải lúc nào ngân hàng cũng có thể phát hiện
ra bản chất bên trong của chứng từ so với hình thức bên ngoài Do vậy, giải pháp antoàn nhất cho các doanh nghiệp và để tránh các tranh chấp có thể phát sinh, tốt nhất
là nên loại bỏ các mâu thuẫn về hình thức khi tạo lập các chứng từ theo yêu cầu củaL/C
2.2 Các tranh chấp liên quan tới trách nhiệm của các bên liên quan
2.2.1 Các tranh chấp liên quan đến trách nhiệm của người xuất khẩu
Khi tham gia thanh toán quốc tế theo hình thức thư tín dụng L/C thì nhà xuấtkhẩu thường gặp phải một số lỗi sau:
2.2.1.1 Người xuất khẩu lập các chứng từ thanh toán không phù hợp với các qui định trong L/C
Trong giao dịch bằng thư tín dụng, Ðiều 5, UCP 600 đã nêu rõ: “Các ngânhàng giao dịch bằng các chứng từ và không giao dịch bằng hàng hoá, dịch vụ hoặccác thực hiện khác mà các chứng từ có liên quan” Việc lập và xuất trình một bộchứng từ phù hợp đòi tiền ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận L/C lànghĩa vụ cơ bản của người hưởng lợi Nếu vì một lý do khách quan hay chủ quannào đó mà người hưởng lợi không xuất trình được một bộ chứng từ đòi tiền phù hợpthì quyền lợi của chính bản thân người hưởng lợi, ngân hàng trả tiền, ngân hàngchiết khấu sẽ bị ảnh hưởng Mức độ phổ biến của sử dụng thư tín dụng trong thanhtoán quốc tế qua thời gian luôn tăng lên cùng với sự phát triển của buôn bán quốc
tế Thư tín dụng cho phép người bán hưởng đầy đủ quyền lợi với điều kiện họ phảihoàn thành trách nhiệm nghĩa vụ theo đúng yêu cầu của thư tín dụng đã mở
Trong thanh toán tín dụng chứng từ ngân hàng mở L/C đứng ra cam kếtthanh toán cho người xuất khẩu khi họ xuất trình bộ chứng từ phù hợp với nội dungcủa L/C, Ngân hàng chỉ làm việc với các chứng từ quy định trong L/C Phương thứcthanh toán tín dụng chứng từ đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối giữa bộ chứng từ thanhtoán với nội dung quy định trong L/C Chỉ cần một sơ suất nhỏ trong việc lập chứng
từ thì nhà xuất khẩu cũng có thể bị ngân hàng mở L/C và người mua bắt lỗi, từ chối
Trang 19thanh toán Do đó, việc lập bộ chứng từ thanh toán là một khâu quan trọng và rất dễgặp rủi ro đối với nhà XK.
Một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với L/C phải đáp ứng được các yêu cầusau:
Các chứng từ phải phù hợp với luật lệ và tập quán thương mại mà hainước người mua và người bán đang áp dụng và được dẫn chiếu trongL/C
Nội dung và hình thức của các chứng từ thanh toán phải được lập theođúng yêu cầu đề ra trong L/C
Những nội dung và các số liệu có liên quan giữa các chứng từ khôngđược mâu thuẫn với nhau, nếu có sự mâu thuẫn giữa các chứng từ mà
từ đó người ta không thể xác định một cách rõ ràng, thống nhất nộidung thuộc về tên hàng, số lượng, trọng lượng, giá cả, tổng trị giá, têncủa người hưởng lợi…thì các chứng từ đó sẽ bị ngân hàng từ chốithanh toán vì bộ chứng từ đó mâu thuẫn với nhau
Bộ chứng từ phải được xuất trình tại địa điểm qui định trong L/C vàtrong thời hạn hiệu lực của L/C
Trên thực tế có rất nhiều sai sót xảy ra trong quá trình lập chứng từ, thườnggặp vẫn là:
Lập chứng từ sai lỗi chính tả, sai tên, địa chỉ của các bên tham gia,của hãng vận tải
Chứng từ không hoàn chỉnh về mặt số lượng
Các sai sót trên bề mặt chứng từ : số tiền trên chứng từ vượt quá giátrị của L/C; các chứng từ không ghi số L/C, không đánh dấu bản gốc;các chứng từ không khớp nhau hoặc không khớp với nội dung của L/
C về số lượng, trọng lượng, mô tả hàng hoá…; các chứng từ khôngtuân theo quy định của L/C về cảng bốc dỡ hàng, về hãng vận tải, vềphương thức vận chuyển hàng hóa…
Tất cả những sai sót trên đều là những nguyên nhân gây nên rủi ro cho nhàxuất khẩu khi lập bộ chứng từ thanh toán
Ngoài ra, do sự khác biệt về tập quán, luật lệ ở mỗi nước cho nên dễ dẫn đếnnhững sai sót khi nhà xuất khẩu hoàn tất bộ chứng từ hàng hoá để gửi NH xin thanhtoán
Trang 202.2.1.2 Người xuất khẩu không thể tạo lập được các chứng từ phù hợp
do người mua khống chế
Trong thực tế, có thể do sức ép của thị trường, cũng có thể do nghiệp vụ nonkém mà người xuất khẩu đã chấp nhận một L/C trong đó yêu cầu một hay một sốloại chứng từ do người mua hoặc thay mặt người mua cấp Chính vì vậy, khi ngườinhập khẩu không có thiện chí hoặc không thể cung cấp các chứng từ do phía mìnhcung cấp thì người xuất khẩu không thể lập được bộ chứng từ phù hợp với L/C vàkhông thể nhận được tiền hàng, từ đó tranh chấp phát sinh
Xét ví dụ thực tế sau đây:
hợp này rõ ràng là người bán đã tự chuốc lấy rủi ro khi chấp nhận một thư tín dụngyêu cầu loại chứng từ do người mua cấp
Kết luận: Công ty bia rượu Hà Nội- nhà xuất khẩu không lập được bộ chứng
từ đòi tiền phù hợp là do họ đã chấp nhận một thư tín dụng có điều khoản bất lợicho mình Thực trạng này xuất phát từ sự phụ thuộc của doanh nghiệp Việt Namvào thị trường nước ngoài Xét từ góc độ thanh toán quốc tế, những thỏa thuận nhưvậy có thể gây khó khăn khi vận dụng UCP để bảo vệ quyền lợi của phía Việt Namkhi xảy ra tranh chấp
Cuối năm 2003, một công ty Xuất nhập khẩu Việt Nam đã kí một hợp đồngthương mại quốc tế nhập linh kiện xe máy của Trung Quốc Sở giao dịch Ngânhàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã mở L/C cho công ty Chung San củaTrung Quốc Khi bộ chứng từ bên Trung Quốc gửi sang Sở giao dịch kiểm tra thấyhoàn hảo Sở giao dịch đã tiến hành kí hậu vận đơn để khách hàng đi nhận hàngnhưng khi đến cảng Hải Phòng thì không thấy hàng đâu Điều tra thì được biết công
ty này đã câu kết với người vận tải để lập B/L sạch và lập bộ chứng từ hoàn hảo.Nhưng đến lúc này vì Sở giao dịch đã kí hậu vận đơn, công ty đã chiết khấu bộchứng từ và nhận tiền hàng Cuối cùng toàn bộ số tiền hàng đó Sở giao dịch phảichịu