TÓM TẮT NỘI DUNG Đề tài “ Lập kế hoạch kinh doanh sản phẩm gạo năm 2009” tại xí nghiệp 3 lượngthực thực phẩm Vĩnh Long cho cái nhìn chi tiết về xí nghiệp từ việc phân tíchthực trạng
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ – QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2009 TẠI XÍ NGHIỆP 3 LƯƠNG THỰC
THỰC PHẨM VĨNH LONG
MSSV: 4053612Lớp: Kế toán tổng hợp – K31
CẦN THƠ, NĂM 2009
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Trong suốt thời gian học ở Trường đại học Cần Thơ, em đã được sự chỉ bảo
và giảng dạy nhiệt tình của quý thầy cô, đặc biệt là quý thầy cô khoa Kinh Quản Trị Kinh Doanh đã truyền đạt cho em những kiến thức xã hội và kiến thứcchuyên môn vô cùng quý giá Sau thời gian thực tập tại Xí nghiệp 3 lương thựcthực phẩm Vĩnh Long, nay em đã có được kết quả mong đợi là hoàn thành đề tàitốt nghiệp của mình, tạo điều kiện thuận lợi để em có thể vận dụng những kiếnthức đã học vào thực tế tại xí nghiệp, giúp em có thêm những hiểu biết về cáchlàm việc bên ngoài xã hội, em tin rằng những kiến thức đó sẽ giúp em trở nênvững vàng và tự tin hơn khi bước vào đời
Tế-Với tất cả lòng tôn kính, em xin gửi đến quý thầy cô trường Đại học CầnThơ và quý thầy cô khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh lòng biết ơn sâu sắc Đặcbiệt, em xin chân thành cảm ơn cô Đỗ Thị Tuyết đã tận tình hướng dẫn và giúp
đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu để em có thể hoàn thành đề tài tốt nghiệpnày
Qua đây em kính gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo, cô chú, anh chị trong xínghiệp, đặc biệt là cô Ngữ phó giám đốc bộ phận kế toán và các cô chú, anh chị ởcác bộ phận đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em hoàn thành đề tài này
Do kiến thức còn hạn hẹp, thời gian tìm hiểu chưa sâu, chắc chắn bài luậnvăn của em không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự đóng gópcủa quý thầy cô và Ban lãnh đạo xí nghiệp giúp em khắc phục được những thiếusót và khuyết điểm
Một lần nữa, em xin gửi đến quý thầy cô, các cô chú trong xí nghiệp lời cảm ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất
Trân trọng!
Cần Thơ, ngày…… Tháng……năm 2009
Sinh viên thực hiện
Võ Thị Kim Phương
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đề tài do chính tôi thực hiện, các số liệu trong bài
và kết quả phân tích là hoàn toàn trung thực Đề tài không trùng với bất kì đề tàinghiên cứu khoa học nào
Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2009
Sinh viên thực hiện
Võ Thị Kim Phương
Trang 5Nhận xét cơ quan thực tập
Trang 6BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Họ và tên người hướng dẫn:
Học vị:
Chuyên ngành:
Cơ quan công tác:
Tên học viên:
Mã số sinh viên:
Chuyên ngành:
Tên đề tài:
NỘI DUNG NHẬN XÉT 1 Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo
2 Về hình thức
3 Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài
4 Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn
5 Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu, …)
6 Các nhận xét khác
7 Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa)
Cần thơ, ngày … tháng … năm 2009
Người nhận xét
Trang 7MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu 1
1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn 2
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 3
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
1.4.1 Không gian 3
1.4.2 Thời gian 3
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 3
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
2.1 KHÁI QUÁT VỀ KẾ HOẠCH 4
2.1.1 Khái niệm kế hoạch kinh doanh 4
2.1.2 Phân loại kế hoạch kinh doanh 4
2.1.3 Lợi ích của việc lập kế hoạch kinh doanh 5
2.2 NỘI DUNG KẾ HOẠCH KINH DOANH 6
2.2.1 Mô tả doanh nghiệp 7
2.2.2 Mô tả sản phẩm 7
2.2.3 Phân tích thị trường 7
2.2.4 Phân tích cạnh tranh 13
2.3 CÔNG CỤ SWOT 14
2.4 DỰ BÁO 14
2.4.1 Khái niệm dự báo 14
2.4.2 Phương pháp dự báo 15
2.5 KẾ HOẠCH SẢN XUẤT 15
2.6 KẾ HOẠCH NHÂN SỰ 16
Trang 82.7.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dự kiến 17
2.7.2 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ dự kiến 17
2.7.3 Bảng cân đối kế toán dự kiến 18
2.8 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.8.1 Phương pháp thu thập số liệu 18
2.8.2 Phương pháp phân tích số liệu 18
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH XÍ NGHIỆP 3 20
3.1 MÔ TẢ XÍ NGHIỆP 20
3.1.1 Lịch sử hình thành 20
3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động 20
3.1.3 Phương hướng hoạt động 21
3.3 SẢN PHẨM KINH DOANH 21
3.4 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA XÍ NGHIỆP 22
3.4.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp 22
3.4.2 Tình hình cung ứng gạo thành phẩm 30
3.4.3 Tình hình thu mua gạo nguyên liệu 33
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH 36
4.1 THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ GẠO XÍ NGHIỆP 36
4.1.1 Thị trường xuất khẩu 36
4.1.2 Thị trường nội địa 37
4.2 CHÍNH SÁCH HẠN NGẠCH XUẤT KHẨU GẠO 38
4.3 DÂN SỐ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 40
4.4 ẢNH HƯỞNG TẬP QUÁN, KỸ THUẬT CANH TÁC, GIỐNG LÚA, CÔNG NGHỆ XAY XÁT ĐẾN CHẤT LƯỢNG GẠO 40
4.5 KHÁCH HÀNG 41
4.6 ĐỐI THỦ CẠNH TRANH 42
4.7 NHÀ CUNG ỨNG GẠO NGUYÊN LIỆU 44
4.8 CÔNG CỤ SWOT 46
4.8.1 Điểm mạnh 46
4.8.2 Điểm yếu 47
Trang 94.8.3 Cơ hội 48
4.8.4 Thách thức 48
CHƯƠNG 5: LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH 50
5.1 DỰ BÁO BÁN HÀNG NĂM 2009 50
5.2 DOANH THU DỰ KIẾN 52
5.3 KẾ HOẠCH TIẾP THỊ 53
5.4 KẾ HOẠCH SẢN XUẤT 55
5.4.1 Kế hoạch sản xuất sản phẩm 55
5.4.2 Kế hoạch chi phí gạo nguyên liệu 55
5.4.3 Kế hoạch chi phí nhân công trực tiếp 57
5.4.4 Kế hoạch chi phí sản xuất chung 58
5.4.5 Kế hoạch chi phí bán hàng 58
5.4.6 Kế hoạch chi phí quản lý doanh nghiệp 59
5.4.7 Kế hoạch giá vốn hàng bán 60
5.5 KẾ HOẠCH NHÂN SỰ 61
5.5.1 Các bộ phận chức năng trong xí nghiệp 61
5.5.2 Xây dựng và phát triển nguồn lực 63
5.6 KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 66
5.6.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dự kiến 66
5.6.2 Bảng thu chi tiền mặt dự kiến 67
5.6.3 Bảng cân đối kế toán dự kiến năm 2009 69
5.6.4 Đánh giá kết quả lập kế hoạch so với năm 2008 70
5.6.5 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009 72
5.7 ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP 73
5.4.1 Biện pháp thu mua 73
5.4.2 Biện pháp tăng lượng tiêu thụ sản phẩm 73
5.4.3 Biện pháp quản lý sản xuất 73
5.4.4 Biện pháp tài chính 74
5.4.5 Biện pháp đầu tư 74
5.4.6 Biện pháp nguồn nhân lực 75
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 76
6.1 KẾT LUẬN 76
Trang 106.2 KIẾN NGHỊ 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
Trang 11DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: BẢNG PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH 2006 – 2008 23
Bảng 2: PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG QUA 3 NĂM 25
Bảng 3: PHÂN TÍCH CHI PHÍ BÁN HÀNG QUA 3 NĂM 25
Bảng4: BẢNG PHÂN TÍCH CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP QUA 3 NĂM 27
Bảng 5: BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CUNG ỨNG CHO CÔNG TY SO VỚI KẾ HOẠCH 29
Bảng 6: BẢNG SO SÁNH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CUNG ỨNG CHO CÔNG TY SO VỚI KẾ HOẠCH 31
Bảng 7: BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC TẾ THU MUA GẠO VỚI KẾ HOẠCH 34
Bảng 8: BẢNG THU MUA THEO HỢP ĐỒNG 45
Bảng 9: BẢNG KẾ HOẠCH SẢN LƯỢNG GẠO TIÊU THỤ NĂM 2009 50
Bảng 10: BẢNG KẾ HOẠCH DOANH THU DỰ KIẾN NĂM 2009 52
Bảng 11: BẢNG KẾ HOẠCH THU TIỀN BÁN HÀNG NĂM 2009 53
Bảng 12: BẢNG KẾ HOẠCH SẢN XUẤT SẢN PHẨM NĂM 2009 55
Bảng 13: BẢNG KẾ HOẠCH CHI PHÍ GẠO NGUYÊN LIỆU 56
Bảng 14: BẢNG KẾ HOẠCH THANH TOÁN TIỀN MUA GẠO NGUYÊN LIỆU 57
Bảng 15: BẢNG KẾ HOẠCH CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP NĂM 2009 XÍ NGHIỆP 3 57
Bảng 16: BẢNG KẾ HOẠCH CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG NĂM 2009 XÍ NGHIỆP 3 58
Bảng 17: BẢNG KẾ HOẠCH CHI PHÍ BÁN HÀNG NĂM 2009 59
Bảng 18: BẢNG KẾ HOẠCH CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
60 Bảng19: KẾ HOẠCH GIÁ VỐN HÀNG BÁN 61
Trang 12Bảng 21: BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
DỰ KIẾN NĂM 2009 XÍ NGHIỆP 3 66
Bảng 22: BẢNG BÁO CÁO TIỀN MẶT DỰ KIẾN NĂM 2009 68
Bảng 23: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN DỰ KIẾN NĂM 2009 70
Bảng 24: BẢNG SO SÁNH KẾ HOẠCH NĂM 2009 - 2008 71
Bảng 25: BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỰ KIẾN NĂM 2009 SO NĂM 2008 72
Trang 13TÓM TẮT NỘI DUNG
Đề tài “ Lập kế hoạch kinh doanh sản phẩm gạo năm 2009” tại xí nghiệp 3 lượngthực thực phẩm Vĩnh Long cho cái nhìn chi tiết về xí nghiệp từ việc phân tíchthực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh qua 3 năm 2006 – 2008 để nhận diệnđiểm mạnh – điểm yếu và đánh giá thực trạng hoạt động của xí nghiệp trongnhững năm qua Kế đến là việc phân tích môi trường vĩ mô và môi trường vi môthông qua các yếu tố về kinh tế, chính trị, điều kiện tự nhi ên, nhân tố kháchhàng, đối thủ cạnh tranh, nhà cung ứng để xác định những cơ hội hay những mối
đe dọa, thách thức từ hai môi trường này Trên cơ sở phân tích môi trường bêntrong và bên ngoài xí nghiệp sẽ được tổng hợp trên công cụ SWOT cho các hoạtđộng xí nghiệp nhưng không đề ra chiến lược kinh doanh bởi kế hoạch chỉ lậpcho thời gian ngắn hạn trong năm 2009 Tiếp theo dựa vào chỉ tiêu phân bổ củacông ty làm dự báo cho lượng sản phẩm tiêu thụ năm 2009 từ đó tiến hành lậpcác kế hoạch bộ phận: kế hoạch tiếp thị, sản xuất, nhân sự, tài chính
Thông qua kế hoạch đã lập đánh giá kết quả đạt được năm 2009 so với năm 2008.Cuối cùng là đề xuất các biện pháp dựa trên các hoạt động của xí nghiệp, đưa ranhững kết luận và kiến nghị
Trang 14CHƯƠNG 1GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu
Như chúng ta biết, ngày 7/11/2006 Việt Nam đã chính thức trở thành thànhviên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới WTO Việc gia nhập vào tổ chứcWTO đã mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam vô vàng cơ hội để phát triển Thếnhưng, bên cạnh những cơ hội, các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải đối mặtvới rất nhiều khó khăn và thử thách Cụ thể là nhiều công ty, tập đoàn nước ngoàivới thế mạnh về vốn, kỹ thuật và công nghệ hiện đại đã xâm nhập vào thị trườngViệt Nam
Môi trường kinh doanh ngày càng khốc liệt đang đòi hỏi các doanh nghiệpcần hoạt động chuyên nghiệp và bài bản hơn Rõ ràng để có thể tồn tại và vươnlên thì các doanh nghiệp cần phải có kế hoạch trong hoạt động sản xuất kinhdoanh của mình bởi vì nếu hoạt động kinh doanh không có kế hoạch và mục tiêu
rõ ràng thì các doanh nghiệp không thể lường trước được những biến cố có thểxảy ra trong một môi trường đầy biến động như hiện nay Đều này đặc biệt quantrọng đối với Công ty cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long - Công ty vừa cổphần hoá năm 2007 Từ chỗ được nhà nước cấp vốn, bù lỗ và những ưu đãi kháccho hoạt động kinh doanh thì hiện nay Công ty phải tự huy động vốn, tự điềuhành hoạt động sản xuất kinh doanh mà không còn sự hỗ trợ từ phía nhà nước.Trong 8 đơn vị trực thuộc công ty, xí nghiệp 3 là đơn vị chuyên cung ứnggạo xuất khẩu và tiêu thụ nội địa Trong những năm gần đây, tình hình thị trườnggạo thế giới và trong nước luôn có những biến động mạnh về giá cả, những bất
ổn trong cung cầu lương thực Đặc biệt năm 2008 giá gạo nội địa diễn biến hếtsức phức tạp đã tạo cơn sốt gạo trong nước những tháng đầu năm và giảm mạnhvào những tháng cuối năm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanhcủa xí nghiệp Thắt chặt tín dụng và lãi suất tăng liên tục trong những tháng đầunăm dẫn đến có thời điểm xí nghiệp không có đủ vốn cho hoạt động sản xuấtkinh doanh do nguồn vốn công ty bị thiếu hụt Từ diễn biến năm 2008 cho thấytrong kinh doanh mỗi doanh nghiệp cần phải lập cho mình kế hoạch cụ thể cho
Trang 15từng hoạt động, từng bước đi để có thể kịp thời điều chỉnh, sửa đổi khi có nhữngbiến động xảy ra Xuất phát từ tình hình trên nên em chọn đề tài cho luận văn củamình là“ Lập kế hoạch kinh doanh gạo năm 2009” tại xí nghiệp 3.
1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn
Trong thời kỳ chuyển đổi các mô hình tổ chức và thành lập mới, các doanhnghiệp Việt Nam nói chung, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã ý thứcđược tầm quan trọng của việc lập kế hoạch kinh doanh Tuy nhiên, các doanhnghiệp này còn chưa chú trọng đến việc lập một kế hoạch hoàn chỉnh theo đúngnghĩa của nó để mang lại hiệu quả tối ưu, mà thường đưa ra các kế hoạch sơ sài
do thiếu điều kiện về nguồn lực, nhân sự và thời gian
Trong 3 năm trước cổ phần hóa, mặc dù kinh doanh xuất khẩu mặt hànggạo luôn có những khó khăn nhất định do giá cả thị trường trong và ngoài nướcbiến động rất phức tạp, mỗi năm đều có những đặc thù riêng gây ảnh hưởng đến
kế hoạch và hiệu quả kinh doanh của đơn vị Nhưng ban giám đốc và tập thểcông nhân viên xí nghiệp đã luôn cố gắng vượt qua mọi khó khăn thử thách Năm
2007 xí nghiệp chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, quy mô
mở rộng, tình hình nhân sự, tài chính, sản xuất đều có sự thay đổi đòi hỏi phải cóđịnh hướng, chủ trương nhất quán và kế hoạch rõ ràng cho hoạt động kinh doanh.Bởi có kế hoạch cụ thể cho từng bước đi sẽ hạn chế được những biến động xảy ra
để có những biện pháp điều chỉnh kịp thời trong hoạt động của xí nghiệp Căn cứvào tình hình của xí nghiệp việc lập kế hoạch kinh doanh là điều cần thiết
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2009 cho mặt hàng gạo Dự kiếncác kết quả hoạt động mà xí nghiệp có thể đạt được trong năm 2009 Phân tíchcác yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh của xí nghiệp
Trang 16Mục tiêu 4: Đề xuất các biện pháp thực hiện.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Tình hình hoạt động của xí nghiệp trong thời gian qua như thế nào ?
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến kế hoạch và hoạt động của xí nghiệp ?
Kế hoạch lập ra dựa trên cơ sở nào ?
Có những biện pháp nào cho các hoạt động của xí nghiệp ?
Kế hoạch kinh doanh lập cho xí nghiệp 3 dựa trên nguồn số liệu thu thập qua
3 năm từ năm 2006 đến năm 2008 Kết hợp với phân tích yếu tố bên ngoài xínghiệp trong năm 2008 và 2009 có tác động, ảnh hưởng đến hoạt động xí nghiệp
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu việc lập các kế hoạch tiếp thị, sản xuất, nhân
sự, tài chính từ việc phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài xí nghiệp
Trang 17CHƯƠNG 2PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 KHÁI QUÁT VỀ KẾ HOẠCH
2.1.1 Khái niệm kế hoạch kinh doanh
Thông thường, khi muốn vay vốn hay làm thủ tục xin thành lập doanhnghiệp, chủ doanh nghiệp cần phải đệ trình một bản nghiên cứu khả thi hoặc mộtbản kế hoạch kinh doanh để được xem xét chấp thuận Nền kinh tế ngày càngphát triển, đầu tư ngày càng tăng thì các doanh nghiệp đang hoạt động càng cónhu cầu mở rộng, phát triển sản xuất và càng có nhiều nhà đầu tư tiềm năngmuốn tham gia thị trường… dẫn đến tăng nhu cầu lập kế hoạch kinh doanh Hơnnữa, việc xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch kinh doanh không chỉ đượcquan tâm bởi các nhà đầu tư mà ngay cả ban quản trị doanh nghiệp cũng xem đây
là một công cụ giúp cho họ định hướng và quản lý hoạt động nhằm đạt mục tiêudoanh nghiệp
Khác với một nghiên cứu khả thi, kế hoạch kinh doanh là bản tổng hợp cácnội dung chứa trong các kế hoạch bộ phận bao gồm kế hoạch tiếp thị, kế hoạchsản xuất, kế hoạch nhân sự, kế hoạch tài chính mà doanh nghiệp dự kiến thựchiện
Nội dung kế hoạch kinh doanh nhằm mô tả, phân tích hiện trạng hoạt độngbên trong doanh nghiệp và bên ngoài doanh nghiệp (môi trường kinh doanh), trên
cơ sở đó đưa ra các hoạt động dự kiến cần thiết trong tương lai nhằm đạt mục tiêu
kế hoạch đề ra Với các phân tích về nguồn lực của doanh nghiệp, về môi trườngkinh doanh, về đối thủ cạnh tranh, kế hoạch kinh doanh sẽ đưa ra các kế hoạchthực hiện cùng các dự báo kết quả hoạt động trong khoảng thời gian kế hoạch
2.1.2 Phân loại kế hoạch kinh doanh
Tuy các kế hoạch kinh doanh về cơ bản có các mục chính giống nhau,nhưng trong các trường hợp cụ thể, chúng lại có một số đặc điểm khác nhau Dovậy, việc phân loại kế hoạch kinh doanh sẽ giúp người lập cũng như người đọcbản kế hoạch kinh doanh nhận dạng được vấn đề trọng tâm nêu trong kế hoạch
Có nhiều tiêu thức phân loại :
Trang 18 Theo thời gian: kế hoạch dài hạn, kế hoạch trung hạn, kế hoạch ngắn hạn.
Theo mức độ hoạt động: kế hoạch chiến lược, kế hoạch chiến thuật, kếhoạch tác nghiệp
+ Kế hoạch chiến lược: hoạch định cho một thời kỳ dài, do các nhà quảntrị cấp cao xây dựng, mang tính khái quát cao và rất uyển chuyển
+ Kế hoạch chiến thuật: là kết quả triển khai kế hoạch chiến lược, ít mangtính tập trung hơn và ít uyển chuyển hơn
+ Kế hoạch tác nghiệp: hoạch định chi tiết cho thời gian ngắn, do các nhàquản trị điều hành xây dựng và ít thay đổi
Theo phạm vi kế hoạch: kế hoạch tổng thể và kế hoạch bộ phận
2.1.3 Lợi ích của việc lập kế hoạch kinh doanh
Nhu cầu lập kế hoạch kinh doanh ngày càng gia tăng cho thấy lợi ích củaviệc lập kế hoạch kinh doanh đã được nhiều người công nhận Những lợi ích khitriển khai lập kế hoạch kinh doanh:
Quá trình lập kế hoạch kinh doanh có ích cho việc phối hợp hoạt động giữacác bộ phận của doanh nghiệp, quá trình này yêu cầu các thành viên chủ chốttrong doanh nghiệp phải phối hợp với nhau để cùng xem xét, đánh giá và đưa racác phương án hoạt động cho doanh nghiệp một cách khách quan, nghiêm túc vàtoàn diện
Việc lập kế hoạch kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp tập trung được các ýtưởng và đánh giá tính khả thi của các cơ hội triển khai của doanh nghiệp Ngoài
ra, quá trình này còn được xem là quá trình kiểm tra tính thực tế của các mục tiêuđược đề ra trong các hoạt động của doanh nghiệp
Bản kế hoạch kinh doanh sau khi hoàn tất được xem là công cụ nhằm địnhhướng hoạt động của doanh nghiệp v ì kế hoạch được lập trên cơ sở đánh giá hiệntrạng của doanh nghiệp, dự kiến các hoạt động và các kết quả doanh nghiệp cóthể đạt được trong tương lai Ngoài ra, có thể sử dụng kế hoạch kinh doanh như
là một công cụ quản lý trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp Một bản kếhoạch kinh doanh tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện, có cáchphân tích hợp lý, cân đối cho các vấn đề lớn cần giải quyết Qua đó, có thể vậndụng các điểm mạnh của doanh nghiệp, khai thác các điểm yếu của các đối thủcạnh tranh, nhằm định hướng doanh nghiệp tiến tới thành công
Trang 19Trong quá trình lập kế hoạch kinh doanh, nếu từng bộ phận, cá nhân cùngnhau đóng góp, xây dựng kế hoạch thì khi triển khai thực hiện, tất cả sẽ cùnghướng tới mục tiêu chung với thái độ khẩn trương, hợp tác để đạt được kết quảmong muốn Có kế hoạch kinh doanh, việc quản lý, điều hành sẽ hiệu quả hơn.Quá trình lập kế hoạch kinh doanh tạo cơ hội cho các bộ phận chức năngtrong doanh nghiệp nhận ra các điểm mạnh, yếu riêng, phát hiện các tồn tại và cóbiện pháp giải quyết kịp thời Đồng thời, các chính sách hoạt động phù hợp cũngđược hình thành và triển khai để đạt mục tiêu chung của doanh nghiệp
Với phần trình bày về hiện trạng và hiệu quả hoạt động trong tương lai củadoanh nghiệp, bản kế hoạch kinh doanh sẽ giúp nhà quản lý nắm rõ công việcchung và có sự chuẩn bị cho việc ra quyết định đúng đắn và kịp thời
Khi hoàn tất, bản kế hoạch kinh doanh được sử dụng như là một công cụtruyền đạt thông tin nội bộ vì trong đó xác định rõ các mục tiêu doanh nghiệp cầnđạt, nhận dạng các đối thủ cạnh tranh, cách tổ chức lãnh đạo và sử dụng nguồnnhân lực của doanh nghiệp Trong thực tế, đôi khi doanh nghiệp không cần vay-huy động thêm vốn, hoặc chỉ là một đơn vị kinh doanh nhỏ nhưng để đạt đượchiệu quả trong hoạt động, kế hoạch kinh doanh vẫn được thiết lập Trong môitrường hoạt động đầy cạnh tranh, các nhà đầu tư không còn xem kinh doanh làmột việc làm may rủi và một bản kế hoạch kinh doanh đáng tin cậy có thể giúp
họ đạt được thành công
Bản kế hoạch kinh doanh sau khi hoàn tất là cơ sở cho công tác hoạch địnhtài chính của doanh nghiệp
2.2 NỘI DUNG KẾ HOẠCH KINH DOANH
Kế hoạch kinh doanh có thể được thiết lập cho nhiều mục đích khác nhau,nhiều tình huống doanh nghiệp khác nhau Tuy vậy, hầu hết kế hoạch kinh doanhđều đề cập đến các nội dung chủ yếu tương tự nhau Điểm khác biệt giữa chúng
là ở sự điều chỉnh về mức độ chi tiết của mỗi mục tùy theo tầm quan trọng củachúng đối với đối tượng đọc
Nội dung dầu tiên được trình bày bao gồm các mô tả và phân tích về doanhnghiệp, sản phẩm và thị trường Qua đó, người đọc có thể hiểu rõ về doanhnghiệp, về đặc điểm khách hàng và nhu cầu của họ, về sản phẩm mà doanhnghiệp và các đối thủ cạnh tranh đang đáp ứng, đồng thời còn biết được toàn
Trang 20cảnh về môi trường kinh doanh và những xu thế thay đổi đang diễn ra Nội dungtiếp theo là phần trọng tâm của kế hoạch kinh doanh Nó bao gồm mục tiêu doanhnghiệp, chiến lược chung và phương cách cùng với các hoạt động chức năng cụthể mà doanh nghiệp dự kiến sẽ triển khai thực hiện để đạt mục tiêu
2.2.1 Mô tả doanh nghiệp
Tên công ty, ngày thành lập, tên chủ doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động Vịtrí của doanh nghiệp đối với ngành, doanh nghiệp đang ở giai đoạn phát triểnnào, hoạt động trong bao lâu Tình trạng hoạt động có ổn định không? Doanh thu
và lợi nhuận hiện tại? so với đối thủ cạnh tranh như thế nào? Có những thay đổi
gì so với trước Mô tả quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp, kếtquả hoạt động trong những năm qua, sản phẩm chính, các biến cố quan trọng vàgiải pháp để vượt qua
Các yếu tố thành công: nhận dạng loại hình hoạt động hoặc ngành nghề củadoanh nghiệp và thị trường mục tiêu Trình bày các điểm cơ bản về mục tiêu củadoanh nghiệp, mô tả các đặc điểm chính, ghi nhận các khác biệt có ý nghĩa so vớicác đối thủ cạnh tranh Đưa ra phát thảo nhanh về triển vọng phát triển của doanhnghiệp, chi tiết các mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp, bản nhiệm vụ hoặc phươngchâm kinh doanh của doanh nghiệp
Nêu các yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp thành công, nêu các yếu tố cótính khác biệt, yếu tố giúp doanh nghiệp thành công cho tới ngày nay Sản phẩmthành công nhất? tại sao?Và các yếu tố thành công đó có tiếp tục phát huy tácdụng trong tương lai không
2.2.2 Mô tả sản phẩm
Mô tả khái quát về sản phẩm của doanh nghiệp Sau đó trình bày chi tiếthơn về thuộc tính, các đặc trưng riêng biệt của sản phẩm được xem là quan trọngđối với người mua hoặc những khác biệt của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh.Các lợi ích mà người mua nhận được từ sản phẩm và nhu cầu mà sản phẩm đóđáp ứng bao gồm lợi ích trực tiếp và gián tiếp
2.2.3 Phân tích thị trường
2.2.3.1 Thị trường mục tiêu
Là phần thị trường mà trong đó đang hoặc sẽ diễn ra các quá trình kinh doanh mà công ty có kế hoạch khai thác trong thời gian trước mắt
Trang 21Trong thị trường bao gồm nhiều nhóm khách hàng khác nhau về sở thích,thái độ, thu nhập, giới tính, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, sống ở nhiều vùng đạiphương khác nhau Để kinh doanh có hiệu quả, các doanh nghiệp cần cân nhắc,chọn lựa cẩn thận nhóm khách hàng trọng tâm, chủ yếu mà doanh nghiệp đặc biệthướng đến để tận dụng tối đa các tiềm lực sẵn có và các nổ lực Marketing củamình nhằm đáp ứng, thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng ở từng thị trườngkhác nhau.
Phân khúc thị trường sẽ làm cho nhóm khách hàng trong thị trường đóhoàn toàn đồng nhất với nhau hay có cùng mong muốn mà doanh nghiệp có thểđáp ứng một cách tốt nhất
Khách hàng
Tập trung phân tích ở hai mặt: dùng một hay nhiều yếu tố về giới tính, độtuổi, nghề nghiệp, thu nhập… để phân khúc thị trường ra thành nhiều nhómkhách hàng Tiến hành thu thập thông tin theo các nhóm khách hàng này về nhucầu, sở thích, lòng trung thành, các mối quan tâm về sản phẩm, giá cả, phân phối
và chiêu thị Những phân tích này giúp xác định việc định vị sản phẩm đã hợp lýchưa, thị trường còn phân khúc tiềm năng nào mà doanh nghiệp có thể tham giakhông
Đánh giá khả năng mặc cả của khách hàng, khả năng mặc cả của kháchhàng cao làm doanh nghiệp phải tốn nhiều chi phí để duy trì mối quan hệ vớikhách hàng như : giảm giá, tăng chiết khấu, tăng hoa hồng, tăng chất lượng, tăngdịch vụ hậu mãi, tăng khuyến mãi Khả năng mặc cả của khách hàng càng cao khi
có các điều kiện sau đây:
Trang 22+ Lượng mua của khách hàng trên tổng doanh số của doanh nghiệp cao+ Chi phí chuyển đổi sang mua hàng của doanh nghiệp khác thấp
+ Khả năng hội nhập ngược chiều với các nhà cung cấp khác cao
+ Mức độ ảnh hưởng của doanh nghiệp đến chất lượng sản phẩm ngườimua thấp
Đối thủ cạnh tranh
Là những doanh nghiệp kinh doanh những mặc hàng cùng loại với công ty.Đối thủ cạnh tranh chia xẻ thị phần với công ty, có thể vươn lên nếu có lợi thếcạnh tranh cao hơn Tính chất sự cạnh tranh trong ngành tăng hay giảm tùy theoquy mô thị trường, tốc độ tăng trưởng của ngành và mức độ đầu tư của đối thủcạnh tranh Công ty phải phân tích đối thủ cạnh tranh với các nội dung:
+ Mục tiêu tương lai: phân tích mục tiêu của đối thủ cạnh tranh nhằmgiúp công ty dự đoán đối thủ cạnh tranh có bằng lòng với kết quả tài chính và vịtrí hiện tại không, khả năng đối thủ cạnh tranh thay đổi chiến lược, sức mạnhphản ứng của đối thủ trước những diễn biến bên ngoài, tính chất hệ trọng của cácsáng kiến mà đối thủ cạnh tranh đề ra Các yếu tố chủ yếu điều tra liên quan đếncác mục đích của đối thủ cạnh tranh là: các mục đích về tài chính, quan điểmhoặc giá trị về mặt tổ chức, cơ cấu tổ chức, các hệ thống kiểm soát, các nhân viênquản trị nhất là giám đốc điều hành, sự nhất trí của lãnh đạo về hướng đi trongtương lai, thành phần hội đồng quản trị, các giao ước hợp đồng có thể hạn chếcác thay đổi
+ Nhận định: nhận định về đối thủ cạnh tranh về chính họ và nhữngcông ty khác trong ngành chính xác hay không thể hiện điểm mạnh hay điểm yếucủa đối thủ Để biết nhận định của đối thủ cạnh tranh có thể trả lời câu hỏi:
Đối thủ cạnh tranh nhận định như thế nào về doanh nghiệp ?Danh tiếng của đối thủ cạnh tranh gắn liền với các sản phẩm vàchính sách cụ thể như thế nào?
Những khác biệt về văn hóa, tôn giáo, dân tộc có ảnh hưởng nhưthế nào đến thái độ của đối thủ cạnh tranh và sự nhận thức của họ đối với các sựkiện
Trang 23Đối thủ cạnh tranh nhận định như thế nào về nhu cầu đối với cácsản phẩm của họ hoặc xu hướng phát triển khác của ngành trong tương lai ?
Đối thủ cạnh tranh nhận định như thế nào về mục đích và khả năngcủa đối thủ cạnh tranh của họ
Đối thủ cạnh tranh tin vào lý trí hay kinh nghiệm ?Các doanh nghiệp phải xem xét đến tiềm năng chính yếu của đối thủ cạnh tranh,các ưu, nhược điểm của họ trong các lĩnh vực hoạt động: các loại sản phẩm, hệthống phân phối, marketing và bán hàng, các hoạt động tác nghiệp/ sản xuất,nghiên cứu và thiết kế công nghệ, giá thành sản phẩm, tiềm lực tài chính, tổ chức,năng lực quản lý, nguồn lực, quan hệ xã hội
Ngoài ra, các doanh nghiệp cần tìm hiểu khả năng tăng trưởng của các đốithủ cạnh tranh và đánh giá xem năng lực của họ gia tăng hay giảm xuống, tiềmnăng về con người, tay nghề của người lao động và công nghệ, mức tăng trưởng
mà có thể giữ vững Một điều hết sức quan trọng là khả năng đối thủ cạnh tranh
có thể thích nghi với những thay đổi, những diễn biến của tiến bộ công nghệ, lạmphát và sự can thiệp của chính phủ Sự am hiểu về đối thủ cạnh tranh chính cótầm quan trọng đến mức nó có thể cho phép đề ra thủ thuật phân tích đối thủ cạnhtranh
Là những cá nhân hay công ty cung ứng những yếu tố đầu vào phục vụ choquá trình sản xuất kinh doanh của công ty như: nhà cung cấp nguyên liệu, nhàcung cấp tài chính, nhà cung cấp máy móc thiết bị, nhà cung cấp lao động…Nhà cung cấp có thể tạo cơ hội cho công ty khi giảm giá, tăng chất lượngsản phẩm, đồng thời có thể gây ra những nguy cơ cho công ty khi tăng giá, giảmchất lượng sản phẩm, không đảm bảo số lượng và thời gian cung cấp
Các nhà cung cấp tạo tác lực đối với công ty, các tác lực mạnh n ày mạnh hayyếu phụ thuộc vào các điều kiện như:
+ Khả năng chuyển đổi sang các nhà cung cấp khác của công ty
+ Mức độ quan trọng của công ty đối với nhà cung cấp
+ Mức độ dị biệt hóa sản phẩm và dịch vụ của nhà cung cấp
Trang 24+ Khả năng hội nhập của nhà cung cấp để cạnh tranh trực tiếp với côngty
+ Khả năng hội nhập của công ty để tự sản xuất các yếu tố đầu vào Cáctác lực tạo bởi nhà cung cấp có thể tạo ra những cơ hội và nguy cơ với công ty
Vì vậy cần phải phân tích các nhà cung cấp để nhận diện những nguy cơ và đe dọa từ nhà cung cấp
Đối thủ tiềm ẩn
Là những đối thủ cạnh tranh có thể sẽ tham gia thị trường trong tương laihình thành những đối thủ cạnh tranh mới Khi đối thủ cạnh tranh mới xuất hiện sẽkhai thác các năng lực sản xuất mới giành lấy thị phần gia tăng áp lực cạnh tranhngành và làm giảm lợi nhuận của công ty
Sự xuất hiện của đối thủ cạnh tranh mới có thể thông qua xuất khẩu, liên doanh,đầu tư trực tiếp, mua lại các công ty khác trong ngành Các đối thủ tiềm ẩn thamgia thị trường phụ thuộc vào những rào cản như:
+ Lợi thế do sản xuất trên qui mô lớn, đa dạng hóa sản phẩm
+ Yêu cầu nguồn tài chính khi nhập ngành
+ Chi phí chuyển đổi mặt hàng
+ Sự vững chắc và ổn định các kênh tiêu thụ của các công ty trongngành
+ Ưu thế về giá thành sản xuất
Sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh mới sẽ ảnh hưởng đến kinh doanhcủa doanh nghiệp, vì vậy phải phân tích các đối thủ tiềm ẩn để đánh giá nhữngnguy cơ mà họ tạo ra cho công ty
Yếu tố kinh tế
Các ảnh hưởng chủ yếu về kinh tế gồm các yếu tố như lãi suất ngân hàng,giai đoạn của chu kỳ kinh tế, cán cân thanh toán, chính sách tài chính và tiền tệ.Các yếu tố này tương đối rộng nên cần chọn lọc để nhận biết các tác động cụ thểảnh hưởng trực tiếp nhất đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng vô cùng lớn đến các doanh nghiệp kinhdoanh Tuy có nhiều số liệu cụ thể, song việc dự báo kinh tế không phải là mộtkhoa học chính xác Một số doanh nghiệp thường sử dụng các mô hình dự báo
Trang 25thay vì dựa vào số liệu dự báo có sẵn Đối với doanh nghiệp chưa xây dựng được
mô hình đó cũng cần phải xác định các yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đối với tổ chứcCác kiến thức kinh tế sẽ giúp các nhà quản trị xác định những ảnh hưởng của một
doanh nghiệp đối với nền kinh tế đất nước, ảnh hưởng của các chínhsách kinh tế của chính phủ đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Tính
ổn định về kinh tế trước hết và chủ yếu là ổn định nền tài chính quốc gia, ổn địnhtiền tệ, khống chế lạm phát Đây là những vấn đề các doanh nghiệp rất quan tâm
và liên quan trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của họ
Yếu tố chính trị - luật pháp
Các yếu tố chính trị và pháp luật có ảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạtđộng của các doanh nghiệp.Yếu tố chính trị thể hiện sự điều tiết bằng pháp luậtcủa Nhà nước đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nền kinh tế thịtrường, tuy một mặt có ưu điểm như kích thích sản xuất phát triển, năng động, cólượng hàng hóa và dịch vụ dồi dào nhưng mặt khác lại chứa đựng mầm mống củakhủng hoảng, thất nghiệp, lạm phát, cạnh tranh không l ành mạnh…vì vậy phải
có sự can thiệp của nhà nước bằng các văn bản pháp luật để phát huy những mặttích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của nó Doanh nghiệp phải tuân theo cácquy định về thuê mướn, thuế, cho vay, an toàn, vật giá, quảng cáo nơi đặt nhàmáy và bảo vệ môi trường Đồng thời hoạt động của các chính phủ cũng có thểtạo ra cơ hội hoặc nguy cơ
Nhìn chung, các doanh nghiệp hoạt động được là vì điều kiện xã hội chophép Chừng nào xã hội không còn chấp nhận các điều kiện và bối cảnh thực tếnhất định, thì xã hội sẽ rút lại sự cho phép đó bằng cách đòi hỏi chính phủ canthiệp bằng chế độ chính sách hoặc hệ thống pháp luật
Sự ổn định chính trị tạo ra môi trường thuận lợi đối với các hoạt động kinhdoanh Một chính phủ mạnh và sẵn sàng đáp ứng những đòi hỏi chính đáng của
xã hội sẽ đem lại lòng tin và thu hút nhà đầu tư trong và ngoài nước Trong một
xã hội ổn định về chính trị, các nhà kinh doanh được đảm bảo an toàn về đầu tư,quyền sở hữu các tài sản của họ Sự can thiệp nhiều hay ít của chính phủ vào nềnkinh tế đã tạo ra những thuận lợi hoặc khó khăn và cơ hội kinh doanh khác nhaucho từng doanh nghiệp
Trang 26Nghiên cứu phân tích các yếu tố chính trị, cụ thể là các văn bản pháp luật
và chính sách sẽ giúp cho doanh nghiệp nhận ra được hành lang và giới hạn chophép đối với quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của mình
Yếu tố văn hóa - xã hội
Quan điểm về chất lượng cuộc sống, đạo đức thẩm mỹ, lối sống, nghề nghiệp
Trình độ nhận thức, học vấn chung của xã hội
Khuynh hướng của người tiêu dùng
Tập quán canh tác lúa truyền thống của nông dân
Yếu tố công nghệ
Sự ra đời công nghệ mới
Tốc độ phát minh và ứng dụng công nghệ mới
Khuyến khích và tài trợ của chính phủ
Áp lực và chi phí cho việc phát triển công nghệ mới
Yếu tố tự nhiên
Các loại tài nguyên và trữ lượng
Ô nhiễm môi trường
Thiếu năng lượng
Sự tiêu phí tài nguyên thiên nhiên
Sự quan tâm của chính phủ và cộng đồng đến môi trường
Nghiên cứu và phân tích các yếu tố tự nhiên giúp doanh nghiệp xây dựngmột kế hoạch kinh doanh vừa đảm bảo tính hiệu quả về mặt kinh tế vừa đảm bảokhông làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên và gây ô nhiễm môi trường
2.2.4 Phân tích cạnh tranh
Phân tích cạnh tranh là một quá trình liên tục giúp xác định đối thủ cạnhtranh và đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của họ Khi biết được những hành độngcủa đối thủ cạnh tranh, sẽ giúp hiểu rõ hơn về những sản phẩm và dịch vụ nênchào bán; nên tiếp thị chúng như thế nào cho hiệu quả; và định vị công việc kinhdoanh của doanh nghiệp như thế nào
Trang 272.3 CÔNG CỤ SWOT
Dùng ma trận SWOT nhận diện điểm mạnh, điểm yếu của xí nghiệp thôngqua môi trường bên trong xí nghiệp, tìm kiếm cơ hội và phát hiện những mối đedọa từ môi trường bên ngoài
O1 Liệt kê các cơ hội T1 Liệt kê các
O3 quan trọng T3 thứ tự quan trọngNhững điểm mạnh (S)
2.4.1 Khái niệm dự báo
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, việc đưa ra những dự báotrong tương lai không phải là dành cho mục đích khám phá và né tránh những rủi
ro mà là một sự chuẩn bị thông minh cho tương lai Các nhà quản trị luôn quantâm đến thời gian, không gian, những yếu tố của tương lai mà ảnh hưởng đếnviệc dự báo của họ
Như vậy, dự báo là khoa học và nghệ thuật tiên đoán trước các hiện tượngtrong tương lai
Tính khoa học của dự báo chính là việc sử dụng dãy số liệu của các thời kỳquá khứ, những kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả dự báo…nhờ việc sử dụng những số liệu và kết quả này nên có được những dãy số dự báo
cụ thể tương lai Tuy nhiên, chỉ áp đặt vào các con số dự báo thì kết quả dự báothường có sự sai lệch vì ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế bất thường trong giai
Trang 28đoạn dự báo Vì vậy, dự báo còn phải có thêm tính nghệ thuật, kinh nghiệm thực
tế và tài phán đoán thì dự báo mới có độ tin cậy cao
2.4.2 Phương pháp dự báo
Phương pháp dự báo được sử dụng để dự báo bán hàng trong năm 2009 làphương pháp định tính, lấy ý kiến của giám đốc điều hành để dự đoán cho nhucầu sản phẩm bán ra làm cơ sở cho các kế hoạch bộ phận
Dựa vào tình hình kinh doanh và năng lực sản xuất qua 3 năm của xí nghiệp
để dự báo Do khoảng cách của các số liệu trong các quý của các năm cũ quá lớn,tình hình thị trường gạo trong những năm gần đây luôn biến đổi và không ổn địnhnếu sử dụng các phương pháp định lượng số học sẽ không đáng tin cậy và khôngphù hợp với tình hình thực tế Gạo là mặt hàng mang tính mùa vụ rất cao, nếu sửdụng phương pháp san bằng đi yếu tố mùa vụ càng làm kết quả dự đoán chênhlệch và khác xa so với thực tế
Phương pháp định lượng tuy có nhược điểm chủ quan theo ý kiến cá nhânnhưng kết quả sát với tình hình thực tế của xí nghiệp Hơn nữa, với cương vị làngười điều hành có kinh nghiệm lâu năm trong kinh doanh lương thực và khảnăng nhận định thị trường của ban giám đốc thì kết quả dự đoán sẽ không chênhlệch nhiều so với thực tế
2.5 KẾ HOẠCH SẢN XUẤT
Kế hoạch sản xuất bao gồm kế hoạch tiêu thụ, kế hoạch sản xuất, kế hoạchnguyên vật liệu trực tiếp, kế hoạch chi phí nhân công trực tiếp, kế hoạch chi phísản xuất chung, kế hoạch chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Kế hoạch tiêu thụ
Là cơ sở cho tất cả các kế hoạch khác, định hướng hoạt động, chỉ đạo quátrình sản xuất kinh doanh, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất kinhdoanh Kế hoạch tiêu thụ được lập dựa trên cơ sở:
Tình hình tiêu thụ các kỳ kế toán trước
Chính sách giá cả sản phẩm, khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ
Xu hướng phát triển của ngành, lĩnh vực đơn vị hoạt động
Thu nhập người tiêu dùng Các
chính sách của nhà nước
Những biến động kinh tế xã hội
Trang 29 Kế hoạch sản xuất
Sản xuất phải đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ, đồng thời phải đảm bảo mứctồn kho sản phẩm tối thiểu cần thiết đảm bảo cho quá trình tiêu thu liên tục Mứctồn kho sản phẩm cuối kỳ tùy thuộc chủ yếu vào chu kỳ sản xuất, chu kỳ sản xuấtcàng dài mức tồn kho càng lớn và ngược lại
Kế hoạch nguyên vật liệu trực tiếp
Kế hoạch nguyên vật liệu trực tiếp được lập trên cơ sở kế hoạch sản xuất vàđịnh mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp nhằm xác định nhu cầu về lượng và giáđảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất và kế hoạch thanh toán tiền mua nguyênvật liệu
Kế hoạch chi phí nhân công trực tiếp
Được căn cứ vào kế hoạch sản xuất, định mức chi phí nhân công trực tiếpnhằm xác định thời gian lao động và chi phí nhân công cần thiết đảm bảo cho tiếntrình sản xuất Trên cơ sở đó bố trí, tuyển dụng lao động để đảm bảo đủ cho quátrình sản xuất trong kỳ
Kế hoạch nhân sự liên quan đến hai yếu tố, nhu cầu lao động và nguồncung cấp lao động Việc lập kế hoạch nhân sự không chỉ là trách nhiệm của riêng
bộ phận nào mà cần có sự phối hợp của các nhà quản lý thuộc các bộ phận kháctrong doanh nghiệp Mục đích của lập kế hoạch này nhằm đảm bảo có đủ ngườivới các kỹ năng đúng theo yêu cầu tại một thời điểm xác định trong tương lai
Thành phần nhân sự chủ chốt
Giới thiệu những nhân vật chủ chốt, bản tóm tắt về quá trình đào tạo, cũngnhư kinh nghiệm làm việc để chứng minh năng lực làm việc của ban lãnh đạo.Trình bày cụ thể kế hoạch phân công, phân nhiệm của các nhân vật chủ chốttránh tình trạng các mâu thuẫn do vượt quá quyền hạn sau này
Trang 30 Sơ đồ tổ chức
Lập bảng phân chia công việc và ghi rõ trách nhiệm của mỗi người, nêuthêm một vài thông tin về nhân sự chủ chốt Căn cứ vào yêu cầu công việc để bốtrí người chứ không căn cứ vào người để bố trí công việc
Kế hoạch xây dựng và phát triển nguồn nhân lực
Trình bày các vấn đề cụ thể như các vị trí cần thiết, quy trình và hình thứctuyển dụng nhân viên, các chính sách đánh giá, đãi ngộ, chính sách bồi dưỡng –huấn luyện về chuyên môn nghiệp vụ Sau khi lập xong các kế hoạch tiếp thị, sảnxuất, trong kế hoạch nhân sự sẽ thiết lập danh sách tổng hợp nguồn nhân sự cầnthiết từ các bộ phận, dự kiến mức lương cho từng vị trí và ước tính tổng chi phítiền lương cho toàn doanh nghiệp để làm cơ sở cho các tính toán tài chính
2.7 KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
2.7.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dự kiến
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp,phản ánh kết quả và hiệu quả hoạt động trong một kỳ kế toán Kết quả hoạt độngkinh doanh được xác định bằng doanh thu trừ các khoản chi phí tương xứng đểtạo nên doanh thu Báo cáo kết quả kinh doanh được tổng hợp từ doanh thu vàchi phí trong kế hoạch
2.7.2 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ dự kiến
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ dự kiến là một bảng tổng hợp tiền thu vào, tiềnchi ra liên quan đến các hoạt động của doanh nghiệp trong kế hoạch Mỗi doanhnghiệp cần xác lập một mức dự trữ tiền mặt tối thiểu hợp lý để phục vụ cho mọihoạt động của doanh nghiệp Trên cơ sở cân đối tiền thu chi cho từng hoạt độngđồng thời đảm bảo mức tiền mặt tồn quỹ cần thiết, doanh nghiệp sẽ có kế hoạch
sử dụng vốn bằng tiền dư thừa hoặc có kế hoạch bù đắp lượng tiền thiếu hụt trongquá trình hoạt động Báo cáo lưu chuyển tiền bao gồm 4 phần:
Phần khả năng tiền mặt phản ánh dòng tiền có được trong kỳ, bao gồm sốtiền tồn đầu kỳ và dòng tiền thu vào trong kỳ
Phần nhu cầu chi tiêu phản ánh dòng tiền chi ra trong kỳ, bao gồm chi trả
nợ cho nhà cung cấp, chi trả cho công nhân trực tiếp, chi liên quan đến chi phísản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp
Trang 31Phần cân đối thu chi được xác định bằng khả năng tiền mặt trừ nhu cầu chitiêu Nếu cân đối thu, chi sau khi đảm bảo mức dự trữ tiền mặt cần thiết, có thể
sử dụng số tiền này để trả nợ, đầu tư….nếu thiếu hụt phải vay mượn
Phần tài chính phản ánh số tiền vay, trả nợ vay… ở từng kỳ kế toán
2.7.3 Bảng cân đối kế toán dự kiến
Bảng cân đối kế toán là một bảng tổng hợp số dư đầu và cuối của 1 kỳ kếtoán của các loại tài khoản: tài sản gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, nguồnvốn gồm nợ phải trả và vốn chủ sở hữu Nó được sử dụng để kiểm tra, đánh giá
sự chính xác của việc định khoản, ghi chép số liệu, v à tình hình biến động của tàisản và nguồn vốn
Bảng cân đối kế toán dự kiến là xác lập các danh mục tài sản, nợ phải trả,nguồn vốn sở hữu để đảm bảo và cân đối với tình hình hoạt động sản xuất kinhdoanh đã được dự kiến trong kế hoạch Bảng cân đối kế toán dự kiến được căn cứvào bảng cân đối kế toán năm trước và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh,những dự báo thay đổi về tài sản, nguồn vốn trong kế hoạch
2.8 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.8.1 Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp thu thập từ tham khảo các luận văn và báo cáo thực tập ngắnhạn của các sinh viên trước
Phương pháp phỏng vấn - trả lời: đặt câu hỏi và nhận câu trả lời trực tiếp từcác anh chị ở các bộ phận của xí nghiệp
2.8.2 Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp so sánh: là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằngcách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở
+ Phương pháp số tuyệt đối là hiệu số của hai chỉ tiêu: so sánh giữa kếtquả thực hiện và kế hoạch về tình hình cung ứng sản phẩm và tình hình thu muanguyên liệu của xí nghiệp qua 3 năm 2006 – 2008 So sánh tình hình doanh thu,chi phí, lợi nhuận, mua bán sản phẩm giữa năm 2007 - 2006, 2008 – 2007 Sosánh kết quả thực hiện kế hoạch so với những năm trước
+ Phương pháp số tương đối là tỉ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phântích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỉ lệ của số chênhlệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lê tốc độ tăng trưởng Bao gồm tỉ lệ %
Trang 32hoàn thành kế hoạch của việc thu mua gạo nguyên liệu và cung ứng gạo thành phẩm.
Dự báo khối lượng hàng bán trong năm 2009 lấy ý kiến của ban giám đốccông ty và tình hình hoạt động thực tế của xí nghiệp qua các năm để dự báo bánhàng, dự báo chỉ tiêu sản lượng tiêu thụ trong kế hoạch
Trang 33CHƯƠNG 3PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
Xí nghiệp 3 đi vào hoạt động từ rất lâu qua nhiều tên gọi khác nhau, khởiđầu của xí nghiệp là một cửa hàng lương thực trực thuộc dưới quyền quản lý củacông ty lương thực Vĩnh Long thuộc loại hình Nhà nước Đến năm 2007, xínghiệp chuyển đổi sang hoạt động theo hình thức cổ phần (do công ty lương thựcVĩnh Long chuyển đổi sang dạng công ty cổ phần)
Văn phòng được đặt tại số 544/10, đường Phan Văn Năm, khóm 1, thị trấnCái Vồn, Bình Minh, Vĩnh Long
3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động
3.1.2.1 Chức năng
Tổ chức thu mua, dự trữ, chế biến gạo trắng, gạo lứt Tổ chức sản xuất, laubóng gạo nguyên liệu ra gạo thành phẩm đem xuất khẩu, ủy thác xuất khẩu theohợp đồng sang các nước Châu Á: Philipin, Malaysia, Châu Phi… ; bán nội bộ vàbán cung ứng cho các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng lương thực trong nước
Trang 34 Khai thác các kênh thông tin và tăng cường công tác tiếp thị để mởrộng thị trường
Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm chú trọng kinh doanh cácmặt hàng lương thực chất lượng
Đa dạng hóa các mặt hàng kinh doanh
Cải tiến thường xuyên hệ thống chất lượng
3.1.3 Phương hướng hoạt động
Phương hướng hoạt động của xí nghiệp 3 trong thời gian tới là đa dạng hoásản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh Từ những hoạt động chính làsản xuất, chế biến kinh doanh gạo, xí nghiệp sẽ từng bước mở rộng sang kinhdoanh hàng nông sản, thực phẩm đồng thời Duy trì thường xuyên công tácnghiên cứu, cải tiến dây chuyền công nghệ sản xuất phù hợp với thị hiếu củakhách hàng Tăng cường tiếp thị, mở rộng thị trường, kênh phân phối hàng để sảnphẩm của xí nghiệp đến tận tay người tiêu dùng Đầu tư thêm trang thiết bị chodây truyền sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng gạo trong khâu chếbiến làm tăng giá trị và khả năng cạnh tranh sản phẩm gạo trên thị trường
dễ gãy và có năng suất gạo nguyên cao, có mùi thơm, có độ nở nhiều khi nấu, cótính mịn (không dính và mềm cơm) được ưa chuộng thường xuất khẩu sang cácthị trường khó tính
Gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì khoảng 7.400 - 7.850 đồng/kg
Trang 35Các loại gạo 10% tấm, 15%, 25% là gạo có lượng tấm tương đương với %tên gạo Các loại này thường xuất sang các thị trường cấp trung và cấp thấp theohợp đồng do chính phủ ký kết do đặc tính hạt gạo kém chất lượng hơn, bạc bụngnhiều.
3.4 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA XÍ NGHIỆP
3.4.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp
Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của xí nghiệp trong 3 năm cho tathấy: tổng mức lợi nhuận năm 2007 bị giảm đáng kể so với năm 2006, cụ thểgiảm 427.654 ngàn đồng tương ứng 101,73 % Nguyên nhân làm cho lợi nhuậnnăm 2007 giảm đáng kể như vậy là do doanh thu bán hàng giảm và chi phí hoạtđộng lại có xu hướng tăng lên, đáng kể chi phí bán hàng tăng 628.880 ngàn đồngtương ứng 80,72%
Rút kinh nghiệm cho hoạt động năm 2007, ban lãnh đạo của xí nghiệp đãtìm các biện pháp trong kinh doanh để hoạt động của xí nghiệp có hiệu quả hơn
và đến năm 2008 tổng mức lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên đáng kể là523.106 ngàn đồng so với năm 2007
Năm 2008 hoạt động của xí nghiệp có hiệu quả hơn nhiều so với năm 2007nhưng nếu so với năm 2006 thì tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu vẫn chưa tăng,quy mô hoạt động của xí nghiệp chưa được mở rộng và có xu hướng giảm.Doanh thu năm 2008 tăng nhiều so với các năm trước là do sự biến động lớntrong giá cả của mặt hàng gạo, giá gạo thế giới tăng cao kéo theo sự tăng giátrong nước Để hiểu rõ hơn về kết quả hoạt động của xí nghiệp ta đi tìm hiểu vềtình hình thực hiện doanh thu, chi phí và lợi nhuận của xí nghiệp qua các năm
2006 – 2008
Trang 36Luận văn tốt nghiệp Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh
Bảng 1: BẢNG SO SÁNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 2006 - 2008
Trang 383.4.1.1 Tình hình thực hiện doanh thu qua các năm 2006 – 2008
Từ bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm của xí nghiệp cho thấy tình hình doanh thu có tăng và có giảm cụ thể :
+ Doanh thu bán hàng lương thực năm 2007 giảm 17,24% so với năm
2006, năm 2008 tăng 49,44% so với năm 2007 Nguyên nhân làm cho doanh thunăm 2007 giảm do lượng sản phẩm tiêu thụ năm 2007 giảm, lượng sản phẩm bán
ra chỉ chiếm 73,27% sản lượng năm 2006 trong khi giá cả không có biến độnglớn Bước sang năm 2008 tình hình doanh thu tăng cao là do cơn sốt gạo khiếngiá cả hàng lương thực tăng cao trong khi lượng tiêu thụ năm 2008 chênh lệchkhông lớn so năm 2007
+ Khoản doanh thu tài chính của xí nghiệp tăng giảm qua các năm, năm
2007 giảm 16,7%, năm 2008 tăng 9,7 triệu đồng so với năm 2007 Khoản thu này
có được chỉ bao gồm thu tiền lãi gởi tại ngân hàng, do nguồn vốn kinh doanh xínghiệp tạm ứng từ công ty chủ yếu bằng chuyển khoản Trong năm 2006 và 2008khoản tiền hoạt động của xí nghiệp giao dịch qua ngân hàng nhiều nên thu đượckhoản lãi cao hơn trong năm 2007
+ Thu nhập khác tăng giảm qua các năm, năm 2007 giảm 1.344 ngàn đồng
so với năm 2006, thu nhập này là do việc thu thừa hàng hóa nên khoản tăngkhông đáng kể, năm 2008 tăng gần 374.792 ngàn đồng so với năm 2007 Năm
2008 có sự chênh lệch cao về khoản doanh thu này là do thu từ vi phạm hợp đồngcủa các nhà cung ứng nguyên liệu cho xí nghiệp
Nhìn chung doanh thu chủ yếu của xí nghiệp chiếm tỷ lệ nhất cao vẫn làdoanh thu từ bán hàng, các khoản doanh thu khác vẫn còn hạn chế và chiếm tỷ lệrất nhỏ Hoạt động bán hàng của xí nghiệp năm 2007 giảm do khối lượng sảnphẩm tiêu thụ giảm nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm nên khônglàm phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu Năm 2008 doanh thu tăng cao do giá
cả tăng, trong 2 năm 2007 và 2008 lượng tiêu thụ giảm đáng kể so với năm 2006.Nguyên nhân là do trong 2 năm này tình hình lương thực có những biến độnglớn Trong năm 2007 do tình hình dịch bệnh trên cây lúa đã làm giảm sản lượngnên gây khó khăn cho việc thu mua nguyên liệu đầu vào, trong năm 2008 do sốtgiá hàng lương thực ảnh hưởng an ninh lương thực quốc gia nên việc xuất khẩugặp nhiều khó khăn do lệnh ngừng ký hợp đồng xuất khẩu
Trang 393.4.1.2 Tình hình chi phí hoạt động
+ Giá vốn hàng lương thực tăng giảm qua các năm, năm 2007 giá vốn giảm
17,79% so với năm 2006, năm 2008 tăng 48,68% so với năm 2007 Năm 2007
sản lượng giảm nên các khoản chi phí cấu thành giá thành gạo giảm Đến năm
2008 khoản chi phí này tăng là do giá cả gạo nguyên liệu, chi phí nhân công và
các khoản chi phí sản xuất chung đều tăng
- Chi phí sản xuất chung qua các năm đều tăng lên đáng kể, năm 2007 tăng103,53% so với năm 2006, năm 2008 tăng 7,8% so với năm 2007 Cụ thể:
Bảng 2: PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG QUA 3 NĂM
( Nguồn: Bộ phận tài chính kế toán xí nghiệp 3 )
Chi phí điện nước sản xuất đều tăng qua các năm, năm 2007 tăng 82,76% sovới năm 2006, năm 2008 tăng 4,23% so với năm 2007 Nguyên nhân là do giá cả điện nướctăng
Chi phí than đá năm 2007 tăng 538,7% so với năm 2006, năm 2008 tăng40,49% so với năm 2007 Nguyên nhân làm cho khoản chi phí này tăng cao là do lượng gạođưa vào gia công qua các năm với số lượng tăng lên Năm 2006 lượng gạo cho gia công 7.835ngàn tấn thì đến năm 2007 lượng gia công 14.812 ngàn tấn và đến năm 2008 lượng gạo giacông tăng lên 16.181 ngàn tấn
Chi phí sửa chữa máy móc năm 2007 tăng 164,54% so năm 2006, năm 2008