Thúc đẩy xuất khẩu cao su tự nhiên của các doanh nghiệp Việt Nam
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập em đã được tiếp cận với rất nhiều môn học hay và bổ ích,đặc biệt là môn chuyên ngành “ Kinh tế quốc tế”, môn học đã mang lại cho em những kiến thức mới mẻ và hấp dẫn về nhiều lĩnh vực như xuất nhập khẩu Nhất là tình hình xuất khẩu của Việt Nam đang có sự biến động, nên Đề án môn học của em sẽ tập trung nghiên cứu vào lĩnh vực này Mấy năm gần đây sản phẩm cao su tự nhiên đã vươn lên thứ 4 trong các mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam, nên đề tài của em chọn
sẽ tập trung vào lĩnh vực thúc đẩy xuất khẩu cao su tự nhiên Trong quá trình thực hiện bài viết em đã gặp nhiều khó khăn, nhưng bên cạnh em luôn có những sự giúp đỡ nhiệt tình của mọi người để em hoàn thành bài viết này
Người đầu tiên em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đó là PGS.TS Nguyễn Thường Lạng bộ môn Kinh tế quốc tế, khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế, trường đại học Kinh tế quốc dân, thầy đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành bài đề án này
Con muốn gửi lời cảm ơn tới bố mẹ đã tạo điều kiện tốt nhất cho con trong suốt quá trình viết đề án môn học
Và cuối cùng tôi muốn gửi lời cảm ơn tới tất cả bạn bè tôi, những người kề vai sát cánh bên tôi, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, đặc biệt là anh Hoàng Đức Hùng đã nhiệt tình dạy bảo và hỗ trợ cho em trong quá trình thực hiện bài viết này
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thu Trang
Bắc Ninh, ngày 13 tháng 11 năm 2010
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT 6
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ 8
LỜI MỞ ĐẦU 9
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU1 1.1 Những vấn đề về thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp 1
1.1.1Khái niệm thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp 1
1.1.2Nội dung thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp 1
Kết hợp giữa xác định mặt hàng trọng điểm với việc đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu đối với từng thị trường khác nhau 1
Từ việc nghiên cứu thị trường sẽ đưa ra được những quyết định đúng đắn khi chọn sản phẩm để xuất khẩu việc đưa ra được những mặt hàng trọng điểm phù hợp với thị trường tạo ra sự tập trung chuyên môn sản xuất , làm tăng xuất khẩu mặt hàng đó trên thị trường đã nghiên cứu 2
Lựa chọn hình thức kinh doanh xuất khẩu phù hợp với doanh nghiệp 2
Doanh nghiệp thương mại kinh doanh xuất khẩu là những doanh nghiệp thường thu gom hàng hoá dịch vụ trong nước để đem bán lại các các khách hàng nước ngoài Đối với các doanh nghiệp thương mại kinh doanh xuất khẩu này thì không phải lo vấn đề sản xuất , còn được lựa chọn bạn hàng tốt phù hợp với thị trường mình cần thâm nhập nên nguồn hàng của họ phụ thuộc rất nhiều vào các bạn hàng trong nước 2
Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất khẩu: những doanh nghiệp này thường tự sản xuất rồi tiến hành xuất khẩu hàng hoá của mình Hình thức xuất khẩu của họ chính là bán buôn trực tiếp cho nhà nhập khẩu do là doanh nghiệp sản xuất nên tính chủ động trong việc cung cấp hàng hoá xuất khẩu cao hơn các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu Tuy nhiên , ở Việt Nam hiện nay, nguồn đầu vào của các doanh nghiệp này sẽ phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu từ thị trường nước ngoài, do đó, sẽ chịu ảnh hưởng lớn từ những biến động trên thị trường thế giới Các doanh nghiệp nên lựa chọn những bạn hàng lớn, có uy tín, đồng thời phải nghiên cứu thị trường nơi nhà cung cấp đặt trụ sở và liên tục nắm bắt thông tin thị trường 2
Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu 2
Để thúc đẩy xuất khẩu mạnh hàng hoá của doanh nghiệp ra thị trường nước ngoài, yếu
tố tiên quyết chính là sản phẩm sản phẩm của doanh nghiệp có chất lượng tốt, giá cả phải chăng, mẫu mã đẹp… chắc chắn sẽ có sức cạnh tranh rất lớn và thu hút sự chú ý của khách hàng, kích thích tiêu dùng của khách hàng đem lại doanh thu lớn cho doanh nghiệp
Vì thế, doanh nghiệp nên áp dụng các biện pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu bằng việc thay đổi công nghệ sản xuất mới, tinh giảm bộ máy nhân sự, bổ sung nhân lực tinh thông nghiệp vụ ngoại thương… để giảm những chi phí thừa trong sản
Trang 3xuất Bên cạnh đó cần có những chiến lược phát triển sản phẩm một cách đồng bộ theo
những hướng sau: 3
Tăng cường kiểm tra chất lượng hàng hoá xuất khẩu 3
Kiểm tra chất lượng hàng hoá xuất khẩu có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp Đây là khâu cuối cùng trước khi hàng hoá được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài, là khâu loại trừ lần cuối những sản phẩm có khuyết tật để hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro trong việc thực hiện hợp đồng công tác kiểm tra chất lượng của doanh nghiệp tốt sẽ đem lại uy tín cho doanh nghiệp trong làm ăn với những khách hàng, đặc biệt là những khách hàng khó tính Vì thế, việc kiểm tra chất lượng hàng hoá xuất khẩu cần được tiến hành nghiêm ngặt ở cả 2 cấp cơ sở và cửa khẩu trong đó kiểm tra ở cấp cơ sở giữ vai trò quyết định Quy trình kiểm tra nên bắt đầu từ khâu đầu vào 3
Nghiên cứu thị trường xuất khẩu 3
Xây dựng thương hiệu thương mại cho doanh nghiệp 4
Hoàn thiện kỹ năng định giá hàng hoá xuất khẩu 4
Phát triển hệ thống phân phối 4
Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu 4
1.2 Đánh giá hiệu quả xuất khẩu 5
1.2.1Chỉ tiêu tổng hợp 5
1.2.2Chỉ tiêu lợi nhuận 6
1.2.3Chỉ tiêu doanh lợi xuất khẩu 6
1.3 Các chính sách thúc đẩy xuất khẩu cao su tự nhiên ở Việt Nam 7
1.3.2Chính sách thị trường 8
1.4 Kinh nghiệm thúc đẩy xuất khẩu cao su tự nhiên của một số nước và bài học kinh nghiệm rút ra đối với Việt Nam 9
1.4.2Những bài học kinh nghiệm rút ra đối với Việt Nam 14
1.5 Tình hình sản xuất, tiêu thụ và giá cả cao su tự nhiên trên thị trường thế giới 15
1.5.1Một số đặc điểm chung của ngành cao su tự nhiên trên thị trường thế giới 15 Thứ nhất, đây là ngành có tính chất mùa vụ khá rõ ràng, theo đó quý 3 và quý 4 là mùa cạo mủ cao su cao điểm nên lượng cung cao su tự nhiên thường giá tăng 15 Thứ hai, một đặc tính quan trọng của cây cao su đó là nó chỉ phát triển tốt ở vùng nhiệt đới ẩm, có nhiệt độ trung bình từ 220C đến 300C (tốt nhất ở
Trang 4260C đến 280C ), cần mưa nhiều nhưng không chịu được sự úng nước và gió Chính vì vậy, cao su tự nhiên chỉ tập trung sản xuất tại các khu vực như châu Á, châu Phi và châu Mĩ La tinh Trong đó, khu vực Đông Nam Á với điều kiện khí hậu phù hợp là nơi tập trung các quốc gia sản xuất cao su tự nhiên lớn nhất trên thế giới, chiếm tới 94% sản lượng cao su tự nhiên sản xuất năm 2009 Khu vực châu Phi chiếm khoảng 4,3%, còn lại là khu vực
Mĩ La tinh 15
Thứ ba, không chỉ là khu vực sản xuất cao su tự nhiên lớn nhất thế giới, mà khu vực châu Á còn là thị trường tiêu thụ cao su tự nhiên lớn nhất thế giới, chiếm tới 75% tổng sản lượng tiêu thụ (số liệu năm 2009) 16
Thứ tư, chi phí nhân công chiếm tỷ trọng khá lớn (khoảng 50-60%) trong tổng chi phí sản xuất ra cao su thiên nhiên 16
Thứ năm, nguồn cung cao su tự nhiên phụ thuộc chủ yếu vào diện tích trồng cao su của quốc gia, vào mùa vụ và thời tiết 16
1.5.2Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su tự nhiên trên thị trường thế giới16 2.1.1Tổng quan ngành cao su tự nhiên ở Việt Nam 23
Cao su tự nhiên là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu liên tục đạt trên 1 tỷ USD/năm từ năm 2006 đến nay Cây cao su là cây nhiệt đới điển hình,phù hợp để trồng ở nước ta khí hậu gió mùa nhiệt đới 23
2.2.1Yếu tố về vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, công nghệ chế biến và các dự án liên kết các doanh nghiệp vừa và nhỏ 26
2.2.2Yếu tố tự do hoá sản xuất kinh doanh, các chính sách cắt giảm thuế để tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu cao su tự nhiên 27
2.2.3Cơ cấu lại sản phẩm và đa dạng hoá sản phẩm 28
2.2.4Nâng cao chất lượng sản phẩm 29
2.3 Đánh giá thực trạng thúc đẩy xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam 30
2.3.1Những tồn tại và nguyên nhân 30
Một thực tế đáng buồn ở Việt Nam là suy nghĩ của các nhà doanh nghiệp vẫn còn khá vụ lơi, chỉ muốn ‘’bỏ ít thu nhiều’’, nên họ vẫn chưa chú trọng đầu tư vào các khâu sản xuất, làm cho chất lượng sản phẩm còn khá là yếu kém Không những vậy quy trình xử lý chất xả thải để bảo vệ nguồn nước và môi trường xung quanh vẫn chưa được quan tâm thích đáng 31
2.4 Định hướng và mục tiêu xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam đến năm 2015 32
Trang 52.4.1Định hướng xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam tới năm 2015 32
2.4.2Mục tiêu xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam tới năm 2015 34
3.1 Giải pháp từ phía Nhà Nước 41
3.1.1Hoạt động tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp lý 41
3.1.2Quy hoạch và cải thiện đất trồng cao su 41
3.1.3Đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tăng cường đầu tư trang thiết bị, cải tiến kỹ thuật chế biến 42
3.1.4Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu 42
3.1.5Đào tạo nguồn lao động 43
3.1.6Tăng cường hợp tác kinh tế quốc tế 44
3.2 Giải pháp từ phía hiệp hội và tổ chức xúc tiến thương mại 44
3.3 Giải pháp từ phía các doanh nghiệp 46
3.3.1Duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu 46
3.3.2Nâng cao năng suất lao động và chi phí sản xuất 47
3.3.3Mở rộng thị trường xuất khẩu 47
3.3.4Thực hiện tốt hoạt động trồng trọt, chăm sóc và khai thác cây cao su.48 3.3.5Phát triển sản phẩm và đa dạng sản phẩm 49
3.3.6Phát triển công nghệ sạch và bảo quản tốt 49
3.3.7Xúc tiến phát triển thương hiệu 50
KẾT LUẬN 52
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
Trang 6DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Nghĩa Tiếng Anh Nghĩa Tiếng Việt
Hiệp hội các nhà sản xuất ô
tô Trung Quốc
5
FDA Food and Drug Administration Cục Quản Lý Thực Phẩm &
Dược Phẩm Hoa Kỳ
6 FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
7 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
9
ISO International Organization for
Standardization
Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế
11
ODA Official Development
Assistance
Hỗ trợ phát triển chính thức
Trang 715 WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
Trang 81 BIỂU ĐỒ 1.5.2.1.1: Sản lượng cao su tự nhiên của 1 số quốc gia
2 BIỂUĐỒ 1.5.2.1.2: Thị phần sản xuất cao su tự nhiên trên thế giới
3 BIỂUĐỒ1.5.2.2.1: Thị phần tiêu thụ cao su trên thế giới 19
4 BIỂU ĐỒ 1.5.2.2.2: Các nước nhập khẩu cao su chủ yếu 20
Trang 9LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính tất yếu của việc nghiên cứu đề án
Cao su là cây công nghiệp dài ngày được đưa vào trồng ở nước ta từ năm 1987 Đến nay, cây cao su được trồng khá rộng rãi và trở thành một mặt hàng nông sản xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam Cây cao su thích nghi tốt với điều kiện đất dai và khí hậu ở nước ta đặc biệt ở các vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên rất phù hợp với sinh trưởng và phát triển của cây cao su Trong các năm qua, ngành cao su đã nhận được rất nhiều ưu ái từ nhà nước để phát triển mạnh mẽ
Tuy nhiên trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng như ngày nay, việc thúc đẩy xuất khẩu cao su tự nhiên còn gặp nhiều khó khăn như: yếu tố về vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, công nghệ chế biến, tự do hoá kinh doanh sản xuất, các chính sách thuế quan cùng với cơ cấu sản phẩm cao su, và việc đa dạng hoá sản phẩm sản xuất thì các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn nhiều yếu kém Do đó thúc đẩy xuất khẩu cao su tự nhiên là việc làm quan trọng, nâng cao được chất lượng sản phẩm và giá trị xuất khẩu, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu và nhiệm vụ đề ra trong chiến lược xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 2010-2105
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu thực trạng thúc đẩy xuất khẩu cao su tự nhiên ở Việt Nam, đồng thời chỉ ra nguyên nhân và hạn chế trong việc thúc đẩy xuất khẩu cao su tự nhiên
Từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu mặt hàng này
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Là thúc đẩy xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam, những thuận lợi và khó khăn của xuất khẩu cao su tự nhiên Việt Nam do các yếu tố chủ quan là doanh nghiệp cũng như các yếu tố khách quan từ bên ngoài thị trường tác động
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Trang 10- Là hoạt động xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam từ năm 2001 tới năm 2015.
4. Phương pháp nghiên cứu
Vận dụng phương pháp thống kê, phân tích để từ đó rút ra các kết luận, các giải pháp làm cơ sở cho việc nghiên cứu
5. Kết cấu của đề án
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,danh mục các từ viết tắt, danh mục các bảng số liệu, biểu đồ, đồ thị thì bài viết gồm 3 chương sau:
Chương 1: Những vấn đề chung về thúc đẩy xuất khẩu.
Chương 2: Thực trạng thúc đẩy xuất khẩu cao su tự nhiên của các doanh nghiệp Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam.
Trang 11NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU
1.1 Những vấn đề về thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp
Khái niệm : là một phương thức thúc đẩy tiêu thụ hàng hoá mà trong đó nó bao gồm tất cả các biện pháp, chính sách, cách thức của Nhà nước và các doanh nghiệp xuất khẩu nhằm tạo ra các cơ hội và khả năng để tăng giá trị cũng như sản lượng của hàng dệt may được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài
Bản chất của thúc đẩy xuất khẩu là việc doanh nghiệp tìm mọi biện pháp để tăng kim ngạch xuất khẩu của mình
1.1.2 Nội dung thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp
1.1.2.1 Thực hiện các nội dung xuất khẩu hàng hoá
Trước khi thực hiện những nội dung của hoạt động thúc đẩy xuất khẩu, doanh nghiệp cũng phải thực hiện các nội dung của hoạt động xuất khẩu hàng hoá như : nghiên cứu thị trường nước ngoài; lựa chọn thị trường xuất khẩu; lựa chọn đối tác xuất khẩu; lập phương án kinh doanh xuất khẩu; đàm phán và ký kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng
1.1.2.2 Đề xuất các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu
Sau khi nghiên cứu thị trường, xác định mục tiêu, tìm ra mặt hàng cho từng thị trường thì doanh nghiệp sẽ nghiên cứu những biện pháp để có thể thúc đẩy xuất khẩu một cách có hiệu quả
Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu có thể chia làm 2 nhóm chính như sau:
Các nhóm biện pháp tăng số lượng và kim ngạch xuất khẩu(biện pháp mục tiêu) có thể kể ra một số biện pháp như:
- Kết hợp giữa xác định mặt hàng trọng điểm với việc đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu đối với từng thị trường khác nhau
Trang 12Từ việc nghiên cứu thị trường sẽ đưa ra được những quyết định đúng đắn khi chọn sản phẩm để xuất khẩu việc đưa ra được những mặt hàng trọng điểm phù hợp với thị trường tạo ra sự tập trung chuyên môn sản xuất , làm tăng xuất khẩu mặt hàng đó trên thị trường đã nghiên cứu
- Lựa chọn hình thức kinh doanh xuất khẩu phù hợp với doanh nghiệp
Mỗi loại hình thức kinh doanh xuất khẩu lại có những ưu nhược điểm riêng Mà không
có một loại hình thức kinh doanh xuất khẩu nào gọi là hoàn hảo với mỗi doanh nghiệp
vì thế các doanh nghiệp cần phải tìm ra hình thức kinh doanh phù hợp nhất đối với doanh nghiệp mình còn với những điểm không phù hợp cần sáng tạo để dần dần thích nghĩ đó sẽ là biện pháp kinh doanh hiệu quả nhất cho doanh nghiệp Từ việc thâm nhập đến mở rộng thị trường, nếu áp dụng những hình thức kinh doanh xuất khẩu phù hợp sẽ làm tăng số lượng cũng như gía trị xuất khẩu của công ty, đồng thời với việc bài toán thúc đẩy xuất khẩu đã có hướng giải quyết tốt
Ổn định nguồn hàng xuất khẩu
- Doanh nghiệp thương mại kinh doanh xuất khẩu là những doanh nghiệp thường thu gom hàng hoá dịch vụ trong nước để đem bán lại các các khách hàng nước ngoài Đối với các doanh nghiệp thương mại kinh doanh xuất khẩu này thì không phải lo vấn
đề sản xuất , còn được lựa chọn bạn hàng tốt phù hợp với thị trường mình cần thâm nhập nên nguồn hàng của họ phụ thuộc rất nhiều vào các bạn hàng trong nước
- Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất khẩu: những doanh nghiệp này thường tự sản xuất rồi tiến hành xuất khẩu hàng hoá của mình Hình thức xuất khẩu của
họ chính là bán buôn trực tiếp cho nhà nhập khẩu do là doanh nghiệp sản xuất nên tính chủ động trong việc cung cấp hàng hoá xuất khẩu cao hơn các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu Tuy nhiên , ở Việt Nam hiện nay, nguồn đầu vào của các doanh nghiệp này
sẽ phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu từ thị trường nước ngoài, do đó, sẽ chịu ảnh hưởng lớn từ những biến động trên thị trường thế giới Các doanh nghiệp nên lựa chọn những bạn hàng lớn, có uy tín, đồng thời phải nghiên cứu thị trường nơi nhà cung cấp đặt trụ sở và liên tục nắm bắt thông tin thị trường
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu
Trang 13- Để thúc đẩy xuất khẩu mạnh hàng hoá của doanh nghiệp ra thị trường nước ngoài, yếu tố tiên quyết chính là sản phẩm sản phẩm của doanh nghiệp có chất lượng tốt, giá cả phải chăng, mẫu mã đẹp… chắc chắn sẽ có sức cạnh tranh rất lớn và thu hút
sự chú ý của khách hàng, kích thích tiêu dùng của khách hàng đem lại doanh thu lớn cho doanh nghiệp Vì thế, doanh nghiệp nên áp dụng các biện pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu bằng việc thay đổi công nghệ sản xuất mới, tinh giảm bộ máy nhân sự, bổ sung nhân lực tinh thông nghiệp vụ ngoại thương… để giảm những chi phí thừa trong sản xuất Bên cạnh đó cần có những chiến lược phát triển sản phẩm một cách đồng bộ theo những hướng sau:
Thích nghi hoá sản phẩm
Đa dạng hoá sản phẩm
Chuyên môn hoá, cá biệt hoá sản phẩm
- Tăng cường kiểm tra chất lượng hàng hoá xuất khẩu
- Kiểm tra chất lượng hàng hoá xuất khẩu có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp Đây là khâu cuối cùng trước khi hàng hoá được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài, là khâu loại trừ lần cuối những sản phẩm có khuyết tật để hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro trong việc thực hiện hợp đồng công tác kiểm tra chất lượng của doanh nghiệp tốt sẽ đem lại uy tín cho doanh nghiệp trong làm ăn với những khách hàng, đặc biệt là những khách hàng khó tính Vì thế, việc kiểm tra chất lượng hàng hoá xuất khẩu cần được tiến hành nghiêm ngặt ở cả 2 cấp cơ sở và cửa khẩu trong đó kiểm tra ở cấp cơ sở giữ vai trò quyết định Quy trình kiểm tra nên bắt đầu từ khâu đầu vào
Các nhóm biện pháp marketing xuất khẩu (Biện pháp điều kiện)
- Nghiên cứu thị trường xuất khẩu
Thông tin luôn chiếm vị trí quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài của doanh nghiệp để chất lượng thông tin về thị trường , sản phẩm được tốt, công tác nghiên cứu thị trường cần tiến hành bài bản, nhất là những doanh nghiệp mới tham gia thị trường xuất khẩu quốc tế áp dụng các mô hình nghiên cứu như SWOT, năm lực lượng cạnh tranh của M.Port… để nghiên cứu thị trường được tổng quan và đầy đủ nhất
Trang 14- Xây dựng thương hiệu thương mại cho doanh nghiệp
Thương hiệu thương mại cho sản phẩm chính là điểm yếu của hầu hết những hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam hiện nay Thương hiệu ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của sản phẩm, cũng như của doanh nghiệp, là cách để đánh giá vị thế của doanh nghiệp trên thị trường và sự ưu tiên của hàng hoá trong tâm trí khách hàng Thương hiệu xây dựng không chỉ là cái tên, mà nó còn bao gồm các bộ phận như biểu tượng, sologan, cách trình bày… để có thể cho ra đời một thương hiệu đúng quy cách Các doanh nghiệp nên quan tâm nhiều hơn đến biện pháp này, vì nó cũng chính là biện pháp hỗ trợ thúc đẩy xuất khẩu rất tốt và đạt hiệu quả lâu dài
- Hoàn thiện kỹ năng định giá hàng hoá xuất khẩu
Nếu chất lượng sản phẩm tạo nên uy tín, thì giá cả lại tạo ra lực hấp dẫn để kích thích tiêu dùng của khách hàng, qua đó làm tăng doanh thu, kim ngạch xuất khẩu cho công ty Hoạt động thúc đẩy xuất khẩu sẽ rất tốt nếu như doanh nghiệp định giá sản phẩm của mình ở mức cạnh tranh so với các đối thủ trên thị trường việc định giá sản phẩm chính
là bí quyết, kinh nghiệm của những nhà kinh doanh xuất khẩu định giá sản phẩm cạnh tranh sẽ giúp thâm nhập tốt thị trường mới và mở rộng hơn nữa về quy mô trên thị trường hiện tại
- Phát triển hệ thống phân phối
Một biện pháp nữa để tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của doanh nghiệp đó là tìm cách để tăng số lượng khách mua hàng Tức là, biện pháp để mở rộng và phát triển kênh phân phối sản phẩm của doanh nghiệp phát triển đa dạng các kênh phân phối, để tận dụng tốt cơ hội tiếp cận với khách hàng Tuy nhiên cũng cần tính đến chi phí để xây dựng kênh phải phù hợp với khả năng của doanh nghiệp
- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu
Thực chất của hoạt động xúc tiến xuất khẩu là những kế hoạch định hướng dài hạn được doanh nghiệp xây dựng và áp dụng cùng với những phương tiện như: tiếp thị, quảng cáo, hội trợ triển lãm, khảo sát thị trường, thương mại điện tử… nhằm đảm bảo gắn bó chặt chẽ giữa sản xuất, lưu thông và tiêu thụ, xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của người mua Hoạt động xúc tiến được thực hiện thường xuyên sẽ đem về cho doanh nghiệp nhiều cơ hội để tăng cường thúc đẩy xuất khẩu hơn nữa
Trang 151.1.2.3 Lựa chọn biện pháp thúc đẩy xuất khẩu
Đối với mỗi loại mặt hàng, mỗi loại thị trường, doanh nghiệp không chỉ sử dụng một biện pháp để thúc đẩy xuất khẩu vì mỗi biện pháp có những ưu điểm và hạn chế nhất định Do đó, việc kết hợp linh hoạt các biện pháp sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện hoạt động thúc đẩy xuất khẩu được tốt hơn
Để lựa chọn được biện pháp tối ưu, doanh nghiệp có thể sử dụng phương pháp so sánh giữa chi phí bỏ ra cho mỗi biện pháp với hiệu quả kinh tế ước tính mà doanh nghiệp thu được khi áp dụng biện pháp Biện pháp nào cho hiệu quả cao với chi phí sẽ được lựa chọn
1.1.2.4 Thực hiện các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu
Khi đã tìm ra được biện pháp phù hợp cho thúc đẩy xuất khẩu, doanh nghiệp sẽ tiến hành tổ chức thực hiện những biện pháp đó bằng cách huy động và phân phối nguồn lực doanh nghiệp cho từng khâu Trong quá trình thực hiện hoạt động thúc đẩy xuất khẩu phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát tình hình để có những điều chỉnh kịp thời Sau khi kết thúc thời gian thực hiện thúc đẩy xuất khẩu theo mục tiêu đề ra, doanh nghiệp tiến hành tổng kết và tính toán các chi tiêu đạt được, so sánh với mục tiêu đề ra,
từ đó đưa ra kế hoạch thúc đẩy xuất khẩu cho kỳ tiếp theo
1.2 Đánh giá hiệu quả xuất khẩu
Việc đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu sẽ cho phép doanh nghiệp xác định được doanh thu tiêu thụ, lỗ lãi trong kinh doanh và kết quả kinh doanh Đánh giá hiệu quả hoạt động thông qua các chỉ tiêu sau:
1.2.1 Chỉ tiêu tổng hợp
Hqdth = Tsd/ Tsx
Trong đó:
Tsd: thu nhập quốc dân có thể sử dụng được
Tsx: thu nhập quốc dân được sản xuất ra
Trang 16Chỉ tiêu này cho biết thu nhập quốc dân của một quốc gia tăng giảm như thế nào trong thời kỳ tính toán khi có TMQT Nếu tương quan lớn hơn 1 TMQT đã làm tăng thu nhập quốc dân, và ngược lại nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì thu nhập quốc dân giảm.
1.2.2 Chỉ tiêu lợi nhuận
Dx: Doanh lợi xuất khẩu
Tx: Thu nhập về bán hàng xuất khẩu tính ra tiền Việt Nam
Cx: Tổng chi phí cho việc xuất khẩu
1.2.4 Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu.
Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu(TSNTXK) = Tổng chi phí (VND)/ Doanh thu xuất khẩu (USD)
Điểm hoà vốn là điểm mà TSNTXK = TGHĐ ( Tỷ giá hối đoái)
Nếu TSNTXK > TGHĐ : không nên xuất khẩu
Trong buôn bán quốc tế, với mọi trường hợp đều không thể dùng các thủ thuật gian dối Muốn nâng cao lợi nhuận phải cố gắng từng bước, cải tiến hoạt động thương mại, phải nẵm vững và tiến hành theo quy trình, không thể nóng vội đốt cháy giai đoạn Nếu không tôn trọng nguyên tắc trên dễ dẫn đến thua thiệt trong kinh doanh Dù là có kinh
Trang 17nghiệm sành sỏi lão luyện hay người mới vào nghề, đều phải tuân thủ các bước đi Đó là việc quan trọng nhất của các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu.
1.3 Các chính sách thúc đẩy xuất khẩu cao su tự nhiên ở Việt Nam
1.3.1 Chính sách phát triển sản xuất
1.3.1.1 Quyền sử dụng đất đai
Luật đất đai sửa đổi( chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2003) đã thể chế hoá và nới rộng quyền của người sử dụng đất Đây là một chính sách khuyến khích người trồng cây cao su đầu tư vào sản xuất dài hạn, thay đổi cơ cấu cây trồng nhằm phát triển sản xuất hàng hoá một cách có hiệu quả
Việc khẳng định bằng pháp lý quyền của người sử dụng đất và giao quyền sử dụng đất lâu dài và ổn định cho người dân Luật đất đai sửa đổi đã tạo động lực khuyến khích người trồng cây cao su chuyển đổi cơ cấu, phát huy được lợi thế so sánh của từng vùng, từng miền nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường
Chính sách giao quyền sử dụng đất canh tác lâu dài giúp người trồng cây cao su
ổn định sản xuất,đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng hướng theo xuất khẩu, phát huy được thế mạnh từng vùng gắn với thị trường và lợi thế so sánh nhờ quy mô đối với cây cao su, sử dụng nguồn lực một cách có hiệu quả hơn Chính sách đất đai còn có tác dụng thúc đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung vùng trồng cây cao su, thúc đẩy phát triển sản xuất theo hướng đồn điền cao su
Nhờ chính sách này mà đã hình thành những trang trại trồng cây cao su ở vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên cho một khối lượng mủ cao su lớn đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa và phục vụ xuất khẩu
Cây cao su là cây trồng được Chính phủ đánh giá cao về tính bền vững, tính hiệu quả kinh tế cao, do đó những năm qua Chính phủ đã có những chính sách hỗ trợ cho đầu
tư, phát triển như:
- Chính phủ hỗ trợ kinh phí đầu tư cho việc khảo sát, quy hoạch các vùng trồng cao su
Trang 18- Cho phép phát triển cao su dưới nhiều hình thức: quốc doanh, liên doanh, liên kết, tư nhân, tiểu điền…
1.3.1.1 Chính sách về giống
Nhà nước hỗ trợ kinh phí khuyến nông thông qua Ngân sách địa phương chi hàng năm khoảng 1 tỷ đồng để hỗ trợ về giống mới, đầu tư cho nghiên cứu để tạo ra các giống cây cho năng suất cao, chất lượng tốt, cử các chuyên gia về cây cao su hướng dẫn người trồng áp dụng kỹ thuật thâm canh và chăm sóc vườn cây cao su, kỹ thuật sơ chế mủ cao su… ngân sách hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo cán bộ quản lý, nâng cao tay nghề cho công nhân
1.3.2 Chính sách thị trường
1.3.2.1 Chính sách khuyến khích tiêu thụ
Quyết định số 80/2002/QD-TTG ngày 24/06/2002 về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng, theo đó Nhà nước khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng, và khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản với các nhà sản xuất, hợp tác
xã, trang trại, đồn điền… nhằm gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản hàng hoá
để phát triển sản xuất ổn định và bền vững
Chính sách khuyến khích các hình thức tiêu thụ đã phát huy tác dụng thúc đẩy liên kết giữa các đối tượng hoạt động trong ngành cao su
1.3.2.2 Chính sách khuyến khích xuất khẩu
Thực hiện chính sách mở cửa, thị trường cao su tự nhiên được mở rộng theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá Bên cạnh hệ thống xuất khẩu truyền thống, nhiều thị trường mới đã mở ra, đây là những thị trường đầy tiềm năng cho ngành sản xuất và xuất khẩu cao su tự nhiên Để mở rộng thị trường xuất khẩu, Nhà nước đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu như hỗ trợ thông tin và tìm kiếm thị trường…
Thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng và hội nhập với các nước khu vực
và trên thế giới đã tạo điều kiện thuận lợi bước đầu cho ngành trong sản xuất kinh
Trang 19doanh Bên cạnh việc duy trì và phát triển quan hệ với thị trường truyền thống, ngành cao su cũng tìm kiếm và mở rộng thêm một số thị trường mới như Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông Bắc Á… Tuy nhiên ,thị trường Trung Quốc vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lượng xuất khẩu cao su tự nhiên mỗi năm Có thể nói, do chất lượng của cao su tự nhiên xuất khẩu của Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu cao, mặt hàng chưa phong phú, chi phí sản xuất lớn nên khả năng cạnh tranh của sản phẩm cao su tự nhiên vẫn còn khó khăn và hiệu quả sản xuất kinh doanh còn hạn chế.
Hiện nay, Luật thương mại đã được sửa đổi, những quy định mới đã được đưa vào Luật thương mại như quy định về sàn giao dịch hàng hoá…
Với những quy định này, các hình thức trao đổi, buôn bán cao su tự nhiên hiệu quả hơn với thời gian được rút ngắn Mặt khác, các giao dịch kỳ hạn cũng là cơ sở bảo hiểm rủi ro cho người sản xuất, giúp người sản xuất yên tâm hơn trong sản xuất vì họ có thể phân tán rủi ro trên thị trường
Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách phát triển thị trường nhằm khuyến khích
mở rộng thị trường cao su tự nhiên Nhiều chương trình xúc tiến thương mại đã được thực hiện
1.3.2.3 Chính sách hội nhập
Việt Nam là thành viên mới nhất gia nhập Hiệp hội cao su quốc tế, một tổ chức do Indonesia, Malaysia, Thái Lan thành lập vào năm 2001 để quản lý việc sản xuất cao su trên thị trường thế giới Sự gia nhập của Việt Nam sẽ giúp cho Hiệp hội trở thành một tổ chức cao su chính với khối lượng xuất khẩu trên 90% lượng cao su mua bán trên thị trường thế giới Việc tham gia của Việt Nam trong Hiệp hội này làm tăng khả năng điều tiết thị trường cao su thế giới trong những năm tới, đặc biệt là khả năng bình ổn giá cao su
1.4 Kinh nghiệm thúc đẩy xuất khẩu cao su tự nhiên của một số nước và bài học kinh nghiệm rút ra đối với Việt Nam
Với mục đích có được định hướng và giải pháp đúng đắn để phát triển mặt hàng cao su xuất khẩu của Việt Nam, dưới đây bài nghiên cứu xin đề cập đến một số kinh
Trang 20nghiệm của các nước xuất khẩu hàng cao su đã đạt được thành công trong thời gian qua như Thái Lan, Indonesia, Malaysia và từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trên con đường phát triển.
1.4.1 Kinh nghiệm thúc đẩy xuất khẩu cao su tự nhiên của một số nước
1.4.1.1 Kinh nghiệm của Thái Lan
1.4.1.1.1 Khái quát tình hình sản xuất và xuất khẩu cao su tự nhiên
Thái Lan hiện là nước sản xuất và xuất khẩu cao su lớn nhất thế giới về khai thác
mủ cao su
Về công nghiệp chế biến cao su, Thái Lan được đánh giá là nước có trình độ công nghiệp chế biến cao và hiện đại nhất trong khu vực Đông Nam Á, điều này thể hiện rõ ràng qua chủng loại cao su được sản xuất ra, cao su RSS và STR là chiếm thị phần cao nhất trong các chủng loại cao su Đây là 2 sản phẩm cao su đã được chế biến ở mức độ cao
Đạt được những kết quả trên nhờ vào chiến lược phát triển của Thái Lan cụ thể như sau:
1.4.1.1.2 Các công cụ biện pháp của chính phủ Thái Lan
Thái Lan xác định nông nghiệp là bệ phóng cho nền kinh tế quốc dân, và không chỉ có thế, mục tiêu cốt lõi là tạo ưu đãi ‘’ tam nông’’ để ổn định chính trị xã hội trong chính sách nông nghiệp của Chính Phủ Thái Lan có những công cụ biện pháp chung và riêng ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển sản xuất và chế biến cao su Cụ thể như sau:
Quy hoạch đất trồng trọt
Mặc dù bình quân diện tích đất canh tác nông nghiệp Thái Lan gấp 4 lần Việt Nam nhưng nhờ những hướng đi đúng đắn trong đào tạo nguồn nhân lực nên những vùng đất hoang, địa hình đồi núi dốc và cả những vùng khô cằn không chỉ dành cho cây ngô, lúa nương mà nhiều loại cao sản đã được triển khai và cho năng suất cao
Các biện pháp ưu đãi về vốn, các biện pháp về thuế và phi thuế, những trợ cấp sản xuất
Trang 21Nhiều ưu đãi về vốn và tăng cường bảo hiểm cho người nông dân được thực hiện, thuế nông nghiệp được bãi bỏ năm 2007, chính phủ Thái Lan đã trợ cấp 31,3 tỷ Baht cho lĩnh vực nông sản ( chủ yếu là trợ giá), bằng 157% mức cam kết trợ giá nông sản
mà Thái Lan cam kết với WTO ( theo giáo sư Nipon Poapongsakon của đại học Thammasat, Thái Lan) Mức trợ cấp này đã gia tăng hàng năm so với mức trung bình 50% (19 tỷ Baht/ năm) mà Thái Lan đã cam kết với WTO Nông sản được trợ giá chủ yếu là gạo, cao su, trái cây
Chính phủ hỗ trợ các chương trình tiếp thị, tìm kiếm địa chỉ xuất khẩu những sản phẩm sau thu hoạch và chế biến nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho ngành tiêu thụ nông sản bằng cách đẩy mạnh hình thức hợp đồng’’ chính phủ với chính phủ’’
Đối với sản phẩm cao su xuất khẩu nói riêng, chính phủ Thái Lan hợp tác cùng
phối hợp hành động với chính phủ Malaysia về sản xuất, quản lý sản xuất, trao đổi thông tin, thu mua và dự trữ cao su, cùng ngừng xuất khẩu và tăng giá cao su tại đồn điền đã tạo được vị thế và giữ vai trò điều tiết thị trường cao thế giới thành lập một số tập đoàn kinh tế thương mại tổng hợp đủ mạnh về quy mô và lợi thế so sánh trong xuất khẩu theo kinh nghiệm của Nhật Bản sau đại chiến thế giới thứ 2, trong đó có tập đoàn sản xuất – xuất khẩu cao su
Thúc đẩy phát triển công nghệ
Tại hội chợ cao su năm 2007, Thủ tướng Thái Lan Sarayud Chulanont nhấn mạnh,
‘’ Thái Lan sẽ đẩy mạnh ứng dụng những công nghệ và kỹ thuật hiện đại đồng thời kết hợp kinh nghiệm truyền thống để ổn định sản lượng theo triết lý ‘’ kinh tế đầy đủ’’ Có thể nói, chính việc đầu tư áp dụng công nghệ mới đã quyết định tốc độ tăng trưởng nông nghiệp của quốc gia Đông Nam Á này trong suốt thời gian qua Do diện tích đất nông nghiệp có hạn nên Thái Lan không thể mãi tiếp tục theo đuổi phát triển nông nghiệp theo hướng mở rộng đất canh tác, mà thay vào đó, đưa công nghệ áp dụng tiến bộ khoa học cải tạo đất trồng, lai tạo các giống cây trồng mới siêu năng suất có khả năng thích ứng với những vùng đất canh tác bạc màu, khô hạn hữu cơ hoá đất nông nghiệp thông qua sử dụng các loại đấy thoái hoá, nâng cao độ màu mỡ đã triển khai nhiều năm qua Điều này vừa giúp sử dụng quỹ đất hiệu quả Giảm nhập khẩu phân bón lại nâng cao xuất khẩu nông sản hữu cơ sạch Ngoài ra, Thái Lan nghiên cứu những thế hệ cây trồng
Trang 22siêu năng suất, cải thiện chất lượng giống thông qua kỹ thuật chuyển gene; ký thuật chọn tạo, công nghệ di truyền và công nghệ nuôi cấy mô Với việc cơ giới hoá nông nghiệp, đẩy mạnh nghiên cứu áp dụng công nghệ sinh học đã đáp ứng được tôn chỉ mà chính phủ Thái Lan đặt ra là sản xuất nông sản sạch, chất lượng bằng công nghệ sinh học thay vì chạy theo số lượng.
Thu hút đầu tư
Mở cửa thị trường khi thích hợp: chính phủ Thái Lan đã xúc tiến đầu tư, thu hút mạnh các nhà đầu tư nước ngoài vào liên doanh với các nhà sản xuất trong nước để phát triển ngành công nghiệp chế biến , thông qua việc mở cửa cho các quốc gia dù lớn hay nhỏ vào đầu tư kinh doanh với các chính sách trợ cấp ban đầu cho các nhà máy chế biến
và đầu tư trực tiếp vào cơ sở hạ tầng như: cảng kho lạnh,sàn đấu giá và đầu tư vào nghiên cứu và phát triển
Tóm lại , những chính sách trong phát triển nông nghiệp nông thông nói chung và trong phát triển ngành cao su xuất khẩu của Thái Lan nói riêng , là những kinh nghiệm rất quý báu Bằng những công cụ biện pháp đúng đắn Thái Lan đã vươn lên vị trí hàng đầu trong xuất khẩu các sản phẩm nông sản trong đó có cao su
1.4.1.2 Kinh nghiệm cuả Indonesia
1.4.1.2.1 Khái quát chung về tình hình sản xuất và xuất khẩu cao su tự nhiên
Indonesia là một đất nước quần đảo, bao gồm hơn 13.600 đảo với tổng diện tích tự nhiên trên 1.9 triệu km2 Hơn 2/3 dân số sống ở vùng nông thôn, và lao động nông nghiệp chiếm 54% tổng số lao động xã hội trong đó, xuất khẩu cao su đã đóng góp rất lớn vào ngân sách nhà nước trên thế giới, Indonesia là nước xuất khẩu cao su lớn thứ hai sau Thái Lan
Mỗi năm Indonesia khai thác được 2791 tấn cao su trên tổng diện tích 3.34 triệu ha
và năng suất 1.004 tấn/ha/năm Sản phẩm cao su xuất khẩu của Indonesia xuất khẩu trên tất cả thị trường( chiếm ưu thế tại thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ )
1.4.1.2.2 Các công cụ biện pháp của chính phủ Indonesia
Các công cụ biện pháp cũng giống Thái Lan, Indonesia, Malaysia đều nhất quán chủ trương liên minh hợp tác khá toàn diện giữa 3 nước sản xuất và xuất khẩu cao su
Trang 23lớn nhất thế giới, đồng thời kêu gọi thêm các nước sản xuất, xuất khẩu cao su ở Đông Nam Á tham gia liên minh nhằm mục tiêu tạo thế lực điều tiết thị trường cao su của toàn thế giới.
Về thu hút đầu tư, Indonesia ưu tiên cho đầu tư nước ngoài trong khâu chế biến, sản xuất , bao tiêu sản phẩm cao su theo từng thị trường xuất khẩu trọng điểm tức là ưu tiên đầu tư công nghệ, kỹ thuật chế biến theo nhu cầu của thị trường, đảm bảo gắn kết việc tăng cường kỹ thuật công nghệ chế biến cao su với thị hiếu tiêu dùng và nhu cầu của từng thị trường
Về tổ chức hoạt động sản xuất và chế biến, thành lập khu công nghiệp cao su tập trung, tạo ra sự liên hoàn và thuận lợi trong sản xuất, chế biến và giám định tiêu chuẩn chất lượng Indonesia phát triển những trang trại cao su trênquy mô lớn, tạo ra sự thuận lợi, đồng bộ trong việc tăng cường và phát huy năng lực của hệ thống công nghệ mới Thành lập các phòng thí nghiệm chuyên dụng cao su do nhà nước quản lý thống nhất để đảm bảo chất lượng cao su theo tiêu chuẩn quốc tế, tăng cường tính cạnh tranh của sản phẩm cao su xuất khẩu
1.4.1.3 Kinh nghiệm của Malaysia
1.4.1.3.1 Khái quát chung về tính hình sản xuất và xuất khẩu cao su tự nhiên
Malaysia là nước đứng thứ 3 chiếm lĩnh thị trường cao su thế giới Cao su của Malaysia được khai thác chủ yếu là phục vụ cho hoạt động xuất khẩu bởi vậy đến nay, Malaysia vẫn đứng vững ở vị trí thứ 3 so với tất cả các nước xuất khẩu cao su
1.4.1.3.2 Các công cụ biện pháp của chính phủ Malaysia
Về các biện pháp tổ chức sản xuất, các vườn cây cao su được tổ chức theo nhóm có thể được trợ giúp dưới hình thức tín dụng, được cung ứng các yếu tố đầu vào
và các điều kiện tiếp thị Malaysia đã thành lập Hội đồng ngành cây cao su nhằm mục đích xúc tiến sự liên kết giữa các khu vực Nhà nước và tư nhân Mạng lưới của hội đồng ngành gồm có các địa diện của các Bộ, Cục, các công ty, các trường đại học và các đơn
vị tư nhân có liên quan tới sự phát triển của ngành cao su, tạo nên sự liên kết có trách nhiệm trong các khâu sản xuất, chế biến và xuất khẩu
Về các biện pháp hỗ trợ, nhận thức được tầm quan trọng của sản xuất cao su và những thuận lợi có được, chính phủ Malaysia đã đưa ra những chính sách khuyến khích
Trang 24đầy hấp dẫn về tài chính, đầu tư, thuế nhằm hỗ trợ và bảo đảm người sản xuất và nhiều chương trình hỗ trợ cho phát triển như hỗ trợ về tài chính, công nghệ, kỹ thuật và tư vấn sản xuất, tư vấn tiếp thị Sau khi nhận thấy giới hạn của sự phát triển cao su với tốc độ cao, Malaysia đã điều chỉnh chính sách khuyến khích về tài chính, tiền tệ nhằm phát triển sản xuất và xuất khẩu những nông sản có quy mô lớn, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn Tất cả các đơn vị sản xuất tham gia vào việc trồng cây, bao gồm hợp tác xã, các tổ chức nông nghiệp, các nông hội, các công ty cổ phần…đều có quyền được hưởng các khuyến khích về thuế Chẳng hạn, các đơn vị mới tham gia kinh doanh được miễn thuế trong 5 năm kể từ khi bắt đầu thực hiện khi các dự án nông nghiệp đi vào hoạt dộng, được Bộ Tài Chính chấp thuận, các chi phí cơ bản ban đầu cũng được khấu trừ như khai hoang, trồng mới, xây dựng đường xá, cầu cống nông thôn, xây dựng công trình thủy lợi
1.4.2 Những bài học kinh nghiệm rút ra đối với Việt Nam
Qua nghiên cứu các chính sách thúc đẩy xuất khẩu cao su tự nhiên của một số nước, từ đó Việt Nam có được một số bài học kinh nghiêm đáng quí như sau:
Về quy hoạch đất trồng, học tập từ kinh nghiệm của Thái Lan, hạn chế việc mở rộng diện tích thâm canh trồng cây cao su, thay vào đó Việt Nam cần tập trung vào việc cải thiện đất trồng, tăng độ màu mỡ cho đất bằng các biện pháp khoa học nhằm cải tạo đất Bên cạnh đó, những nơi đất đai khô cằn và không phù hợp cho phát triển cao su, Việt Nam cần tận dụng trồng các loại cây phù hợp hoặc có những biện pháp khôi phục màu mỡ của đất như bón phân…
Về tổ chức hoạt động sản xuất, như Malaysia và Indonesia trong thời gian qua, thực hiện tổ chức khai thác chế biến cao su theo một chuỗi liên hoàn, bằng cách tổ chức xây dựng các khu công nghiệp cao su, bao gồm trang trại cao su với quy mô rộng lớn Bởi lẽ, cao su thường phát triển tốt khi trồng theo đồn điền rộng , tạo môi trường thuận lợi cho cao su Bên cạnh đó, việc xây dựng cơ sở sản xuất liền kề sẽ giảm thời gian và chi phí vận chuyển trong sản xuất
Về phát triển công nghệ, Việt Nam nên tập trung phát triển theo hướng cải tạo đất trồng, cải thiện và nâng cao giống cây cao su, và công nghệ sinh học giúp sản xuất
Trang 25chế tạo sản phẩm cao su đảm bảo vệ sinh an toàn và giữ môi trường sạch Đây là những biện pháp hữu hiệu từ phía Thái Lan nhằm đưa ngành cao su đến vị trí hàng đầu như ngày nay.
Về các biện pháp hỗ trợ thuế và tài chính, trước hết nhà nước cần bảo hiểm cho người công nhân khai thác và chế biến cao su, bởi cao su mang lại những độc hại lớn cho người tiếp xúc thường xuyên và quá nhiều Tiếp đó nhà nước có thể áp dụng chiến lược như của Thái Lan trong việc nhà nước cung cấp hỗ trợ giống trồng cao su, phân bón chất lượng cao và cuối cùng đảm bảo đầu ra, tập trung thu mua và phân phối ra thị trường thế giới
Về thu hút đầu tư, Việt Nam nên tập trung thu hút đầu tư từ các nước nhập khẩu cao su lớn của Việt Nam như Trung Quốc, Hàn Quốc… bên cạnh đó tăng cường thu hút đầu tư từ các nước có nhu cầu nhập khẩu cao su lớn của Việt Nam tại các thị trường này còn thấp, từ đó, ta sẽ hiểu được nhu cầu của thị trường và đáp ứng được một cách hiệu quả và tối đa Cuối cùng, việc thu hút đầu tư chủ yếu vào việc phát triển dây chuyền chế biến và sản xuất cao su
1.5 Tình hình sản xuất, tiêu thụ và giá cả cao su tự nhiên trên thị trường thế
giới
1.5.1 Một số đặc điểm chung của ngành cao su tự nhiên trên thị trường thế giới
Thứ nhất, đây là ngành có tính chất mùa vụ khá rõ ràng, theo đó quý 3 và quý 4
là mùa cạo mủ cao su cao điểm nên lượng cung cao su tự nhiên thường giá tăng
Thứ hai, một đặc tính quan trọng của cây cao su đó là nó chỉ phát triển tốt ở
vùng nhiệt đới ẩm, có nhiệt độ trung bình từ 220C đến 300C (tốt nhất ở 260C đến 280C ), cần mưa nhiều nhưng không chịu được sự úng nước và gió Chính vì vậy, cao
su tự nhiên chỉ tập trung sản xuất tại các khu vực như châu Á, châu Phi và châu Mĩ La tinh Trong đó, khu vực Đông Nam Á với điều kiện khí hậu phù hợp là nơi tập trung các quốc gia sản xuất cao su tự nhiên lớn nhất trên thế giới, chiếm tới 94% sản lượng cao su tự nhiên sản xuất năm 2009 Khu vực châu Phi chiếm khoảng 4,3%, còn lại là khu vực Mĩ La tinh
Trang 26Thứ ba, không chỉ là khu vực sản xuất cao su tự nhiên lớn nhất thế giới, mà khu
vực châu Á còn là thị trường tiêu thụ cao su tự nhiên lớn nhất thế giới, chiếm tới 75% tổng sản lượng tiêu thụ (số liệu năm 2009)
Thứ tư, chi phí nhân công chiếm tỷ trọng khá lớn (khoảng 50-60%) trong tổng
chi phí sản xuất ra cao su thiên nhiên
Thứ năm, nguồn cung cao su tự nhiên phụ thuộc chủ yếu vào diện tích trồng cao
su của quốc gia, vào mùa vụ và thời tiết
1.5.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su tự nhiên trên thị trường thế giới
1.5.2.1 Tình hình sản xuất cao su tự nhiên trên thị trường thế giới
Sản xuất cao su tự nhiên trên thế giới mang tính tập trung cao Hiện nay có khoảng
20 nước sản xuất và xuất khẩu cao su tự nhiên , trong đó các nước châu Á chiếm khoảng 90% sản lượng cao su toàn cầu khoảng 75% cao su sản xuất ra dùng để xuất khẩu vì các nước đang phát triển lại là những nước xuất khẩu cao su Đông Nam Á là khu vực sản xuất cao su tự nhiên lớn nhất thế giới, trong đó 3 nước Thái Lan, Indonesia, Malaysia chiếm đến 75% sản lượng cao su tự nhiên
Theo tổ chức nghiên cứu cao su quốc tế, sản lượng cao su tự nhiên thế giới năm
2006 tăng 4,5% so với năm 2005 Trong đó Thái Lan là nước có sản xuất và xuất khẩu lớn thứ 1 thế giới tiêu thụ cao su thế giới năm nay tăng 1,6% lên tới 8,918 triệu tấn, tức
là còn dư khoảng 180.000 tấn sản lượng cao su tự nhiên của các nước sản xuất chính ở châu Á năm nay tăng 4,8% đạt 6,6 triệu tấn so với 6,3 triệu tấn năm 2005
Thái Lan, nước có sản xuất và xuất khẩu lớn thứ 1 thế giới sản lượng cao su tự nhiên của Thái lan năm 2004 đạt 2,866 triệu tấn chiếm 34% sản lượng cao su thế giới, tới năm 2005 sản lượng cao su tự nhiên tiếp tục tăng nhẹ đạt 2,98 triệu tấn ,năm 2006 với sản lượng là 3,03 triệu tấn, năm 2009 đạt 3,1 triệu tấn và tiếp tục tăng ở 9 tháng đầu năm 2010 với sản lượng là 3,2 triệu tấn Thái Lan đã hiện đại hoá ngành sản xuất cao su,
từ khâu trồng trọt đến chế biến phần lớn khâu trồng trọt và chăm sóc cao su của Thái Lan có công nghệ hiện đại, sản phẩm cao su phù hợp với thị trường thế giới chính sách thị trường cao su của Thái Lan hiện nay chuyển từ quan tâm tăng số lượng sang cải thiện về chất lượng đặc biệt là có sự chuyển từ sản xuất mủ xông khói sang phương
Trang 27pháp truyền thống (SRR) sang sản xuất cao su theo định chuẩn kỹ thuật (TSR) Điều đặc biệt quan trọng là Thái Lan đã tạo dựng được thương hiệu cho cao su của mình trong thị trường xuất khẩu cao su , không bị chèn ép về giá cả so với các nước cùng xuất khẩu.Ngoài ra còn có Indonesia là nước sản xuất cao su tự nhiên đứng thứ hai trên thế giới sau Thái lan Thực tế hiện nay, Indonesia có diện tích cao su lớn nhất thế giới, xong năng xuất cao su còn thấp cao su của Indonesia chủ yếu là để xuất khẩu trực tiếp cho các nước công nghiệp hoặc vận chuyển qua cảng Singapore.
Trong những năm trước, sản lượng cao su của Malaysia chỉ đạt dưới 1 triệu tấn nhưng năm 2004, với gía cao nhiều diện tích cao su được phục hồi và sản lượng tăng từ 1,047 triệu tấn năm 2004 lên tới 1,13 triệu tấn năm 2005 và lên tới 1,165 triệu tấn năm
2006 Nhưng tới năm 2009 sản lượng cao su của Malaysia giảm dưới 1 triệu tấn ,và 9 tháng đầu năm 2010 đã nâng lên là 1 triệu tấn cao su tự nhiên
BIỂU ĐỒ 1.5.2.1.1 : Sản lượng cao su tự nhiên của 1 số quốc gia trên thế giới
(Nghìn tấn)
Nguồn:MonthlyBulletin September 2010, ANRPC
Với ưu thế là quốc gia đứng đầu về sản lượng sản xuất cao su, Thái Lan liên tục
là quốc gia đứng đầu về xuất khẩu cao su tự nhiên với sản lượng xuất khẩu hàng năm chiếm khoảng 40-42% thị phần thị trường xuất khẩu thế giới Tiếp theo là Indonesia với thị phần là 30-31%; Việt Nam đứng thứ 3 với 11,4%; Malaysia với 11% thị phần Như vậy, 4 nước đứng đầu đã chiếm tới 96,1% thị phần xuất khẩu cao su tự nhiên trên thế giới Mặc dù là Ấn độ và Trung quốc là quốc gia sản xuất nhiều cao su tự nhiên
Trang 28nhưng do mức tiêu thụ trong nước lớn nên lượng xuất khẩu là rất ít.
BIỂUĐỒ 1.5.2.1.2: Thị phần sản xuất cao su tự nhiên trên thế giới năm 2009 (%)
Nguồn: Monthly Bulletin Sep 2010, ANRPC, và tính toán của TVSC
1.5.2.2 Tình hình tiêu thụ cao su tự nhiên trên thị trường thế giới
Châu Á không chỉ là khu vực sản xuất nhiều cao su tự nhiên nhất thế giới mà còn là thị trường tiêu thụ cao su tự nhiên lớn nhất chiếm khoảng 75,6% sản lượng cao
su tiêu thụ toàn thế giới năm 2009 (Hình 4), trong đó Trung quốc tiêu thụ khoảng 28%,
Ấn độ khoảng 8% (Hình 5) Khu vực Bắc Mĩ và EU đứng thứ 2 và 3 về tiêu thụ cao su thiên nhiên, chiếm tương ứng 8,7% và 8,4% lượng cao su tiêu thụ
Trang 29BIỂUĐỒ 1.5.2.2.1: Thị phần tiêu thụ cao su trên thế giới (%)
Nguồn: ANRPC, IRSG, và tính toán của TVSC
Do sản xuất không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, nên mặc dù là nước sản xuất nhiều cao su tự nhiên, nhưng Trung quốc, Ấn độ, Malaysia vẫn phải nhập rất nhiều cao su từ nước khác Trong đó, năm 2009 Trung quốc nhập khoảng
1591 nghìn tấn chiếm khoảng 25% tổng lượng cao su nhập khẩu của thế giới; Malaysia chiếm khoảng 10,2% và Ấn độ chiếm khoảng 2,5%
Trang 30BIỂU ĐỒ 1.5.2.2.2: Các nước nhập khẩu cao su chủ yếu
1.5.3 Biến động giá cả của cao su tự nhiên trên thị trường thế giới
Theo nhóm nghiên cứu cao su thế giới, trong thập kỉ qua, tình hình giá cao su thế giới biến động phức tạp, mức độ dao động cao Nhu cầu cao su tự nhiên tăng do các nhà sản xuất, đặc biệt là các hãng sản xuất săm lốp vốn hết sức nhạy cảm với giá cả, đã và đang tích cực chuyển sang sử dụng cao su tự nhiên thay thế cao su tổng hợp.mà giá dầu cũng đang tăng mạnh nên giá cao su tổng hợp cũng leo thang theo
Sau khi tăng mạnh trong vài năm trước thì giá cao ú tự nhiên tiếp tục tăng trong năm 2010 tăng cao do nhu cầu xuất phát từ giá dầu thế giới tăng vượt xa nguồn cung những nguyên nhân chính đẩy giá cao su tổng hợp tăng là do giá dầu mỏ tăng mạnh
Để ổn định giá cao su tự nhiên xuất khẩu, tháng 7/2010 3 nước là Thái Lan, Indonesia, Malaysia đã thoả thuận lập ra 1 tổ chức mới đó là tổ chức cao su 3 bên để điều chỉnh sản xuất và kinh doanh cao su tự nhiên Theo ý đồ 3 nước này, tổ chức dự định hằng năm giảm 4 % sản lượng cao su tự nhiên với hy vọng làm giảm dự trữ và giá tăng Tổ chức này cũng dự định quy định mức giá bán tối thiều tuy nhiên theo đánh giá của giới thương nhân khả năng điều chỉnh thị trường bằng cách này còn khá hạn chế
Trang 31Hình 1.5.3.1: Giá cao su trên thị trường trung bình tuần từ 9/2009-9/2010
Nguồn: ANRPC
1.6 Dự báo tình hình sản xuất cao su tự nhiên và tiêu thụ cao su tự nhiên của thị trường thế giới
1.6.1 Dự báo sản xuất và xuất khẩu cao su tự nhiên trên thị trường thế giới
Châu Á vẫn tiếp tục là khu vực sản xuất cao su tự nhiên lớn nhất thế giới tuy tốc độ tăng trưởng sản lượng ở hầu hết các nước châu Á có xu hướng giảm, trừ Việt Nam
Dự báo tới năm 2015 thì các nước xuất khẩu cao su chính vẫn là Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Việt Nam Sản lượng cao su của nước nhiều năm dẫn đầu về sản lượng là Thái Lan sẽ giảm đi do thiên tai, lụt lội, nhiều diện tích trồng cây cao su bị giảm đi cho đến hạn thanh lý Trong khi đó sản lượng của Malaysia sẽ giảm đi do Malaysia có chủ trương sắp tới sẽ chuyển sang trồng cây cọ
1.6.2 Dự báo nhu cầu tiêu thụ cao su tự nhiên trên thị trường thế giới
Dự báo nhu cầu tiêu thụ cao su tự nhiên toàn cầu sẽ đạt tốc độ chóng mặt vào khoản 2%/năm bình quân trong giai đoạn 2010-2015, do vào thời điểm này các nước đều phát triển với xu hướng toàn cầu hoá, ôtô sẽ là phương tiện chính lưu thông trên đường, thay thế một loạt những chiếc xe máy vẫn còn đang chiếm đa số ở các nước nghèo trong đó có Việt Nam Dự báo Trung Quốc vẫn là quốc gia có nhu cầu tiêu thụ cao su nhiều nhất Mấy năm trước co thể thấy kinh tế Trung Quốc phát triển như vũ bão,
sự phát triển này sẽ còn ‘’ nóng’’ vì Trung Quốc vẫn còn rất nhiều tiềm năng chưa sử dụng đến các ngành công nghiệp sử dụng nguyên liệu là cao su tự nhiên ở Trung Quốc rất phát triển, nên nhu cầu về nhập khẩu cao su tự nhiên ở Trung Quốc rất cao Nhu cầu nhập khẩu cao su tự nhiên của các nước nhập khẩu truyền thống ở Tây Âu và Bắc Mỹ ít
Trang 32thay đổi do tốc độ tiêu thụ giảm Bởi lẽ các nước này đã có nền kinh tế giàu có và ổn định, họ sẽ chú trọng vào các ngành công nghệ cao hơn, và nhường việc sản xuất cho các nước như : Hàn Quốc, Trung Quốc…
1.6.3 Dự báo xu hướng giá cả cao su tự nhiên trên thị trường thế giới
Giá cả cao su tự nhiên sẽ tăng hay giảm phụ thuộc vào sự biến động của các nhân
su tự nhiên
Thứ ba, giá cao su có thể biến động lên xuống theo chu kỳ sinh trưởng và lấy mủ Khi mà phần lớn diện tích cao su đều vào thời kỳ thu hoạch với sản lượng và năng suất cao nhất thì cung sẽ tăng nhanh trong ngắn hạn và khi đó giá cao su trên thị trường thế giới sẽ giảm
Thứ tư, giá cao su lên xuống thất thường ngắn hạn chủ yếu do thời tiết, mưa nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến việc lấy mủ làm cho sản lượng giảm xuống và giá cả tăng lên
Thứ năm, thị trường cao su tự nhiên trên thế giới được giao dịch mua bán bằng nhiều loại tiền khác nhau Sự thay đổi tỷ giá hối đoái cũng tác động đến giá cả cao su tự nhiên trên thế giới
Thứ sáu, giá cao su tự nhiên trên thế giới còn phụ thuộc vào sự hợp tác liên minh giữa các nước có sản lượng lớn để điều tiết sản xuất và xuất khẩu Các nước xuất khẩu chủ yếu nếu có sự hợp tác chặt chẽ với nhau thì có thể ổn định được giá xuất khẩu theo hướng có lợi cho mình, giống như tổ chức dầu mỏ OPEC