1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề Cương Ký Sinh Trùng Y Thái Nguyên

35 3K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 265 KB

Nội dung

+ Ngành đa bào: giun, sán và tiết túc y học * Ký sinh trùng thuộc giới thực vật + Các loại nấm ký sinh và gây bệnh - Phân loại ký sinh trùng y học theo tác hại + Ký sinh trùng gây bệnh

Trang 1

Phần ICâu 1: Trình bày định nghĩa, các khái niệm cơ bản, khái niệm hiện tượng ký sinh trùng, khái niệm vật chủ ký sinh trùng y học Cho ví dụ.

1 Định nghĩa:

- Ký sinh trùng là những sinh vật ký sinh hoặc sống nhờ vào các sinh vật khác đang sống,chiếm các chất của sinh vật đó để sống, phát triển và sinh sản.

Ví dụ: Giun móc, mỏ sống ở tá tràng người…

2 Các khái niệm cơ bản của ký sinh trùng y học.

- Sinh vật phải ký sinh vào 1 sinh vật khác để tồn tại và phát triển, được gọi là ký

sinh trùng Ví dụ: sán lá nhỏ ở gan ký sinh trong ống mật gan của người hay chó mèo.

- Sinh vật mà bị ký sinh trùng ký sinh hay sống nhờ, được gọi là vật chủ của ký sinh

trùng Ví dụ: người là vật chủ ký sinh của giun chỉ bạch huyết, giun đũa,

- Vì ký sinh trùng là những sinh vật nên chúng có thể thuộc giới động vật (như giun, sán, )hoặc là giới thực vật (như nấm) tùy loài.

- Đối tượng nghiên cứu của ký sinh trùng y học là những ký sinh trùng gây bệnh hoặc truyền bệnh cho người

Ví dụ:Bọ chét ký sinh ở chuột gây bệnh dịch hạch cho người

3 Khái niệm về hiện tượng ký sinh trùng.

- Định nghĩa: Hiện tượng ký sinh là một sinh vật phải ký sinh hay sống nhờ vào

sinh vật khác để tồn tại và phát triển

Ví dụ: KSTSR ký sinh ở hồng cầu người.

- Đặc điểm của hiện tượng ký sinh: Hiện tượng ký sinh là 1 hiện tượng đặc biệt

xảy ra khi 1 sinh vật hoàn toàn được lợi, còn sinh vật khác hoàn toàn bị thiệt hại

- Phân biệt hiện tượng ký sinh với các hiện tượng sau:

+ Hiện tượng cộng sinh: là sự hợp tác giữa 2 loài và tất cả đều có lợi

Ví dụ: vi khuẩn tả và tảo đơn bào cộng sinh trong địa y.

+ Hiện tượng hỗ sinh: là 2 SV sống cùng nhau, 1 SV cơ lợi, 1 SV khác không lợi cũng không hại

Ví dụ: san hô bám trên mai cua biển,…

+ Hiện tượng hội sinh: là những SV sống có nhau nhưng tách rời nhau vẫn sống được

Ví dụ: tôm và hải quỳ,

 3 hiện tượng trên là mối quan hệ quần sinh có lợi

+ Hiện tượng hủy sinh: Là hiện tượng 2 sinh vật sống cùng nhau nhưng sinh vật này có lợi và tiêu diệt sinh vật khác

Ví dụ: cá ăn bọ gậy…

+ Hiện tượng hoại sinh: Là những sinh vật sống bằng cách hủy hoại các chất

dinh dưỡng của các SV khác

Ví dụ: Nấm Candida ký sinh trên người.

 2 hiện tượng này là quan hệ quần sinh có hại

4 Khái niệm vật chủ của ký sinh trùng y học.

- Định nghĩa: Vật chủ của ký sinh trùng là những sinh vật bị ký sinh trùng ký sinh hay

sống nhờ

- Phân loại vật chủ của ký sinh trùng:

+ Vật chủ chính (VCC): Là những sinh vật chứa ký sinh trùng hay mang ký sinh

trùng ở giai đoạn trưởng thành hoặc là ở giai đoạn sinh sản hữu giới

Trang 2

Ví dụ: Người có con giun đũa trưởng thành trong ruột non, nên người là VCC của con giun đũa.

+ Vật chủ phụ (VCP): Là những sinh vật chứa ký sinh trùng hay mang ký sinh

trùng ở giai đoạn chưa trưởng thành (ấu trùng) hoặc là ở giai đoạn sinh sản vô giới

Ví dụ: KSTSR có ở giai đoạn sinh sản vô giới ở cơ thể người, nên người là VCP của KSTSR.

+ Vật chủ trung gian (VCTG): Là những sinh vật đóng vai trò trung gian truyền

bệnh từ người sang người hoặc từ động vật sang người

Ví dụ: Bọ chét chuột truyền bệnh vi khuẩn dịch hạch từ chuột sang người.

Câu 2: Phân tích đặc điểm về hình thể, kích thước, cấu tạo cơ quan; đặc điểm sinh sản

và yếu tố môi trường của ký sinh trùng.

1. Đặc điểm về hình thể và kích thước:

- Hình thể và kích thước khác nhau tùy loại ký sinh trùng

- Một số KST cũng có hình thể và kích thước khác nhau tùy từng giai đoạn sống của ký sinh trùng

2. Đặc điểm về cấu tạo cơ quan:

- Tùy loại ký sinh trùng mà có cấu tạo cơ quan khác nhau

- Trải qua nhiều thế hệ sống ký sinh nên cấu tạo các cơ quan phải thay đổi để thích nghi với đời sống ký sinh Một số cơ quan rất phát triển còn một số cơ quan sẽ bị thoái dần hoặc mất đi

3 Đặc điểm về sinh sản:

KST có nhiều hình thức sinh sản phong phú, sinh sản nhanh và nhiều

- Sinh sản hữu giới:

+ Kiểu đơn giới: Có con đực và con cái riêng biệt Ví dụ: 1 số loài giun.

+ Kiểu lưỡng giới: Chỉ có 1 sinh vật, nhưng trên cơ thể có cấu tạo bộ phận sinh dục đực và cái

Ví dụ: Sán lá, sán dây,

- Sinh sản vô giới: Là KST tự chia đôi cơ thể tạo ra 2 cá thể (đơn bào).

Ví dụ: KSTSR có giai đoạn sinh sản vô giới trong hồng cầu.

Ngoài ra còn có các hình thức sinh sản khác như:

- Phôi tử sinh: Có trường hợp giai đoạn ấu trùng đã có khả năng sinh sản

Ví dụ: Ấu trùng giun lươn giai đoạn ấu trùng đã có khả năng giao hợp.

- Sinh sản đa phôi: là hình thức sinh sản vô tính, từ 1 trứng phát triển thành nhiều

ấu trùng

Ví dụ: 1 trứng  nhiều ấu trùng đuôi trong chu kỳ của sán lá phổi, sán lá gan.

4 Đặc điểm về yếu tố môi trường:

* Những đặc điểm chính:

- Tất cả KST đều cần có môi trường sống thích hợp để tồn tại

- Mỗi loại KST có môi trường sống riêng

- Môi trường sống của KST không phải là 1 hằng số cố định hoặc là không thay đổi, mà nó cơ thể co dãn, dao động trong những giới hạn và biên độ nhất định tùy điều kiện hoàn cảnh

- Qua nghiên cứu về môi trường sống của KST gây bệnh sống trong vật chủ, người

ta xác định được môi trường tối thiểu và tối thuận

- Những KST sống ở người cảnh thì có môi trường lớn và nhỏ Khái niệm về môi trường lớn và nhỏ chỉ là tương đối và có tính chất so sánh, nó không bao hàm ý nghĩa

về đơn vị hành chính hay đơn vị diện tích

Trang 3

* Nhận xét:

- Nếu thiếu môi trường sống thích hợp thì KST không tồn tại được, nhưng phải lưu

ý là 1 số KST có khả năng ký sinh tạm thời và thích nghi dần với môi trường sống không thích hợp

- Yếu tố môi trường sống sẽ quyết định sự có mặt và mật độ của KST ở từng vùng;

do đó nó quyết định tình hình, mức độ bệnh ký sinh trùng

- Cải tạo môi trường sống tốt cũng góp phần quan trọng để phòng chống và tiêu diệt KST

Câu 3: Phân tích đặc điểm về yếu tố chu kỳ và yếu tố vật chủ của ký sinh trùng.

1 Đặc điểm về yếu tố chu kỳ của KST:

- Định nghĩa: Toàn bộ quá trình thay đổi, phát triển và lớn lên của KST trong giai

đoạn sống của nó kể từ khi là mầm sinh vật đầu tiên cho tới khi phát triển thành con trưởng thành; con trưởng thành lại sinh ra mầm sinh vật mới và tạo ra 1 thế hệ mới được gọi là chu kỳ hay vòng đời của KST Chu kỳ là 1 vòng tròn khép kín

- Phân loại chu kỳ:

+ Kiểu chu kỳ thực hiện hoàn toàn ở ngoại cảnh (ruồi, muỗi)

+ Kiểu chu kỳ thực hiện hoàn toàn trên vật chủ (KSTSR, giun chỉ)

+ Kiểu chu kỳ thực hiện có giai đoạn ở ngoại cảnh và có giai đoạn trên vật chủ (giun đũa, san lá)

+ Kiểu chu kỳ cần có vật chủ trung gian (sán lá, KSTSR)

+ Kiểu chu kỳ không cần có vật chủ trung gian (giun đũa, ghẻ, nấm)

- Nhận xét:

+ Có chu kỳ đơn giản, có chu kỳ phức tạp; tính đơn giản hay phức tạp của chu kỳ

sẽ quyết định tình hình và mức độ bệnh KST Chu kỳ đơn giản thì bệnh dễ phổ biến nhưng khó phòng chống

+ Mỗi ký sinh trùng có tuổi thọ riêng nên bệnh KST cũng có thời hạn, nhưng với điều kiện không bị tái nhiễm Do đó phòng chống tái nhiễm ký sinh trùng sẽ góp phần quan trọng trong thanh toán bệnh KST

+ Trong chu kỳ của KST gồm nhiều mắt xích nối với nhau tạo thành một vòng tròn, khi phòng chống và tiêu diệt ký sinh trùng thì chọn mắt xích yếu nhất của KST nhưng phải dễ thực hiện nhất để tấn công

+ Vì chu kỳ của KST có nhiều kiểu khác nhau, nên cũng có nhiều biện pháp để phá

vỡ chu kỳ Tùy loại mà chọn biện pháp thích hợp

+ Để thực hiện chu kỳ, KST bắt buộc phải có giai đoạn chuyển vật chủ hoặc là chuyển môi trường, do đó làm hạn chế sự chuyển vận chuyển vật chủ, chuyển môi trường của KST cũng phá vỡ được chu kỳ của KST

2 Đặc điểm về yếu tố vật chủ của KST:

* Tất cả các loại của KST, trong quá trình sống cần có vật chủ thích hợp (VCC,VCP

hoặc là VCTG)

* Nhận xét:

- Nếu thiếu vật chủ thích hợp thì KST không tồn tại được, song phải lưu ý là 1 số KST có khả năng ký sinh tạm thời vào các vật chủ không thích hợp (gọi là ký sinh lạc

chủ) Ví dụ: ấu trùng sán nhái ký sinh ở mắt người

- Yếu tố VCTG là yếu tố quan trọng trong chu kỳ của KST; yếu tố VCTG quyết

định tình hình và mức độ bệnh ký sinh trùng Ví dụ:Bọ chét chuột truyền vi khuẩn dịch hạch từ chuột sang người.

Trang 4

- Mỗi KST xâm nhập vào cơ thể vật chủ theo con đường khác nhau (da, niêm mạc, tiêu hóa, hô hấp,…), nhưng KST đã vào trong cơ thể vật chủ thì chúng tự tìm các vị

trí thích hợp cho sinh thái để ký sinh Song đôi khi xẩy ra hiện tượng lạc chỗ Ví dụ: giun đũa di chuyển bất thường như chui ống mật, ống tụy,

- Một số loài KST, trước khi ký sinh cố định tại chỗ phải chu du trong cơ thể vật

chủ Ví dụ: ấu trùng giun đũa

- Một số loài KST, ngoài người là vật chủ thích hợp còn có thể ký sinh cố định, lâu dài trên nhiều động vật khác Từ đó có khái niệm về ổ bệnh hoang dại và ổ bệnh thiên

nhiên Ví dụ: sán lá phổi ngoài ở người ra còn ký sinh lâu dài trên cơ thể các loại động vật có vú như: chó, mèo, lợn,…

Câu 4: Trình bày ảnh hưởng qua lại giữa ký sinh trùng và vật chủ, phân loại ký sinh trùng y học và những khái niệm khác về ký sinh trùng y học.

1. Ảnh hưởng qua lại giữa KST và vật chủ.

Ảnh hưởng của KST và vật chủ

- Ký sinh trùng chiếm thức ăn của vật chủ: Mức độ chiếm thức ăn và tác hại của nó thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố

- Ký sinh trùng gây độc cho vật chủ

- Ký sinh trùng gây tắc cơ học

Kết quả của ảnh hưởng qua lại giữa ký sinh trùng và vật chủ

- Vật chủ bị ký sinh nhưng không bị bệnh

- Vật chủ bị ký sinh nhưng chưa biểu hiện bệnh

- Vật chủ bị bệnh ở các mức độ khác nhau

2 Phân loại ký sinh trùng y học.

- Phân loại ký sinh trùng theo cách phân loại sinh học:

Theo phân loại sinh học thì cần phân theo thứ bậc như sau: giới, ngành, lớp, bộ,

họ, giống và loài

- Phân loại đơn giản theo ký sinh trùng y học:

* Ký sinh trùng thuộc giới động vật:

+ Ngành đơn bào: Các loài đơn bào và KSTSR

+ Ngành đa bào: giun, sán và tiết túc y học

* Ký sinh trùng thuộc giới thực vật

+ Các loại nấm ký sinh và gây bệnh

- Phân loại ký sinh trùng y học theo tác hại + Ký sinh trùng gây bệnh:

 Định nghĩa: KST gây bệnh bao gồm những KST bằng tác hại của chúng gây ra các triệu chứng hay hội chứng bệnh lý

 Phân loại: Dựa vào vị trí ký sinh chia 2 loại ~ Loại nội ký sinh: Bao gồm các KST ở trong nội tạng, trong các tổ chức cơ

quan, trong máu,… của vật chủ Ví dụ: giun đũa ký sinh trong ruột non,

~ Loại ngoại ký sinh: Bao gồm những KST ký sinh ở da, lông, tóc, móng, các

hốc tự nhiên của cơ thể Ví dụ: cái ghẻ ký sinh ở da, nấm ở lông, tóc, móng

Trang 5

+ Ký sinh trùng truyền bệnh:

- Định nghĩa: KST truyền bệnh bao gồm những KST chỉ đóng vai trò làm vật trung

gian truyền bệnh Ví dụ: ruồi, bọ chét,…

- Phân loại:

+ Loại đơn ký (đơn thực): là những KST chỉ ký sinh và tìm thức ăn trên 1 loại vật

chủ Ví dụ:Rận người chỉ ký sinh và hút máu của người.

+ Loại đa ký (đa thực): là những KST có thể ký sinh và tìm thức ăn trên nhiều loại

vật chủ Ví dụ: ve, muỗi hút máu người và xúc vật

3 Những khái niệm khác về ký sinh trùng y học.

- Khái niệm về bội ký sinh trùng

- Khái niệm về KST lâu dài và tạm thời

- Khái niệm về KST dĩ nhiên và bất ứng

- Khái niệm về KST thực thụ và giả hiệu

Câu 5: Trình bày đặc điểm của bệnh ký sinh trùng Phân tích hội chứng và diễn biến của bệnh ký sinh trùng.

1 Đặc điểm của bệnh KST.

- Bệnh KST có tính chất phổ biến theo vùng: Ở vùng nào có những yếu tố địa lý, khí

hậu, nhân sự thuận lợi cho ký sinh trùng phát triển thì vùng đó sẽ phổ biến bệnh và ngược lại

Ví dụ: vùng trồng rau màu nhiều giun sán

- Bệnh KST hầu hết đều mang tính chất thời hạn: vì mỗi ký sinh trùng đều có tuổi

thọ nhất định

Ví dụ: đời sống của giun kim là 2 tháng, giun đũa là 13 tháng

- Bệnh KST thường kéo dài: Bệnh KST thường diễn biến lâu dài hàng tháng, hàng

năm, do bệnh KST dễ bị tái nhiễm

Ví dụ: người mắc giun đũa thải các chất có ấu trùng ra môi trường nhưng không được xử lý đúng cách có thể gây nhiễm cho người khác và tái nhiễm cho bản thân

- Bệnh KST thường diễn biến thầm lặng, tuy nhiên cá biệt ở giai đoạn cấp tính

Ví dụ: khi mắc số lượng ít giun kim thường không có biểu hiện bệnh lý Nhưng số lượng nhiều thì các biểu hiện bệnh lý xuất hiện.

2 Hội chứng bệnh KST

- Hiện tượng viêm: Tại chỗ xâm nhập của KST vào cơ thể hoặc tại nơi KST ký sinh

Mức độ viêm khác nhau tùy loại KST

Ví dụ: giun móc/mỏ gây viêm tá tràng

- Hiện tượng nhiễm độc: thường kéo dài và mãn tính, ít có cấp tính.

Ví dụ: giun đũa tiết askaron có thể gây nhiễm độc nặng cho vật chủ.

- Hiện tượng hao tổn chất: KST thường xuyên chiếm sinh chất của cơ thể làm thức ăn

cho chúng dẫn đến cơ thể suy dinh dưỡng và thiếu máu

Ví dụ: giun kim lấy chất dinh dưỡng trong ruột, khi trẻ mắc giun kim gây rối loạn tiêu hóa trẻ kém ăn dẫn tới suy dinh dưỡng.

- Hiện tượng dị ứng: Luôn xảy ra với các mức khác nhau tùy loại KST ví dụ: nổi

mẩn

3 Diễn biến của bệnh KST

- Hình thức tự diễn biến:

+ Diễn biến tốt: Tự khỏi

+ Diễn biến xấu: Mắc bệnh KST

- Diễn biến do can thiệp điều trị:

Trang 6

+ Diễn biến tốt: khỏi bệnh

Đánh giá mức độ khỏi bệnh

~ Khỏi bệnh về mặt lâm sàng

~ Khỏi bệnh về mặt cận lâm sàng

~ Khỏi bệnh về mặt phục hồi các chức năng

+ Diễn biến xấu: không khỏi bệnh

Không khỏi bệnh do nguyên nhân:

~ Do chẩn đoán: chẩn đoán sai

~ Do thuốc: có nhiều nguyên nhân do thuốc

~ Do đã có hiện tượng kháng thuốc của KST

- Diễn biến sau khi mắc bệnh

+ Các bệnh KST sau khi rời khỏi thì tạo được khả năng miễn dịch cho cơ thể (hình thành kháng thể)

2 Đường ký sinh trùng thải ra môi trường hoặc vào vật khác.

- Thải qua phân (các loại trứng giun, sán, )

- Qua đờm (trứng sán lá phổi)

- Qua da (các loại nấm da)

- Qua máu (côn trùng hút máu)

- Qua dịch tiết (nấm candida, )

- Qua nước tiểu (sán máng)

3 Đường xâm nhập của KST vào vật chủ, sinh vật.

- Đường tiêu hóa qua miệng (ăn, uống) như trứng giun đũa, trứng giun móc, trứng sán

lá, bào nang amip

- Đường tiêu hóa qua hậu môn như ấu trùng giun kim

- Đường qua da rồi vào máu (KSTSR, ấu trùng giun chỉ, giun móc, trùng roi, đường máu,…)

- Đường hô hấp: như nấm, trứng giun,

- Đường nhau thai: KSTSR

- Đường sinh dục: nấm candida,…

6 Thời tiết khí hậu.

KST chịu tác động rất lớn của thời tiết, khí hậu.

7 Các yếu tố kinh tế - văn hóa - xã hội.

Trang 7

- Nhiều bệnh KST là bệnh xã hội, bệnh của người nghèo, bệnh của sự lạc hậu và mê

tín dị đoan,…

- Kinh tế, văn hóa, nền giáo dục, phong tục - tập quán, dân chí, giao thông, hệ thống chính trị, mạng lưới y tế, chiến tranh - hòa bình, mức ổn định xã hội,… đều có tính quyết định đến KST và bệnh KST

8 Tình hình bệnh KST.

- Trên thế giới: Bệnh phổ biến ở nhiều nước, mỗi nước có đặc thù riêng về bệnh KST

- Ở Việt Nam: Nhìn chung bệnh KST còn rất phổ biến và gây nhiều tác hại quan trọng

Tỷ lệ nhiễm cao, cường độ nhiễm lớn, tỷ lệ nhiễm phối hợp cũng cao

Câu 7 Trình bày chẩn đoán, nguyên tắc điều trị và nguyên tắc phòng chống bệnh ký sinh trùng.

1 Chẩn đoán:

- Chẩn đoán lâm sàng:

Dựa vào các dấu hiệu lâm sàng, các triệu chứng và hội chứng bệnh lý do bệnh gây ra

Ví dụ: triệu chứng mắc giun kim là ngứa hậu môn, đi ngoài có thấy giun.

- Chẩn đoán xét nghiệm:

Muốn chẩn đoán xác định bệnh KST thì phải xét nghiệm để tìm KST

Ví dụ: xét nghiệm phân tìm KST trùng roi, giun đũa

Khi tiến hành điều trị một số bệnh về KST cần lưu ý 1 số điểm sau:

- Liều lượng thuốc: cân nhắc liều điều trị cho cá thể và liều điều trị hàng loạt Liều

theo tuổi hay cân nặng

- Nơi điều trị: tại bệnh viện, tại gia đình hay tại cộng đồng…

- Chu kỳ điều trị: điều trị một lần hay nhiều lần với khoảng cách giữa các đợt điều

trị là bao nhiêu

- Đối tượng đích: điều trị cho cá thể hay điều trị cho hàng loạt

- Xét nghiệm trước khi điều trị: xét nghiệm chọn mẫu hay xét nghiệm cho nhiều

người

- Xử lý mầm bệnh đào thải ra do điều trị: mầm bệnh đào thải do điều trị cần được

xử lí để tránh gây ô nhiễm môi trường

- Điều trị triệu chứng, biến chứng: điều trị đặc hiệu phải kết hợp với điều trị triệu

chứng và biến chứng

- Điều trị phải kết hợp với dự phòng tốt: do bệnh kí sinh trùng dễ tái nhiễm và tái

nhiễm rất nhanh nên dự phòng chống tái nhiễm là quan trọng

- Điều trị ưu tiên, chọn lọc: chọn bệnh kí sinh trùng có tỉ lệ nhiễm cao và gây

nhiều tác hại cho cộng đồng, ưu tiên đối tượng có nguy cơ cao

- Chọn thuốc điều trị:

+ Tác dụng diệt nhiều loại KST

+ Ít độc, an toàn

Trang 8

- Lựa chọn vấn đề ký sinh trùng ưu tiên để giải quyết trước

- Phòng chống bệnh ký sinh trùng ở người kết hợp chặt chẽ với phòng chống bệnh ký sinh trùng thú y - vật nuôi và môi trường

Câu 8 Trình bày nguyên tắc điều trị; nguyên tắc và phân tích các biện pháp chủ yếu phòng chống ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng.

1 Nguyên tắc điều trị.

Liều lượng thuốc

Cân nhắc liều điều trị cho cá thể và liều điều trị hàng loạt Liều theo tuổi hay cân nặng

Điều trị cho cá thể hay điều trị hàng loạt

Xét nghiệm trước khi điều trị

Xét nghiệm chọn mẫu hay xét nghiệm cho nhiều người

Xử lý mầm bệnh đào thải ra do điều trị

Cần được xử lý để tránh gây ô nhiễm môi trường

Điều trị triệu chứng, biến chứng

Điều trị đặc hiệu phải kết hợp với điều trị triệu chứng và biến chứng

Điều trị phải kết hợp với dự phòng tốt

Do bệnh ký sinh trùng dễ tái nhiễm và tái nhiễm rất nhanh nên dự phòng chống tái nhiễm là quan trọng

Điều trị ưu tiên, chọn lọc

Chọn bệnh ký sinh trùng có tỷ lệ nhiễm cao và gây nhiều tác hại cho cộng đồng, ưu tiên đối tượng có nguy cơ cao

Chọn thuốc điều trị

- Tác dụng diệt nhiều loại ký sinh trùng

- Ít độc, an toàn

- Dễ tìm và tiện sử dụng

- Giá thành rẻ, người nghèo chấp nhận được

2 Nguyên tắc và các biện pháp chủ yếu phòng chống KST và bệnh KST.

a Nguyên tắc

- Phòng chống trên quy mô rộng lớn: Do nhiều người mắc bệnh trên diện rộng và dễ lây lan

Trang 9

- Phòng chống trong thời gian lâu dài, có kế hoạch nối tiếp nhau vì bệnh KST thường tái nhiễm liên tiếp.

- Kết hợp nhiều biện pháp để phòng chống

- Lồng ghép phòng chống bệnh KST với các hoạt động, chương trình, các dịch vụ y tế sức khỏe khác

- Xã hội hóa việc phòng chống bệnh KST và có sự tham gia của cộng đồng

- Kết hợp phòng chống KST với CSSK ban đầu, nhất là ở tuyến cơ sở

- Lựa chọn vấn đề KST ưu tiên để giải quyết trước

- Phòng chống bệnh KST ở người kết hợp chặt chẽ với phòng chống bệnh KST thú y – vật nuôi và chống KST ở môi trường

b Biện pháp chủ yếu:

- Diệt KST ở các giai đoạn của chu kỳ:

+ Diệt KST trên VCC Ví dụ: diệt giun đũa trên người bằng cách tẩy giun mỗi năm 2 lần

+ Diệt KST ở VCP Ví dụ: diệt thể vô giới KSTSR ở người

+ Diệt KST ở VCTG Ví dụ: diệt muỗii Anophenles truyền bệnh cho người.

+ Diệt KST ở ngoại cảnh (môi trường)

 Biện pháp cơ học và cải tạo môi trường

 Biện pháp lý học

 Biện pháp hóa học

 Biện pháp sinh học

Ví dụ: phát quang bụi rậm, phun hóa chất diệt KST,

- Cắt đứt các đường trong chu kỳ của KST Tùy loại mà chọn biện pháp cho phù

hợp

- Các biện pháp chung:

+ Vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, vệ sinh tập thể

+ Vệ sinh thực phẩm, nguồn nước sinh hoạt

+ Quản lý và xử lý phân đúng quy cách

+ Truyền thông giáo dục sức khỏe

+ Phát triển kinh tế - xã hội

+ Nâng cao trình độ giáo dục và dân trí

+ Phát triển mạng lưới y tế cơ sở

Câu 9: Trình bày hình thể chung của tiết túc; phân tích liên quan giữa sinh thái tiết túc với dịch tễ những bệnh do tiết túc truyền.

Hình thể chung của tiết túc

Hình thể bên ngoài

- Cơ thể có tính chất đối xứng hai bên

- Bao phủ toàn bộ cơ thể là lớp vỏ Kitin

- Chân gồm nhiều đoạn ngắn và được nối với nhau bằng khớp

- Con trưởng thành, đa số tiết túc có cơ thể chia làm phần: đầu, ngực, và bụng

+ Đầu: Gồm đầy đủ các bộ phận: Mắt, pan (xúc biện), ăng ten (râu), bộ phận miệng (vòi)

+ Ngực: Gồm có 3 đốt và chia ra: Ngực trước, ngực giữa và ngực sau Ngực thường mang những bộ phận vận động như chân, cánh

+ Bụng: Bụng chứa các cơ quan nội tạng, gồm cơ quan tiêu hoá, bài tiết, sinh dục một số đốt cuối của bụng trở thành bộ phận sinh dục ngoài của tiết túc

Cấu tạo các cơ quan

Trang 10

- Giác quan gồm: Mắt, pan, ăng ten.

- Cơ quan tiêu hoá gồm có: ruột trước, ruột giữa, ruột sau

- Cơ quan tuần hoàn: Là hệ mạch hở

- Cơ quan thần kinh gồm những sợi thần kinh, hạch thần kinh và hạch thần kinh trung tâm làm nhiệm vụ của não

- Cơ quan hô hấp: Là một hệ thống ống khí quản phân nhánh có dạng xoắn như lò so

- Cơ quan bài tiết: Có ống bài tiết ra ngoài

- Cơ quan sinh dục

+ Cơ quan sinh dục đực: Gồm hai tinh hoàn, túi tinh, tuyến phụ, ống phóng tinh và dương vật

+ Cơ quan sinh dục cái: Gồm hai buồng trứng nối ống dẫn trứng đến âm đạo, bộ phận chứa tinh

Sự liên quan giữa sinh thái tiết túc đến dịch tễ những bệnh do tiết túc truyền.

• Đặc điểm về loại tiết túc liên quan đến dịch tễ

Bệnh do tiết túc chỉ có thể phát sinh khi có mặt của tiết túc truyền bệnh Nhưng đôi khi xảy ra là có bệnh do tiết túc truyền xong lại không có mặt của loài tiết túc truyền bệnh (do nhiễm từ nơi khác) Tuy nhiên bệnh phát sinh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố

• Đặc điểm về khuếch tán của tiết túc

Nếu tiết túc khuếch tán rộng, bệnh sẽ lan rộng Tính chất phân bố của từng vùng dịch bệnh phụ thuộc vào yếu tố khuếch tán của tiết túc

- Khuếch tán chủ động: Do tiết túc bay, nhảy, bò Trong phạm vi gần và hẹp

- Khuếch tán thụ động: Tiết túc theo các phương tiện giao thông, vận tải, theo bè mảng, dòng chảy Phạm vi xa và rộng

• Đặc điểm ăn của tiết túc

Đặc điểm ăn bao gồm chất thức ăn, phương thức ăn, sinh thái sau khi ăn của tiết túc đều có liên quan đến dịch tễ các bệnh do tiết túc truyền

• Đặc điểm tuổi thọ của tiết túc

- Tiết túc sống càng lâu thì khả năng truyền bệnh càng nhiều và càng nguy hiểm

- Tiết túc phải sống đủ thời gian để các mầm bệnh phát triển được trong cơ thể mới có khả năng truyền bệnh

Câu 10: Trình bày vai trò và phương thức truyền bệnh của tiết túc; phòng chống tiết túc.

Vai trò và phương thức truyền bệnh của tiết túc

Vai trò :

- Tiết túc vận chuyển mầm bệnh vào vật chủ: Ruồi, gián

- Tiết túc là vật chủ chung gian: tôm, cua

- Tiết túc là Vector truyền bệnh: muỗi, bọ chét, ve, mò mạt, muỗi cát

Phương thức truyền bệnh:

- Truyền qua nước bọt: Là phương thức chủ yếu và phổ biến của các côn trùng hút máu

- Truyền qua chất bài tiết (chấy, rận)

- Truyền qua dịch Coxa (ve )

Trang 11

- Truyền do nôn mửa ra mầm bệnh (bọ chét).

- Truyền bệnh bằng cách phóng thích trên mặt da của vật chủ

- Truyền bệnh do con tiết túc bị giập nát giải phóng ra mầm bệnh (chấy, rận)

Phòng chống tiết túc

• Nguyên tắc:

- Tiến hành lâu dài và kiên trì

- Có trọng tâm, trọng điểm

- Căn cứ theo sinh thái của tiết túc để lựa chọn biện pháp thích hợp, hiệu quả

- Duy trì thường xuyên, liên tục

- Truyền thông giáo dục và lôi cuốn cộng đồng cùng tham gia

• Phương pháp:

Phương pháp cơ học và cải tạo môi trường

- Phương pháp cơ học là bắt, bẫy, xua đuổi và diệt các loại côn trùng

- Cải tạo môi trường là sự phá vỡ, hạn chế các điều kiện phát triển của côn trùng truyền bệnh Nhằm gây ra sự mất cân bằng sinh thái của tiết túc

- Phương pháp này có ưu điểm là không gây ô nhiễm môi trường, tác dụng bền vững và mang tính chủ động

Phương pháp hoá học

- Là dùng các hoá chất để diệt tiết túc

- Có ưu điểm là tác dụng nhanh, hiệu lực cao và có thể triển khai trên một diện rộng Nhưng có hạn chế là gây ô nhiễm môi trường và thường xảy ra hiện tượng kháng hoá chất của côn trùng

Phương pháp sinh học

- Dùng các kẻ thù tự nhiên là những sinh vật để diệt côn trùng

- Phương pháp này không gây ô nhiễm môi trường, không gây độc cho người và gia súc Nhưng hiệu lực của phương pháp này chưa cao

Làm giảm khả năng sinh sản của tiết túc bằng cách phá huỷ hay thay đổi cấu trúc di truyền của chúng

Phần IICâu 1: Trình bày đặc điểm sinh học, giải thích chu kì sinh sản và tác hại của bệnh giun đũa.

1.Đặc điểm sinh học

- Giun đũa trưởng thành cơ thể hình ống màu hồng nhạt Con cái đuôi thẳng, kích thước 20-25cmx 5-6mm Con đực đuôi cong, kích thước 15-17cm x 3-4mm

- Trứng giun đũa màu vàng,vỏ dầy, xù xì Kích thước từ 60-70 x 35-50µm

2.Chu kì của giun đũa

Diễn ra theo sơ đồ: Người Ngoại cảnh

- Giai đoạn ở người

Giun đũa kí sinh ở ruột non của người Người nhiễm giun đũa là do ăn phải trứng giun có ấu trùng, vào tới ruột trứng nở thành ấu trùng (KT: 0,2mm) Ấu trùng chui qua thành ruột rồi vào mạch màu mạc treo đại tràng trên rồi theo máu tới gan, ở gan 3-4 ngày, ấu trùng theo tĩnh mạch trên gan tới tim và theo động mạch phổi đến phổi Ở phổi khoảng 10 ngày, ấu trùng thay vỏ 2 lần phát triển nhanh ở các phế nang (dài 1-2mm) Sau đó theo khí quản, phế quản lên hầu rồi lại xuống ruột non phát triển thành con trưởng thành Giun trưởng thành giao hợp, giun các đẻ trứng, trứng phải ra ngoại cảnh mới phát triển được

Trang 12

- Giai đoạn ở ngoại cảnh

Trứng của giun đũa ra ngoài gặp điều kiện thuận lợi (nhiệt độ 24-250C, độ ẩm

>80%, có O2) sẽ phát triển thành trứng có ấu trùng sau 15 ngày Nhiệt đố >360C hoặc

<120C trứng không phát triển được, ở nhiệt độ >600C, <-120C trứng sẽ bị tiêu diệt Còn nhiệt độ 450C là nhiệt độ trong hố ủ phân thì sau 4 tháng trứng mới bị tiêu diệt.Các chất sát trùng thông thường: Formon 6%, thuốc tím, cresyl 10% không diệt được trứng trừ dung dịch iod 10% Trong hố xí nước trứng sống được 2 tháng Nếu người ăn phải trứng có ấu trùng giun đũa nó sẽ phát triển như đã mô tả trong giai đoạn người

Thời gian hình thành chu kì: 60 ngày, đời sống của giun đũa là 13 tháng

3 Tác hại của bệnh giun đũa

- Tác hại của giun đũa:

+ Giun đũa chiếm một phần thức ăn của người làm cho người bệnh thiếu dinh

dưỡng, gầy yếu Ngoài ra giun còn gây tắc ruột, tắc ống dẫn mật, rối loạn tiêu hóa… + Ấu trùng giun đũa ở phổi nếu có nhiều sẽ gây hội chứng Loeffler (ho, đau ngực,

BC ái toan tăng cao 30%, chụp phổi có những đám mờ ở phổi) nhưng các triệu chứng

sẽ mất dần sau 1 tuần

- Thể bệnh giun đũa thường gặp

Tình trạng thiếu dinh dưỡng do tác hại chiếm thức ăn của giun đũa là quan trọng hàng đầu Trẻ em có nhiều giun đũa sẽ bị suy dinh dưỡng, người lớn thì gầy yếu, thỉnh thoảng bị rối loạn tiêu hóa do giun làm tổn thương gây viêm niêm mạc ruột

- Biến chứng trong bệnh giun đũa

Khi số lượng giun đũa có nhiều (bình thường người Việt Nam có mật độ giun đũa là 7-8 con/ người nhưng có trường hợp có tới vài chục, vài trăm con) hoặc điều kiện pH bị rối loạn (bình thường là 7,5-8,2) thì giun đũa sẽ phát tán lên ống mật, gan, chui vào ống tụy, ruột thừa hoặc tụ lại gây tắc ruột Có trường hợp gây thủng ruột, viêm phúc mạc

Câu 2: Phân tích các yếu tố nguy cơ gây nhiễm, chuẩn đoán và cách phòng bệnh giun đũa.

Các yếu tố nguy cơ gây nhiễm giun đũa

- Môi trường đất có trứng giun đũa Bộ môn KST trường ĐHYKTN đã nghiên cứu về mức độ ô nhiễm và sự phát tán giun đũa trong đất tại một số tỉnh: Thái Nguyên, Hà Giang, Lai Châu, Sơn La, Bắc Kạn, Hòa Bình thấy tỉ lệ nhiễm giun đũa trong các loại đất như sau:

+ Đất trong nhà: 36,26% số mẫu đất có trứng giun đũa

- Tập quán canh tác còn dùng phân tươi làm phân bón cho cây trồng

- Tập quán sinh hoạt, vệ sinh còn kém Xây dựng hố xí không đạt tiêu chuẩn vệ sinh (kín, khô, sạch, xa nguồn nước trên10m) Nhiều nơi ở miền núi không có hố xí, trẻ em

đi ngoài không đúng nơi quy định, chó, lợn thả rông ăn phân người có trứng giun lại thải ra ngoài môi trường Xử lí rác không tốt để cho ruồi nhặng sinh sôi, vận chuyển mầm bệnh là trứng giun, không rửa tay sạch trước khi ăn, thức ăn không đậy lồng bàn tạo điều kiện cho ruồi nhặng reo rắc mầm bệnh

Trang 13

- Thời tiết khí hậu: Mưa nhiều, nóng ẩm, rất thuận lợi cho việc phát triển của trứng giun.

- Các điều kiện kinh tế xã hội, văn hóa, giáo dục, dân trí còn thấp.Tất cả các nguy cơ

đó làm cho bệnh giun đũa có tỉ lệ nhiễm cao

Trứng giun phát tán ra môi trường xung quanh là do các điều kiện: dùng phân bắc tươi làm phân bón, hố xí thiếu hoặc không hợp vệ sinh để phân lan tràn ra bên ngoài, ruồi nhặng vận chuyển mầm bệnh, gia súc ăn phải trứng giun lại thải ra ngoài môi trường, trứng đó vẫn phát triển thành trứng có ấu trùng được

Chuẩn đoán bệnh giun đũa

- Chuẩn đoạn bệnh giun đũa trong giai đoạn ấu trùng: Chuẩn đoán bằng kháng nguyên hay miễn dịch ( thực tế ít dùng)

- Chuẩn đoán bệnh giun đũa giai đoạn trưởng thành:

+ Chuẩn đoán định hướng lâm sàng: Dựa vào các triệu chứng lâm sàng như hay đau bụng, người gầy yếu Trẻ em thì bụng ỏng, địt beo, xanh xao, gầy còm Các dấu hiệu lâm sàng thường không đặc hiệu, không có giá trị quyết định chuẩn đoán Phương pháp chuẩn đoán miễn dịch tốn kém, phức tạp và khó áp dụng trong thực tiễn nên phương pháp xét nghiệm phân tìm trứng giun được áp dụng rộng rãi để chẩn đoán bệnh giun đũa

+ Chuẩn đoán xác định: Xét nghiệm phân tìm trứng giun bằng một trong ba phương pháp sau:

+ Cắt đứt nguồn nhiễm: Điều trị người bệnh

+ Chống sự phát tán mầm bệnh: Vệ sinh môi trường

+ Bảo vệ người lành, chống lây nhiễm: Giáo dục y tế, nâng cao ý thức phòng bệnh

- Các biện pháp cụ thể

+ Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho nhân dân về tác hại và phòng bệnh giun đũa

để mọi người có ý thức tự giác tham gia phòng chống bệnh giun đũa

+ Điều trị người bệnh

+ Vệ sinh môi trường: Quản lý và xử lý phân thích hợp

~ Sử dụng hố xí hợp vệ sinh, không phóng uế bừa bãi ra ruộng vườn, quanh nhà nhất là các trẻ nhỏ Không để chó, lợn, gà tha phân gây ô nhiễm môi trường

~ Không dùng phân tươi để canh tác, phải ủ phân từ 4 tháng trở lên mới dùng + Vệ sinh ăn uống, vệ sinh thực phẩm: Thức ăn phải được nấu chín đậy lồng bàn không ăn rau sống, không uống nước lã

Câu 3: Phân tích tác hại, biến chứng, phương pháp chuẩn đoán và phòng bệnh giun đũa.

Tác hại và biến chứng của bệnh giun đũa

- Tác hại của giun đũa:

+ Giun đũa chiếm một phần thức ăn của người làm cho người bệnh thiếu dinh dưỡng, gầy yếu Ngoài ra giun còn gây tắc ruột, tắc ống dẫn mật, rối loạn tiêu hóa…

Trang 14

+ Ấu trùng giun đũa ở phổi nếu có nhiều sẽ gây hội chứng Loeffler (ho, đau ngực, BC ái toan tăng cao 30%, chụp phổi có những đám mờ ở phổi) nhưng các triệu chứng sẽ mất dần sau 1 tuần.

- Thể bệnh giun đũa thường gặp: Tình trạng thiếu dinh dưỡng do tác hại chiếm thức ăn của giun đũa là quan trọng hàng đầu Trẻ em có nhiều giun đũa sẽ bị suy dinh dưỡng, người lớn thì gầy yếu, thỉnh thoảng bị rối loạn tiêu hóa do giun làm tổn thương gây viêm niêm mạc ruột

- Biến chứng trong bệnh giun đũa :Khi số lượng giun đũa có nhiều (bình thường người Việt Nam có mật độ giun đũa là 7-8 con/ người nhưng có trường hợp có tới vài chục, vài trăm con) hoặc điều kiện pH bị rối loạn (bình thường là 7,5-8,2) thì giun đũa sẽ phát tán lên ống mật, gan, chui vào ống tụy, ruột thừa hoặc tụ lại gây tắc ruột Có trường hợp gây thủng ruột, viêm phúc mạc

Phương pháp chẩn đoán bệnh giun đũa

- Phương pháp xét nghiệm phân trực tiếp

Kỹ thuật xét nghiệm phân này đơn giản, nhanh, không đòi hỏi các dụng cụ hóa chất phức tạp Kỹ thuật này có thể phát hiện được các loại trứng giun sán có mặt trong mẫu phân kể cả ấu trùng, đơn bào thể hoạt động và thể bào nang

- Phương pháp tập trung trứng Willis

Kỹ thuật này dựa trên 2 đặc tính của trứng của trứng sán:

+ Trứng giun sán nổi lên trên nước muối bão hòa

+ Trứng giun sán dính vào thủy tinh

Kỹ thuật này đơn giản, nhanh chóng phát hiện được trứng giun trong những trường hợp nhiễm ít Kỹ thuật này cho kết quả tốt với các trứng giun móc, giun đũa, giun tóc

- Phương pháp xét nghiệm Kato

Đây là kĩ thuật soi tiêu bản phân dầy với giấy Cellophan dùng thay cho lá kính Đây là phương pháp chuẩn để phát hiện trứng giun sán trong phân nhất là đối với giun đũa, giun kim, giun móc, giun mỏ

Phòng bệnh giun đũa

- Nguyên tắc:

+ Cắt đứt nguồn nhiễm: Điều trị người bệnh

+ Chống sự phát tán mầm bệnh: Vệ sinh môi trường

+ Bảo vệ người lành, chống lây nhiễm: Giáo dục y tế, nâng cao ý thức phòng bệnh

- Các biện pháp cụ thể:

+ Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho nhân dân về tác hại và phòng bệnh giun đũa

để mọi người có ý thức tự giác tham gia phòng chống bệnh giun đũa

+ Điều trị người bệnh

+ Vệ sinh môi trường: Quản lý và xử lý phân thích hợp

~ Sử dụng hố xí hợp vệ sinh, không phóng uế bừa bãi ra ruộng vườn, quanh nhà nhất là các trẻ nhỏ Không để chó, lợn, gà tha phân gây ô nhiễm môi trường

~ Không dùng phân tươi để canh tác, phải ủ phân từ 4 tháng trở lên mới dùng

+ Vệ sinh ăn uống, vệ sinh thực phẩm: Thức ăn phải được nấu chín đậy lồng bàn không ăn rau sống, không uống nước lã

Câu 4: Giải thích chu kỳ sinh sản của của giun móc/mỏ và trình bày tác hại của chúng.

Chu kỳ sinh sản của giun móc/mỏ

Diễn ra theo sơ đồ: Người Ngoại cảnh

* Giai đoạn ở người

Giun móc, mỏ kí sinh ở tá tràng Người nhiễm giun là do ấu trùng giun xuyên

Trang 15

qua da vào người Sau khi qua da ấu trùng vào TM rồi theo máu vào tim Từ tim ấu trùng theo máu ĐM phổi lên phổi, ở phổi ấu trùng thay vỏ 2 lần rồi theo các khí quản, phế quản lên hầu rồi từ hầu theo thực quản, dạ đà xuống tá tràng để kí sinh và phát triển thành con trưởng thành Giun trưởng thành giao hợp, con cái đẻ trứng, trứng phải

ra ngoại cảnh mới phát triển được

* Giai đoạn ở ngoại cảnh

-Sự phát triển của trứng: Trứng giun móc, mỏ ra ngoại cảnh gặp điều kiện thuận lợi ( nhiệt độ 24-250C, độ ẩm >80%, có O2) thì chỉ sau 1 ngày đã phát triển thành trứng có

ấu trùng và nở thành ấu trùng giai đoạn 1 Ở nhiệt độ >370C, <140C trứng không phát triển được Nhiệt độ >500C trứng bị diệt Các chất sát trùng thông thường diệt trứng tốt

vì vỏ trứng mỏng

-Sự phát triển của ấu trùng: Trong điều kiện thuận lợi (nhiệt độ 24-300C, độ ẩm >80%,

có O2) thì sau 3 ngày ấu trùng giai đoạn 1 phát triển thành ấu trùng giai đoạn 2 và thêm

5 ngày nữa sẽ thành ấu trùng giai đoạn 3 Các loại đất thích hợp cho ấu trùng phát triển

là đất tơi xốp, ẩm, màu mỡ, đất có nhiều bụi bặm Đất sét, đất chua, đất mặn ấu trùng không phát triển được Ấu trùng sẽ chết nếu trong đất có 2% NaCl, trong nước xà phòng, cồn 700, thuốc tím, trong môi trường nước Còn điều kiện thuận lợi ấu trùng sống được 18 tháng

Ấu trùng giai đoạn 3 có khả năng xuyên qua da vào vật chủ là nhờ có các hướng động sau:

+Ấu trùng luôn tìm đến vị trí cao của đất: Mô đất cao, đụn rạ, cọc rào, vách hầm mỏ với chiều cao là 1m

+Ấu trùng ưa nơi có độ ẩm cao, chúng thường ở các giọt sương trên lá rau, ngọn cỏ

+Ấu trùng có khả năng phát hiện ra vật chủ để di chuyển tới (nhưng không phân biệt được vật chủ có thích hợp hay không)

Thời gian hoàn thành chu kì là 3-4tuần,giun sống từ 10-14 năm

Tác hại của giun móc/mỏ

* Tác hại cuả giun móc và ấu trùng: Giun gây thiếu máu, viêm tá tràng Ấu trùng giun gây mẩn ngứa ở da khi xâm nhập

* Thể bệnh giun móc/mỏ thường gặp: Là bệnh thiếu máu Có trường hợp thiếu máu nặng Hb < 60 g/l Người bệnh cơ thể mệt mỏi, suy nhược, có triệu chứng da xanh, niêm mạc nhợt nhạt

Xét nghiệm thấy:

- Huyết sắc tố (Hb) giảm dưới mức bình thường

- Sắt huyết thanh giảm

Nguyên nhân gây thiếu máu là do:

- Giun hút máu 0,1-0,3ml/con/ngày

- Giun tiết chất độc làm máu rỉ liên tục ở vết thương và ức chế quá trình tạo máu

Câu 5: Phân tích đặc điểm dịch tễ và phòng bệnh giun móc/mỏ.

Đặc điểm dịch tễ giun móc/mỏ

Nguồn bệnh giun móc/mỏ là người có giun, mầm bệnh là ấu trùng giai đoạn 3 và

đường nhiễm là đường qua da

* Các yếu tố nguy cơ trong nhiễm bệnh giun móc/mỏ

- Môi trường có mầm bệnh: Ấu trùng giun móc ưa các loại đất ẩm, tơi xốp, mầu mỡ và

có nhiều bụi bặm nên ở các vùng này sẽ dễ có mầm bệnh

- Tập quán canh tác còn dùng phân tươi làm phân bón cho cây trồng

Trang 16

- Tập quán sinh hoạt, vệ sinh còn kém: Không có đủ hố xí, hố xí không hợp vệ sinh Phóng uế bừa bãi để phân lan tràn ra ngoại cảnh, chó, lợn, gà tha phân làm ô nhiễm môi trường Xử lí rác không tốt, để ruồi nhặng sinh sôi vận chuyểnmầm bệnh.

- Thời tiết khí hậu: Mưa nhiều, nóng ẩm, rất thuận lợi cho việc phát triển của trứng và

- Tỉ lệ nhiễm giun móc/mỏ tương đối cao

+ Miền Bắc: Đồng bằng 3-60%, trung du 59-64%, vùng núi 61%, ven biển 67% + Miền Trung: Đồng bằng 36%, miền núi 66%, ven biển 69%

+ Miền Nam: Đồng bằng 52%, ven biển 68%, Tây Nguyên 47%

- Về lứa tuổi: Mọi lứa tuổi đều có thể nhiễm giun móc/mỏ nhưng ít gặp ở trẻ em dưới

2 tuổi

- Về giới: Tỉ lệ nhiễm không có sự khác biệt

Đặc biệt bệnh có tính chất đặc hiệu về dịch tễ đó là tính chất vùng và nghề nghiệp: Vì

ở các vùng có tính chất đất thuận lợi cho ấu trùng giun móc/mỏ phát triển như vùng trồng rau màu, vùng đất cát ven sông vùng ven biển và vùng mỏ có tỉ lệ nhiễm giun cao hơn những vùng khác Đặc biệt trầm trọng ở những vùng trồng rau, trồng hoa mầu Bệnh thường gặp ở những người tiếp xúc với các loại đất thích hợp với ấu trùng (nông dân trồng rau màu, công nhân mỏ)

Phòng bệnh giun móc/mỏ

- Nguyên tắc:

+ Cắt đứt nguồn nhiễm: Điều trị người bệnh

+ Chống sự phát tán mầm bệnh: Vệ sinh môi trường

+ Bảo vệ người lành, chống lây nhiễm: Giáo dục y tế, nâng cao ý thức phòng bệnh

- Các biện pháp cụ thể

+ Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho nhân dân về tác hại và phòng bệnh giun móc/mỏ để mọi người có ý thức tự giác tham gia phòng chống bệnh giun móc/mỏ + Vệ sinh môi trường: Quản lý và xử lý phân thích hợp

~ Sử dụng hố xí hợp vệ sinh, không phóng uế bừa bãi ra ruộng vườn, quanh nhà nhất là các trẻ nhỏ Không để chó, lợn, gà tha phân gây ô nhiễm môi trường

~ Không dùng phân tươi để canh tác, phải ủ phân từ 4 tháng trở lên mới dùng + Làm tốt công tác bảo hộ lao động cho những người dễ bị nhiễm giun Cụ thể phải đeo găng tay và đeo ủng khi lao động để ấu trùng giun móc/mỏ không thể chui qua được

Câu 6: Phân tích tác hại của giun móc/mỏ; chẩn đoán, nguyên tắc điều trị và phòng bệnh giun móc/mỏ.

* Tác hại của giun móc/mỏ:

- Tác hại cuả giun móc và ấu trùng: Giun gây thiếu máu, viêm tá tràng Ấu trùng giun gây mẩn ngứa ở da khi xâm nhập

- Thể bệnh giun móc/mỏ thường gặp: Là bệnh thiếu máu Có trường hợp thiếu máu nặng Hb < 60 g/l Người bệnh cơ thể mệt mỏi, suy nhược, có triệu chứng da xanh, niêm mạc nhợt nhạt

Xét nghiệm thấy:

+ Huyết sắc tố (Hb) giảm dưới mức bình thường

Trang 17

+ Sắt huyết thanh giảm

Nguyên nhân gây thiếu máu là do:

+ Giun hút máu 0,1-0,3ml/con/ngày

+ Giun tiết chất độc làm máu rỉ liên tục ở vết thương và ức chế quá trình tạo máu

* Chẩn đoán:

- Chẩn đoán định hướng định hướng lâm sàng: Dựa vào triệu chứng thiếu máu và

yếu tố dịch tễ (nghề nghiệp)

- Chẩn đoán xác định: Xét nghiệm phân tìm trứng giun, phương pháp thường dùng

nhất là phương pháp Willis, ngoài ra còn dùng phương pháp Kato

Các tuyến y tế cơ sở đều có thể áp dụng được áp dụng được các phương pháp trên nếu có kính hiển vi

* Nguyên tắc điều trị:

- Dùng liều duy nhất với hiệu quả cao

- Thuốc không những có tác dụng với giun móc mà còn tác dụng với các loại giun khác

- Thuốc rẻ tiền, ít độc

- Bồi phụ thêm viên sắc trong 3 tháng và truyền máu khi hemoglobin dưới 6 gam / 100ml

* Phòng bệnh giun móc/mỏ:

- Nguyên tắc phòng bệnh: Để phòng chống bệnh giun móc/mỏ cũng như các bệnh

truyền qua đất cần giải quyết những khâu sau:

+ Cắt đứt nguồn nhiễm: Điều trị người bệnh

+ Chống sự phát tán mầm bệnh: Vệ sinh môi trường

+ Bảo vệ người, chống lây nhiễm: Giáo dục y tế, nâng cao ý thức phòng bệnh

- Các biện pháp cụ thể:

+ Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho nhân dân về tác hại và phòng bệnh giun móc/mỏ để mọi người có ý thức tự giác tham gia phòng chống bệnh giun móc/mỏ + Vệ sinh môi trường: Quản lý và xử lý phân thích hợp

~ Sử dụng hố xí hợp vệ sinh, không phóng uế bừa bãi ra ruộng vườn, quanh nhà nhất là các trẻ nhỏ Không để chó, lợn, gà tha phân gây ô nhiễm môi trường

~ Không dùng phân tươi để canh tác, phải ủ phân từ 4 tháng trở lên mới dùng

+ Làm tốt công tác bảo hộ lao động cho những người dễ bị nhiễm giun Cụ thể phải đeo găng tay và đeo ủng khi lao động để ấu trùng giun móc/mỏ không thể chui qua được

Câu 7: Giải thích chu kì sinh sản của giun kim; Phân tích tác hại và biến chứng của bệnh giun kim.

Chu kỳ sinh sản của giun kim

Diễn ra theo sơ đồ: Người Ngoại cảnh

* Chu kỳ bình thường

- Giai đoạn ở người: Giun ký sinh ở manh tràng, người nhiễm giun kim là do ăn phải

trứng có ấu trùng trong thức ăn hoặc qua tay bẩn (trẻ em mút ngón tay, cắn móng tay) Vào tới ruột non, trứng nở ra ấu trùng rồi di chuyển xuống manh tràng để ký sinh và phát triển thành giun trưởng thành Giun trưởng thành giao hợp, con đực chết ngay,

Ngày đăng: 04/09/2016, 21:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w