Tơ lụa thiên nhiên vật liệu polime có tính ứng dụng cao trong đời sống, đem lại sự đóng góp lớn cho nền kinh tế nước nhà. Một trong những làng nghề cổ truyền về tơ lụa nổi tiếng ở Việt Nam là làng Vạn Phúc Hà Đông.
Trang 1Đóng góp vào sự phát triển kinh tế -
văn hóa – xã hội
“Em về Vạn Phúc cùng anh
Áo lụa em mặc thêm thanh vẻ người.”
Đã có ai từng lắng nghe câu ca dao lưu truyền bao đời nay nhưng chưa một lần thấm thía thì nay chắc hẳn sẽ có dịp biết đến làng nghề lụa Vạn Phúc – một trong những làng nghề lâu đời nhất của nhân dân ta, nổi bật với nét tinh
hoa khéo léo, từ những sợi tơ thiên nhiên dệt nên tấm lụa “vàng”
Trang 2Lần đầu sản phẩm dệt từ tơ được giới thiệu ra quốc tế tại các hội chợ
(1931) và (1938), được người Pháp đánh giá là loại sản phẩm tinh xảo của vùng Đông Dương thuộc Pháp, rất được ưa chuộng tại các nước Pháp, Thái Lan, Indonesia Từ 1958 đến 1988, sản phẩm lụa Vạn Phúc hầu hết được xuất sang các nước Đông Âu; từ 1990 xuất khẩu ra nhiều quốc gia trên thế giới, thu ngoại tệ về cho đất nước
Trang 3Tơ lụa đã trở thành sản phẩm xuất khẩu đem lại doanh thu kinh tế lớn cho đất nước (hàng năm, Vạn Phúc sản xuất từ 2,5 đến 3 triệu m2 vải, chiếm 63% doanh thu của toàn bộ làng nghề, khoảng 27 tỷ đồng), ba dãy phố lụa, trên 100 cửa hàng quanh làng nghề Sản phẩm từ tơ đã đáp ứng nhu cầu đời sống, giải quyết việc làm, ổn định xã hội Vạn Phúc hiện có 785 hộ dân làm nghề dệt, chiếm gần 60% trên tổng số hộ sinh sống tại làng nghề, với trên 1.000 máy dệt và hàng ngày có khoảng 400 lao động thời vụ từ quanh vùng đến đây làm việc
Trang 4Không chỉ đem lại giá trị kinh tế, tơ lụa Việt Nam mang trong mình bản sắc văn hóa dân tộc không lẫn với bất kì quốc gia nào Khoảng 1200 năm trước đây, các sản phẩm dệt từ tơ tằm làng Vạn Phúc đã được chọn làm quốc phục cho các vua triều
Nguyễn.
Trang 5Trải qua bao thế hệ, lụa Vạn Phúc vẫn luôn giữ được những thủ pháp nghệ thuật truyền thống với hoa văn, đường nét trang trí không rườm rà, phức tạp mà luôn mềm mại, phóng khoáng, dứt khoát Về với Vạn Phúc là
về với vùng đất Kinh Kỳ tài hoa, là dịp lắng nghe âm thanh dệt tơ, ngắm
nhìn những dải lụa trải dài bát ngát trên đồng Và chúng ta biết rằng ở đó,
có một làng nghề ngày ngày cống hiến cho nét đẹp cổ truyền dân tộc không bao giờ mai một