1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Chất lượng giấc ngủ ở người THA

5 620 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 380,58 KB

Nội dung

Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ Ở NGƯỜI TĂNG HUYẾT ÁP   Trần Kim Trang*  TÓM TẮT  Đặt vấn đề: Ngoài việc ngủ ít, giấc ngủ thiếu chất lượng cũng ảnh hưởng đến bệnh lý tăng huyết áp và  ngược lại.  Mục tiêu: Khảo sát chất lượng giấc ngủ ở người tăng huyết áp nước ta.  Phương pháp: Thiết kế cắt ngang mô tả có phân tích trên 211 bệnh nhân tăng huyết áp(BN THA) từ tháng  3‐12/2012. Chất lượng giấc ngủ(CLGN) đánh giá theo thang Pittsburg PSQI.  Kết  quả:  Tỉ lệ BN THA có giấc ngủ tốt và kém khác biệt không ý nghĩa thống kê.Cũng không khác biệt  CLGN theo tuổi, giới, dạng lao động, chỉ số khối cơ thể, mức THA, bệnh mạn tính kèm theo, ngoại trừ thoái hoá  khớp.  Kết luận: Vẫn cần giảm hơn nữa người THA có giấc ngủ kém bằng cách nâng cao hơn nữa nhận thức của  người bệnh về liên quan giữa THA và CLGN.  Từ khóa: chất lượng giấc ngủ, tăng huyết áp.  ABSTRACT  SLEEP QUALITY IN HYPERTENSIVES  Tran Kim Trang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 150 ‐ 154  Background: Not only sleep duration but also sleep quality affects high blood pressure and vice versa.  Objective: To aim at sleep quality among Vietnamese hypertensive individuals.  Method: Cross‐sectional observational study was carried out during Mars‐ December 2012 to investigate  211 patients with hypertension by using Pittsburg sleep quality index PSQI.  Results:  The  incidence  of  hypertensive  patients  with  and  without  good  sleep  is  statistically  similar.  No  difference  in  sleep  quality  with  age,  gender,  labor,  BMI,  hypertensive  grade  and  co‐chronic  disease  except  arthritis.  Conclusion:  It’s  necessary  to  minimize  bad  sleep  hypertensive  by  advanced  perceiving  about  high  blood  pressure and sleep quality interaction.  Keywords: sleep quality, hypertension.  ĐẶT VẤN ĐỀ:   MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU   Bên  cạnh  thời  gian  ngủ  ngắn,  chất  lượng  giấc ngủ(CLGN) kém cũng ảnh hưởng xấu đến  tăng huyết áp.  Điều  này  đã  được  nhiều  nghiên  cứu ở nước ngoài công bố nhưng chưa được các  bệnh nhân tăng huyết áp và các bác sĩ điều trị ở  nước  ta  quan  tâm,  như  đã  từng  quan  tâm  đến  con  số  huyết  áp  hoặc  tác  dụng  phụ  của  thuốc  trong quá trình điều trị.  Khảo  sát  tình  trạng  chất  lượng  giấc  ngủ  ở  người tăng huyết áp.   PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Thiết kế nghiên cứu  Tiền cứu, cắt ngang mô tả có phân tích.  Nơi thực hiện  Phòng khám tim mạch BV ĐHYDTPHCM.  *Bộ môn Nội, ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh  Tác giả liên lạc: PGS.TS.BS Trần Kim Trang ĐT: 0989694263 Email: bskimtrang@yahoo.com.vn 150 Chuyên Đề Nội Khoa  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014  Thời gian nghiên cứu: tháng 3‐ 12/2012.  Nghiên cứu Y học Biến nhị giá có / không.  Đối tượng nghiên cứu  Bệnh nhân đang điều trị THA, > 18 tuổi.  Cỡ mẫu  N= Z21‐ α/2 P(1‐P)/d2. Trong đó:   Nα : xác suất sai lầm loại 1, chọn α = 0,05 thì Z21‐  α/2 = Z0,975: trị số từ phân phối chuẩn = 1,96.  P= trị số mong muốn từ tỉ lệ = 0,5(Theo Alebiosu  OC(1): 42,4% người tăng HA có CLGN kém).  d : sai số cho phép(độ chính xác mong muốn của  ước lượng)= 0,05.  N : cỡ mẫu tối thiểu cần điều tra để ước lượng tỉ  lệ người tăng HA có CLGN kém =196.  Phương pháp chọn mẫu  Liên tiếp.  Bệnh mạn đang điều trị  Đái  tháo  đường,  viêm  khớp,  ung  thư,  bệnh  phổi  tắc  nghẽn  mạn,  hen  phế  quản,  trầm  cảm,  suy tim, bệnh mạch vành(thiếu máu/ nhồi máu  cơ tim, CABG, cơn đau thắt ngực), viêm dạ dày,  rối lọan lipid máu, bệnh van tim(van 2 lá/ động  mạch  chủ),  bệnh  mạch  não(nhồi  máu  não,  suy  tuần hòan não, TIA cơn thóang thiếu máu não),  suy tĩnh mạch chân.  Chất lượng giấc ngủ  Theo thang Pittsburg, ≥ 5 là kém, 

Ngày đăng: 04/09/2016, 12:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w