1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thiết kế, thi công mô hình dạy học hệ thống nhiên liệu bơm pf

36 538 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 3,05 MB

Nội dung

Để thuận lợi trong việc dạy và học, đề tài tập trung vào hệ thống nhiên liệu bơm PF, hệ thống trang bị phổ biến ở các động cơ 1 xy lanh được dùng phổ biến ở vùng nông thôn Việt Nam.. Nhữ

Trang 1

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

THIẾT KẾ, THI CÔNG MÔ HÌNH DẠY HỌC

HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU BƠM PF

MÃ SỐ: T62 - 2007

S 0 9

S KC 0 0 1 7 8 3

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

-  -

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

THIẾT KẾ, THI CÔNG MÔ HÌNH DẠY HỌC HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU BƠM PF

MÃ SỐ: T62 -2007

THUỘC NHÓM NGÀNH : KHOA HỌC KỸ THUẬT

NGƯỜI CHỦ TRÌ : BÙI QUANG DŨNG

TP Hồ CHÍ MINH - 03/ 2008

Trang 3

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

I Đối tượng nghiên cứu:

Hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel là một hệ thống rất phức tạp, có độ chính xác cao nhất trong động cơ, việc dạy và học hệ thống này trong thực tế chiếm khá nhiều thời gian Để thuận lợi trong việc dạy và học, đề tài tập trung vào hệ thống nhiên liệu bơm PF, hệ thống trang bị phổ biến ở các động cơ 1 xy lanh được dùng phổ biến ở vùng nông thôn Việt Nam

II Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước:

- Qua tham khảo trong tài liệu và thực tế, hệ thống nhiên liệu bơm PF chỉ dừng

ở mức độ cấu tạo, nguyên lý chung, chưa có một mô hình đầy đủ, hoàn thiện để giúp cho người dạy và học có thể tìm hiểu hệ thống này một cách nhanh nhất

- Tại một số trường đã có mô hình cắt của loại bơm này, mục đích dùng để dạy phần lý thuyết xưởng, không thể phục vụ cho phần dạy thực hành

III Những vấn đề còn tồn tại:

Trong quá trình ngjiên cứu, thiết kế và thi công đề tài, các mục tiêu đề ra đều đã hoàn thành, sản phẩm có thể đưa vào giảng dạy cho sinh viên về hệ thống nhiên liệu bơm PF, ngoài ra sinh viên còn có thể thực tập ngay trên mô hình này trong quá trình học thực hành

Trang 4

PHẦN II GIẢI QUYẾT VÂN ĐỀ

2 Phục vụ cho việc dạy cấu tạo nguyên lý làm việc của các bộ phận trong hệ thống nhiên liệu bơm PF như: hệ thống cấu tạo cao áp và thay đổi lưu lượng, hệ thống kiểm soát áp lực, hệ thống điều tốc cơ khí …

3 Phục vụ cho phần thực hành:

- Thực hành tháo ráp bơm khỏi động cơ

- Thực hành tháo rời bơm

- Thực hành ráp bơm

- Thực hành ráp bơm vào động cơ

- Thực hành tìm điểm khởi phun

- Thực hành chỉnh sớm trễ bơm

- Thực hành tháo ráp kim phun

- Thực hành kiểm tra điều chỉnh kim trên mô hình …

II Phương pháp nghiên cứu:

- Từ mục tiêu của đề tài, chúng tôi sử dụng phương pháp lý thuyết đi đôi với thực hành, lấy sản phẩm cụ thể cuối cùng làm mục tiêu quá trình nghiên cứu tiến hành theo các bước:

- Tập hợp tài liệu, đề ra phương án

- Thếit kế trên máy tình

- Chọn thiết bị vật tư

- Chọn mặt cắt

- Thi công sơ bộ

- Điều chỉnh

- Thi công hoàn thiện

- Biên soạn tài liệu

III Nội dung:

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU ĐỘNG CƠ DIESEL

I Tiểu sử động cơ Diesel:

Ngày nay động cơ Diesel, đã trở thành nguồn động lực hết sức chủ yếu của thế giới trên khắp mọi lĩnh vực: phát điện, nguồn động lực tĩnh tại, lắp trên tàu thuỷ, xe lửa và nhất là ô tô vận tải

Để chiếm được ưu thế này, lịch sử chế tạo động cơ đã phải trải qua biết bao thăng trầm biến đổi, cải tiến liên tục Đó là công lao của các nhà lý thuyết tiên phong như: Gin BacBơ (Nguyên lý cháy của nhiên liệu trong xy lanh – 1791), LơBông (Nguyên lý động cơ đốt trong – 1801), Venman Rait (Đề nghị đánh lửa ở điểm chết trên – 1833)… Sau đó là các nhà thiết kế như LôNoa (Cha đẻ của động cơ đốt trong – 1860), Ôtô và

Trang 5

Lănghen (Động cơ 2 thì - 1867, động cơ 4 thì -1878), Gotlip Đamle (Động cơ 4 thì chạy xăng – 1885)

Đó là những phát minh tạo tiền đề cho sự ra đời của động cơ Diesel (máy dầu) năm

1897

RuDolf Diesel là nhà phát minh ra động cơ Diesel Ong là con trong một gia đình gốc Đức di cư sang Pháp, ông sinh năm 1858 tại Pari đến năm 1870 thì chiến tranh Pháp – Phổ bùng nổ, gia đình ông phải trốn sang Luân Đôn, ông được gửi sang Augsboung (Đức) để ăn học, sau khi học xong kỹ thuật, ông tiếp tục bậc đại học tại Munich và nghiên cứu về động cơ nhiệt Ong trình bày luận văn với nhan đề “Lý thuyết kết cấu của một loại động cơ nhiệt lý tưởng thay thế cho máy hơi nước” Đây là một loại động cơ mới, đốt bằng mọi thứ nguyên liệu, không cần hệ thống đánh lửa và

bộ chế hoà khí

Lúc bấy giờ chỉ có 2 hãng lớn của Đức là CơRơp và Man nhận thực hiện đồ án của ông Qua rất nhiều lần thí nghiệm thất bại, cuối cùng đến năm 1892 chiếc động cơ Diesel đầu tiên của thế giới ra đời

Từ đó giới kỹ nghệ ở khắp nơi đã chú ý đặc biệt đến kiểu động cơ này và tranh nhau hợp tác với ông Năm 1895 kiểu này cuối cùng của ông đã đạt kết quả mỹ mãn ông nhường quyền sáng chế ở Đức, Áo, Hung, Thuỵ Sĩ Ong trở thành tỷ phú năm

1897 sau khi ký hợp đồng với Mỹ để khai thác động cơ này

Năm 1900 trong triển lãm quốc tế ở Pari ông nhận được phần thưởng danh dự Năm 1907 thì ra đời động cơ Diesel tàu thuỷ 4 thì

Năm 1911 ra đời động cơ Diesel 2 thì và sau đó ông mất tích trên một chiếc tàu từ DRESDEN chở ông sang Anh Quốc vào ngày 30 – 9 – 1913

Nhắc đến động cơ Diesel, người ta cũng không quên Rober Bosch, là người Đức đã phát minh ra bơm cao áp và vòi phun nổi tiếng, cùng biết bao nhiêu kỹ sư khác đã tiếp tục hoàn thiện loại động cơ này

Ngày nay, động cơ Diesel được dùng phổ biến hầu hết trên mọi lĩnh vực, ngay cả các xe du lịch vì nó tiết kiệm nhiên liệu, công suất lớn, ít hư hỏng và giảm ô nhiễm môi trường

II Phân loại:

Cũng như động cơ xăng, động cơ Diesel được phân làm hai loại chính là động cơ Diesel 4 thì và động cơ Diesel 2 thì Ngoài ra ta cũng có thể dựa vào các yếu tố sau đây để phân loại, gọi tên động cơ

Dựa vào số xy lanh ta có: động cơ 1 xy lanh (1 block), 2 xy lanh, 4 xy lanh, 6 xy lanh, 8 xy lanh, 12 xy lanh,…

Dựa vào nhãn hiệu và dung tích xy lanh, ví dụ: Động cơ Perkin 6.354 Austin 2,2 lít;

Trang 6

3,4 lít; 5,1 lít có nghĩa là động cơ hiệu Perkin 6 xy lanh, dung tích xy lanh là 354 cubicinch Hoặc động cơ ô tô Austin máy BMC dung tích xy lanh là 2,2 lít; 3,4 lít; 5,1lít

Dựa vào nhãn hiệu và công suất: ví dụ: F4, F5, F10 hoặc D3, GA 70H, GA 90H có nghĩa là động cơ do hãng YANMAR (VINAPRO lắp ráp) công suất là 4,5,10 mã lực hoặc do hãng Kubota (Vikino lắp ráp) công suất là 3,7,9 mã lực

Dựa vào tải trọng khi lắp ráp trên ô tô: ví dụ: Reo I, Reo II, Reo III có nghĩa là động cơ do hãng Reo CONTINENTAL:

Reo I: tải trọng 7 tấn còn gọi là máy 7 thường dùng ở các đầu kéo rơ móc

Reo II: tải trọng 5 tấn còn gọi lấy máy 5 thường dùng kéo chở gỗ

Reo III: tải trọng 2.5÷3 tấn thường dùng các xe vận tải

Dựa vào công dụng chuyên dùng: ví dụ như động cơ Diesel tàu thuỷ, động cơ Diesel phát điện, động cơ Diesel tàu hoả, động cơ Diesel máy kéo,…

III Cấu tạo

1 Động cơ Diesel 4 thì:

Một động cơ diesel 4 thì có cấu tạo cơ bản gồm có:

- Các chi tiết cố định: cácte, xylanh, quy lát

- Các chi tiết di động: piston, xecmăng, thanh truyền, cốt máy, bánh đà

- Các chi tiết hệ thống phân phối khí

- Các chi tiết hệ thống nhiên liệu

Trang 7

- Các chi tiết hệ thống bôi trơn

- Các chi tiết hệ thống tăng áp, xông máy

- Các chi tiết hệ thống khởi động

- Các chi tiết hệ thống chiếu sáng, tín hiệu

Ơ động cơ Diesel không có hệ thống đánh lửa và hệ thống bộ chế hoà khí Hai hệ thống này được thay thế bởi hệ thống nhiên liệu gồm hai chi tiết chủ yếu là bơm cao

áp (heo dầu) và kim phun (béc dầu) gắn ở nắp quy lát thay bugi

Trên động cơ Diesel còn có dạng phòng đốt đặc biệt được bố trí ở đầu piston hay quy lát phối hợp với kim phun để tự đốt cháy nhiên liệu

Cũng do đặc điểm cấu tạo, ở động cơ Diesel tỉ số nén cao thường nằm trong phạm vi

từ 12 ÷ 22

a Thân động cơ:

Được đúc thành khối có chứa các xylanh, trên có nắp xylanh Trên thân động cơ có

áo nước làm mát, đường dẫn dầu bôi trơn và chỗ để bắt các chi tiết phụ

Trong xy lanh có đặt một piston, piston được nối với trục khuỷu nhờ thanh truyền,

cơ cấu piston thanh, trục khuỷu có tác dụng biến chuyển động tịnh tiến của piston thành chuyển động quay của trục khuỷu

b Hệ thống cung cấp nhiên liệu gồm:

Bầu lọc, bơm tiếp vận, bơm cao áp, kim phun, các đường ống dẫn dầu…trong đó bơm cao áp là thiết bị quan trọng nhất

c Hệ thống phân phối khí:

Là hệ thống có cửa đóng mở để hút không khí và đẩy sản vật cháy ra ngoài Ơ động

cơ Diesel 4 thì được bố trí các xupap hút và thoát xen kẽ nhau đặt ở nắp quy lát

Hệ thống khởi động: sử dụng nhiều phương pháp

-Khởi động bằng tay quay

-Dùng động cơ điện

Trang 8

-Tăng áp suất cuối quá trình nạp

-Tăng công suất động cơ

-Giảm sức tiêu hao nhiên liệu

Cũng gồm những chi tiết giống như động cơ 4 thì

Chi tiết cố định, chi tiết di động, chi tiết hệ thống làm mát, bôi trơn, chi tiết hệ thống nhiên liệu

Đặc điểm cấu tạo: xung quanh vách của xy lanh lối 8/10 khoảng chạy trở xuống có khoét nhiều lỗ dùng để nạp và quét gió Trên nắp quy lát có trang bị hai hay bốn xupap thoát tuỳ loại động cơ Một bơm quét ráp bên hông động cơ để cung cấp khí nạp mới

và quét khí cháy ra ngoài

IV Nguyên lý làm việc:

1 Động cơ Diesel 4 thì: gồm 4 giai đoạn liên tiếp

Thì nạp Thì nén Thì nổ Thì thải

Trang 9

a Thì nạp: piston từ điểm chết trên (ĐCT) di chuyển xuống điểm chết dưới

(ĐCD) tạo ra một áp thấp ở sau nó, nhờ hệ thống phân phối khí cam hút đội xupap hút mở ra, không khí lọc sạch được hút vào lòng xylanh Khi piston xuống điểm chết dưới, xupap hút đóng lại

b Thì nén: piston từ điểm chết dưới di chuyển lên điểm chết trên, hai xupap

hút và thải đều đóng, không khí bị ép lại Khi piston lên đến điểm chết trên thì áp suất trong xy lanh lên đến 30÷35 kg/cm2, nhiệt độ khoảng 500÷600

0C

c Thì nổ: khi piston lên đến điểm chết trên nhờ hệ thống nhiên liệu kim phun,

dầu được phun vào buồng đốt dưới dạng hơi sương, gặp phải môi trường áp suất và nhiệt độ cao, nhiên liệu tự bốc cháy, giãn nở và đẩy piston đi xuống Thì này còn gọi là thì phát động

d Thì thải: khi piston bị đẩy xuống điểm chết dưới, nhờ quán tính của bánh đà

piston tiếp tục chạy trở lên, lúc này xupap thoát mở, khí cháy bị đẩy ra ngoài Khi piston lên đến điểm chết trên xupap thoát đóng lại, xupap hút bắt đầu mở ra để khởi sự một chu kỳ khác

2 Động cơ Diesel 2 thì :

a Thì thứ nhất: piston từ điểm chết dưới lên điểm chết trên, giả sử piston

đang ở điểm chết dưới bắt đầu di chuyển lên, xupap thải còn mở, gió được đem vào xy lanh nhờ bơm quét theo các lỗ xung quanh vách xy lanh và quét khí cháy còn lại ở chu kỳ trước Khí cháy bị đẩy ra ngoài qua các xupap thải, piston đi lên lối ¼ khoảng chạy xupap thải đóng lại, tiếp đó các lỗ nạp xung quanh vách xy lanh bị piston án lại, không khí trong xy lanh bị ép lại đến khi piston tới điểm chết trên (khoảng 17 độ ở bánh đà) nhiên liệu được phun vào dưới dạng sương, gặp phải môi trường áp suất và nhiệt độ cao nhiên liệu tự bốc cháy, giống như động cơ 4 thì, quá trình cháy, giãn nở và đẩy piston đi xuống, ở thì này còn gọi là thì phát động

b Thì thứ hai: piston đi xuống lối ¾ khoảng chạy, xupap thải mở ra, khí cháy

bắt đầu thoát ra ngoài, kế đó các lỗ thoát khoét xung quanh vách xy lanh mở

ra, gió quét chui vào và quét khí cháy ra ngoài, đồng thời nạp gió mới cho chu kỳ tiếp Khí cháy bị quét sạch trong khi piston đi xuống hết hành trình

Trang 10

Lúc piston đi đến điểm chết dưới nhờ quán tính của bánh đà, piston tiếp tục

di chuyển lên, một chu kỳ mới lại tiếp diễn

V So sánh động cơ Diesel và động cơ xăng:

2 Quá trình làm việc:

30÷35Kg/cm2, nhiệt độ 500÷600 0C

Ép hoà khí, cuối thì ép áp lực 8÷10 Kg/cm2, nhiệt độ 250÷350 0C

Giãn

nở Nhiên liệu phun vào lòng xy lanh tự bốc cháy Hoà khí bốc cháy nhờ tia lửa điện ở bugi

3 Ƣu khuyết điểm động cơ Diesel so với động cơ xăng:

a Ƣu điểm:

- Hiệu suất thực động cơ Diesel lớn bằng 1,5 động cơ xăng

- Dùng nhiên liệu rẻ tiền hơn động cơ xăng và có năng suất toả nhiệt hơn một lít dầu Diesel cho 8755 calori, còn một lít xăng chỉ cho 8140 calori

- Một mã lực trong một giờ máy Diesel tiêu thụ 180g nhiên liệu, trong lúc máy xăng tiêu thụ 250g nhiên liệu Nếu kể luôn về giá cả thì một mã lực máy dầu rẻ gấp đôi máy xăng

- Dùng nhiên liệu không phát hoả ở nhiệt độ bình thường do đó ít nguy hiểm

- Động cơ Diesel ít bị pan lặt vặt vì không có bộ chế hoà khí và bộ đánh lửa

b Khuyết điểm:

- Trọng lượng động cơ đối với công suất của nó lớn hơn máy xăng

- Những chi tiết của hệ thống nhiên liệu như bơm cao áp, kim phun tuy chắc chắn nhưng rất tinh xảo được chế tạo với các kích thước sai biệt độ 1/100 ly

Trang 11

- Với hai yếu tố trên, máy dầu càng đắt tiền hơn máy xăng và phải được sử dụng trong một thời gian mới đền bù lại bằng cách dùng thử nhiên liệu rẻ tiền

- Sữa chữa hệ thống nhiên liệu phải cần tay thợ chuyên môn cao và dụng cụ đắc tiền

CHƯƠNG II: HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU BƠM PF

I Công dụng và phân loại tổng quát:

Bơm cao áp dùng trên động cơ Diesel có nhiều loại hình dáng, nguyên tắc làm việc khác nhau tuỳ theo hệ thống nhiên liệu nhưng có các công dụng chung:

- Tiếp nhận nhiên liệu đã lọc sạch từ thùng chứa đưa đến

- An định số lượng nhiên liệu đưa đến kim phun, phun vào động cơ

- Ep nhiên liệu đến áp lực cao trước khi đưa đến kim phun

- Đưa nhiên liệu đến kim phun đúng thời điểm để phun vào lòng xy lanh

Căn cứ vào hệ thống nhiên liệu và cấu tạo ta có thể phân bơm cao áp gồm các loại như sau:

- Bơm cao áp trong hệ thống nhiên liệu cá nhân:

Loại bơm PF: gồm một tổ bơm

Loại PE: gồm nhiều tổ bơm ghép chung lại

- Bơm cao áp trong hệ thống phân phối áp lực cao:

Loại bơm PSB: có một piston vừa lên xuống vừa xoay tròn

Loại bơm ROOSAMASTER-CAV: gồm hai hay bốn piston lắp đối và xoay tròn theo ruột bơm

Loại bơm EP/VM, EP/VA: kết hợp giữa psb và roosamaster

- Bơm kim liên hợp GM:

Loại này bơm và kim ráp chung thành một khối

- Bơm phân phối áp lực trung bình CUMMINS PT

Loại bơm CUMMINS PT định lượng bằng áp suất và thời gian còn gọi là bơm thời áp

II Bơm cao áp cá nhân PF:

1 Sơ đồ hệ thống nhiên liệu PF:

Bơm PF sử dụng trên các loại động cơ Diesel cỡ nhỏ 1 hay 2 xy lanh như: KUBOTA, YANMAR hoặc trên một số động cơ nhiều xy lanh

Sơ đồ hệ thống nhiên liệu của bơm PF gồm thùng chứa nhiên liệu, khoá nhiên liệu, lọc sơ cấp, lọc thứ cấp, bơm cao áp PF, ống dẫn cao áp, kim phun, ống dẫn dầu về từ kim về thùng chư

Trang 12

Khi động cơ làm việc nhiên liệu từ thùng chứa qua lọc sơ cấp và thứ cấp rồi đến bơm cao áp nhờ trọng lực Đến thời điểm phun nhiên liệu được phun vào buồng đốt Nhiên liệu dư ở kim phun theo ống dầu về dẫn về thùng Lượng dầu dư này vừa để bôi trơn van kim vừa có công dụng làm mát kim phun

Sơ đồ hệ thống nhiên liệu bơm cao áp PF

2 Công dụng của bơm PF:

- Tiếp nhận nhiên liệu từ thùng chứa đưa đến qua các thiết bị ống dẫn, lọc

- Ep nhiên liệu lên áp lực cao từ 2500 ÷ 3000 psi đưa lên kim phun, phun vào xy lanh đúng thời điểm

- Cung cấp nhiên liệu cho động cơ tuỳ theo yêu cầu hoạt động

3 Cấu tạo bơm PF:

Bơm cao áp là bộ phận chính của hệ thống nhiên liệu trên động cơ Diesel nó cần

có sự chính xác và bền chắc cao để có thể kéo dài tuổi thọ mà không sai lệch hay hư hỏng Vì thế các chi tiết của bơm phải được với độ chính xác cao, vật liệu tốt, khó hao mòn

PF - Injection Pump

Fuel Filter

Trang 14

Một bơm cao áp PF gồm các bộ phận như sau:

- Vỏ bơm được đúc bằng thép hay hợp kim nhôm, trên đó có dự trù bệ bắt bơm, phía ngoài xung quanh có dự trù các lỗ để bắt vít xả gió, vít chặn xy lanh, lỗ để gắn thanh răng, lỗ để xem đệm đẩy khi cân bơm

Bên trong vỏ bơm có chứa bộ xy lanh và piston Đây là bộ phận chính để ép và định phân nhiên liệu Để điều chỉnh lượng nhiên liệu cung cấp cho động cơ, piston được xoay nhờ thanh răng và vòng răng, piston bơm luôn luôn được đẩy xuống nhờ một lò xo, hai đầu lò xo có chén chặn, tất cả được đậy lại bởi một đệm đẩy và khoá bên trong vỏ bơm nhờ có một khoen chặn

Phía trên xy lanh là một bệ van cao áp và van cao áp Trên xuppap là lò xo, tất cả được siết giữ trong vỏ bơm bằng ốc lục giác, đầu ốc lục giác là chỗ dự trù để bắt ống cao áp dẫn dầu đến kim phun

Một số đặc điểm cấu tạo:

- Van cao áp: khi áp lực nhiên liệu cao hơn áp lực của lò xo van cao áp, van mở ra

để nhiên liệu đến kim phun Khi thời gian phun chấm dứt, áp lực nhiên liệu giảm, lò

xo đẩy van đóng lại Trong khi đó phần hình trụ phía dưới đi vào trong bệ tạo áp thấp làm giảm áp lực nhiên liệu đến kim phun Nhờ thế kim phun được dứt khoát, tránh tình trạng rỉ dầu nơi đó kim phun trước và sau khi phun Ngoài ra còn có loại van cao áp tròn như ở bơm cao áp động cơ D6 hoặc loại hai viên bi như bơm SIGMA

Shim

Trang 15

Ngoài ra ta còn có loại bơm không có lằn vặt xéo (như ở PMY D6) định lượng bằng van tiết lưu, loại này không có khâu răng và vòng răng

Ơ vòng răng và thanh răng của bơm PF đều có dấu Khi ráp hai dấu này phải ăn khớp với nhau

4 Nguyên lý vận chuyển nhiên liệu:

Lưu lượng tối đa Lưu lượng trung bình Lưu lượng cầm chừng

Nguyên lý làm việc bơm cao áp PF

Trang 16

Khi động cơ làm việc, lúc piston bơm xuống thấp nhất nhiên liệu ở xung quanh xy lanh vào xy lanh bơm bằng cả hai lỗ dầu vào và dầu ra

Đến thì phun dầu, cốt cam gắn ở động cơ điều khiển piston bơm đi lên ép nhiên liệu trong xy lanh Lúc piston đi lên, khi nào đỉnh piston đóng hết hai lỗ dầu ở xy lanh thì nhiên liệu bắt đầu ép (điểm khởi phun) Khi áp lực dầu tăng lên lớn hơn áp lực của

lò xo van cao áp, van mở ra nhiên liệu được đưa đến kim phun để phun vào xy lanh động cơ

Piston tiếp tục đi lên ép nhiên liệu, đến khi lằn vặt xéo ở piston mở lỗ dầu xả, dầu

từ trên đỉnh piston theo lỗ khoan giữa piston tràn ra ngoài xy lanh Thì phun chấm dứt (điểm dứt phun), piston tiếp tục đi lên cho hết khoảng chạy của nó

Muốn thay đổi tốc độ động cơ ta điều khiển thanh răng xoay piston để thay đổi hành trình có ích Hành trình có ích càng lớn lượng dầu càng nhiều, hành trình có ích càng ngắn dầu càng ít Khi ta xoay piston để rảnh đứng ngay lỗ dầu xả thì hành trình

có ích của piston sẽ bằng không, nghĩa là dầu trên đỉnh piston luôn luôn thông với bên ngoài xy lanh thông qua lỗ xả, nên nhiên liệu không được ép, không phun nhiên liệu, động cơ ngưng hoạt động (vị trí cúp dầu), lằn vặt xéo trên piston có hai loại:

- Lằn vặt xéo phía trên: điểm khởi phun thay đổi, điểm dứt phun cố định

- Lằn vặt xéo phía dưới: điểm khởi phun cố định, điểm dứt phun thay đổi

Các dấu của bơm cao áp PF:

- Dấu ở vòng răng và thanh răng

- Dấu tròn trên thanh răng, dấu gạch trên vòng răng phải trùng nhau

- Dấu trên đuôi piston, dấu trên rảnh xẻ

5 Đặc điểm của bơm cao áp PF:

Bơm PF không có cốt cam nằm trong bơm

Trang 17

Bơm được gắn bên hông động cơ

Mỗi xy lanh động cơ có một bơm riêng biệt, nhờ thế mà ống dẫn dầu từ bơm cao

áp đến kim phun ngắn Kích thước đường kính piston 4 - 40 mm, khoảng chạy từ 5-35

Trên bơm có các kí hiệu sau:

Ví dụ: ở vỏ bơm có ghi APF 1 A 70 A 2123556

5/ A : đặc điểm thay thế tuỳ theo cỡ bơm

6/ đặc điểm của nhà chế tạo ấn định để thay đổi các phụ tùng

Trang 18

CHƯƠNG III: ĐIỀU CHỈNH VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG

NHIÊN LIỆU BƠM CAO ÁP PF

I Giới thiệu mô hình:

 Mô hình cắt của bơm cao áp và kim phun một lò xo

Mô hình thật hệ thống nhiên liệu bơm cao áp PF

Ngày đăng: 04/09/2016, 10:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w