1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận Triết học :QUY LUẬT LƯỢNG CHẤT VÀ VẬN DỤNG QUY LUẬT LƯỢNG CHẤT ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRONG GIÁO DỤC MẦM NON Ở NƯỚC TA.

42 10,1K 111

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 102,53 KB

Nội dung

QUY LUẬT LƯỢNG CHẤT VÀ VẬN DỤNG QUY LUẬT LƯỢNG CHẤT ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRONG GIÁO DỤC MẦM NON Ở NƯỚC TANước ta đang thực hiện công cuộc quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, không kinh qua hình thái kinh tế xã hội tư bản chủ nghĩa, tiến lên hình thái kinh tế xã hội xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, nước ta vẫn kế thừa những tinh hoa của nhân loại đạt được dưới hình thái kinh tế xã hội tư bản chủ nghĩa, đặc biệt là những thành tựu về khoa học và công nghệ để đẩy mạnh phát triển lực lượng sản xuất. Trong đó, trước hết và quan trọng nhất là phải đầu tư vào sự phát triển của người lao động, vì người lao động là yếu tố giữ vai trò quyết định, là chủ thể của các yếu tố còn lại cấu thành nên lực lượng sản xuất. Hiểu rõ tầm quan trọng của điều này, tại Đại hội VIII, Đảng ta đã đặc biệt chú trọng vấn đề phát triển nguồn nhân lực Đảng ta xác định: “Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển này. Nguồn lực cơ bản, to lớn, quyết định này phải có hàm lượng trí tuệ, phẩm chất ngày một cao mới có thể đáp ứng được nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.” Đại hội VIII cũng đã nêu rõ: “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.” Để thực hiện được mục tiêu này, một trong những biện pháp cơ bản và quan trọng nhất đó là đầu tư đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo. Trong đó, trước hết và quan trọng nhất là đổi mới phương pháp dạy học nói chung và giáo dục mầm non nói riêng. Mặt khác, giáo dục mầm non là bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục mầm non là giai đoạn đầu đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ em, thời kỳ mầm non còn được gọi là thời kỳ vàng của cuộc đời để đem đến cho trẻ khởi đầu tốt nhất có thể.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

GIÁO DỤC MẦM NON Ở NƯỚC TA.

Trang 2

MỤC LỤ

MỞ ĐẦU 1

1 Lời mở đầu 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2

2.1 Mục đích nghiên cứu 2

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

3 Phương pháp nghiên cứu 2

4 Phạm vi nghiên cứu 3

5 Ý nghĩa của đề tài 3

6 Kết cấu tiểu luận 3

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA QUY LUẬT LƯỢNG CHẤT CỦA PHÉP DUY VẬT BIỆN CHỨNG 4

1.1 Những vấn đề cơ bản về phép biện chứng duy vật 4

1.1.1 Khái niệm phép biện chứng duy vật 4

1.1.2 Đặc điểm của phép biện chứng duy vật 4

1.1.3 Nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật 4

1.2 Quan niệm biện chứng duy vật về chất và lượng 5

1.2.1 Quan niệm về lượng chất của các nhà triết học cổ 5

1.2.2 Quan niệm biện chứng duy vật về chất 6

1.2.3 Quan niệm biện chứng duy vật về lượng 9

1.3 Mối quan hệ biện chứng giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất 10

1.3.1 Sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại: 10

1.4 Sự tác động trở lại của chất đối với lượng 16

1.5 Ý nghĩa phương pháp luận: 17

CHƯƠNG 2: QUY LUẬT LƯỢNG CHẤT ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRONG GIÁO DỤC MẦM NON 21

2.1 Yêu cầu, thực trạng và nguyên nhân của vấn đề đổi mới phương pháp dạy học trong giáo dục mầm non 21

2.1.1 Yêu cầu 21

2.1.2 Thực trạng vấn đề đổi mới phương pháp dạy học trong giáo dục mầm non 27

Trang 3

2.1.3 Nguyên nhân 28

2.2 Đề xuất định hướng giải quyết vấn đề đổi mới phương pháp dạy học trong giáo dục mầm non 30

2.2.1 Đổi mới phương pháp dạy học phải đảm bảo tính khách quan 31

2.2.3 Tổ chức triển khai tốt đổi mới phương pháp dạy học ở trường mầm non 34

PHẦN KẾT LUẬN 35

TÀI LIỆU THAM KHẢO 36

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lời mở đầu

Nước ta đang thực hiện công cuộc quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, không kinhqua hình thái kinh tế xã hội tư bản chủ nghĩa, tiến lên hình thái kinh tế xã hội xã hộichủ nghĩa Tuy nhiên, nước ta vẫn kế thừa những tinh hoa của nhân loại đạt đượcdưới hình thái kinh tế xã hội tư bản chủ nghĩa, đặc biệt là những thành tựu về khoahọc và công nghệ để đẩy mạnh phát triển lực lượng sản xuất Trong đó, trước hết vàquan trọng nhất là phải đầu tư vào sự phát triển của người lao động, vì người laođộng là yếu tố giữ vai trò quyết định, là chủ thể của các yếu tố còn lại cấu thành nênlực lượng sản xuất Hiểu rõ tầm quan trọng của điều này, tại Đại hội VIII, Đảng ta

đã đặc biệt chú trọng vấn đề phát triển nguồn nhân lực Đảng ta xác định: “Conngười vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển này Nguồn lực cơ bản, tolớn, quyết định này phải có hàm lượng trí tuệ, phẩm chất ngày một cao mới có thểđáp ứng được nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.” Đạihội VIII cũng đã nêu rõ: “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớncủa con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước.” Để thực hiện được mục tiêu này, một trong những biện pháp cơbản và quan trọng nhất đó là đầu tư đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo Trong

đó, trước hết và quan trọng nhất là đổi mới phương pháp dạy học nói chung và giáodục mầm non nói riêng Mặt khác, giáo dục mầm non là bộ phận trong hệ thốnggiáo dục quốc dân Giáo dục mầm non là giai đoạn đầu đặt nền móng cho sự hìnhthành và phát triển nhân cách trẻ em, thời kỳ mầm non còn được gọi là thời kỳ vàngcủa cuộc đời để đem đến cho trẻ khởi đầu tốt nhất có thể

Để đổi mới phương pháp giáo dục một cách tốt nhất chúng ta cần nhận thứcđược tính trật tự và mối liên hệ có tính lặp lại của các hiện tượng, từ đó hình thành

Trang 5

nên khái niệm “quy luật” Với tư cách là phạm trù của lý luận nhận thức, khái niệm

“quy luật” là sản phẩm của tư duy khoa học, phản ánh sự liên hệ của các sự vật vàtính chỉnh thể của chúng Các quy luật của tự nhiên, của xã hội đều mang tính kháchquan Con người không thể tạo ra hoặc tự ý xóa bỏ được quy luật mà chỉ nhận thức

và vận dụng nó vào trong thực tiễn

Một trong ba quy luật cơ bản của phép duy vật biện chứng đó là quy luật “từnhững thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại” Quy luật chuyểnđổi giữa lượng và chất là quy luật cơ bản, phổ biến của phương thức chung trongquá trình vận động, phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy Khi lượng thay đổitất yếu sẽ làm thay đổi chất của sự vật hiện tượng và ngược lại Nhận thức được quyluật này có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động thực tiễn khi chúng ta xem xétcác sự vật, hiện tượng Đặc biệt là yêu cầu cấp thiết vận dụng quy luật lượng chấtvào phương pháp đổi mới trong giáo dục mầm non hiện nay

Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu là: “Quy luậtlượng chất và vận dụng quy luật lượng chất đối với vấn đề đổi mới phương phápdạy học trong giáo dục mầm non ở nước ta”

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.

2.1 Mục đích nghiên cứu.

Tiểu luận thực hiện nhằm tìm hiểu vai trò phương pháp luận của quy luậtlượng chất trong vấn đề đổi mới phương pháp dạy học trong giáo dục mầm non ởnước ta hiện nay Từ đó, đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy quá trìnhđổi mới phương pháp dạy học trong giáo dục mầm non

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu.

Nghiên cứu những vấn đề chung của quy luật lượng chất trong phép biệnchứng duy vật

Trang 6

Tìm hiểu thực trạng sự vận dụng quy luật này trong đổi mới phương pháp dạyhọc ở bậc học mầm non Từ đó đề xuất một số biện pháp.

3 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành tiểu luận này, tôi sử dụng phương pháp biện chứng duy vật làchủ yếu Ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp khác như:

5 Ý nghĩa của đề tài.

Ý nghĩa lý luận: Khi tiểu luận được hoàn thành, tôi mong tiểu luận sẽ gópthêm một phần vào kho tang mối quan hệ biện chứng của quy luật lượng chất

Ý nghĩa thực tiễn: Nhằm vận dụng quy luật lượng chất vào trong công tác giáodục mầm non của bản thân nói riêng và trong công tác của đồng nghiệp nói chung

Từ đó, bản thân làm việc tuân theo quy luật vốn có của sự vật hiện tượng Khi tíchlũy lượng cần thiết đến lúc thực hiện bước nhảy nhằm đột phá trong công tác, cuộcsống của bản thân

6 Kết cấu tiểu luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung tiểu luận gồm có 2 chương.Chương 1: Những vấn đề chung về quy luật lượng chất

Trang 7

Chương 2: Quy luật lượng chất đối với vấn đề đổi mới phương pháp dạy họctrong giáo dục mầm non.

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA QUY LUẬT LƯỢNG CHẤT CỦA PHÉP

DUY VẬT BIỆN CHỨNG

1.1 Những vấn đề cơ bản về phép biện chứng duy vật

1.1.1 Khái niệm phép biện chứng duy vật

“Biện chứng” là khái niệm dùng để chỉ các mối liên hệ, sự vận động và phát

triển của các sự vật, hiện tượng

Phép biện chứng là học thuyết về các mối liên hệ, về sự vận động và pháttriển Với tư cách là học thuyết, phép biện chứng thể hiện tri thức của con người vềcác mối liên hệ, về sự vận động và phát triển

Phép biện chứng duy vật vừa là lý luận, vừa là phương pháp Phép biện chứngduy vật là lý luận vì phép biện chứng duy vật là học thuyết về các mối liên hệ, họcthuyết về sự vận động và phát triển, còn phép biện chứng duy vật là phương pháp vìphép biện chứng duy vật là hệ thống những nguyên tắc, những yêu cầu đòi hỏi conngười phải nhận thức đối tượng trong các mối liên hệ, trong sự vận động của quá

Trang 8

trình phát sinh, phát triển và diệt vong của nó.

Phép biện chứng phát triển qua ba hình thức cơ bản: Phép biện chứng chấtphác, phép biện chứng duy tâm và phép biện chứng duy vật

1.1.2 Đặc điểm của phép biện chứng duy vật

Phép biện chứng duy vật do C.Mác & Ph.Ăngghen xây dựng trên cơ sở kếthừa trực tiếp những nội dung hợp lý trong phép biện chứng của Hêghen

Đặc trưng cơ bản của phép biện chứng duy vật là phép biện chứng duy vậtđược xây dựng trên nền tảng của thế giới quan duy vật khoa học Hơn nữa, phépbiện chứng duy vật không chỉ giải thích các mối liên hệ, trạng thái vận động và pháttriển của thế giới mà nó còn là công cụ để nhận thức và cải tạo thế giới

1.1.3 Nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật

Nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật được khái quát thành hainguyên lý Hai nguyên lý được cụ thể hoá qua các quy luật Các quy luật được chiathành hai loại: Các quy luật cơ bản và các quy luật không cơ bản – các cặp phạm trù

cơ bản của phép biện chứng duy vật

1.2 Quan niệm biện chứng duy vật về chất và lượng

Quy luật lượng chất là một trong ba quy luật cơ bản của phép duy vật biệnchứng, qua quy luật lượng chất chúng ta nhận thấy rằng: Bất cứ sự vật, hiện tượngnào cũng bao gồm mặt chất và mặt lượng Hai mặt đó thống nhất hữu cơ với nhautrong sự vật, hiện tượng Trong lịch sử triết học đã xuất hiện nhiều quan điểm khácnhau về khái niệm lượng chất cũng như quan hệ giữa chúng Những quan điểm đóphụ thuộc vào thế giới quan và phương pháp luận của các nhà triết học hay của cáctrường phái triết học Phép biện chứng duy vật đem lại quan điểm đúng đắn về kháiniệm chất, lượng và quan hệ qua lại giữa chúng, từ đó khái quát thành quy luật

Trang 9

chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất vàngược lại.

1.2.1 Quan niệm về lượng chất của các nhà triết học cổ

Từ xa xưa cũng đã có những quan niệm khác nhau về lượng và chất Đối vớinhiều nhà triết học tại Hy Lạp, vật chất thường đồng nhất với sự vật Từ đó họ cốgắng hiểu vật chất và các hình thức biểu hiện của nó từ phương diện chất Trái lạinhững người thuộc trường phái Pitago lại xem đặc trưng về lượng của thế giới vậtchất là nền tảng của mọi cái đang tồn tại Họ xem những mối quan hệ số lượng làquy luật cấu thành mọi sự vật của thế giới

Lần đầu tiên trong lịch sử triết học, chất và lượng có được ý nghĩa với tư cách

là những phạm trù trong triết học của Aixtốt Ông xem chất là tất cả những cái gìlàm cho sự vật là nó Còn lượng là tất cả những cái gì có thể phân ra thành những

bộ phận cấu thành Ông phân lượng thành hai loại: Số lượng và đại lượng Ôngcũng là người đầu tiên tiến tới giải quyết một vấn đề quan trọng của quy luật: Vấn

đề tính nhiều chất của sự vật Từ đó, ông phân biệt sự khác nhau về hình thức vớichất căn bản của sự vật – cái sẽ xuất hiện hay mất đi cùng với sự xuất hiện hay mất

đi của bản thân sự vật; Ông cũng đạt được bước tiến đáng kể trong việc nghiên cứuphạm trù độ, xem độ là cái thống nhất, cái không thể phân chia giữa chất và lượng.Sau này, quan điểm phiến diện tuyệt đối hoá đặc trưng về lượng đã được khắcphục trong triết học cổ điển Đức, đặc biệt trong triết học Hegel Hegel đã phân tíchmột cách tỉ mỉ sự thống nhất biện chứng, mối quan hệ qua lại, sự chuyển hoá lẫnnhau giữa lượng và chất, xem xét chất và lượng nằm trong quá trình vận động vàphát triển không ngừng Với quan điểm biện chứng, Hegel đã xem xét từ “chấtthuần tuý” đến “chất được xác định”; chất phát triển đến tột độ thì ra đời lượng;lượng cũng không ngừng tiến hoá, “số lượng” là đỉnh cao nhất trong sự tiến hoá.Trong việc xem xét mối quan hệ giữa thay đổi về lượng và thay đổi về chất, Hegelđặc biệt chú ý tới phạm trù bước nhảy Chính dựa trên tư tưởng của Hegel, Lênin đã

ra một kết luận quan trọng là: Việc thừa nhận bước nhảy hay không là tiêu chí cơ

Trang 10

bản để xem đó là người theo quan điểm biện chứng hay siêu hình về sự phát triển.Tất nhiên, với tư cách là nhà triết học duy tâm, Hegel đã xem các phạm trù chất,lượng, độ chỉ như những nấc thang tự phát triển của tinh thần, của “ý niệm tuyệtđối” chứ không phải là những nấc thang nhận thức của con người đối với thế giớibên ngoài.

Về sau sự ra đời của phép biện chứng duy vật đánh dấu một giai đoạn pháttriển căn bản trong quan niệm về chất và lượng Mối quan hệ qua lại giữa sự thayđổi về lượng và sự thay đổi về chất nói chung Chúng ta cùng tìm hiểu rõ, sâu sắchơn về quan niệm lượng và chất

1.2.2 Quan niệm biện chứng duy vật về chất

Trong thế giới quanh ta tồn tại vô vàn sự vật, hiện tượng Vì sao chúng ta biếtphân biệt đây là sự việc này và sự việc kia? Điều đó là đơn giản vì các sự vật khácnhau, có những đặc trưng, thuộc tính, những quy định khác nhau Mọi động vật vàthực vật đều được đặc trưng bởi đồng hóa, dị hóa nhưng chúng lại khác nhau Sở dĩ

ta phân biệt được những sự vật hiện tượng khách quan đó là vì chúng có sự khácnhau về chất Mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều có những chất vốn có, làmnên chính chúng Nhờ đó chúng mới khác với các sự vật, hiện tượng khác

Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của

sự vật, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ không phải là cái khác Như vậy để xác định chất của sự vật thì cần phải xác định

các thuộc tính của nó Muốn xác định thuộc tính của sự vật cần phải đặt sự vật ấytrong mối liên hệ với sự vật khác

*Phân biệt chất và thuộc tính

Thuộc tính là biểu hiện một khía cạnh nào đó về chất của một sự vật trong mốiquan hệ qua lại với sự vật khác, là những tính chất, những trạng thái, những yếu tốcấu thành nên sự vật Đó là những cái vốn có của sự vật từ khi sự vật được sinh rahoặc được hình thành trong sự vận động và phát triển của nó Tuy nhiên những

Trang 11

thuộc tính vốn có của sự vật, hiện tượng chỉ được bộc lộ ra qua sự tác động qua lạivới các sự vật, hiện tượng khác Chẳng hạn như, khi cho đường vào nước ta thấyđường có tính tan, khi nếm biết đường có vị ngọt Vậy tính tan, vị ngọt là thuộctính của đường, chúng ta chỉ nhận biết được điều đó nếu chúng ta nếm hay khi vịgiác của chúng ta tiếp xúc, tác động qua lại với chúng Tất cả những thuộc tính củađường là những cái vốn có của đường, nhưng chúng chỉ bộc lộ ra trong quan hệ củađường với nước hay trong quan hệ của đường với vị giác của con người.

Đặc trưng khách quan nói trên quy định phương thức nhận thức của con ngườiđối với vật chất của sự vật Để nhận thức được những thuộc tính, cần nhận thức nótrong mối quan hệ giữa các sự vật Trong mối quan hệ cụ thể thường bộc lộ ra mộtthuộc tính (một khía cạnh về chất) của sự vật Do vậy, để nhận thức được chất với

tư cách là sự tổng hợp của tất cả các thuộc tính vốn có của sự vật đó, chúng ta phảinhận thức sự vật trong tổng hoà các mối quan hệ giữa sự vật đó với các sự vật khác.Mỗi sự vật có vô vàn thuộc tính, mỗi thuộc tính của sự vật lại có một tổng hợpnhững đặc trưng về chất của mình, nên khiến cho mỗi thuộc tính lại trở thành mộtchất Điều đó cũng có nghĩa, mỗi sự vật có vô vàn chất

Tổng hợp những thuộc tính cơ bản tạo thành chất cơ bản của sự vật Ở mỗi sựvật chỉ có một chất cơ bản, đó là tổng hợp những thuộc tính đặc trưng cho sự vậttrong toàn bộ quá trình tồn tại của sự vật; đó là loại chất mà sự tồn tại hay mất đicủa nó quy định sự tồn tại hay mất đi của bản thân sự vật Mỗi sự vật hiện tượngđều có những thuộc tính cơ bản và những thuộc tính không cơ bản Chỉ có nhữngthuộc tính cơ bản mới hợp thành chất của sự vật hiện tượng Khi những thuộc tính

cơ bản thay đổi thì chất của nó mới thay đổi, còn thuộc tính không cơ bản khi thayđổi thì chất của sự vật hiện tượng vẫn chưa thay đổi Nhưng việc phân biệt giữanhững thuộc tính cơ bản và không cơ bản cũng chỉ mang tính tương đối Vì trongmối liên hệ này nó là thuộc tính cơ bản còn trong mối liên hệ khác nó là không cơbản

Trang 12

Mặt khác, mỗi thuộc tính lại được hình thành từ các đặc trưng về chất của nó.

Vì vậy, mỗi thuộc tính lại đóng vai trò là một chất của sự vật Do đó sự phân biệtgiữa chất và thuộc tính cũng chỉ mang tính tương đối, trong mối quan hệ này nó làchất nhưng trong mối quan hệ khác nó lại là thuộc tính của sự vật Sự vật có vô vànthuộc tính nên sự vật không chỉ có một chất mà còn có vô vàn chất Có thể thấy chấtcủa đường là sự tổng hợp của vô vàn các thuộc tính: Hòa tan, nóng chảy, ngọt, mỗithuộc tính lại có các đặc trưng về chất: Thuộc tính hòa tan (nhiệt độ, mức độ,…) Chất của sự vật không những được xác định bởi chất của các yếu tố cấu thành,

mà còn bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố cấu thành sự vật đó Nghĩa là bởikết cấu của sự vật Trong tự nhiên và cả trong xã hội, chúng ta thấy không ít sự vật,

mà xét riêng về các yếu tố cấu thành Chẳng hạn, kim cương và than chì là những

sự vật đều do cacbon (carbon) tạo thành Nhưng kim cương là vật cứng nhất trongtất cả các vật, có thể cắt được hầu hết mọi kim loại, có giá trị kinh tế cao, còn thanthì không có được những đặc trưng tương tự Sự khác nhau đó được quyết định bởiphương thức liên kết khác nhau của các nguyên tử cacbon Chất của sự vật khôngchỉ thay đổi khi có sự thay đổi những yếu tố cấu thành mà nó còn phụ thuộc vào sựthay đổi phương thức liên kết giữa các yếu tố đó Do vậy, để làm biến đổi chất của

sự vật, có thể cải tạo các yếu tố cấu thành, hoặc biến đổi phương thức liên kết giữacác yếu tố đó

Chung quy lại, chất mang tính khách quan vì bất kì một sự vật nào cũng đượccấu thành từ các yếu tố cấu thành nên các bộ phận tạo nên tính quy định về chất;chất gắn liền với sự vật, chất là chất của sự vật; không thể có sự vật không có chất,cũng như không thể có chất ở bên ngoài sự vật Theo Ăng-ghen: Chất lượng khôngtồn tại, chỉ có sự vật có chất lượng mới tồn tại, hơn nữa sự vật có vô vàn chất lượngmới tồn tại; mỗi sự vật không chỉ có một chất mà còn có vô vàn chất; chất biểu hiệntính toàn vẹn, tính chỉnh thể thống nhất của sự vật; dùng chất để phân biệt các sựvật hiện tượng với nhau bác bỏ quan điểm triết học cổ đại của Aristote cho rằngphân biệt các chất với nhau bằng hình dạng bên ngoài; chất quan trọng, nhưng

Trang 13

không thể đồng nhất chất với sự vật, vì còn vai trò của lượng, nếu đồng nhất chất

với sự vật thì lượng bằng không

1.2.3 Quan niệm biện chứng duy vật về lượng

Lượng là phạm trù triết học để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính của sự vật Lượng của sự vật biểu thị kích thước dài hay ngắn, số lượng

nhiều hay ít, quy mô lớn hay nhỏ, trình độ cao hay thấp, nhịp điệu nhanh haychậm, Trong thực tế lượng của sự vật thường được xác định bởi những đơn vị đolường cụ thể như vận tốc của ánh sáng là 300.000 km trong một giây, một phân tửnước gồm hai nguyên tử hidro (hydro) liên kết với một nguyên tử oxy, Bên cạnh

đó có những lượng chỉ có thể biểu thị dưới dạng trừu tượng và khái quát như trình

độ tri thức khoa học của một người, ý thức cao hay thấp của một học sinh, Trongnhững trường hợp đó chúng ta chỉ có thể nhận thức được lượng của sự vật bằng conđường trừu tượng và khái quát hóa Có những lượng biểu thị yếu tố quy định kếtcấu bên trong của sự vật (số lượng nguyên tử hợp thành nguyên tố hóa học, sốlượng lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội), có những lượng vạch ra yếu tố quy địnhbên ngoài của sự vật (chiều dài, chiều rộng, chiều cao của sự vật)

Sự phân biệt chất và lượng của sự vật chỉ mang tính tương đối Có những tínhquy định trong mối quan hệ này là chất của sự vật, song trong mối quan hệ khác lạibiểu thị lượng của sự vật và ngược lại Chẳng hạn số lượng trẻ đạt chuẩn trong nămcủa một lớp sẽ nói lên chất lượng chăm sóc và giáo dục của lớp đó Điều này cũng

có nghĩa là dù số lượng cụ thể quy định thuần túy về lượng; song, số lượng ấy cũng

có tính quy định về chất của sự vật Chất và lượng là hai mặt không thể tách rờinhau trong sự vật Trong quá trình vận động và phát triển, chất và lượng của sự vậtkhông đứng im mà chúng luôn vận động không phải biệt lập với nhau mà luôn luôn

có quan hệ qua lại theo một quy luật nhất định

Lượng cũng như chất, mang tính khách quan (vì bất kì một sự vật nào cũngchiếm một vị trí nhất định trong không gian - quy mô tồn tại, và được diễn ra trong

Trang 14

một khoảng thời gian nào đó - tốc độ, nhịp độ của nó); Sự vật không chỉ có mộtlượng mà còn có vô vàn lượng; Sự phân biệt giữa chất và lượng cũng chỉ mang tínhtương đối Vì còn tùy vào những mối quan hệ nhất định Chẳng hạn như thống kê sốlượng trẻ đạt chuẩn trong một lớp học: Tốt, khá, trung bình rồi đến lượng Nhưngtrong mối qua hệ khác, thông qua sự thống kê ấy có thể đánh giá chất lượng trẻ củalớp đó là như thế nào Bất kì sự vật nào bao giờ cũng bao gồm 2 mặt lượng và chất,lượng và chất tác động qua lại lẫn nhau tạo nên mối quan hệ biện chứng giữa lượng

và chất

1.3 Mối quan hệ biện chứng giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất 1.3.1 Sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại:

Khái niệm độ, bước nhảy, điểm nút:

Bất kỳ sự vật hay hiện tượng nào cũng là sự thống nhất giữa chất và lượng.Chúng tác động qua lại lẫn nhau Trong sự vật, quy định về lượng không bao giờtồn tại nếu không có tính quy định về chất và ngược lại Sự thay đổi về lượng và vềchất của sự vật diễn ra cùng với sự vận động và phát triển của sự vật Nhưng sự thayđổi đó có quan hệ chặt chẽ với nhau chứ không tách rời nhau Sự thay đổi về lượngcủa sự vật có ảnh hưởng tới sự thay đổi về chất của nó và ngược lại, sự thay đổi vềchất của sự vật tương ứng với sự thay đổi về lượng của nó Sự thay đổi về lượng cóthể chưa làm thay đổi ngay lập tức sự thay đổi về chất của sự vật Ở một giới hạnnhất định khi lượng của sự vật thay đổi, nhưng chất của sự vật chưa thay đổi cơ bản.Khuôn khổ, mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật,

được gọi là độ Độ là phạm trù triết học dùng để chỉ khoảng giới hạn trong đó sự

thay đổi về lượng của sự vật chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật ấy Những

giới hạn mà khi lượng đạt tới đó sẽ làm thay đổi về chất của sự vật được gọi là điểm

nút Điểm nút là phạm trù triết học dùng để chỉ điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi

về lượng đã đủ làm thay đổi chất chất của sự vật.

Chẳng hạn như sự phát triển của một đứa trẻ đều tuân theo quy luật và pháttriển theo từng giai đoạn nhất định Trong dân gian thường nói “ba tháng biết lẫy,

Trang 15

bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi” Nghĩa là sự phát triển của trẻ từ khi mớisinh ra đến khi biết lẫy là cả một giai đoạn để phát triển, chủ yếu về mặt thể chất.

Từ sơ sinh đến biết lẫy cần ba tháng là một quá trình tích lũy thể chất một cách toàndiện được gọi là độ và đến đúng ba tháng một đứa trẻ bình thường sẽ biết lẫy vì trẻ

đã tích lũy đủ lượng cho sự phát triển ấy thì đến điển nút nhất định lượng đủ, thìchất sẽ thay đổi và trẻ biết lẫy một cách an toàn và cứng cáp Cũng tương tự nhưbiết bò, để trải qua quá trình bò đến lúc này trẻ không chỉ cần sự phát triển thể chất

mà cần cả đến sự phát triển trí tuệ Khi một đứa trẻ sơ sinh từ chưa dần nhận thứcthế giới xung quanh, đến khi trẻ biết lẫy, cũng thông qua khi lẫy bộ phận đầu của trẻđược nâng cao, trẻ dần nhận thấy thế giới xung quanh lúc này đây sự khích thích trí

tò mò ham hiểu biết của trẻ được khơi dậy, trẻ mong muốn được đến với thế giớixung quanh, tìm hiểu và khám phá chúng Nhưng với thể chất hiện tại của trẻ chưathể thực hiện được, phải trải qua một quá trình cho đến bảy tháng đủ cho sự tích lũythể chất chân tay đủ cứng cáp, và sự mong muốn ham học hòi, tìm tòi khám phá thếgiới xung quanh đủ lượng sẽ tạo động lực cho điểm nút đến nhanh và đến một thờiđiểm nhất định trẻ sẽ bò được và bò một cách cứng cáp hơn Đến bảy tháng sự pháttriển trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ của trẻ cũng phát triển hơn và khi biết bò trẻ đượcđến với thế giới xung quanh một cách gần gũi hơn, trẻ được trực tiếp tiếp xúc với sựvật hiện tượng Nhưng đồ dùng, đồ chơi ở trên cao trẻ vẫn phải nhờ đến người chămsóc trẻ chứ trẻ vẫn chưa tự lấy được, chính vì phải nhờ đến người chăm sóc lấy đồchơi cho trẻ đôi lúc trẻ phải đợi chờ nếu người chăm sóc phải bận làm việc khác nêntrẻ vẫn mong muốn mình có thể tự lấy khi trẻ cần, chính sự thôi thúc ấy trẻ khátkhao được đi, được trực tiếp lấy những đồ dùng trẻ thích, được trực tiếp chạm gầnhơn và gần hơn nữa đến xung quanh mà gần như xa lạ với trẻ trước đó Sự khátkhao ấy vẫn không được đáp ứng vì thể chất, sự phát triển của trẻ chưa đạt đến mộtlượng nhất định, trẻ cần phải tích lũy thêm đến một mức độ nào ấy cần bước nhảyđột phá trẻ sẽ đi một cách vững vàn hơn, khi lượng đạt đến mức độ chín muồi, cứtiếp tục như vậy, lượng càng ngày càng tích lũy thì chất luôn luôn thay đổi một cáchtích cực Sự thay đổi về lượng đạt tới điểm nút sẽ ra đời chất mới với lượng mới

Trang 16

tương ứng của nó Sự thống nhất giữa lượng và chất mới tạo thành một độ mới vớinhững điểm nút mới Sự vận động và phát triển là khôn cùng Do đó, sự vận động,biến đổi của sự vật sẽ hình thành một đường nút của những quan hệ về độ.

Sự thay đổi về chất do những sự thay đổi về lượng trước đó gây ra được gọi là

bước nhảy Bước nhảy là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất của

sự vật do sự thay đổi về lượng của sự vật trước đó gây nên Bước nhảy là sự kết

thúc một giai đoạn phát triển của sự vật và là điểm khởi đầu của một giai đoạn pháttriển mới Nó là sự gián đoạn trong quá trình vận động và phát triển liên tục của sựvật Có thể nói, trong quá trình phát triển của sự vật sự gián đoạn là tiền đề cho sựliên tục và sự liên tục là kế tiếp của hàng loạt sự gián đoạn

+ Bước nhảy đánh dấu sự kết thúc một chu kì vận động của sự vật, nhưngđồng thời là điểm xuất phát của một chu kì vận động, phát triển mới tiếp theo (vaitrò của bước nhảy)

Hoạt động giao lưu cảm xúc Hoạt động với đồ vật Hoạt động vui chơi (Lứa tuổi: Hài nhi) (Lứa tuổi: Ấu nhi) (Lứa tuổi: Mẫu giáo)

Ở lứa tuổi nhà trẻ có ít nhất là 3 bước nhảy mà trẻ phải vượt qua Đó là ở lứa tuổiHài nhi hoạt động chủ đạo là hoạt động giao lưu cảm xúc, đến lứa tuổi Ấu nhi hoạtđộng chủ đạo lại là hoạt động cảm xúc, cuối cùng hoạt động vui chơi là hoạt độngchủ đạo của trẻ lứa tuổi Mẫu giáo Mỗi khi chuyển qua một hoạt động chủ đạo khácnhau đó là một bước nhảy mà mỗi đứa trẻ đều phải trải qua

Có nhiều hình thức bước nhảy khác như: Bước nhảy nhanh và chậm, bộ phận

và toàn bộ,… Chẳng hạn như sự chuyển hóa từ vượn thành người; thần tốc, thần tốchơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa Là bước nhảy nhanh, trường kì kháng chiến,đáng chắc thắng chắc là bước nhảy chậm, chỉ cải cách kinh tế mà không cải cách

Trang 17

các ngành khác là bước nhảy cục bộ, còn đổi mới năm 1986 là bước nhảy toàn bộ(Theo Võ Nguyên Giáp).

Thế giới là muôn hình muôn vẻ, nên sự thay đổi về chất cũng hết sức đa dạngvới nhiều hình thức khác nhau Tính chất của các bước nhảy được quyết định trướchết bởi tính chất của bản thân sự vật, bởi những mâu thuẫn vốn có Với những sựvật có tính chất khác nhau và với những mâu thuẫn khác nhau sẽ có những bướcnhảy khác nhau Chẳng hạn, bước nhảy trong tự nhiên dẫn tới sự ra đời của nhữngloài động vật, thực vật mới phải trải qua hàng ngàn năm hoặc nhiều hơn Nhưngcũng trong tự nhiên, con người vẫn quan sát thấy cả những quá trình thay đổi vềchất diễn ra một cách nhanh chóng

Như một nghiên cứu Ăng-ghen (Engels) để làm rõ hơn về khái niệm: Độ,điểm nút, bước nhảy Nước tồn tại ở 3 trạng thái: Rắn, lỏng, hơi Từ -2730C00C:Nước tồn tại ở thể rắn, từ 00C1000C: Nước ở thể lỏng, từ 1000C5500C: Nước ởthể hơi, lớn hơn 5500C: Nước ở trạng thái Plasma Xét khoảng giới hạn từ

00C1000C: Nếu như chất của nước là chất lỏng, thì lượng tương ứng để quy địnhchất này là nhiệt độ của nước Nhiệt độ tăng trong khoảng 0100oC, chất của nước

là thể lỏng thì ta thấy lượng đổi nhưng chất chưa đổi, khoảng giới hạn 0100oCtriết học gọi là độ Như vậy, trong giới hạn độ, lượng đổi, chất chưa đổi nhưng trạngthái tồn tại của sự vật đã thay đổi (Nhiệt độ của nước khi tăng lên  lượng đổi,nhưng chất vẫn là chất lỏng  chất chưa đổi, nhưng trạng thái tồn tại của chất đãthay đổi: Vận tốc chuyển động của các phân tử nước nhanh hơn, áp suất của nướclên thành bình lớn hơn)

Nước ở thể

rắn

Nước ở thể lỏng

Nước ở thể khí

Nước ở thể plasma

Trang 18

Tính đa dạng trong hình thức thay đổi về chất còn được quy định bởi điều kiệntrong đó diễn ra sự thay đổi về chất Trong thực tế, sự thay đổi về chất thông quacác bước nhảy hết sức đa dạng và phong phú Nhìn chung, các bước nhảy thể hiệnqua một số cách cơ bản sau:

Bước nhảy đột biến và bước nhảy diễn ra một cách dần dần

Bước nhảy đột biến là bước nhảy được thực hiện trong một thời gian rất ngắnlàm thay đổi chất của toàn bộ kết cấu cơ bản của sự vật

Sự phân chia như vậy được dựa trên không chỉ thời gian của sự thay đổi vềchất, mà còn dựa trên cả tính chất của bản thân sự thay đổi đó Những bước nhảyđột biến, khi chất của sự vật được biến đổi một các nhanh chóng Chẳng hạn, sựchuyển hoá của các hạt cơ bản… Những bước nhảy được thực hiện một cách dầndần là quá trình thay đổi về chất diễn ra bằng con đường tích luỹ dần dần nhữngnhân tố của chất mới và mất đi dần dần những nhân tố của chất cũ Chẳng hạn, quá

-273oC 0oC 100oC 550oC

Điểm nút

Bước nhảy

Trang 19

trình chuyển hoá từ vượn người thành người… Như vậy, sự khác nhau giữa hai loại

bước nhảy vừa nêu không chỉ ở thời gian diễn ra sự thay đổi về chất, và cả ở cơ chếcủa sự thay đổi đó Khi nói về bước nhảy dần dần, ngoài nhân tố tốc độ, chúng tacòn nói đến cơ chế của việc tạo ra chất mới Ở đây, chất mới được tạo thành khôngphải ngay lập tức, mà được tạo thành từng phần

Mặt khác, cũng cần phân biệt bước nhảy dần dần với sự thay đổi dần dần vềlượng Nhưng sự thay đổi dần dần về lượng diễn ra một cách liên tục trong khuônkhổ của chất đang có; còn bước nhảy dần dần là sự chuyển hóa chất này sang chấtkhác, là sự đứt đoạn của tính liên tục, là bước ngoặt quyết định trong sự phát triển

Bước nhảy toàn bộ và bước nhảy cục bộ

Bước nhảy toàn bộ là loại bước nhảy làm thay đổi về chất tất cả các mặt, các

bộ phận, các nhân tố cấu thành sự vật Bước nhảy cục bộ là loại bước nhảy làm thayđổi một số mặt, một số nhân tố, một số bộ phận của sự vật đó Đối với các sự vậtphức tạp về tính chất, về những nhân tố cấu trúc, về những bộ phận cấu thành Bướcnhảy thường diễn ra bằng con đường từ những thay đổi về chất cục bộ đến thay đổi

về chất toàn bộ Quá trình cách mạng giải phóng dân tộc thủ tiêu chế độ thực dân(kiểu cũ) trên thế giới cũng như quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa đã diễn ratheo con đường như vậy

Khi xem xét sự thay đổi về lượng và thay đổi về chất trong xã hội, điều quantrọng là phải chú ý tới độ sâu sắc và ý nghĩa của chúng Xuất phát từ cách tiếp cận

đó, cả sự thay đổi về lượng lẫn sự thay đổi về chất có thể phân ra thành những thayđổi mang tính cách mạng hay tính tiến hoá

1.4 Sự tác động trở lại của chất đối với lượng

Chất không tồn tại một cách thụ động mà có sự tác động trở lại đối với lượng;chất mới tác động đối với lượng của sự vật trên nhiều phương diện như kết cấu, qui

mô, nhịp điệu vận động và phát triển của sự vật Có thể hiểu như: Khi chất của trẻlứa tuổi mẫu giáo ra đời, nó tác động lại đến lượng của trẻ lứa tuổi mẫu giáo ở chỗ:

Trang 20

Quy mô lượng tri thức của trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớn hơn so với quy mô lượng trithức của trẻ lứa tuổi nhà trẻ; tốc độ, quy mô, nhịp điệu vận động phát triển lượng trithức của trẻ lứa tuổi mẫu giáo nhanh hơn so với trẻ lứa tuổi nhà trẻ  chất của trẻlứa tuổi mẫu giáo khác chất của trẻ lứa tuổi nhà trẻ; trẻ lứa tuổi mẫu giáo tích luỹkiến thức nhanh hơn, kiến thức nhiều hơn trẻ lứa tuổi nhà trẻ vì trẻ lứa tuổi mẫugiáo đã phát triển tốt hầu hết các loại tư duy, thể chất cũng năm mặt phát triển củatrẻ vượt trội hơn nhiều so với trẻ lứa tuổi nhà trẻ và trẻ lứa tuổi mẫu giáo cũng cóthể học tập tự giác, sáng tạo hơn.

Bất kì sự vật nào cũng đều bao gồm hai mặt lượng và chất Chất là mặt tươngđối ổn định, còn lượng có khuynh hướng biến đổi Sự vận động, phát triển của sựvật bao giờ cũng bắt đầu từ sự thay đổi về lượng, lượng biến đổi đến một giới hạnnhất định vượt quá độ, sự vật sẽ thực hiện bước nhảy, chất mới được ra đời thay thếcho chất cũ, sự vật mới được ra đời thay thế cho sự vật cũ, nhưng đồng thời chất

mới ra đời cũng có sự tác động trở lại đối với lượng Ở sự vật mới, lượng lại tiếp tục

biến đổi đến một điểm nút mới, lại thực hiện bước nhảy để dẫn đến sự ra đời củachất mới và sự vật mới Cứ như vậy, sự vận động phát triển của sự vật được diễn ratheo cách thức lúc thì thay đổi dần dần về lượng, lúc thì thay đổi nhảy vọt về chấtmột cách vô tận

1.5 Ý nghĩa phương pháp luận:

Cần coi trọng cả hai mặt chất và lượng

Trong giáo dục mầm non chúng ta có thể hiểu: Lượng là các yếu tố như cở sở

vật chất, đồ dùng dạy học, đội ngũ giáo viên, trẻ, nhà quản lí… Chất là sự phát triển

của trẻ một cách toàn diện nhất Nhà giáo dục, nhà quản lý cần coi trọng cả hai mặtlượng và chất Trong quá trình dạy học muốn một đứa trẻ phát triển toàn diện nhấtcần phải có đầy đủ các yếu tố về cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi trongdạy học phải đẩy đủ để khích thích sự ham muốn hiểu biết, tìm tòi khám phá thếgiới xung quanh của trẻ Không chỉ có vài đồ dùng cũ trẻ chán ngán hoặc không có

đồ dùng đồ chơi mà bắt trẻ phải phát triển một cách toàn diện 5 lĩnh vực phát triển:

Trang 21

Nhận thức, thể chất, tình cảm, thẩm mỹ, ngôn ngữ Vì vậy, muốn trẻ phát triển tốtnhất thì cần phải có môi trường giáo dục tốt nhất cho trẻ Bên cạnh đó yếu tố độingũ giáo viên, số lượng trẻ và nhà quản lý hết sức quan trọng Cần phải có đội ngũgiáo viên đạt chuẩn, có đầy đủ phẩm chất nghề và số lượng trẻ trong một lớp hếtsức quan trong, không thể để số lượng trẻ vượt quá mức cho phép trong một khônggian chật hẹp được Một nhà quản lý giỏi là người phải có “trái tim nóng và cái đầulạnh” Tất cả những yếu tố trên ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến chất sự pháttriển của trẻ Chúng ta cần phải coi trọng cả hai mặt lượng và chất và có những biệnpháp phát triển song song kết hợp giữa lượng nhằm giúp chất phát triển một cách tối

đa nhất Nếu như chỉ chăm chăm trang bị đầy đủ về lượng nhưng không coi trọng,phối hợp cùng chất để phát triển thì những yếu cầu đặt ra trước đo sẽ không đạtđược hiệu quả mong muốn và trẻ cũng không phát triển toàn diện như chúng tanghĩ Chính vì vậy lượng và chất cần phải luôn luôn quan trọng như nhau

Cần chú ý khâu tích luỹ về lượng để đến khi có đầy đủ điều kiện chín muồi sẽ

thay đổi về chất của sự vật Trong cuộc sống, đã tổng kết thành nhiều kinh nghiệmquý báu mang đậm tính quy luật lượng chất: “Tích tiểu thành đại”, “góp gió thànhbão”, “có công mài sắt có ngày nên kim”, “góp từng nửa bước để có ngàn dặm, góp

từng giọt nước nhỏ để trở thành biển rộng sông dài” (theo Tuân Tử)

Trong công tác giáo dục mầm non: Để chuẩn bị cho trẻ vào từ trường mầmnon vào lớp 1, là cả mộ quá trình chăm sóc và giáo dục, người giáo viên cần chủđộng và định hướng cho trẻ cách lĩnh hội tri thức, cách sử dụng lời ăn tiếng nói, tình

cảm, đạo đức, kỹ năng tự phục vụ… Vì khi học ở môi trường mầm non vui chơi là

hoạt động chủ đạo của trẻ nhưng khi vào lớp 1 hoạt động học tập chiếm ưu thế giữ

vị trí chủ đạo Khi chuyển đổi hoạt động chủ đạo của trẻ là cả một quá trình tích lũylượng để đến khi có đầy đủ điều kiện chín muồi sẽ thay đổi chất: Tri thức được tíchlũy, đạo đức được tích lũy, các kỹ năng cần thiết khi vào lớp 1 Trẻ cũng đã có đầy

đủ và đến khi này đây trẻ sẽ được kích thích lòng ham muốn đi học để được đọcviết giống anh chị lớp 1 và sẽ có cơ hội tiếp thu nhiều tri thức mới mà trẻ chưa học

Ngày đăng: 04/09/2016, 00:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban tư tưởng văn hóa trung ương 2001, Tài liệu hỏi đáp các văn kiện Đại hội IX của Đảng, NXB chính trị quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu hỏi đáp các văn kiện Đại hội IXcủa Đảng
Nhà XB: NXB chính trị quốc gia Hà Nội
2. Bùi Văn Ga, Bùi Anh Tuấn, Vũ Thanh Bình (2015), Giáo trình triết học, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình triết học
Tác giả: Bùi Văn Ga, Bùi Anh Tuấn, Vũ Thanh Bình
Nhà XB: NXBĐại học sư phạm
Năm: 2015
3. Cẩm nang nghiệp vụ sư phạm, đổi mới phương pháp dạy học hiệu quả và những giải pháp ứng xử trong ngành giáo dục hiện nay, NXB tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang nghiệp vụ sư phạm, đổi mới phương pháp dạy học hiệu quả và nhữnggiải pháp ứng xử trong ngành giáo dục hiện nay
Nhà XB: NXB tài chính
4. Đặng Thành Hưng, 2001 Khái niệm về phương pháp dạy học trong điều kiện đổi mới giáo dục – Viện khoa học giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: 2001 Khái niệm về phương pháp dạy học trong điều kiện đổimới giáo dục
5. Giáo trình Triết học Mác – Lê Nin (Dùng cho nghiên cứu sinh và học viên cao học không thuộc chuyên ngành triết học), Bộ giáo dục vào đào tạo – NXB chính trị quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ giáo dục vào đào tạo
Nhà XB: NXBchính trị quốc gia Hà Nội
6. Giáo trình triết học Mác – Lê Nin (đề cương bài giảng dùng trong các trường Đại học và Cao đẳng từ 1991-1992), Bộ giáo dục và đào tạo, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ giáo dục và đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
7. Nguyễn Hà Thanh tuyển soạn, chấn hưng giáo dục, NXB lao động Sách, tạp chí
Tiêu đề: chấn hưng giáo dục
Nhà XB: NXB lao động

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w