1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Hệ sinh thái rừng đặc trưng ở tây nguyên, vai trò của hệ sinh thái rừng trong đời sống cộng%2

26 2K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 4,47 MB

Nội dung

Rừng là một hệ sinh thái mà quần xãcây rừng giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với môi trường.Rừng là hơi thở của sự sống, là một nguồn tài nguyên vô cùng quý

Trang 1

MỤC LỤC.

MỤC LỤC 2

DANH MỤC HÌNH ẢNH 3

Chương I MỞ ĐẦU 5

1.1 TÍNH CẤP THIẾT 5

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 5

1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5

1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 6

1.5 Ý NGHĨA ĐỀ TÀI 6

Chương II KHÁI NIỆM VỀ RỪNG, CÁC LOẠI RỪNG ĐẶC TRƯNG VÀ ĐẶC ĐIỂM RỪNG Ở TÂY NGUYÊN 6

2.1 KHÁI NIỆM RỪNG 6

2.2 CÁC LOẠI RỪNG VÀ ĐẶC TÍNH RỪNG Ở KHU VỰC TÂY NGUYÊN 7

2.2.1 Rừng lá kim 7

2.2.2 Rừng cây thưa lá rộng nhiệt đới (rừng khộp) 7

2.2.3 Rừng tre nứa 7

2.2.4 Rừng nguyên sinh 8

2.2.5 Rừng lá rộng nửa rụng lá nhiệt đới 8

2.2.6 Rừng lá rộng rụng lá nhiệt đới 8

2.2.7 Rừng lá rộng thường xanh nhiệt đới 9

2.2.8 Rừng kín thường xanh ẩm á nhiệt đới 9

Chương III VAI TRÒ HỆ SINH THÁI RỪNG TRONG ĐỜI SỐNG CỘNG ĐỒNG.9 3.1 MÔI TRƯỜNG 9

3.1.1 Khí hậu 9

3.1.2 Đất đai 10

3.1.3 Nguồn nước 10

3.1.4 Tài nguyên khác 11

Trang 2

3.1.5 Đa dạng sinh học 11

3.2 TRONG KINH TẾ 13

3.2.1 Lâm sản 13

3.2.3 Du lịch sinh thái 15

3.3 TRONG XÃ HỘI 15

3.3.1 Ổn định dân cư 15

3.3.2 Tạo nguồn thu nhập 16

Chương IV CÁC VƯỜN QUỐC GIA CHỦ YẾU Ở TÂY NGUYÊN 16

4.1 VƯỜN QUỐC GIA CHƯ MOM RAY (KOM TUM) 16

4.2 VƯỜN QUỐC GIA KON KA KINH (GIA LAI) 17

4.3 VƯỜN QUỐC GIA YOK ĐÔN (ĐĂK LĂK) 18

4.4 VƯỜN QUỐC GIA CHU YANG SIN (ĐĂK LĂK) 21

4.5 VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP NÚI BÀ (LÂM ĐỒNG) 22

Chương V HIỆN TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP BẢO VỆ RỪNG Ở TÂY NGUYÊN 24

5.1 VỀ TRỮ LƯỢNG (DIỆN TÍCH) RỪNG 24

5.2 VỀ CHẤT LƯỢNG 24

5.3 BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC 25

Chương VI KẾT LUẬN 25

TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1: Rừng giảm bớt lượng xói mòn do con sông tạo ra trong khu bảo tồn sinh vật.11 Hình 2: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới (Ảnh minh họa: tripod.com.) 11

Hình 3: gấu trúc ở khu rừng bảo tồn 12

Hình 4: Chim Hạt ở vườn quốc gia Tràm Chim 12

Hình 5: Khu sinh thái Bù Gia Mập 13

Hình 6: Đồ gỗ nội thất trong gia đình 13

Hình 7: Nhân xâm 14

Hình 8: Nấm lim xanh (chữa cao huyết áp, nhức mỏi) 14

Hình 9: Cây xạ đen (chữa ung thư, khối u) 14

Hình 10: Sâm linh chi (chữa bệnh tim mạch, viêm gan) 15

Trang 3

Hình 11: Cảnh quan du lịch sinh thái 15

Hình 12: Người dân được hướng dẫn phương pháp kỹ thuật trồng rừng 16

Hình 13: Cảnh đẹp ở vườn quốc gia Chư Mom Ray 17

Hình 14: Hổ ở vườn quốc gia Chư Mom Ray 17

Hình 15: Cảnh đẹp thiên nhiên của vườn quốc gia Kon Ka Kinh ở Gia Lai 18

Hình 16: Các loài động vật ở Kon Ka Kinh 18

Hình 17: đà điểu trong vườn quốc gia Yok đôn 19

Hình 18: Du khách cưỡi voi tham quan 20

Hình 19: Sinh hoạt lửa trại với người dân địa phương 21

Hình 20: Cảnh rừng của vườn quốc gia Chu Yang Sin 21

Hình 21: loài bướm đặc trưng ở Chu Yang Sin 22

Hình 22: cảnh nhìn từ trên cao của vườn quốc gia bidoup núi bà 22

Trang 4

Chương I MỞ ĐẦU

1.1 TÍNH CẤP THIẾT

Cùng với quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa làm nền kinh tế phát triển thì vấn đề

về sức khỏe con người và môi trường ngày càng được quan tâm hơn Theo những nghiêncứu và đánh giá về thực trạng môi trường cho thấy nhiều nguy cơ và thực trạng theochiều hướng tiêu cực gây nguy hại đến đời sống sinh vật, mà đối tượng trực tiếp là conngười, như: hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ozon, sa mạc hoá, ô nhiễm đất, nước và khôngkhí hay các hiện tượng bất thường của thời tiết và đặc biệt là sự xuất hiện ngày càngnhiều của các dịch bệnh lạ Một trong các tác nhân có thể làm giảm đi trình trạng lo ngạinày là các cánh rừng nguyên sinh và hệ sinh thái rừng Do đó rừng được xem là lá phổixanh của trái đất

Với đặc điểm bờ biển dài và điều kiện khí hậu nhiệt nới gió mùa nóng ẩm quanh nămnên đã cho nước ta một tài nguyên rừng phong phú Rừng là một hệ sinh thái mà quần xãcây rừng giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với môi trường.Rừng là hơi thở của sự sống, là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, nó giữ vai trò và ýnghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển và sinh tồn của loài người Rừng điều hòakhí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sống Rừng còn giữ vai trò đặc biệtquan trọng đối với việc phát triển kinh tế như: cung cấp nguồn gỗ, tre, nứa, đặc sản rừng,các loại động, thực vật có giá trị trong nước và xuất khẩu,… ngoài ra nó còn mang ýnghĩa quan trọng về cảnh quan thiên nhiên và an ninh quốc phòng

Rừng chính là quà tặng mà đấng tạo hóa đã ban cho con người Rừng đã luôn che chở

và mang lại những sản vật cho đồng bào ta từ thuở khai phá đất đai, lập nên bản làng bìnhyên nơi đại ngàn xanh thẳm Cứ như thế, những cánh rừng nơi miền núi cao đã gắn bóvới con người từ thế hệ này sang thế hệ khác

Tuy vậy, hiện nay những tình trạng phá rừng làm kinh tế, khai thác rừng quá mức đặcbiệt là rừng đầu nguồn mà không để ý đến những hậu quả để lại sau này Để khắc phụcđược những tình trạng ô nhiễm hay những vấn đề về môi trường có thể xảy ra thì ta cầnhiểu được những đặc tính của rừng, rừng đầu nguồn và vai trò của rừng trong đời sống

cộng đồng Vì vậy việc tìm hiểu về “Hệ sinh thái rừng đặc trưng ở khu vực Tây Nguyên

và vai trò của rừng trong đời sống cộng đồng” là mang tính cấp thiết hiện nay.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Khái niệm và đặc điểm hệ sinh thái rừng ở Tây Nguyên Những vai trò của Hệ sinhthái rừng trong đời sống cộng đồng

1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Hệ sinh thái rừng ở Tây Nguyên và Vai trò của rừng trong đời sống cộng đồng

Trang 5

1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Tìm hiểu về Hệ sinh thái Rừng

- Các loại rừng đặc trưng ở Tây Nguyên

- Vai trò của rừng trong đời sống cộng đồng

- Các Vườn quốc gia trên khu vực Tây Nguyên

- Hiện trạng rừng hiện nay và một số biện pháp khắc phục

1.5 Ý NGHĨA ĐỀ TÀI

Việc nghiên cứu rừng ở Tây Nguyên và vai trò của rừng trong đời sống cộng đồnggóp phần hiểu hơn các đặc tính của rừng, những vai trò của rừng trong đời sống và tiếpcận với những Vườn quốc gia có mặt ở Tây Nguyên Ngoài ra đề tài còn giúp ta thấyđược hiện trạng rừng hiện nay và đưa ra những biện pháp khắc phục

Chương II KHÁI NIỆM VỀ RỪNG, CÁC LOẠI RỪNG ĐẶC TRƯNG VÀ ĐẶC ĐIỂM RỪNG Ở TÂY NGUYÊN

2.1 KHÁI NIỆM RỪNG

Ngay từ thuở sơ khai, con người đã có những khái niệm cơ bản nhất về rừng Rừng lànơi cung cấp mọi thứ phục vụ cuộc sống của họ Lịch sử càng phát triển, những kháiniệm về rừng được tích lũy, hoàn thiện thành những học thuyết về rừng

Trong các thành phần cấu thành nên sinh quyển trái đất, rừng là một thành phần quan

trọng không thể thiếu Ngoài ý nghĩa về tài nguyên sinh vật Rừng còn là một yếu tố địa

lý không thể thiếu trong tự nhiên Nó có vai trò cực kì quan trọng trong việc tạo nên cảnhquan vì có tác động mạnh mẽ đến các yếu tố khí hậu và đất đai.Chính vì vậy, rừng khôngchỉ có chức năng trong phát triển kinh tế - xã hội mà còn có ý nghĩa đặc biệt trong việcbảo vệ môi trường sinh thái

Rừng là quần xã sinh vật trong đó cây rừng là thành phần chủ yếu Quần xã sinh vậtphải có diện tích đủ lớn Giữa quần xã sinh vật và môi trường, các thành phần trong quần

xã sinh vật phải có mối quan hệ mật thiết để đảm bảo khác biệt giữa hoàn cảnh rừng vàcác hoàn cảnh khác

Trang 6

Năm 1930, Morozov đưa ra khái niệm: Rừng là một tổng thể cây gỗ, có mối liên hệ lẫnnhau, nó chiếm một phạm vi không gian nhất định ở mặt đất và trong khí quyển Rừngchiếm phần lớn bề mặt Trái Đất và là một bộ phận của cảnh quan địa lý.

Năm 1952, M.E Tcachenco phát biểu: Rừng là một bộ phận của cảnh quan địa lý, trong

đó bao gồm một tổng thể các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật và vi sinh vật Trong quátrình phát triển của mình chúng có mối quan hệ sinh học và ảnh hưởng lẫn nhau và vớihoàn cảnh bên ngoài

Năm 1974, I.S Mê lê khôp cho rằng: Rừng là sự hình thành phức tạp của tự nhiên, làthành phần cơ bản của sinh quyển địa cầu

Ngoài ra ta còn nhiều khái niệm khác về rừng mà không được cập nhật tại đây

2.2 CÁC LOẠI RỪNG VÀ ĐẶC TÍNH RỪNG Ở KHU VỰC TÂY NGUYÊN

2.2.1 Rừng lá kim

Rừng lá kim là những khu rừng rậm lớn nhất thế giới nằm vắt ngang phương bắchoặc sát biên cực Nơi đây mùa đông kéo dài đến 8 tháng nên thực vật chủ yếu là cây lákim có khả năng thích nghi cao với điều kiện băng giá

Điều kiện đất, khí hậu, thổ nhưỡng: Đất có xu hướng trẻ và nghèo chất dinh

dưỡng, đất rừng ở đây thường có tầng nông, khô, chua và xấu, có lượng mưa thấp trong

cả năm (trung bình hằng năm khoảng 200- 750), chủ yếu là do các trận mưa trong cáctháng mùa hè, nhưng tuyết và sương cũng góp một phần đáng kể

Phân bố: Lâm Đồng, Gia Lai

Loài phổ biến: chủ yếu là các loài thông, tầng dưới có một số loài cây họ dẻ nhưThông Nhựa, Thông Ba lá, Thông Mã vĩ

Loài đặc trưng: Tre gai, Luồng, Bương, Mai, Hóp, Lồ ô, Le, Mạnh tông, và nhóm mọc tản chủ yếu ở vùng núi phía Bắc như Vầu đắng, Vầu ngọt, Trúc sào, Trúc cần câu, Sặt,…

2.2.2 Rừng cây thưa lá rộng nhiệt đới (rừng khộp)

Khái niệm: là một kiểu rừng với các loài cây thuộc họ Dầu lá rộng(Dipterocarpaceae) chiếm ưu thế Loại rừng này hình như là một kiểu rừng đặc trưng chỉ

có ở Đông Nam Á

Điều kiện đất khí hậu thổ nhưỡng: Kiểu rừng này hình thành trong vùng khí hậukhô nóng, thường xảy ra lửa rừng, lượng mưa trung bình hàng năm 600-800mm, nhiệt độtrung bình 20 - 250C, mùa khô kéo dài 5 - 6 tháng, đất có tầng kết von gây úng về mùamưa, thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô

Phân bố: Đăk Lăk, Đăk Nông

Trang 7

Loài phổ biến: cây họ Dầu như Dầu trà beng, Dầu đồng, Dầu trai; ngoài ra còn gặpmột số loài cây khác như Cẩm liên, Cà chiếc, Chiêu liêu, Kơ nia, Thành ngạnh, Găng, Le.

2.2.3 Rừng tre nứa

Rừng tre nứa là kiểu rừng có cấu trúc hình thái độc đáo dễ nhận biết từ xa, là kiểuphụ thứ sinh hình thành trên đất rừng tự nhiên sau khai thác hoặc nương rẫy Gồm cácloài thuộc phân họ Tre (Bambusoideae), họ Hoà thảo (Poaceae)

Điều kiện đất khí hậu thổ nhưỡng: phân bố rộng từ độ cao gần ngang mực nướcbiển tới nơi có độ cao 2000m, hình thành trên đất rừng tự nhiên sau khai thác hoặc nươngrẫy

Phân bố: Đăk Lăk

Loài phổ biến: nhóm tre mọc cụm như Tre gai, Luồng, Bương, Mai, Hóp, Lồ ô,

Le, Mạnh tông, và nhóm mọc tản chủ yếu ở vùng núi phía Bắc như Vầu đắng, Vầungọt, Trúc sào, Trúc cần câu, Sặt,

2.2.4 Rừng nguyên sinh

Khái niệm: là những khu rừng nguyên thủy trong thiên nhiên không bị biến động,hoặc nếu có thì tác động trực tiếp và gián tiếp của con người rất hạn chế

Điều kiện đất, khí hậu, thổ nhưỡng: Rừng già thường có những cây cổ thụ to lớn

có tuổi thọ lâu năm cùng những cây non và cây chết, tạo nên tán lá nhiều tầng Dưới gốccây là nhiều lớp rác rưởi thực vật mục ruỗng dầy dặn, giúp tạo màu mỡ đất đai

Phân bố: Lâm Đồng,

Loài phổ biến: Rừng già thường có những cây cổ thụ to lớn có tuổi thọ lâu năm

2.2.5 Rừng lá rộng nửa rụng lá nhiệt đới

Khái niệm: Đây là kiểu rừng có diện tích lớn, thường phân bố ở độ cao dưới 700m

ở miền Bắc và dưới 1000m ở miền Nam, Thể hiện rõ nhất là sự rụng lá của 25-75% cáthể cây rừng, các loài ưu hợp thuộc họ Dầu, họ Bàng, họ Tử vi, họ Dâu tằm, họ Xoan, họ

bồ hòn, họ Đậu, họ Trôm

Điều kiện đất, khí hậu thổ nhưỡng: thường phân bố ở độ cao dưới 700m ở miền

Bắc và dưới 1000m ở miền Nam Nhiệt độ trung bình năm 20 - 250C, lượng mưa chỉ đạt

25 - 50 mm/tháng Ở thời điểm này độ ẩm trung bình thấp, mùa khô và mùa mưa phânbiệt rõ, mùa khô kéo dài khoảng 3 tháng

Phân bố: Đăk Lăk,

Loài đặc trưng: các loài linh trưởng khỉ đuôi lợn (Macaca leonina), khỉ đuôi dài

(Macaca fascicularis), khỉ mặt đỏ (Macaca acrtoides),…

Loài phổ biến: các loài ưu hợp thuộc họ Dầu, họ Bàng, họ Tử vi, họ Dâu tằm, họ

Xoan, họ bồ hòn, họ Đậu, họ Trôm như Dầu song nàng, Dầu con quay, Gõ đỏ, Săng lẻ,Chò nhai, Chiêu liêu, Trương vân, Lát khét, Lim xẹt, Xoay, Giáng hương, Lòng mang,Trôm, Sau sau,…

Trang 8

2.2.6 Rừng lá rộng rụng lá nhiệt đới

Khái niệm: Kiểu rừng này hình thành trong điều kiện giống như kiểu rừng kín lárộng nửa rụng lá, gồm các cây như soài, bulô, thích có điểm nổi bậc là rụng lá vào mùađông

Điều kiện đất, khí hậu, thổ nhưởng: Kiểu rừng này hình thành trong điều kiệngiống như kiểu rừng kín lá rộng nửa rụng lá, nhưng độ ẩm thấp hơn lượng mưa có thểxuống tới 1200mm, mùa khô kéo dài 4-6 tháng, trong đó có 1-2 tháng chỉ đạt < 25mm, có

1 tháng không có mưa

Phân bố: đăk lăk,

Loài phổ biến: Các loài điển hình trong họ Dầu, họ Thung, họ Tử vi, họ Đậu như:Dầu trai, Dầu con quay, Săng lẻ, Dáng hương, Cà te, Gõ đỏ, Trắc, Xoay, Thung, Gạo,Ban, Dẻ tằm, Dẻ răng cưa, Sau sau

2.2.7 Rừng lá rộng thường xanh nhiệt đới

Khái niệm: Rừng có cấu trúc 3 - 5 tầng (Tầng vượt tán, tầng tán chính, tầng dướitán, tầng cây bụi, tầng cỏ và quyết) Thực vật rừng ở đây gồm phần lớn là các loài câynhiệt đới, không có chồi ngủ qua đông, một số loài trên thân mang hoa quả, một số loàigốc có bạnh vè cao

Điều kiện đất, khí hậu, thổ nhưỡng: nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa, thườngphân bố ở độ cao dưới 700m ở miền Bắc và dưới 1000m ở miền Nam Nhiệt độ trungbình năm 20 - 250C, lượng mưa hàng năm 1200 – 1300mm, mùa khô và mùa mưa phânbiệt rõ, mùa khô kéo dài khoảng 3 tháng

Phân bố: Đăk Lăk, Đăk Nông

Loài phổ biến: như Gội, Sấu, Re, Cà lồ, Vàng anh, Sến mật, Lim xanh, Mỡ, một sốloài trong họ dầu như Sao đen, Chò chỉ, Táu, họ Trám như Trám trắng, Trám đen,…

2.2.8 Rừng kín thường xanh ẩm á nhiệt đới

Khái niệm: Rừng thường có 2 tầng cây gỗ và tầng cỏ quyết Các loài cây ưu thếthuộc khu hệ bản địa Bắc Việt Nam – Nam Trung Hoa, trên thân và cành có nhiều rêu vàđịa y phụ sinh

Điều kiện đất, khí hậu, thổ nhưỡng: Kiểu rừng này phân bố ở độ cao trên 700m ở

miền Bắc, trên 1000m ở miền Nam, lượng mưa trung bình năm 1200 - 2500mm, nhiệt độtrung bình năm 15-200C, tháng lạnh nhất dưới 150C, độ ẩm trên 85%

Phân bố: Kom Tum, Đak Lak, Đăk Nông, Gia Lai

Loài phổ biến: là nhiều loài cây có chồi ngủ, thuộc họ Re, họ Chè, họ Ngọc lan, họ Sau

sau, họ Nhân sâm, họ Đỗ quyên và nhiều loài địa lan quý

Loài đặc trưng: nhiều loài cây có chồi ngủ, thuộc họ Re, họ Chè, họ Ngọc lan, họSau sau, họ Nhân sâm, họ Đỗ quyên và nhiều loài địa lan quý

Trang 9

Chương III VAI TRÒ HỆ SINH THÁI RỪNG TRONG ĐỜI SỐNG CỘNG ĐỒNG

Người ta tính rằng, hằng năm bằng con đường quang hợp, cây xanh đã tạo rakhoảng 1011 tấn chất hữu cơ và để thoát ra ngoài khí quyển một lượng oxy tự do tươngđương như thế; trong số nầy cây rừng đảm đương phần lớn Như vậy rừng là nhân tố chủyếu tham gia vào việc giử cán cân oxy trong thành phần của khí quyển

Các hệ sinh thái rừng có khả năng giữ lại và tích trữ lượng lớn carbon trong khíquyển Vì thế sự tồn tại của thực vật và các hệ sinh thái rừng có vai trò đáng kể trong việcchống lại hiện tượng ấm lên toàn cầu và ổn định khí

Tán cây rừng có tác dụng giữ hơi nước trong rừng tạo nên độ ẩm cao, có tác dụngbảo vệ đất, chống lại bức xạ mặt trời Nếu bức xạ mặt trời không được lọc qua tán lá, nó

sẽ chiếu thẳng xuống đất, làm đất khô hạn, độ ẩm không khí giảm mạnh, mây khôngđược tạo thành và sẽ dẫn đến hiện tượng không có mưa Nạn hạn hán sẽ hoành hành

Hoạt động trồng rừng, tái trồng rừng và quản lý bền vững các hệ sinh thái rừngđược coi là một trong các giải pháp quan trọng trong tiến trình cắt giảm khí nhà kính

3.1.2 Đất đai

Rừng bảo vệ độ phì nhiêu và bồi dưỡng tiềm năng của đất: rừng chế ngự dòngchảy, ngăn chặn bào mòn, do đó lớp đất mặt không bị mỏng, duy trì đặc tính hóa lý và visinh vật của đất, làm tăng độ phì nhiêu của đất

Nếu rừng bị phá hủy, đất bị xói, quá trình đất mất mùn và thoái hóa dễ xảy ra rấtnhanh chóng và mãnh liệt Ước tính ở nơi rừng bị phá hoang đất trống mỗi năm bị rửa

Trang 10

trôi mất khoảng 10 tấn mùn/ ha Hiện tượng đất trở nên chua,kết dính lại, trở nên cằn cõi,sỏi đá, nghèo chất mùn và vi sinh vật Điều đó làm đất dần suy thoái hơn.

3.1.3 Nguồn nước

Rừng có vai trò điều hòa nguồn nước, giảm dòng chảy bề mặt chuyển nó vàolượng nước ngấm xuống đất và vào tầng nước ngầm Khắc phục được xói mòn đất, hạnchế lắng đọng lòng sông, điều hòa được dòng chảy của các con sông, con suối (tănglượng nước sông, nước Suối vào mùa khô, giảm lượng nước sông suối vào mùa mưa)

Hình 1: Rừng giảm bớt lượng xói mòn do con sông tạo ra trong khu bảo tồn sinh vật

3.1.4 Tài nguyên khác

Rừng có vai trò rất lớn trong việc: chống cát di động ven biển, che chở cho vùngđất bên trong nội địa, rừng bảo vệ đê biển, cải hóa vùng chua phèn, cung cấp gỗ, lâm sản,Rừng nơi cư trú của rất nhiều các loài động vật: Động vật rừng nguồn cung cấp thựcphẩm, dược liệu, nguồn gen quý, da lông, sừng thú là những mặt hàng xuất khẩu có giátrị

3.1.5 Đa dạng sinh học

Với đặc trưng về khí hậu, có gió mùa Đông Nam thổi tới, gió lạnh Đông Bắc tràn

về, gió từ cao nguyên Tây Tạng và sườn đông dãy Hymalaya, gió tây nam từ Ấn ĐộDương đi qua đem các loại hạt giống của các loài cây di cư đến nước ta Vì vậy, thảmthực vật nước ta rất phong phú

Trang 11

Hình 2: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới (Ảnh minh họa: tripod.com.).

Với đặc điểm sông ngòi, rừng Việt Nam đã hình thành nên các loài cây đặc hữuriêng cho từng vùng Có loài chỉ sống trong bùn lầy, có cây sống vùng nước mặt,… đồngthời tạo nên các trái cây rừng đặc trưng chỉ có tại vùng đó Môi trường sống đa dạng vàphong phú là điều kiện để động vật rừng phát triển

Hình 3: gấu trúc ở khu rừng bảo tồn

Vì vây, rừng không chỉ là nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho xây dựng côngnghiệp, thức ăn cho người, dược liệu, thức ăn chăn nuôi mà còn là nguồn dự trữ các genquí hiếm của động thực vật rừng

Trang 12

Hình 4: Chim Hạt ở vườn quốc gia Tràm Chim.

Hình 5: Khu sinh thái Bù Gia Mập

3.2 TRONG KINH TẾ

3.2.1 Lâm sản

Là nguồn cung cấp lâm sản lớn cho nhu cầu tiêu dùng và phục vụ đời sống sảnxuất của con người như: lim, trầm hương, gỗ đỏ Tạo ra hàng trăm mặt hàng đa dạng và

Trang 13

phong phú như trang sức, mĩ nghệ, dụng cụ lao động, thuyền bè truyền thống, cho tớinhà ở hay đồ dùng gia đình hiện đại,…

Hình 6: Đồ gỗ nội thất trong gia đình

3.2.2 Dược liệu

Rừng là nguồn dược liệu vô giá với nhiều tác dụng đặc biệt như chữa bệnh,bồi bổ sứckhỏe Ngày nay, nhiều quốc gia đã phát triển ngành khoa học “dược liệu rừng” nhằm khaithác có hiệu quả hơn nữa nguồn dược liệu vô cùng phong phú của rừng và tìm kiếm cácphương thuốc chữa các bệnh nan y

Ngày đăng: 03/09/2016, 15:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w