1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

BÀI GIẢNG KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP XÂY LẮP

136 904 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 136
Dung lượng 308,29 KB

Nội dung

Chức năng - Chức năng phản ánh thông tin: kế toán thực hiện việc theo dõi toàn bộ hiệntượng kinh tế tài chính phát sinh trong đơn vị bằng việc ghi chép, tính toán, xử lý,tổng hợp, hệ thố

Trang 1

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HẠCH TOÁN

KẾ TOÁN 1.1 Bản chất, chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu của hạch toán kế toán

1.1.1 Bản chất, chức năng của hạch toán kế toán

1.1.1.1 Bản chất

Để hoạt động quản lý của mình mang lại hiệu quả thì con người cần thiết phải

có những thông tin toàn diện, chính xác Phương pháp thu thập thông tin chủ yếu làquan sát, đo lường, tính toán và ghi chép

Việc quan sát, đo lường, tính toán và ghi chép của con người đối với hoạt độnglao động sản xuất nhằm thực hiện chức năng phản ánh và giám đốc các hoạt động sảnxuất đó gọi là hạch toán

Sản xuất xã hội ngày càng phát triển, yêu cầu tổ chức và quản lý các hoạt độngsản xuất đặt ra càng cao Do đó, hạch toán quá trình sản xuất cũng phải phát triển vàhoàn thiện để đáp ứng yêu cầu quản lý đặt ra

Như vậy hạch toán là tất yếu khách quan của mọi hình thái kinh tế xã hội và làcông cụ phục vụ cho quản lý kinh tế của xã hội

Hạch toán kế toán (Kế toán) là khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp toàn bộ thông tin về tài sản và sự vận động của tài sản trong quá trình hoạt động của các đơn

vị, nhằm kiểm tra toàn bộ tài sản và các hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị đó.

Theo Luật kế toán: “Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cungcấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật, thời gian lao động.”

- Thông tin do kế toán thu nhận, xử lý và cung cấp mang tính chất toàn diện,thường xuyên liên tục

- Kế toán có hệ thống phương pháp khoa học riêng như: phương pháp tính giá,phương pháp chứng từ kế toán, phương pháp tài khoản kế toán, …

1.1.1.2 Chức năng

- Chức năng phản ánh (thông tin): kế toán thực hiện việc theo dõi toàn bộ hiệntượng kinh tế tài chính phát sinh trong đơn vị bằng việc ghi chép, tính toán, xử lý,tổng hợp, hệ thống hoá các số liệu có liên quan đến hoạt động của đơn vị

Trang 2

- Chức năng giám đốc (kiểm tra): thông qua các số liệu đã được phản ánh, kếtoán sẽ kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động kinh tế tài chính phát sinh trong đơn vị làmcho hoạt động của đơn vị ngày càng có hiệu quả hơn.

=> 2 chức năng này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: phản ánh là cơ sở đểgiám đốc, đồng thời thông qua giám đốc sẽ giúp cho việc phản ánh được chính xác, rõràng và đầy đủ hơn

1.1.2 Nhiệm vụ và yêu cầu của hạch toán kế toán

và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về kế toán

- Phân tích thông tin, số liệu kế toán tham mưu đề xuất các giải pháp phục vụyêu cầu quản trị và ra quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán

- Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật

1.1.2.2 Yêu cầu

- Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kế toán,

sổ kế toán và báo cáo tài chính

- Phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định thông tin, số liệu kế toán

- Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin, số liệu kế toán

- Phản ánh trung thực hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị củanghiệp vụ kinh tế, tài chính

- Phân loại, sắp xếp thông tin, số liệu kế toán theo trình tự, có hệ thống và cóthể so sánh được

- Thông tin, số liệu kế toán phải được phản ánh liên tục từ khi phát sinh đếnkhi kết thúc hoạt động kinh tế, tài chính, từ khi thành lập đến khi chấm dứt hoạt độngcủa đơn vị kế toán; số liệu kế toán phản ánh kỳ này phải kế tiếp theo số liệu kế toáncủa kỳ trước

1.2 Đối tượng của hạch toán kế toán

Trang 3

Đối tượng của kế toán là nghiên cứu sự hình thành và sự vận động của tài sảntrong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.

Để phản ánh và giám đốc chặt chẽ các loại tài sản, nguồn vốn trong hoạt độngkinh doanh, kế toán tiến hành phân loại đối tượng kế toán theo 2 cách:

HÀNG TỒN KHO Nguyên vật liệu, CCDC,

thành phẩm, …TÀI SẢN

Phải thu dài hạn của khách hàng, trảtrước người bán dài hạn,

phải thu nội bộ dài hạn

TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Tài sản cố định hữu hình,

TSCĐ VH, …BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ Bất động sản đầu tưTÀI SẢN DỞ DANG

DÀI HẠN KHÁC

Chi phí trả trước dài hạn, tài sảnthuế thu nhập hoãn lại, tài sản dàihạn khác

1.2.2 Nguồn hình thành tài sản (Nguồn vốn)

Trang 4

NỢ NGẮN HẠN

Vay và nợ thuê tài chính, phải trảngười bán ngắn hạn, người muatrả tiền trước ngắn hạn, thuế vàcác khoản phải nộp Nhà nước,phải trả người lao động…

NỢ DÀI HẠN

Phải trả người bán dài hạn, chi phíphải trả dài hạn vay và nợ thuê tàichính dài hạn

VỐNCHỦ

SỞ HỮU

VỐN CHỦ SỞ HỮU

Vốn chủ sở hữu, thặng dư vốn cổphần, vốn khác của chủ sở hữu, cổphiếu quỹ , chênh lệch tỷ giá hốiđoái, quỹ đầu tư phát triển, lợinhuận sau thuế chưa phân phối;Nguồn vốn đầu tư XDCB

 Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn

Tài sản và nguồn vốn có mối quan hệ mật thiết với nhau Thể hiện ở chỗ bất kỳmột loại tài sản nào cũng được hình thành từ một hoặc một số nguồn vốn nhất địnhhoặc ngược lại, nguồn vốn nào đó có thể được biểu hiện thành một dạng hay nhiềudạng tài sản khác nhau Hơn nữa, nếu đứng trên giác độ phân loại đối tượng nghiêncứu, có thể thấy rằng tài sản và nguồn vốn là 2 cách phân loại khác nhau của cùngmột khối lượng tài sản trong DN với mục đích biểu hiện tính 2 mặt của tài sản: tài sảngồm những gì và tài sản do đâu mà có

Xuất phát từ mối quan hệ nêu trên, về mặt lượng luôn luôn tồn tại mối quan hệcân đối sau:

TỔNG TÀI SẢN = TỔNG NGUỒN VỐNTÀI SẢN NH + TÀI SÀN DH = VỐN CHỦ SỞ HỮU + NỢ PHẢI TRẢ

Trang 5

1.3 Phương pháp hạch toán kế toán

Từ đó nắm được sự biến động về tài sản, nguồn vốn trong đơn vị

- Về mặt kinh tế: Chứng từ kế toán là thông tin ban đầu về hoạt động sản xuấtkinh doanh, là cơ sở để ghi sổ kế toán (chỉ có các chứng từ hợp lệ mới được ghi sổ)

Tổ chức tốt công tác chứng từ tạo điều kiện mã hóa thông tin và áp dụng tin học trongcông tác kế toán

- Về mặt pháp lý: Chứng từ là cơ sở xác minh trách nhiệm pháp lý của nhữngngười có liên quan đến nghiệp vụ kinh tế phát sinh, là căn cứ để kiểm tra kế toán, làcăn cứ để trọng tài kinh tế giải quyết tranh chấp trong hoạt động kinh doanh

1.3.1.2 Phân loại chứng từ kế toán (tự học)

Xuất phát từ tài sản của đơn vị gồm nhiều loại nên nội dung kinh tế của chứng

từ cũng có nhiều loại khác nhau Để hiểu rõ mỗi loại chứng từ có các cách phân loạisau:

a Căn cứ vào nội dung kinh tế:

Trang 6

- Chứng từ bắt buộc: theo mẫu qui định của Nhà nước ban hành (phiếu thu,phiếu chi, hóa đơn bán hàng…)

- Chứng từ hướng dẫn: là chứng từ sử dụng trong nội bộ đơn vị, tùy theo yêucầu quản lý và hạch toán nội bộ trong đơn vị Loại chứng từ này Nhà nước chỉ hướngdẫn 1 số chỉ tiêu đặc trưng (biên lai thu tiền)

c Căn cứ công dụng và trình tự xử lý:

- Chứng từ gốc: là loại chứng từ được lập trực tiếp ngay khi có nghiệp vụ kinh

tế phát sinh hoặc vừa mới hoàn thành Gồm 2 loại:

+ Chứng từ mệnh lệnh: là chứng từ dùng để truyền đạt chỉ thị haymệnh lệnh công tác (lệnh chi tiền mặt, lệnh xuất kho vật tư) Loại chứng từ này khôngdùng để ghi sổ kế toán

+ Chứng từ chấp hành: là chứng từ xác minh nghiệp vụ kinh tế đã thực

sự phát sinh và hoàn thành (phiếu thu, phiếu chi, hóa đơn bán hàng) Loại chứng từnày dùng làm căn cứ ghi sổ kế toán

 Trong thực tế để đơn giản và thuận tiện trong khilập chứng từ, người ta thường kết hợp 2 loại trên thành chứng từ liên hợp (hóa đơnkiêm phiếu xuất kho, phiếu lĩnh vật tư,…)

Mỗi chứng từ gốc đều có các yếu tố cơ bản của chứng từ

Tên và số hiêu chứng từ kế toán

Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán

Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ

Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ

Nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Số lượng, đơn giá, số tiền của NVKT ghi bằng số; tổng số tiền củachứng từ ghi bằng số và bằng chữ

Chữ ký, họ và tên của những người có liên quan

Ngoài ra còn có thêm các yếu tố bổ sung như: định khoản nghiệp vụ, phươngthức thanh toán,…

- Chứng từ ghi sổ: là loại chứng từ được tổng hợp từ các chứng từ gốc theo nộidung của nghiệp vụ kinh tế nhằm giảm bớt khối lượng ghi chép của kế toán (Có thể 1

Trang 7

chứng từ gốc lập ra 1 chứng từ ghi sổ hoặc nhiều chứng từ gốc cùng loại lập ra 1chứng từ ghi sổ).

d.Căn cứ vào địa điểm phát sinh chứng từ:

- Chứng từ vãng lai: là những chứng từ do kế toán các đơn vị hay cá nhân bênngoài có quan hệ mua bán với doanh nghiệp lập

- Chứng từ nội bộ: là những chứng từ do kế toán hoặc các bộ phận trong doanhnghiệp lập ra như: phiếu thu, phiếu nhập,…

1.3.1.3 Trình tự luân chuyển và xử lý chứng từ kế toán

Các chứng từ kế toán phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh ởnhững địa điểm khác nhau, thời gian khác nhau đều phải được tập trung về bộ phận kếtoán của đơn vị Khi nhận chứng từ kế toán, bộ phận kế toán phải thực hiện việc xử lý

và luân chuyển chứng từ theo 1 trình tự nhất định bao gồm 4 bước:

- Bước 1: kiểm tra chứng từ Nhằm đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ của chứng

từ kế toán trước khi ghi sổ

- Bước 2: hoàn chỉnh chứng từ Là hoàn chỉnh những nội dung còn thiếu đểđảm bảo ghi sổ được chính xác

- Bước 3: tổ chức luân chuyển chứng từ

Tổ chức luân chuyển chứng từ là việc xác định đường đi cụ thể cho từng loạichứng từ: chứng từ phải đi qua các bộ phận nào, bộ phận nào có trách nhiệm kiểm tra,

xử lý và ghi sổ kế toán, thời gian hoàn thành nhiệm vụ đó, bộ phận nào được phép lưutrữ chứng từ

- Bước 4: bảo quản và lưu trữ chứng từ

Chứng từ kế toán là căn cứ pháp lý cho mọi số liệu ghi trong sổ kế toán Do đósau khi ghi vào sổ kế toán cần phải quản lý bảo quản chứng từ tại phòng kế toán trongthời gian 1 năm Sau đó được chuyển sang phòng lưu trữ của doanh nghiệp và lưu trữtheo quy định của Cục lưu trữ Nhà nước (Khoản 5 Điều 40 Luật kế toán)

Chứng từ đưa vào bảo quản, lưu trữ thì chỉ có kế toán trưởng mới được phéplấy ra Trường hợp muốn mang chứng từ ra ngoài đơn vị phải có thủ trưởng đơn vị kýduyệt

1.3.2 Phương pháp tài khoản kế toán

Trang 8

1.3.2.1 Khái niệm, nội dung và ý nghĩa của phương pháp tài khoản kế toán (tự học)

a Khái niệm

Là phương pháp kế toán được sử dụng để phân loại đối tượng chung của kếtoán thành các đối tượng cụ thể, để ghi chép, phản ánh, kiểm tra và giám sát một cáchthường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình hiện có và sự vận động của từng đốitượng kế toán cụ thể

b Nội dung

- Sử dụng các tài khoản kế toán để phản ánh một cách có hệ thống các đốitượng kế toán cụ thể theo từng chỉ tiêu kinh tế tài chính

- Sử dụng cách ghi chép trên tài khoản kế toán để phản ánh các nghiệp vụ kinh

tế tài chính phát sinh và hoàn thành (đã được ghi nhận ban đầu trên các chứng từ kếtoán) trên cơ sở phân loại các nghiệp vụ đó theo nội dung kinh tế để ghi vào tài khoảntương ứng

 Hình thức biểu hiện của phương pháp tài khoản kế toán gồm các tài khoản

kế toán và cách ghi trên tài khoản kế toán

c Ý nghĩa

- Nhờ có phương pháp tài khoản kế toán có thể hệ thống hóa được thông tin vềtài sản và các hoạt động kinh tế tài chính ở các đơn vị phục vụ cho lãnh đạo và quản

lý kinh tế tài chính của nhà nước, của nghành, của đơn vị

- Nhờ có phương pháp tài khoản kế toán có thể hệ thống hóa thông tin cụ thể,chi tiết về tình hình tài sản và vận động của tài sản ở từng đơn vị phục vụ cho yêu cầuquản trị kinh doanh, yêu cầu phân cấp quản lý kinh tế trong đơn vị, cũng như yêu cầuquản lý tài sản ở đơn vị

- Nhờ có phương pháp tài khoản kế toán có thể hệ thống hóa được số liệu theocác chỉ tiêu kinh tế, tài chính đê lập được các báo cáo kế toán định kỳ

1.3.2.2 Tài khoản kế toán (TKKT)

a Khái niệm TKKT

TKKT là hình thức biểu hiện của phương pháp tài khoản kế toán, được sử dụng

để phản ánh, kiểm tra, giám sát một cách thường xuyên, liên tục, có hệ thống tìnhhình hiện có và sự vận động của từng đối tượng kế toán cụ thể

Trang 9

b Nội dung và kết cấu TKKT

(1) Nội dung và kết cấu chung của TKKT

Nội dung

Tài khoản kế toán phản ánh các đối tượng kế toán theo 3 chỉ tiêu:

- Số dư đầu kì của tài khoản kế toán(SDĐK): phản ánh số hiện có của đốitượng kế toán tại thời điểm đầu kì

- Số phát sinh của tài khoản kế toán(SPS): phản ánh sự vận động của đối tượng

kế toán

+ Tổng số phát sinh

tăng trong kì

-Tổng số phát sinhgiảm trong kì

Kết cấu chung của TKKT

- Kết cấu chung của tài khoản kế toán trong thực tiễn

Trong thực tiễn, kế toán sử dụng sổ kế toán để phản ánh tình hình hiện có và sựvận động của đối tượng kế toán

Ví dụ: mẫu sổ Cái của hình thức kế toán Nhật kí chung

Trang 10

SỔ CÁITài khoản…….

Năm

Chứng từ

Diễn giải

TK đốiứng

Số tiền

Số dư đầu kì

Số phát sinh trong kì

.Cộng phát sinh

Số dư cuối kì

- Kết cấu chung của tài khoản kế toán trong học tập

Theo quy ước chung của quốc tế, TKKT có kết cấu theo hình thức hai bên.Tài khoản kế toán kết cấu theo hình thức chữ T

+ Phần bên trái của tài khoản kế toán phản ánh một mặt vận động của đốitượng kế toán, theo quy ước gọi là bên Nợ

+ Phần bên phải của tài khoản kế toán phản ánh mặt vận động đối lập còn lạicủa đối tượng kế toán, theo quy ước gọi là bên Có

+ Ở giữa tài khoản kế toán là tên tài khoản kế toán

c Kết cấu cụ thể của một số TKKT thông dụng

(1) Nội dung và kết cấu của tài khoản phản ánh tài sản

Trang 11

Tài khoản phản ánh tài sản là tài khoản được sử dụng để phản ánh sốhiện có và tình hình vận động của tài sản ở đơn vị dưới hình thái giá trị.

- Kết cấu

SDĐK: Phản ánh số tài sản hiện có đầu kì

SPS tăng: Phản ánh số tài sản tăng thêm

++

Tổng số PS Nợtrong kì

-

-Tổng số PS Cótrong kì

Ví dụ: Ngày 01/ 01/2010 tại doanh nghiệp X có tài liệu như sau (đơn vị tính1.000 đ ):

I Số dư đầu kì của tài khoản tiền mặt là: 150.000

II Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh sau:

1 Người mua thanh toán tiền mua hàng bằng tiền mặt: 10.000

2 Xuất quỹ tiền mặt để trả lương công nhân viên: 50.000

3 Xuất quỹ tiền mặt thanh toán tiền mua nguyên vật liệu với tổng giá thanhtoán: 12.000

Yêu cầu: Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh vào tài khoản chữ

T tài khoản “ tiền mặt ”

(2) Nội dung và kết cấu tài khoản phản ánh nguồn vốn

- Nội dung:

Trang 12

Tài khoản phản ánh nguồn vốn là tài khoản được sử dụng để phản ánh số hiện

có và tình hình vận động của các nguồn vốn kinh doanh

- Kết cấu

Kết cấu tài khoản phản ánh nguồn vốn được xây dưng ngược với kết cấu tàikhoản phản ánh tài sản, do đó số dư và phát sinh tăng nằm ở bên Có của tài khoản kếtoán, phát sinh giảm nằm ở bên Nợ tài khoản kế toán

SPS giảm: Phản ánh nguồn vốn giảm đi

++

Tổng số PS Cótrong kì

-

-Tổng số PS Nợtrong kì

Ví dụ: Tại doanh nghiệp A có tài liệu sau (đơn vị tính: 1.000 đ):

I Số dư đầu kì của tài khoản vay ngắn hạn là: 20.000

II Trong kì có các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh sau:

1 Vay ngắn hạn ngân hàng trả nợ cho người bán: 10.000

2 Dùng tiền mặt trả nợ vay ngắn hạn: 5.000

3 Chuyển tiền gửi ngân hàng trả nợ vay ngắn hạn : 7.000

Trang 13

Yêu cầu: Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh vào tài khoản chữ

T tài khoản: “vay và nợ thuê tài chính”

(3) Nội dung và kết cấu tài khoản phản ánh quá trình kinh doanh (tự học)

 Loại tài khoản chi phí

Công số phát sinh tăng Cộng số phát sinh giảm

 Loại tài khoản doanh thu và thu nhập khác

Nợ TK Doanh thu, thu nhập khác Có

Cộng số phát sinh giảm Cộng số phát sinh tăng

 Loại tài khoản xác định kết quả kinh doanh

Nợ Tài khoản "xác định KQKD" Có

x x

Trang 14

Kết chuyển chi phí Kết chuyển doanh thu (Giá thành, chi phí khác) (DT thuần, thu nhập khác)

Cộng số p.sinh Cộng số p.sinh

1.3.2.3 Hệ thống TKKT thống nhất (tự học trong giáo trình)

Khái niệm: Hệ thống các tài khoản với số hiệu, tên gọi, nội dung, kết cấu được

bộ tài chính quy định thống nhất trong cả nước cho các DN Các DN tuỳ theo đặcđiểm hoạt động của mình chọn ra những tài khoản cần dùng trong hệ thống và phảituân thủ các quy định đó

Nguyên tắc mở của hệ thống tài khoản: Hệ thống tài khoản có tính toán và dựkiến về diễn biến mới của tình hình kinh tế trong tương lai Do vậy, hệ thống còndành sẵn các số hiệu cho các đối tượng mới có thể phát sinh thêm

Nguyên tắc sắp xếp các tài khoản trong hệ thống tài khoản

 Các tài khoản phản ánh tài sản sắp trước các tài khoản phản ánh nguồn vốn

 Các tài khoản phản ánh tài sản được sắp xếp theo thứ tự: Tính thanh khoảngiảm dần (tốc độ chuyển đổi thành tiền chậm dần)

 Các tài khoản phản ánh nguồn vốn được sắp xếp theo thứ tự thời hạn thanhtoán tăng dần

 Số đứng đầu (hàng trăm) trong số hiệu tài khoản cấp 1 chỉ loại tài khoản:

Loại 1 và loại 2: Loại tài khoản Tài Loại 6: Loại tài khoản Chi phí SXKDLoại 3: Loại tài khoản Nợ phải trả Loại 7: Loại tài khoản Thu nhập khácLoại 4: Loại tài khoản Vốn chủ sở Loại 8: Loại tài khoản Chi phí khácLoại 5: Loại tài khoản Doanh thu Loại 9: Loại tài khoản Xác định kết quả

Trang 15

 Mỗi tài khoản cấp 1 mang 3 số từ 111 đến số 911 Các tài khoản cấp 1 đượcchia các tài khoản cấp 2 Các tài khoản cấp 2 mang 4 số Ký hiệu tài khoản cấp 2 phảimang ký hiệu của tài khoản cấp 1 và thêm 1 con số

 Các tài khoản trong hệ thống được chia thành 9 loại từ loại 1 đến loại 9 Hệthống tài khoản kế toán doanh nghiệp như sau:

DANH MỤC HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP

(Ban hành kèm theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của

1121 Tiền Việt Nam

1122 Ngoại tệ

1123 Vàng tiền tệ

1131 Tiền Việt Nam

1132 Ngoại tệ

1211 Cổ phiếu

1212 Trái phiếu

1218 Chứng khoán và công cụ tài chính khác

05 128 Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn

1281 Tiền gửi có kỳ hạn

1282 Trái phiếu

1283 Cho vay

1288 Các khoản đầu tư khác nắm giữ đến ngày đáo hạn

06 131 Phải thu của khách hàng

13311332

Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụThuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ

Trang 16

08 136 Phải thu nội bộ

1361 Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc

1362 Phải thu nội bộ về chênh lệch tỷ giá

1363 Phải thu nội bộ về chi phí đi vay đủ điều kiện được vốn hoá

1368 Phải thu nội bộ khác

12 152 Nguyên liệu, vật liệu

13 153

1531153215331534

Công cụ, dụng cụ

Công cụ, dụng cụBao bì luân chuyển

Đồ dùng cho thuêThiết bị, phụ tùng thay thế

14 154 Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

15 155 15511557

Thành phẩm

Thành phẩm nhập khoThành phẩm bất động sản

1561 Giá mua hàng hóa

1562 Chi phí thu mua hàng hóa

1567 Hàng hóa bất động sản

18 158 Hàng hoá kho bảo thuế

1611 Chi sự nghiệp năm trước

1612 Chi sự nghiệp năm nay

20 171 Giao dịch mua bán lại trái phiếu chính phủ

Tài sản cố định thuê tài chính

TSCĐ hữu hình thuê tài chính

Trang 17

TSCĐ vô hình thuê tài chính.

26 221 Đầu tư vào công ty con

27 222 Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết

Dự phòng tổn thất tài sản

Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh

Dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác

Dự phòng phải thu khó đòi

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

30 241 Xây dựng cơ bản dở dang

LOẠI TÀI KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ

34 331 Phải trả cho người bán

35 333 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

3331 Thuế giá trị gia tăng phải nộp

33311 Thuế GTGT đầu ra

33312 Thuế GTGT hàng nhập khẩu

3332 Thuế tiêu thụ đặc biệt

Trang 18

3334 Thuế thu nhập doanh nghiệp

3335 Thuế thu nhập cá nhân

3336 Thuế tài nguyên

3337 Thuế nhà đất, tiền thuê đất3338

36 334 Phải trả người lao động

3341 Phải trả công nhân viên

3348 Phải trả người lao động khác

37 335 Chi phí phải trả

3361336233633368

Phải trả nội bộ về vốn kinh doanhPhải trả nội bộ về chênh lệch tỷ giáPhải trả nội bộ về chi phí đi vay đủ điều kiện được vốn hoáPhải trả nội bộ khác

39 337 Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng

40 338 Phải trả, phải nộp khác

3381 Tài sản thừa chờ giải quyết

3382 Kinh phí công đoàn

3383 Bảo hiểm xã hội

3384 Bảo hiểm y tế

3385 Phải trả về cổ phần hoá

3386 Bảo hiểm thất nghiệp

3387 Doanh thu chưa thực hiện

3388 Phải trả, phải nộp khác

41 341 34113412

Vay và nợ thuê tài chính

Các khoản đi vay

Nợ thuê tài chính

42 343

3431

34311 34312 34313

3432

Trái phiếu phát hành

Trái phiếu thường

Mệnh giá trái phiếu Chiết khấu trái phiếu Phụ trội trái phiếu

Trái phiếu chuyển đổi

Trang 19

Dự phòng bảo hành công trình xây dựng

Dự phòng tái cơ cấu doanh nghiệp

Dự phòng phải trả khác

46 353 Quỹ khen thưởng phúc lợi

3531 Quỹ khen thưởng

3532 Quỹ phúc lợi

3533 Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ

3534 Quỹ thưởng ban quản lý điều hành công ty

47 356 Quỹ phát triển khoa học và công nghệ

3561 Quỹ phát triển khoa học và công nghệ

3562 Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành TSCĐ

LOẠI TÀI KHOẢN VỐN CHỦ SỞ HỮU

49 411 Vốn đầu tư của chủ sở hữu

4111

41111 41112

Vốn góp của chủ sở hữu

Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết

Cổ phiếu ưu đãi

4112 Thặng dư vốn cổ phần

4113 Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu

4118 Vốn khác

50 412 Chênh lệch đánh giá lại tài sản

51 413 Chênh lệch tỷ giá hối đoái

4131 Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốcngoại tệ

4132 Chênh lệch tỷ giá hối đoái trong giai đoạn trước hoạt động

52 414 Quỹ đầu tư phát triển

53 417 Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp

54 418 Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu

56 421 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

4211 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước

4212 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay

57 441 Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản

58 461 Nguồn kinh phí sự nghiệp

4611 Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước

4612 Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay

59 466 Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ

LOẠI TÀI KHOẢN DOANH THU

60 511 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Trang 20

5111 Doanh thu bán hàng hóa

5112 Doanh thu bán các thành phẩm5113

61 515 Doanh thu hoạt động tài chính

62 521 Các khoản giảm trừ doanh thu

5211 Chiết khấu thương mại

64 621 Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

65 622 Chi phí nhân công trực tiếp

66 623 Chi phí sử dụng máy thi công

6231 Chi phí nhân công

6232 Chi phí nguyên, vật liệu

6233 Chi phí dụng cụ sản xuất

6234 Chi phí khấu hao máy thi công

6237 Chi phí dịch vụ mua ngoài

6238 Chi phí bằng tiền khác

67 627 Chi phí sản xuất chung

6271 Chi phí nhân viên phân xưởng

6272 Chi phí nguyên, vật liệu

6273 Chi phí dụng cụ sản xuất

6274 Chi phí khấu hao TSCĐ

6277 Chi phí dịch vụ mua ngoài

6411 Chi phí nhân viên

6412 Chi phí nguyên vật liệu, bao bì

6413 Chi phí dụng cụ, đồ dùng

6414 Chi phí khấu hao TSCĐ

Trang 21

6415 Chi phí bảo hành

6417 Chi phí dịch vụ mua ngoài

6418 Chi phí bằng tiền khác

72 642 Chi phí quản lý doanh nghiệp

6421 Chi phí nhân viên quản lý

6422 Chi phí vật liệu quản lý

75 821 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

8211 Chi phí thuế TNDN hiện hành

8212 Chi phí thuế TNDN hoãn lại

TÀI KHOẢN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH

76 911 Xác định kết quả kinh doanh

1.3.2.4 Cách thức ghi chép vào TKKT

Là ghi phản ánh các NV kinh tế tài chính phát sinh cùng một lúc vào cácTKKT có liên quan theo đúng nội dung kinh tế của NV kinh tế tài chính phát sinh vàđúng mối quan hệ khách quan giữ các đối tượng kế toán mà nghiệp vụ kinh tế phátsinh tác động đến

 Quy ước định khoản kế toán

- Tài sản tăng ghi bên Nợ, giảm ghi bên Có

- Nguồn vốn tăng ghi bên Có, giảm ghi bên Nợ

Có hai loại định khoản kế toán; Định khoản giản đơn và định khoản phức tap.Trong đó:

- Đinh khoản giản đơn là định khoản chỉ liên quan đến hai TKKT tổng hợpVD: Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt: 100.000.000 đ

Trang 22

Nợ TK 111: 100.000.000

Có TK 112: 100.000.000

- Định khoản phức tạp là định khoản liên quan ít nhất đến 3 tài khoản kế toántổng hợp Trong đó có 3 trường hợp sau:

+ TH1: Ghi Có 1TK này, ghi Nợ nhiều TK khác

VD: Dùng tiền gửi ngân hàng mua nguyên vật liệu: 50.000.000 đ, mua công cụdụng cụ: 30.000.000 đ

Nợ TK 152: 50.000.000

Nợ TK 153: 30.000.000

Có TK 112: 80.000.000+TH2: Ghi Nợ 1TK này, ghi Có nhiều TK khác

VD: Mua TSCĐ trị giá 300.000.000 đ, doanh nghiệp đã thanh toán bằng tiềngửi ngân hàng 200.000.000, còn lại ký nhận nợ

Nợ TK 211: 300.000.000

Có TK 112: 200.000.000

Có TK 331: 100.000.000+ TH3: Ghi Nợ nhiều TKKT đồng thời ghi Có nhiều TKKT

VD: Mua NVL trị giá 30.000.000 đ, thuế suất thuế GTGT 10%, đã thanh toánbừng tiền mặt 15.000.000 đ, còn lại thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng

Tính giá tài sản là một phương pháp kế toán nhằm biểu hiện các đối tượng kinh

tế bằng tiền theo những yêu cầu và những nguyên tắc nhất định

Trang 23

b.Ý nghĩa

- Nhờ có phương pháp tính giá tài sản mới biết được cơ cấu thực tế của giá tàisản cũng như mới xác định được hiệu quả sử dụng vốn bằng cách tính toán các chỉtiêu về tốc độ luân chuyển vốn

- Thông qua phương pháp tính giá tài sản, kế toán mới xác định được các yếu

tố chi phí đầu vào để xác định chỉ tiêu, giá thành sản phẩm, trên cơ sở đó so sánh vớigiá trị đầu ra là giá bán để xác định KQHĐKD Đồng thời để so sánh giữa kỳ sau với

kỳ trước giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành

1.3.3.2 Nguyên tắc tính giá tài sản

a Nguyên tắc tính giá tài sản

Tính giá là việc xác định giá trị thực tế của tài sản, làm căn cứ ghi sổ kế toán.Việc xác định giá trị của tài sản phải theo nguyên tắc chung là dựa trên cơ sở giá gốc

Giá gốc của một đối tượng tính giá là toàn bộ chi phí thực tế đã chi ra liên quanđến đối tượng đó Có như vậy, thông tin về giá trị của đối tượng tính giá mới đảm bảođúng thực tế, làm cơ sở cho việc tổng hợp tài sản của đơn vị cũng như việc xác địnhKQKD được đúng đắn Do mỗi loại tài sản có đặc điểm hình thành khác nhau nênviệc xác định giá của chúng cũng khác nhau

b

Tính giá các tài sản chủ yếu

(1).Đối với nguyên vật liệu, hàng hóa:

Khi nhập kho

Đây là các tài sản được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau: mua ngoài, sảnxuất, gia công chế biến… Giá của NVL, hàng hóa nhập kho được tính theo giá trịthực tế

++

Chi phíthu mua

++

Các khoảnthuế không

–Các khoản giảmgiá CKTM (nếu

Trang 24

-nhập trên HĐ (nếu có) được hoàn lại có)

- Chi phí thu mua gồm: chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, phân loại, chiphí bảo hiểm, chi phí thuê kho

- Giảm giá xảy ra khi hàng đã mua không đủ chất lượng hoặc sai quy cách nênngười cung cấp phải giảm trừ một khoản tiền cho đơn vị

Chiết khấu thương mại là khoản tiền giảm trừ của người cung cấp cho đơn vị

do đơn vị mua hàng với lượng lớn

Tự chế biến hoặc thuê ngoài gia công chế biến

++

Chi phí chế biến hoặc chiphí thuê ngoài gia công chế

biến (1) (1) bao gồm cả chi phí vận chuyển vật liệu đến nơi chế biến và sau khi chếbiến xong chuyển về đơn vị

Nhận vốn góp liên doanh hoặc vốn góp cổ phần: giá trị thực tế nhập là giá dohội đồng định giá xác định

Khi xuất kho

Để tính giá xuất kho vật liệu, doanh nghiệp có thể sử dụng 1 trong 4 phươngpháp: thực tế đích danh, nhập trước xuất trước (FIFO), nhập sau xuất trước (LIFO),đơn giá bình quân (Việc sử dụng phương pháp nào là do doanh nghiệp quyết định vàphải tuân theo nguyên tắc nhất quán)

* Nếu DN áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên:

Đây là phương pháp theo dõi và phản ánh một cách thường xuyên, liên tục tìnhhình nhập xuất tồn của NVL, hàng hóa, thành phẩm trên sổ kế toán sau mỗi lần phátsinh nghiệp vụ nhập hoặc xuất Mối quan hệ nhập xuất tồn theo phương pháp này biểuhiện qua công thức:

Trị giá tồn

đầu kỳ

=+

Trị giá nhậptrong kỳ

=-

Trị giá xuấttrong kỳ

+

=

Trị giá tồncuối kỳ

Để hiểu rõ cách tính của các phương pháp ta xem xét VD sau:

Trang 25

Vật liệu X tồn đầu tháng 200kg, đơn giá 2.000đ/kg Tình hình nhập xuất trongtháng:

- Ngày 1: nhập kho 500kg, đơn giá 2.100đ/kg

Như vậy trị giá VL X xuất dùng được xác định là:

- Ngày 5: (150 x 2.000) + (150 x 2.100) = 615.000đ

- Ngày 15: (250 x 2.100) + (150 x 2.050) = 832.500đ

Cộng: 1.447.500đ (2) Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO: First in First out)

Đặc điểm: giá VL xuất ra được xác định theo thứ tự nhập vào, nhập vào trướcxuất ra trước và lần lượt tiếp theo

Trị giá VL X xuất dùng được xác định là:

- Ngày 5: (200 x 2.000) + (100 x 2.100) = 610.000đ

- Ngày 15: 400 x 2.100 = 840.000đ

Cộng: 1.450.000đ (3) Phương pháp đơn giá bình quân (ĐGBQ): gồm ĐGBQ cuối kỳ và ĐGBQliên hoàn

Trang 26

+ ĐGBQ cuối kỳ: vào cuối mỗi kỳ kế toán phải xác định lại ĐGBQ của vậtliệu tồn và nhập trong kỳ để làm giá xuất kho.

=

Trị giá vật liệu tồn đầu kỳ + Trị giá vật liệu nhập trong kỳ

Số lượng VL tồn đầu kỳ + Số lượng VL nhập trong kỳ

Trị giá VL xuất trong kỳ =

= Số lượng VL xuất trong kỳ x ĐGBQ Theo ví dụ trên, ĐGBQ xác định theo công thức:

200 x 2.000 + 500 x 2.100 + 300 x 2.050

200 + 500 + 300 = 2.065đ/kgTrị giá VL xuất: (300 + 400) x 2.065 = 1.445.500đ

+ ĐGBQ liên hoàn (ĐGBQ sau mỗi lần nhập): cứ sau mỗi lần nhập kho, kếtoán phải xác định lại ĐGBQ

ĐGB

Q

=

=

Trị giá vật liệu tồn kho sau mỗi lần nhập

Số lượng VL tồn kho sau mỗi lần nhập Theo ví dụ trên: ĐGBQ sau lần nhập ngày 1

Trang 27

∑ Trị giá VL X xuất = 1.446.100đ (2).Đối với tài sản cố định (TSCĐ)

Tài sản cố định được đánh giá theo nguyên giá và giá trị còn lại

 Đánh giá theo nguyên giá

Trường hợp mua trả ngay:

NG = Giá mua + Các khoản thuế không được hoàn lại + Các chi phí liênquan

Trường hợp mua trả chậm, trả góp:

NG = Giá mua theo giá trả ngay + Các khoản thuế không được hoàn lại +Các chi phí liên quan

Trường hợp tự xây dựng hoặc tự sản xuất:

NG TSCĐ xây dựng = Giá trị quyết toán công trình khi đưa vào sử dụng

NG TSCĐ tự sản xuất = Giá thành thực tế + Chi phí liên quan

Trường hợp hình thành do đầu tư xây dựng theo phương thức giao thầu:

NG = Giá trị quyết toán công trình theo quy định + Chi phí liên quan

Trường hợp được cấp, được điều chuyển đến:

Trường hợp được cho, biếu, tặng, phát hiện thừa, nhận góp vốn, nhận lại vốn góp

NG = Giá trị hợp lý ban đầu + Chi phí trước khi sử dụng

 Đánh giá theo giá trị còn lại

Gía trị còn lại là phần giá trị cả TSCĐ chưa bị hao mòn trong quá trình sử dụng

Giá trị còn lại = NG - giá trị hao mòn

1.3.4 Phương pháp tổng hợp - cân đối kế toán

1.3.4.1 Khái niệm, ý nghĩa của phương pháp tổng hợp - cân đối kế toán (tự học)

Trang 28

a.Khái niệm

Tổng hợp và cân đối kế toán là một phương pháp kế toán, thực hiện tại mộtthời điểm nhằm khái quát toàn bộ tài sản, nguồn vốn và quá trình sản xuất kinh doanhdưới hình thức tiền tệ

b.Ý nghĩa

- Nhằm cung cấp các chỉ tiêu kinh tế quan trọng để phân tích, đánh giá kếtquả hoạt động SXKD, phát hiện khả năng tiềm tàng về kinh tế tài chính, nhằm độngviên khai thác tiềm tàng đó vào quá trình kinh doanh kỳ tiếp theo

- Nhằm cung cấp các chỉ tiêu kinh tế tài chính cần thiết để kiểm tra có hệthống, toàn diện tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất - kỹ thuật - tài chính của đơn

b Nội dung, kết cấu của bảng CĐKT

Địa chỉ:………. (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TTBTC

Ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng BTC)

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Trang 29

Tại ngày tháng năm (1)

(Áp dụng cho doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục)

Đơn vị tính:

số

Thuyết minh

Số cuối năm

Số đầu năm

I Tiền và các khoản tương đương tiền 110

II Đầu tư tài chính ngắn hạn 120

2 Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh (*) 122 (…) (…)

3 Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 123

III Các khoản phải thu ngắn hạn 130

1 Phải thu ngắn hạn của khách hàng 131

2 Trả trước cho người bán ngắn hạn 132

4 Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 134

5 Phải thu về cho vay ngắn hạn 135

3 Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 153

4 Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ 154

I Các khoản phải thu dài hạn 210

1 Phải thu dài hạn của khách hàng 211

2 Trả trước cho người bán dài hạn 212

3 Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 213

Trang 30

6 Phải thu dài hạn khác 216

7 Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) 219 ( ) ( )

2 Tài sản cố định thuê tài chính 224

1 Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang dài hạn 241

2 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 242

2 Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết 252

3 Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 253

4 Dự phòng đầu tư tài chính dài hạn (*) 254

2 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262

3 Thiết bị, vật tư, phụ tùng thay thế dài hạn 263

2 Người mua trả tiền trước ngắn hạn 312

3 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 313

7 Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 317

8 Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn 318

Trang 31

10 Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 320

2 Người mua trả tiền trước dài hạn 332

4 Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh 334

6 Doanh thu chưa thực hiện dài hạn 336

8 Vay và nợ thuê tài chính dài hạn 338

11 Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 341

- Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết

- Cổ phiếu ưu đãi

411411a411b

3 Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu 413

6 Chênh lệch đánh giá lại tài sản 416

9 Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp 419

10 Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 420

11 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

- LNST chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước

- LNST chưa phân phối kỳ này

421421a421b

II Nguồn kinh phí và quỹ khác 430

2 Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 432

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440 = 300 + 400) 440

Trang 32

Lập, ngày tháng năm

Người lập

Bảng cân đối kế toán gồm hai phần: Tài sản và Nguồn vốn

 Phần tài sản: Phản ánh toán bộ giá trị tài sản hiện có của DN tại thời điểmlập báo cáo Tài sản được chia thành hai loại lớn: Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn

 Phần Nguồn vốn: Phản ánh nguồn vốn hình thành nên các tài sản của DN tạithời điểm lập báo cáo Nguồn vốn được phân thành hai loại lớn: Nguồn vốn chủ sởhữu và Nợ phải trả

 Mỗi phần của bảng CĐKT đều được phản ánh theo 5 cột số liệu: Chỉ tiêu,

Mã số, thuyết minh, số cuối năm, số đầu năm

 Trong từng bên của bảng CĐKT bao gồm một hệ thống các chỉ tiêu đượcsắp xếp thành từng loại, mục, khoản theo một trình tự khoa học phù hợp với yêu cầuquản lý

Trên Bảng cân đối kế toán ta luôn có: Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn

c Tính chất cân đối của bảng CĐKT

- Tính chất quan trọng của bảng CĐKT là tính cân đối: Tổng số tiền phần TS

và NV lập ở bất cứ thời điểm nào cũng luôn bằng nhau

- Tính cân đối của bảng CĐKT cho phép kiểm tra tính đúng đắn chính xáctrong việc tổng hợp số liệu khi lập bảng CĐKT và rong việc ghi sổ kế toán

- Bảng CĐKT thường ảnh howngr của 4 loại hoạt động:

+ Loại 1: Hoạt động KT – TC diễn ra gây ảnh hưởng riêng đến các loại

TS sẽ làm cho loại TS này tăng lên và làm cho TS khác giảm bớt với giá trị tương ứngnhưng tổng TS vẫn luôn bằng tổng NV

+ Loại 2: Hoạt động KT – TC diễn ra gây ảnh hưởng riêng đến các loạiNVsẽ làm cho loại NV này tăng lên và làm cho NV khác giảm bớt với giá trị tươngứng nhưng tổng TS vẫn luôn bằng tổng NV

+ Loại 3: Hoạt động KT – TC diễn ra gây ảnh hưởng riêng đến các loại

TS, các loại nguồn vốn sẽ làm cho loại TS tăng lên và làm cho NV khác tăng thêmvới giá trị tương ứng nhưng tổng TS vẫn luôn bằng tổng NV

Trang 33

+ Loại 4: Hoạt động KT – TC diễn ra gây ảnh hưởng riêng đến các loại

TS, các loại nguồn vốn sẽ làm cho loại TS giảm bớt và làm cho NV khác giảm bớt vớigiá trị tương ứng nhưng tổng TS vẫn luôn bằng tổng NV

Ví dụ: Bảng CĐKT ngày 31/12/201x của một DN như sau: (Đvt: Triệu

Sau thời điểm lập bảng CĐKT có các nghiệp vụ phát sinh như sau:

(1) Chi tiền mặt mua nguyên vật liệụ nhập kho, giá mua là 5

(2) Vay ngắn hạn để trả cho người bán, số tiền là 10

(3) Mua nợ nguyên vật liệu nhập kho, số tiền là 10

(4) Chi tiền mặt trả nợ vay ngắn hạn, số tiền là 20

Yêu cầu: Lập bảng biến động tài sản, nguồn vốn sau mỗi nghiệp vụ kinh tế phátsinh

Trang 34

6020100

6030100

4030100

cứ vào số dư cuối kỳ trên các TK tổng hợp và TK chi tiết để lập bảng CĐKT theonguyên tắc:

Số dư Nợ của các TK được phản ánh bên TS

Số dư Có của các TK được phản ánh bên NV

Để phản ánh đúng giá trị tài sản thuần của TS trong doanh nghiệp và nguồnhình thành TS đó, một số tài khoản được quy định riêng như sau:

- TK 214 luôn luôn có số dư Có trên sổ cái, được ghi đỏ (số âm) bên TS

- TK 421, TK 412, TK 413 trường hợp có số dư Nợ thì các chỉ tiêu này đượcghi bằng (số âm) bên NV

- Mọi chỉ tiêu của bảng CĐKT có liên quan đến số dư của TK cấp 2 hoặc chitiết thì phải căn cứ vào số dư của các TK cấp 2 hoặc chi tiết trên sổ chi tiết: phải thunội bộ, khoản thừa, thiếu,… để phản ánh ở cả 2 bên của bảng CĐKT:

+ Số phải thu được phản ánh bên TS

Trang 35

+ Số phải trả được phản ánh bên NV

- Sau khi ghi các chỉ tiêu chi tiết theo nguyên tắc trên phải cộng các dòng theoloại, mục, khoản và tổng cộng TS, tổng cộng NV Số liệu của bảng CĐKT phải đảmbảo cân đối bắt buộc: ∑ tài sản = ∑ nguồn vốn

CHƯƠNG 2: KẾ TOÁN VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ, DỤNG CỤ (CCDC)

2.1 Những vấn đề chung về kế toán vật liệu, CCDC

2.1.1 Khái niệm, đặc điểm và nhiệm vụ của kế toán

2.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của vật liệu, CCDC

Trang 36

a) Khái niệm

Vật liệu là chất liệu trực tiếp tham gia vào quá trình chế tạo ra sản phẩm hoặcphục vụ cho yêu cầu quản lý, yêu cầu kỹ thuật - công nghệ trong hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp

– Công cụ, dụng cụ là những tư liệu lao động không đủ các tiêu chuẩn để ghinhận TSCĐ

– Các loại bao bì bán kèm theo hàng hóa có tính tiền riêng, nhưng trong quátrình bảo quản hàng hóa vận chuyển trên đường và dự trữ trong kho có tính giá trị haomòn để trừ dần giá trị của bao bì

b) Đặc điểm của nguyên vật liệu, CCDC :

Đặc điểm của vật liệu

– Tham gia vào một chu kỳ sản xuất ;

– Thay đổi hình thái vật chất ban đầu khi tham gia vào quá trình sản xuất;– Chuyển toàn bộ giá trị vào chi phí SXKD trong kỳ

Đặc điểm của CCDC:

Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giá trị củachúng được phân bổ một lần, hai lần hoặc nhiều lần vào chi phí của doanh nghiệp

2.1.1.2 Nhiệm vụ của kế toán vật liệu

Theo qui định trong điều lệ công tác kế toán - thống kê trong doanh nghiệp củaNhà nước thì nhiệm vụ của kế toán vật liệu như sau :

– Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu về tình hình thu mua, vậnchuyển, nhập xuất và tồn kho vật liệu, tính giá trị thực tế của vật liệu thu mua và kiểmtra tình hình thực hiện kế hoạch cung cấp vật liệu về số lượng, chất lượng, mặt hàng

– Lựa chọn phương pháp hạch toán vật liệu, hướng dẫn kiểm tra các phânxưởng, các kho và các phòng ban, thực hiện các chứng từ ghi chép ban đầu về vậtliệu, mở sổ sách cần thiết và hạch toán vật liệu đúng chế độ, phương pháp

– Kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo quản, nhập xuất vật liệu, các định mức

dự trữ và định mức tiêu hao vật liệu, phát hiện và đề xuất biện pháp xử lý vật liệuthừa, thiếu, ứ đọng, kém, mất phẩm chất, xác định số lượng và giá trị vật liệu thực tếtiêu hao và phân bổ chính xác giá trị vật liệu tiêu hao vào các đối tượng sử dụng

– Tham gia công tác kiểm kê, đánh giá vật liệu, lập báo cáo về vật liệu và tiến

Trang 37

hành phân tích tình hình thu mua, bảo quản, dự trữ và sử dụng vật liệu.

– Để thực hiện có kết quả, những nhiệm vụ trên cần phải tổ chức hạch toán vậtliệu đúng đắn, phát huy mạnh mẽ vai trò công cụ quản lý kinh tế của kế toán, đồngthời phải tiến hành tổ chức tốt công tác kho tàng, phân loại và đánh giá vật liệu có cơ

sở khoa học

2.1.2 Phân loại và tính giá vật liệu, CCDC

2.1.2.1 Phân loại vật liệu

Dựa vào vai trò và tác dụng của vật liệu trong sản xuất, vật liệu được chiathành các loại sau :

- Nguyên liệu, vật liệu chính : Là những loại nguyên liệu, vật liệu khi thamgia vào quá trình sản xuất, nó cấu thành nên thực thể vật chất, thực thể chính của sảnphẩm Vì vậy, khái niệm nguyên liệu, vật liệu chính gắn liền với từng doanh nghiệpsản xuất cụ thể Trong các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ không đặc ra khái niệmvật liệu chính, vật liệu phụ Nguyên liệu, vật liệu chính cũng bao gồm cả nửa thànhphẩm mua ngoài với mục đích tiếp tục quá trình sản xuất, chế tạo ra sản phẩm, hànghóa

- Vật liệu phụ : Là những bộ phận vật liệu khi tham gia vào quá trình sảnxuất không cấu thành thực thể chính của sản phẩm mà có thể kết hợp với nguyên liệuchính làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bề ngoài của sản phẩm, thí dụ như sơntrong doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ, hương liệu trong doanh nghiệp sản xuất thuốclá , hoặc tạo điều kiện cho quá trình chế tạo sản phẩm được thực hiện bình thường,hoặc phục vụ cho nhu cầu công nghệ, kỹ thuật, phục vụ cho quá trình lao động, thí dụnhư dầu, mỡ tra máy

– Nhiên liệu : Về thực chất là một loại vật liệu phụ, nhưng tác dụng cung cấpnhiệt lượng trong quá trình sản xuất, kinh doanh tạo điều kiện cho quá trình chế tạosản phẩm có thể diễn ra bình thường Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng, thể rắn vàthể khí, thí dụ như xăng, dầu, than

– Vật tư thay thế : là những loại vật tư, sản phẩm dùng để thay thế, sửa chữamáy móc thiết bị, phương tiện vận tải, công cụ, dụng cụ sản xuất , thí dụ như vỏ,ruột ôtô

– Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản : là những loại vật liệu và thiết bị được

sử dụng cho công việc xây dựng cơ bản Đối với thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm cả

Trang 38

thiết bị cần lắp, không cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt vào cáccông trình xây dựng cơ bản

- Dụng cụ quần áo bảo hộ lao động

- Khuôn mẫu đúc các loại

– Trị giá thực tế của vật liệu chế biến bao gồm : giá thực tế của vật liệu chếbiến và chi phí chế biến

– Trị giá thực tế của vật liệu thuê ngoài gia công chế biến bao gồm : giá thực tếcủa vật liệu chế biến, chi phí vận chuyển vật liệu đến nơi chế biến và từ nơi chế biến

về đơn vị, tiền thuê ngoài gia công chế biến

Trang 39

Trị giá VL tồn kho + Trị giá VL nhập kho

Số lượng tồn kho + Số lượng nhập kho

Trị giá VL tồn kho đầu kỳ + Trị giá VL nhập kho trong kỳ

Số lượng tồn kho đầu kỳ + Số lượng nhập kho trong kỳ

– Trị giá thực tế của vật liệu nhận góp vốn liên doanh, cổ phần là giá thực tếđược các bên tham gia góp vốn liên doanh chấp thuận

b)Giá thực tế vật liệu tư xuất kho

Doanh nghiệp có thể lựa chọn nhất quán một trong ba phương pháp sau đây :

Phương pháp nhập trước – xuất trước :(phương pháp FIFO: First in firstout)

Theo phương pháp này thì vật liệu nào nhập kho trước, khi xuất vật liệu thìxuất ra trước, giá vật liệu xuất dùng được tính theo giá nhập kho lần trước, xong mớitính theo giá nhập kho lần sau

Phương pháp bình quân gia quyền

Phương pháp này được chia ra:

Bình quân gia quyền liên hoàn: Theo phương pháp này thì ở mỗi lần xuấtkho phải xác định đơn giá của vật liệu xuất theo công thức sau:

Đơn giá bình quân=

= Số lượng vật liệu xuất × Đơn giá bình quân

Sau khi được dùng để xác định trị giá vật liệu xuất thì đơn giá này sẽ là đơn giátồn kho của lần xuất kế tiếp

Đơn giá bình quân gia quyền cuối kỳ: Theo phương pháp này thì trị giá củavật liệu xuất kho trong kỳ được tính theo đơn giá vật liệu được xác định vào cuối kỳnhư sau:

Đơn giá bình quân =

Phương pháp thực tế đích danh: Theo phương pháp này thì giá của vật liệuxuất kho được chọn đích danh theo lô hàng xuất, nghĩa là xuất kho lô hàng nào thi lấygiá nhập kho của lô hàng đó làm giá xuất kho

Ví dụ: Tại một doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kêkhai thường xuyên, có tình hình nhập - xuất - tồn kho vật liệu X như sau:

Trang 40

- Tồn kho đầu tháng: 100kg với đơn giá 10.000đ/kg

- Ngày 2 nhập kho 300kg với đơn giá 10.200đ/kg

- Ngày 6 nhập kho 400kg với đơn giá 10.600đ/kg

- Ngày 9 xuất kho 400kg

- Ngày 14 nhập kho 200kg với đơn giá 10.300đ/kg

- Ngày 17 xuất kho 300kg

- Ngày 22 nhập kho 600kg với đơn giá 10.500đ/kg

- Ngày 26 xuất kho 500kg

Hãy xác định trị giá thực tế của vật liệu X xuất kho vào các ngày: 9, 17 và 26trong tháng theo các phương pháp: nhập trước - xuất trước, nhập sau - xuất trước,bình quân gia quyền liên hoàn, bình quân gia quyền vào cuối kỳ và thực tế đích danh.Biết rằng nếu dùng phương pháp thực tế đích danh thì vật liệu xuất cụ thể như sau:

- Ngày 9 xuất 400kg gồm 200kg nhập ngày 2 và 200kg nhập ngày 6

- Ngày 17 xuất 300kg gồm 100kg tồn đầu kỳ và 200kg nhập ngày 6

- Ngày 26 xuất 500kg gồm 100kg nhập ngày 14 và 400kg nhập ngày 22Giải

* Phương pháp nhập trước - xuất trước:

- Tồn kho: 100kg với đơn giá 10.600đ/kg

200kg với đơn giá 10.300đ/kgNgày 26:

Ngày đăng: 01/09/2016, 21:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w