Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán tại công ty TNHH rạng đông

60 426 1
Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán tại công ty TNHH rạng đông

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa các doanh nghiệp là những đơn vị kinh tế độc lập đang cạnh tranh gay gắt với nhau nhằm đạt được những mục tiêu nhất định mà trước hết là lợi nhuận. Do đó, muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một tiềm lực tài chính vững mạnh và sử dụng các nguồn tài chính đó một cách hiệu quả. Tình hình tài chính của doanh nghiệp có thể coi là điểm mấu chốt để các doanh nghiệp có thể đứng vững trên thị trường và khẳng định vị thế của mình. Việc huy động, phân phối và sử dụng nguồn tài chính của doanh nghiệp hiệu quả hay không sẽ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và mục tiêu tài chính của doanh nghiệp. Thực tế, các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay còn rất nhiều khó khăn trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài chính. Vì thế, việc nghiên cứu và đánh giá về thực trạng tài chính của doanh nghiệp để nhận thức được những điểm mạnh, điểm yếu là một vấn đề vô cùng quan trọng nhằm đưa ra được những giải pháp để phát huy cái mạnh và khắc phục cái yếu, góp phần hoàn thiện và nâng cao năng lực tài chính của mỗi doanh nghiệp. Có thế, các doanh nghiệp trong nước mới đứng vững trên thương trường và tự tin hội nhập với thế giới để phát triển đất nước. Là sinh viên chuyên ngành tài chính, nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của năng lực tài chính trong mỗi doanh nghiệp, đồng thời xuất phát từ mục đích của bản thân mong muốn được tìm hiểu sâu hơn về tình hình tài chính tại đơn vị thực tập cùng với những kiến thức đã được trang bị từ nhà trường và sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn; em quyết định chọn đề tài: “Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán tại công ty TNHH Rạng Đông” để có thể xem xét một cách kỹ lưỡng vấn đề tài chính cũng như hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính tại công ty trong giai đoạn hiện nay. Bài báo cáo thự tập bao gồm có 3 phần: Phần 1: Khái quát chung về công ty TNHH Rạng Đông. Phần 2: Thực trạng phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH Rạng Đông. Phần 3: Nhận xét và kết luận. Qua thời gian thực tập tại công ty em đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của các cô chú, anh chị trong đơn vị kết hợp với các kiến thức đã được học tại nhà trường và đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Ths: Nguyễn Thị Kim Nhung đã giúp em hoàn thành bài báo cáo này. Do còn hạn chế về thời gian cũng như trình độ hiểu biết thực tế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu xót, vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý của giáo viên hướng dẫn và các thầy cô trong khoa để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn   Phần 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH RẠNG ĐÔNG 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Rạng Đông 1.1.1. Vị trí địa lý và địa chỉ giao dịch của công ty TNHH Rạng Đông a, Vị trí địa lý Công ty TNHH Rạng Đông được xây dựng tại Xã Quất Lưu, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Nơi đây là một trong những huyện phát triển nhất của tỉnh Vĩnh Phúc, bên cạnh đó trụ sở của Công ty nằm trên trục đường chính của tỉnh giao thông rất thuận lời cho việc kinh doanh các mặt hàng xây dựng. Tuy nhiên, vì là một công ty nhỏ và đang trong thời kỳ đầu phát triển nên Công ty cũng gặp không ít những khó khăn nhất định cả về bộ máy quản lý và khả năng kinh tế của mình. b, Địa chỉ giao dịch Tên giao dịch: Công ty TNHH Rạng Đông Địa chỉ giao dịch: Xóm Núi, Xã Quất Lưu, Huyện Bình Xuyên, Tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam Mã số thuế: 2500224114 Điện thoại: 02113 899 399 Fax: 02113 596669 Email: rangdong.vpgmail.com Website: rangdong.vpgmail.com Cơ quan chủ quản: Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh ngày 19122003 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Công ty TNHH Rạng Đông ra đời cùng với sự phát triển của đất nước đang trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, nhất là trong thời kỳ nền kinh tế phát triển. Ban đầu, công ty được thành lập và thường trú tại Khu Chợ Cầu, Xã Cao Phong, Huyện Sông Lô, Tỉnh Vĩnh Phúc, sau đó do mở rộng về quy mô nên công ty đã chuyển địa điểm về Xã Quất Lưu, Huyện Bình Xuyên, Tỉnh Vĩnh Phúc. Công ty được thành lập dưới hình thức công ty TNHH hai thành viên trở lên với số vốn điều lệ là 3.500.000.000 VNĐ, người đại diện theo pháp luật là GĐ: Nguyễn Văn Sáng. Công ty được Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc cấp giấy phép đăng ký kinh doanh vào ngày 01022010 (thay đổi lần 4), đăng ký lần đầu vào ngày 19122003. Tuy là công ty mới thành lập nhưng công ty TNHH Rạng Đông đang từng bước nỗ lực để đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh và góp phần phát triển nền kinh tế đất nước. Lĩnh vực hoạt động: kinh doanh vật liệu xây dựng; xây dựng các công trình thủy lợi có quy mô nhỏ và vừa; vận tải đường sông bằng xà lan; vận tải hàng hóa đường bộ bằng xe ô tô tải liên tỉnh; xây dựng các công trình dân dụng, giao thông; mua bán vật tư điện máy, ô tô, máy cẩu, máy xây dựng… 1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty Là một công ty TNHH, có tư cách pháp nhân và được hạch toán kinh doanh độc lập, công ty phải đảm bảo tiến hành kinh doanh có lãi dựa trên họa động kinh doanh theo đúng luật định, tiến hành hoạt động xây dựng và cung cấp vật liệu xây dựng trên khắp các địa bàn của đất nước chủ yếu là địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Thi công xây dựng các công trình dân dụng, giao thông thủy lợi, hạ tầng đô thị, kinh doanh buôn bán vật liệu xây dựng… đáp ứng các nhu cầu cần thiết của mọi đối tượng trong nền kinh tế, góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động. Do điều kiện nền kinh tế phát triển nên càng ngày càng có các công ty kinh doanh các mặt hàng xây dựng nên công ty phải biết nắm bắt cơ hội để có thể đạt được mục tiêu trong kinh doanh. Bên cạnh đó, cần sử dụng và quản lý tốt nguồn vốn tự có đảm bảo giữ vững hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển. Do đó công ty cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: Sản xuất, thi công công trình xây dựng theo đúng thiết kế, quy trình tiêu chuẩn cả về kỹ, mỹ thuật đáp ứng đầy đủ nhu cầu khách hàng, tạo nền tảng vững chắc trong công cuộc xây dựng và phát triển. Không ngừng cải tiến các trang thiết bị, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mang lại hiệu quả cho các công trình xây dựng Thực hiện nghĩa vụ đóng thuế đầy đủ đem lại nguồn thu cho ngân sách nhà nước Tuân thủ các chính sách và chế độ pháp luật của Nhà nước có liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty, thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua bán và các văn bản mà Công ty đã kí kết. Luôn tích cực chăm lo đời sống tinh thần và vật chất cho nhân viên, thường xuyên bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho nhân viên. 1.3. Tình hình tổ chức lao động ở công ty Bảng 1.1: cơ cấu lao động tại công ty TNHH Rạng Đông Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 So sánh 20142013 Theo trình độ lao động Số người Cơ cấu (%) Số người Cơ cấu (%) Số tuyệt đối Số tương đối (%) + Trên đại học 1 0.78 1 0.73 0 + Đại học 3 2.34 4 2.92 1 33.33 + Cao đẳng 3 2.34 3 2.19 0 + Trung cấp 5 3.91 5 3.65 0 + Lao động phổ thông 116 90.63 124 90.51 8 6.89 Theo giới tính + Nam 112 87.5 120 87.59 8 7.14 + Nữ 16 12.5 17 12.41 1 6.25 Tổng lao động 128 100 137 100 9 7.03 (Nguồn: Phòng kế hoạchkinh doanh) Qua bảng cơ cấu lao động tại công ty cho thấy: nhìn chung trình độ lao động tại công ty còn thấp chủ yếu là do đặc thù công việc và máy móc còn lạc hậu, điều này gây khó khăn rất lớn trong việc áp dụng tiến bộ KHCN vào quá trình sản xuất kinh doanh. Quy mô lao động của công ty có sự biến động không đáng kể cụ thể như sau: Năm 2013 số lượng lao động là 128 người và đến năm 2014 thì số lượng lao động là 137 người. Như vậy, trong vòng 1 năm thì số lao động của công ty đã tăng lên 9 người tương ứng với tỷ lệ tăng là 7.03%, sự gia tăng này chủ yếu ảnh hưởng bởi sự tăng lên của nguồn lao động phổ thông (năm 2014 lao động phổ thông đã tăng lên so với năm 2013 là 8 người tương ứng với 6.89%). Còn so với năm 2013 thì số lượng lao động có trình độ đại học có sự gia tăng nhưng không đáng kể với số lượng là 1 người, lao động có trình độ trên đại học, cao đẳng, trung cấp hầu như vẫn ổn định trong vòng 1 năm. Nếu xét nguồn lao động theo giới tính thì lao động của công ty chủ yếu là nam giới do đặc thù hoạt động kinh doanh của công ty là làm công việc chân tay và nặng nhọc, lao động nữ chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu lao động (khoảng 12%) trong cả 2 năm và sự tăng lên không đáng kể. Tuy nhiên, trong một vài năm tới công ty dự định sẽ thay thế hàng loạt các máy móc thiết bị, phương tiện vận tải lạc hậu và mở rộng quy mô kinh doanh nên rất có thể công ty sẽ ưu tiên tuyển dụng những lao động có tay nghề và trình độ cao, đây là một biểu hiện khá thuận lợi của công ty cho sự phát triển của mình trong một vài năm tới. 1.4. Đặc điểm tổ chức của bộ máy quản lý 1.4.1. Sơ đồ bộ máy quản lý công ty Sơ đồ 1.1: Bộ máy quản lý của công ty TNHH Rạng Đông (nguồn: Phòng kế hoạchkinh doanh)   1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận Chức năng các phòng ban: Giám đốc Giám đốc là người đại diện pháp nhân của công ty, là người điều hành về công tác quản lý cao nhất, chịu trách nhiệm trước công ty và pháp luật về mọi hoạt động của công ty. Giám đốc công ty thực hiện trách nhiệm về quyền hạn của mình theo luật doanh nghiệp, điều hành toàn diện hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Ngoài việc điều hành chung, Giám đốc còn trực tiếp phụ trách những vấn đề cụ thể như sau: Là chủ tài sản Phụ trách công tác tổ chức cán bộ Phụ trách công tác tài chính kế toán Phụ trách công việc tại phòng tổng hợp Phụ trách phòng kế hoạch kinh doanh Phó giám đốc Phó giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc, được phân công và ủy quyền theo văn bản, điều hành một số lĩnh vực hoạt động của công ty. Phó giám đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ được giám đốc phân công, ủy quyền. Trường hợp giám đốc trực tiếp xem xét, chỉ đạo điều hành công việc thực hiện lĩnh vực công việc đã phân công cho phó giám đốc phụ trách thì quyết định của giám đốc là quyết định cuối cùng, phó giám đốc cũng được ủy quyền tham dự các cuộc họp với các tổ chức và chủ động giải quyết các vấn đề cơ sở đã được bàn bạc trong tập thể lãnh đạo công ty. Nếu các vấn đề có liên quan với nhau thì cùng phối hợp giải quyết. Phòng Kế toán – Tài chính Chịu trách nhiệm toàn bộ thu chi tài chính của Công ty, đảm bảo đầy đủ chi phí cho các hoạt động lương, thưởng, mua máy móc, vật liệu,… và lập phiếu thu, chi cho tất cả những chi phí phát sinh. Lưu trữ đầy đủ và chính xác các số liệu về xuất, nhập theo quy định của Công ty. Chịu trách nhiệm ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ tình hình hiện có, lập chứng từ về sự vận động của các loại tài sản trong Công ty, thực hiện các chính sách, chế độ theo đúng quy định của Nhà nước. Lập báo cáo kế toán hàng tháng, hàng quý, hàng năm để trình Ban Giám đốc. Thực hiện trả lương, thưởng cho cán bộ công nhân viên theo đúng chế độ, đúng thời hạn. Theo dõi quá trình chuyển tiền thanh toán của khách hàng qua hệ thống ngân hàng, chịu trách nhiệm quyết toán công nợ với khách hàng. Mở sổ sách, lưu trữ các chứng từ có liên quan đến việc giao nhận.. Phòng Kế hoạch Kinh doanh Có nhiệm vụ xây dựng các mục tiêu phát triển kinh doanh của công ty, tìm hiểu thị trường, phát hiện những nhu cầu về tư vấn xây dựng, hướng dẫn là thủ tục và ký kết hợp đồng kinh tế, thay mặt công ty kiểm tra chất lượng tiến độ với chất lượng thực hiện hợp đồng kinh tế, nắm được trình độ khả năng của các đơn vị khác, đánh giá được các thế mạnh của công ty để đề xuất các biện pháp, sách lược và chiến lược trong các hợp đồng kinh doanh chất xám của công ty. Phòng Tổng Hợp Có chức năng phụ trách về tiền lương, thưởng, các chế độ như Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội…về chế độ tuyển dụng lao động; khối hành chính quản trị. Nhiệm vụ của phòng tổng hợp là tham mưu cho Giám đốc và phó Giám đốc về bộ máy tổ chức quản lý của Công ty, đề xuất và đào tạo cán bộ trước mắt và lâu dài, quản lý vấn đề tiền lương, xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho Công ty. 1.5. Đặc điểm của tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán. 1.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán Việc tổ chức bộ máy kế toán tại đơn vị là một vấn đề quan trọng trong công tác hạch toán kế toán, mỗi một đơn vị đều xây dựng cho mình một bộ máy kế toán riêng phù hợp với ngành nghề và quy mô doanh nghiệp. Với chức năng phản ánh, ghi chép, tổng hợp mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp, bộ máy kế toán đã tạo điều kiện cho việc quản lý hiệu quả và đánh giá đúng năng lực của bản thân doanh nghiệp. Không ngoại lệ, công ty TNHH Rạng Đông cũng đã xây dựng cho mình một bộ máy kế toán riêng phù hợp với các điều kiện kinh doanh của mình. Sơ đồ 1.2: Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH Rạng Đông (Nguồn: Phòng kế hoạchkinh doanh) Bộ máy kế toán của công ty được thể hiện qua sơ đồ trong đó: Kế toán trưởng: là người tổ chức lãnh đạo mọi mặt công tác kế toán, thống kê, thông tin kinh tế của doanh nghiệp, tổ chức kiểm tra nội bộ, bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán, phân tích đánh giá tình hình tài chính đảm bảo phục vụ cho sản xuất, đời sống, xây dựng và lập kế hoạch quyết toán tài chính năm, xác định doanh thu và kết quả lãi lỗ. Là người chịu trách nhiệm về toàn bộ số liệu và thông tin kế toán trước ban giám đốc và pháp luật. Kế toán tổng hợp: Tổ chức ghi chép, phản ánh tình hình xây dựng cơ bản và tình hình thanh toán quyết toán vốn đầu tư, công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng, lập các báo cáo về xây dựng cơ bản. Đồng thời phụ trách tổng hợp các phần hành kế toán, tổng hợp số liệu để lên báo cáo quyết toán. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: Theo dõi các khoản tiền lương ghi sổ và trích các khoản BHYT, BHXH, KPCĐ... cho các nhân viên trong Công ty. Kế toán tiền lương tại Công ty có nhiệm vụ: lập bảng thanh toán tiền lương, lập chứng từ ghi sổ kế toán tiền lương, lương cơ bản, tiền thưởng và tiền phụ cấp làm thêm giờ đều phải ghi vào sổ đến cuối tháng, quý báo cáo cho kế toán trưởng. Kế toán vật tư: Có trách nhiệm quản lý các khoản nhập xuất tồn kho để ghi sổ và lập bảng tổng hợp các phiếu thu, chi thuận tiện cho việc lập báo cáo một cách chính xác. Tham gia công tác kiểm kê, đánh giá vật liệu thừa, thiếu, ứ đọng hay kém phẩm chất, xác định số lượng vật liệu tiêu hao và phân bổ chính xác các chi phí vào đối tượng sử dụng. Kế toán thanh toán: Chịu trách nhiệm trực tiếp về các khoản thanh toán trong doanh nghiệp, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến khoản phải thu, phải trả của daonh nghiệp. Quản lý các luồng tiền phát sinh giữa doanh nghiệp với khách hàng và trong nội bộ doanh nghiệp. Thủ quỹ kiêm kế toán TSCĐ: + Thu chi tiền mặt theo phiếu thu, phiếu chi. + Ghi chép vào sổ và báo cáo hàng ngày. + Thủ quỹ có trách nhiệm quản lý, nhập quỹ và phải thường xuyên kiểm tra tiền trong quỹ , đối chiếu với các số liệu trong sổ kế toán và sổ quỹ để kịp thời tìm biện pháp xử lý khi xảy ra vấn đề… + Tổ chức ghi chép, phản ánh tình hình biến động TSCĐ, tổng hợp và phân bổ giá trị TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh. 1.5.2. Tổ chức công tác kế toán tại công ty Hiện tại công ty đang sử dụng hình thức kế toán “Nhật ký chung”. Với phạm vi, quy mô và đặ điểm kinh doanh của mình thì hình thức này rất phù hợp cho hoạt động kế toán của công ty tạo điều kiện để công tác kế toán đạt hiệu quả cao.   Sơ đồ: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức “Nhật ký chung” Ghi chú: +Ghi hàng ngày: +Ghi cuối tháng, định kỳ: +Quan hệ đối chiếu, kiểm tra: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung: +Hàng ngày: Căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10... ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có). + Cuối tháng, cuối quý, cuối năm: Cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính. Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ. 1.6. Sơ lược kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và định hướng phát triển của công ty 1.6.1. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của công ty những năm vừa qua.   Bảng 1.2 : Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty từ 20122014 ĐVT: VNĐ TT Chỉ tiêu Năm 2012(1) Năm 2013(2) Năm 2014(3) Chênh lệch (2)(1)(1) (%) Chênh lệch (3)(2)(2) (%) 1 Tổng VKD 15.534.413.808 16.731.674.245 18.427.346.590 7,70 10,13 2 Tổng doanh thu thuần 109.220.947.309 120.564.235.145 95.963.567.899 10,39 20,40 3 Tổng chi phí 107.534.553.400 118.898.833.829 94.971.189.592 10,57 20,12 4 Lợi nhuận trước thuế 1.686.393.869 1.665.401.336 992.378.307 1,24 40,41 5 Thuế TNDN 421.598.467 416.350.334 248.094.577 1,24 40,41 6 Lợi nhuân sau thuế 1.264.795.402 1.249.051.002 744.283.730 1,24 40,41 (Nguồn: Phòng kế hoạchkinh doanh) Nhìn vào bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cho thấy: nguồn vốn của Công ty không ngừng tăng lên qua các năm nhưng tăng mạnh vào năm 2014 và có sự tăng nhẹ vào năm 2013 cụ thể như sau: năm 2012, tổng vốn kinh doanh của đơn vị là 15.534.413.808 đồng; đến năm 2013 thì tổng vốn của Công ty đã lên đến 16.731.674.245 đồng. Như vậy, trong vòng 1 năm tổng vốn của đơn vị đã tăng lên với tỷ lệ tăng là 7,7%. Năm 2014 có sự tăng lên về vốn mạnh hơn so với năm trước thể hiện với tỷ lệ tăng là 10,13% so với năm 2013 và đạt 18.427.346.590 đồng. đây là một trong những biểu hiện khá tốt cho hoạt động kinh doanh của công ty. Cùng với sự gia tăng của nguồn vốn kinh doanh thì chỉ tiêu doanh thu thuần cũng có sự thay đổi rõ rệt qua các năm: Cụ thể đó là vào năm 2013 thì doanh thu thuần đã tăng lên từ 109.220.947.309 đồng lên đến 120.564.235.145 đồng so với năm trước, trong khi tổng nguồn vốn chỉ tăng lên đến 7,7% thì doanh thu thuần đã tăng lên được 10,57% đây có thể coi là một sự hiệu quả trong kinh doanh mà công ty đã đạt được trong năm 2013. Tuy thế, đến năm 2014 do ngày càng có nhiều công ty cung ngành nên thị trường có vẻ cạnh tranh gay gắt, thị trường bất động sản được cải thiện nhưng không mấy khả thi nên kéo theo hoạt động kinh doanh của công ty giảm sút làm tổng mức doanh thu thuần giảm 20,4% so với năm 2014. Theo đó, tổng chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra cũng có sự biến động khá phức tạp. Năm 2013 tổng mức chi phí là 118.898.833.829 đồng tăng lên 10,57% so với năm 2012 (chi phí 107.534.553.400 đồng); đến năm 2014 cùng với sự giảm sút của tổng mức doanh thu thuần thì chi phí cũng giảm gần 20,12% từ mức 118.898.833.829 đồng xuống còn 94.971.189.592 đồng, do môi trường kinh doanh khó khăn nên công ty đã thực hiện cắt giảm được một số chi phí không cần thiết để giữ lợi nhuận cho doanh nghiệp. Do tổng doanh thu và tổng chi phí có sự biến động phức tạp nên các chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế, thuế thu nhập doanh nghiệp hay lợi nhuận sau thuế của công ty cũng biến động phụ thuộc chủ yếu vào sự biến động của hai khoản mục trên. Cụ thể là từ năm 2012 đến 2014 cả 3 chỉ tiêu trên đều có sự giảm sút như nhau, tương ứng với giảm 1,24% vào năm 2013 và 40,41% vào năm 2014. Đây là một biểu hiện không đáng mừng cho hoạt động kinh doanh của công ty. 1.6.2. Định hướng phát triển của công ty trong những năm tới. Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Rạng Đông tuy chưa được hiệu quả cao nhưng cũng đã đạt được những bước đi khẳng định vị thế của mình trên thị trường, tạo nền tảng vững chắc cho hoạt động của công ty sau này, có những năm khó khăn đối với nền kinh tế nói chung và lĩnh vực kinh doanh nói riêng nhưng công ty vẫn đứng vững trên thị trường và lợi nhuận sau thuế vẫn luôn là số dương. Điều đó cho thấy công ty đã có những bước đi đúng đắn và phù hợp với điều kiện nền kinh tế. Trong năm tới, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận, nâng cao chất lượng sản phẩm công trình, cải thiện đời sống cho công nhân viên của công ty. Ngoài ra, công ty còn chú trọng đến mở rộng quy mô hoạt động, mở rộng thị trường và hội nhập nền kinh tế thế giới, tạo uy tín nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trong nền kinh tế.   Phần 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH RẠNG ĐÔNG 2.1. Khái quát phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp. 2.1.1. Mục đích, tài liệu sử dụng và phương pháp phân tích. Mục đích phân tích: Tài chính là một bộ phận quan trọng trong quá trình hoạt động của mỗi doanh nghiệp, việc doanh nghiệp có cho mình một năng lực tài chính tốt cũng phần nào nói lên được vị thế của doanh nghiệp trên thương trường. Do đó, quá trình phân tích tài chính giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn sâu sắc hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp mình. Qua đó giúp doanh nghiệp thấy được điểm mạnh, điểm yếu hay các tiềm lực tài chính còn chưa được khai thác để đưa ra các quyết định đúng đắn giúp cải thiện tốt hơn năng lực tài chính của doanh nghiệp, tạo điều kiện gia tăng lợi nhuận và góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Tài liệu sử dụng: Tài liệu sử dụng trong quá trình phân tích chủ yếu đó là bảng Cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ hay các tài liệu tài chính khác phục vụ cho quá trình phân tích. Định kỳ, phòng tài chính kế toán tiến hành thu thập tổng kết và lập báo cáo này. Các báo cáo này được lập theo sự chỉ đạo của kế toán trưởng cho các kế toán viên sau khi tổng hợp được số liệu của năm. Cuối năm căn cứ vào các số liệu kế toán, phòng kế toán tiến hành lập thuyết minh báo cáo tài chính để phục vụ cho việc phản ánh chi tiết và mở rộng các thông tin trong BCTC, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân tích tài chính khi cần thiết. Phương pháp phân tích: Phương pháp chủ yếu sử dụng cho việc phân tích tài chính đó là phương pháp tỷ lệ. Việc sử dụng phương pháp tỷ lệ cho phép người phân tích đưa ra một tập hợp các con số thống kê để vạch rõ những đặc điểm chủ yếu về tài chính của một tổ chức đang được xem xét. Các tỷ lệ tài chính được phân thành các nhóm tỷ lệ đặc trưng, phản ánh nội dung cơ bản theo mục tiêu hoạt động của DN 2.1.2. Các chỉ tiêu tài chính sử dụng để phân tích tinh hình tài chính. a) Nhóm các chỉ tiêu phản ánh công nợ. • Nhóm chỉ tiêu phản ánh công nợ: Tất cả các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ cũng đều sử dụng vốn nợ khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Sử dụng nợ nhiều hay ít thể hiện việc sử dụng đòn bẩy tài chính trong kinh doanh đối với mỗi đơn vị. Hệ số nợ phản ánh nợ phải trả chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp hay trong tổng tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu tài sản được hình thành từ nguồn vay nợ. Đây là chỉ tiêu được các đối tượng quan tâm khi đánh giá tình hình tài chính và kết quả hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Nó là cơ sở để nhà đầu tư xem xét đánh giá rủi ro trước khi bỏ vốn, là căn cứ để chủ nợ thấy được sự an toàn của khoản cho vay để đưa ra quyết định cho vay và thu hồi nợ. Hệ số này cho biết trong 1 đồng vốn kinh doanh có bao nhiêu đồng hình thành từ nguồn vay nợ và được xác định bằng công thức: Hệ số nợ = Tổng số nợ Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp Tình hình công nợ của doanh nghiệp không những biểu hiện qua hệ số nợ mà còn được thể hiện qua một hệ số khác là hệ số đảm bảo nợ. Hệ số này phản ánh cứ 1 đồng nợ vay thì có bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu đảm bảo. Thông thường, hệ số này không nên nhỏ hơn 1 và được tính như sau: Hệ số đảm bảo nợ = Vốn chủ sở hữu Nợ phải trả b) Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp Khả năng thanh toán là khả năng mà doanh nghiệp có thể thanh toán được những khoản nợ khi đến hạn. Để đánh giá được khả năng thanh toán của doanh nghiệp và để thấy rõ hơn năng lực tài chính của doanh nghiệp khi doanh nghiệp có các khoản nợ người ta sử dụng các chỉ tiêu sau:  Hệ số khả năng thanh toán hiện thời Khả năng thanh toán hiện thời thể hiện khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải các khoản nợ ngắn hạn. Đó là quan hệ tỷ lệ giữa tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn so với các khoản nợ ngắn hạn, cho biết doanh nghiệp sử dụng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn để đảm bảo thanh toán cho một đồng nợ ngắn hạn. Công thức tính: Hệ số khả năng thanh toán hiện thời = Tổng tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn  Hệ số thanh toán nhanh Đây là chỉ tiêu đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh toán của Công ty, được xác định bằng tài sản lưu động trừ đi hàng tồn kho và chia cho số nợ ngắn hạn. Ở đây hàng tồn kho bị loại trừ ra vì trong tài sản lưu động, hàng tồn kho được coi là loại tài sản có tính thanh khoản thấp. Hệ số này cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Công ty mà không phụ thuộc vào việc giải phóng hàng tồn kho. Công thức tính: Hệ số thanh toán nhanh = Tổng tài sản ngắn hạn Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn  Hệ số thanh toán tức thời Ngoài hai hệ số trên, để đánh giá sát hơn khả năng thanh toán của Công ty người ta còn sử dụng hệ số thanh toán tức thời. Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán ngay lập tức tại một thời điểm mà không phụ thuộc vào việc giải phóng hàng tồn kho và việc thu hồi nợ của Công ty và được xác định như sau: Hệ số thanh toán tức thời = Tiền và các khoản tương đương tiền Nợ ngắn hạn  Hệ số khả năng thanh toán lãi vay: Là một tỷ số tài chính đo lường khả năng sử dụng lợi nhuận thu được từ quá trình kinh doanh để trả lãi các khoản mà công ty đã vay. Công thức tính: Hệ số thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Chi phí lãi vay c) Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả dử dụng vốn của doanh nghiệp.  Hiệu quả sử dụng vốn cố định: Vốn cố định là vốn đầu tư ứng trước về tài sản cố định và sau một thời gian dài mới thu hồi được toàn bộ. Do vậy, việc sử dụng tốt số vốn cố định hiện có là vấn đề có ý nghĩa kinh tế rất lớn ảnh hưởng trực tiếp tới sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Để dánh giá trình độ tổ chức và sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp cần sử dụng chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định Để đánh giá hiệu suất sử dụng vốn cố định, người ta thường sử dụng một số chỉ tiêu chủ yếu sau:  Hiệu suất sử dụng tài sản cố định Hiệu suất sử dụng tài sản cố định cho biết 1 đồng vốn đầu tư vào tài sản cố định sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Doanh thu thuần Tài sản cố định bình quân  Hàm lượng vốn cố định Chỉ tiêu này cho biết, để tạo ra 1 đồng doanh thu thì đơn vị cần bỏ ra bao nhiêu đồng để đầu tư vào tài sản cố định. Hàm lượng VCĐ = Vốn cố định bình quân Doanh thu thuần  Hệ số hiệu quả sử dụng vốn cố định Là chỉ tiêu cuối cùng phản ánh xác thực nhất hiệu quả sử dụng vốn cố định. Chỉ tiêu này cho biết, cứ 1 đồng vốn cố định bỏ ra đưa vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Hệ số hiệu quả sử dụng VCĐ = Lợi nhuận sau thuế Vốn cố định bình quân  Hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Vốn l¬ưu động của doanh nghiệp là số vốn tiền tệ ứng trư¬ớc về tài sản l¬ưu động sản xuất và tài sản l¬ưu động l¬ưu thông nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp đ¬ược thực hiện th¬ường xuyên, liên tục. Vốn lưu động đ¬ược thể hiện chủ yếu là vốn bằng tiền, đầu t¬ư ngắn hạn, phải thu khách hàng, vật tư¬ hàng hoá và tài sản l¬ưu động khác. Khi phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp chúng ta không thể nào bỏ qua chỉ tiêu này.  Vòng quay hàng tồn kho Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân  Vòng quay khoản phải thu Vòng quay khoản phải thu = Doanh thu thuần Khoản phải thu bình quân  Kỳ thu tiền bình quân Kỳ thu tiền bình quân = Số ngày trong kỳ Vòng quay các khoản phải thu  Tốc độ luân chuyển vốn lưu động • Số lần luân chuyển vốn lưu động Số lần luân chuyển VLĐ = Doanh thu thuần Vốn lưu động bình quân • Kỳ luân chuyển vốn lưu động Kỳ luân chuyển VLĐ = Số ngày trong kỳ Số lần luân chuyển vốn lưu động  Hàm lượng vốn lưu động Hàm lượng vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân Doanh thu thuần  Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động = Lợi nhuận sau thuế Vốn lưu động bình quân 2.2. Thực trạng phân tích tình hình tài chính của công ty thông qua bảng cân đối kế toán. 2.2.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính tại công ty TDT qua bảng cân đối kế toán   Bảng 2.1: Kết cấu tài sản và nguồn vốn của công ty TNHH Rạng Đông ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch 20132012 (%) 20142013 (%) I. TÀI SẢN 15.534.413.808 16.731.674.245 18.427.346.590 7,70% 10,13% A.TÀI SẢN NGẮN HẠN 12.182.441.549 11.934.831.758 11.976.682.875 2,03% 0,35% B. TÀI SẢN DÀI HẠN 3.351.972.259 4.796.842.487 6.450.663.715 43,10% 34,48% II. NGUỒN VỐN 15.534.413.808 16.731.674.245 18.427.346.590 7,70% 10,13% A. NỢ PHẢI TRẢ 7.294.415.965 7.242.625.400 8.194.014.015 0,71% 13,14% B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 8.239.997.843 9.489.048.845 10.233.332.575 15,16% 7,8% (Nguồn: Phòng kế toántài chính) Qua bảng số liệu cho thấy: tổng tài sản và tổng nguồn vốn của công ty TNHH Rạng Đông có sự gia tăng nhẹ. Năm 2013 tổng tài sản và nguồn vốn của công ty là 16.731.674.245 đồng tăng hơn 7,7% so với năm 2012, sự gia tăng này chủ yếu do công ty mở rộng quy mô hoạt động và đến năm 2014 thì tài sản đã lên tới 18.427.346.590 tăng lên 10,13% so với năm 2013. Riêng tài sản ngắn hạn có xu hướng ổn định qua các năm và giường như không biến động nhiều. Sang năm 2013 tài sản có xu hướng giảm so với năm 2012 từ 12.182.441.549 đồng xuống còn 11.934.831.758 đồng và đến năm 2014 có xu hướng tăng nhưng không đáng kể chỉ tăng 0,35% so với năm 2013 Sự gia tăng của tài sản dài hạn là nguyên nhân chính cho sự gia tăng của tài sản. Năm 2013 tài sản dài hạn của công ty là 4.796.842.487 tăng lên 43,10% so với năm 2012 và đến 2014 thì con số này đã lên đến 6.450.663.715 đồng tăng tương ứng 34,48% so với năm 2013. Tài sản dài hạn của công ty có sự gia tăng khá mạnh nguyên nhân là do qua các năm công ty đã đầu tư thêm trang thiết bị vào phục vụ sản xuất và kinh doanh thương mại, cho ra mắt nhiều công trình mới, nhận những đơn đặt hàng lớn. Từ năm 2012 sang năm 2013 nợ phải trả của công ty có xu hướng ổn định, có sự gia tăng nhưng không đáng kể từ 7.294.415.965 đồng lên 7.242.625.400 đồng tương ứng với 0,71%. Nhưng sang năm 2014 thì nợ phải trả của công ty tăng khá cao tăng lên 13,4% so với năm trước và lên đến 8.194.014.015 đồng nguyên nhân chính là do công ty đang huy động them vốn vay bên ngoài như vay dài hạn. Vốn chủ sở hữu của công ty qua 3 năm đều có xu hướng tăng (năm 2013 tăng lên 15,16% so với năm trước và 2014 tăng thêm 7,8%) điều này chứng tỏ tình hình tài chính công ty đang tốt lên. Nguồn vốn tăng thêm tạo điều kiện cho công ty hoạt động tốt hơn và chủ động hơn trong sản xuất và cung cấp sản phẩm, rủi ro tài chính thấp, mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp cao. 2.2.2 Phân tích tình hình tài sản. 2.2.2.1 Phân tích kết cấu và sự biến động của tài sản theo chiều ngang. Bảng 2.2: Phân tích cơ cấu và diễn biến tài sản theo chiều ngang ĐVT: VNĐ Tài sản Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2013 so với 2012 Năm 2014 so với 2013 Số tiền % Số tiền % A Tài sản ngắn hạn 12.182.441.549 11.934.831.758 11.976.682.875 (247.609.791) (2,03) 41.851.117 0,35 I.Tiền các khoản TĐ tiền 343.776.539 58.125.797 190.673.503 (285.650.742) (83,09) 132.547.706 228,03 II.Đầu tư TC ngắn hạn III.Các khoản phải thu 4.125.644.222 5.187.099.995 6.069.662.894 1.061.455.773 25,73 882.562.899 17,01 IV.Hàng tồn kho 7.294.377.288 6.589.156.222 5.698.777.224 (705.221.066) (9,67) (890.378.998) (13,51) V.Tài sản ngắn hạn khác 418.643.500 100.449.784 17.569.254 (318.193.716) (76) (82.880.530) (82,51) B Tài sản dài hạn 3.351.972.259 4.796.842.487 6.450.663.715 1.444.870.228 43,11 1.653.821.228 34,48 I.Tài sản cố định 3.351.972.259 4.796.842.487 6.450.663.715 1.444.870.228 43,11 1.653.821.228 34,48 II.Bất động sản đầu tư III.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn IV.Tài sản dài hạn khác Tổng cộng tài sản 15.534.413.808 16.731.674.245 18.427.346.590 1.197.260.437 7,71 1.695.672.345 10,13 (Nguồn: Phòng kế hoạchkinh doanh) Qua bảng số liệu ta thấy: Tổng tài sản của công ty qua 3 năm đều có xu hướng tăng, năm 2013 tăng 1.197.260.437 đồng so với năm 2012 tương ứng với tăng 7,71%. Năm 2014 tài sản tăng lên đến 18.427.346.590 đồng và so với năm 2013 thì tài sản đã tăng thêm 1.695.672.345 đồng tăng tương ứng với 10,13%. Tổng tài sản ngắn hạn của công ty qua 3 năm không có biến động nhiều, có sự tăng giảm nhưng không rõ rệt. Từ năm 2012 sang năm 2013 tài sản ngắn hạn có xu hướng giảm khoảng 247.609.791 đồng tương đương với giảm 2,03%, nhưng đến năm 2014 thì lại có xu hướng tăng nhưng không đáng kể chỉ tăng xấp sỉ 0.35% điều này cho thấy nguồn tài sản của công ty qua các năm khá đều đặn thuận lợi cho việc lên kế hoạch kinh doanh một cách chính xác. + Tiền và các khoản tương đương tiền có xu hướng giảm khá mạnh vào năm 2013 giảm khoảng 285.650.742 đồng tương đương với 83,09% so với năm 2012 nhưng lại có sự tăng mạnh mẽ vào năm 2014 với mức tăng 132.547.706 đồng tương ứng với 228,03% so với năm 2013. Như vậy trong 3 năm mà khoản mục này có xu hướng biến động phức tạp cho thấy việc quản lý bằng tiền của công ty là chưa thực sự hiệu quả và nếu như lượng tiền mặt tồn quá cao tại quỹ cũng có thể sẽ gây ra sự kém hiệu quả trong kinh doanh. + Các khoản phải thu ngắn hạn trong giai đoạn này có xu hướng tăng rõ dệt. Năm 2013 các khoản phải thu khách hàng đã tăng thêm 1.061.455.773 đồng tương ứng với 25,73% so với năm 2012 và đến năm 2014 lại tiếp tục tăng thêm 882.562.899 đồng (17,01%) so với năm trước. Việc các khoản phải thu khách hàng liên tục tăng như vậy sẽ gây ảnh hưởng đến tài chính của công ty và công ty có thể sẽ không chủ động được về vốn trong ngắn hạn. + Hàng tồn kho luôn có xu hướng giảm trong vòng 2 năm. So với năm 2012 thì lượng hàng tồn kho tại công ty đã giảm đi 705.221.066 đồng trong năm 2013 tương ứng với 9,67%, đến năm 2014 thì tiếp tục giảm 890.378.998 đồng ứng với 13,51% so với năm 2013. Điều này chứng tỏ công ty không bị đọng vốn quá nhiều vào lượng hàng tồn kho và bán khi hàng hóa dự trữ lên giá là một cách giúp công ty kiếm được lợi nhuận. Tuy nhiên, công ty cũng luôn có chính sách dự trữ hàng hóa phù hợp để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, tạo uy tín trong kinh doanh. + Trong năm 2013 tài sản ngắn hạn khác của công ty cũng có xu hướng giảm, mức giảm 318.193.716 đồng tương ứng với 76% so với năm 2012 và đến năm 2014 thì khoản mục này lại tiếp tục giảm thêm 82.880.530 đồng (82,51%) so với năm 2013. Tài sản dài hạn tại công ty chỉ có riêng tài sản cố định, qua 3 năm thì tài sản cố định của công ty luôn có xu hướng tăng. Năm 2013 tài sản cố định tăng 1.444.870.228 đồng tương ứng với 43,11% so với năm 2012, đến năm 2014 số tài sản cố định lên tới 6.450.663.715 đồng như vậy đã tăng thêm 1.653.821.228 đồng ứng với 34,48% so với năm 2013. Có thể thấy, tài sản cố định tại công ty qua các năm đều có xu hương tăng điều này thể hiện công ty đã đầu tư vào phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động của công ty để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 2.2.2.2 Phân tích kết cấu và sự biến động của tài sản theo chiều dọc Bảng 2.3: Phân tích kết cấu và sự biến động của tài sản theo chiều dọc ĐVT: VNĐ Tài sản Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Quy mô(%) Chênh lệch (%) 2012 2013 2014 1312 1413 A Tài sản ngắn hạn 12.182.441.549 11.934.831.758 11.976.682.875 78,42 71,33 64,99 (7,09) (6,34) I.Tiền các khoản TĐ tiền 343.776.539 58.125.797 190.673.503 2,21 0,35 1,03 (1,86) 0,68 II.Đầu tư TC ngắn hạn III.Các khoản phải thu 4.125.644.222 5.187.099.995 6.069.662.894 26,56 31 32,94 4,44 1,94 IV.Hàng tồn kho 7.294.377.288 6.589.156.222 5.698.777.224 46,96 39,38 30,93 (7,58) (8,45) V.Tài sản ngắn hạn khác 418.643.500 100.449.784 17.569.254 2,69 0,6 0,1 (2,09) (0,5) B Tài sản dài hạn 3.351.972.259 4.796.842.487 6.450.663.715 21,58 28,67 35,01 7,09 6,34 I.Tài sản cố định 3.351.972.259 4.796.842.487 6.450.663.715 21,58 28,67 35,01 7,09 6,34 II.Bất động sản đầu tư III.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn IV.Tài sản dài hạn khác Tổng cộng tài sản 15.534.413.808 16.731.674.245 18.427.346.590 100 100 100 (Nguồn: Phòng kế hoạchkinh doanh) Theo bảng đánh giá khái quát về tài sản trên ta thấy cơ cấu tài sản của công ty trong các năm 2012, 2013, 2014 có sự biến động, vì vậy để hiểu rõ hơn sự biến động của tài sản chúng ta cần phân tích các khoản mục trên bảng kết cấu tài sản. Để có cái nhìn rõ hơn, ta sẽ kết hợp bảng kết cấu trên với biểu đồ sau đây: Biểu đồ 1: Cơ cấu tài sản của công ty TNHH Rạng Đông giai đoạn 20122014 Qua bảng số liệu cho thấy: Tại công ty tài sản ngắn hạn có xu hướng giảm dần tỷ trọng trong tổng tài sản,vào năm 2012 tài sản ngắn hạn là 12.182.441.549 đồng chiếm 78,42% trong tổng số tài sản của công ty. Năm 2013 tài sản ngắn hạn của công ty là 11.934.831.758 đồng chiếm 71,33% trong tổng số tài sản, sang năm 2014 con số này đạt 11.976.682.875 đồng tương ứng với 64,99% tài sản của công ty. Như vậy trong 3 năm thì tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng tài sản nhưng không có sự biến động nhiều qua các năm. Cụ thể: + Tiền và các khoản tương đương tiền chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản của công ty, năm 2012 tiền và các khoản tương đương tiền chỉ chiếm 2,21%tổng tài sản, sang năm 2013 khoản mục này lại chỉ bằng 0,35%tổng tài sản và giảm 1,86% so với năm 2012. Đến năm 2014, khoản mục này có xu hướng tăng về tỷ trọng nhưng không đáng kể vẫn chỉ chiếm 1,03% tổng tài sản tăng 0,685 so với năm 2013. Có thể thấy, trong 3 năm khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền tại công ty là một trong những khoản mục chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng tài sản, điều này có thể làm giảm khả năng thanh toán của công ty. + Các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá đều đặn trong tổng tài sản qua các năm và chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng tài sản ngắn hạn: Năm 2012 các khoản phải thu là 4.125.644.222 đồng chiếm 26,56% trong tổng số tài sản của doanh nghiệp, sang năm 2013 con số này có xu hướng tăng lên đến 5.187.099.995 đồng và chiếm 31% trong tổng số tài sản tăng lên 4,44% tỷ trọng so với năm 2012. Và đến năm 2014, khoản mục này vẫn có xu hướng tăng nhưng không đáng kể tăng lên 6.069.662.894 đồng chiếm 32,94% và tăng lên 1,94% tỷ trọng so với năm 2013. Như vậy, các khoản phải thu ngắn hạn luôn có xu hướng tăng về mặt tỷ trọng qua các năm điều này chứng tỏ công tác quản lý khoản phải thu của công ty chưa hiệu quả và đây được coi như là một dấu hiệu không khả thi cho tình hình tài chính của doanh nghiệp. + Về hàng tồn kho do đặc thù về lĩnh vực kinh doanh nên khoản mục này thương được lưu trữ giá trị ở mức độ lớn và luôn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng tài sản của công ty. Tuy nhiên, qua 3 năm thì tỷ trọng của khoản mục này có xu hướng giảm dần: từ năm 2012 đến 2014 hàng tồn kho chiếm từ 46,96% tỷ trọng xuống còn 30,93% tỷ trọng trong tổng tài sản. Các tài sản ngắn hạn khác luôn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số tài sản của công ty và có xu hướng giảm dần, đến năm 2014 thì tài sản ngắn hạn khác dường như giảm đến mức tối thiểu chỉ bằng 0,1% tỷ trọng của tài sản. Tài sản dài hạn có xu hướng tăng về tỷ trọng qua các năm nhưng tỷ trọng của tài sản dài hạn tại công ty vẫn chưa được coi là lớn, điều này là do hoạt động của công ty là kinh doanh buôn bán các mặt hàng vật liệu xây dựng là chủ yếu. Năm 2012 giá trị tài sản cố định là 3.351.972.259 đồng chiếm 21,58%tổng tài sản, sang năm 2013 giá trị của tài sản cố định tăng lên đến 4.796.842.487 đồng và chiếm 28,67% tăng 7,09% về mặt tỷ trọng so với năm 2012. Năm 2014 tài sản cố định của công ty đạt 6.450.663.715 đồng tương đương với 35,01%tổng tài sản tăng 6,34% về tỷ trọng so với năm 2013. Qua 3 năm giá trị tài sản cố định của công ty luôn tăng lên do công ty đầu tư thêm máy móc thiết bị, năm 2014 công ty mua thêm 1 ô tô tải chuyên chở sắt thép và xây dựng thêm 1 kho vật liệu giá trị lên tới hơn 1 tỷ đồng. 2.2.3. Phân tích tình hình nguồn vốn 2.2.3.1. Phân tích kết cấu và diễn biến nguồn vốn qua các năm Bảng 2.4: kết cấu nguồn vốn trong 3 năm 2012, 2013, 2014 ĐVT: VNĐ Năm Chỉ tiêu 2012 Tỷ trọng (%) 2013 Tỷ trọng (%) 2014 Tỷ trọng (%) 1. Nợ phải trả 7.294.415.965 46,96 7.242.625.400 43,29 8.194.014.015 44,47 2. Vốn chủ sở hữu 8.239.997.843 43,04 9.489.048.845 56,71 10.233.332.575 55,53 Tổng nguồn vốn 15.534.413.808 100 16.731.674.245 100 18.427.346.590 100 (Nguồn: bảng CĐKT của công ty TNHH Rạng Đông) Để có thể đánh giá một cách chính xác kết cấu và tình hình biến động của tài sản trong 3 năm 2012, 2013, 2014 ta đi phân tích bảng dưới đây kết hợp với biểu đồ 2. Bảng 2.5: Phân tích kết cấu và diễn biến của nguồn vốn theo chiều ngang ĐVT: VNĐ Nguồn vốn Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2013 so với 2012 Năm 2014 so với 2013 Số tiền % Số tiền % A. Nợ phải trả 7.294.415.965 7.242.625.400 8.194.014.015 (51.790.565) (0,71) 951.388.615 13,14 I.Nợ ngắn hạn 7.294.415.965 7.242.625.400 8.194.014.015 (51.790.565) (0,71) 951.388.615 13,14 1.Vay ngắn hạn 7.262.942.774 7.227.000.000 8.189.450.765 (35.942.774) (0,49) 962.450.765 13,32 2.Phải trả cho người bán 2.500.000 (2.500.000) (100) 0 3.Thuế các khoản phải nộp cho NN 28.973.191 15.625.400 4.563.250 (13.347.791) (46,07) (11.062.150) (70,80) II.Nợ dài hạn 0 B. Vốn chủ sở hữu 8.239.997.843 9.489.048.845 10.233.332.575 1.249.051.002 15,16 744.283.730 7,84 I.Vốn chủ sở hữu 8.239.997.843 9.489.048.845 10.233.332.575 1.249.051.002 15,16 744.283.730 7,84 1.Vốn ĐT của chủ sở hữu 3.500.000.000 3.500.000.000 3.500.000.000 0 0 0 0 2.Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 4.739.997.843 5.989.048.845 6.733.332.575 1.249.051.002 26,35 744.283.730 12,43 Tổng cộng nguồn vốn 15.534.413.808 16.731.674.245 18.427.346.590 1.197.260.437 7,71 1.695.672.345 10,13 (Nguồn: Phòng kế hoạchkinh doanh) Biểu đồ 2: kết cấu nguồn vốn tại công ty TNHH Rạng Đông giai đoạn 20122014 Qua biểu đồ trên và bảng phân tích kết cấu và diễn biến nguồn vốn cho thấy:Tổng nguồn vốn của công ty qua các năm đều tăng dần. Năm 2013 tổng nguồn vốn của công ty là 16.731.674.245 đồng tăng 1.197.260.437 đồng so với năm 2012 tương đương với 7,71%, đến năm 2014 tổng nguồn vốn của công ty tăng lên đến 18.427.346.590 đồng và tăng thêm 10,13% so với năm 2013. Như vậy, trong 3 năm thì công ty đã luôn tăng cường huy động vốn để đáp ứng cho hoạt động kinh doanh của mình và một trong những cách mà công ty dung để huy động vốn đó là đi vay: Nợ phải trả của công ty từ 2012 đến 2013 có xu hướng chững lại tức là trong vòng 1 năm thì khoản đi vay của công ty không có sự biến động nhiều do nguồn vốn chủ sở hữu của công ty và khoản vay hiện tại đã đáp ứng đủ cho hoạt động kinh doanh của mình. Sang năm 2014, khoản nợ phải trả có sự gia tăng từ 7.242.625.400 đồng năm 2013 lên đến 8.194.014.015 đồng năm 2014, tăng lên 951.388.615 đồng tương ứng 13,14% so với năm 2013, công ty đã sử dụng đòn bẩy tài chính, biết chiếm dụng vốn của người khác để gia tăng tỷ suất lợi nhuận cho đơn vị mình. Tuy nhiên, đây là khoản mà Công ty chỉ được sử dụng trong thời hạn ngắn, vì thế áp lực tài chính cũng nặng hơn khi hàng năm Công ty phải có nguồn để đáp ứng nhu cầu nợ đến hạn. Trong 3 năm thì chỉ riêng năm 2012 công ty có khoản mục phải trả cho người bán với số tiền là 2.500.000 đồng do công ty mua chịu vật liệu của doanh nghiệp tư nhân Lực Phượng và đến kết thúc năm tài chính thì doanh nghiệp tư nhân Lực Phượng chưa cần công ty thanh toán, do đó trong khoản mục này thì công ty có khả năng chiếm dụng vốn của công ty khác. Một cách khác để công ty có thể gia tăng nguồn vố của mình đó là dung vốn chủ sở hữu. Qua bảng số liệu trên cho thấy, nguồn vốn chủ sở hữu luôn là khoản mục có giá trị lớn và chiếm tỷ trọng cao hơn trong trong tổng vốn. Về giá trị, vốn chủ sở hữu không ngừng tăng lên qua các năm cụ thể là: năm 2012, vốn chủ sở hữu là 8.239.997.843 đồng; năm 2013, giá trị của khoản mục này tăng thêm 1.197.260.437 đồng tương ứng với 7,71% so với năm 2012 và đạt giá trị là 16.731.674.245 đồng; đến năm 2014, con số về vốn chủ sở hữu của Công ty là 18.427.346.590 đồng tăng lên 10,13% so với năm 2013. Sự tăng lên của khoản mục này cho thấy, Công ty có thể chủ động về tài chính, ít bị phụ thuộc vào bên ngoài. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc nắm bắt các cơ hội kinh doanh và giữ vững được vị thế của mình trên thương trường. h Nhìn chung vào cơ cấu nguồn vốn của Công ty, ta có thể nhận thấy đơn vị là một tổ chức kinh tế có năng lực tài chính khá vững vàng và luôn có sự tăng trưởng. Đây là một lợi thế rất lớn trong kinh doanh. Để có được tiềm lực tài chính như vậy, ban lãnh đạo cùng cán bộ công nhân viên trong Công ty đã hết sức cố gắng và không ngừng nỗ lưc. Trong các năm tiếp theo, Công ty nên tiếp tục tận dụng và phát huy sức mạnh tài chính của mình để khẳng định vị thế và vươn xa hơn ra bên ngoài. 2.2.2.2 Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn qua các năm. Để có được bảng phân tích về diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của đơn vị ta đi lập bảng kê diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của Công ty trong 3 năm. Bảng 2.6: Bảng kê diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của công ty năm 2012 ĐVT: VNĐ TT Khoản mục Năm 2012 A Tài sản Đầu kỳ Cuối kỳ Sử dụng vốn Diễn biến nguồn vốn 1 Tiền 389.000.000 343.776.539 45.223.461 2 Các khoản phải thu ngắn hạn 5.362.059.820 4.125.644.222 1.236.415.598 3 Hàng tồn kho 6.172.332.590 7.294.377.288 1.122.044.698 4 Tài sản ngắn hạn khác 907.750.000 418.643.500 489.106.500 5 Tài sản cố định 3.438.752.031 3.351.972.259 Nguyên giá 3.807.494.031 3.807.494.031 Giá trị hao mòn lũy kế (368.742.000) (455.521.772) 86.779.772 B Nguồn vốn 1 Vay ngắn hạn 7.627.000.000 7.262.942.774 364.057.226 2 Phải trả người bán 1.632.000.000 2.500.000 1.629.500.000 4 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 35.692.000 28.973.191 6.718.809 5 Vốn của chủ sở hữu 3.500.000.000 3.500.000.000 6 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 3.475.202.441 4.739.997.843 1.264.795.402 Tổng 3.122.320.733 3.122.320.733 (Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty TNHH Rạng Đông sự tính toán của sinh viên)   Bảng 2.7 : Bảng kê diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của công ty năm 2013 ĐVT:VNĐ TT Khoản mục Năm 2013 A Tài sản Đầu kỳ Cuối kỳ Sử dụng vốn Diễn biến nguồn vốn 1 Tiền 343.776.539 58.125.797 285.650.742 2 Các khoản phải thu ngắn hạn 4.125.644.222 5.187.099.955 1.061.455.733 3 Hàng tồn kho 7.294.377.288 6.589.156.222 705.221.066 4 Tài sản ngắn hạn khác 418.643.500 100.449.784 318.193.716 5 Tài sản cố định 3.351.972.259 4.796.842.487 Nguyên giá 3.807.494.031 3.807.494.031 Giá trị hao mòn lũy kế (455.521.772) (542.301.544) 86.779.772 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 0 1.531.650.000 1.531.650.000 B Nguồn vốn 1 Vay ngắn hạn 7.262.942.774 7.227.000.000 35.942.774 2 Phải trả người bán 2.500.000 0 2.500.000 4 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 28.973.191 15.625.400 13.347.791 5 Vốn của chủ sở hữu 3.500.000.000 3.500.000.000 6 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 4.739.997.843 5.989.048.845 1.249.051.002 Tổng 2.644.896.298 2.644.896.298 (Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty TNHH Rạng Đông sự tính toán của sinh viên)   Bảng 2.8: Bảng kê diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của công ty năm 2014 ĐVT:VNĐ TT Khoản mục Năm 2014 A Tài sản Đầu kỳ Cuối kỳ Sử dụng vốn Diễn biến nguồn vốn 1 Tiền 58.125.797 190.673.503 132.547.706 2 Các khoản phải thu ngắn hạn 5.187.099.955 6.069.662.894 882.562.939 3 Hàng tồn kho 6.589.156.222 5.698.777.224 890.378.998 4 Tài sản ngắn hạn khác 100.449.784 17.569.254 82.880.530 5 Tài sản cố định 4.796.842.487 6.450.663.715 Nguyên giá 3.807.494.031 3.807.494.031 Giá trị hao mòn lũy kế (542.301.544) (629.081.316) 86.779.772 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 1.531.650.000 3.272.251.000 1.740.601.000 B Nguồn vốn 1 Vay ngắn hạn 7.227.000.000 8.189.450.765 962.450.765 2 Phải trả người bán 0 0 4 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 15.625.400 4.563.250 11.062.150 5 Vốn của chủ sở hữu 3.500.000.000 3.500.000.000 6 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 5.989.048.845 6.733.332.575 744.283.730 Tổng 2.766.773.795 2.766.773.795 (Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty TNHH Rạng Đông sự tính toán của sinh viên) a, Phân tích việc sử dụng vốn của công ty qua các năm 2012, 2013, 2014 Bảng 2.9: Phân tích việc sử dụng vốn của công ty qua các năm 2012, 2013, 2014 ĐVT: VNĐ TT Sử dụng vốn 2012 2013 2014 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1.Tăng vốn bằng tiền 132.547.706 4,79 2.Tăng các khoản phải thu ngắn hạn 1.061.455.733 40,13 882.562.939 31,90 3.Tăng hàng tồn kho 1.122.044.698 35,94 4.Tăng chi phí xây dựng cơ bản dở dang 1.531.650.000 57,91 1.740.601.000 62,91 4.Giảm vay ngắn hạn 364.057.226 11,66 35.942.774 1,36 5.Giảm phải trả người bán 1.629.500.000 52,19 2.500.000 0,09 6.Giảm thuế và các khoản phải nộp nhà nước 6.718.809 0,22 13.347.791 0,50 11.062.150 0,40 Tổng cộng 3.122.320.733 100 2.644.896.298 100 2.766.773.795 100 (Nguồn: Sự tính toán của sinh viên) Qua bảng phân tích việc sử dụng vốn của công ty TNHH Rạng Đông cho ta thấy: Năm 2012: Quy mô sử dụng vốn của công ty lên tới 3.122.320.733 đồng. Trong đó, chủ yếu là chỉ tiêu phải trả người bán giảm đi chiếm 1.629.500.000 đồng tương ứng với 52,19% do công ty đã thực hiện việc thanh toán một lượng lớn tiền hàng cho người bán mà công ty còn nợ từ năm trước và trong năm nay; đồng thời tăng chỉ tiêu hàng tồn kho lên đến 1.122.044.698 đồng chiếm tới 35,94%,kết thúc năm 2012 là một năm công ty kinh doanh khá thuận lợi nên việc dự trữ hàng tồn kho để đáp ứng cho hoạt động trong năm tới là điều cần thiêt nhưng việc tăng hàng tồn kho này cũng đã được công ty xem xét và tính toán một cách kỹ lưỡng để không bị tồn đọng vốn quá nhiều. Bên cạnh đó là các khoản vay ngắn hạn được giảm đi đến 346.057.226 đồng chiếm 11,66% trong tổng mức sử dụng vốn, vì đây là các khoản vay ngắn hạn nên công ty không thể thực hiện chiếm dụng vốn từ nó và việc giảm đi các khoản nợ ngắn hạn cũng là một biểu hiện tốt cho công ty trong việc thanh toán các khoản nợ; chỉ tiêu cuối cùng có tỷ trọng thấp nhất trong tổng mức sử dụng vốn đó là các khoản thuế và các khoản phải nộp nhà nước giảm, chỉ còn 6.718.809 đồng chiếm 0,22%. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn trên, Công ty đã sử dụng các kênh huy động vốn khác nhau làm tăng nguồn vốn và giảm tài sản của đơn vị, cụ thể được phân tích ở phần phân tích diễn biến nguồn vốn năm 2012. Năm 2013: là năm mà công ty sử dụng vốn ít hơn năm 2012, tổng mức

Trường ĐH KT&QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tập TN LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa doanh nghiệp đơn vị kinh tế độc lập cạnh tranh gay gắt với nhằm đạt mục tiêu định mà trước hết lợi nhuận Do đó, muốn tồn phát triển đòi hỏi doanh nghiệp phải có tiềm lực tài vững mạnh sử dụng nguồn tài cách hiệu Tình hình tài doanh nghiệp coi điểm mấu chốt để doanh nghiệp đứng vững thị trường khẳng định vị Việc huy động, phân phối sử dụng nguồn tài doanh nghiệp hiệu hay không ảnh hưởng đến kết hoạt động sản xuất kinh doanh mục tiêu tài doanh nghiệp Thực tế, doanh nghiệp Việt Nam nhiều khó khăn việc nâng cao hiệu sử dụng nguồn tài Vì thế, việc nghiên cứu đánh giá thực trạng tài doanh nghiệp để nhận thức điểm mạnh, điểm yếu vấn đề vô quan trọng nhằm đưa giải pháp để phát huy mạnh khắc phục yếu, góp phần hoàn thiện nâng cao lực tài doanh nghiệp Có thế, doanh nghiệp nước đứng vững thương trường tự tin hội nhập với giới để phát triển đất nước Là sinh viên chuyên ngành tài chính, nhận thức vai trò tầm quan trọng lực tài doanh nghiệp, đồng thời xuất phát từ mục đích thân mong muốn tìm hiểu sâu tình hình tài đơn vị thực tập với kiến thức trang bị từ nhà trường hướng dẫn tận tình giáo viên hướng dẫn; em định chọn đề tài: “Phân tích tình hình tài thông qua bảng cân đối kế toán công ty TNHH Rạng Đông” để xem xét cách kỹ lưỡng vấn đề tài hiệu sử dụng nguồn tài công ty giai đoạn Bài báo cáo thự tập bao gồm có phần: Phần 1: Khái quát chung công ty TNHH Rạng Đông Phần 2: Thực trạng phân tích tình hình tài công ty TNHH Rạng Đông Phần 3: Nhận xét kết luận GVHD: Ths Nguyễn Thị Kim Nhung SV: Khổng Thị Hồng Vân Trường ĐH KT&QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tập TN Qua thời gian thực tập công ty em nhận hướng dẫn nhiệt tình cô chú, anh chị đơn vị kết hợp với kiến thức học nhà trường đặc biệt hướng dẫn tận tình cô giáo Ths: Nguyễn Thị Kim Nhung giúp em hoàn thành báo cáo Do hạn chế thời gian trình độ hiểu biết thực tế nên báo cáo tránh khỏi thiếu xót, em mong nhận góp ý giáo viên hướng dẫn thầy cô khoa để báo cáo em hoàn thiện Em xin chân thành cảm ơn! GVHD: Ths Nguyễn Thị Kim Nhung SV: Khổng Thị Hồng Vân Trường ĐH KT&QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tập TN Phần 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH RẠNG ĐÔNG 1.1 1.1.1 Quá trình hình thành phát triển công ty TNHH Rạng Đông Vị trí địa lý địa giao dịch công ty TNHH Rạng Đông a, Vị trí địa lý Công ty TNHH Rạng Đông xây dựng Xã Quất Lưu, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc Nơi huyện phát triển tỉnh Vĩnh Phúc, bên cạnh trụ sở Công ty nằm trục đường tỉnh giao thông thuận lời cho việc kinh doanh mặt hàng xây dựng Tuy nhiên, công ty nhỏ thời kỳ đầu phát triển nên Công ty gặp khó khăn định máy quản lý khả kinh tế b, Địa giao dịch Tên giao dịch: Công ty TNHH Rạng Đông Địa giao dịch: Xóm Núi, Xã Quất Lưu, Huyện Bình Xuyên, Tỉnh Vĩnh Phúc, Việt Nam Mã số thuế: 2500224114 Điện thoại: 02113 899 399 Fax: 02113 596669 Email: rangdong.vp@gmail.com Website: rangdong.vp@gmail.com Cơ quan chủ quản: Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh ngày 19/12/2003 1.1.2 Quá trình hình thành phát triển Công ty Công ty TNHH Rạng Đông đời với phát triển đất nước trình hội nhập kinh tế giới, thời kỳ kinh tế phát triển Ban đầu, công ty thành lập thường trú Khu Chợ Cầu, Xã Cao Phong, Huyện Sông Lô, Tỉnh Vĩnh Phúc, sau mở rộng quy mô nên công ty chuyển địa điểm Xã Quất Lưu, Huyện Bình Xuyên, Tỉnh Vĩnh Phúc Công ty thành lập hình thức công ty TNHH hai thành viên trở lên với số vốn điều lệ 3.500.000.000 VNĐ, người đại diện theo pháp luật GĐ: Nguyễn Văn Sáng Công ty Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc cấp giấy phép đăng ký GVHD: Ths Nguyễn Thị Kim Nhung SV: Khổng Thị Hồng Vân Trường ĐH KT&QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tập TN kinh doanh vào ngày 01/02/2010 (thay đổi lần 4), đăng ký lần đầu vào ngày 19/12/2003 Tuy công ty thành lập công ty TNHH Rạng Đông bước nỗ lực để đạt hiệu cao kinh doanh góp phần phát triển kinh tế đất nước Lĩnh vực hoạt động: kinh doanh vật liệu xây dựng; xây dựng công trình thủy lợi có quy mô nhỏ vừa; vận tải đường sông xà lan; vận tải hàng hóa đường xe ô tô tải liên tỉnh; xây dựng công trình dân dụng, giao thông; mua bán vật tư điện máy, ô tô, máy cẩu, máy xây dựng… 1.2 Chức nhiệm vụ công ty Là công ty TNHH, có tư cách pháp nhân hạch toán kinh doanh độc lập, công ty phải đảm bảo tiến hành kinh doanh có lãi dựa họa động kinh doanh theo luật định, tiến hành hoạt động xây dựng cung cấp vật liệu xây dựng khắp địa bàn đất nước chủ yếu địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Thi công xây dựng công trình dân dụng, giao thông thủy lợi, hạ tầng đô thị, kinh doanh buôn bán vật liệu xây dựng… đáp ứng nhu cầu cần thiết đối tượng kinh tế, góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động Do điều kiện kinh tế phát triển nên ngày có công ty kinh doanh mặt hàng xây dựng nên công ty phải biết nắm bắt hội để đạt mục tiêu kinh doanh Bên cạnh đó, cần sử dụng quản lý tốt nguồn vốn tự có đảm bảo giữ vững hoạt động kinh doanh ngày phát triển Do công ty cần thực tốt nhiệm vụ sau: -Sản xuất, thi công công trình xây dựng theo thiết kế, quy trình tiêu chuẩn kỹ, mỹ thuật đáp ứng đầy đủ nhu cầu khách hàng, tạo tảng vững công xây dựng phát triển -Không ngừng cải tiến trang thiết bị, đưa tiến khoa học kỹ thuật vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mang lại hiệu cho công trình xây dựng -Thực nghĩa vụ đóng thuế đầy đủ đem lại nguồn thu cho ngân sách nhà nước -Tuân thủ sách chế độ pháp luật Nhà nước có liên quan đến hoạt động kinh doanh Công ty, thực nghiêm chỉnh hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua bán văn mà Công ty kí kết -Luôn tích cực chăm lo đời sống tinh thần vật chất cho nhân viên, thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho nhân viên GVHD: Ths Nguyễn Thị Kim Nhung SV: Khổng Thị Hồng Vân Trường ĐH KT&QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tập TN 1.3 Tình hình tổ chức lao động công ty Bảng 1.1: cấu lao động công ty TNHH Rạng Đông Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 So sánh 2014/2013 *Theo trình độ lao động Số người Cơ cấu (%) Số người Cơ cấu (%) Số tuyệt đối + Trên đại học + Đại học + Cao đẳng + Trung cấp + Lao động phổ thông *Theo giới tính + Nam + Nữ Tổng lao động 3 116 0.78 2.34 2.34 3.91 90.63 124 0.73 2.92 2.19 3.65 90.51 0 112 16 128 87.5 12.5 100 120 17 137 87.59 12.41 100 Số tương đối (%) 33.33 6.89 7.14 6.25 7.03 (Nguồn: Phòng kế hoạch-kinh doanh) Qua bảng cấu lao động công ty cho thấy: nhìn chung trình độ lao động công ty thấp chủ yếu đặc thù công việc máy móc lạc hậu, điều gây khó khăn lớn việc áp dụng tiến KH-CN vào trình sản xuất kinh doanh Quy mô lao động công ty có biến động không đáng kể cụ thể sau: Năm 2013 số lượng lao động 128 người đến năm 2014 số lượng lao động 137 người Như vậy, vòng năm số lao động công ty tăng lên người tương ứng với tỷ lệ tăng 7.03%, gia tăng chủ yếu ảnh hưởng tăng lên nguồn lao động phổ thông (năm 2014 lao động phổ thông tăng lên so với năm 2013 người tương ứng với 6.89%) Còn so với năm 2013 số lượng lao động có trình độ đại học có gia tăng không đáng kể với số lượng người, lao động có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp ổn định vòng năm Nếu xét nguồn lao động theo giới tính lao động công ty chủ yếu nam giới đặc thù hoạt động kinh doanh công ty làm công việc chân tay nặng nhọc, lao động nữ chiếm tỷ trọng nhỏ cấu lao động (khoảng 12%) năm tăng lên không đáng kể Tuy nhiên, vài năm tới công ty dự định thay hàng loạt máy móc thiết bị, phương tiện vận tải lạc hậu mở rộng quy mô kinh doanh nên công ty ưu tiên tuyển dụng lao động có tay nghề trình độ cao, GVHD: Ths Nguyễn Thị Kim Nhung SV: Khổng Thị Hồng Vân Trường ĐH KT&QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tập TN biểu thuận lợi công ty cho phát triển vài năm tới 1.4 Đặc điểm tổ chức máy quản lý 1.4.1 Sơ đồ máy quản lý công ty Sơ đồ 1.1: Bộ máy quản lý công ty TNHH Rạng Đông Phó Giám Đốc Phòng Kế Hoạch – Kinh Doanh Phòng Kế Toán – Tài Chính Phòng Tổng Hợp Phân Xưởng Phân Xưởng Phân Xưởng Giám Đốc (nguồn: Phòng kế hoạch-kinh doanh) GVHD: Ths Nguyễn Thị Kim Nhung SV: Khổng Thị Hồng Vân Trường ĐH KT&QTKD Thái Nguyên 1.4.2 Báo cáo thực tập TN Chức năng, nhiệm vụ phận Chức phòng ban: * Giám đốc Giám đốc người đại diện pháp nhân công ty, người điều hành công tác quản lý cao nhất, chịu trách nhiệm trước công ty pháp luật hoạt động công ty Giám đốc công ty thực trách nhiệm quyền hạn theo luật doanh nghiệp, điều hành toàn diện hoạt động sản xuất kinh doanh công ty Ngoài việc điều hành chung, Giám đốc trực tiếp phụ trách vấn đề cụ thể sau: - Là chủ tài sản Phụ trách công tác tổ chức cán Phụ trách công tác tài kế toán Phụ trách công việc phòng tổng hợp Phụ trách phòng kế hoạch kinh doanh * Phó giám đốc Phó giám đốc người giúp việc cho Giám đốc, phân công ủy quyền theo văn bản, điều hành số lĩnh vực hoạt động công ty Phó giám đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc nhiệm vụ giám đốc phân công, ủy quyền Trường hợp giám đốc trực tiếp xem xét, đạo điều hành công việc thực lĩnh vực công việc phân công cho phó giám đốc phụ trách định giám đốc định cuối cùng, phó giám đốc ủy quyền tham dự họp với tổ chức chủ động giải vấn đề sở bàn bạc tập thể lãnh đạo công ty Nếu vấn đề có liên quan với phối hợp giải *Phòng Kế toán – Tài Chịu trách nhiệm toàn thu chi tài Công ty, đảm bảo đầy đủ chi phí cho hoạt động lương, thưởng, mua máy móc, vật liệu,… lập phiếu thu, chi cho tất chi phí phát sinh Lưu trữ đầy đủ xác số liệu xuất, nhập theo quy định Công ty Chịu trách nhiệm ghi chép, phản ánh xác, kịp thời, đầy đủ tình hình có, lập chứng từ vận động loại tài sản Công ty, thực sách, chế độ theo quy định Nhà nước Lập báo cáo kế toán hàng tháng, hàng quý, hàng năm để trình Ban Giám đốc Thực trả lương, thưởng cho cán công nhân viên theo chế độ, thời hạn Theo dõi trình chuyển tiền toán khách hàng qua hệ thống ngân hàng, chịu trách nhiệm toán công nợ với khách hàng Mở sổ sách, lưu trữ chứng từ có liên quan đến việc giao nhận GVHD: Ths Nguyễn Thị Kim Nhung SV: Khổng Thị Hồng Vân Trường ĐH KT&QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tập TN *Phòng Kế hoạch - Kinh doanh Có nhiệm vụ xây dựng mục tiêu phát triển kinh doanh công ty, tìm hiểu thị trường, phát nhu cầu tư vấn xây dựng, hướng dẫn thủ tục ký kết hợp đồng kinh tế, thay mặt công ty kiểm tra chất lượng tiến độ với chất lượng thực hợp đồng kinh tế, nắm trình độ khả đơn vị khác, đánh giá mạnh công ty để đề xuất biện pháp, sách lược chiến lược hợp đồng kinh doanh chất xám công ty *Phòng Tổng Hợp Có chức phụ trách tiền lương, thưởng, chế độ Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội…về chế độ tuyển dụng lao động; khối hành quản trị Nhiệm vụ phòng tổng hợp tham mưu cho Giám đốc phó Giám đốc máy tổ chức quản lý Công ty, đề xuất đào tạo cán trước mắt lâu dài, quản lý vấn đề tiền lương, xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho Công ty 1.5 1.5.1 Đặc điểm tổ chức máy kế toán công tác kế toán Tổ chức máy kế toán Việc tổ chức máy kế toán đơn vị vấn đề quan trọng công tác hạch toán kế toán, đơn vị xây dựng cho máy kế toán riêng phù hợp với ngành nghề quy mô doanh nghiệp Với chức phản ánh, ghi chép, tổng hợp nghiệp vụ kinh tế phát sinh doanh nghiệp, máy kế toán tạo điều kiện cho việc quản lý hiệu đánh giá lực thân doanh nghiệp Không ngoại lệ, công ty TNHH Rạng Đông xây dựng cho máy kế toán riêng phù hợp với điều kiện kinh doanh Sơ đồ 1.2: Tổ chức máy kế toán công ty TNHH Rạng Đông Kế Toán Trưởng GVHD: Ths Nguyễn Thị Kim Nhung SV: Khổng Thị Hồng Vân Trường ĐH KT&QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tập TN Kế Toán Tổng Hợp Kế Toán Tiền Lương Và Các Khoản Trích Theo Lương Kế Toán Vật Tư Kế Toán Thanh Toán Thủ Quỹ Kiêm Kế Toán TSCĐ (Nguồn: Phòng kế hoạch-kinh doanh) Bộ máy kế toán công ty thể qua sơ đồ đó: - Kế toán trưởng: người tổ chức lãnh đạo mặt công tác kế toán, thống kê, thông tin kinh tế doanh nghiệp, tổ chức kiểm tra nội bộ, bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán, phân tích đánh giá tình hình tài đảm bảo phục vụ cho sản xuất, đời sống, xây dựng lập kế hoạch toán tài năm, xác định doanh thu kết lãi lỗ Là người chịu trách nhiệm toàn số liệu thông tin kế toán trước ban giám đốc pháp luật - Kế toán tổng hợp: Tổ chức ghi chép, phản ánh tình hình xây dựng tình hình toán toán vốn đầu tư, công trình hoàn thành đưa vào sử dụng, lập báo cáo xây dựng Đồng thời phụ trách tổng hợp phần hành kế toán, tổng hợp số liệu để lên báo cáo toán GVHD: Ths Nguyễn Thị Kim Nhung SV: Khổng Thị Hồng Vân Trường ĐH KT&QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tập TN - Kế toán tiền lương khoản trích theo lương: Theo dõi khoản tiền lương ghi sổ trích khoản BHYT, BHXH, KPCĐ cho nhân viên Công ty Kế toán tiền lương Công ty có nhiệm vụ: lập bảng toán tiền lương, lập chứng từ ghi sổ kế toán tiền lương, lương bản, tiền thưởng tiền phụ cấp làm thêm phải ghi vào sổ đến cuối tháng, quý báo cáo cho kế toán trưởng - Kế toán vật tư: Có trách nhiệm quản lý khoản nhập - xuất - tồn kho để ghi sổ lập bảng tổng hợp phiếu thu, chi thuận tiện cho việc lập báo cáo cách xác Tham gia công tác kiểm kê, đánh giá vật liệu thừa, thiếu, ứ đọng hay phẩm chất, xác định số lượng vật liệu tiêu hao phân bổ xác chi phí vào đối tượng sử dụng - Kế toán toán: Chịu trách nhiệm trực tiếp khoản toán doanh nghiệp, ghi chép nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến khoản phải thu, phải trả daonh nghiệp Quản lý luồng tiền phát sinh doanh nghiệp với khách hàng nội doanh nghiệp - Thủ quỹ kiêm kế toán TSCĐ: + Thu chi tiền mặt theo phiếu thu, phiếu chi + Ghi chép vào sổ báo cáo hàng ngày + Thủ quỹ có trách nhiệm quản lý, nhập quỹ phải thường xuyên kiểm tra tiền quỹ , đối chiếu với số liệu sổ kế toán sổ quỹ để kịp thời tìm biện pháp xử lý xảy vấn đề… + Tổ chức ghi chép, phản ánh tình hình biến động TSCĐ, tổng hợp phân bổ giá trị TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh 1.5.2 Tổ chức công tác kế toán công ty Hiện công ty sử dụng hình thức kế toán “Nhật ký chung” Với phạm vi, quy mô đặ điểm kinh doanh hình thức phù hợp cho hoạt động kế toán công ty tạo điều kiện để công tác kế toán đạt hiệu cao GVHD: Ths Nguyễn Thị Kim Nhung 10 SV: Khổng Thị Hồng Vân Trường ĐH KT&QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tập TN hệ số khả toán thời ta cần xem xét đến hệ số khả toán nhanh công ty Hệ số khả toán nhanh loại bỏ hàng tồn kho loại tài sản ngắn hạn có tính khoản thấp công ty có hệ số khả toán nhanh mức tương đối an toàn Trong năm 2012 hệ số toán nhanh công ty 0,67 lần năm 2013 0,73 lần, sang đến năm 2014 hệ số đạt 0,77 lần ta nhận thấy hệ số có xu hướng tăng qua năm năm hệ số lớn 0,5 tức mức chấp nhận Tuy nhiên, có nhiều trường hợp, doanh nghiệp có hệ số khả toán nhanh cao khả toán nợ ngắn hạn hạn khoản phải thu chưa thu hồi Tương tự tỷ số toán hành, việc xem xét tỷ số toán nhanh phải xem xét đến khoản phải thu khó đòi để đảm bảo đánh giá khả toán nợ doanh nghiệp cách xác Để xem xét khả toán tức công ty ta xem xét hệ số khả toán tức thời Nhìn vào bảng tính toán ta thấy: công ty có hệ số khả toán tức thời mức độ thấp thấp năm 2013 đồng nợ ngắn hạn chưa có 0,1 đồng tài sản ngắn hạn có tính khoản cao đảm bảo Đây dấu hiệu khó khăn cho doanh nghiệp, nhiên tiêu khẳng định tất để nói công ty đủ khả toán khoản nợ ngắn hạn đến hạn Hệ số toán lãi vay công ty năm có xu hướng giảm dần lớn Năm 2012 hệ số toán lãi vay 3,17 lần năm 2013 2,56 lần, đến năm 2014 hệ số giảm xuống 1,67 lần Nguyên nhân giảm sút tăng lên mạnh mẽ chi phí lãi vay giảm sút tăng lên không đáng kể lợi nhuận trước lãi vay thuế Sự thay đổi yếu tố làm cho hệ số toán lãi vay giảm năm giảm sút coi dấu hiệu không tốt cho công ty mà lợi nhuận tăng lên không tương xứng với gia tăng chi phí lãi vay 2.2.4.3 Phân tích tiêu phản ánh hiệu sử dụng vốn công ty a, Phân tích tiêu phản ánh hiệu sử dụng vốn cố định Bảng 2.14: Tổng hợp tiêu phản ánh hiệu sử dụng vốn cố định Năm Đơn GVHD: Ths Nguyễn Thị Kim Nhung 2012 46 2013 2014 SV: Khổng Thị Hồng Vân Trường ĐH KT&QTKD Thái Nguyên Chỉ tiêu (1)Doanh thu (2)TSCĐ bình quân (3)VCĐ bình quân (4)Lợi nhuận sau thuế Hiệu suất sử dụng TSCĐ (1)/(2) Hàm lượng VCĐ (3)/(1) Hệ số hiệu sử dụng VCĐ (4)/(3) vị VNĐ VNĐ VNĐ VNĐ % % Lần Báo cáo thực tập TN 109.220.947.309 3.351.972.259 3.351.972.259 1.264.795.402 3258,41 3,07 0,38 120.564.235.145 95.963.567.899 4.796.842.487 6.450.663.715 4.796.842.487 6.450.663.715 1.249.051.002 744.283.730 2513,41 1487,65 3,98 6,72 0,26 0,12 (Nguồn:báo cáo KQHĐSXKD công ty tính toán sinh viên) Hiệu suất sử dụng TSCĐ công ty năm vừa qua cao, số thể đồng vốn đầu tư vào tài sản cố định tạo đồng doanh thu Năm 2012 hệ số 3258,41% giảm xuống 2513,41% vào năm 2013, đến năm 2014 hệ số tiếp tục giảm xuống 1487,65%, năm hệ số có xu hướng giảm dần Mặc dù hệ số coi cao lẽ đặc thù kinh doanh buôn bán sắt thép, xi măng nên việc đầu tư vào TSCĐ so với tài sản lưu động Hàm lượng vốn cố định: Ngược lại với tiêu tiêu có giá trị nhỏ tốt Tại công ty, tiêu có xu hướng tăng năm ngưỡng ngưỡng an toàn, hàm lượng vốn cố định năm 2012 công ty 3,07%, năm 2913 3,985 năm 2014 tăng lên đến 6,72% Sự gia tăng tiêu dấu hiệu không tốt cho đơn vị so với tình hình mức hàm lượng sử dụng vốn cố định công ty chưa coi xấu Hiệu sử dụng vốn cố định: tiêu phản ánh xác thực hiệu sử dụng vốn cố định đơn vị Và hệ số cao tốt điều có nghĩa đồng vốn đơn vị bỏ tạo nhiều lợi nhuận ngược lại Tại công ty ta thấy, năm 2012 năm tiêu có giá trị cao năm lại đạt 0,38 lần, đến năm sau hệ số lại có giảm sút đáng kể xuống 0,26 lần vào năm 2013 0,12 lần vào năm 2014 Nguyên nhân giảm sút lợi nhuận sau thuế công ty có xu hướng giảm dần qua năm biểu không tốt cho hiệu sử dụng vốn cố định công ty Vốn cố định phận quan trọng cấu thành nên nguồn vốn Công ty, mà việc quản lý sử dụng cho hiệu quả, hợp lý vấn đề đáng lưu GVHD: Ths Nguyễn Thị Kim Nhung 47 SV: Khổng Thị Hồng Vân Trường ĐH KT&QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tập TN tâm quản lý tài doanh nghiệp Công ty cần phân tích nguyên nhân chủ quan, khách quan tác động đến hiệu vốn cố định nhằm tìm biện pháp nâng cao hiệu sử dụng vốn cố định nói riêng hiệu sử dụng vốn kinh doanh nói chung b, Phân tích tiêu phản ánh hiệu sử dụng vốn lưu động Bảng 2.15: tổng hợp hệ số hoạt động công ty TNHH Rạng Đông Năm Chỉ tiêu (1)Doanh thu (2)Giá vốn hàng bán (3)Vốn lưu động bình quân (4)Lợi nhuận sau thuế (5)Hàng tồn kho (6)Các khoản phải thu bình quân (7)Số vòng quay hàng tồn kho (2)/(5) (8)Số vòng quay khoản phải thu (1)/ (6) (9)Kỳ thu tiền bình quân 360/(8) (10)Số lần luân chuyển vốn lưu động (1)/(3) (11)Kỳ luân chuyển vốn lưu động 360/10 (12)Hàm lượng vốn lưu động (3)/(1) (13)Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động (4)/ (3) Đơn vị VNĐ VNĐ VNĐ VNĐ VNĐ VNĐ Lần 2012 2013 2014 109.220.947.309 105.251.120.618 12.182.441.549 1.264.795.402 7.294.377.288 4.125.644.222 14,43 120.564.235.145 116.045.123.625 11.934.831.758 1.249.051.002 6.589.156.222 5.187.099.955 17,61 95.963.567.899 92.238.915.465 11.976.682.875 744.283.730 5.698.777.224 6.069.662.894 16,19 Lần 26,47 23,24 15,81 Ngày 13,60 15,49 22,77 Lần 8,97 10,10 8,01 Ngày 40,15 35,64 44,93 Lần 0,11 0,098 0,12 Lần 0,10 0,10 0,06 (Nguồn: BCTC công ty TNHH Rạng Đông tính toán sinh viên) Vòng quay hàng tồn kho: qua bảng tổng hợp hệ số hoạt động công ty ta thấy đơn vị có số vòng quay hàng tồn kho tuong đối cao Vào năm 2012 số vòng quay hàng tồn kho 14,43 lần, năm 2013 số có xu hướng tăng nhanh từ 14,43 lên 17,61 lần Đến năm 2014 lại có xu hướng giảm không nhiều giảm xuống 16,19 lần Nhìn vào ta thấy công ty không bị đọng vốn nhiều vào danh mục hàng tồn kho đương nhiên vốn lưu động công ty sử dụng tương đối hiệu Tuy vậy, công ty cần có biện pháp triệt để để làm giảm lượng hàng tồn kho đến mức tối thiểu, từ tăng vòng quay hàng tồn kho, tránh tình trạng bị ứ đọng vốn nhằm nâng cao hiệu sử dụng vốn đơn vị Số vòng quay khoản phải thu: Một đơn vị thông thường có vòng quay khoản phải thu cao tốt, nhìn vào bảng tính toán ta thấy số vòng GVHD: Ths Nguyễn Thị Kim Nhung 48 SV: Khổng Thị Hồng Vân Trường ĐH KT&QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tập TN quay khoản phải thu chưa cao có xu hướng giảm dần qua năm cụ thể: năm 2012 số vòng quay khoản phải thu 26,47 lần, năm 2013 giảm 23,24 lần tiếp tục giảm xuống 15,81 lần Điều chứng tỏ công ty chưa có sách tín dụng tốt khoản nợ khách hàng Nếu sách tín dụng bán trả chậm cho khách hàng doanh nghiệp khắt khe làm giảm khả cạnh tranh doanh nghiệp Vì vậy, Công ty cần phải cân nhắc mục tiêu mình, tình hình thị trường, đối thủ cạnh tranh đánh giá vị đưa định áp dụng sách bán chịu thắt chặt hay nới lỏng cho phù hợp Kỳ thu tiền bình quân: Ngược lại với tính chất vòng quay khoản phải thu kỳ thu tiền bình quân thấp tốt Tỷ số cho biết thời gian chậm trả trung bình khoản phải thu thời gian trung bình để chuyển khoản phải thu thành tiền mặt Đây tiêu tài đánh giá hiệu hoạt động doanh nghiệp Dựa vào kỳ thu tiền bình quân, ta đánh giá sách bán hàng trả chậm chất lượng công tác quản lý, theo dõi khoản phải thu Qua số liệu cho thấy, kỳ thu tiền bình quân công ty có xu hướng tăng dần năm: năm 2012 kỳ thu tiền bình quân công ty 13,6 ngày, năm 2013 15,49 ngày năm 2014 22,77 ngày Điều có nghĩa công tác thu hồi nợ công ty chưa thực hiệu quả, công ty cần lập quỹ dự phòng cho khoản thu khó đòi để cải thiện công tác thu hồi nợ công ty Số lần luân chuyển vốn lưu động: Do đặc thù kinh doanh công ty công ty kinh doanh thương mại nên số lần luân chuyển vốn lưu động cao doanh nghiệp sản xuất, lợi để hiệu sử dụng vốn công ty phát huy tối đa Do khoản mục doanh thu số vốn lưu động bình quân có biến động không rõ rang qua năm nên số không ổn định năm; cụ thể: năm 2012 8,97 lần, năm 2013 10,10 lần năm 2014 lại giảm xuống 8,01 lần Vì vậy, thời gian tới công ty cần có sách hợp lý để đẩy mạnh vòng quay vốn lưu động nhằm nâng cao hiệu sử dụng vốn để cạnh tranh với đơn vị hoạt động kinh doanh thương mại khác GVHD: Ths Nguyễn Thị Kim Nhung 49 SV: Khổng Thị Hồng Vân Trường ĐH KT&QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tập TN Kỳ luân chuyển vốn lưu động: công ty hoạt động kinh doanh thương mại công ty TNHH Rạng Đông kỳ luân chuyển vốn lưu động thường không kéo dài doanh nghiệp tiến hành sản xuất Theo báo cáo công ty năm 2012 kỳ luân chuyển vốn lưu động 40,15 ngày, năm 2013 35,64 ngày năm 2014 44,93 ngày; so với công ty ngành kỳ luân chuyển vốn lưu động công ty tương đối dài Do đó, công ty cần có sách để khắc phục vấn đề để số vốn lưu động công ty phát huy tối đa hiệu Hàm lượng vốn lưu động: tiêu cho biết để có đồng doanh thu cần đồng vốn lưu động ứng Hệ số nhỏ hiệu sử dụng vốn lưu động cao ngược lại Qua số liệu bảng cho thấy, để tạo đồng doanh thu Công ty cần bỏ xấp xỉ 0,11 đồng vốn lưu động vào năm 2012, năm 2013 0,09 đồng năm 2014 0,12 đồng Điều cho thấy tăng lên doanh thu tương đối cân xứng với tăng lên vốn lưu động công tác quản lý vốn lưu động đơn vị tương đối ổn định theo thời gian Tuy nhiên, để hiệu sử dụng vốn nâng cao nữa, đơn vị cần xem xét đánh giá tình hình quản lý sử dụng vốn để có sách xác thực góp phần tăng cường hiệu tài Công ty Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động: theo lý thuyết tỷ số cao hiệu sử dụng vốn lưu động tốt ngược lại Việc xem xét đến tiêu cần thiết đánh giá hiệu sử dụng, công tác quản lý vốn doanh nghiệp Theo bảng cho thấy, tỷ số năm 2012 năm 2013 xấp xỉ o,1 lần, đến năm 2014 số giảm xuống 0,06 lần Lý biến động vốn lưu động lợi nhuận sau thuế không ổn định qua năm, lợi nhuận sau thuế giảm mạnh vào năm 2014 Đây biểu không tốt cho tình hình kinh doanh công ty , công ty cần xem xét đắn định đơn vị định nhằm tăng vốn lưu động để nâng cao hiệu sử dụng vốn GVHD: Ths Nguyễn Thị Kim Nhung 50 SV: Khổng Thị Hồng Vân Trường ĐH KT&QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tập TN Phần 3: NHẬT XÉT VÀ KẾT LUẬN 3.1 Đánh giá tình hình phân tích tài công ty TNHH Rạng Đông Qua phân tích từ thực tế hệ thống tiêu phân tích trên, ta có đánh giá chung hiệu sử dụng vốn lưu động công ty sau: 3.1.1 Những thành tựu đạt Trải qua thời gian dài xây dựng phát triển, Công ty TNHH Rạng Đông gặp phải bước thăng trầm đáng kể Song công ty khẳng định thông qua việc khai thác tốt tiềm năng, mạnh sẵn có đồng thời hạn chế, khắc phục khó khăn gặp phải Những thành tích mà công ty đạt : - Trong năm gần công ty làm ăn có lãi Mặc dù lợi nhuận qua năm có xu hướng giảm bối cảnh kinh tế nhiều khó khăn thị trường bất động sản giai đoạn đóng băng, ta thấy công ty hoạt động bình thường có khả thích nghi cao điều kiện khó khăn GVHD: Ths Nguyễn Thị Kim Nhung 51 SV: Khổng Thị Hồng Vân Trường ĐH KT&QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tập TN - Cơ cấu tài sản tương đối hợp lý tài sản lưu động lớn so với tài sản cố định Đây phù hợp với đặc điểm, ngành nghề sản xuất kinh doanh công ty Việc xây dựng cấu tài sản hợp lý sở cho việc sử dụng tiết kiệm, hiệu nguồn tài doanh nghiệp Từ mà đơn vị tạo lực sản xuất cao hơn, mang lại lợi nhuận cho Công ty góp phần nâng cao lực tài đơn vị - Cơ cấu nguồn vốn công ty coi cấu an toàn vốn chủ sở hữu lớn nợ phải trả Điều góp phần làm giảm rủi áp lực lực tài đơn vị Hơn nữa, vốn chủ sở hữu ngày có xu hướng tăng (từ 53% năm 2012 lên đến 56% vào năm 2014) Từ giảm nhu cầu vay vốn, tiết kiệm khoản đáng kể chi phí lãi vay Điều góp phần nâng cao hiệu sử dụng vốn hiệu kinh doanh - Việc huy động vốn công ty thành công, quy mô vốn liên tục tăng từ năm 2012 đến 2014, đáp ứng nhu cầu vốn, đặc biệt vốn lưu động cho hoạt độ ng kinh doanh, điều chứng tỏ cố gắng cao công ty việc huy động vốn - Việc quản lý sử dụng vốn lưu động tương đối ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh công ty mở rộng quy mô hoạt động phù hợp với chế thị trường - Tình hình khả toán công ty tương đối khả quan, công ty hoàn toàn có khả toán khoản nợ ngắn hạn Tổng số vốn công ty bị chiếm dụng có xu hướng giảm khoảng thời gian thu hồi khoản phải thu giảm xuống đáng kể - Vòng quay hàng tồn kho tăng dần qua năm Nhìn chung, dấu hiệu đáng mừng nói lên tăng trưởng hiệu hoạt động, giảm tình trạng ứ đọng vốn kinh doanh - Công ty có đội ngũ lãnh đạo công nhân làm việc nhiệt tình, biết tiếp thu mới, cạnh tranh chất lượng, suất sản xuất, áp dụng công nghệ tiên tiến, sử dụng công nghệ đại Do công ty khẳng định chỗ đứng thị trường - Không ngừng tìm kiếm khách hàng thị trường để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm GVHD: Ths Nguyễn Thị Kim Nhung 52 SV: Khổng Thị Hồng Vân Trường ĐH KT&QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tập TN 3.1.2 Những vấn đề tồn Bên cạnh mặt tích cực vừa nêu hoạt động kinh doanh nói chung công tác quản lý tài nói riêng, công ty thể số nhược điểm cần khắc phục, cụ thể sau : -Tuy vòng quay hàng tồn kho tăng lên giá trị hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao tài sản ngắn hạn Như vậy, làm tăng chi phí lưu kho điều làm ảnh hưởng nhiều tới lợi nhuận doanh nghiệp công ty cần có biện pháp hợp lý để điều chỉnh lượng hàng tồn kho cách phù hợp -Trong tổng nợ công ty toàn nợ vay nợ ngắn hạn Nợ dài hạn thường có không đáng kể Một mặt làm giảm chi phí sử dụng vốn mặt khác lại làm tăng áp lực tài Công ty phải sát việc theo dõi khoản nợ đến hạn bố trí nguồn để toán khoản nợ đến hạn -Vòng quay khoản phải thu giảm dần năm kỳ thu tiền bình quân tăng dần khiến công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn lớn Do đó, công ty bị động công tác huy động sử dụng nguồn tài chính, khó nắm bắt hội kinh doanh -Do đặc thù lĩnh vự kinh doanh nên công ty không trọng vào đầu tư tài sản cố định, tỷ trọng tài sản cố định thấp so với tài sản lưu động Hơn nữa, hiệu sử dụng tài sản cố định tương đối thấp nguyên nhân hạn chế biến động không tương xứng lợi nhuận thu vốn cố định mà công ty bỏ hàng năm - Phòng kế toán chưa có phương pháp phân tích tài hợp lý tiêu tài công ty so sánh năm với mà chưa đối chiếu với tiêu loại công ty ngành khác chưa đối chiếu với mức trung bình ngành để thấy vị công ty ngành -Trong năm 2014, doanh thu tăng lên lợi nhuận lại giảm sút nghiêm trọng so với năm 2013 Đây biểu không tốt việc quản trị chi phí sản xuất chi phí liên quan khác Nguyên nhân việc chủ yếu khó khăn chung kinh tế công tác quản trị chi phí đơn vị GVHD: Ths Nguyễn Thị Kim Nhung 53 SV: Khổng Thị Hồng Vân Trường ĐH KT&QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tập TN - Công ty chưa đề biện pháp để giảm tài sản nợ, tăng nguồn vốn tự có cấu vốn lưu động 3.2 Một số giải pháp hoàn thiện, nâng cao lực tài công ty Qua trình phân tích tình hình tài công ty TNHH Rạng Đông ta thấy, công ty đơn vị có lực kinh tế, giữ vững vị thị trường Từ thành lập đến nay, công ty đạt thành tựu định khẳng định tiềm lực kinh tế mình, bên cạnh tồn hạn chế định thân công ty Trong suốt trình nghiên cứu, em tìm số nguyên nhân tác động không tốt đến tình hình tài doanh nghiệp, em xin mạnh dạn đề xuất số biện pháp nhằm nâng cao hiệu sử dụng nâng cao lực tài đơn vị Các giải pháp cụ thể sau : Thứ : cần có kế hoạch làm giảm bớt lượng hàng tồn kho Như ta thấy, lượng hàng tồn kho công ty năm chiếm tỷ trọng lớn tổng tài sản, điều cho thấy công ty bị ứ đọng vốn khoản mục tương đối nhiều phải bỏ khoản chi phí cho việc lưu trữ bảo quản Như vậy, khoản chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ để bảo quản lưu trữ lượng hàng tồn kho ảnh hưởng đến kết kinh doanh doanh nghiệp, việc xem xét để giảm bớt lượng hàng tồn kho điều cần thiết -Nới lỏng sách bán chịu cho khách hàng để giảm bớt lượng hàng tồn kho Tuy nhiên sách nới lỏng cần cân nhắc đứng đắn với khách hàng, xem xét khả toán khả tài khách hàng sở hợp đồng kinh tế -Thực tốt công tác dự báo thị trường, tính toán phân tích biến động sảy thị trường thời gian trung hạn để lập kế hoạch dự trữ lượng hàng tồn kho đơn vị Thứ hai : quản lý chặt chẽ khoản phải thu từ khách hàng Theo bảng cân đối kế toán, khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng đứng thứ sau khoản mục hàng tồn kho tổng tài sản ngắn hạn năm 2012,2013 2014 GVHD: Ths Nguyễn Thị Kim Nhung 54 SV: Khổng Thị Hồng Vân Trường ĐH KT&QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tập TN Như vậy, việc giảm bớt khoản phải thu khách hàng vấn đề cấp thiết để tình hình tài công ty cải thiện giảm bớt khoản vốn bị chiếm dụng, tăng nguồn vốn tự có hay tăng vòng quay vốn Để làm điều đó, ban lãnh đạo công ty cần : -Có sách bán chịu đắn khách hàng Với đối tượng khách hàng khác có hợp đồng hàng hóa với điều khoản khác cần cân nhắc đến điều khoản bán chịu thời gian trả nợ, mức chiết khấu mà khách hàng hưởng trả tiền sớm vòng ngày -Cần theo dõi chi tiết chặt chẽ khoản phải thu khách hàng, phân biệt theo đối tượng khách hàng để có biện pháp ngăn ngừa khoản nợ không toán, trích lập quỹ dự phòng toán nợ Thứ ba : Nâng cao hiệu sử dụng vốn cố định Mặc dù công ty không đầu tư nhiều vào tài sản cố định, việc nâng cao hiệu sử dụng khoản vốn cố định công ty điều cần thiết để cải thiện tình hình tài đơn vị Do vậy, công ty cần có biện pháp để phát huy tối đa hiệu sử dụng tài sản cố định : quản lý tốt tài sản sử dụng, thực việc trích khấu hao phù hợp với đặc điểm kinh doanh đơn vị, tiến hành hoạt động cho thuê TSCĐ thời gian ngừng hoạt động,… Thứ tư : quản lý tốt khoản mục chi phí nhằm gia tăng lợi nhuận cho công ty Chi phí khoản mà đơn vị kinh tế phải bỏ trước để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh Đó số tiền mà đơn vị phải trừ khỏi doanh thu tính toán lợi nhuận Vì vậy, chi phí cao lợi nhuận lại giảm Đó điều không đơn vị kinh tế mong muốn Vì vậy, để có lợi nhuận cao giới hạn nguồn lực, Công ty cần có chế quản lý chi phí chặt chẽ nhằm sử dụng vốn cách phù hợp, tránh lãng phí vốn, thận trọng định đầu tư dù nhỏ hay lớn Có vậy, đơn vị tận dụng vốn đạt hiệu sử dụng vốn tối đa 3.3 Kiến nghị  Đối với nhà nước: GVHD: Ths Nguyễn Thị Kim Nhung 55 SV: Khổng Thị Hồng Vân Trường ĐH KT&QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tập TN Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp, có sách ưu đãi thuế, đơn giản hóa thủ tục hành để góp phần nâng cao hiệu sản xuất kinh doanh phát triển đất nước Hệ thống ngân hàng tạo điều kiện để công ty vay vốn bổ sung trình kinh doanh, nhằm thực mục tiêu mà công ty đặt với lãi suất ưu đãi dài hạn  Đối với doanh nghiệp - Cần phải lập kế hoạch kinh doanh, thực việc tiêu thụ phù hợp với sách tránh tình trạng hàng tồn kho nhiều làm ứ đọng vốn chi phí lưu kho, bảo quản - Tăng cường đào tạo quản lý, nâng cao trình độ công nhân, đáp ứng đầy đủ với nhu cầu đổi công nghệ đại, khai thác hết công suất máy móc thiết bị, lý tài sản không dung đến không sử dụng - Công ty cần có phận marketing để nghiên cứu thị trường thăm dò thị trường cho định quan trọng kinh doanh - Thực sách thu hút khách hàng, thu hút đơn đặtt hàng lớn, tạo mối quan hệ nhằm nâng cao uy tín gia tăng lợi nhuận - Mở rộng thị trường, tham gia vào thị trường lớn thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán hay xúc tiến thương mại với người nước ngoài, mở rộng mạng lưới phân phối sản phẩm GVHD: Ths Nguyễn Thị Kim Nhung 56 SV: Khổng Thị Hồng Vân Trường ĐH KT&QTKD Thái Nguyên GVHD: Ths Nguyễn Thị Kim Nhung Báo cáo thực tập TN 57 SV: Khổng Thị Hồng Vân Trường ĐH KT&QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tập TN KẾT LUẬN Chúng ta bước vào thời kỳ mới, thời kỳ kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế tham gia, doanh nghiệp trình hội nhập với kinh tế thới, kinh tế đại cạnh tranh gay gắt, họ phải khẳng định tìm chỗ đứng cho để vươn lên tồn phát triển Muốn vậy, họ phải có cho mạnh đặc biệt mạnh mặt tài Trong vài năm xây dựng phát triển, Công ty TNHH Rạng Đông bước thu kêt cao kinh doanh, mở rộng quy mô Công ty tạo niềm tin cho đối tác Đặc biệt công ty có khả tài vững vàng, điều thể nỗ lực cố gắng vươn lên khẳng định vị thị trường Tuy nhiên, nguyên nhân khách quan chủ quan nên công ty không tránh khỏi khó khăn, hạn chế định vấn đề quản lý tài mà công ty cần xem xét để có giải pháp kịp thời nhằm nâng cao lực tài đơn vị Bằng kiến thức tích lũy trình học tập, trình thực tập công ty TNHH Rạng Đông với giúp đỡ tận tình cô giáo thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Nhung em mạnh dạn sâu vào nghiên cứu thực trạng tài đưa số ý kiến nhằm nâng cao lực tài công ty Qua đây, em có nhìn sâu sắc khả tiềm lực tài công ty lý thuyết thực tiễn Song trình độ thời gian nghiên cứu hạn chế nên báo cáo em không tránh khỏi sai sót, em mong nhận đạo thầy cô giáo, giúp đỡ anh chị phòng kế toán-tài công ty, đóng góp bạn bè để báo cáo em hoàn thiện GVHD: Ths Nguyễn Thị Kim Nhung 58 SV: Khổng Thị Hồng Vân Trường ĐH KT&QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tập TN Tài liệu tham khảo Tài liệu công ty TNHH Rạng Đông -Bảng cân đối kế toán -Báo cáo kết hoạt động sản xuất kinh doanh Giáo trình tài doanh nghiệp Tác giả Nguyễn Đình Kiệm Bạch Đức Hiển (học viện tài chính), nhà xuất Tài Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh Tác giả Đồng Văn Đạt (2010), nhà xuất Khoa học Kỹ thuật Tài doanh nghiệp, TS Bùi Hữu Phước (2004), Nhà xuất thống kê, Hà Nội Bải giảng Kế toán quản trị, GV Đỗ Thuý Phương (2011), Nhà xuất Đại học Thái nguyên, Thái Nguyên Một số trang web: www.tailieu.vn http://doc.edu.vn http://luanvan.net.vn GVHD: Ths Nguyễn Thị Kim Nhung 59 SV: Khổng Thị Hồng Vân Trường ĐH KT&QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tập TN MỤC LỤC GVHD: Ths Nguyễn Thị Kim Nhung 60 SV: Khổng Thị Hồng Vân [...]... thuế Vốn lưu động bình quân 2.2 Thực trạng phân tích tình hình tài chính của công ty thông qua bảng cân đối kế 2.2.1 toán Đánh giá khái quát tình hình tài chính tại công ty TDT qua bảng cân đối kế toán GVHD: Ths Nguyễn Thị Kim Nhung 20 SV: Khổng Thị Hồng Vân Trường ĐH KT&QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tập TN Bảng 2.1: Kết cấu tài sản và nguồn vốn của công ty TNHH Rạng Đông ĐVT: VNĐ Chênh lệch Chỉ tiêu Năm... Nguyên Báo cáo thực tập TN Phần 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH RẠNG ĐÔNG 2.1 Khái quát phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp 2.1.1 Mục đích, tài liệu sử dụng và phương pháp phân tích Mục đích phân tích: Tài chính là một bộ phận quan trọng trong quá trình hoạt động của mỗi doanh nghiệp, việc doanh nghiệp có cho mình một năng lực tài chính tốt cũng phần nào nói lên được vị... trường Tài liệu sử dụng: Tài liệu sử dụng trong quá trình phân tích chủ yếu đó là bảng Cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ hay các tài liệu tài chính khác phục vụ cho quá trình phân tích Định kỳ, phòng tài chính kế toán tiến hành thu thập tổng kết và lập báo cáo này Các báo cáo này được lập theo sự chỉ đạo của kế toán trưởng cho các kế toán viên... mục trên bảng kết cấu tài sản Để có cái nhìn rõ hơn, ta sẽ kết hợp bảng kết cấu trên với biểu đồ sau đây: Biểu đồ 1: Cơ cấu tài sản của công ty TNHH Rạng Đông giai đoạn 2012-2014 Qua bảng số liệu cho thấy: - Tại công ty tài sản ngắn hạn có xu hướng giảm dần tỷ trọng trong tổng tài sản,vào năm 2012 tài sản ngắn hạn là 12.182.441.549 đồng chiếm 78,42% trong tổng số tài sản của công ty Năm 2013 tài sản... (Nguồn: Phòng kế toán -tài chính) Qua bảng số liệu cho thấy: tổng tài sản và tổng nguồn vốn của công ty TNHH Rạng Đông có sự gia tăng nhẹ Năm 2013 tổng tài sản và nguồn vốn của công ty là 16.731.674.245 đồng tăng hơn 7,7% so với năm 2012, sự gia tăng này chủ yếu do công ty mở rộng quy mô hoạt động và đến năm 2014 thì tài sản đã lên tới 18.427.346.590 tăng lên 10,13% so với năm 2013 Riêng tài sản ngắn... cứ vào các số liệu kế toán, phòng kế toán tiến hành lập thuyết minh báo cáo tài chính để phục vụ cho việc phản ánh chi tiết và mở rộng các thông tin trong BCTC, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân tích tài chính khi cần thiết Phương pháp phân tích: Phương pháp chủ yếu sử dụng cho việc phân tích tài chính đó là phương pháp tỷ lệ Việc sử dụng phương pháp tỷ lệ cho phép người phân tích đưa ra một tập... Tổng nguồn vốn (Nguồn: bảng CĐKT của công ty TNHH Rạng Đông) Để có thể đánh giá một cách chính xác kết cấu và tình hình biến động của tài sản trong 3 năm 2012, 2013, 2014 ta đi phân tích bảng dưới đây kết hợp với biểu đồ 2 GVHD: Ths Nguyễn Thị Kim Nhung 29 SV: Khổng Thị Hồng Vân Tỷ trọn g (%) 44,47 55,53 100 Trường ĐH KT&QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tập TN Bảng 2.5: Phân tích kết cấu và diễn biến của... 962.450.765 744.283.730 2.766.773.795 (Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty TNHH Rạng Đông & sự tính toán của sinh viên) GVHD: Ths Nguyễn Thị Kim Nhung 35 SV: Khổng Thị Hồng Vân Trường ĐH KT&QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tập TN a, Phân tích việc sử dụng vốn của công ty qua các năm 2012, 2013, 2014 Bảng 2.9: Phân tích việc sử dụng vốn của công ty qua các năm 2012, 2013, 2014 ĐVT: VNĐ Sử dụng vốn 2012... 5 (Nguồn: Phòng kế hoạch-kinh doanh) GVHD: Ths Nguyễn Thị Kim Nhung 30 SV: Khổng Thị Hồng Vân 10,13 Trường ĐH KT&QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tập TN Biểu đồ 2: kết cấu nguồn vốn tại công ty TNHH Rạng Đông giai đoạn 2012-2014 Qua biểu đồ trên và bảng phân tích kết cấu và diễn biến nguồn vốn cho thấy:Tổng nguồn vốn của công ty qua các năm đều tăng dần Năm 2013 tổng nguồn vốn của công ty là 16.731.674.245... cung cấp sản phẩm, rủi ro tài chính thấp, mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp cao 2.2.2 2.2.2.1 Phân tích tình hình tài sản Phân tích kết cấu và sự biến động của tài sản theo chiều ngang GVHD: Ths Nguyễn Thị Kim Nhung 22 SV: Khổng Thị Hồng Vân Trường ĐH KT&QTKD Thái Nguyên Báo cáo thực tập TN Bảng 2.2: Phân tích cơ cấu và diễn biến tài sản theo chiều ngang ĐVT: VNĐ Tài sản Năm 2013 so với 2012

Ngày đăng: 01/09/2016, 08:30

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • Phần 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH RẠNG ĐÔNG

  • 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Rạng Đông

  • 1.1.1. Vị trí địa lý và địa chỉ giao dịch của công ty TNHH Rạng Đông

  • 2.1.2. Các chỉ tiêu tài chính sử dụng để phân tích tinh hình tài chính.

  • 2.2.3. Phân tích tình hình nguồn vốn

  • 2.2.3.1. Phân tích kết cấu và diễn biến nguồn vốn qua các năm

  • 2.2.4 Phân tích tình hình tài chính của Công ty qua các hệ số tài chính đặc trưng

  • 2.2.4.1 Phân tích cấu trúc tài chính của công ty.

  • 2.2.4.2 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán

  • 3.1. Đánh giá tình hình phân tích tài chính tại công ty TNHH Rạng Đông

  • 3.1.1. Những thành tựu đã đạt được

  • 3.1.2. Những vấn đề còn tồn tại

  • 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện, nâng cao năng lực tài chính của công ty

  • KẾT LUẬN

  • Tài liệu tham khảo

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan