Giáo án Ngữ văn 6 bài 3: Sơn Tinh, Thủy Tinh tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tất...
Trang 1Tuần 3
Tiết 9: SƠN TINH, THỦY TINH
(Truyền thuyết)
A MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Giúp học sinh hiểu được ý nghĩa của truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh nhằm
giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở châu thổ Bắc Bộ thời kỳ các vua Hùng dựng nước và khát vọng của người Việt trong việc chế ngự thiên nhiên
- Hiểu được một số yếu tố nghệ thuật tiêu biểu : hình tượng kì ảo,mang tính tượng trưng khái quát cao
- Học sinh kể lại được truyện này
B CHUẨN BỊ:
- GV: Đọc sách - Tư liệu - Giáo án, tranh ảnh
- HS: Đọc SGK - Trả lời câu hỏi
C TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
HĐ1 Khởi động.
I Tổ chức: Sĩ số:
II Kiểm tra:
- Tóm tắt những sự việc chính của VB Thánh Gióng?
- Nêu nội dung, ý nghĩa VB?
- Sự chuẩn bị: SGK - vở ghi - vở soạn
III Tổ chức các HĐ dạy học:
Trang 2HĐ2 Bài mới.
Yêu cầu đọc: rõ ràng, khoan
thai, đúng ngữ điệu đối thoại
- Hãy tóm tắt các sự việc chính
trong VB?
Trên cơ sở những sự việc
chính hãy kể lại truyện?
Nhắc lại khái niệm truyền
thuyết?
Đọc chú thích trong SGK
VB chia làm mấy đoạn? Ý mỗi
đoạn?
I Đoc, tìm hiểu chung văn bản.
1 Đọc và kể:
- Vua Hùng kén rể
- Sơn Tinh, Thuỷ Tinh cầu hôn
- Cuộc giao tranh giữa 2 vị thần
- Sự trả thù hàng năm của Thuỷ Tinh và sự chiến thắng của Sơn Tinh
2 Tìm hiểu chú thích: SGK
- Từ khó: (đọc chú thích 1, 3, 4)
3 Bố cục:
Đ1: Đầu→ mỗi thứ 1 đôi: Vua Hùng kén rể Đ2: Tiếp → Rút quân về: ST,TT cầu hôn và cuộc giao tranh của hai vị thần
Đ3: Còn lại: Sự trả thù về sau của TT và c.thắng của ST
II Đoc, tìm hiểu nội dung văn bản:
Ở đoạn 1 tác giả miêu tả sự
việc gì?
? Sự việc ấy cho ta hiểu truyện
gắn với thời đại nào? (Thời đại
1 Vua Hùng kén rể:
Vua Hùng thứ 18 có 1người con gái tên là Mị Nương, xinh đẹp hiền dịu, Vua muốn kén cho người chồng xứng đáng
Trang 3các vua Hùng)
? Đoạn văn này giới thiệu về
những ai cầu hôn? Tìm những
chi tiết g.thiệu về 2 nhân vật
này?
Em có nhận xét gì về từ ngữ,
kiểu câu, nghệ thuật giới thiệu
nhân vật?
Từ cách giới thiệu đó em có
nhận xét về 2 nhân vật đó?
? Sự việc tiếp theo là sự việc
gì? Lễ vật thách cưới là gì?
Em có nhận xét gì về những lễ
vật ấy và về cách kể truyện của
người xưa?
? Qua đó p.ánh t.độ gì của
n.dân?
? Kết quả của sự việc thách cưới
ra sao?
? Khi ST cưới được Mị Nương
thì sự việc nào xảy ra?
* Sơn Tinh, Thuỷ Tinh cầu hôn
+ Sơn Tinh: Núi Tản Viên, vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây→ nổi lên dãy núi đồi - Là chúa non cao
+ Thuỷ Tinh: Miền biển, gọi gió → gió đến, hô mưa → mưa về - Là chúa vùng nước thẳm
→ Từ ngữ trang trọng, miêu tả nhân vật theo kiểu sắp xếp đối xứng về tài năng, vị trí
→ Sơn Tinh tài năng bậc thánh thần, Thuỷ Tinh tài năng khác người Cả 2 có tài kỳ lạ; 2 thần ngang sức ngang tài → Tô đậm chủ đề truyện
* Vua Hùng thách cưới:
- Voi 9 ngà, gà 9 cựa, ngựa 9 hồng mao→ 1 đôi
- 100 ván cơm nếp, 100 nệp bánh chưng
→ Sính lễ vừa trang nghiêm vừa kỳ lạ, khác thường
(GV: Qua đó thấy trí tưởng tượng phong phú và chi tiết kì lạ hoang đường, đây là đặc trưng của tr.thuyết)
→ P.ánh t.độ của người Việt cổ đ.với rừng núi
và lũ lụt: lũ lụt là kẻ thù, núi rừng là q.hương, là lợi ích, bạn bè, ân nhân
* Kết quả: Sơn Tinh đến trước lấy được Mị Nương
Thuỷ Tinh đến sau không lấy được Mị Nương
2 Cuộc giao tranh của 2 vị thần:
Trang 4? Em hãy thuật lại diễn biến
cuộc giao tranh của 2 vị thần?
? Em nhận xét gì về ý nghĩa
của chi tiết “Nước sông bấy
nhiêu”? (P.ánh ước mơ gì của
nhân dân ta?)
? Từ chi tiết ấy gợi cho em
liên tưởng đến công việc gì
của n.dân ta từ xưa → nay?
? Như vậy người xưa tưởng
tượng s.mạnh của TT nhằm
mục đích gì?
? Từ nhân vật Sơn Tinh em có
suy nghĩ gì về công cuộc dựng
nước của ông cha ta?
- Đùng đùng nổi giận, đuổi theo
- Hô mưa, gọi gió rung chuyển đất trời, dâng nước cuồn cuộn, nước ngập nhà cửa, núi đồi
- K.quả: sức kiệt, thu rút quân về
- Không hề nao núng.
- Dùng phép lạ bốc từng quả đồi , rời núi, ngăn dòng lũ Nước dâng cao bao nhiêu đồi núi cao bấy nhiêu
- Vẫn vững vàng, thể hiện ý chí quyết tâm sẵn sàng đối phó kịp thời
→ Ước mơ chinh phục và c.thắng thiên tai, lũ lụt
→ Thể hiện ý chí quyết tâm bền bỉ của n.d ta trong công việc đắp đê trị thủy, c.thắng lũ lụt
→ Mục đích: Giải thích hiện tượng mưa bão, lũ lụt hàng năm
→ Là kỳ tích dựng nước với những chiến công của người Việt Cổ, đó cũng là kỳ tích dựng nước của thời đại các vua Hùng Kết thúc SơnTinh thắng - đó là sự chiến thắng của tài năng, khí phách trong công việc đấu tranh chống lại sự
Trang 5? Kết thúc truyện nêu sự việc
gì??Theo em chuyện có thật
không, vì sao?
? Các n.v có ý nghĩa tượng
trưng ntn?
* GV treo tranh minh họa
Ý nghĩa của truyện?
khắc nghiệt của tự nhiên
- “Hàng năm Thuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng năm nào cũng thất bại” Hai n.v trong câu chuyện là do người xưa tưởng tượng
ra Nhưng có ý nghĩa thực: Khái quát hóa h.tượng lũ lụt và sức mạnh ước mơ chế ngự t.nhiên của nd ta cũng như chiến công của các Vua Hùng thời dựng nước
+ TT: Tượng trưng cho h.tượng mưa to bão lụt ghê gớm hàng năm ở vùng châu thổ Sông Hồng
+ ST: Tượng trưng cho ước mơ c.thắng thiên tai của người xưa.Tài năng, khí phách của ST là biểu tượng sinh động cho chiến công của người Việt trong cuộc đ.tranh với t.nhiên chinh phục t.nhiên
3 Ý nghĩa của truyện
- Giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra hàng năm ở Sông Hồng, Sông Đà
- Ca ngợi đề cao quyền lực, công laodựng nước của các Vua Hùng, ca ngợi tinh thần đấu tranh của nhân dân ta trong công cuộc dựng nước
- P.ánh ước mơ của ndân ta về khả năng sức mạnh chế ngự t.nhiên
* HĐ3.
III Tổng kết - ghi nhớ
1 Nghệ thuật:
- Là câu chuyện tưởng tượng kỳ ảo
Trang 6- Xây dựng những h.tượng mang tính tượng trưng và k.quát cao.
2 ND:
- Giải thích hiện tượng lũ lụt
- Ước mong chế ngự thiên tai của người Việt Cổ
- Suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng
3 Ghi nhớ: SGK
*HĐ4
IV Củng cố:
1 Bài tập 1:
Em có nhận xét gì về việc
xây dựng công trình thuỷ
điện Sông Đà ở nước ta?
Kể diễn cảm VB “STTT”
Củng cố: là công trình thuỷ điện vĩ đại được XD trong 10 năm, NM lớn nhất nước ta, bắt thiên nhiên phục vụ con người đem đến của cải, hạnh phúc; chứng minh khả năng chiến thắng thiên nhiên của con người
V Dăn dò:
- Học bài
- PBCN về Sơn Tinh
- Soạn Sự tích hồ Gươm