MỞ ĐẦU Truyền hình có thể nói là một thể loại báo chí mới, nó mới xuất hiện cách đây hơn 100 năm, nhưng trong hơn một thế kỷ nó đã có sự phát triển vượt bậc, nhờ ưu điểm của nó, đó là phát đi những hình ảnh động, mới đầu chỉ là truyền hình đơn thuần chỉ là để phát đi thông tin, tin tức và hình ảnh rất xấu, những qua những chặng đường phát triển và cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ trong thế kỷ qua, truyền hình đã tham gia vào nhiều lĩnh vực và đạt được những tiến bộ đáng kể, chúng ta có thể thấy rằng truyền hình đã được sử dụng trong nhiều ngành như y tế, văn hóa, giáo dục, các hội nghị, hội thảo…vv, từ truyền dẫn công nghệ Analog cho đến truyền dẫn công nghệ Digital, từ hình ảnh muỗi mờ cho đến hình ảnh sắc nét, sống động, độ phân giải cao…vv. Vậy thì lý do nào đưa truyền hình đến sự phát triển một cách nhanh chóng như thế? Bài viết này sẽ đưa ra sự phát triển của truyền hình từ sơ khai đến hiện nay, xu hướng phát triển trong tương lai và cùng với đó là liên hệ sự phát triển truyền hình Việt Nam cũng như xu hướng phát triển của Việt Nam.
Trang 1Vậy thì lý do nào đưa truyền hình đến sự phát triển một cách nhanhchóng như thế? Bài viết này sẽ đưa ra sự phát triển của truyền hình từ sơ khaiđến hiện nay, xu hướng phát triển trong tương lai và cùng với đó là liên hệ sựphát triển truyền hình Việt Nam cũng như xu hướng phát triển của Việt Nam.
Trang 2Có thể chia làm 2 giai đoạn: Truyền hình cơ học và truyền hình điện tử.
Trước khi tìm hiểu lịch sử truyền hình, ta phải biết truyền hình là gì?Truyền hình là hệ thống phát và thu hình ảnh, âm thanh bằng các thiết bịtruyền dẫn tín hiệu như sóng điện từ, cáp, sợi quang trong đó quan trọng nhất
là sóng điện từ
Truyền hình cơ học
Quá trình nghiên cứu và phát triển truyền hình bắt đầu diễn ra từ nhữngthập niên cuối thế kỷ 18, nhưng để truyền hình phủ sóng rộng rãi thì phải đếngiữa thế kỷ 20, được đánh dấu bằng sự xuất hiện của các TV thương mạitrong các cửa hàng của Mỹ trong những năm 50
Và để đạt được những thành tựu ấy là một quá trình nghiên cứu lâu dài.Năm 1873, nhà khoa học Scotland James cleck Maxwell, ông đã tiênđoán sự tồn tại của sóng điện từ và các phương tiện truyền phát sóng trongtương lai
Cũng vào năm 1873, nhà khoa học Anh Willoughby Smith và trợ lýJoseph May chứng minh rằng điện trở suất cầu nguyên tố Selen thay đổi khiđược chiếu sang, phát minh này đưa ra khái niệm “Suất quang dẫn, nguyên lýhoạt động của các ống Vidicon truyền hình, năm 1888 tìm ra nguyên lý
“phóng tia điện từ”,
Một số phát minh đã chuyển đổi ánh sáng thành dòng điện nhưng chừng
đó thôi chưa đủ để truyền hình ra đời, vấn đề là dòng điện còn yếu nên chưa
đủ khả năng để khuyếch đại hiệu quả Mãi đến năm 1906 khi Lee De Forest,đăng ký phát minh ống Triode, mọi việc mới được giải quyết
Trang 3Nói đến phát minh nổi bật trong khoang thời gian này thì phải kể đến đĩaNipkow.
Đĩa Nipkow được chế tạo bởi một sinh viên người Đức tên là PaulGottlieb Nipkow, ông đặt chiếc đĩa có đục lôc theo hình xoáy ốc phía trướcmột bức tranh được chiếu sáng, khi quay đĩa lỗ thủng đầu tiên quét qua chỗcao nhất của bức tranh, lỗ thứ hai thấp hơn một chút, lỗ thứ ba thấp hơn mộtchút nữa, cứ như vậy các lỗ tiếp theo sẽ thấp dần cho tới tâm của bức tranh,
để thu được hình ảnh Nipkow quay chiếc đĩa, sau mỗi một vòng quay cácđiểm trên bức tranh lần lượt hơn ra, những chiếc đĩa tương tự quay ở điểmnhận, khi tốc độ quay đạt 15 vòng/giây, ánh sáng đi qua hệ thống tái tạonhững hình ảnh tĩnh của bức tranh., thiết kế này được coi là việc chuyển đổihình ảnh thành các chấm điểm, nhưng phải đến khi phát minh ra ống phóngđại thì thiết kế này mới thiết thực
Thiết kế đĩa của Nipkow được sử dụng đến những năm 20 của thế kỷ
XX, sau đó kỹ thuật truyền hình ảnh tĩnh của Nipkow tiếp tục được Jenkins
và Baird hoàn thiện, những hình ảnh từ đĩa Nipkow tuy còn nhỏ nhưng vẫn cóthể nhìn thấy được, thiết bị thu đĩa Nipkow được đặt trước một ngọn đèn đểđiều khiển độ sáng bằng thiết bị cảm quang đặt phía sau đĩa ở thiết bị tháp,năm 1926 Baird công bố một hệ thống truyền ảnh tĩnh bằng đĩa Nipkow 30lỗ
Truyền hình điện tử
Sau giai đoạn sử dụng đĩa Nipkow hay còn gọi là giai đoạn cơ học thìbước sang một giai đoạn mới đó là truyền hình điện tử dựa trên những pháttriển của truyền hình cơ học
Năm 1878, nhà vật lý và hóa học người Anh William Crookes phát minh
ra tia âm cực
Tới năm 1908, Campbell Swinton đưa ra những phương pháp phân hìnhđiện tử, ông sử dụng một màn hình điện tử để thu được những điện tích thayđổi tương ứng với hình ảnh và một súng điện từ trung hòa điện tích này, tạo ra
Trang 4dòng biến từ biến thiên Nguyên lý này được Zworykin áp dụng trong ống ghihình Iconoscope, bộ phận quan trọng của camera Về sau chiếc đèn Orthiconhiện đại hơn cũng sử dụng một thiết bị tương tự như vậy
Trong khoảng thời gian này cùng với Swinton, một nhà khoa học khácngười Nga là Boris Rosing cũng nghiên cứu về vấn đề này và kết quả nghiêncứu của hai ông là tương đồng, theo đó hình ảnh được tái tạo bằng cách dùngphóng tia âm cực (cathore – Rays, Tube – CRT) bắn phá màn hình phủPhosphor, trong suốt những năm 30 của thế kỷ XX, công nghệ CRT được một
kỹ sư người Mỹ tên là Allent Dumont tập trung nghiên cứu và cho ra phươngpháp tái hiện hình ảnh mới và về cơ bản phương pháp tái hiện hình ảnh nàygiống với chúng ta hiện nay
Ngày 31/1/1928, nhà phát minh Emst Alexanderson cho ra đời chiếcmáy thu hình áp dụng phương pháp phân hình điện tử đầu tiên tạiSchenectady, New York, Mỹ, màn hình trên máy thu hình chỉ có 3 mm, hìnhảnh xấu và mờ nhưng vẫn có mặt trong nhiều gia đình, nhiều máy thu kiểunày được sản xuất tại Schenectady, cũng tại đây ngày 10/5/1928 đài WGY bắtđầu phát sóng đều đặn
Để có thể nhìn hình ảnh một cách sống động và trung thực, trong thập kỷđầu của thế kỷ XX cũng bắt đầu nhen nhóm truyền hình màu, năm 1904người ta có thể biết rằng có thể phát hình bằng màu qua việc sử dụng 3 màu
cơ bản đó là Đỏ, Lục, Xanh
Năm 1928, Baird cho ra đời truyền hình màu dùng 3 bộ đĩa Nipkow quéthình ảnh, 12 năm sau Peter Goldmark chế tạo truyền hình màu có khả nănglọc tốt hơn, năm 1951, buổi phát hình màu đầu tiên sử dụng hệ thống củaGoldmark tuy nhiên hệ thống này không thích hợp với truyền hình đơn sắcnên cuối năm bị hủy bỏ, cuối cùng vào năm 1953, hệ thống truyền hình màuthích hợp với truyền hình đơn sắc ra đời
Những bước phát triển tiếp theo của truyền hình thế giới chỉ là việc hoànthiện chất lượng truyền hình ảnh bằng những màn hình lớn hơn, công nghệ
Trang 5dẫn và phát hình tốt hơn, những màn hình đầu tiên chỉ đạt 7 đến 10 inch kíchthước đường chéo, màn hình ngày nay có kích thước lớn hơn rất nhiều, cómàn hình kích thước hình chiếu lên đến 2m nhưng các nhà sản xuất cũngkhông quên đến các máy thu hình nhỏ gọn có kích thước màn hình nhỏ đểkhách hàng có thể xem truyền hình ở bất cứ nơi đâu.
Độ sắc nét của truyền hình chỉ có bước đột phá trong giai đoạn 1977 –
1987 khi người Nhật đưa ra truyền hình có độ phân giải cao hay còn gọi là hệHDTV ( High Difinition television) từ lúc này công nghệ Analog ( công nghệtương tự) bắt đầu trở nên lỗi thời thay vào đó là công nghệ Digital ( kỹ thuậtsố), người Nhật đã sản xuất 1,3 tỷ chiếc tivi theo công nghệ này, bước theonhững bước phát triển của Nhật, các nước phương tây cũng bắt đầu sử dụngcông nghệ Digital, vào những năm 1980 đã xuất hiện các kênh cáp và vệ tinh
ở các nước này làm cho có nhiều sự lựa chọn hơn cho người dùng, và vàonhững năm đầu của thế kỷ 21 này công nghệ Analog đã bắt đầu bị loại bỏ ởmột số nước, ví dụ vào ngày 12/6/2009, tất cả các tivi công nghệ Analog tại
Mỹ sẽ được chấm dứt sử dụng nhường chỗ cho công nghệ Digital, sẽ khôngcòn một chương trình theo chuẩn Analog được phát sóng tại Mỹ, Analog đãhoàn thành xong sứ mệnh của mình
Không chỉ truyền hình có độ nét cao, mà còn phát triển truyền hình vớihình ảnh sống động như thật, chính tại thời điểm này năm 2010 công nghệtruyền hình vẫn đang phát triển, mở màn cho công nghệ tivi 3 chiều là hãngToshiba của Nhật Bản khi vào tháng 10 năm 2010 họ đã đưa ra thế hệ tivi 3Dđầu tiên trên thế giới có tên Regza GR1 và đã ra mắt thị trường Nhật Bản vàtháng 12 năm 2010, sự ra mắt tivi 3D của Toshiba đã mở màn cho một cuộcchạy đua công nghệ truyền hình mới, truyền hình 3D
1.2 Các giai đoạn phát triển của truyền hình thế giới.
Ngày nay truyền hình là một kênh cung cấp thông tin, một món ăn tinhthần không thể thiếu của nhiều người trên thế giới, Xem truyền hình chúng ta
có thể biết thấy thông tin một cách chân thực nhất theo kiểu mắt thấy tai nghe,
Trang 6biết thêm nhiều thông tin về văn hóa, giáo dục, kinh tế…vv, truyền hình cũngmang đến sự giải trí tuyệt vời như các game show, các bộ phim, chương trình
ca nhạc…vv nhưng để đạt được những bước tiến như hiện tại là cả một sựphát triển của truyền hình
Chương trình truyền hình công cộng đầu tiên được cung cấp đầu tiên tạiLuân Đôn, Anh, những buổi phát hình này do hai công ty cạnh tranh với nhau
là Marconi – EMI và Baird
Còn tại Mỹ cũng trong những năm 1930 cũng đã xuất hiện truyền hình
và nó chỉ thực sự phổ biến trong những năm 1950 khi hàng loạt các kênhtruyền hình ra đời như CBS, ABC…vv, và sau này đã phát triển thành các tậpđoàn phát thanh truyền hình lớn
Trên thực tế thì truyền hình gắn với các mốc khoa học chính trị, như đãnói ở trên ngay từ thế kỷ XIX truyền hình đã được nghiên cứu, chế tạo vàchúng ta có thể thấy các mốc phát triển truyền hình sau đây
Năm 1887, Heinrich Hertz (Đức), đã chứng minh tính chất của sóng điệntừ
Từ 1890 – 1895, Edouart Branly (người Pháp), Oliver Lorge (ngườiAnh) và Alexandre Popov (người Nga) hoàn chỉnh điện báo vô tuyến
1895, Guglielmo Marconi (người Ý) ứng dụng những công trình nghiêncứu vô tuyến điện
Tháng 3 năm 1899, liên lạc vô tuyến điện quốc tế ra đời đầu tiên tại Anh
và Pháp, dài 46 Km
1923, Vladimir Zworykin (người Nga), phát minh ra ống Iconoscop, chophép biến năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện
Trước 1927, nguyên tắc phát sóng: Do hình ảnh Camera ghi lại
Các hình ảnh được phát 24 hình/giây (sử dụng đĩa Nipkow), máy thu sẽbiến tín hiệu trở lại ban đầu Phát thử nghiệm trên một sân khấu với màn hìnhbằng bao diêm tương đương với 30 dòng quét và 1200 điểm
Trang 71929, chương trình phát hình đầu tiên của đài BBC (Anh) được thực hiện
từ quá trình nghiên cứu của John Baird về quét cơ học
4/1931, chương trình phát hình đầu tiên được thực hiện ở Pháp dựa trênnhững nghiên cứu của René Barthélemy
Năm 1930, người Mỹ lắp ráp 13 triệu máy thu hình
Năm 1934, Vladimir Zworykin (Nga) hoàn chỉnh nghiên cứu về ốngIconoscop và sóng âm cực, bắt đầu ứng dụng vào xây dựng và phát sóngtruyền hình
1935, Pháp đặt máy phát sóng trên tháp Eiffel
1936, thế vận hội Berlin được truyền hình tại một số thành phố lớn.Giai đoạn 1927 – 1937, nhiều đài truyền hình bắt đầu hoạt động (Anh,Pháp, Mỹ, Liên Xô…)
1939, truyền hình Liên Xô phát đều đặn hàng ngày
Cũng trong năm 1939, người Mỹ sản xuất 45 triệu máy thu hình
1941, Mỹ chấp nhận 525 dòng quét với độ phân giải của mình
Trong thế chiến thứ hai phần lớn các đài truyền hình đều ngừng hoạtđộng, các đài truyền hình của các quốc gia còn hoạt động chủ yếu phát cácchương trình nhằm vận động người dân ủng hộ các chiến lược quân sự vàkinh tế của mình
Năm 1948, Pháp chấp nhận chuẩn 819 dòng quét, theo kết quả nghiêncứu của Henri de France
Năm 1954, đài RTF, phát sóng những chương trình đầu tiên bằng điềubiến tần số
Năm 1956, hãng Ampex giới thiệu máy ghi hình từ (thu hình ảnh trênbăng từ)
Giai đoạn 1947 -1957, đã có các chương trình phát sóng trực tiếp, ví dụ:Trong sự kiện chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm Liên Xô đã được truyền hìnhtrực tiếp khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đến sân bay quốc tế
Trang 8Các nước phục hồi các đài phát sóng, Mỹ tăng nhà máy sản xuất tivi từ 2lên 48 nhà máy.
Cũng trong giai đoạn này truyền hình màu được đẩy mạnh nghiên cứunhằm đưa vào sử dụng thực tiễn, chủ yếu được nghiên cứu ở các nước pháttriển (Mỹ, Liên Xô, Pháp…)
Năm 1960, tại Mỹ lần đầu tiên tường thuật trực tiếp cuộc tranh luận giữahai ứng cử viên tổng thống là Ních Xơn và Ken Nơ Đi
1964, vệ tinh đĩa đầu tiên được phóng lên quỹ đạo mang tên Early Bird
1965, diễn ra cuộc chiến về màn hình màu SECAM (Pháp) và PAL(Đức)tại Châu Âu
1957 – 1967 Giai đoạn cuối Mỹ và Liên Xô phát sóng truyền hình màu.Liên Xô kỷ niệm nửa thế kỷ xây dựng xã hội chủ nghĩa, chiến lược xâydựng chủ nghĩa xã hội phát triển, đưa cột sóng cao trên 500 m Oktankino vàohoạt động
10/ 1967 Khánh thành truyền hình màu ở Pháp và Liên Xô
1969 Cuộc đổ bộ lên mặt trăng của tàu Apollo 11, được truyền hình trựctiếp qua Mondovision
1970 Hiệp hội viễn thông quốc tế phân chia sóng truyền hình centimetcho các nước và giới thiệu video dành cho công chúng
1967 – 1977, có nhiều nước trên thế giới xây dựng phát sóng truyềnhình Cuối giai đoạn: có 80 đài truyền hình
1992, truyền hình kỹ thuật số trở thành hiện thực
Và kể từ đó đến nay là thời kỳ phát triển mạnh của truyền hình độ nétcao HD Một số quốc gia đã từ bỏ truyền hình kỹ thuật tương tự (Analog)sang sử dụng hẳn truyền hình HD, như Mỹ vào năm 2009, tại Anh vào giữanăm 2008 và 2012 Analog cũng chấm dứt sứ mệnh của mình tại Anh
*Qua những phân tích và các số liệu cụ thể ta thấy rằng truyền hình thế
giới từ khi hình thành đến nay đã có những bước phát triển, từ những côngnghệ đơn giản, chất lượng hình ảnh không cao, chỉ phát trong một phạm vi
Trang 9nhỏ cho đến những công nghệ tiên tiến hiện đại, mạng lưới phủ sóng mởrộng, thậm chí dùng công nghệ vệ tinh còn có thể phát sóng khắp thế giới, vàhiện tại và tương lai truyền hình vẫn đang phát triển không ngừng để bắt kịpvới công nghệ và nhu cầu của người xem trên thế giới.
2 Xu hướng phát triển của truyền hình thế giới.
2.1 Truyền hình chất lượng hình ảnh cao đang phát triển mạnh.
Như đã nói ở phần đầu vào những thập kỷ 70, ở Nhật Bản đã có nhữngchiếc TV và những chương trình chất lượng cao đầu tiên, và cũng từ thờiđiểm đó đã mở đầu cho một loại hình truyền hình mới, truyền hình mới,truyền hình có độ nét cao (HDTV), là một dạng truyền hình mới giúp chongười xem có thể nhìn thấy hình ảnh rõ ràng hơn, sắc nét hơn và “thật” vớicuộc sống hơn như màu sắc trung thực, độ tương phản cao, và âm thanh tốthơn, có thêm nhiều điểm ảnh hơn, để xem được ti vi HD cần có một đầu thu
HD, một chiếc TV HD, bộ chuyển đổi HD hoặc một bộ giải mã để xemtruyền hình kỹ thuật số
2.2 Truyền hình kỹ thuật số.
Thời đại “độc quyền” của kỹ thuật tương tự (Analog) đã hết và nó bắtđầu đi vào thoái trào, công nghệ kỹ thuật số (Digital) bắt đầu làm thay đổitruyền hình trên thế giới, những chiếc TV to bản sử dụng công nghệ Analogbắt đầu được thay thế bằng những chiếc TV sử dụng công nghệ Digital
Tại các nước phát triển thì hầu như công nghệ Analog đã vắng bóng, nhưtại Mỹ năm 2009 những chiếc TV Analog đã bị loại bỏ, đưa vào “kho”, vì tất
cả các đài truyền hình đã chuyển sang công nghệ Digital, không còn chươngtrình nào phát qua Analog hay tại Anh giữa năm 2008 và 2012 công nghệAnalog sẽ bị loại bỏ hoàn toàn
Với hình ảnh tốt hơn được truyền qua vệ tinh, dây cáp, dây điện thoại, vệtinh, người sử dụng truyền hình không có lí do gì để từ chối công nghệDigital, chỉ cần có bộ chuyển đổi kỹ thuật số (đối với TV Analog) hoặc bộgiải mã người dùng có thể xem được truyền hình kỹ thuật số
Trang 10Tại các nước đang phát triển công nghệ kỹ thuật số cũng được phát triểnvới những bước đi đầu tiên, ví dụ như ở Việt Nam công nghệ kỹ thuật số đãxuất hiện ngày càng nhiều trong vài năm trở lại đây.
2.3 Chương trình ti vi theo yêu cầu.
Hiện tại và trong tương lai chúng ta sẽ không phải chờ đợi hoặc bỏ lỡcác chương trình truyền hình yêu thích, chúng ta có thể xem các chương trình
đó vào bất kể thời gian nào, có được những điều đó là nhờ sự phát triển củacác chương trình TV theo yêu cầu (On demand), người sử dụng có thể xemdanh sách các chương trình truyền hình và yêu cầu chương trình mình thích
mà không bị bó buộc về thời gian, điều duy nhất chúng ta cần là kết nối băngthông rộng và bộ chuyển đổi TV
số phần mềm xem video chuyên dụng và mở trang Web kết nối với truyềnhình là chúng ta có thể xem các chương trình truyền hình, tuy rằng chất lượng
có thể chưa cao nhưng đó cũng là một bước tiến
Trang 112.5 Truyền hình điện thoại (TV Mobile)
Với sự phát triển của công nghệ 3G trên các mạng điện thoại di động, thìviệc ứng dụng chức năng xem truyền hình đã không còn là một điều quá xavời, nhờ có việc đường truyền tốc độ cao từ 3G chúng ta có thể tải trực tuyếncác kênh và các chương trình truyền hình một cách dễ dàng, để xem chươngtrình truyền hình trên điện thoại di động chúng ta cần có một điện thoại 3G vàđăng ký sử dụng dịch vụ 3G, hiện nay vượt xa hơn nữa là công nghệ 4G (ở cácnước phát triển) cũng là một bước tiến mới cho truyền hình trên điện thoại diđộng
2.6 Truyền hình tương tác
Với sự phát triển của truyền hình và số lượng người xem ngày càng đôngđảo và nhu cầu của khán giả cũng muốn tham gia vào các chương trìnhtruyền, vậy nên truyền hình tương tác ra đời
Truyền hình tương tác là chương trình truyền hình có thể tác động trựctiếp đến khán giả hay người xem có thể tác động vào chương trình truyềnhình, trong đó người tham gia có thể là khách mời hay người xem bìnhthường Nó mở ra một xu hướng báo chí khách quan hơn
2.7 Truyền hình thực tế (Reality show)
Cũng liên quan đến sự trao đổi hai chiều giữa đài truyền hình và khán giả,một xu hướng truyền hình mới ra đời, đó là các chương trình truyền hình thực tế.Truyền hình thực tế là những chương trình truyền hình mà những ngườitham gia là những người không chuyên được quay cảnh đời sống thật và ởmột mức độ nào đó có sự can thiệp của đạo diễn
2.8 Truyền hình trả tiền.
Truyền hình ngày càng phát triển, ngoài cung cấp tin tức, thông tin cuộcsống hàng ngày, truyền hình cũng là một phương tiện để giải trí, khi có cácchương trình về âm nhạc, phim truyện, các chương trình trò chơi trên truyềnhình…vv, ngoài ra còn có thêm rất nhiều kênh truyền hình đa dạng, và mỗi