1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận cao học thể loại tin trên báo in

30 2,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 42,13 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong vài tập niên gần đây, báo chí ngày càng phát triển. Việc cung cấp thông tin là vô cùng cần thiết, con người luôn muốn trao đổi thông tin cho nhau, điều đó chứng tỏ vai trò của báo chí trong đời sống xã hội là rất lớn. Báo chí đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống công chúng, báo chí có vai trò như một trường đại học đại chúng trong việc giáo huấn và truyền thụ những tri thức, những giá trị lịch sử văn hóa, có ý nghĩa về mặt chính trị, xã hội. Đồng thời báo chí còn là tấm gương hiện thực khách quan, tham gia vào việc hình thành dư luận đúng đắn, xây dựng thế giới quan khoa học và thái độ sống tích cực, có trách nhiệm của con người. Trong hoạt động báo chí hiện nay, tin là thể loại vô cùng quan trọng. Trước khi có báo chí trong cuộc sống đã tồn tại tin với ý nghĩa là thông điệp về các sự kiện, sự việc. Tin báo chí trở thành thể loại đáp ứng nhu cầu thông tin của con người hiện đại. Nó cung cấp thông tin về việc thật, con người thật một cách ngắn gọn, khách quan. Do vậy, tin báo chí không chỉ đóng góp vai trò quan trọng trong hệ thống thể loại báo chí nói chung, mà đã trở thành một nhu cầu cần thiết trong đời sống xã hội. Vì tính cấp thiết cũng như vai trò của “thể loại tin trên báo in”, mà tôi lựa chọn đề tài này để nghiên cứu, và khảo sát thực tế tại báo Lao Động Văn phòng đại diện tại thành phố Đà Nẵng. 2. Đối tượng nghiên cứu, đối tượng khảo sát. Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là: phương pháp viết tin trên báo in. Với đề tài này tôi chọn đối tượng khảo sát là: trong hoạt động thực tiễn của tòa soạn báo Lao Động – văn phòng đại diện tại thành phố Đà Nẵng. 3. Phạm vi nghiên cứu. Tôi nghiên cứu đề tài này trong khoảng thời gian 3 tháng đầu năm 2012. Đề tài tập trung vào hai phương diện chính: Trên phương diện lý thuyết: đó là các quan niệm, khái niệm về tin ở trong và ngoài nước, cách khai thác thông tin, cách viết tin, các dạng tin, cách sử dụng các mô thức tin. Tất cả được hướng dẫn trong các sách nghiệp vụ báo chí. Trên thực tế: trong thời gian tìm hiểu phương pháp viết tin trên báo Lao Động tôi đã tìm hiểu thực tiễn viết tin trên báo của các phóng viên, trong khoảng thời gian 3 tháng báo in có được bao nhiêu tin, các tin đó phân chia theo lĩnh vực nào, và báo thường viết tin theo cấu trúc gì, . Với những lý thuyết đã học về thể loại tin báo chí, kết hợp với quá trình nghiên cứu thực tiễn đã giúp tôi hoàn thành đề tài này. 4. Phương pháp nghiên cứu Để làm được đề tài này tôi dùng hai nhóm phương pháp cơ bản sau: Vận dụng, khảo sát hệ thống giáo trình, sách tham khảo về báo chí về đề tài thể loại tin như: các thể loại báo chí thông tấn, ngôn ngữ báo chí, kỹ thuật viết tin, làm báo – lý luận và thực hành, . Nhóm các phương pháp thực tiễn: tôi đã dùng phương pháp quan sát công chúng báo Lao Động để thấy được hiệu quả của thể loại tin vào nhiệm vụ truyền thông. Phân tích, nhận xét, đánh giá: Từ nhìn nhận của mình để phân tích, đánh giá, rút ra nhận xét ưu và nhược điểm của thể loại tin trong hệ thống báo chí. Thống kê, tổng hợp: phương pháp này cũng sử dụng nhằm trình bày, tổng kết lại vấn đề và đưa ra nhận xét chung nhất, chọn lọc ra điểm tiêu biểu nhất cho vấn đề được nêu ra. Trong quá trình nghiên cứu các phương pháp trên được kết hợp một cách chặt chẽ chứ không tách biệt phương pháp nào. 5. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài nghiên cứu. Về khoa học: đề tài này đã khảo sát, nghiên cứu và khái quát vấn đề về việc ứng dụng thể loại tin vào trong thực tiễn hoạt động báo chí. Đề tài này đã rút ra được những ưu điểm của thể loại tin, nó đóng góp một phần to lớn và là thể loại “xung kích” trong hệ thống lý luận báo chí trong cách đưa thông tin tiếp cận đến với công chúng. Đặc biệt nhất đề tài này giúp tôi có cái nhìn thực tế hơn về thể loại tin trong báo Lao Động với công chúng bạn đọc. Về thực tiễn: nghiên cứu đề tài này để rút ra bài học thực tế cho bản thân tôi trong học tập và công tác. Đồng thời thấy được ưu và nhược điểm của thể loại tin sử dụng trên báo Lao Động trong 3 tháng đầu năm 2012. Từ đó tôi đã rút ra những đề xuất và kiến nghị góp phần nâng cao chất lượng của tờ báo trong tương lai.

Trang 1

4 Phương pháp nghiên cứu

5 Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài nghiên cứu

6 Kết cấu của tiểu luận

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIN BÁO CHÍ

I QUAN NIỆM VỀ TIN BÁO CHÍ

1 Quan niệm về tin báo chí ở nước ngoài

2 Quan niệm về tin ở Việt Nam

II KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TIN BÁO CHÍ

1 Khái niệm về tin báo chí

2 Đặc điểm của tin báo chí

III VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA TIN

1 Vị trí của tin

2 Vai trò của tin

Trang 2

IV CÁC DẠNG TIN BÁO CHÍ

8 Tin tường thuật

9 Tin công báo

V CÁC MÔ THỨC VIẾT TIN

1 Mô thức hình tháp thường (xuôi)

Trang 3

VII ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP VIẾT TIN TRÊN BÁO CHÍ HIỆN NAY

CHƯƠNG 2: QUA KHẢO SÁT THỰC TIỄN THỂ LOẠI TIN TẠI BÁO LAO ĐỘNG

I SƠ LƯỢC VỀ BÁO LAO ĐỘNG

1 Sự ra đời và phát triển

2 Đặc điểm của công chúng báo Lao Động

3 Đội ngũ cán bộ, công nhân viên, phóng viên của báo Lao Động

II THỰC TIỄN PHƯƠNG PHÁP VIẾT TIN TRÊN BÁO LAO ĐỘNG

1 Giới thiệu chung về nội dung của báo Lao Động

2 Thực trạng về tin, bài trên báo Lao Động

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trang 4

Trong vài tập niên gần đây, báo chí ngày càng phát triển Việc cung cấp thôngtin là vô cùng cần thiết, con người luôn muốn trao đổi thông tin cho nhau, điều đó chứng tỏ vai trò của báo chí trong đời sống xã hội là rất lớn Báo chí

đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống công chúng, báochí có vai trò như một trường đại học đại chúng trong việc giáo huấn và truyền thụ những tri thức, những giá trị lịch sử văn hóa, có ý nghĩa về mặt chính trị, xã hội Đồng thời báo chí còn là tấm gương hiện thực khách quan, tham gia vào việc hình thành dư luận đúng đắn, xây dựng thế giới quan khoa học và thái độ sống tích cực, có trách nhiệm của con người

Trong hoạt động báo chí hiện nay, tin là thể loại vô cùng quan trọng Trước khi có báo chí trong cuộc sống đã tồn tại tin với ý nghĩa là thông điệp về các

sự kiện, sự việc Tin báo chí trở thành thể loại đáp ứng nhu cầu thông tin của con người hiện đại Nó cung cấp thông tin về việc thật, con người thật một cách ngắn gọn, khách quan Do vậy, tin báo chí không chỉ đóng góp vai trò quan trọng trong hệ thống thể loại báo chí nói chung, mà đã trở thành một nhucầu cần thiết trong đời sống xã hội

Vì tính cấp thiết cũng như vai trò của “thể loại tin trên báo in”, mà tôi lựa chọn đề tài này để nghiên cứu, và khảo sát thực tế tại báo Lao Động - Văn phòng đại diện tại thành phố Đà Nẵng

2 Đối tượng nghiên cứu, đối tượng khảo sát.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là: phương pháp viết tin trên báo in.Với đề tài này tôi chọn đối tượng khảo sát là: trong hoạt động thực tiễn của tòa soạn báo Lao Động – văn phòng đại diện tại thành phố Đà Nẵng

Trang 5

Trên thực tế: trong thời gian tìm hiểu phương pháp viết tin trên báo Lao Độngtôi đã tìm hiểu thực tiễn viết tin trên báo của các phóng viên, trong khoảng thời gian 3 tháng báo in có được bao nhiêu tin, các tin đó phân chia theo lĩnh vực nào, và báo thường viết tin theo cấu trúc gì, Với những lý thuyết đã học

về thể loại tin báo chí, kết hợp với quá trình nghiên cứu thực tiễn đã giúp tôi hoàn thành đề tài này

4 Phương pháp nghiên cứu

Để làm được đề tài này tôi dùng hai nhóm phương pháp cơ bản sau:

Vận dụng, khảo sát hệ thống giáo trình, sách tham khảo về báo chí về đề tài thể loại tin như: các thể loại báo chí thông tấn, ngôn ngữ báo chí, kỹ thuật viếttin, làm báo – lý luận và thực hành,

Nhóm các phương pháp thực tiễn: tôi đã dùng phương pháp quan sát công chúng báo Lao Động để thấy được hiệu quả của thể loại tin vào nhiệm vụ truyền thông

Phân tích, nhận xét, đánh giá: Từ nhìn nhận của mình để phân tích, đánh giá, rút ra nhận xét ưu và nhược điểm của thể loại tin trong hệ thống báo chí.Thống kê, tổng hợp: phương pháp này cũng sử dụng nhằm trình bày, tổng kết lại vấn đề và đưa ra nhận xét chung nhất, chọn lọc ra điểm tiêu biểu nhất cho vấn đề được nêu ra Trong quá trình nghiên cứu các phương pháp trên được kết hợp một cách chặt chẽ chứ không tách biệt phương pháp nào

5 Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài nghiên cứu.

- Về khoa học: đề tài này đã khảo sát, nghiên cứu và khái quát vấn đề về việc

ứng dụng thể loại tin vào trong thực tiễn hoạt động báo chí Đề tài này đã rút

ra được những ưu điểm của thể loại tin, nó đóng góp một phần to lớn và là thểloại “xung kích” trong hệ thống lý luận báo chí trong cách đưa thông tin tiếp cận đến với công chúng Đặc biệt nhất đề tài này giúp tôi có cái nhìn thực tế hơn về thể loại tin trong báo Lao Động với công chúng bạn đọc

- Về thực tiễn: nghiên cứu đề tài này để rút ra bài học thực tế cho bản thân tôi trong học tập và công tác Đồng thời thấy được ưu và nhược điểm của thể loại

Trang 6

tin sử dụng trên báo Lao Động trong 3 tháng đầu năm 2012 Từ đó tôi đã rút

ra những đề xuất và kiến nghị góp phần nâng cao chất lượng của tờ báo trong tương lai

6 Kết cấu của niên luận

4 Phương pháp nghiên cứu

5 Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài nghiên cứu

6 Kết cấu của cuốn tiểu luận

Nội dung: gồm

Chương 1: Cơ sở lý luận chung về tin báo chí

Chương 2: Khảo sát thực tiễn thể loại tin tại báo Lao Động – văn phòng đại diện tại thành phố Đà Nẵng

Kết luận:

NỘI DUNG

Trang 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIN BÁO CHÍ

I QUAN NIỆM VỀ TIN BÁO CHÍ

1 Quan niệm về tin báo chí ở nước ngoài

Trên thế giới chưa có quan niệm nào thống nhất về thể loại tin, mỗi quan niệm nhìn nhận tin ở những khía cạnh khác nhau Nhưng nhìn chung các quanniệm đều bộc lộ rõ vai trò và tầm quan trọng to lớn của thể loại này

“Tin tức là hình thức thông tin cho công chúng những sự kiện quan trọng trong đời sống xã hội trong nước hoặc quốc tế”, theo cuốn “Lý thuyết và thực hành báo chí Xô Viết”

Has Benichke (người Đức) thì cho rằng: “tin là một thông tin mới có ý nghĩa

hệ trọng hoặc lý thú với nhiều người, chúng động chạm đến đời sống của họ hoặc đơn giản chỉ là cái lý thú, hấp dẫn, khơi gợi ở họ sự cảm thông”

Trong cuốn “Dạy nghề báo” ở Mỹ có quan niệm như sau: “Khi con chó

ngoạm chiếc giầy thì đó chưa phải là tin, bởi vì đó là chuyện bình thường, nhưng khi chiếc giầy ngoạm con chó thì đó là tin”

Trong cuốn “Nhà báo bí quyết kỹ năng và nghề nghiệp” của Nhà xuất bản Lao Động ấn hành Votcobon nhi cốp và Lyriep quan niệm rằng: “Tin tức của cuộc sống ngày hôm nay là phụ lục cho không đối với tờ báo ngày hôm qua”

1 Quan niệm về tin ở Việt Nam

Việt Nam là quốc gia có nền báo chí ra đời sớm và phát triển mạnh mẽ

Nhưng nhìn chung quan niệm về tin vẫn chưa có sự thống nhất Nhiều nhà báo, nhà nghiên cứu báo chí và các cuốn sách về báo chí đã đưa ra những quan niệm khác nhau về tin

Trang 8

Tác giả Nguyễn Tiến Hài trong cuốn “Tác phẩm báo chí”, Nhà xuất bản Giáo dục cho rằng: “Tin là một thể loại thông dụng nhất trong báo chí Nó phản ánh những sự kiện thời sự có ý nghĩa trong đời sống xã hội, với ngôn ngữ cô đọng, ngắn gọn, trực tiếp và dễ hiểu”.

Trong cuốn “Giáo trình nghiệp vụ báo chí” tập II trường Tuyên huấn Trung Ương Hà Nội năm 1978 thì cho rằng: “Tin tức trên báo chí là một thể tài phảnánh những sự kiện, sự việc tình hình có thật mới xảy ra, đang xảy ra, sẽ xảy ra

có ý nghĩa quan trọng liên quan đến xã hội, theo một đường lối hoặc cải tạo bằng thực tiễn Bằng hình thức ngắn gọn nhất, cô đọng nhất, nhanh chóng nhất, kịp thời nhất được ghi bằng chữ, bằng hình ảnh hoặc bằng âm thanh”.Như vậy các quan niệm về tin sẽ còn được xây dựng, bổ xung để kịp với thực

tế phát triển của báo chí hiện nay

II KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TIN BÁO CHÍ

1 Khái niệm về tin báo chí

Trên thế giới cũng như Việt Nam đều có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm của tin Ở nước ta, các nhà lý luận báo chí chưa thống nhất quan điểm của mình về tin, nhưng họ đều thống nhất ở chỗ, tin là thể tài quan trọng của báo chí và thuộc nhóm Thông Tấn

Nhà báo Đinh Văn Hường – giảng viên khoa Báo chí trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn cho rằng: “Tin là một trong những thể loại thuộc nhóm Thông tấn báo chí, trong đó thông báo, phản ánh, bình luận có mức độ một cách ngắn gọn, chính xác nhanh chóng nhất về sự kiện con người, vấn đề

có ý nghĩa chính trị nhất định”

2 Đặc điểm của tin báo chí

Trang 9

1 Tin mang tính thực dụng

Để đảm bảo thông tin đến với công chúng nhanh nhất, hiệu quả nhất thì tin thể hiện phù hợp trên cả hai phương diện nội dung và hình thức

Về mặt nội dung: tin báo chí phản ánh sự kiện báo chí thời sự mới mẻ, sự kiện

mới xảy ra hay vừa kết thúc, có ý nghĩa chính trị - xã hội, được công chúng quan tâm, thể hiện sự nhạy bén tính xác thực của báo chí trong việc phản ánh hiện thực luôn vận động

Về mặt hình thức: tin phải ngắn gọn, làm giảm thời gian tiếp nhận thông tin

mà công chúng vẫn nắm bắt được thông tin, thông tin phải cụ thể, dễ hiểu, bố cục chặt chẽ Hình thức kết cấu của tác phẩm phải phù hợp yêu cầu mục đích

là cung cấp cho người đọc thông tin mới nhất, nhanh nhất về các sự kiện thời

sự Quan hệ giữa các câu, các đoạn trong tin thường bị chi phối bởi mức độ, tầm quan trọng của chi tiết

1 Ngôn ngữ của tin là ngôn ngữ sự kiện

Ngôn ngữ của tin có đặc trưng là ngôn ngữ sự kiện nghĩa là dùng sự kiện để nói lên bản chất của vấn đề mà người viết không cần phải can thiệp vào Ngônngữ của tin báo chí là ngôn ngữ được thể hiện trực tiếp với tính logic khách quan chứ không mang tính trừu tượng chủ quan, không nên dùng những từ những câu, những mệnh lệnh nhiều nghĩa khó hiểu

Nhìn chung ngôn ngữ của tin phải bám sát vào sự vận động, sự hiện hữu của

sự kiện phản ánh

1 Tin mang tính chính trị thời sự và khoa học

Trang 10

Tính chính trị thời sự: Đây là đặc điểm nổi bật nhất, bởi các báo chí luôn gắn liền với khuynh hướng và tính Đảng, báo chí nằm trong một thể chế nhất địnhnên thông tin đưa ra phải phục vụ cho một giai cấp lãnh đạo Tính thời sự tạo nên sự hấp dẫn, nóng hổi và được công chúng quan tâm.

Tin có tính khoa học: Tất cả sự kiện được đưa vào tin đều phải khách quan, khoa học, nó còn được thể hiện ở chỗ tìm ra phương pháp truyền tải thông tin nhanh nhất, ngắn gọn nhất, xúc tích nhất

III VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA TIN

1 Vị trí của tin

Sự xuất hiện của tin báo chí đã đáp ứng nhu cầu thông tin của con người và tin đã trở thành một trong những thể loại cơ bản, thông dụng nhất Từ khi xuấthiện cho đến nay tin báo chí có vị trí đặc biệt quan trọng trong hoạt động báo chí Vì nó cung cấp thông tin đa diện về cuộc sống cho công chúng, như các

sự kiện chính trị - văn hóa – xã hội

Trong khuôn khổ của một tờ báo, bản tin hay một chương trình thời sự những tin tức nóng hổi bao giờ cũng được công chúng quan tâm và đưa lên hàng đầu

Hiện nay tin trở thành hạt nhân quan trọng của báo chí, được sử dụng như công cụ mũi nhọn trong hoạt động thông tin luôn chiếm dung lượng từ 50 – 70% diện tích tờ báo, có khả năng phản ánh nhanh, kịp thời các sự kiện diễn

ra trong đời sống, góp phần nâng cao nhận thức, mở rộng hiểu biết cho công chúng và định hướng dư luận

1 Vai trò của tin

Trang 11

Tin báo chí là cơ sở, nền tảng để từ đó chúng ta có thể xây dựng nên các chủ

đê, đề tài để viết bài phù hợp với các thể loại báo chí khác

Tin báo chí luôn phản ánh những cái mới, gắn liền với nhu cầu nhận thức mớicủa con người Nó luôn bám sát vào sự kiện mới một cách nhạy bén và năng động

Đối với mỗi cơ quan báo chí, tin vừa là nguồn cung cấp thông tin, vừa là phương thức phản ánh sự kiện Thông qua báo chí bản chất sự kiện thể hiện theo đúng nguyên trạng của nó Nhà báo không được dùng ý kiến chủ quan của mình để chi phối bản chất sự kiện

Đối với mỗi giai đoạn thời điểm lịch sử, tin báo chí cũng góp phần định hướng, tuyên truyền, đáp ứng nhu cầu thông tin cho công chúng

IV CÁC DẠNG TIN BÁO CHÍ

Hiện nay, người ta thống nhất dựa vào ba tiêu chí: nội dung, mục đích và cáchthể hiện chúng, mà ta có các dạng tin cơ bản sau:

1 Tin vắn

Là một dạng tin cực ngắn, được cấu tạo bằng một vài câu đơn giản nhằm truyền tải thông tin cô đọng nhất về sự kiện, hiện tượng mang tính chất bề nổi

Tin vắn thông thường không có tít, có vai trò tập hợp thành chùm tin

Tin vắn thông báo vắn tắt về các sự kiện xảy ra trong đời sống xã hội

Tin vắn dễ nhớ, dễ bố trí, sắp xếp Do có thể dự báo nên tính chính xác chỉ tương đối, mục đích chỉ thông báo để công chúng theo dõi sự kiện

Nói tóm lại tin vắn thường hết sức ngắn gọn và thường trả lời ba câu hỏi: ai? Cái gì? ở đâu?

Trang 12

1 Tin bình

Là dạng tin ngoài chức năng thông tin về sự kiện thời sự, tác giả có thể đưa racác ý kiến bình luận, đánh giá Những tin này thường xuất hiện ở đầu hoặc cuối bản tin Những lời bình có thể là lời bình trực tiếp hoặc thể hiện thông qua trung gian, sự kiện được trình bày một cách cụ thể khách quan để tự nói lên ý nghĩa, kết quả, thuyết phục người nghe

Trang 13

nhằm tập trung cao độ tuyên truyền, quảng bá sự kiện nổi bật hơn trong thời gian và không gian nhất định.

Ví dụ: tin thể thao gồm: bóng đá, cầu lông, chạy 100m, đặt tít chung là “’thể thao Việt Nam tuần qua”

1 Tin dự báo

Là dạng tin dùng để dự báo, dự kiến, dự định đoán định những sự kiện sẽ xảy

ra trong tương lai

1 Tin tường thuật

Là dạng tin thuật lại một sự kiện theo quá trình diễn biến của nó Đối tượng phản ánh của tin tường thuật là những sự kiện mà nội dung bản chất, ý nghĩa của nó chỉ có thể truyền đạt bằng cách theo mô thức logic thời gian Đó

thường là các cuộc họp trọng thể, các cuộc viếng thăm của các nguyên thủ quốc gia, đó phải là các sự kiện được xã hội quan tâm

Trang 14

Tin tường thuật thường tập trung phản ánh các vấn đề thời sự quan trọng theo phương thức đi sâu vào logic vận động sự kiện Giữa các chi tiết trong tin tường thuật thường bị chi phối bởi trật tự của thời gian Phương thức thể hiện của tin này là kể, tả, theo mô thức kết cấu hình trụ.

Tường thuật có dung lượng lớn hơn tin vắn Đặc trưng của tin tường thuật là tái hiện sự thật như một bức tranh làm cho công chúng như được chứng kiến tại nơi xảy ra sự kiện và được tham gia trực tiếp vào sự kiện đó

Tin tường thuật bám sát công thức: 5W + 1How

1 Tin công báo

Là dạng tin cung cấp những thông tin liên quan đến Đảng, Nhà Nước, quốc hội, chính phủ, hoạt động xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, công bố các chỉ thị, chính sách mới

Dạng tin này đăng với quy định nghiêm ngặt và mang tính chuẩn mực Có thểđăng toàn văn hoặc vắn tắt hoặc trích dẫn giới thiệu

Tin công báo do các cơ quan nhà nước đã chuẩn bị sẵn được soạn thảo hoàn chỉnh và gửi cho các cơ quan báo chí Tùy vào từng cơ quan cụ thể mà thông báo cho phù hợp

V CÁC MÔ THỨC VIẾT TIN

1 Mô thức hình tháp thường (xuôi)

Đây là mô thức mà nội dung thông tin được thể hiện theo chiều tăng dần tầm quan trọng của các chi tiết Phần mào đầu của tin có thể bằng một chi tiết, mộtcâu, một hình ảnh gây ấn tượng, gợi sự tò mò, sau đó các chí tiết tiếp theo càng quan trọng, hấp dẫn hơn Và cuối cùng là thông tin nòng cốt, quan trọng

Trang 15

Cấu trúc mô thức hình thấp ngược có hai yếu tố cơ bản: phần mào đầu và phần thân tin Những điều quan trọng của tin được đề cập trong phần mào đầu, những chi tiết kém quan trọng cùng tài liệu minh họa và các tài liệu khác tạo thành thân tin Trong thân tin những điều quan trọng hơn sẽ được nêu ra đầu tiên Mọi tin tức phải giải đáp được 6 câu hỏi cơ bản: ai, cái gì, khi nào, ởđâu, như thế nào, tại sao?

Khi cập nhật mô thức này giúp công chúng cập nhật nhanh mà vẫn lôi cuốn, hấp dẫn Thuận tiện trong biên tập, xử lý bản thảo, trình bày ma két hoặc sử dụng linh động khi có sự kiện xảy ra

1 Mô thức hình chữ nhật

Đây là cấu trúc mà các chi tiết của tin được xếp ngang hàng nhau Mỗi chi tiết

có một nội dung thông tin, không có chi tiết nào nổi trội hoặc không có giá trị.Tức là các chi tiết của tin bình đẳng, độc lập và có giá trị ngang nhau

Đây là cấu trúc để thể hiện bàn sâu, bàn kỹ về một vấn đề Do vậy ngôn ngữ thể hiện cấu trúc này là kể kết hợp với trần thuật

Ngày đăng: 27/08/2016, 19:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đinh Văn Hường (2006), Các thể loại báo chí Thông tấn, NXBĐHQGHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các thể loại báo chí Thông tấn
Tác giả: Đinh Văn Hường
Nhà XB: NXBĐHQGHN
Năm: 2006
2. Đỗ Xuân Hà (1999), Báo chí với thông tin quốc tế, NXBĐHQGHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo chí với thông tin quốc tế
Tác giả: Đỗ Xuân Hà
Nhà XB: NXBĐHQGHN
Năm: 1999
3. Đức Dũng (2001), Viết báo như thế nào, Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Viết báo như thế nào
Tác giả: Đức Dũng
Năm: 2001
4. Đỗ Phan Ái, Nguyễn Tiến Mão (2002), Ảnh Báo chí, NXB Chính Trị QUốc gia HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh Báo chí
Tác giả: Đỗ Phan Ái, Nguyễn Tiến Mão
Nhà XB: NXB Chính Trị QUốc gia HN
Năm: 2002
5. Khoa Báo chí (từ 1994 - 1995), Báo chí, những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB ĐHQGHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo chí, những vấn đề lý luận và thực tiễn
Nhà XB: NXB ĐHQGHN
6. Khoa Báo chí (2005), Thể loại báo chí, ĐHKHXH&NV Hà Nội, NXB ĐHQGTPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thể loại báo chí
Tác giả: Khoa Báo chí
Nhà XB: NXB ĐHQGTPHCM
Năm: 2005
7. Nguyễn Tiến Hài, Tác phẩm báo chí, NXB Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác phẩm báo chí
Nhà XB: NXB Giáo Dục
8. Nguyễn Văn Dững, Đỗ Thị Thu Hằng (2006), Truyền thông, Lý thuyết và kỹ năng cơ bản, Lý luận Chính trị Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thông, Lý thuyết và kỹ năng cơ bản
Tác giả: Nguyễn Văn Dững, Đỗ Thị Thu Hằng
Năm: 2006
9. TS. Nguyễn Thành Lợi, TS. Phạm Minh Sơn, Thông Tấn Báo chí – lý thuyết và chức năng, NXBTTTT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông Tấn Báo chí – lý thuyết và chức năng
Nhà XB: NXBTTTT
10. Trần Quang (2005), Kỹ thuật viết tin, ĐHQGHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật viết tin
Tác giả: Trần Quang
Năm: 2005
11. Trần Quang (2001), Làm báo, lý thuyết và thực hành, ĐHQGHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làm báo, lý thuyết và thực hành
Tác giả: Trần Quang
Năm: 2001
12. Vũ Quang Hào (2001), Ngôn ngữ Báo chí, NXB ĐHQGHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ Báo chí
Tác giả: Vũ Quang Hào
Nhà XB: NXB ĐHQGHN
Năm: 2001

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w