1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Bao bì Tetra pakCác chỉ tiêu và phương pháp kiểm tra

7 2,6K 53

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 188,68 KB

Nội dung

Giới thiệu về bao bì màng ghép Bao bì màng ghép là bao bì được ghép lại từ nhiều lớp vật liệu khác nhau: nhôm giấy, nhựa.... Tùy vào mục đích sử dụng của bao bì và sản phẩm được chứa đựn

Trang 1

MỤC LỤC

I Tìm hiểu bao bì màng ghép 2

1 Giới thiệu về bao bì màng ghép 2

2 Bao bì tetra pak 2

3 Lịch sử hình thành 2

4 Ưu và nhược điểm của bao bì tera pak 3

5 Thành phần cấu tạo, cấu trức và chức năng của mỗi lớp vật liệu 3

6 Phương pháp chế tạo màng nhiều lớp 4

7 Cách đóng gói bao bì tetra pak 5

8 Xử lí sau khi dùng 5

II Các chỉ tiêu và phương pháp kiểm tra 6

1 Kiểm tra đường hàn ngang 6

2 Kiểm tra đường hàn dọc 6

Tài liệu tham khảo

http://text.123doc.org/document/1942694-bao-bi-mang-ghep-tetra-park.htm

http://text.xemtailieu.com/tai-lieu/bao-cao-bao-bi-ghep-nhieu-lop-70924.html

http://luanvan.net.vn/luan-van/chu-de-bao-bi-tetra-pak-45043/

http://luanvan.net.vn/luan-van/bao-bi-ghep-nhieu-lop-70021/

http://text.xemtailieu.com/tai-lieu/bai-tieu-luan-bao-bi-ghep-nhieu-lop-126932.html

http://luanvan.co/luan-van/bao-cao-thuc-tap-tot-nghiep-ky-thuat-san-xuat-bao-bi-nhua-sai-gon-44120/

Danh sách phân công:

1 Quách Yến Ngọc 3305141832 Soạn bài Word, tìm tài liệu tham khảo, hình ảnh

2 Lê Minh Luận 3305141664 Soạn bài Power point, tìm tài liệu tham khảo

3 Phan Thị Thanh Kiều 3305141817 Soạn Power point, tìm tài liệu tham khảo

4 Lê Ngọc Tú Nguyên 3305141854 Soạn Power point, hình ảnh

5 Lê Ngọc Linh 3305141685 Thuyết trình, Hình ảnh

6 Nguyễn Thị Thùy Linh 3305141807 Thuyết trình, tìm tài liệu tham khảo

Trang 2

TÌM HIỂU VỀ BAO BÌ MÀNG GHÉP.

CÁC CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA

I TÌM HIỂU VỀ BAO BÌ MÀNG GHÉP

1 Giới thiệu về bao bì màng ghép

Bao bì màng ghép là bao bì được ghép lại từ nhiều lớp vật liệu khác nhau: nhôm giấy, nhựa

Mỗi lớp vật liệu có những tính năng công dụng khác nhau

Tùy vào mục đích sử dụng của bao bì và sản phẩm được chứa

đựng mà ta ghép các vật liệu lại với nhau nhằm giảm thiểu khuyết điểm

và làm tăng ưu điểm của các vật liệu

Được chia làm hai loại: màng ghép

2 lớp, màng ghép

đa lớp (bao bì nhựa-giấy, bao bì nhựa, bao bì nhựa và kim loại, bao bì nhiều lớp nhựa-kim loại hay tetra pak, bao bì giấy-nhôm)

Trong bài này nói về bao bì tetra pak.

Hình 1: Một số loại bao bì

màng ghép

2 Bao bì tetra pak

Bao bì tetra pak là bao bì màng ghép rất nhẹ, bao gồm 7 lớp vật liệu được ghép lại với nhau

3 Lịch sử hình thành và phát triển

Thế kỷ 19: Vào những năm 40 ý tưởng đầu tiên là tạo ra một loại bao bì đựng sữa vừa an toàn vệ sinh,vừa tốn ít nguyên vật liệu Được ông Erik Wallenberg nảy ra ý tưởng về bao bì có dạng tứ diện Ông

Trang 3

Ruben Rausing triển khai ý tưởng đó Sau đó, ông HarryJärund lên ý tưởng về máy chiết rót sữa cho loại bao bì tứ diện này, góp phần làm nên thành công của Tetra Pak

Sau đó được sản xuất và phát triển khắp châu Âu cho đến những năm 70 thì xuất hiện ở Liên-xô và Mỹ

Sang những năm 80 châu Á cũng bắt đầu xây dựng nhà máy sản xuất bao bì tetra pak

Đến những năm 90 thì hầu như có mặt trên khắp thế giới

4 Ưu và nhược điểm của bao bì màng ghép

4.1 Ưu điểm:

_Khối lượng bao bì nhỏ.

_Giá thành rẻ, nhẹ, bền, dai.

_Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thường lâu hơn các loại bao bì

khác

_Đảm bảo vô trùng tuyệt đối.

_Chống ẩm, chống vi khuẩn và chống thấm khí tốt.

_Có thể sản xuất hàng loạt trên dây chuyền công nghệ bao bì hiện

đại với năng suất lớn, mức độ tiêu chuẩn hóa cao

_Có khả năng tái chế

_Dễ dàng cho việc vận chuyển.

_Đa dạng về kích thước, chủng loại.

4.2 Nhược điểm:

_Không có khả năng chịu nhiệt độ cao, nên không thể sử dung làm

bao bì cho các sản phẩm thực phẩm cần thanh trùng ở nhiệt độ cao

_Bao bì màng ghép nhiều lớp chỉ áp dụng cho dây chuyền đóng

gói vô trùng

_Không nhìn thấy sản phẩm bên trong.

_Dễ thấm nước làm cho bao bì bị rách.

_Dễ biến dạng do va đập hay trong quá trình vận chuyển.

_Khả năng chịu lực kém.

5 Thành phần cấu tạo, cấu trúc và chức năng của mỗi lớp vật liệu bao bì tetra pak

5.1 Thành phần cấu tạo

_Những lớp giấy và bìa nhựa: 74%

_Polyetylen : 21%

_Lớp nhôm siêu mỏng : 5%

Trang 4

5.2 Cấu trúc và chức năng của mỗi lớp vật liệu

6 Phương pháp chế tạo màng nhiều lớp

Có 2 phương pháp chính: trực tiếp và gián tiếp

6.1 Trực tiếp:

6.1.1 Phương pháp đùn cán trực tiếp :

- Nguyên tắc: được thực hiện rất đơn giản Từ các vật liệu ban đầu là polymer người ta cho vào những đường dẫn khác nhau trên thiết bị đùn cán sau đó

được dẫn vào một đường ống chung và đùn cán trực tiếp ra các màng ghép

- Ưu điểm: tiết kiệm thời gian và hạn chế hiện tượng tách lớp giữa các

lớp

màng ghép

- Nhược điểm: do trực tiếp đùn cán từ nhiều loại vật liệu nên sự đồng

đều

bề mặt không cao Phải dựa vào độ nóng chảy của từng loại nhựa trước khi đùn ép

cũng như các vật liệu đùn cán phải có cấu trúc tương tự nhau

6.1.2 Phương pháp đùn thổi:

Nhựa nóng chảy được đẩy qua một khe tạo hình vành khuyên, thường bố trí

thẳng đứng, để tạo thành một ống thành mỏng không khí được đưa vào

Trang 5

thông qua

một lỗ hổng ở giữa khuôn thổi vào bên trong để thổi phồng ống Phía trên khuôn

người ta bố trí một vòng không khí tốc độ cao để làm nguội màng phim nóng Ống

màng sau đó tiếp tục đi lên, tiếp tục được làm lạnh đến khi nó đi qua con lăn để

làm dẹp lại tạo thành màng đôi Màng đôi này sau đó được đưa ra khỏi tháp đùn

thông qua một hệ thống các con lăn

Thông thường, khoảng tỉ lệ giữa khuôn và ống màng thổi từ 1,5 -

4 lần so

với đường kính khuôn Mức độ kéo căng của màng khi chuyển từ trạng thái nóng

chảy sang nguội cả theo chiều bán kính lẫn chiều dọc ống có thể dễ dàng điều khiển bằng cách thay đổi thể tích không khí ở bên trong ống

và thay đổi tốc độ

kéo Điều này giúp cho màng thổi ổn định hơn về tính chất so với màng đúc hay

đùn truyền thống chỉ có kéo căng dọc theo chiều đùn

6.2 Phương pháp gián tiếp:

Đối với phương pháp này trước tiên người ta phải sản xuất ra các loại màng

đơn khác nhau sau đó ghép chúng lại với nhau theo phương pháp ép nhiệt có hoặc

không có lớp kết dính Trong phương pháp ghép này đòi hòi các màng ghép phải

có sự tương thích về cấu trúc và bề mặt của từng lớp màng

 Phương pháp đùn cán gián tiếp:

- Nguyên tắc: cũng được thực hiện trên cùng một thiết bị nhưng phương

pháp tiến hành khác nhau Trên cùng một đường dẫn các vật liệu không được đùn

ra cùng lúc mà các lớp được đùn ra theo trình tự nhất định Khi lớp

màng thứ nhất

được đùn ra, lớp nhựa đầu tiên khô lại hay đã đóng rắn thì lớp nhựa thứ hai được

trãi lên lớp nhựa thứ nhất và trình tự cứ như vậy thì màng ghép sẽ được tạo ra

- Ưu điểm: các vật liệu cho vào thiết bị đùn cán có thể khác nhau

và đảm

bảo được độ đồng đều bề mặt sau khi đùn cán

- Nhược điểm: phương pháp này mất khá nhiều thời gian so với

Trang 6

phương

pháp đùn cán trực tiếp

 Yêu cầu của quá trình:

- Trong quá trình đùn cán nguyên liệu plastic phải không được lẫn nước do

nước sẽ làm cho cấu trúc hạt trở nên không đồng đều và làm giảm liên kết giữa

các hạt plastic khi đùn cán

- Đồng thời phải chú ý đến nhiệt trong quá trình đùn cán nếu quá cao có thể

gây hư hỏng cấu trúc của plastic

- Lớp màng phải có khả năng hàn dán nhiệt tốt và có tính trơ đối với sản

phẩm tính chống thấm tốt

7 Cách đóng gói bao bì Tetrapak:

Các lớp vật liệu giấy được in nhãn theo yêu cầu của xí nghiệp sản xuất, sau

đó được ghép với các lớp vật liệu khác và quấn thành từng cuộn có chiều rộng

bằng chu vi của thân trụ hộp

Trước khi chiết rót, cuộn nguyên liệu bao bì được tiệt trùng bằng dung dịch

H2O2 và được sấy khô trong phòng kín vô trùng và được đưa vào máy hàn dọc thân

hộp và ghép đáy Sau đó dịch thực phẩm được chiết rót định lượng vào hộp và bao

bì được hàn ghép mí đầu, cắt rời, xếp góc Hộp sản phẩm được dòng nước phun để

làm sạch chất lỏng dính ở các mối hàn đầu và đáy, sau đó được thổi không khí

nóng để khô hộp

8 Xử lí sau khi dùng

- Bao bì tetra pak sau khi sử dụng được thu gom và tái chế, sau tái chế có thể

- Tận dụng được tới 50% - 55% bột giấy

- Sử dụng bao bì và tái chế bao bì tetra pak đã qua sử dụng Đem lại nhiều lợi

ích to lớn.Mặt khác, giấy Có thể tái chế tới sáu lần trước khi chôn lấp hoặc

đốt bỏ Vì vậy, việc làm này đạt được mục tiêu về tiết kiệm năng

lượng, bảo vệ môi trường

-Chúng có thể tái chế thành những sản phẩm giá trị và đặc biệt là

Trang 7

không gây

ô nhiễm môi trường như tấm lợp nhà, ván ép chống thấm, phân bón, văn

phòng phẩm, danh thiếp, vỏ bút chì, bao thư

II CÁC CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA

1 Kiểm tra đường hàn ngang (TS):

_Gỡ bung các góc của bao bì

_Cắt bỏ những phần bao bì xung quanh đường hàn TS

_Cắt bỏ hai đầu của đường TS ( không quá 1mm và vuông góc với

đường hàn)

_Dùng kẹp tách mối hàn từ hai đầu cho đến đường hàn dọc (LS)

Mỗi hàn được tách ra dễ dàng, bề mặt hơi xám: mối hàn không đạt

2 Kiểm tra đường hàn dọc (LS)

_Gỡ bung các góc của bao bì

_Cắt bỏ những phần bao bì xung quanh đường hàn LS

_Cắt bỏ hai đầu của đường LS ( không quá 1mm và vuông góc với

đường hàn)

_Dùng ống tiêm bơm dung dịch màu vào một đầu của đường hàn

Đường màu chạy thẳng, có bề rộng bé hơn hoặc bằng 1mm, không bị xì dọc theo đường hàn Đường hàn tốt.

Ngày đăng: 26/08/2016, 18:52

w