1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khai thác hiệu quả tiềm năng phát triển du lịch sinh thái huyện Hàm Thuận Nam - tỉnh Bình Thuận theo hướng bền vững

117 810 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 3,63 MB

Nội dung

Trước thực tế trên, nhằm khai thác một cách hợp lý các thế mạnh về tài nguyên môi trường sinh thái, hướng với mục tiêu phát triển DLST bền vững, tôi chọn đề tài: “Khai thác hiệu quả tiềm

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS PH ẠM XUÂN HẬU

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2011

Trang 3

Xin chân thành cảm ơn Sở Thương mại – Du lịch, Cục thống kê, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND và Phòng Văn hóa- Thể thao- Du lịch huyện Hàm Thuận Nam đã cung cấp cho tác giả nhiều nguồn tư liệu, tài liệu quý giá và hữu ích phục vụ cho đề tài

Xin cảm ơn sự động viên, hỗ trợ rất lớn từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp trong suốt khoá học và quá trình thực hiện luận văn

Xin nhận nơi tác giả lòng biết ơn sâu sắc

Tác giả luận văn

Dương Thị Tưởng

Trang 4

MỤC LỤC

1

LỜI CẢM ƠN1 31

MỤC LỤC1 41

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT1 61

MỞ ĐẦU1 11

1 Lý do chọn đề tài1 11

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu1 11

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu1 21

4 Lịch sử nghiên cứu đề tài1 21

5 Hệ quan điểm và phương pháp nghiên cứu1 41

6 Cấu trúc luận văn1 51

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG1 71

1.1 Một số khái niệm1 71

1.1.1 Du lịch1 71

1.1.2 Du lịch sinh thái1 91

1.1.3 Tiềm năng phát triển du lịch1 101

1.1.4 Tài nguyên du lịch sinh thái1 101

1.1.5 Phát triển bền vững1 111

1.1.6 Du lịch bền vững1 131

1.1.7 Du lịch sinh thái bền vững1 141

1.1.8 Phân biệt sự giống và khác nhau của DLST với các loại hình du lịch khác1 141

1.2 Các chỉ tiêu đánh giá du lịch sinh thái và phát triển bền vững1 151

1.2.1 Tính đa dạng sinh học1 151

1.2.2 Độ hấp dẫn1 161

1.2.3 Thời gian HĐDL1 161

1.2.4 Sức chứa khách du lịch1 171

1.2.5 Độ bền vững của môi trường tự nhiên1 171

1.2.6 Vị trí của điểm du lịch1 171

1.2.7 Cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật du lịch1 181

1.2.8 Tính liên kết1 181

1.3 Các nguyên tắc DLST bền vững1 191

1.4 Các yếu tố tác động đến quá trình phát triển các loại hình DLST1 201

1.4.1 Tác động của tài nguyên du lịch đến quá trình phát triển DLST1 201

1.4.2 Tác động của hệ thống luật pháp đến quá trình phát triển DLST1 201

1.4.4 Nhu cầu của khách du lịch sinh thái1 211

1.4.5 Nhận thức của cộng đồng địa phương1 221

1.5 Những tác động lên môi trường của hoạt động DLST1 221

1.5.1 Tác động đến tài nguyên thiên nhiên1 221

1.5.2 Tác động đến tài nguyên sinh vật và môi trường ở các khu DLST1 231

1.5.3 Tác động đến các mặt của đời sống xã hội1 241

CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI HUYỆN HÀM THUẬN NAM- TỈNH BÌNH THUẬN1 261

2.1 Khái quát về huyện Hàm Thuận Nam1 271

2.2 Tiềm năng du lịch sinh thái1 281

2.2.1 Khái quát một số đặc điểm tự nhiên:1 281

2.2.2 Tài nguyên sinh thái biển đảo1 291

2.2.3 Tài nguyên sinh thái đồng bằng và cồn cát1 311

2.2.4 Tài nguyên sinh thái rừng và suối khoáng nóng1 32

Trang 5

2.3.3 Các tuyến du lịch1 431

2.3.4 1 1Khách du lịch1 461

2.3.5 Doanh thu từ du lịch1 511

2.3.6 Hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch1 531

2.3.7 1 1Sử dụng lao động du lịch1 561

2.3.8 Đầu tư cho phát triển du lịch1 581

2.3.9 Công tác quản lý của Nhà nước về du lịch1 601

2.4 Đánh giá tương quan giữa tiềm năng và hiện trạng phát triển DLST1 611

2.5.2 Điểm yếu1 651

2.5.3 Cơ hội1 661

2.5.4 Thách thức1 671

Chương 3: NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH SINH THÁI HUYỆN HÀM THUẬN NAM- TỈNH BÌNH THUẬN1 691

3.1 Những căn cứ xây dựng định hướng1 691

3.1.1 Nhu cầu1 691

3.1.2 Chiến lược phát triển kinh tế và du lịch của tỉnh, huyện1 691

3.1.3 Tiềm năng và thực trạng phát triển1 711

3.2 Những định hướng phát triển du lịch và DLST1 731

3.2.1 Những định hướng chung:1 731

3.2.2 Những định hướng cụ thể:1 731

3.3 Các giải pháp chủ yếu1 841

3.3.1 Về tổ chức và quản lý phát triển DLST1 841

3.3.2 Về cơ chế chính sách và đầu tư cho DLST1 851

3.3.3 Khai thác, sử dụng các sản phẩm và loại hình DLST1 861

3.3.4 Đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực phục vụ DLST1 881

3.3.5 Phát triển thị trường1 891

3.3.6 Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch và DLST1 891

3.3.7 Nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật1 901

+ Đường Hàm Kiệm- Thuận Quý-Kê Gà: Dài 17 km, thảm bê tông nhựa, đạt chuẩn đường cấp IV đồng bằng.1 911

3.3.8 Tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường và HST1 911

3.3.9 Ứng dụng khoa học – kỹ thuật trong hoạt động DLST1 941

3.3.10 Tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động DLST1 941

3.4 Một số kiến nghị1 951

KẾT LUẬN1 991

TÀI LIỆU THAM KHẢO1 1011

PHỤ LỤC1 103

Trang 6

EU: Liên minh châu Âu (European Union)

GDP: Tổng sản phẩm thu nhập trong nước

HĐDL: Hoạt động du lịch

HTX: Hợp tác xã

HST: Hệ sinh thái

IUCN: Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế

(0International Union for Conservation of Nature0)

IUOTO: Hiệp hội quốc tế các tổ chức du lịch

UBND: Ủy ban nhân dân

WWF: Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (World Wide Fund for Nature)

Trang 7

du lịch Hàm Thuận Nam đã trở thành một điểm đến hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước, làm đa dạng thêm sản phẩm du lịch Bình Thuận Tuy nhiên, sự phát triển du lịch gắn với khai thác tài nguyên

và lợi ích kinh tế làm gia tăng các nguy cơ tổn hại đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái Công tác quản lý còn hạn chế, phần lớn đội ngũ lao động chưa qua đào tạo bài bản để đáp ứng những yêu cầu mới Nhận thức của người dân cũng như cộng đồng địa phương còn nhiều hạn chế, chưa tham gia một cách tích cực và có trách nhiệm vào các hoạt động du lịch Ngoài ra, vấn đề đầu tư dàn trải với tốc độ quá nhanh cũng là nguyên nhân gây tác động đến môi trường

Trước thực tế trên, nhằm khai thác một cách hợp lý các thế mạnh về tài nguyên môi trường sinh

thái, hướng với mục tiêu phát triển DLST bền vững, tôi chọn đề tài: “Khai thác hiệu quả tiềm năng

phát triển du lịch sinh thái huyện Hàm Thuận Nam - tỉnh Bình Thuận theo hướng bền vững”

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích

Vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn về khai thác tiềm năng phát triển bền vững du lịch vào việc phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển DLST của huyện Hàm Thuận Nam (đánh giá những mặt đạt được, những hạn chế cần khắc phục) Từ đó, xây dựng định hướng và giải pháp phát triển DLST theo hướng bền vững

2.2 Nhiệm vụ

- Nghiên cứu những cơ sở lí luận và thực tiễn về DLST và phát triển DLST bền vững trên thế giới, ở Việt Nam và tại Bình Thuận vận dụng vào thực tế phát triển DLST Hàm Thuận Nam

Trang 8

- Khảo sát, thu thập tư liệu, tài liệu, đánh giá tài nguyên du lịch và thực trạng phát triển DLST Hàm Thuận Nam trên quan điểm phát triển bền vững

- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển DLST bền vững, định hướng chiến lược phát triển

KT - XH của quốc gia, của Tỉnh, đưa ra những định hướng và giải pháp phát triển DLST huyện Hàm Thuận Nam theo hướng bền vững

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: tập trung nghiên cứu các nguồn tài nguyên DLST (gắn liền với các HST

tự nhiên và nhân văn); thực trạng khai thác tiềm năng và phát triển DLST huyện Hàm Thuận Nam

- Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu về DLST của huyện Hàm Thuận Nam từ năm 2004 đến năm

Từ những năm 1980, khi cụm từ “phát triển bền vững” bắt đầu được đề cập đã có nhiều nhà

nghiên cứu khoa học thực hiện nhằm phân tích những tác động của du lịch đến sự PTBV Trọng tâm của các nhà nghiên cứu này nhằm giải thích cho sự cần thiết phải đảm bảo tính trọn vẹn của môi trường sinh thái trong khi tiến hành các hoạt động khai thác tài nguyên phục vụ cho phát triển du lịch tạo nền tảng cho sự PTBV Krippendorf (1975) và Jungk (1980) là những nhà khoa học đầu tiên trên thế giới

cảnh báo về những suy thoái do hoạt động du lịch gây ra và đưa ra khái niệm về loại “Du lịch rắn –

hard tourism” – LHDL ồ ạt, bằng xe hơi, gây ảnh hưởng nhiều nhất đối với môi trường và “Du lịch

mềm – soft tourism” – LHDL mới tôn trọng môi trường và chia sẻ lợi ích kinh tế với cộng đồng địa

phương

Năm 1992, trong Hội nghị thượng đỉnh về Trái Đất đã diễn ra Hội nghị về môi trường và phát triển của Liên hợp quốc, 182 Chính phủ đã thông qua chương trình Nghị sự 21 nhằm đảm bảo một tương lai bền vững cho nhân loại bước vào thế kỉ XXI Chương trình Nghị sự đã nêu lên các vấn đề

Trang 9

liên quan đến môi trường và phát triển, đề ra chiến lược hướng tới các hoạt động mang tính bền vững hơn

Từ đầu những năm 1990, nhiều nhà nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của HĐDL, đảm bảo sự phát triển lâu dài đã được tiến hành Một số LHDL quan tâm đến môi trường đã bắt đầu xuất hiện như : “Du lịch sinh thái”, “Du lịch khám phá”, “Du lịch gắn với thiên nhiên”, “Du lịch thay thế”, “Du lịch mạo hiểm”,… đã góp phần nâng cao hình ảnh về một LHDL

có trách nhiệm, đảm bảo sự PTBV

Năm 1996, hưởng ứng chương trình hành động của Hội nghị Earth Sumit, ngành du lịch toàn cầu đại diện bởi 3 tổ chức quốc tế gồm Hội đồng lữ hành du lịch thế giới (WTTC), Tổ chức du lịch thế giới

và Hội đồng Trái Đất (Earth council), đã ứng dụng những nguyên tắc của Agenda 21 vào du lịch, phối

hợp xây dựng một chương trình hành động với tên gọi “Chương trình Nghị sự 21 về du lịch hướng tới

PTBV về môi trường” Chương trình này nhấn mạnh sự cần thiết phối hợp hành động giữa các Chính

phủ, tổ chức phi Chính phủ và ngành du lịch trong việc xây dựng chiến lược du lịch và nêu bật những lợi ích to lớn của việc phát triển du lịch bền vững

4.2 Ở Việt Nam

Trước xu thế chung của thế giới về loại hình DLST mang tính bền vững, trong những năm gần

đây hàng loạt các cuộc hội thảo đã được tổ chức tại Việt Nam như: “Hội thảo quốc tế về phát triển du

lịch bền vững ở Việt Nam” do Tổng cục du lịch Việt Nam kết hợp với quỹ Hains Seidel (Cộng hoà liên

bang Đức) tổ chức tại Huế (tháng 5/1997); “Hội thảo về DLST với PTBV ở Việt Nam” tại Hà Nội,

tháng 4/1998; “Hội thảo phát triển DLST Tây Đô” tại tỉnh Hậu Giang, tháng 3/2001; “Hội thảo giới thiệu sản phẩm DLST cộng đồng vùng ven biển Việt Nam”, tại Tp Nha Trang, tháng 11/2009…và các

công trình nghiên cứu về DLST đã ra đời như: “Du lịch sinh thái, những vấn đề lý luận và thực tiễn

phát triển ở Việt Nam” của Phạm Trung Lương (2002); “Du lịch sinh thái” của Lê Huy Bá (2004);

“Quy hoạch không gian để bảo tồn thiên nhiên ở khu BTTN Vũ Quang, một phương pháp tiếp cận sinh

thái” trong Dự án bảo tồn khu bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang của IUCN, WWF;…

4.3 Tại Bình Thuận

Với tiềm năng DLST phong phú và đa dạng cũng đã và đang hoà nhập cùng với xu thế phát triển

du lịch chung của cả nước và thế giới, hướng đến sự phát triển DLBV, tăng cường đầu tư phát triển LHDL mới có khả năng góp phần quan trọng vào phát triển DLBV, đó là DLST Song do đây là một LHDL còn mới mẻ đối với cả nước nên nhận thức về LHDL này còn nhiều hạn chế và việc khai thác LHDL này như thế nào để đạt hiệu quả còn gặp nhiều khó khăn

Trang 10

Năm 2009, có chuyên đề nghiên cứu sinh của tác giả Đinh Kiệm “Định hướng và một số giải

pháp phát triển DLST ở Bình Thuận và vùng duyên hải cực Nam Trung Bộ đến năm 2020” và năm

2010 có “Đề án phát triển DLST tỉnh Bình Thuận” do Viện chiến lược phát triển du lịch phối hợp với

Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Bình Thuận đã được thực hiện Đây chính là những nguồn tài liệu tham khảo vô cùng quý giá làm cơ sở khoa học cho tác giả trong quá trình thực hiện đề tài luận văn của mình

5 Hệ quan điểm và phương pháp nghiên cứu

5.1 Những quan điểm chủ yếu

5.1.1 Quan điểm hệ thống tổng hợp

Nghiên cứu DLST không thể tách rời khỏi hệ thống du lịch cũng như hệ thống KT- XH của địa phương và cả nước Quan điểm hệ thống tổng hợp giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể, khái quát của toàn bộ hệ thống du lịch trong khi vẫn bao quát được hoạt động của mỗi phân hệ trong hệ thống đó DLST Hàm Thuận Nam được nghiên cứu trong mối quan hệ với kinh tế- xã hội- môi trường của địa phương, của Bình Thuận và của cả nước

5.1.2 Quan điểm lãnh thổ

Lãnh thổ du lịch được tổ chức như là một hệ thống liên kết không gian của các đối tượng du lịch trên cơ sở các nguồn tài nguyên và dịch vụ cho du lịch Việc nghiên cứu du lịch bền vững của huyện Hàm Thuận Nam không thể tách rời với hiện trạng và xu hướng du lịch của Bình Thuận, của Việt Nam Quá trình phát triển DLSTBV của Hàm Thuận Nam là một phần trong quá trình phát triển DLSTBV của Bình Thuận và của cả nước

5.1.3 Quan điểm môi trường – sinh thái

Hơn bất kì LHDL nào, DLST có mối quan hệ chặt chẽ với môi trường sinh thái DLST chỉ có thể PTBV khi không làm tổn hại đến môi trường và các HST tự nhiên, nhân văn

5.1.4 Quan điểm lịch sử - viễn cảnh

Mọi sự vật, hiện tượng đều có sự vận động và biến đổi không ngừng Trong nghiên cứu DLST cần xem xét quá khứ, đánh giá hiện trạng để có thể đưa ra những dự báo hoặc định hướng phát triển trong tương lai Quan điểm này được tác giả quán triệt và vận dụng xuyên suốt quá trình thực hiện đề tài

5.2 Các phương pháp nghiên cứu

5.2.1 Phương pháp thu thập, xử lý thông tin

Trang 11

Thu thập những tài liệu có liên quan ở các nguồn tin cậy, chọn lọc, sắp xếp và xử lí tài liệu một cách có hệ thống, khoa học

5.2.2 Phương pháp thống kê

Với các số liệu đáng tin cậy thu thập được, tác giả tiến hành phân loại, thống kê theo trình tự thời gian để tiện cho việc so sánh, tính tốc độ tăng trưởng, lập ra các bảng biểu, phân tích phục vụ cho nội dung của đề tài

5.2.3 Phương pháp thực địa và phỏng vấn

Đây là phương pháp có tầm quan trọng đặc biệt nhằm trải nghiệm, thu thập thêm thông tin, kiểm nghiệm, so sánh ý thuyết với thực tế làm cơ sở đưa ra những kết luận chính xác hơn Bên cạnh đó, kết hợp phỏng vấn các chuyên gia, nhà quản lý du lịch tại các điểm du lịch cụ thể Đây là nguồn tư liệu vô cùng quý giá

5.2.6 Phương pháp phân tích ma trận SWOT:

Ma trận SWOT là ma trận kết hợp giữa phân tích và dự báo bên trong với bên ngoài Trên cơ

sở phân tích tài nguyên và hiện trạng phát triển du lịch sinh thái huyện Hàm Thuận Nam, tác giả đưa ra được những điểm mạnh, điểm yếu, đồng thời dự báo những thời cơ và thách thức đối với hoạt động DLST của huyện Hàm Thuận Nam

6 Cấu trúc luận văn

Đề tài gồm có 3 phần: mở đầu, nội dung và kết luận

Phần nội dung gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận về phát triển bền vững du lịch sinh thái

Trang 12

Chương 2: Tiềm năng và hiện trạng phát triển bền vững du lịch sinh thái ở huyện Hàm Thuận

Trang 13

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI

THEO HƯỚNG BỀN VỮNG 1.1 Một số khái niệm

1.1.1 Du lịch

Thuật ngữ du lịch trong ngôn ngữ nhiều nước bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp với ý nghĩa là đi một vòng Thuật ngữ này được Latinh hóa thành tornus và sau đó thành tourisme (tiếng Pháp), tourism (tiếng Anh) Theo Robert Lanquar từ tourist lần đầu tiên xuất hiện trong tiếng Anh vào khoảng năm

1800 Trong tiếng Việt, thuật ngữ tourism được dịch thông qua tiếng Hán Du có nghĩa là đi chơi, lịch

có nghĩa là từng trải Tuy nhiên, người Trung Quốc gọi tourism là du lãm với nghĩa là đi chơi để nâng cao nhận thức

Thuở ban đầu, du lịch chỉ được hiểu đơn thuần là các chuyến đi xa khỏi nơi cư trú để thỏa mãn nhu cầu nâng cao hiểu biết về thế giới xung quanh Sau này, các nhà truyền giáo, các quan chức nhà nước, các nhà thể thao, những người hâm mộ… cũng có được những kết quả ấy sau các chuyến đi vì mục đích khác như tôn giáo, thể thao, công tác, buôn bán… Vì lẽ đó, khái niệm du lịch được hiểu rộng hơn

Sau chiến tranh thế giới thứ II kinh tế thế giới phục hồi và phát triển, chất lượng cuộc sống ở nhiều nước được cải thiện, trình độ văn hóa của mọi người được nâng cao, nhu cầu du lịch ngày càng tăng Du lịch được xem như là một cơ hội kinh doanh nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch và tiềm kiếm lợi nhuận

Theo Ausher thì Du lịch là nghệ thuật đi chơi của các cá nhân Quan điểm này khá đơn giản,

chỉ nêu lên được hiện tượng đi du lịch với mục đích tham quan, giải trí, ngắm cảnh…

Azar người Thụy Sĩ nhận thấy Du lịch là một trong những hình thức di chuyển tạm thời từ một

vùng này sang một vùng khác, từ một nước này sang một nước khác nếu không gắn với sự thay đổi nơi

cư trú hay nơi làm việc Quan điểm này tiến bộ hơn quan điểm của Ausher ở chỗ xác định việc đi du

lịch không gắn liền với việc cư trú và làm việc kiếm thu nhập tại nước đến

Theo các nhà kinh tế du lịch thuộc trường Đại Học Kinh tế Praha “Coi tất cả các hoạt động, tổ

chức, kĩ thuật và phục vụ các cuộc hành trình và lưu trú của con người ngoài nơi cư trú với nhiều mục đích ngoài mục đích kiếm việc làm và thăm viếng người thân là Du lịch”

Trang 14

Người Trung Quốc cho rằng du lịch bao gồm 5 yếu tố là thực, trú, hành, lạc, y Đi du lịch là được nếm những món ăn ngon, ở trong những căn phòng tiện nghi, đi lại trên các phương tiện sang trọng, được vui chơi, giải trí vui vẻ, có điều kiện mua sắm hàng hóa, quần áo Theo các nhà du lịch Trung Quốc thì: “Hoạt động du lịch là tổng hòa hàng loạt quan hệ và hiện tượng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế, xã hội nhất định làm cơ sở, lấy chủ thể du lịch, khách thể du lịch và trung gian du lịch làm điều kiện”

Tại hội nghị Liên hiệp Quốc họp tại Roma – Italia (21/8 – 5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định

nghĩa “du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các

hành trình và lưu trú”

Theo tổ chức Du lịch thế giới “du lịch là hoạt động của con người đến và ở tại những nơi ngoài

môi trường hằng ngày của họ trong một thời gian, nhất định với mục đích giải trí, công vụ hay những mục đích khác”

Theo từ điển bách khoa toàn thư của Việt Nam:

- Nghĩa thứ nhất: du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của con người ngoài

nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa nghệ thuật

- Nghĩa thứ hai: du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng

cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa và du lịch tại chỗ

Khái niệm rộng nhất và đầy đủ hơn cả, có lẽ được thể hiện trong Tuyên bố Ô-sa-ka của hội nghị

Bộ trưởng Du lịch thế giới: “Du lịch là con đẻ của hòa bình, là phương tiện củng cố hòa bình, là

phương tiện cân bằng cán cân thanh toán quốc tế”

- Du lịch có thể được hiểu là: Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao tại chỗ nhận thức

từ thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hóa

và dịch vụ cho các cơ sở chuyên nghiệp cung ứng,

- Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trinh di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời tong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh

Trang 15

Việc phân định rõ ràng hai nội dung cơ bản của khái niệm có ý nghĩa góp phần thúc đẩy sự phát triển của du lịch Cho đến nay không ít người, thậm chí ngay cả nhân viên, cán bộ đang làm việc trong nghành du lịch chỉ cho rằng du lịch là một ngành kinh tế Do đó mục tiêu được quan tâm hàng đầu là mang lại hiệu quả kinh tế Điều đó cũng có thể đồng nghĩa với việc tận dụng triệt để mọi nguồn tài nguyên, mọi cơ hội để kinh doanh Trong khi đó, du lịch còn là một hiện tượng xã hội, nó góp phần nâng cao dân trí, phục hồi sức khỏe cộng đồng, giáo dục lòng yêu nước, tình đoàn kết… Chính vì vậy toàn xã hội phải có trách nhiệm đóng góp, hỗ trợ, đầu tư cho du lịch phát triển như đối với giáo dục, thể thao hoặc một lĩnh vực văn hóa khác

1.1.2 Du lịch sinh thái

“Du lịch sinh thái” (Ecotourism) là một khái niệm tương đối mới và đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của nhiều người thuộc các lĩnh vực khác nhau Đây là một khái niệm rộng, được hiểu khác nhau từ các góc độ khác nhau Đối với một số người, “DLST” đơn giản được hiểu là sự kết hợp ý nghĩa của 2 từ ghép “du lịch” và “sinh thái” vốn đã quen thuộc Song đứng ở góc nhìn rộng hơn, tổng

quát hơn thì một số người quan niệm DLST là du lịch thiên nhiên, là khái niệm mà trong thực tế đã xuất hiện từ đầu những năm 1980 (Ashton, 1993) Với khái niệm này, mọi hoạt động du lịch có liên quan đến thiên nhiên như tắm biển, nghỉ núi,… đều được hiểu là DLST

Những năm cuối thế kỷ XX, với sự phát triển rầm rộ của ngành công nghiệp du lịch trên toàn thế giới đã bắt đầu thể hiện một số các mặt bất cập, đặc biệt trong vấn đề mối quan hệ giữa du lịch với môi trường thiên nhiên ngày càng suy giảm Để hạn chế vấn đề này, những năm cuối thập kỷ 80 thế kỷ

XX, đã xuất hiện một số khái niệm về du lịch kêu gọi sự quan tâm của cộng đồng du lịch khá mới mẻ

như: “Du lịch dựa vào thiên nhiên”, “Du lịch thân thiện với môi trường”, “Du lịch xanh”, “Du lịch có

trách nhiệm”, “Du lịch dựa vào cộng đồng” Đỉnh cao là sự xuất hiện của khái niệm “Du lịch sinh

thái” vào năm 1991 Khi đó, DLST được xác định là “LHDL diễn ra trong các vùng có HST tự nhiên

còn bảo tồn khá tốt nhằm mục tiêu nghiên cứu, chiêm ngưỡng, thưởng thức phong cảnh, động thực vật cũng như các giá trị văn hóa hiện hữu”

Ở Việt Nam, khái niệm về DLST cũng đươc đưa vào trong văn bản pháp luật Nhà nước Trong

Khoản 19, Điều 4, Chương I của Luật du lịch Việt Nam năm 2005 đã xác định: “DLST là hình thức

du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm PTBV” Đây cũng chính là khái niệm về DLST mà tác giả sử dụng trong bài nghiên cứu này

Trang 16

Nhìn chung, có thể xác định nhiệm vụ phát triển DLST theo các tiêu chí cơ bản sau:

- Phát triển DLST thể hiện sự liên hệ khăng khít với môi trường tự nhiên và bản sắc văn hóa của bản địa

- Phát triển DLST gắn với sự tham gia hỗ trợ của cộng đồng Góp phần PTBV tài nguyên thiên nhiên Đáp ứng yêu cầu hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu du lịch trong tương lai

- Phát triển DLST là động lực thức đẩy sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương, dựa trên

cơ sở lợi ích chung

1.1.3 Tiềm năng phát triển du lịch

Tiềm năng phát triển du lịch bao gồm tất cả những tài nguyên tự nhiên và kinh tế - xã hội

đã, đang hoặc sẽ được con người khai thác để phát triển du lịch Có thể phân tiềm năng phát

triển du lịch thành hai nhóm: nhóm tài nguyên du lịch tự nhiên và nhóm tài nguyên du lịch nhân

văn

Nhóm tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu,

thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên đã và đang hoặc sẽ được sử dụng phục vụ mục đích

phát triển du lịch

Nhóm tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn

nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, làng nghề truyền thống, các công

trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác đã và đang

hoặc sẽ được sử dụng phục vụ mục đích phát triển du lịch

1.1.4 Tài nguyên du lịch sinh thái

Tài nguyên hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các nguồn nguyên nhiên liệu, năng lượng và thông tin có trên Trái Đất và trong không gian vũ trụ mà con người có thể sử dụng để phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình

Tài nguyên được phân loại thành tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn, gắn liền với các nhân tố về con người và xã hội

Tài nguyên du lịch là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung Khái niệm tài nguyên du lịch luôn gắn với khái niệm du lịch

Trang 17

Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch; là các yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch (Pháp

lệnh Du lịch Việt Nam, 1999)

DLST là LHDL phát triển dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, tài nguyên DLST là một bộ phận quan trọng của tài nguyên du lịch bao gồm các giá trị tự nhiên thể hiện trong một HST cụ thể và các giá trị văn hoá bản địa tồn tại và phát triển không tách rời HST tự nhiên đó

Tuy nhiên, không phải mọi giá trị tự nhiên và văn hoá bản địa đều được coi là tài nguyên DLST

mà chỉ có các thành phần và các thể tổng hợp tự nhiên, các giá trị văn hoá bản địa gắn với một hệ sinh thái cụ thể được khai thác, sử dụng để tạo ra các sản phẩm DLST, phục vụ mục đích phát triển du lịch nói chung, DLST nói riêng mới được xem là tài nguyên DLST

Tài nguyên DLST rất đa dạng và phong phú Tuy nhiên một số loại tài nguyên DLST chủ yếu

thường được nghiên cứu khai thác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách DLST bao gồm:

- Các HST tự nhiên đặc thù, đặc biệt là các nơi có tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài sinh vật đặc hữu, quý hiếm (các vườn quốc gia, khu BTTN, các sân chim,…)

- Các HST nông nghiệp (vườn cây ăn trái, trang trại, làng hoa cây cảnh,…)

- Các giá trị văn hoá bản địa hình thành và phát triển gắn liền với sự tồn tại của HST tự nhiên

như các phương thức canh tác, các lễ hội, sinh hoạt truyền thống gắn với truyền thuyết… của cộng đồng

Như vậy, có thể hiểu: Tài nguyên DLST là một bộ phận quan trọng của tài nguyên du lịch bao gồm các thành phần và các thể tổng hợp tự nhiên, các giá trị văn hoá bản địa gắn với một HST cụ thể được khai thác, sử dụng để tạo ra các sản phẩm DLST, phục vụ cho mục đích phát triển du lịch nói chung

Trang 18

Mục tiêu kinh tế

Định nghĩa PTBV của Uỷ ban Brundtland: “PTBV là khả năng tạo PTBV để đảm bảo rằng sự

phát triển đó đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm hại tới cái khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế

hệ tương lai”

Theo Hội nghị thượng đỉnh về Trái Đất tổ chức ở Rio de Janeiro (Brazil) vào tháng 6/1992 thì

PTBV được hiểu là “sự phát triển nhằm đáp ứng những yêu cầu của hiện tại nhưng không gây tổn hại

cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai” Đó là sự phát triển cả về kinh tế, xã hội, văn hoá,

môi trường và tài nguyên thiên nhiên nhằm đáp ứng những nhu cầu về vật chất, tinh thần của thế hệ hiện tại mà không làm giảm chất lượng cuộc sống của các thế hệ mai sau

Theo Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển (World Commission of Environment and

Development, WCED) thì “PTBV là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng của các thế hệ tương lai trong đáp ứng các nhu cầu của họ”

Theo ông Jordan Ryan - đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam thì “PTBV là một quá trình

bảo đảm tăng tối đa phúc lợi của xã hội và xoá bỏ nghèo đói thông qua việc quản lí ở mức tối ưu và có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên” Ông khẳng định PTBV nằm ở phần giao nhau của 3 vòng tròn: bền

vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trường Cũng theo ông, không nên coi PTBV

như một phương tiện thuận lợi để gom tất cả các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường lại với nhau mà cần có một quan điểm toàn diện để bảo đảm cho các chính sách có tác dụng hỗ trợ thay vì mâu thuẫn nhau

Theo Bà Nguyễn Ngọc Lý (Trưởng ban PTBV – UBND thành phố Hà Nội) đồng ý cách định nghĩa về PTBV của hội nghị Rio de Jannerio cho rằng, khái niệm về PTBV cần được vận dụng linh hoạt tuỳ từng thời kì lịch sử, từng nền KT - XH khác nhau, nền văn hoá khác nhau của mỗi quốc gia

Mặc dù còn có rất nhiều ý kiến khác nhau xung quanh khái niệm “phát triển bền vững”, song nhìn chung tại các Hội thảo quốc tế, các nhà khoa học, các chính trị gia đều thống nhất ở các nội dung sau về PTBV:

PTBV là sự phát triển hài hoà cả về 3 mặt: kinh tế - xã hội - môi trường để đáp ứng những nhu cầu về đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của thế hệ hiện tại nhưng không làm tổn hại, gây trở ngại đến khả năng cung cấp tài nguyên để phát triển KT - XH mai sau, không làm giảm chất lượng cuộc sống của các thế hệ trong tương lai

Trang 19

Mục tiêu xã hội

Phát triển bền vững

Hình 1.1 Mô hình phát triển bền vững của Ngân hàng Thế giới - World Bank

Du lịch bền vững đòi hỏi phải quản lí tất cả các dạng tài nguyên theo cách nào đó để chúng ta

có thể đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hoá, các

quá trình sinh thái c ơ bản, đa dạng sinh học và các hệ đảm bảo sự sống”.(Hens L, 1998)

Mục tiêu của du lịch bền vững là:

- Phát triển, gia tăng sự đóng góp của du lịch vào kinh tế và môi trường

- Cải thiện tính công bằng xã hội trong phát triển

- Cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng bản địa

- Đáp ứng cao độ nhu cầu của du khách

- Duy trì chất lượng môi trường (Inskeep,1991)

Theo Khoản 21, Điều 4, Chương I - Luật du lịch Việt Nam (2005): “Du lịch bền vững là sự phát

triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu

về du lịch của tương lai” Để đảm bảo cho sự phát triển DLBV, trong Khoản 1, Điều 5, Chương I- Luật

du lịch Việt Nam (2005) về nguyên tắc phát triển du lịch đã nêu: “Phát triển du lịch bền vững theo quy

hoạch, kế hoạch đảm bảo hài hoà giữa KT - XH và môi trường, phát triển có trọng tâm, trọng điểm theo h ướng du lịch văn hoá lịch sử, DLST, bảo tồn, tôn tạo phát triển giá trị của tài nguyên”

Mục tiêu môi trường

Trang 20

Như vậy, phát triển DLBV trở thành định hướng, mục tiêu, chiến lược, nguyên tắc phát triển của

du lịch Việt Nam Phát triển DLBV cần phải tính đến ba yếu tố:

- Mối quan hệ giữa bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường và lợi ích kinh tế

- Quá trình phát triển trong thời gian lâu dài

- Đáp ứng được nhu cầu hiện tại, song không làm ảnh hưởng đến nhu cầu của những thế hệ tiếp theo

Vì vậy, trong quá trình quy hoạch các dự án phát triển du lịch Việt Nam, việc vận dụng quan điểm PTBV là cần thiết, nó giúp cho các dự án quy hoạch du lịch mang tính khả thi và có hiệu quả cao

1.1.7 Du lịch sinh thái bền vững

DLSTBV là việc phát triển các HĐDL nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và

ng ười dân bản địa trong khi đó vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên và phát triển du lịch trong tương lai” (Lê Huy Bá, 1999)

“Phát triển DLSTBV không những đóng góp tích cực cho sự PTBV mà còn làm giảm tối thiểu các tác động của khách du lịch đến văn hoá và môi trường, đảm bảo cho địa phương được hưởng nguồn lợi tài nguyên do du lịch mang lại và cần chú trọng đến những đóng góp tài chính cho việc bảo tồn thiên nhiên Phát triển DLST bền vững cần có sự cân bằng giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi

trường trong khuôn khổ các nguyên tắc và các giá trị đạo đức” (Allen K, 1993)

1.1.8 Phân biệt sự giống và khác nhau của DLST với các loại hình du lịch khác

Sự giống nhau

DLST cũng là một dạng của HĐDL vì vậy nó cũng bao gồm tất cả những đặc trưng cơ bản của HĐDL nói chung:

- Tính đa ngành: HĐDL có mối liên hệ chặt chẽ với nhiều ngành khác nhau, kế thừa và phát

huy giá trị thành quả của các ngành liên quan

- Tính đa thành phần: HĐDL luôn có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, nhất là trong

bối cảnh nền kinh tế thị trường mang tính xã hội hóa cao

- Tính đa mục tiêu: HĐDL luôn phải đảm bảo các mục tiêu như: Bảo vệ tài nguyên môi trường,

phát triển kinh tế, giao lưu hợp tác, an ninh quốc phòng, giáo dục và đào tạo,…

Trang 21

- Tính liên vùng: HĐDL đòi hỏi sự chia sẻ và mối liên hệ giữa các vùng miền trong các vấn đề như: chia sẻ thị phần, khai thác chia sẻ sản phẩm, xúc tiến quảng bá…

- Tính mùa vụ: HĐDL phụ thuộc khá nhiều vào tính mùa vụ, chủ yếu do các yếu tố thời tiết, khí

hậu cũng như những khoảng thời gian nhàn rỗi trong năm của khách

- Tính chi phí: HĐDL thể hiện hiệu quả đầu tư và những nguồn lợi đầu tư phát sinh từ kinh doanh du lịch được chia sẻ trong xã hội

- Tính xã hội hóa: HĐDL luôn cần sự tham gia có trách nhiệm từ nhiều phía, nhiều đối tượng

Đặc biệt trong các hoạt động đầu tư và quản lý bảo vệ tài nguyên môi trường

Sự khác nhau

Ngoài những đặc điểm chung đã nêu ở trên, DLST cũng thể hiện những đặc đểm riêng của

mình cụ thể như:

- Tính giáo dục cao về môi trường: Đòi hỏi sự hiểu biết nhất định về bảo tồn và gìn giữ tài

nguyên của cộng đồng, nhận thức tích cực của khách du lịch và từ phía nhà quản lý

- Góp phần bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và duy trì tính đa dạng sinh học: DLST

được phát triển dựa trên những yếu tố tích cực và quy trình phát triển của tự nhiên, qua đó giới thiệu tới khách du lịch DLST đề cao vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học và lấy đó làm tiêu chí phát triển du lịch mang tính bền vững cho tương lai

- Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương: DLST là cơ sở để thu hút và khuyến khích

cộng đồng địa phương cùng tham gia vào quy trình sinh thái của từng địa bàng Đảm bảo cùng chia sẻ lợi ích và bảo vệ tài nguyên tự nhiên

1.2 Các chỉ tiêu đánh giá du lịch sinh thái và phát triển bền vững

1.2.1 Tính đa dạng sinh học

Giá trị của đa dạng sinh học trên Trái Đất đã từng được rất nhiều người nhắc đến, song để đánh giá được nó là cả một vấn đề lớn Những phương thức tiếp cận thông thường và tìm cách đánh giá bằng ước đoán để nhận được giá trị bình quân sau đó nhân với tổng số loài hiện có nếu quả thực chúng ta biết được con số đó Điều cần được nhấn mạnh ở đây là loài có thể có giá trị về mặt hàng hoá (giá trị sử dụng về kinh tế), thẩm mỹ và giá trị đạo đức

Đối với loại hình DLST, tính đa dạng sinh học là yếu tố có giá trị hàng đầu Yêu cầu đầu tiên có thể tổ chức được DLST là sự tồn tại của các HST tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh học cao

Trang 22

- Tính rất đa dạng sinh học: Có từ 3 – 5 giá trị về mặt sử dụng kinh tế, đạo đức và thẩm mỹ

- Tính khá đa dạng sinh học: Có từ 2 – 3 giá trị về mặt sử dụng kinh tế, đạo đức và thẩm mỹ

- Tính trung bình về đa dạng sinh học: Có từ 1 – 2 giá trị về mặt sử dụng kinh tế, đạo đức và thẩm mỹ

- Tính kém về đa dạng sinh học: Giá trị về mặt sử dụng kinh tế, đạo đức, thẩm mỹ không có hiệu

- Rất hấp dẫn (chỉ mức độ rất thuận lợi): Phải có trên 5 phong cảnh đẹp, đa dạng Có 3 hiện

tượng, di tích tự nhiên đặc sắc, độc đáo, đáp ứng được trên 5 loại hình du lịch (LHDL)

- Khá hấp dẫn (chỉ mức độ khá thuận lợi): Có từ 3 – 5 phong cảnh đẹp, đa dạng Có 3 hiện

tượng, di tích tự nhiên đặc sắc, đáp ứng 3 – 5 LHDL

-Trung bình (chỉ mức độ thuận lợi trung bình): Có 1- 2 cảnh đẹp, đáp ứng 1 -2 LHDL

- Kém hấp dẫn (chỉ mức độ kém thuận lợi ): Phong cảnh đơn điệu, đáp ứng 1 LHDL

1.2.3 Thời gian HĐDL

Thời gian hoạt động du lịch (HĐDL) được xác định bởi số thời gian thích hợp nhất của các điều kiện khí hậu đối với sức khỏe của khách du lịch và số thời gian thuận lợi nhất cho việc triển khai các HĐDL

Thời gian HĐDL quyết định tính chất thường xuyên hay mùa vụ của HĐDL, từ đó liên quan trực tiếp đến việc quy hoạch phát triển du lịch

- Rất dài (chỉ mức độ rất thuận lợi): Có trên 200 ngày trong năm triển khai tốt HĐDL Có trên

180 ngày có điều kiện khí hậu thích hợp cho sức khoẻ con người

- Khá dài (chỉ mức độ khá thuận lợi): Có từ 150 – 200 ngày trong năm triển khai tốt HĐDL Có

từ 120 - 180 ngày có điều kiện khí hậu thích hợp cho sức khoẻ con người

- Trung bình (chỉ mức độ thuận lợi trung bình): Có từ 100 – 150 ngày trong năm triển khai tốt HĐDL Có từ 90 - 120 ngày có điều kiện khí hậu thích hợp cho sức khoẻ con người

Trang 23

- Ngắn (chỉ mức độ kém thuận lợi): Có dưới 100 ngày trong năm triển khai tốt HĐDL Có dưới

90 ngày có điều kiện khí hậu thích hợp cho sức khoẻ con người

1.2.4 Sức chứa khách du lịch

Sức chứa khách du lịch đối với mỗi khu vực là tổng sức chứa tại mỗi điểm du lịch Sức chứa khách du lịch phản ánh khả năng và quy mô triển khai HĐDL tại mỗi điểm du lịch và được xác định bằng các chỉ tiêu đã được xác lập qua khảo sát thực tế

- Rất lớn (chỉ mức độ rất thuận lợi): Có sức chứa trên 1000 người/ngày

- Khá lớn (chỉ mức độ khá thuận lợi): Có sức chứa từ 500 đến 1000 người/ngày

- Trung bình (chỉ mức độ thuận lợi trung bình): Có sức chứa từ 100 - 500 người/ngày

- Nhỏ (chỉ mức độ kém thuận lợi): Có sức chứa dưới 100 người/ngày

1.2.5 Độ bền vững của môi trường tự nhiên

Độ bền vững của môi trường tự nhiên nói lên khả năng bền vững của các thành phần và bộ phận

tự nhiên trước áp lực HĐDL của khách du lịch và các đối tượng khác hoặc thiên tai

- Rất bền vững (chỉ mức độ rất thuận lợi): Không có thành phần và bộ phận tự nhiên nào bị phá hoại, nếu có thì ở mức độ nhẹ, có khả năng tự phục hồi, tồn tại vững chắc trên 100 năm, HĐDL diễn ra liên tục

- Khá bền vững (chỉ mức độ khá thuận lợi): Có 1 – 2 thành phần và bộ phận tự nhiên bị phá hoại

ở mức độ nhẹ, có khả năng tự phục hồi, tồn tại vững chắc từ 50 - 100 năm, HĐDL diễn ra thường xuyên

- Trung bình (chỉ mức độ thuận lợi trung bình): Có 1 – 2 thành phần và bộ phận tự nhiên bị phá huỷ đáng kể, phải có sự hỗ trợ của con người mới phục hồi nhanh được, tồn tại vững chắc từ 10 - 50 năm, HĐDL có thể bị hạn chế

- Kém bền vững (chỉ mức độ kém thuận lợi): Có 1 – 2 thành phần và bộ phận tự nhiên bị phá huỷ nặng, phải có sự phục hồi của con người, tồn tại vững chắc dưới 10 năm, HĐDL bị gián đoạn

1.2.6 Vị trí của điểm du lịch

Vị trí của điểm du lịch đối với nơi cung cấp nguồn khách du lịch để tiến hành HĐDL

Trang 24

- Rất thích hợp (chỉ mức độ khá thuận lợi): Chỉ khoảng cách từ 10 – 100 km, thời gian đi đường không quá 3 giờ, có thể đến bằng 2 – 3 loại phương tiện thông dụng

- Khá thích hợp (chỉ mức độ khá thuận lợi): Chỉ khoảng cách từ 100 – 200 km, thời gian đi đường trên 3 giờ, có thể đến bằng 2 – 3 loại phương tiện thông dụng

- Trung bình (chỉ mức độ thuận lợi trung bình): Chỉ khoảng cách từ 200 – 500 km, thời gian đi đường trên 5 giờ, có thể đến bằng 1 – 2 loại phương tiện thông dụng

- Kém thích hợp (chỉ mức độ kém thuận lợi): Chỉ khoảng cách trên 500 km, thời gian đi đường trên 10 giờ, có thể đến bằng 1 – 2 loại phương tiện thông dụng

1.2.7 C ơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật du lịch

Cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật du lịch (CSHT – CSVCKTDL) tạo điều kiện biến những tiềm

năng của tài nguyên trở thành hiện thực Không có cơ sở hạ tầng nào nhất là cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch, tài nguyên vẫn nằm im dưới dạng tiềm năng Mặc dù có thuận lợi đến mấy cũng vậy, hoặc nếu thiếu CSHT – CSVCKTDL mà tiến hành HĐDL thì không thể tiến hành thuận lợi mà còn ảnh

hưởng đến môi trường Do những hạn chế nhất định, phần này tác giả chủ yếu tập trung vào việc đánh giá hệ thống khách sạn, nhà hàng (tiêu biểu cho CSVCKT) và mạng lưới giao thông vận tải, viễn thông, điện, nước (tiêu biểu cho CSHT)

- Rất tốt (chỉ mức độ rất thuận lợi): Có CSHT – CSVCKTDL đồng bộ, đủ tiện nghi, đạt tiêu chuẩn quốc tế

- Khá tốt (chỉ mức độ khá thuận lợi): Có CSHT – CSVCKTDL tương đối đồng bộ, đủ tiện nghi, đạt tiêu chuẩn quốc gia

- Trung bình (chỉ mức độ thuận lợi trung bình ): Có CSHT – CSVCKTDL nhưng chưa đồng bộ,

chưa đủ tiện nghi

- Kém (chỉ mức độ kém thuận lợi): Còn thiếu nhiều CSHT – CSVCKTDL, số đã có thì chất

lượng thấp và có tính chất tạm thời

1.2.8 Tính liên kết

Tính liên kết là một chỉ tiêu đánh giá tài nguyên du lịch giúp cho việc liên kết các điểm du lịch thành tuyến, cụm du lịch

Trang 25

- Rất tốt: Có từ 5 điểm du lịch xung quanh trở lên có thể liên kết được (tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn)

- Khá tốt: Có từ 3 – 5 điểm du lịch xung quanh có thể liên kết được (tài nguyên du lịch tự nhiên

và tài nguyên du lịch nhân văn)

- Trung bình: Có từ 2 - 3 điểm du lịch xung quanh có thể liên kết được (tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn)

- Kém: Chỉ có 1 điểm du lịch hoặc không có điểm tài nguyên du lịch nào xung quanh có thể liên kết được

- Lồng ghép các chiến lược phát triển du lịch của địa phương với quốc gia

- Phải hỗ trợ kinh tế địa phương, tránh gây thiệt hại cho các hệ sinh thái ở đây

- Phải thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương Điều này không chỉ đem lại lợi ích cho cộng đồng, cho môi trường sinh thái mà còn nhằm tăng cường khả năng đáp ứng các thị hiếu của du khách

- Phải biết tư vấn các nhóm quyền lợi và công chúng Tư vấn giữa công nghiệp du lịch và cộng đồng địa phương, các tổ chức và cơ quan nhằm đảm bảo cho sự hợp tác lâu dài cũng như giải quyết các xung đột có thể nảy sinh

- Đào tạo các cán bộ, nhân viên phục vụ trong hoạt động kinh doanh du lịch nhằm nâng cao chất

lượng dịch vụ du lịch

Trang 26

Nghiên cứu hỗ trợ cho du lịch Phải cung cấp cho du khách những thông tin đầy đủ và có trách nhiệm nhằm nâng cao sự tôn trọng của du khách đến môi trường tự nhiên, xã hội và văn hoá khu du lịch, qua đó góp phần thoả mãn các nhu cầu của du khách

1.4 Các yếu tố tác động đến quá trình phát triển các loại hình DLST

1.4.1 Tác động của tài nguyên du lịch đến quá trình phát triển DLST

Số lượng, chủng loại và chất lượng của tài nguyên du lịch sinh thái đóng vai trò nền tảng và là điều kiện cần thiết trong bài toán phát triển du lịch sinh thái Bởi vì tính đặc trưng của loại hình du lịch sinh thái là việc duy trì, giữ gìn các hệ sinh thái tự nhiên và nhân văn ở mức hoang sơ, hạn chế tối đa các tác động của con người

Tài nguyên du lịch sinh thái chính là một trong những căn cứ quan trọng để xác định các loại hình và sản phẩm đặc trưng của hoạt động du lịch sinh thái Tài nguyên du lịch sinh thái đa dạng, phong phú sẽ thuận lợi để tổ chức các loại hình DLST phong phú, đa dạng và ngược lại

1.4.2 Tác động của hệ thống luật pháp đến quá trình phát triển DLST

Một trong những yếu tố chính tác động tới quá trình phát triển của DLST chính là quan điểm của nhà quản lý, thông qua hệ thống luật pháp Nhà nước Thể hiện trên các giá trị như: Quản lý sử dụng và khai thác tài nguyên, cơ chế chính sách vận hành các hoạt động đầu tư phát triển DLST; các quy định cụ thể về mối quan hệ cộng sinh giữa tài nguyên du lịch với phát triển KT - XH gắn với lợi ích Nhà nước và cộng đồng địa phương

Quan điểm của Nhà nước, thể hiện qua hệ thống luật pháp sẽ là động lực biến ý chí thành hành động cụ thể tập hợp và huy động toàn bộ các nguồn lực trong xã hội cùng tham gia tích cực có trách nhiệm với hoạt động phát triển DLST và bảo vệ môi trường tự nhiên Thông qua các quy định pháp lý

để xây dựng nguyên tắc giao tiếp chung giữa các nhóm đối tượng tham gia vào hoạt động DLST như: Mối quan hệ trong công tác quản lý Nhà nước, hành vi ứng xử của nhà đầu tư vào DLST và ý thức cộng đồng

1.4.3 Nhận thức về phát triển du lịch sinh thái bền vững

Nhận thức về phát triển DLSTBV là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự hợp tác tích cực từ phía Nhà nước cũng như cộng đồng dân cư Có thể thấy rằng, hiện nay ở nước ta đầu tư vào DLST chưa đạt

Trang 27

được hiệu quả kinh tế cao, những tác động tích cực của nó lên nhận thức của các nhà hoạch định chính sách và cộng đồng xã hội còn hạn chế, vì vậy, chưa thực sự thu hút sự quan tâm của cộng đồng xã hội

Tuy nhiên, quá trình khai thác tài nguyên tự nhiên chưa hợp lý và những phản ứng tiêu cực ngày càng tăng từ phía môi trường tự nhiên như biến đổi khí hậu, nước biển dâng; Trái Đất nóng lên; các hiện tượng động đất, bão, lũ, lụt xảy ra thường xuyên, là những cảnh báo mạnh mẽ tới quan điểm và nhận thức của nhà quản lý Từ đó giúp họ thay đổi nhận thức, đề ra các kế sách và chiến lược cụ thể nhằm tạo sự cân bằng hơn trong việc vừa đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế vừa đảm bảo môi trường sinh thái bền vững

Một trong những yếu tố phát triển DLST chính là việc tăng cường nhận thức cộng đồng cư dân địa phương về môi trường sống, về ý nghĩa của phát triển DLST đối với phát triển KT - XH, khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia vào việc quản lý tuyến, điểm du lịch, gắn kết các hoạt động bảo tồn phát triển DLST

Bên cạnh đó, nguồn nhân lực cho du lịch cũng vô cùng cần thiết Để có một đội ngũ lao động du lịch có trình độ và kinh nghiệm, cần có các chương trình đào tạo, tham quan và học hỏi các mô hình phát triển DLST ở các vùng miền trong nước và các quốc gia trên thế giới Các doanh nghiệp du lịch cần phải hiểu rõ tầm quan trọng khi đầu tư và khai thác loại hình DLST từ đó đưa ra định hướng phát triển và khai thác DLST một cách bền vững

1.4.4 Nhu cầu của khách du lịch sinh thái

Khách DLST thường là những người trân trọng thiên nhiên và mong muốn được tìm hiểu môi trường tự nhiên cũng như môi trường văn hóa bản địa, ít đòi hỏi về mức độ tiện nghi dịch vụ và thường

là những du khách để lại ít tác động tới môi trường và có cách ứng xử tốt hơn với môi trường so với

khách du lịch đại chúng Thông thường, khách DLST thường là những người đã trưởng thành có thu nhập cao, có giáo dục và có sự quan tâm tới môi trường Tuy nhiên, họ thường đòi hỏi cao hơn rất nhiều so với khách du lịch đại chúng về những trải nghiệm đa dạng sinh học và cuộc sống hoang dã

Họ có thời gian đi du lịch dài ngày hơn và mức chi tiêu nhiều hơn so với khách du lịch ít quan tâm tới thiên nhiên

Nhu cầu từ phía khách du lịch và những đòi hỏi của họ về một môi trường du lịch lành mạnh và tôn trọng tự nhiên cũng chính là một động lực thu hút sự quan tâm chung của toàn xã hội, đặc biệt từ phía những nhà quản lý và nhà đầu tư trong lĩnh vực DLST

Trang 28

1.4.5 Nhận thức của cộng đồng địa phương

Nhận thức của cộng đồng có ý nghĩa quan trọng, là thước đo những giá trị mà HĐDL nói chung

và DLST nói riêng mang lại Nhận thức của cộng đồng là điều kiện quan trọng góp phần khuyến khích

họ tham gia tích cực vào công tác bảo vệ tài nguyên và phát triển DLST một cách hiệu quả Nhận thức của cộng đồng thể hiện mối liên hệ chặt chẽ về trách nhiệm giữa các bên tham gia trong vấn đề cùng sở hữu, khai thác và chia sẻ nguồn lợi một cách hợp lý và bền vững đối với tài nguyên môi trường

1.5 Những tác động lên môi trường của hoạt động DLST

Hoạt động của ngành kinh tế du lịch là hoạt động khai thác các tiềm năng du lịch (tiềm năng tự nhiên và tiềm năng KT - XH và nhân văn) phục vụ kinh doanh du lịch Vì vậy, HĐDL (khai thác, kinh doanh du lịch) có tác động đến hầu hết các dạng tài nguyên và môi trường giống như các ngành kinh tế khác Tác động của HĐDL đến tài nguyên và môi trường theo hai mặt:

- Mặt tác động tích cực tạo ra hiệu quả tốt đối với việc sử dụng hợp lí và phục hồi tài nguyên, đồng thời tạo cơ sở cho việc phát triển môi trường bền vững

- Mặt tác động tiêu cực gây nên sự lãng phí, tiêu phí tài nguyên và suy thoái môi trường

Trong hoạt động DLST, đây là một LHDL rất nhạy cảm với các tác động của con người, đặc biệt là thông qua các phản ứng dây chuyền trong tự nhiên Vì vậy, việc phát triển DLST nếu không được quản lí chặt chẽ và tổ chức tốt sẽ có tác động không tốt đến môi trường xung quanh

1.5.1 Tác động đến tài nguyên thiên nhiên

Phát triển DLST và các hoạt động có liên quan đã góp phần không nhỏ làm cho tài nguyên thiên

nhiên và môi trường bị xuống cấp một cách trầm trọng Đó cũng chính là hậu quả của việc sử dụng đất đai, xây dựng các cơ sở du lịch không đúng nơi, hoặc không đảm bảo chất lượng làm ảnh hưởng đến tài

nguyên nước, tài nguyên không khí, tài nguyên đất, tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học…

Ảnh hưởng đến tài nguyên nước: DLST phát triển kéo theo sự phát triển về khách sạn, nhà cho thuê, cửa hàng ăn uống và các dịch vụ khác làm tăng lượng nước thải sinh hoạt nhưng thường không được xử lí triệt để lâu ngày thấm vào nước ngầm làm ảnh hưởng đến nguồn nước giếng ở các địa

phương Bên cạnh đó, du khách đông lại vứt rác bừa bãi, dầu mỡ do phương tiện giao thông trên nước làm ảnh hưởng đến nước sạch ở các sông, hồ

Trang 29

Ảnh hưởng đến tài nguyên không khí: Do lượng du khách ngày càng đông, hoạt động giao thông phục vụ cũng tăng theo, nhưng hầu hết đều sử dụng các phương tiện cơ giới thô sơ như: thuyền, ghe máy, xe máy…, nhất là vào những ngày nghỉ, các điểm du lịch gần như quá tải Hàm lượng bụi, khói

và các chất gây ô nhiễm không khí từ các hoạt động giao thông nằm dưới mức cho phép và bị hoà loãng nhanh nhưng các khu dân cư ven đường bị ảnh hưởng hàng ngày của bụi, khói, đặc biệt là tiếng

ồn quá mức cho phép Ngoài ra, một số hoạt động của du lịch như ăn uống thường diễn ra cùng một thời điểm, dẫn đến việc gia tăng bụi khói, làm nóng dần bầu không khí Lượng nhiễm này hiện nay

chưa được nghiên cứu cụ thể nhưng đã đến mức báo động và rất khó kiểm soát

Ảnh hưởng đến tài nguyên đất: Phát triển du lịch sẽ kéo theo việc xây dựng kết cấu hạ tầng như khách sạn, các công trình phục vụ du lịch khác sẽ làm cho diện tích đất bị xâm lấn, thu hẹp Ngoài ra, quy hoạch DLST không đúng nơi, xây dựng các công trình hạ tầng không đúng quy cách cũng làm cho tài nguyên đất bị phá vỡ

Ảnh hưởng đến tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học: HĐDL làm gia tăng lượng rác thải, khí thải, một khi không có hoặc thiếu những phương tiện thu gom và dụng cụ chứa và xử lí rác sẽ gây ảnh

hưởng không tốt cho môi trường sống xung quanh của sinh vật

Ở một số khu BTTN lượng khách du lịch hằng năm tăng cao nên cần có nhiều phương tiện, chỗ

lưu trú, các dịch vụ khác để đáp ứng cho các nhu cầu của du khách cũng tăng theo, do đó thiệt hại về tài nguyên thiên nhiên càng tăng thêm Do phá rừng xây nhà lưu trú, chặt gỗ bán ngày càng tăng… đã làm cho gỗ quý ngày càng cạn kiệt Đây là một thiệt thòi lớn cho con người và khó có thể phục hồi lại

1.5.2 Tác động đến tài nguyên sinh vật và môi trường ở các khu DLST

- Du khách tham quan trong một số khu rừng chưa được quản lí nghiêm ngặt thường đi thành từng đoàn khoảng 70 – 80 người Họ ồn ào và xả rác trong rừng, điều này làm ảnh hưởng đến không gian và môi trường sống của một số loài động vật Khi một loài động vật nào đó sống trong môi trường căng thẳng vì có đông du khách thì không bao lâu nó sẽ bị loại trừ ra khỏi môi trường đó Đây là kết quả tất yếu của quá trình chọn lọc tự nhiên

- Rác thải của những du khách sau một đợt nghỉ chân trong rừng sẽ làm ô nhiễm khu vực đó vì

thường rác thải của họ để lại là những túi nilon, những chiếc hộp, các loại rác thải này rất khó phân huỷ Nếu chúng ta không có biện pháp quản lí, thu gom và xử lí thích hợp thì chỉ một thời gian ngắn thực vật và ngay cả các cây địa y cũng không mọc nổi vì mặt đất tràn đầy rác

Trang 30

- Một số hành động thái quá của du khách như chặt cây, bẻ cành, săn bắn chim thú và sự săn bắn

tự do các thú rừng quí hiếm, hoang dã như: nai, gấu, heo rừng, gà lôi lam,… của người dân để phục vụ

du lịch cũng là nguyên nhân làm giảm sút cả số lượng và chất lượng của sinh vật trong phạm vi khu du lịch

- Các yếu tố ô nhiễm như rác và nước thải không được xử lí đúng mức sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các hệ sinh thái dưới nước, việc tăng độ phú dưỡng ở các hồ chứa nước đã tạo điều kiện tích tụ nhiều bùn lầy, làm suy thoái chất lượng nước và ảnh hưởng đến động vật hoang dã

- Ô nhiễm không khí do vận chuyển khách du lịch sẽ tác động đến sự tăng trưởng của nhiều loài sinh vật nhạy cảm với môi trường không khí

- Việc phát triển thiếu quy hoạch các khu vực thuộc phạm vi các khu BTTN hoặc vùng đệm có thề phá huỷ môi trường cư trú, gây ô nhiễm và ồn ào ảnh hưởng đến các loài sinh vật

- Ô nhiễm môi trường sống làm mất đi cảnh quan tự nhiên Làm cho một số loài động vật và thực vật dần dần bị mất nơi cư trú

- Các hoạt động thể thao, cắm trại của du khách cũng có một phần tác động xấu đến việc bảo tồn

và phát triển các loài sinh vật quý cần sự yên tĩnh như chúng phải thay đổi tập tính trở nên sợ sệt hoặc

có thể chết

1.5.3 Tác động đến các mặt của đời sống xã hội

Tác động đến kinh tế

HĐDL có 3 tác động quan trọng đối với kinh tế:

- Tăng nguồn thu ngoại tệ mạnh, tỉ lệ thuận với sự tăng hoặc giảm lượng du khách quốc tế

- Tạo ra nhiều việc làm để vận hành bảo dưỡng các khu du lịch như đội ngũ hướng dẫn viên du lịch, những người canh gác rừng, những người làm công tác dịch vụ phục vụ du khách…

- Phát triển khu vực thông qua việc khai thác các khu riêng biệt

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt lợi thì du lịch cũng mang lại những mặt tiêu cực cho nền kinh tế:

- Lượng ngoại tệ nhập vào không tính được cụ thể Bởi bản thân ngành du lịch cũng cần có những khoản chi ngoại lệ

- Sự phát triển của một số hoạt động kinh tế phụ thuộc vào ngành du lịch không ổn định

Tác động đến văn hoá – xã hội

Trang 31

- DLST tạo ra lượng du khách trong và ngoài nước càng đông gồm nhiều thành phần, nhiều giai cấp và thường rất khác với nếp sống, suy nghĩ của người dân địa phương HĐDL phát triển, người dân địa phương quan hệ nhiều với du khách lâu ngày sẽ làm thay đổi các hệ thống giá trị, tư cách, cá nhân, quan hệ gia đình, lối sống tập thể, những lễ nghi truyền thống và tổ chức của cộng đồng

- Sự phát triển DLST đem lại công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân nhưng nó cũng tác động đến việc di cư một lực lượng lao động Nhập cư lao động là một hiện tượng khá phổ biến ở các khu du lịch Lực lượng này nếu không quản lí tốt tốt sẽ là mầm mống của tệ nạn và ảnh hưởng đến trật tự

an toàn xã hội ở địa phương

- Những việc làm trong ngành du lịch đòi hỏi lực lượng lao động đa số là phụ nữ và trẻ em (buôn bán hàng rong, làm các hình ảnh, đồ thủ công mỹ nghệ của khu du lịch cho du khách) Do đó,

vai trò người phụ nữ cũng thay đổi Họ đã đi làm thay vì ở nhà trông con như trước đây

Kết luận : Có rất nhiều khái niệm DLST được các nhà nghiên cứu đưa ra, nhưng tựu chung lại,

các khái niệm về DLST đều hướng đến sự PTBV bằng việc duy trì cân bằng của bốn trụ cột chính là:

kinh tế, sinh thái, văn hóa và cộng đồng Trong đó bền vững về kinh tế là mục tiêu trước mắt và lâu

dài; Bền vững sinh thái phải phù hợp với việc giữ vững các quá trình sinh thái chủ yếu, đa dạng sinh

học và nguồn lợi sinh học; Bền vững văn hoá nghĩa là phải tăng sự tôn trọng cách sống phù hợp với văn hoá địa phương, củng cố bản sắc văn hoá của cộng đồng; Bền vững địa phương (cộng đồng) nghĩa

là phải mang lại nguồn lợi cho cộng đồng địa phương (tăng thu nhập, giải quyết công ăn, việc làm…),

đồng thời tạo ra và giữ lại thu nhập cho cộng đồng

Ở Việt Nam nói chung, tỉnh Bình Thuận cũng như huyện Hàm Thuận Nam nói riêng, DLST còn khá mới mẻ nên việc thực hiện, áp dụng loại hình này vào thực tế còn rất lúng túng, thiếu đồng bộ Nhận thức được tầm quan trọng về mặt khoa học và thực tiễn, những năm gần đây, DLST đang thu hút

sự quan tâm của các nhà nghiên cứu về du lịch, môi trường ở Việt Nam và tỉnh Bình Thuận Phát triển DLSTBV là hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước, là mục tiêu mà du lịch huyện Hàm Thuận Nam – tỉnh Bình Thuận cần đạt tới

Trang 33

CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI HUYỆN HÀM THUẬN NAM- TỈNH BÌNH THUẬN

2.1 Khái quát về huyện Hàm Thuận Nam

Huyện Hàm Thuận Nam có vị trí là cửa ngõ phía Tây Nam của Thành phố Phan Thiết- tỉnh Bình Thuận Trung tâm huyện lỵ là thị trấn Thuận Nam (cách trung tâm Thành phố Phan Thiết 28km) được quy hoạch phát triển theo 2 trục đường: Quốc lộ 1A và đường tỉnh lộ 712 Đường quốc lộ 1A đi qua địa bàn huyện có chiều dài 37,5 km, tuyến đường sắt Bắc – Nam đi qua dài 32,9 km và có chiều dài bờ biển 23,5km Từ trung tâm huyện rất thuận lợi đi đến nhiều trung tâm tỉnh lỵ và huyện lỵ khác trong vùng Duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ và các tỉnh phía nam Tây Nguyên

Vị trí đất đai của huyện nằm ở toạ độ địa lý từ 10P

Linh ; phía Tây Nam giáp huyện Hàm Tân

Huyện có diện tích tự nhiên là 105.178,2 ha, bao gồm 1 thị trấn và 12 xã (trong đó có 6 xã miền núi, 2 xã vùng cao, 3 xã ven biển và 1 xã đồng bằng) Năm 2010, dân số của huyện Hàm Thuận Nam

có 100.306 người, mật độ dân số 95 người/kmP

Trong những năm qua, kinh tế huyện đi lên từ điểm xuất phát thấp, trong tổng số 13 xã, thị trấn của huyện, có 4 xã nghèo thuộc chương trình 135 (xã đặc biệt khó khăn) Kinh tế của huyện đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ: Tổng sản phẩm trong huyện tăng từ 401 tỷ đồng năm 2004 lên 1.519 tỷ đồng năm 2010 (theo giá thực tế), tốc độ tăng bình quân hàng năm là 24,85%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng của ngành công nghiệp, xây dựng (25,8% năm 2004 lên 29,8% năm 2010) và dịch vụ (26,0% năm 2004 lên 29,2% năm 2010), giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp (48,1% năm 2004 xuống còn 41,9% năm 2010), tuy nhiên sự chuyển dịch diễn ra còn chậm; thu

Trang 34

nhập bình quân đầu người tăng từ 4.346.000 đồng năm 2004 lên 15.314.000 đồng năm 2010 (theo giá thực tế); nhiều chỉ tiêu chủ yếu về xã hội có bước tiến rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm, số trẻ em suy dinh dưỡng giảm mạnh và số học sinh trung học phổ thông tăng nhanh

Nhìn chung, tình hình KT - XH của huyện bước đầu đã đi vào ổn định và phát triển tương đối toàn diện Tuy có những khó khăn về khí hậu thời tiết, nhất là nắng hạn kéo dài tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp làm tăng chi phí sản xuất Nhưng được sự chỉ đạo kịp thời của các cấp Ủy và chính quyền, nhân dân trong huyện đã tích cực khắc phục mọi khó khăn, đẩy mạnh sản xuất Nhiệm vụ phát triển kinh tế được chỉ đạo và thực hiện gắn liền với giải quyết những vấn đề bức xúc về xã hội, nhất là lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá Đời sống nhân dân được cải thiện cả về vật chất và tinh thần

Trong những kết quả đạt được, sự phát triển của nhóm ngành dịch vụ có vai trò quan trọng nhất Doanh thu nhóm ngành này (theo giá thực tế) tăng từ 100,8 tỷ đồng năm 2004 lên 443,9 tỷ đồng năm

2010, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 28,3%; thu hút ngày càng đông số lượng lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng tích cực Đặc biệt, ngành du lịch của huyện

đã có bước chuyển mình khá rõ nét (chiếm trung bình từ 3 – 4% GDP toàn huyện từ năm 2004 - 2010), tuy nhiên sự phát triển hoàn toàn chưa tương xứng với tiềm năng

2.2 Tiềm năng du lịch sinh thái

2.2.1 Khái quát một số đặc điểm tự nhiên:

K hí hậu, thời tiết: Huyện Hàm Thuận Nam nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, với

những đặc trưng cơ bản của khí hậu bán khô hạn: mưa ít, nắng, gió nhiều và không có mùa đông giá rét Khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng

4 năm sau Nhiệt độ không khí trung bình 26,7P

o

P

C, Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.070mm, nhưng phân bố rất không đều giữa các tháng trong năm Trong mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) lượng mưa chiếm trên 90% tổng lượng mưa cả năm, mùa khô (tháng 11 đến tháng 4 năm sau), lượng mưa chỉ chiếm dưới 10% tổng lượng mưa cả năm Tình trạng khô hạn, thiếu nước nghiêm trọng cho sản xuất và đời sống trong mùa khô là vấn đề rất cần thiết phải được nghiên cứu giải quyết

Lượng bốc hơi trung bình hàng năm khoảng 1.350mm Số giờ nắng bình quân hàng năm từ 2.500 – 2.600 giờ Hướng gió chính là gió Đông và Đông Bắc trùng với mùa khô, gió Tây và Tây Nam trùng với mùa mưa

Trang 35

Địa hình: có đồng bằng, cồn cát, đồi núi, rừng, biển đảo, sông, suối, bàu, hồ… tạo nên sự đa

dạng phong phú về cảnh quan thiên nhiên

Tài nguyên đất: các loại đất trên địa bàn huyện là khá phong phú và đa dạng, bao gồm: 8 nhóm

đất chính với 18 đơn vị đất đai, phân bố trên các nền địa hình đặc trưng là đồi núi, đồng bằng và ven biển Phần lớn các nhóm đất có độ màu mỡ không cao, qui mô diện tích và sự phân bố các nhóm đất chính như sau: Nhóm đất phù sa (10.857,09 ha); nhóm đất cát (19.565,06 ha), bao gồm đất cồn cát trắng vàng (8.834,23 ha) và đất cồn cát đỏ (10.730,83 ha); nhóm đất mặn (860,35 ha); nhóm đất Gley (5.797,65 ha); nhóm đất mới biến đổi (3.830,36 ha); nhóm đất xám (32.233,44 ha); nhóm đất đỏ

(17.979,20 ha); nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá (9.407,85 ha)

Thủy văn: Trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam có 3 sông lớn chảy qua là sông Móng, sông

Phan và sông La Ngà, ngoài ra còn có suối Phú Sang và suối Tre Nguồn nước mặt trên các sông suối nói trên đã được khai thác sử dụng phục vụ cho sản xuất và đời sống nhân dân, tuy nhiên mức độ khai thác sử dụng chưa nhiều Nguồn nước ngầm trên địa bàn huyện thì không phong phú, chỉ có khả năng khai thác đáp ứng một phần cho nhu cầu sinh hoạt Nước khoáng thiên nhiên xuất hiện ở nhiều điểm như: điểm nước khoáng Văn Lâm xã Hàm Mỹ, điểm Bưng Thị xã Thuận Quý, điểm Phong Điền xã Tân Thuận, suối khoáng Hàm Cường Nhiệt độ nước khoáng ở nhiều điểm từ 39- 40P

0

P

C, mỏ nước khoáng khu vực vùng đệm núi Tà Cú có nhiệt độ cao hơn, có thể xây dựng các hồ tắm nước nóng thiên nhiên phục vụ cho khách du lịch

Các đặc điểm tự nhiên cùng với các yếu tố nhân văn đã làm cho tài nguyên du lịch sinh thái của huyện Hàm Thuận Nam thật phong phú, đa dạng, có thể phân thành các nhóm chính như:

- Tài nguyên biển, đảo

- Tài nguyên rừng, suối khoáng nóng và khu bảo tồn rừng tự nhiên

- Tài nguyên đồng bằng với các bãi cát, động cát đẹp, các trang trại nông nghiệp

- Tài nguyên nhân văn gắn với văn hóa tâm linh, làng nghề truyền thống

2.2.2 Tài nguyên sinh thái biển đảo

Huyện Hàm Thuận Nam có chiều dài đường bờ biển 23,5 km, diện tích vùng biển khá rộng, nằm trong vùng ngư trường rộng thuộc khu vực Phan Thiết, Phú Quý, Côn Sơn, có nhiều bãi cá và các loại hải sản có giá trị Theo tài liệu điều tra của Bộ Thuỷ sản, trữ lượng ngư trường vùng biển tỉnh Bình Thuận có khả năng khai thác hàng năm khoảng 220.000 – 250.000 tấn cá, khoảng 100.000 tấn thuỷ sản

Trang 36

khác (tôm, mực, sò,…) Trên địa bàn huyện tuy chưa có bến cảng thủy sản, nhưng ngư dân vẫn có thể đầu tư phát triển phương tiện khai thác công suất lớn để hoạt động trên ngư trường có nhiều tiềm năng của tỉnh Bình Thuận và khu vực miền trung Đây là nguồn nguyên liệu quan trọng để chế biến nhiều món ăn đặc trưng phục vụ du khách

Đường bờ biển huyện Hàm Thuận Nam khá khúc khuỷu, với các mỏm đá ăn ra sát biển, tạo ra nhiều vũng vịnh đẹp, nước trong xanh Trong đó, bãi biển Thuận Quý,

Trang 37

bãi biển Hòn Lan cùng với địa danh mũi Kê Gà là các điểm du lịch ven biển quan trọng có sức hút lớn đối với du khách

Vùng biển Hàm Thuận Nam với đặc trưng thủy triều là bán nhật triều không đều, thời gian triều dâng và triều rút chênh lệch khá lớn, thời gian triều cường lớn hơn thời gian thoái triều Sóng biển cao trung bình từ 1- 1,2m, cực đại 2,5m Chế độ hải văn nhìn chung rất thuận lợi cho phát triển du lịch hầu hết các tháng trong năm đều có thể tắm biển, nghỉ dưỡng

Đặc điểm tự nhiên của vùng biển đã tạo ra sức hấp dẫn đối với loại hình DLST biển Tuy nhiên, dòng chảy biển nơi này cũng chính là nguyên nhân gây ra những bất lợi đối với môi trường cũng như

đối với HĐDL Đó chính là hiện tượng sóng rút đã từng gây hiểm họa cho du khách, là một trong các

sự cố mà nhà kinh doanh du lịch đã cảnh giác nhưng lại không chủ động được Bên cạnh đó với dòng

chảy biển cũng đã từng mang theo khối lượng lớn tảo biển (mà ở địa phương hay dùng từ “thủy triều

đỏ”) bị chết thối tấp vào bờ gây ra vùng ảnh hưởng hàng chục ki-lô-mét làm cho môi trường bãi biển bị

ô nhiễm nặng, các hoạt động du lịch biển bị ngưng trệ

2.2.3 Tài nguyên sinh thái đồng bằng và cồn cát

Hệ sinh thái vùng cát ven biển: HST cồn cát ven biển là một trong những nét đặc trưng của

vùng biển Việt Nam, Bình Thuận nói chung và huyện Hàm Thuận Nam nói riêng Có diện tích 19.565,06 ha, phân bố tập trung chủ yếu ở các xã ven biển của Hàm Thuận Nam là Thuận Quý, Tân Thành, Tân Thuận Có thể phân thành hai HST đặc trưng như sau:

HST cồn cát trắng vàng: dạng tài nguyên này phân bố dọc ven biển Hàm Thuận Nam với diện

tích 8.834,23 ha, được hình thành do hoạt động của thuỷ triều nên địa hình của các khu vực có sự khác nhau, có nơi tương đối bằng phẳng, có nơi lượn sóng nhưng cũng có nơi tạo thành những đụn cát, cồn cát chạy song song với bờ biển Cấu tạo là những hạt cát min tơi xốp, không có thực vật phong hóa bề mặt nên sạch thuần khiết, có giá trị khai thác cho các hoạt động du lịch

HST đất cồn cát đỏ ven biển: được hình thành trong mối tác động của khí hậu nóng, khô hạn và

dòng chảy ven bờ có lịch sử phát triển và tuổi hình thành lâu đời so với nhóm cồn cát trắng vàng Theo các nhà địa chất học, chúng có tuổi tuyệt đối được xác định từ 19.000 đến 27.000 năm, là đối tượng hấp dẫn đối với du khách Diện tích nhóm đất này của huyện khoảng 6.140 ha, thành phần cơ giới chủ yếu

là cát thô, kết cấu rời rạc nên dễ xói mòn, khả năng giữ nước và giữ phân kém

Trang 38

Đây là những dạng địa hình không thuận lợi nhiều cho phát triển nông nghiệp nhưng lại có giá trị rất lớn để khai thác tiềm năng phát triển LHDL nghiên cứu HST đặc thù, tham quan, vui chơi và tổ chức các hoạt động trên cát làm phong phú thêm các sản phẩm du lịch của địa phương

Hệ sinh thái canh tác nông nghiệp gắn với dân sinh : Ngày nay, HST nông nghiệp đã được

nhìn nhận là tài nguyên DLST độc đáo, các tổ chức du lịch nhiều nơi đã tập trung khai thác tạo nên các sản phẩm DLST nông thôn, DLST vườn trại hấp dẫn nhất là các vùng nông nghiệp nhiệt đới Ở Hàm Thuận Nam, kiểu DLST tham quan vườn cây ăn trái đã bắt đầu xuất hiện, và phát triển mặc dù chưa được hoàn chỉnh theo đúng nghĩa của nó, song ngày càng thu hút được sự quan tâm của nhiều du khách

trong và ngoài nước

Hàm Thuận Nam được mệnh danh là P

Khẳng định, Thanh long là một thế mạnh trong phát triển kinh tế trang trại và để nâng cao hiệu quả và phát triển sản xuất thanh long bền vững, Bình Thuận đã triển khai quy hoạch phát triển vùng trồng thanh long an toàn và kêu gọi các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng vùng sản xuất thanh

long tập trung như: nâng cấp hệ thống giao thông, đầu tư điện trung thế… phục vụ sản xuất thanh long

an toàn, trái vụ Theo đó, Hàm Thuận Nam được quy hoạch vùng trồng thanh long an toàn với 3.350

ha, tập trung ở các xã Hàm Thạnh, Hàm Minh, Tân Thuận và Hàm Cường Hiện tại, huyện có hai doanh nghiệp lớn nhất tỉnh về khai thác trồng và phát triển thanh long đó là Công ty TNHH Thanh Long Hoàng Hậu và HTX Thanh long theo tiêu chuẩn Euregap Hàm Minh – Hàm Thuận Nam

Ngoài ra, ở các xã ven biển (nhất là Thuận Quý và Tân Thành) có các khu làng chài đánh cá của

người dân địa phương, đây cũng là khu vực thu hút sự hiếu kỳ trong việc thưởng thức hải sản tươi sống địa phương hoặc thử làm ngư dân của du khách

2.2.4 Tài nguyên sinh thái rừng và suối khoáng nóng

Hệ sinh thái rừng tự nhiên: Tiêu biểu cho HST rừng của Hàm Thuận Nam là Khu BTTN Tà

Cú Được thành lập theo Quyết định số 791/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 26/10/1996, khu BTTN Tà Cú là sự hợp nhất của 3 khu rừng đặc dụng: Khu rừng cấm núi Tà Cú, khu rừng cấm sến ven

Trang 39

biển Hàm Thuận Nam, khu rừng phòng hộ nam Phan Thiết Nằm sát quốc lộ 1A, cách Tp Phan Thiết khoảng 25 km về phía Đông Bắc, cách Tp Hồ Chí Minh khoảng 165 km về phía Tây Nam, đây là một khu rừng mang đậm nét đặc trưng của kiểu rừng thưa vùng bàn khô hạn ven biển với ưu thế cây họ dầu

(Dipterocarpaceae)- một kiểu rừng có phạm vi phân bố rộng ở vùng Duyên hải Trung bộ và Đông Nam

Bộ Khu BTTN Tà Cú nằm ở phía Nam huyện Hàm Thuận Nam trên địa bàn 6 xã: Hàm Cường, Hàm Minh, Tân Lập, Tân Thuận, Tân Thành và Thuận Quý Tổng diện tích tự nhiên 17.823 ha, bao gồm diện tích bảo tồn là 11.866 ha và diện tích vùng đệm là 5.957 ha Trong phần diện tích khu bảo tồn: diện tích có rừng là 6.299 ha (rừng tự nhiên 6.175 ha, rừng ngập mặn 60 ha, rừng trồng 64 ha) ; diện

tích không có rừng là 5.567 ha (cây bụi và cây gỗ rải rác 3.259 ha, đất cát và trảng cỏ 2.308 ha)

Chức năng của khu BTTN Tà Cú gồm: Bảo tồn các khu rừng hiện có (đặc biệt kiểu rừng thưa cây họ dầu trên vùng đất cát đồi núi ven biển và bảo tồn các nguồn gen quý hiếm hiện có) Bảo vệ cảnh quan, môi trường, danh lam thắng cảnh của chùa Cú và khu vực chung quanh Tổ chức phục hồi sinh thái trên vùng đất cát ven biển, bảo tồn nguồn gen và tổ chức nghiên cứu khoa học

Địa hình của khu BTTN Tà Cú có 4 dạng chính gồm: dạng núi thấp với núi Tà Cú đạt độ cao 649m; dạng đồi cao với núi Tà Đặng phân bố ven biển Thuận Quý độ cao 296m; dạng bán bình nguyên đây là dạng địa hình chủ yếu bao quanh núi Tà Cú, địa hình nghiên từ Đông sang Tây và giáp biển phía Nam… dạng ngập nước ven biển nằm phía Nam núi Tà Cú, đây là dạng địa hình đất thấp không được bồi đắp phù sa thường xuyên và chịu ảnh hưởng hằng ngày của thủy triều biển

Với các dạng địa hình đặc thù cùng với chế độ khí hậu thời tiết đã tác động tạo cho khu BTTN

Tà Cú tồn tại kiểu HST rừng đặc trưng bao gồm:

- HST rừng thường xanh và nửa rụng lá mưa ẩm nhiệt đới: chiếm 15% diện tích đất rừng, phân

bố phía sau sường núi Tà Cú có độ cao 300 – 500m

- HST rừng rụng lá hơi ẩm nhiệt đới: chiếm tỷ lệ 18% trong tổng diện tích rừng, phân bố ở chân núi Tà Cú với độ cao từ 100 – 300m

- HST rừng thưa họ dầu ven biển chiếm 65% diện tích rừng, phân bố trên khu vực bán bình nguyên gợn sóng dạng các triền cát ven biển

- HST rừng ngập mặn vùng cửa sông ven biển (vùng Tân Thành): phân bố từ ven biển Cửa Cạn

về thôn Chùm Găng

Hệ thực vật ở khu BTTN Tà Cú bước đầu được ghi nhận có 751 loài thuộc 465 chi của 129 họ,

4 ngành thực vật gồm: cây gỗ lớn gồm 261 loài 158 chi 57 họ; Tiểu mộc có 212 loài 129 chi 54 họ;

Trang 40

thảm tươi 152 loài 99 chi 32 họ; dây leo và phụ sinh 110 loài 86 chi 39 họ; phong lan 2 loài 15 chi 1

họ

Quyết thực vật có 14 loài 12 chi 8 họ Hệ thực vật ở đây có đặc điểm hội tụ của 3 luồng thực vật

di cư: Luồng Malaixia – Inđonesia, luồng Ấn Độ - Myanma, luồng Hymalaya- Vân nam – Quý Châu

và hệ thực vật bản địa Việt Nam

Tổng hợp có 4 họ thực vật đặc trưng cho hệ thực vật cổ nhiệt đới là họ dầu, họ trung quân, họ mây nước, họ chuối; 3 họ thực vật cổ xưa là họ Gấm, họ Thiên Tuế, họ Na; có 4 chi thuộc yếu tố nhiệt đới châu Phi gồm chi Chàm, chi Nhàu, chi Chiêu Kiêu, chi Chưn Bầu; có một họ thuộc yếu tố châu Úc

là chi Dứa đại (Pandanus) Trong 751 loài thực vật bậc cao được tìm thấy trong đó có 261 loài gỗ lớn với 6 loài quý hiếm và giá trị cao như Cẩm lai (Dalbergia Sp), Cẩm lai nấm (Balbergia

Cochinehinensis), Cẩm lai đen (D.nigrescens), Dáng hương chân (Pterocarpus pedatus), Gõ đỏ (Agzelia Xylocarpa), Xoay (Dalimn Cochinchinehinensis) Nhóm cây dược liệu có đến 150 loài tiêu biểu: Đỗ trọng, Ô dước, Dây Nam Hoàng, Dây vàng đắng, Củ bình vôi, Sân nam, Đại kích biển, Bá bệnh, Tô mộc, Ngũ gia bì, Mã tiền, Bì kỳ nam, Thổ phục linh, Tục đoạn…

Về động thực vật rừng: tuy diện tích khu BTTN Tà Cú không lớn nhưng rừng ở đây có thành phần động thực vật rừng rất đa dạng và phong phú, nếu so với các khu BTTN lân cận như khu BTTN

Bình Châu- Phước Bửu (Bà Rịa – Vũng Tàu), khu BTTN núi Ông- huyện Tánh Linh (Bình Thuận) thì

hệ động vật ở đây là tương đương Hệ động vật gồm ít nhất 30 loài thú, 100 loài chim, 54 loài lưỡng cư

và bò sát, 174 loài côn trùng, loài thằn lằn đá với tên khoa học là Cyrtodactylus takouensis sp.nov.- được coi là đặc hữu phía Nam Việt Nam và mới chỉ tìm thấy ở núi Tà Cú Các loài quý hiếm cần bảo

vệ nghiêm ngặt như khỉ đuôi lợn (Macara namestrima), Voọc xám bạc (Presbytis Cuistatus), Công

(Povo muticus), Gà lôi vằn (Lophura nycthemeru), Cá sấu xiêm (Crocodylus siameasis), Rùa vàng (Testude elongata), Trăn gấm (Python molurus) Nhóm động vật có giá trị cung cấp thực phẩm như Hoẳng, Heo rừng, Chôn, Nhím, Thỏ, Kỳ đà, Gà rừng, Rùa, Nhông… Nhóm động vật có giá trị làm dược liệu: Nhím, Khỉ, Bìm bịp, Tắc kè, Trăn, Gấu hương, Gấu chó…

Các nhà khoa học cho rằng qua hiện trạng các quần xã động vật ở Bình Thuận nếu nói khu BTTN Núi Ông là vùng có thành phần động thực vật phong phú tiêu biểu cho vùng núi sót cực Nam Trung bộ, thì khu BTTN Tà Cú chính là vùng đặc trưng cho khu vực HST đất cát ven biển

Khu BTTN Tà Cú có vai trò quan trọng mang tầm ảnh hưởng quốc gia và quốc tế Tháng

4-2008, Ủy ban IUCN quốc gia Hà Lan quyết định tài trợ “Nâng cao năng lực bảo tồn và nhận thức về

Ngày đăng: 26/08/2016, 05:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Huy Bá (2004), Du lịch sinh thái, NXB Đại học quốc gia Tp Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch sinh thái
Tác giả: Lê Huy Bá
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia Tp Hồ Chí Minh
Năm: 2004
4. Cục thống kê Bình Thuận (2010), Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu 5 năm (2005 – 2010) và định hướng phát triển 5 năm (2011 – 2015) tỉnh Bình Thuận Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cục thống kê Bình Thuận (2010)
Tác giả: Cục thống kê Bình Thuận
Năm: 2010
5. Cục thống kê Bình Thuận (2011), Niên giám thống kê năm 2010 . 6. Thế Đạt (2005), Tài nguyên du lịch Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê năm 2010". 6. Thế Đạt (2005), "Tài nguyên du lịch Việt Nam
Tác giả: Cục thống kê Bình Thuận (2011), Niên giám thống kê năm 2010 . 6. Thế Đạt
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2005
7. Phạm Xuân Hậu (1997), Địa lí kinh tế xã hội Việt Nam , Tr ường ĐHSP Tp.Hồ Chí Minh (lưu hành nội bộ) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lí kinh tế xã hội Việt Nam
Tác giả: Phạm Xuân Hậu
Năm: 1997
8. Phạm Xuân Hậu, Trần Văn Thành (2000), Ph ương pháp đánh giá tài nguyên du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo - Trường ĐHSP – Khoa địa lí: Một số vấn đề địa lí học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch
Tác giả: Phạm Xuân Hậu, Trần Văn Thành
Năm: 2000
9. Nguyễn Đình Hoè, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, NXB Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch bền vững
Tác giả: Nguyễn Đình Hoè, Vũ Văn Hiếu
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2001
10. Nguyễn Đình Hoè, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, NXB Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch bền vững
Tác giả: Nguyễn Đình Hoè, Vũ Văn Hiếu
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2001
11. Đinh Kiệm (2009), Định hướng và một số giải pháp cơ bản phát triển du lịch sinh thái ở Bình Thuận và vùng duyên hải cực Nam Trung Bộ đến năm 2020, chuyên đề nghiên cứu sinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định hướng và một số giải pháp cơ bản phát triển du lịch sinh thái ở Bình Thuận và vùng duyên hải cực Nam Trung Bộ đến năm 2020
Tác giả: Đinh Kiệm
Năm: 2009
12. Phạm Trung Lương và các tác giả (2000), Tài nguyên và môi tr ường du lịch Việt Nam , NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam
Tác giả: Phạm Trung Lương và các tác giả
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2000
13. Phạm Trung Lương và các tác giả (2002), Du lịch sinh thái - những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch sinh thái - những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam
Tác giả: Phạm Trung Lương và các tác giả
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2002
14. Pham Trung Lương (2003), Quản lý hoạt động phát triển du lịch biển ở Việt Nam, Dự án Khu bảo tồn biển Hòn Mun- Khóa tập huấn Quốc gia về Quản lý khu bảo bồn biển Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý hoạt động phát triển du lịch biển ở Việt Nam
Tác giả: Pham Trung Lương
Năm: 2003
15. Đổng Ngọc Minh, Vương Lôi Đình (2001), Kinh tế du lịch và du lịch học, NXB Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế du lịch và du lịch học
Tác giả: Đổng Ngọc Minh, Vương Lôi Đình
Nhà XB: NXB Trẻ
Năm: 2001
17. Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông, Phạm Xuân Hậu, Nguyễn Kim Hồng (1996), Địa lí du lịch, NXB ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lí du lịch
Tác giả: Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông, Phạm Xuân Hậu, Nguyễn Kim Hồng
Nhà XB: NXB ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 1996
18. UBND huyện Hàm Thuận Nam (2009), Báo cáo s ơ kết thực hiện Chương trình hành động số 28- NQ/HU của Ban chấp hành Đảng bộ huyện về phát triển du lịch đến năm 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: UBND huyện Hàm Thuận Nam (2009)
Tác giả: UBND huyện Hàm Thuận Nam
Năm: 2009
21. UBND tỉnh Bình Thuận (2009), Quyết định của UBND tỉnh Bình Thuận v/v Phê duyệt bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch huyện Hàm Thuận Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: UBND tỉnh Bình Thuận (2009)
Tác giả: UBND tỉnh Bình Thuận
Năm: 2009
22. UBND tỉnh Bình Thuận (2010), Quy hoạch phát triển kinh tế biển tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: UBND tỉnh Bình Thuận (2010)
Tác giả: UBND tỉnh Bình Thuận
Năm: 2010
25. La Nữ Ánh Vân (2005), Phát triển du lịch bền vững tỉnh Bình Thuận, Luận văn thạc sỹ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển du lịch bền vững tỉnh Bình Thuận
Tác giả: La Nữ Ánh Vân
Năm: 2005
26. Bùi Thị Hải Yến (2006), Quy hoạch du lịch, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch du lịch
Tác giả: Bùi Thị Hải Yến
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006
27. Bùi Thị Hải Yến (2006), Tuyến điểm du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục. - Một số website Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyến điểm du lịch Việt Nam
Tác giả: Bùi Thị Hải Yến
Nhà XB: NXB Giáo dục. - Một số website
Năm: 2006
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2007), Quy chế quản lý các hoạt động du lịch sinh thái tại các Vườn quốc gia, khu Bảo tồn thiên nhiên Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w