1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận cao học môn triết học vấn dề nhận thức trong triết học mác lênin

15 2,6K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 35,22 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Con đường nhận thức của chân lý là con đường của quá trình nhận thức, nhờ có nhận thức đúng đắn về con đường nhận thức nên Đảng ta đã vận dụng chủ nghĩa Mác Lê Nin một cách đúng đắn, sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam và nó đã giúp nước ta thoát khỏi ách nô lệ, đi lên chủ nghĩa xã hội. Chính vì vậy mà Việc nghiên cứu quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về con đường biện chứng về nhận thức chân lý là công việc vô cùng quan trọng đối với Đảng đặc biệt là trong giai đoạn đất nước đang đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong lịch sử triết học đã có nhiều quan điểm khác nhau về con đường nhận thức của con người. Chủ nghĩa duy tâm cho rằng: “ Nhận thức chỉ là phức hợp những cảm giác của con người”. Chủ nghĩa duy tâm khách quan coi nhận thức là sự hồi tưởng lại của linh hồn bất tử về thế giới các ý niệm mà nó đã chiêm nghiệm được nhưng đã lãng quên hoặc cho rằng nhận thức là sự tự ý thức về mình của ý niệm tuyệt đối. Bên cạnh đó những người theo thuyết hoài niệm lại cho rằng: “ nhận thức là trạng thái hoài nghi về sự vật và biến sự hoài nghi, nghi ngờ về tính xác thực của tri thức thành một nguyên tắc của nhận thức”. Đối lập với chủ nghĩa duy tâm. Chủ nghĩa duy vật khẳng định con người có khả năng nhận thức về thế giới và khẳng định nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào đầu óc con người. nhưng do một vài hạn chế và một số nhà triết học duy vật trước Mác chưa thấy được vai trò của thực tiễn đối với quá trình nhạn thức.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Con đường nhận thức của chân lý là con đường của quá trình nhận thức, nhờ

có nhận thức đúng đắn về con đường nhận thức nên Đảng ta đã vận dụng chủ nghĩa Mác- Lê Nin một cách đúng đắn, sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam và

nó đã giúp nước ta thoát khỏi ách nô lệ, đi lên chủ nghĩa xã hội Chính vì vậy mà Việc nghiên cứu quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về con đường biện chứng về nhận thức chân lý là công việc vô cùng quan trọng đối với Đảng đặc biệt là trong giai đoạn đất nước đang đi lên chủ nghĩa xã hội

Trong lịch sử triết học đã có nhiều quan điểm khác nhau về con đường nhận thức của con người Chủ nghĩa duy tâm cho rằng: “ Nhận thức chỉ là phức hợp những cảm giác của con người” Chủ nghĩa duy tâm khách quan coi nhận thức là

sự hồi tưởng lại của linh hồn bất tử về thế giới các ý niệm mà nó đã chiêm nghiệm được nhưng đã lãng quên hoặc cho rằng nhận thức là sự tự ý thức về mình của ý niệm tuyệt đối Bên cạnh đó những người theo thuyết hoài niệm lại cho rằng: “ nhận thức là trạng thái hoài nghi về sự vật và biến sự hoài nghi, nghi ngờ về tính xác thực của tri thức thành một nguyên tắc của nhận thức”

Đối lập với chủ nghĩa duy tâm Chủ nghĩa duy vật khẳng định con người có khả năng nhận thức về thế giới và khẳng định nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào đầu óc con người nhưng do một vài hạn chế và một số nhà triết học duy vật trước Mác chưa thấy được vai trò của thực tiễn đối với quá trình nhạn thức

Trang 2

Tất cả các quan điểm trước Mác đều sai lầm hoặc phiến diện về con đường quá trình nhận thức “ những vấn đề nhận thức chưa được giải quyết một cách khoa học, đặc biệt là chưa thấy được đầy đủ vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

Chỉ đến khi triết học Mác – lê Nin ra đời mới đưa ra được quan điểm đúng đắn nhất về nhận thức chân lý, nhận thức của con người; điều đó được thể hiện rất rõ ràng trong “ quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về con đường nhận thức chân lý

Đây là một trong những quan điểm cơ bản nói lên quá trình nhận thức của con người Qua đó đã cho chúng ta thấy vai trò và vị trí quan trọng của quá trình nhận thức Nhờ có nhận thức mà con người có thể am hiểu được thế giới tự nhiên, nắm bắt được những quy luật của thế giới khách quan từ đó con người có thể cải tạo thế giới tự nhiên theo ý muốn của mình, hình thành những kinh nghiệm trong sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống và cũng với đó thì trí tuệ của con người ngày càng phát triển

Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê Nin đã chỉ rõ qua trình nhận thức đi từ cái chưa biết đến cái biết, từ cái biết ít đến cái biết nhiều, từ cái biết chưa sâu sắc đến biết sâu sắc.Để hiểu rõ hơn về quan điểm trên thì chũng ta sẽ đi tìm hiểu nội dung sau đây

Chương I: Một số vấn đề chung về nhận thức

Trong lịch sử triết học đã có nhiều khái niệm khác nhau về nhận thức

Theo chủ ngĩa duy tâm: Chủ thể sáng tạo ra khách thể do đó khách thể phụ thuộc vào chủ thể, theo họ nhận thức xuất phát từ ý niệm, ý thức, ý thức có trước vật chất, ý thức đó chính là ý niệm mà theo Platon đó là ý niệm tuyệt đối Các nhà triết học duy vật cổ đại thì nhận thức bắt đầum từ những vật chất cơ bản của tự

Trang 3

nhiên và từ đó hình thành nên những ý thức tiêu biểu như Talet, Đemocrit ( nguyên tử) và nhận thức là nhờ lý tính Nhận thức khách thể tồn tại tuyệt đối độc lập, không phụ thuộc vào chủ thể Con người nhận thức thông quua sự tác động của khách thể vào các giác quan cho nên nhận thức là thụ động tuy nhiên theo lý luận của chủ nghĩa duy vật biên chứng thì con người là sự kết hợp của hai mặt tự nhiên(

bộ óc) và xã hội( thế giới khách quan) hay khách thể nhận thức không chỉ có thế giới vật chất mà còn có cả thế giới tinh thần( hiện tượng tinh thần)

Chủ nghĩa Mác – Lênin đã thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan độc lập với ý thức của con người, thừa nhận con người hoàn toàn có thể nhận thức được thế giới, bác bỏ quan niệm “ bất khả tri” của con người và khẳng định nhận thức là một quá trình tích cự, tự giác và sáng tạo của con người, coi thực tiễn là cơ

sở chủ yếu của nhận thức, là động lực và mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn

để kiểm tra chân lý

Từ những nguyên tắc trên, chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: nhận thức là một quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sang tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người trên cuộc sống nhằm tạo ra tri thức về thế giới khách quan, nhận thức là quá trình làm phong phú thêm chính mình bằng những tri thức mới

Nhận thức chân lý là hình thức cơ bản của nhận thức lý tính phản ánh những tính chất cơ bản, những đặc tính bản chất của sự vật

Chương II: Quá trình nhận thức chân lý theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin

Nhận thức là quá trình diễn ra trong bộ óc chúng ta, nhưng quá trình ấy diễn

ra như thế nào?- điều này được trình bày đầy đủ trong Lênin toàn tập 29 “ tư duy

Trang 4

khi tiến lên từ cái cụ thể đến cái trừu tượng không xa rời chân lý mà nó đến gần với chân lý hơn”

Trong tác phẩm Bút ký triết học, Lênin khái quát con đường biện chứng của

sự nhận thức chân lý như sau: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, và từ

tư duy trừu tượng đến thực tiễn - đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, nhận thức hiện thực khách quan

A.Nhận thức

1 nhận thức cảm tính

Nhận thức cảm tính là giai đoạn mở đầu của quá trình nhận thức Đó là giai đoạn nhận thức mà con người trong hoạt động thực tiễn sử dụng các giácquan để tiến hành phản ánh các sự vật khách quan, mạng tính chất cụ thể, cảm tính với những biểu hiện phong phú của nó trong mối quan hệ với sự quan sát của con người Do vậy, trong giai đoạn này con người mới chỉ phản ánh được cái hiện tượng, biểu hiện bên ngoài của sự vật mà chưa phản ánh được cái bản chất, quy luật, nguyên nhân của hiện tượng

Nhận thức cảm tính được thực hiện qua ba hình thức cơ bản là: cảm giác, tri giác và biểu tượng:

a.cảm giác

Cảm giác của con người về sự vật khách quan là hình ảnh sơ khai nhất, đơn giản nhất của quá trình nhận thức nhưng nếu không có nó thì sẽ không có bất cứ nhận thức nào về sự vật khách quan Ông cho rằng: cảm giác là hình ảnh chủ quan

về thế giới khách quan Ông phê phán thuyết tượng hình là một lý thuyết bất khả

Trang 5

thi- cảm giác chỉ là một ký hiệu ước lệ chứ không phải hình ảnh của những vật có thực Những gì con người cảm nhận được là do giác quan cảm biến được Nhờ có thị giác mà con người có ý niệm về ánh sáng, màu sắc; nhờ có xúc giác mà biết được cứng, mềm, nóng, lạnh; nhờ có khứu giác mà con người biết mùi; nhờ có vị giác mà người ta biết được đắng, cay, mặn, ngọt…Ví dụ như khi sờ vào một viên

đá ta cảm thấy lạnh, vô tình chạm vào hòn than ta cảm thấy nóng, ăn muối làm ta cảm thấy mặn…

b.tri giác

Tri giác là sự phản ánh tương đối toàn vẹn của con người về những biểu hiện của sự vật khách quan, cụ thể, cảm tính; nó được hình thành trên cơ sở liên kết, tổng hợp những cảm giác về sự vật đó Tri giác là hình thức nhận thức cao hơn cảm giác, đầy đủ hơn, phong phú hơn về sự vật nhưng vẫn chỉ là sự phản ánh đối với những biểu hiện bề ngoài của sự vật

Tri giác là hành động tích cực, trong đó có sự kết hợp chặt chẽ của các yếu

tố cảm giác và vận động Ở con người, tri giác là thành phần chính của nhận thức cảm tính, là điều kiện quan trọng của nhận thức lý tính, định hướng hành vi và hành động Hình ảnh tri giác là vật điều chỉnh các hành động, hình thức tri giác tích cực có chủ định là quan sát Ví dụ: khi sờ vào quả cam, ta thấy vỏ sần sùi, khi

ăn thấy ngọt có mùi thơm…

c.biểu tượng

Biểu tượng là sự tái hiện hình ảnh về sự vật khách quan vốn đã được phản ánh bởi cảm giác và tri giác, là hình thức phản ánh cao nhất và phức tạp nhất của

Trang 6

giai đoạn nhận thức cảm tính, là bước quá độ từ nhận thức cảm tính sang nhận thức

lý tính, là tiền đề của sự trừu tượng hóa của giai đoạn nhận thức lý tính

Biểu tượng thể hiện trình độ đầu tiên về sự khái quát, là hình thức trung gian giữa cảm tình và lý tính, nó đóng vai trò rất lớn trong sáng tạo nghệ thuật khoa học.Biểu tượng chính là sự kết hợp bổ sung lẫn nhau của cảm giác và tri giác, và chính bộ óc là một phức hợp cảm giác Biểu tượng còn mang tính chất trùng hợp, hình ảnh của nó trong bộ óc của chúng ta chỉ khác bên ngoài một chút ít

Như vậy, cảm giác, tri giác, biểu tượng là những giai đoạn kế tiếp nhau của quá trình nhận thức cảm tính, nhờ nhận thức cảm tính giúp cho chúng ta nhận thức được cả cái bản chất và không bản chất, cả cái tất yếu và cái ngẫu nhiên, cả cái bên trong và cái bên ngoài Tuy nhiên, ta rất khó có thể phân biệt được đâu là cái không cơ bản, đâu là cái cơ bản, đâu là cái bản chất, đâu là cái không bản chất…vì vậy chúng ta cần vượt lên một trình độ mới cao hơn về chất đó là tư duy trừu tượng nhận thức lý tính

2.nhận thức lý tính

Nhận thức lý tính lý tính là giai đoạn cao hơn của quá trình nhận thức, đó là

sự phản ánh gián tiếp, trừu tượng và khái quát những thuộc tính, những đặc điểm bản chất của sự vật khách quan Đây là giai đoạn nhận thức thực hiện chức năng quan trọng nhất là tách ra và nắm lấy cái bản chất, có tính quy luật của các sự vật, hiện tượng

Nhận thức lý tính được thực hiện thông qua ba hình thức cơ bản là khái niệm, phán đoán và suy lý

a.khái niệm

Trang 7

Khái niệm là hình thức cơ bản của nhận thức lý tính, phản ánh những đặc tính bản chất của sự vật Sự hình thành khái niệm là kết quả của sự khái quát, tổng hợp các đặc điểm, thuộc tính của sự vật hay một lớp các sự vật Nó là cơ sở hình thành nên những phán đoán trong quá trình con người tư duy vềsự vật khách quan Phán đoán là hình thức cơ bản của nhận thức lý tính được hình thành thông qua việc liên kết các khái niệm lại với nhau theo phương thức khẳng định hay phủ định một đặc điểm, một thuộc tính nào đó của đối tượng nhận thức

Khái niệm có tính biện chứng vì đối tượng nghiên cứu của khái niệm là thế giới khách quan, mà thế giới khách quan thì luôn luôn vận động và phát triển, biến đổi không ngừng, vì vậy khái niệm rất linh động, mềm dẻo

b.phán đoán

Phán đoán: là một hình thức của tư duy trừu tượng được hình thành thông qua liên kết các khái niệm với nhau thông qua phương thức khẳng định hoặc phủ định một đặcm điểm, thuộc tính nào đó của đối tượng nhận thức

Phán đoán thường là một câu mệnh đề hay một câu Khi xem xét một phán đoán nào đó ta cần phải đặt nó trong các mối liên hệ, không nên để nó ở trạng thái

cô lập tách rời hoặc coi là tổng số giản đơn các khái niệm tạo thành Người ta vận dụng phán đoán trong quá trình suy lý

c.suy lý

Suy lý là hình thức cơ bản của nhận thức lý tính được hình thành trên cơ sở liên kết các phán đoán nhằm rút ra tri thức mới về sự vật Điều kiện để có bất cứ một suy lý nào là phải trên cơ sở những tri thức đã có dưới dạng những phán đoán, đồng thời tuân theo các quy tắc lôgic của các loại hình suy luận: suy luận quy nạp

Trang 8

(đi từ cái riêng đến cái chung), suy luận diễn dịch (đi từ cái chung đến cái riêng, cái cụ thể)

3.Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính , nhận thức lý tính với thực tiễn

Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính đều là những nấc thang hợp thành chu trình nhận thức, chúng thường diễn ra đen xen vào nhau nhưng có chức năng, nhiệm vụ khác nhau:

Nhận thức cảm tính gắn liền với thực tiễn, với sự tác động của khách thể cảm tính, là cơ sở cho nhận thức lý tính

Nhận thức lý tính có tính khái quát cao nhờ đó hiểu được bản chất, quy luật vận động của sự vật, giúp cho nhận thức cảm tính có được sự định hướng đúng và trở nên sâu sắc hơn

Nhận thức lý tính mới chỉ đạt được những tri thức về đối tượng nhưng những tri thức đó có chính xác hay không cần phải có sự kiểm nghiệm của thực tiễn, tức là nhận thức nhất thiết phải quay trở về với thực tiễn, dùng thực tiễn để đo lường tính chân thực của nhận thức Mặt khác, mọi nhận thức, suy đến cùng đều là xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và trở lại phục vụ thực tiễn

Tóm lại, quy luật chung của quá trình nhận thức là: từ thực tiễn đến nhận thức - tái thực tiễn - tái nhận thức quá trình này không có điểm dừng cuối cùng, nhờ đó mà quá trình nhận thức đạt dần tới tri thức ngày càng đầy đủ hơn, đúng đắn hơn, sâu sắc hơn về thực tại khách quan Đây cũng chính là quan điểm về tính

Trang 9

tương đối của nhận thức của con người trong quá trình phản ánh thực tại khách quan

Quy luật chung của nhận thức có ý nghĩa quan trọng về mặt phương pháp luận, giúp chúng ta nắm được quy luật khách quan của quá trình nhận thức đồng thời đây cũng chính là phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học và hoạt động thực tiễn; học đi đôi với hành; học liên tục, suốt đời tránh bệnh tự mãn hoặc hời hợt trong hoạt động nhận thức

B.Chân lý và vai trò của chân lý với thực tiễn

Mọi quá trình nhận thức đều sáng tạo ra những tri thức, tức những hiểu biết của con người về thực tế khách quan, nhưng không phải mọi tri thức đều có nội dung phù hợp với thực tế khách quan Thực tế lịch sử chứng minh rằng những tri thức mà con người đạt được có nhiều trường hợp không phù hợp thậm chí hoàn toàn đối lập với thực tế khách quan

1.Khái niệm chân lý

Khái niệm chân lý được dùng để chỉ những tri thức có nội dung phù hợp với thực tế khách quan mà sự phù hợp đó đã được kiểm tra và chứng minh bởi thực tiễn

Theo nghĩa như vậy, khái niệm chân lý không đồng nhất với khái niệm tri thức và cũng không đồng nhất với khái niệm giả thuyết (dù là những giả thuyết khoa học), đồng thời chân lý là một quá trình Theo Lênin “sự phù hợp giữa tư tưởng và khách thể là một quá trình: tư tưởng không nên hình dung chân lý dưới dạng đứng im, một bức tranh (hình ảnh) đơn giản, nhợt nhạt (lờ mờ), không khuynh hướng, không vận động”

Trang 10

2.Các tính chất của chân lý

Mọi chân lý tồn tại đều có tính khách quan, tính tương đối, tính tuyệt đối và tính cụ thể

Tính khách quan của chân lý là chỉ tính độc lập về nội dung phản ánh của nó đối với ý chí chủ quan của con người; nội dung của tri thức phải phù hợp với thực

tế khách quan, thuộc về thế giới khách quan, do thế giới khách quan quy định.Khẳng định chân lý có tính khách quan là một trong những điểm cơ bản phân biệt quan niệm về chân lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng với chủ nghĩa duy tâm

và thuyết bất khả tri – là những học thuyết phủ nhận sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất và phủ nhận khả năng của con người nhận thức được thế giới đó

Tính tuyệt đối của chân lý là chỉ tính phù hợp hoàn toàn và đầy đủ giữa nội dung phản ánh của tri thức với hiện thực khách quan Về nguyên tắc chúng ta có thể đạt đến chân lý tuyệt đối vì không có sự vật, hiện tượng nào mà con người hoàn toàn không thể nhận thức đựợc song khả năng đó lại bịhạn chế bởi những điều kiện cụ thể của từng thế hệ khác nhau, của từng thực tiễn cụ thể và bởi điều kiện xác định về không gian và thời gian của đối tượng được phản ánh do đó chân

lý có tính tương đối

Tính tương đối của chân lý là tính phù hợp nhưng chưa hoàn toàn đầy đủ giữa nội dung phản ánh của những tri thức đã đạt được với hiện thực khách quan

mà nó phản ánh mà mới chỉ đạt được sự phù hợp từng phần, từng bộ phận, ở một

số mặt, khía cạnh nào đó và trong những điều kiện nhất định

Chân lý tuyệt đối và chân lý tương đối không tồn tại tách rời nhau mà có sự thống nhất biện chứng với nhau Một mặt, chân lý tuyệt đối là tổng sốcủa các chân

lý tương đối; mặt khác trong mỗi chân lý mang tính tương đối bao giờ cũng chứa

Ngày đăng: 25/08/2016, 12:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w