1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vai trò của các triết lí trong hoạch định chương trình học

33 719 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 870 KB

Nội dung

Vai trò của các triết lí trong hoạch định chương trình học

Trang 1

LOGO Vai trò của các triết lí trong

hoạch định chương trình học

Nhóm trình bày: Đại học, Cao Đẳng 2

Trang 2

Vai trò của các triết lí trong

hoạch định chương trình học Triết lí giáo dục là gì?

Trang 3

I Triết lí giáo dục là gì?

Triết lí giáo dục

Triết học

GD

Triết lí

Triết học

Trang 4

I Triết lí giáo dục là gì?

Triết học:

 Triết học là một khoa học, một môn học về những quan điểm

chung nhất của con người về thế giới tự nhiên, xã hội, con người và sự nhận thức thế giới đó.

 Nghiên cứu vấn đề quan hệ giữa vật chất và ý thức, xem cái

nào có trước, cái nào có sau, và có thể nhận thức được thế giới hay không, xem đó là hai vấn đề cơ bản của triết học.

 Là khoa học nghiên cứu những vấn đề chung và cơ bản như

các vấn đề: tồn tại, tri thức, giá trị, lý trí, tâm trí, ngôn ngữ

Có khi được xem như một triết thuyết

Trang 5

I Triết lí giáo dục là gì?

Triết lí:

 Theo từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ: “triết lí” là cái lý sâu xa

mà phải vậy của mọi sự vật, mọi lý do, mọi nguyên tắc trên đời

 Theo cách chiết tự: “triết” chỉ sự am hiểu, tri thức đại quát, bản chất,

thông thái; “lí” là lý lẽ, lý giải, ý sâu xa

 Triết lí có thể được hiểu là triết học đã được vận dụng vào một trường

hợp cụ thể, gắn với cuộc sống thực ở một cấp độ nào đó, trong một phạm vi nào đó

 Có người hiểu “triết lí” là “lý luận triết học”.

Trang 6

I Triết lí giáo dục là gì?

Triết học giáo dục:

 Thuật ngữ “triết học giáo dục” được dùng nhiều ở phương tây cũng

để chỉ triết lí giáo dục Ở nước ta “triết học giáo dục” được hiểu với nội dung là: những tư tưởng quan điểm cơ bản nhất để giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn giáo dục

 Nói cách khác, có thể coi thuật ngữ “triết học giáo dục” và thuật ngữ

“triết lí giáo dục” gần như hai thuật ngữ đồng nghĩa Chúng giống nhau trong phạm vi khoa học, môn học Khác nhau trong vận động thực tiễn

Trang 7

chữa, loại trừ cái sai, cái ác, cái xấu (Triết lý giáo dục thế giới và VN –

Phạm Minh Hạc)

 Triết lí giáo dục có thể ở các cấp độ khác nhau: một cá thể, một tập thể,

cả một quốc gia cho cả hệ thống giáo dục (đường lối, chiến lược, chính sách… phát triển giáo dục, thái độ đối với nhà giáo, với học trò…) đến

một nhà trường, một lớp học, một nhà giáo, một gia đình.(Triết lý giáo

dục thế giới và VN – Phạm Minh Hạc)

 Triết lí giáo dục hiểu theo nghĩa tổng thể: đó là cơ sở triết học của một nền giáo dục của một nước Đó là quan điểm về vai trò, vị trí của giáo dục, đường lối, phương hướng phát triển, mục tiêu, nguyên lý giáo dục;

là quan điểm, tư tưởng chỉ đạo phát triển giáo dục

Trang 8

Giữ vai trò

Trang 9

Những điều cần lưu ý khi xây dựng CTH

Trang 10

III.Vai trò của các triết lí trong hoạch định chương trình học

Vai trò: Triết lí giáo dục, cũng như công tác phát triển chương trình, là trọng

tâm của các hoạt động có mục đích, và là công cụ hỗ trợ trong việc đưa ra quyết định từ nhiều lựa chọn khác nhau

Các triết lí có thể giúp các nhà hoạch định chương trình:

 Gợi ý các mục đích trong giáo dục.

 Làm rõ các mục tiêu và các hoạt động học tập trong nhà trường

 Xác định vai trò của các cá nhân làm việc trong trường.

 Hướng dẫn việc lựa chọn các chiến lược học tập và thủ thuật trong lớp học

(Thật vậy, Khi chọn một triết lí giáo dục, các chuyên gia chương trình bắt buộc phải xem xét các lựa chọn có tính giá trị Các chuyên gia chương trình nào có ý thức về niềm tin của mình về giáo dục và học tập sẽ đưa ra những quyết định thường nhật tốt hơn)

Khi tốc độ thay đổi trong giáo dục càng ngày càng trở nên nhanh hơn thì vai trò của một triết lí, một tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt trong giáo dục là vô cùng cần thiết trong hoạch định chương trình học

Sự thiếu phương hướng thường để lại kết quả là chương trình học bao gồm rất nhiều nội dung nhưng chỉ thực hiện được rất ít

Trang 11

III.Vai trò của các triết lí trong hoạch định chương trình học

Thực tế áp dụng hiện nay: Mặc dù mối quan tâm về các triết lí giáo dục đã

tồn tại từ rất lâu, nhưng việc vận dụng các khuynh hướng triết lí giáo dục trong hoạch định chương trình còn gặp nhiều hạn chế do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan

Chù quan: Một số ít những nhà hoạch định chương trình là có hiểu biết các triết lí giáo dục, có tầm nhìn xa và có đủ kĩ năng để thiết kế các chương trình học của nhà trường Điều này đang dần dần được cải thiện bằng cách đưa những người được đào tạo và hoạt động trong lĩnh vực phát triển chương trình học tập những kỹ năng cao hơn để co thể đánh giá xu hướng giáo dục, hiểu biết và vận dụng các triết lí giáo dục một cách hiệu quả

Khách quan: Hiện nay, do sự phong phú của các triết lí giáo dục trên thế giới và sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của các thông tin, lí lẽ cho các

cơ sở triết lí ấy cũng như sự phát triển ngày càng đa dạng các mục đích giáo dục đòi hỏi các nhà hoạch định phải có những suy nghĩ thấu đáo, những lựa chọn, vận dụng thích hợp cho hệ thống giáo dục của nước mình và áp dụng đúng thời điểm

Trang 12

III.Vai trò của các triết lí trong hoạch định chương trình học

Chủ quan và khách quan: Việc thiết kế chương trình đa

phần là quá trình tích tụ những kiến thức xã hội mới lên trên những kiến thức cũ Những chương trình này được áp dụng theo những mốc thời gian quy định mà không cần biết chúng

có thích hợp cho cuộc sống, cho nhu cầu của người học và của xã hội tương lai hay không Các nhà hoạch định chương trình bị thất bại đa số là do thiếu tính nhất quán triết học, thiếu dự tính về độ chuẩn của chương trình theo thời gian Một phần do không theo đòi hỏi của công chúng, không tuân thủ theo nguyên lý của sự thay đổi.

Trang 13

Các câu hỏi này không đơn giản bởi có quá nhiều cách chọn lựa tư tưởng, cách chuyển chúng thành những hướng dẫn, hay sắp xếp vào chương trình học Số cách chọn lựa lại càng tăng cao hơn bởi kiến thức của ta về thế giới ngày càng trở nên phức tạp

Do đó ta cần phải đặt ra thêm những câu hỏi cần phải trả lời trước khi hoạch định: Nhà trường có nên tồn tại không? Phải dạy cái gì? Vai trò của giáo viên và học sinh là gì? Nhà trường phải đối mặt với sự thay đổi như thế nào?

Trang 14

2 Khi tiến hành lựa chọn một triết lí giáo dục cho hoạch định chương trình ta cần trả lới các câu hỏi quan trọng như:

 Mục đích của giáo dục là gì?

 Mẫu nhân cách nào, mô hình xã hội nào chúng ta muốn có?

 Phương pháp dạy học nào, hình thức tổ chức lớp học nào

chúng ta phải thực hiện để đạt những mục đích mong muốn.

III.Vai trò của các triết lí trong hoạch định chương trình học

Trang 15

 2 Một trường học có thể làm gì tốt hơn so với các cơ quan khác?

 3 Các mục tiêu nào là mục tiêu chung cho toàn bộ hệ thống giáo dục.

 4 Các mục tiêu phải nhấn mạnh tính hợp tác hay tính cạnh tranh?

 5 Các mục tiêu phải giải quyết các vấn đề đang được tranh cải hay chỉ

là những vấn đề đòi hỏi kiến thức có sẵn?

 6 Thái độ có phải được dạy không? Các kĩ năng cơ bản? Các chiến

lược giải quyết vấn đề?

 7 Giáo viên phải nhấn mạnh các vấn đề trong khóa học hay phải giúp

học sinh có cách ứng xử bên ngoài học đường?

 8 Các mục tiêu có phải dựa vào các nhu cầu của địa phương hay của

xã hội nói chung không? Các nhu cầu cần được thể hiện của học sinh

là gì?

Trang 16

Triết lí giáo dục đầu TK XXI

IV Tìm hiểu một số triết lí

giáo dục thế giới

Trang 17

Thực nghiệm

Hiện sinh

Hiện thực

Duy tâm Vĩnh cửu

Nhìn chung, các triết lí này, đại diện cho một trục biểu diễn rộng lớn các

tư tưởng về vấn đề: nhà trường nên là cái gì và phải làm cái gì

Trang 18

IV Tìm hiểu một số triết

lí giáo dục thế giới

Triết lí vĩnh cửu: đây là triết lý bảo thủ, theo truyền thống, thường kém linh

hoạt Là triết lí cơ bản dựa vào các định nghĩa kinh điển về giáo dục

Nội dung: hiện thực là thế giới của lí tính Triết lí vĩnh cửu tin là giáo dục,

cũng như bản chất con người là không đổi Giáo dục theo các nhà triết lí vĩnh cửu là sự chuẩn bị cho cuộc sống Học sinh phải được dạy những tính vĩnh cửu của thế giới thông qua việc học tập có tổ chức Nói cách khác dạy theo triết lí vĩnh cửu là dạy những cái chân lý đã có và đã được thừa nhận

Quan điểm:

- Về hiện thực: hiện thực là thế giới của lí trí và chúa trời

- Về chân lí: là lí trí và sự khám phá

- Về cái tốt: là sự hợp lý

- Về giáo dục lí tưởng: là nền giáo dục dùng để phát triển trí tuệ

- Về học: là cố gắng hiểu những công việc vĩ đại mà loài người đã tạo ra

- Về sự thay đổi: Chân lí là bất diệt, tất cả sự thay đổi của nhà trường chỉ

có tính bề mặt không có sự thay đổi thực

Trang 19

IV Tìm hiểu một số triết

lí giáo dục thế giới

Xây dựng chương trình:

- Nội dung dạy học: giảng dạy những chân lý bất diệt hay những chân

lý được khám phá qua hoạt động tiên đoán gồm:

+ Giảng dạy hiện thực: thể hiện các chân lý qua các môn học, các triết lí

+ Giảng dạy chân lí: hình thành khả năng, tinh thần kỉ luật thông qua rèn luyện

+ Giảng dạy giá trị: giáo dục hành vi kỉ luật để thấy được lẽ phải

- Vai trò của trường học: chủ yếu là thể hiện lẽ phải và ý chí của chúa trời

- Vai trò của người giáo viên: là diễn giải và thuật lại chân lý đó

- Vai trò của học sinh: là lĩnh hội thụ động

- Phương pháp dạy học chủ yếu: thuyết trình, tổ chức rèn luyện, kiểm soát hành vi người học

Trang 20

IV Tìm hiểu một số triết

lí giáo dục thế giới

Triết lí duy tâm: đây là một triết lí đề cao sự thông thái của con người.

Nội dung: hiện thực là thế giới trong tư tưởng của từng cá nhân Chân lí được sinh ra trong sự nhất quán của các tư tưởng Cái tốt là cái lí tưởng, cái gì đó mà con người cố gắng để đạt được Hay nói cách khác, triết lí duy tâm cho rằng cái tốt, những ước mơ bay bổng luôn có ở tương lai do

đó giáo dục là chọn lựa những lý tưởng đó và giáo dục cho học trò cố gắng để đạt được

Quan điểm:

- Về hiện thực: hiện thực là thế giới của tinh thần

- Về chân lí: là sự nhất quán của các tư tưởng

- Về cái tốt: là sự bắt chước mẫu người lí tưởng

- Về sự thay đổi: Chân lí được lĩnh hội, chống thay đổi Sự thay đổi chỉ nằm trong trật tự của quá trình giáo dục

Trang 21

IV Tìm hiểu một số triết

lí giáo dục thế giới

Xây dựng chương trình:

- Nội dung dạy học: giảng dạy về sự thông thái của các thời đại gồm:

+ Giảng dạy hiện thực: dạy các môn học trí tuệ - viết đọc, triết học, tôn giáo

+ Giảng dạy chân lí: dạy các tư tưởng thông qua thuyết giảng, thảo luận

+ Giảng dạy giá trị: bắt chước các anh hùng và các mẫu lí tưởng

- Vai trò của trường học: rèn luyện tư tưởng và trí tuệ cho người học ngày càng sâu sắc hơn, giới thiệu những mô hình hành vi gương mẫu

- Vai trò của người giáo viên: báo cáo về các cá nhân, các yếu tố lý tưởng trong hiện tại và tương lai cho học trò Ngoài ra, người thầy phải là người mẫu mực về những hành vi lí tưởng

- Vai trò của học sinh: là tiếp nhận bị động, ghi nhớ bằng cách học thuộc

- Phương pháp dạy học chủ yếu: thuyết trình, báo cáo, diễn giải, nêu gương

Trang 22

IV Tìm hiểu một số triết

lí giáo dục thế giới

Triết lí hiện thực: đây là một triết lí đề cao tính hiện thực, nhìn thấy được.

Nội dung: thế giới là chính nó và giáo dục là dạy học sinh về thế giới Cái tốt được tìm thấy trong các qui luật tự nhiên và trong trật tự của thế giới tự nhiên Chân lí là sự tương ứng được rút ra từ việc quan sát các qui luật và trật tự của tư nhiên

 Hay nói cách khác, triết lí hiện thực cho rằng cái tốt là cái nhìn thấy được, quan sát được, rút ra được từ hiện thực do đó giáo dục là giảng dạy những thông tin thực tế cho người học để giúp họ trở nên thông thạo hơn

Quan điểm:

- Về hiện thực: thế giới của sự vật

- Về chân lí: là sự tương ứng và cảm giác khi chúng ta nhìn thấy chúng

- Về cái tốt: là cái hợp quy luật tự nhiên

- Về sự thay đổi: Luôn hướng về sự hoàn hảo, thay đổi có trật tự

Trang 23

IV Tìm hiểu một số triết

lí giáo dục thế giới

Xây dựng chương trình:

- Nội dung dạy học: giảng dạy các qui luật thực tế của tự nhiên gồm:

+ Giảng dạy hiện thực: dạy các môn học về thế giới tự nhiên – toán học, khoa học

+ Giảng dạy chân lí: dạy để hiểu và có thể giải thích thông tin, hay kể lại thông tin

+ Giảng dạy giá trị: đào tạo theo quy tắc đạo đức

- Vai trò của trường học: cho thấy trật tự của thế giới và vũ trụ

- Vai trò của người giáo viên: là người biểu diễn, truyền đạt kiến thức

về thực tế đến học sinh hoặc trình bày thực tế đó cho học sinh quan sát nghiên cứu

- Vai trò của học sinh: là vận dụng, tham gia thụ động nghiên cứu sự vật

- Phương pháp dạy học chủ yếu: truyền đạt, trình bày kiến thức

Trang 24

IV Tìm hiểu một số triết

lí giáo dục thế giới

Triết lí thực nghiệm: đây là một triết lí đề cao sự thay đổi.

Nội dung: thế giới là nơi luôn thay đổi Thực tế là cái gì đó mà người ta

đã thật sự trãi qua Chân lí là cái đang diễn ra Triết lí thực nghiệm chấp nhận công khai sự thay đổi và liên tục tìm kiếm để phát hiện phương cách mới nhằm mở rộng và cải tiến xã hội

 Hay nói cách khác, triết lí thực nghiệm cho rằng cái tốt là những gì được chấp nhận qua sự khảo sát của công chúng do đó giáo dục là giảng dạy thông qua việc giải quyết các vấn đề, các yêu cầu, đòi hỏi của xã hội

Quan điểm:

- Về hiện thực: thế giới của kinh nghiệm

- Về chân lí: là cái đang hoạt động, cái đang diễn ra

- Về cái tốt: là cái được chấp nhận thông qua khảo sát của công chúng

- Về sự thay đổi: thay đổi luôn hiện hữu, thay đổi là cả một quá trình

Trang 25

- Vai trò của người giáo viên: là người giúp đỡ, tư vấn cho học viên.

- Vai trò của học sinh: tham gia chủ động, đóng góp

- Phương pháp dạy học chủ yếu: làm việc nhóm với sự giúp đỡ, tư vấn của giáo viên

Trang 26

IV Tìm hiểu một số triết

lí giáo dục thế giới

Triết lí hiện sinh: đây là một triết lí đề cao tính chủ quan cá nhân.

Nội dung: Cái tốt, cái chân lý và hiện thực là do cá nhân xác định Thực

tế là thế giới hiện hữu, chân lí được chọn lựa theo chủ quan và cái tốt là vấn đề của sự tự do

Hay nói cách khác, triết lí hiện sinh cho rằng cái đúng, cái tốt là tùy theo từng người do đó giáo dục phải giúp cho học sinh hiểu chính bản thân mình và biết được chổ đứng của mình trong xã hội

- Về hiện thực: là thế giới hiện hữu

- Về chân lí: chân lý thuộc về cá nhân Do chủ quan cá nhân lựa chọn

- Về cái tốt: là sự tự do

- Về giáo dục lí tưởng: là nền giáo dục cho phép bọn trẻ là chính chúng

- Về học: là sự tự phát triển dựa trên những yếu tố bẩm sinh: thông minh,

thực tế mà không có bất cứ ý kiến chủ quan nào của người lớn (Neill)

- Về sự thay đổi: thay đổi lúc nào cũng luôn cần thiết

Trang 27

IV Tìm hiểu một số triết lí

giáo dục thế giới

Xây dựng chương trình:

- Nội dung dạy học: không giới hạn chủ đề:

+ Giảng dạy hiện thực: các môn học chọn lựa, nghệ thuật, đạo đức, triết học.

+ Giảng dạy chân lí: gợi mở các phản ứng cá nhân, đặt câu hỏi.

+ Giảng dạy giá trị: đánh thức bản thân tự chịu trách nhiệm.

- Vai trò của trường học: giúp đỡ trẻ em nhận biết bản thân

và vị trí của chúng trong xã hội.

- Vai trò của người giáo viên: đặt câu hỏi, giúp học sinh trong lộ trình cá nhân.

- Vai trò của học sinh: tự quyết định các quy tắc riêng.

- Chương trình học có thể do cá nhân quyết định.

Ngày đăng: 24/08/2016, 10:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w