1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài Phân tâm học Freud và yếu tố phân tâm học trong tác phẩm “ Kafka bên bờ biển” của Murakami

28 1,4K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 618,53 KB

Nội dung

Đề tài Phân tâm học Freud và yếu tố phân tâm học trong tác phẩm “ Kafka bên bờ biển” của Murakami Đề tài PHÂN TÂM HỌC FREUD Phân tâm học Freud và yếu tố phân tâm học trong tác phẩm “ Kafka bên bờ biển” của Murakami I. Chủ nghĩa Freud Từ những năm 80, chịu sự ảnh hưởng của trường phái Pháp về thôi miên, Freud tìm hiểu chứng rối loạn thần kinh chứng năng (tâm thần) Những năm 90 Freud tập trung xây dựng phân tâm học, tiêu chuẩn thực hành của phân tâm học dựa trên kĩ thuật tự do liên tưởng, phân tích những hành vi lầm lẫn và những giấc mơ như phương thức xâm nhập vào cõi vô thức. Năm 1900, Freud đưa ra học thuyết về cơ cấu bộ máy tâm lý như một hệ thống năng lượng mà cơ sở phát sinh của nó là xung đột giữa ý thức và những ham muốn vô thức. Vào năm 1920, Freud công bố công trình “Bản ngã và Bĩ ngã”, đồng thời từng bước vận dụng phân tâm học vào lĩnh vực tâm lý xã hội, văn hóa nghệ thuật,… Nội dung thuyết phân tâm học Thuyết phân tâm học được xây dựng trên khái niệm vô thức. Freud quan niệm: “Tất cả các hiện tượng tâm thần của con người về bản chất là hiện tượng vô thức. Vô thức là phạm trù chủ yếu trong đời sống tâm lý của con người. Mọi hoạt động trong tâm trí đều bắt nguồn từ trong vô thức và tùy theo tương quan của những lực lương thôi thúc và ngăn cản được biểu hiện ra theo những quy luật khác hẳn với ý thức.” Phần cống hiến quan trọng nhất trong học thuyết phân tâm học của Freud là quan điểm về cấu trúc nhân cách con người. Theo đó, cấu trúc này gồm 3 tầng:   Tầng bản năng Ca (còn gọi là tầng phi ngã – cái ấy – id, thuật ngữ Ca được Freud lấy lại từ Nietzsche): chứa đựng những cội nguồn cơ bản của tình cảm, những dục vọng, các trạng thái tâm lý.             Tầng bản ngã ( cái tôi – ego ): là tầng mà ở đó, con người kiểm soát được hành vi tâm lí xã hội của nó, là tầng hữu thức đối lập với tầng bản năng – phi ngã. Nó chính là các hoạt động có ý thức của con người, là kết quả của sự tiến triển cửa một phần từ cái phi ngã, qua ảnh hưởng, tương tác với thế giới bên ngoài.             Tầng siêu ngã ( siêu tôi – superego ): được hình thành từ sự bất lực của bản ngã trước sự thúc ép của cái phi ngã, khi bản ngã bị đặt trong sức ép của bản năng và văn hóa, bản năng và các thiết chế xã hội…., cái tôi phải chấp nhận các thiết chế thể hiện qua các quy định về văn hóa, đạo đức, luật pháp, lối sống và thời đại.  Nguyên tắc hoạt động của cái siêu tôi dựa trên lương tâm và đạo lí. Các giai đoạn của libido Giai đoạn lỗ miệng Gia đoạn hậu môn Giai đoạn âm dương vật Giai đoạn tiềm tàng của sinh dục diễn ra trước tuổi vị thành niên., ở giai đoạn này đi liền với hiện tượng thủ dâm Giai đoạn sinh dục là giai đoạn phát triển mạnh của nhu cấu sinh dục trong lứa tuổi dậy thì Học thuyết Freud lần đầu tiên đã nếu ra nhiều vấn đề quan trọng cần phải nghiên cứu một cách sâu sắc, như vai trò của cái vô thức, của bản năng tính dục, của sự xung đột của bản năng tính dục. II. Phân tâm học trong tác phẩm Kafka bên bờ biển Giới thiệu tác phẩm Kafka bên bờ biển Kafka bên bờ biển ( 2002)  là một tác phẩm rất thành công của Murakami, đã gây tiếng vang lớn đối với văn học thế giới. Cùng một lúc nhận hai giải thưởng: một trong mười tác phẩm văn học xuất sắc nhất năm 2005 do tạp chí The New York Time bình chọn và giải thưởng văn học Franz Kafka năm 2006. Kafka bên bờ biển  đã nhận được nhiều lời ngợi ca mà bất cứ một người cầm bút nào cũng ao ước: “Một cuốn sách để ngấu nghiến thật sự, cũng thật là một ám ảnh siêu dai dẳng” (John Updike),“Tiểu thuyết khác thường và mê hoặc nhất cho tới nay của thần tượng văn chương Nhật Haruki Murakami” (Vintage), “Cuốn sách là một hỗn hợp chừng mực giữa giật gân, kỳ ảo và văn chương, và nó thuyết phục một cách đặc biệt. Lại một lần nữa ông đã tạo ra một câu chuyện khiến bạn lật qua nhanh chóng đến lạ, để rồi ghi nhớ và băn khoăn về nó lâu dài” (Hugo Barnacle). Và “… chưa bao giờ tôi gặp một cuốn sách thuyết phục được mình đến thế bởi sự sáng tạo trong trần thuật và sự yêu thích kể chuyện… hấp dẫn vô cùng” (Stuart Jeffries, Guardian). Kafka bên bờ biển là một câu chuyện đặc biệt. Có hai mạch chuyện song song diễn ra vào cùng một thời gian và khác nhau về không gian: Những chương lẻkể về cuộc phiêu lưu của cậu bé mười lăm tuổi Kafka Tamura, con trai nhà điêu khắc tiếng tăm Koichi Tamura, bỏ trốn khỏi nhà ở Tokyo để thoát khỏi lời nguyền cay độc của người cha đã giáng xuống đầu mình: giết cha và cưỡng hiếp mẹ và chị gái. Những chương chẵn kể về cuộc đời của Nakata, một ông già lẩm cẩm đã mất khả năng biết đọc biết viết sau một tai nạn bí hiểm từ tuổi thơ, nhưng bù lại Nataka lại nghe được tiếng mèo. Trên hành trình dài, Kafka đã gặp Sakura, người cậu luôn băn khoăn liệu có phải là chị gái của mình.  Các yếu tố phân tâm học trong Kafka bên bờ biển : 1. “Mặc cảm Oedipe” Lời nguyền ám ảnh Kafka, khiến cho cậu, sau khi bất tỉnh và tỉnh lại trên đồi, nhìn thấy vết máu trên áo mình và nhận được tin cha mình đã chết, thì Kafka, đinh ninh rằng mình đã giết cha, đã thực hiện lời nguyền độc địa đó. Cái “cơ chế” đó đã trở thành cái vô thức trong Kafka mà ý thức của Kafka đã không kiểm soát được nó. Ngay từ khi cậu chọn rời khỏi ngôi nhà, rời khỏi người cha AND của mình thì cái “vô thức” đã trỗi dậy trong cậu. Và, chính là cái cơ chế đã “gá” sẵn trong cậu, là động lực giúp cho cái “vô thức” đó được thực hiện. Việc gặp gỡ Sakura, Miss Saeki và ý nghĩ hai người đó là chị, là mẹ mình chính là bước tiếp theo, cầu nối cho “mặc cảm Oedipe” tiếp diễn trong Kafka. Việc Kafka quan hệ tình dục với Miss Saeki và Sakura trong giấc mơ chính là điểm hoàn thành lời nguyền ấy. Nhân vật chấn thương tinh thần ( traumatisme psychique) là loại nhân vật luôn có, luôn mang theo trong chúng những cảm giác trầm nhược được biểu hiện ra ngoài thành nỗi sợ hãi, sự lo âu, xấu hổ hay đau đớn về thể xác… vốn là nguyên nhân khởi phát triệu chứng hysterie – triệu chứng bệnh lí tâm thần xuất phát từ sự căng thẳng do các vết thương, nhất là vết thương tinh thần gây ra mà chính S. Freud đã nhấn mạnh: “Chính những người hysterie khổ sở trước hết vì những điều sực nhớ ra”. Loại nhân vật này luôn chịu tác động của một vết thương tinh thần đặc biệt mà vết thương đó sẽ trở thành động lực dẫn dắt hành động của loại nhân vật này. Kafka, trước hết thuộc loại nhân vật mang trong mình sự chấn thương tinh thần mà không phải cái gì khác mà chính là lời nguyền của người bố đẻ: “Một ngày kia, mày sẽ giết cha mày và ngủ với mẹ mày, cha em nói thế”, lời nguyền đó đã ám ảnh Kafka, cũng như cái cách nói và hình ảnh người cha khi ông ta phát ra lời nguyền tai quái và độc địa ấy. Và Kafka sống với nỗi sợ hãi, lo lắng rằng một ngày kia mình sẽ phạm vào cái lời nguyền của cha mình, cậu bé mười lăm tuổi từ đó sinh ra ý định phòng vệ trước số phận, mà cái việc làm thể hiện điều ấy chính là quyết định trốn khỏi nhà vào ngày sinh nhật của mình, cốt chỉ để tránh khỏi lời nguyền giành cho mình và đi tìm câu trả lời cho số phận của mình. Lời nguyền đó, vô hình chung đã trở thành “ động lực dẫn dắt hành động” của Kafka, nó là một bộ phận của thế giới vô thức trong tâm lý nhân vật này. Dù cho Kafka luôn có ý thức giữ chặt không cho nó lộ ra, nhưng lời nguyền ấy cũng cứ thừa cơ hội mà thoát ra khỏi lí trí của Kafka, để rồi cuối cùng chú bé đã thực hiện lời nguyền bằng việc làm đầu tiên là chạy trốn ra khỏi nhà – hành động rời xa mái ấm của Satoru Nakata cũng mang trong mình chứng bệnh hysterie. Với vết thương tinh thần xảy ra tại Đồi Bát Cơm năm 1944, khi nhặt được chiếc khăn dính đầy máu mà cô giáo Setsuki Okamochi đã dùng khi hành kinh bất thường và bị cô giáo đánh thì nhân vật đã trở nên khác thường: vĩnh viễn mất đi trí nhớ, khả năng duy nhất ngoài con người là hiểu và nói được tiếng của loài mèo. Theo như Freud thì căn bệnh hysterie là những rối loạn nặng nề trong tâm lý dẫn đến chấn thương vùng não, người bệnh trở nên điên loạn hoặc mất đi một phần trí nhớ, và nhân vật Nakata rơi vào trường hợp đó. Về phía cô giáo Setsuki, cũng là một kiểu nhân vật chấn thương tinh thần, bị ám ảnh bởi nhục dục thể xác, do những ẩn ức dồn nén bấy lâu. Hành động của cô giáo khởi phát từ căn bệnh hysterie, khi cô mơ về người chồng đang đi chiến trận ở Phillipine Nhân vật Miss Saeki cũng mang theo những ẩn ức đau đớn kéo dài theo suốt cuộc đời và sẽ trở thành những cơn phát kích hysterie khi mà cái vô thức vượt thoát ra ngoài vòng kiểm soát của ý thức. Bà đã từng có một mối tình say đắm của tuổi mười bảy đôi mươi, để rồi sau đó vĩnh viễn mất đi người mình yêu dấu và rút lui vào cuộc sống trầm tư trong khuôn viên một thư viện gia đình, để cùng sống lại với ký ức một thời đã qua. Những ký ức đó được hiện hình trong một tập bản thảo về thời thanh xuân mà bà đã yêu cầu đốt đi sau khi bà chết. Miss Saeki, đắm chìm trong quá khứ về mối tình đầu say đắm để rồi khi gặp Kafka thì cái gọi là “xung năng tính dục” trỗi dậy và nó thôi thúc bà xuất “hồn ma sống” đến làm tình với cậu bé. 3. Tip nhân vật lưỡng hóa nhân cách  Quạ, cái siêu tôi. Nhân vật lưỡng hóa nhân cách (nhân vật nhị hóa nhân cách) thể hiện qua những hành động mà lí trí không kiểm soát được, và cũng không giải thích được vì sao lại có thể hành động như vậy, tạo ra một cảm giác ai đó tồn tại trong ta, điều khiển ta theo sở thích của nó, khiến ta có thể hung dữ khác thường hoặc cũng có thể yếu hèn vô hạn không như cái bản thể hàng ngày của ta. Đó là hiện tượng lưỡng phân, hay lưỡng hóa nhân cách, khi ấy trong mỗi con người đều vừa là cái ego vừa là cái altego, vừa là nó mà không phải là nó Sự lưỡng hóa nhân cách thể hiện sắc nét qua nhân vật Quạ, một hình tượng phân thân của chính Kafka đồng hành với nhau trong suốt cuộc đời của chú là hai mặt của một bản ngã, là sự nhị hóa nhân cách, từ góc nhìn của phân tâm học Nhân vật Quạ thường xuất hiện vào thời điểm mà Kafka chỉ có một mình, trở thành hình thức tự vấn để tìm lối thoát, là hình thức biểu hiện của cái tôi trong cuộc đấu tranh với cái phi ngã và cái siêu ngã. Quạ, cái tôi của Kafka, là một tính cách tốt. Trong bản thân của con người đều có phần con và phần người, cái tôi chính là phần con của con người, nó là thứ mà con người đã có sẵn từ khi sinh ra. Kafka từ nhỏ đã phải mang trong lòng lời nguyền của người cha, cậu luôn sống khác so với cái tôi chính chắn của mình, sống đúng với cái thằng tên là Quạ. Thông qua nhân vật Quạ, Murakami đã xây dựng một nhân vật Kafka đầy mâu thuẫn. Cậu luôn phải đấu tranh với số phận nhưng rồi lại không thể thoát khỏi số phận Cuộc đối thoại xuyên suốt tác phẩm giữa Kafka và Quạ thực chất là cuộc tranh luận giữa ý thức và vô thức trong con người Kafka. Nói theo phân tâm học của Freud thì nhân vật Quạ biểu tượng cho cái siêu tôi của Kafka. Nguyên tắc hoạt đông của cái siêu tôi dựa trên lương tâm và đạo lí. Cái siêu tôi là sự phát triển tinh thần cao hơn hết mà con người có thể đạt tới được và bao gồm mọi sự cấm đoán, mọi quy tắc cư xử do cha mẹ tạo ra nơi đứa trẻ. Tri giác lương tâm hoàn toàn tùy thuộc vào sự phát triển của cái siêu tôi Kết luận: Murakami đã rất thành công với Kafka bên bờ biển khi khai thác yếu tố phân tâm học để lí giải những mâu thuẫn nội tâm một cách tinh vi. Đồng thời, những biểu tượng cổ mẫu trong truyền thống văn hóa Nhật Bản kết hợp với kĩ thuật viết phương Tây, là sự giao hòa giữa cái cũ và cái mới khiến cho Kafka bên bờ biển đến với chúng ta vừa lạ mà vừa quen. Cốt truyện viết theo cấu trúc tự sự cùng với việc xây dựng song song hai tuyến nhân vật khiến cho Kafka bên bờ biển vừa khó hiểu nhưng gây sức hút với người đọc.

Trang 1

Phân tâm học Freud và yếu tố phân tâm học trong tác phẩm “ Kafka bên

bờ biển” của Murakami

Đề tài PHÂN TÂM HỌC

FREUD

Trang 2

I Chủ nghĩa Freud

Sigmund Freud (1886 – 1939): bác sĩ thần kinh học người Áo, gốc Do Thái, là người đặt nền móng cho Phân tâm học và phát triển lĩnh vực này

Phân tâm học là một học thuyết nghiên cứu về

thế giới bên trong con người, nhằm tìm ra lời giải cho những biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan thể hiện qua hành vi của con người, trên cơ

sở đó có thể tìm ra những giải pháp để điều chỉnh hành vi của con người, mà biểu hiện của hành vi

đó là hoạt động gây ảnh hưởng đến những giá trị đạo đức và xã hội

Trang 3

Từ những năm 80, chịu sự ảnh hưởng của trường phái Pháp về thôi miên, Freud tìm hiểu chứng rối loạn thần kinh chứng năng (tâm thần)

Những năm 90 Freud tập trung xây dựng phân tâm học, tiêu chuẩn thực hành của phân tâm học dựa trên kĩ thuật tự do liên tưởng, phân tích

những hành vi lầm lẫn và những giấc mơ như

phương thức xâm nhập vào cõi vô thức

Năm 1900, Freud đưa ra học thuyết về cơ cấu bộ máy tâm lý như một hệ thống năng lượng mà cơ

sở phát sinh của nó là xung đột giữa ý thức và

những ham muốn vô thức

Vào năm 1920, Freud công bố công trình “Bản

ngã và Bĩ ngã”, đồng thời từng bước vận dụng

phân tâm học vào lĩnh vực tâm lý xã hội, văn hóa nghệ thuật,…

Trang 4

Thuyết phân tâm học được xây dựng trên khái niệm vô thức

Freud quan niệm: “Tất cả các hiện tượng tâm

thần của con người về bản chất là hiện tượng

vô thức Vô thức là phạm trù chủ yếu trong

đời sống tâm lý của con người Mọi hoạt động trong tâm trí đều bắt nguồn từ trong vô thức

và tùy theo tương quan của những lực lương thôi thúc và ngăn cản được biểu hiện ra theo những quy luật khác hẳn với ý thức.”

Nội dung thuyết phân tâm học

Trang 5

 Phần cống hiến quan trọng nhất trong học thuyết phân tâm học của Freud là quan điểm về cấu trúc nhân cách con

người Theo đó, cấu trúc này gồm 3 tầng:

 -  Tầng bản năng Ca (còn gọi là tầng phi ngã – cái ấy – id, thuật ngữ Ca được Freud lấy lại từ Nietzsche): chứa đựng những cội nguồn cơ bản của tình cảm, những dục

vọng, các trạng thái tâm lý.

 -      Tầng bản ngã ( cái tôi – ego ): là tầng mà ở đó, con người kiểm soát được hành vi tâm lí xã hội của nó, là tầng hữu thức đối lập với tầng bản năng – phi ngã Nó chính là các hoạt động có ý thức của con người, là kết quả của sự tiến triển cửa một phần từ cái phi ngã, qua ảnh hưởng,

tương tác với thế giới bên ngoài.

 -      Tầng siêu ngã ( siêu tôi – superego ): được hình

thành từ sự bất lực của bản ngã trước sự thúc ép của cái

phi ngã, khi bản ngã bị đặt trong sức ép của bản năng và văn hóa, bản năng và các thiết chế xã hội…., cái tôi phải

chấp nhận các thiết chế thể hiện qua các quy định về văn hóa, đạo đức, luật pháp, lối sống và thời đại.  Nguyên tắc hoạt động của cái siêu tôi dựa trên lương tâm và đạo lí.

Trang 6

Vô thức

xuất hiện ở tầng sâu

nhất của

đời sống

tinh thần, ý thức là

phần nhỏ, nổi lên

trên Trung gian giữa

vô thức và ý thức là tiềm thức.

Trang 7

Giai đoạn lỗ miệng

Gia đoạn hậu môn

Giai đoạn âm dương vật

Giai đoạn tiềm tàng của sinh dục diễn ra

trước tuổi vị thành niên., ở giai đoạn này đi

liền với hiện tượng thủ dâm

Giai đoạn sinh dục là giai đoạn phát triển

mạnh của nhu cấu sinh dục trong lứa tuổi dậy thì

Các giai đoạn của libido

Trang 8

 Học thuyết Freud lần đầu

tiên đã nếu ra nhiều vấn đề

quan trọng cần phải nghiên

cứu một cách sâu sắc, như vai trò của cái vô thức, của bản

năng tính dục, của sự xung

đột của bản năng tính dục.

Trang 9

II Phân tâm học trong tác phẩm Kafka bên bờ biển

Trang 10

Kafka bên bờ biển ( 2002)  là một tác phẩm rất thành

công của Murakami, đã gây tiếng vang lớn đối với văn học thế giới Cùng một lúc nhận hai giải thưởng: một trong

mười tác phẩm văn học xuất sắc nhất năm 2005 do tạp chí The New York Time bình chọn và giải thưởng văn học

Franz Kafka năm 2006. Kafka bên bờ biển  đã nhận được

nhiều lời ngợi ca mà bất cứ một người cầm bút nào cũng ao ước:

“Một cuốn sách để- ngấu- nghiến thật sự, cũng thật là một ám ảnh siêu dai dẳng” (John Updike),“Tiểu thuyết khác thường và

mê hoặc nhất cho tới nay của thần tượng văn chương Nhật

Haruki Murakami” (Vintage), “Cuốn sách là một hỗn hợp chừng mực giữa giật gân, kỳ ảo và văn chương, và nó thuyết phục một cách đặc biệt Lại một lần nữa ông đã tạo ra một câu chuyện

khiến bạn lật qua nhanh chóng đến lạ, để rồi ghi nhớ và băn

khoăn về nó lâu dài” (Hugo Barnacle) Và “… chưa bao giờ tôi

gặp một cuốn sách thuyết phục được mình đến thế bởi sự sáng tạo trong trần thuật và sự yêu thích kể chuyện… hấp dẫn vô

cùng” (Stuart Jeffries, Guardian)

Giới thiệu tác phẩm Kafka bên

bờ biển

Trang 11

Tóm tắt tác phẩm Kafka bên

bờ biển

Trang 12

Kafka bên bờ biển là một câu chuyện đặc biệt

Có hai mạch chuyện song song diễn ra vào

cùng một thời gian và khác nhau về không gian: Những chương lẻkể về cuộc phiêu lưu của cậu

bé mười lăm tuổi Kafka Tamura, con trai nhà

điêu khắc tiếng tăm Koichi Tamura, bỏ trốn

khỏi nhà ở Tokyo để

thoát khỏi lời nguyền cay độc của người cha đã giáng xuống đầu mình: giết cha và cưỡng hiếp mẹ

và chị gái Những chương chẵn kể về cuộc đời của Nakata, một ông già lẩm cẩm đã mất khả năng biết đọc biết viết sau một tai nạn bí hiểm

từ tuổi thơ, nhưng bù lại Nataka lại nghe được tiếng mèo.

Trên hành trình dài, Kafka đã gặp Sakura,

người cậu luôn băn khoăn liệu có phải là chị gái của mình. 

Trang 13

Kafka dừng chân ở Takamatsu, tìm đến một thư viện tư nhân của dòng họ Komura để đọc sách hàng  ngày Một sự việc kỳ bí đã xảy ra: Cậu đột ngột ngất đi và khi tỉnh dậy, thấy áo quần mình thấm đầy 

máu Kafka buộc phải nhờ tới sự trợ giúp

của Sakura Sau đó, nhờ sự giúp đỡ của

Oshima, người làm tại thư viện, cậu được

nhận việc tại đây và hàng ngày gặp gỡ người phụ nữ năm mươi hai tuổi Miss Saeki Một

mặt, Kafka luôn trăn trở Miss Saeki có phải

là mẹ mình, mặt khác cậu đem

lòng yêu thương linh - hồn - sống thuở mười lăm của Miss Saeki đêm đêm tìm về phòng cậu.

Trang 14

Đang chới với giữa hai bờ hiện thực và huyền ảo, quá khứ và thực tại, Kafka nhận tin cha cậu đã bị giết chết vào đêm cậu ngất đi Đó cũng là lúc câu hỏi đầy ám ảnh dấy lên trong lòng cậu thiếu niên mười lăm tuổi:có phải lời nguyền đã ứng nghiệm,có phải chính cậu đã giết cha mình? Về Nakata, trong khi tìm mèo lạc, một cách vô thức ông đã phải giết Johnnie Walker, kẻ hủy diệt mèo hàng loạt Từ đó ông bắt đầu dấn thân vào một cuộc phiêu lưu huyền bí với những sự kiện không có lời giải thích: trận mưa cá ngừ và mưa đỉa; cùng với chàng lái xe tải chất phác Hoshino đi tìm

"phiến đá cửa vào" Cuộc hành trình của Kafka và Nakata giao nhau tại hòn đảo Takamatsu

Trang 15

Cuối cùng Nakata cũng chết, một cái

chết thanh thản sau khi hoàn thành sứ mạng tìm thấy phiến đá thần kỳ, Miss Seaki cũng ra đi đầy mãn nguyện sau

khi gặp Kafka trong giấc mơ ở khu rừng được gọi là "bên rìa thế giới", nơi

trung gian giữa cuộc sống thực tại và

thế giới bên kia Kafka trở về từ khu

rừng đó và tiếp tục cuộc sống ở tuổi

mười lăm của mình, thực hiện ước

nguyện của Miss Seaki là ngắm bức

tranh "Kafka bên bờ biển" và tưởng nhớ tới bà, trở lại cuộc sống của một con

người bình thường, bỏ qua thù hận và

tha thứ cho cha của mình.

Trang 16

1 “Mặc cảm Oedipe”

Các yếu tố phân tâm học trong "

Kafka bên bờ biển" :

Câu chuyện về cậu bé Kafka Tamura trốn khỏi nhà vào ngày sinh nhật thứ mười lăm của mình gây ra

sự tò mò với độc giả, mà theo như cậu bé thì cái

động lực khiến cậu ra khỏi nhà chính là muốn thoát khỏi lời nguyền của người cha giành cho

mình: “Một ngày kia, mày sẽ giết cha mày và ngủ

với mẹ mày…”.Một khái niệm cơ bản của phân tâm học: “mặc cảm

Oedipe” được Freud  rút ra từ vở kịch “Oedipe “

dùng để giải mã một hiện tượng: Người con trai có

tình cảm đặc biệt (có thể gọi là tình yêu) đối với mẹ của mình. 

Trang 17

Nhân vật Kafka mà Murakami tạo lập cũng rơi vào

“mặc cảm Oedipe” Cậu bé lớn lên trong nỗi sợ hãi, lo

âu một ngày nào đó mình sẽ phạm tội “giết cha và

loạn luân với mẹ” Những chấn thương tinh thần đó

khiến cậu tạo ra một sự tự vệ chính đáng, cậu bỏ nhà

ra đi vào ngày sinh nhật mười lăm tuổi của mình Dưới góc nhìn phân tâm học của Freud, cái “cơ chế” đó có thể lí giải như là một thuộc tính tâm lý của đứa trẻ Từ khi mới sinh ra, đứa trẻ thông qua hành động bú mớm,

sự tiếp xúc với bầu vú của người mẹ mà tạo ra một xúc cảm gọi là xúc cảm tính dục (libido) Xúc cảm đó khiến cho đứa trẻ có ý muốn sở hữu mẹ của mình Mặc cảm này xảy ra ở tâm lý trẻ từ 4 đến 6 tuổi, đó là thời kì

“sùng bái dương vật” (Freud), mà người mẹ của Kafka

ra đi lúc cậu 4 tuổi, sự thiếu vắng người mẹ đã trở

thành một ẩn ức quan trọng trong đời sống tâm thần của nhân vật này 

Freud cho rằng, vì những liên hệ đầu tiên của đứa trẻ thường gắn với mẹ nó, hay với người nào làm vai trò của mẹ nó về những sự chăm sóc đầu tiên và về giáo dục, nên người mẹ bao giờ cũng là tình yêu thương

đầu tiên của đứa trẻ”. “Nhưng ngay trong tuổi ấu

thơ , sự say mê thầm kín của đứa trẻ đối với mẹ

không thể được đứa trẻ coi là vô tội, cũng không được thỏa mãn dầy đủ Sự say mê ấy không thể được thỏa mãn vì đứa trẻ không dành được mẹ về nó hoàn toàn;

sự say mê ấy không thể là vô tội vì đứa trẻ gắn liền

với thái độ rõ ràng không tán thành của bố mẹ đối với

sự hưng phấn tính dục của nó với những tình cảm

ghen tị và tranh chấp thầm kín của nó đối với người

bố Theo trực giác, nó không thể  không coi người bố

là một đối thủ giành giật với nó về tình cảm, sự quan tâm và tất cả những thứ khác mà nó muốn có từ mẹ, nhưng mẹ thì lại cũng dành cho bố theo một lối nào đó”

Trang 18

Lời nguyền ám ảnh Kafka, khiến cho cậu, sau khi

bất tỉnh và tỉnh lại trên đồi, nhìn thấy vết máu trên

áo mình và nhận được tin cha mình đã chết, thì

Kafka, đinh ninh rằng mình đã giết cha, đã thực

hiện lời nguyền độc địa đó Cái “cơ chế” đó đã trở thành cái vô thức trong Kafka mà ý thức của Kafka

đã không kiểm soát được nó Ngay từ khi cậu chọn rời khỏi ngôi nhà, rời khỏi người cha AND của mình thì cái “vô thức” đã trỗi dậy trong cậu Và, chính là cái cơ chế đã “gá” sẵn trong cậu, là động lực giúp cho cái “vô thức” đó được thực hiện Việc gặp gỡ

Sakura, Miss Saeki và ý nghĩ hai người đó là chị, là

mẹ mình chính là bước tiếp theo, cầu nối cho “mặc cảm Oedipe” tiếp diễn trong Kafka Việc Kafka quan

hệ tình dục với Miss Saeki và Sakura trong giấc mơ chính là điểm hoàn thành lời nguyền ấy

Trang 19

 Nhân vật chấn thương tinh thần ( traumatisme

psychique) là loại nhân vật luôn có, luôn mang theo trong chúng những cảm giác trầm nhược được biểu

hiện ra ngoài thành nỗi sợ hãi, sự lo âu, xấu hổ hay

đau đớn về thể xác… vốn là nguyên nhân khởi phát

triệu chứng hysterie – triệu chứng bệnh lí tâm thần

xuất phát từ sự căng thẳng do các vết thương, nhất là vết thương tinh thần gây ra mà chính S Freud đã

nhấn mạnh: “Chính những người hysterie khổ sở trước hết vì những điều sực nhớ ra” Loại nhân vật này luôn chịu tác động của một vết thương tinh thần đặc biệt

mà vết thương đó sẽ trở thành động lực dẫn dắt hành động của loại nhân vật này.

2 Tip nhân vật chấn thương tinh thần –

triệu chứng Hysterie

Trang 20

 Kafka, trước hết thuộc loại nhân vật mang trong mình sự chấn thương tinh thần mà không phải cái gì khác mà chính

là lời nguyền của người bố đẻ: “Một ngày kia, mày sẽ giết cha mày và ngủ với mẹ mày, cha em nói thế”, lời nguyền đó

đã ám ảnh Kafka, cũng như cái cách nói và hình ảnh người cha khi ông ta phát ra lời nguyền tai quái và độc địa ấy Và Kafka sống với nỗi sợ hãi, lo lắng rằng một ngày kia mình sẽ phạm vào cái lời nguyền của cha mình, cậu bé mười lăm tuổi

từ đó sinh ra ý định phòng vệ trước số phận, mà cái việc làm thể hiện điều ấy chính là quyết định trốn khỏi nhà vào ngày sinh nhật của mình, cốt chỉ để tránh khỏi lời nguyền giành cho mình và đi tìm câu trả lời cho số phận của mình Lời

nguyền đó, vô hình chung đã trở thành “ động lực dẫn dắt hành động” của Kafka, nó là một bộ phận của thế giới vô

thức trong tâm lý nhân vật này Dù cho Kafka luôn có ý thức giữ chặt không cho nó lộ ra, nhưng lời nguyền ấy cũng cứ thừa cơ hội mà thoát ra khỏi lí trí của Kafka, để rồi cuối

cùng chú bé đã thực hiện lời nguyền bằng việc làm đầu tiên

là chạy trốn ra khỏi nhà – hành động rời xa mái ấm của

Trang 21

Satoru Nakata cũng mang trong mình chứng bệnh hysterie Với vết thương tinh thần xảy ra tại Đồi Bát Cơm năm 1944, khi nhặt được

chiếc khăn dính đầy máu mà cô giáo Setsuki Okamochi đã dùng khi hành kinh bất thường

và bị cô giáo đánh thì nhân vật đã trở nên khác thường: vĩnh viễn mất đi trí nhớ, khả năng duy nhất ngoài con người là hiểu và nói được tiếng của loài mèo

Theo như Freud thì căn bệnh hysterie là

những rối loạn nặng nề trong tâm lý dẫn đến chấn thương vùng não, người bệnh trở nên

điên loạn hoặc mất đi một phần trí nhớ, và

nhân vật Nakata rơi vào trường hợp đó.

Trang 22

Về phía cô giáo Setsuki, cũng là một kiểu

nhân vật chấn thương tinh thần, bị ám ảnh

bởi nhục dục thể xác, do những ẩn ức dồn nén bấy lâu Hành động của cô giáo khởi phát từ căn bệnh hysterie, khi cô mơ về người chồng đang đi chiến trận ở Phillipine“Cái đêm trước hôm đưa bọn trẻ đi chơi ngoại

khóa trên đồi, tôi nằm mơ thấy chồng tôi ngay

trước lúc rạng sáng Anh ấy đã bị động viên ra

mặt trận giấc mơ đầy nhục dục và rất cụ thể -

một loại giấc mơ cực kỳ sinh động đến nỗi khó

mà phân biệt được giữa mơ và thực” “Trong giấc

mơ, chúng tôi làm tình trên một phiến đá rộng.”

“… chúng tôi cưới nhau chưa được bao lâu, chiến tranh đã chia lìa mỗi người mỗi ngả Thân thể tôi bừng bừng thèm khát chồng tôi.”

giấc mơ đầy dục tính (libido – S Freud) kia chính là

cơ hội để cái vô thức (cái ấy) vượt ra khỏi cái ý thức (cái tôi), khiến cho căn bệnh hysterie được khởi

phát khi thấy Nakata cầm chiếc khăn dính đầy

máu

Trang 23

Nhân vật Miss Saeki cũng mang theo những ẩn ức đau đớn kéo dài theo suốt cuộc đời và sẽ trở thành những cơn phát kích hysterie khi mà cái vô thức

vượt thoát ra ngoài vòng kiểm soát của ý thức Bà

đã từng có một mối tình say đắm của tuổi mười

bảy đôi mươi, để rồi sau đó vĩnh viễn mất đi người mình yêu dấu và rút lui vào cuộc sống trầm tư

trong khuôn viên một thư viện gia đình, để cùng sống lại với ký ức một thời đã qua Những ký ức đó được hiện hình trong một tập bản thảo về thời

thanh xuân mà bà đã yêu cầu đốt đi sau khi bà

chết Miss Saeki, đắm chìm trong quá khứ về mối tình đầu say đắm để rồi khi gặp Kafka thì cái gọi là

“xung năng tính dục” trỗi dậy và nó thôi thúc bà xuất “hồn ma sống” đến làm tình với cậu bé

Trang 24

Nhân vật lưỡng hóa nhân cách (nhân vật nhị hóa nhân cách) thể hiện qua những hành

động mà lí trí không kiểm soát được, và cũng không giải thích được vì sao lại có thể hành động như vậy, tạo ra một cảm giác ai đó tồn tại trong ta, điều khiển ta theo sở thích của

nó, khiến ta có thể hung dữ khác thường hoặc cũng có thể yếu hèn vô hạn không như cái

bản thể hàng ngày của ta Đó là hiện tượng

lưỡng phân, hay lưỡng hóa nhân cách, khi ấy trong mỗi con người đều vừa là cái ego vừa là cái altego, vừa là nó mà không phải là nó

3 Tip nhân vật lưỡng hóa nhân cách  - Quạ, cái siêu tôi.

Ngày đăng: 22/08/2016, 22:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w