1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

KT TRỒNG,THU HOẠCH và bảo QUẢN GỪNG

13 4,5K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 4,85 MB
File đính kèm TRỒNG,THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN GỪNG.rar (5 MB)

Nội dung

Gừng là cây thân thảo, sống lâu năm, cao 0,6 – 1m lá màu xanh đậm dài 15 – 20cm, rộng khoảng 2cm, mặt nhẵn bóng, gân ở lá hơi nhạt, lá mọc so le, thẳng đứng, có bẹ lá, không có cuống. Độ che phủ mặt đất của tán lá không cao lắm, thân ngầm phìng to chứa các chất dinh dưỡng gọi là củ xung quanh củ có các rễ tơ rễ và củ chỉ phát triển tập trung ở lớp đất mặt, sâu 0 – 15cm. Cây gừng ít khi ra hoa, trục hoa mọc từ gốc dài tới 15 – 20cm, hoa dài tới 5cm, rộng 2 – 3cm, màu vàng xanh, có 3 cánh hoa dài khoảng 2cm, mép cánh hoa và nhị hoa mùa tím.

Trang 1

QUY TRÌNH KỸ THUẬT THÂM CANH GỪNG

THU HOẠCH CỦ NON

I Đặc điểm sinh thái Cây gừng (Zingiticinale Rose) được sử dụng rất nhiều trong

chế biến các sản phẩm: Báng kẹo, rượu, mứt, làm thuốc, gia vị

Gừng là cây thân thảo, sống lâu năm, cao 0,6 – 1m lá màu xanh đậm dài 15 – 20cm, rộng khoảng 2cm, mặt nhẵn bóng, gân ở lá hơi nhạt, lá mọc so le, thẳng đứng,

có bẹ lá, không có cuống Độ che phủ mặt đất của tán lá không cao lắm, thân ngầm phìng to chứa các chất dinh dưỡng gọi là củ xung quanh củ có các rễ tơ rễ và củ chỉ phát triển tập trung ở lớp đất mặt, sâu 0 – 15cm Cây gừng ít khi ra hoa, trục hoa mọc

từ gốc dài tới 15 – 20cm, hoa dài tới 5cm, rộng 2 – 3cm, màu vàng xanh, có 3 cánh hoa dài khoảng 2cm, mép cánh hoa và nhị hoa mùa tím

II Giống gừng Hiện nay ở nước ta có rất nhiều giống gừng được trồng phân bố hầu

hết trên cả nước như:

* Gừng trâu, củ to, ít xơ, ít cay, thích hợp cho xuất khẩu

* Gừng dé được gây trồng phổ biến, cho củ nhỏ hơn, vị cay và nhiều xơ hơn, hiện nay đang được bán nhiều ở thị trường trong nước

Gừng trồng nhiều nhất và đem lại hiệu quả cao là Gừng trâu, củ to, ít xơ, ít cay, thích hợp cho xuất khẩu

III Kỹ thuật trồng và chăm sóc

1 Chọn đất

Cây gừng cần đất tương đối tốt, tầng đất dày, tơi xốp, ít đá lẫn, khả năng giữ nước lớn nhưng thoát nước tốt, có độ ẩm đầy đủ trong suốt thời gian cây sinh trưởng, tốt nhất là đất thịt, không ưa đất cát và đất sét Đất có hàm lượng mùn cao rất thích hợp cho trồng gừng Đất trồng gừng có pH = 4 – 5,5 nhưng thích hợp nhất là 5,5 – 7

Ở nước ta có 2 loại đất vùng đồi, núi trồng gừng có năng suất cao và chất lượng tốt là đất đỏ trên sản phẩm phong hoá từ đá vôi nằm ở chân núi đá vôi và đất nung đỏ trên badan, poocphia và các loại đá mác ma trung tính và kiềm Tuy nhiên để trồng gừng thu hoạch củ non do thời gian sinh trưởng ngắn 4 – 6 tháng nên cần chọn đất trồng phải đất giàu dinh dưỡng có hàm lượng mùn cao, thuận lợi cho việc tưới tiêu

2 Thời vụ trồng

Thời vụ trồng gừng thu hoạch củ non có thể trồng vào 2 vụ; vụ xuân trồng tháng 1 - 2 âm lịch; vụ hè trồng tháng 5 - 6 âm lịch chọn thời điểm thời tiết mát mẻ có

ẩm độ tốt

3 chọn giống và chuẩn bị giống trước khi trồng

- Chọn giống: giống được trồng nhiều hiện nay là gừng Trâu

- Chuẩn bị giống: Gừng làm giống là gừng 9 -10 tháng tuổi, sạch sâu bệnh gừng giống được tách ra từng đoạn củ dài 2,5 - 5 cm, trên mỗi ánh đoạn phải có ít

Trang 2

nhất 1-2 mắt mầm Giống cần được xử lí với các loại thuốc gốc đồng, Score, Phatox, Validacine để phòng và diệt nấm bệnh 1 ha cần chuẩn bị 2700 - 3.000 kg

4.Chuẩn bị đất

Đất trồng cần dọn sạch, cày bừa kỹ có độ sâu >20cm , làm đất phải nhỏ, tơi xốp, sau đó cuốc hố tạo thành các luống theo theo đường đồng mức khi làm đất cần kết hợp với xử lý đất diệt mầm sâu bệnh trong đất bằng vôi bột

5 Khoảng cách, mật độ trồng

Trồng cây cách cây 30 cm, hàng cách hàng 40cm, luống cách luống khoảng 50cm, bề mặt luống 2m mỗi luống trồng 5 hàng Mật độ trồng đảm bảo 68.000 – 70.000 bụi/ha

6 kỹ thuật trồng

Trước khi trồng cần tiến hành bón lót toàn bộ phân chuồng và lân được trộn đều với đất trong hố đào hoặc rạch hàng lấp ủ phân trước khi trồng 7- 10 ngày Ta tiến hành trồng; đặt giống ở độ sâu 5 - 7 cm , dùng đất mịn phủ lên dày 4-5 cm rồi ấn nhẹ tay

7 Phân bón

- Lượng phân bón: Phân bón sử dụng cho 1ha trồng gừng non cần

+ Phân chuồng 20 tấn

+ Phân vô cơ 110N - 30 P2O5 - 100K2O (tương đương 240 kg Ure; 190 kg lân Văn Điển; 170 kg kali)

+ Vôi bột : 1000 kg

- Bón lót: Toàn bộ vôi bón khi làm đất lên luống Trước khi trồng 7 – 10 ngày

bón lót 100% phân chuồng + 100% phân lân cho phân vào hố hoặc rãnh trộn đều các loại phân cùng với đất lấp kín phân lại

- Bón thúc: Chia phân đạm và kali làm 3 đợt

+ Đợt 1: Sau khi trồng 30 ngày lượng bón 1/3

+ Đợt 2: Sau khi trồng 60 ngày lượng bón 1/3

+ Đợt 3: Sau khi trồng 90 ngày lượng bón 1/3

- Cách bón: Chọn thời điểm mát trời, đất có ẩm độ tốt hoặc phải tưới nước cho

đủ ẩm Rải phân cách gốc 10cm kết hợp với xới xáo đất và vun gốc để lấp kín phân

8 Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho gừng

- Chăm sóc: Sau khi trồng 15 - 20 ngày củ sẽ bắt đầu đâm chồi và xuất hiện lá non Cần cung cấp đủ nước cho gừng phát triển nếu thời tiết khô hạn Tuy nhiên, trong quá trình trị bệnh ở một số thời điểm nhất định thì việc cắt giảm nước tưới để hạn chế sự lây lan của dịch hại là cần thiết

- Làm cỏ, vun gốc: Tiến hành phun trừ hoặc làm cỏ dại bằng tay vào giai đoạn

25 - 30 ngày sau khi trồng, kết hợp với bón thúc đợt 1 cho cây Trong các tháng sau,

Trang 3

khi thấy cỏ dại thì phải làm sạch, không để củ gừng lộ trên mặt đất nhằm đảm bảo phẩm chất và giá trị thương phẩm

Chú ý: Ngoài các thời điểm bón phân trên, gừng bị vàng do thiếu đạm thì có thể tiến hành phun phân bón lá; có thể kết hợp với Ridomyl, Basudin 10H khi cần

9 Phòng trừ sâu bệnh hại

9 1 Sâu hại

Sâu đục thân thường xuất hiện vào đầu mùa mưa Phòng trị: Sử dụng các loại thuốc trừ sâu có tính lưu dẫn như: Basudin, Regent, Furadan…

Chú ý: Khi thấy bướm sâu đục thân xuất hiện hoặc sâu ở tuổi 1 -2 thì tiến hành phun thuốc diệt ngay, nếu chậm trễ, khó phòng trị kịp thời

9.2.Bệnh hại

- Bệnh cháy lá

Bệnh do nấm Fusarium gây nên thường vết bệnh xuất hiện trên chóp lá và cháy

từ chóp lá xuống Nếu bệnh phát triển mạnh, nấm tấn công vào nách lá, xuống củ làm chết cả cây Phòng trị: Sử dụng các loại thuốc Appencard, Bavistin,

- Bệnh thối củ

+ Thối xanh

Bệnh do vi khuẩn lưu tồn trong đất, nước hoặc côn trùng gây ra Gừng đang xanh bỗng héo đột ngột vào giữa trưa, có tươi lại vào lúc chiều mát và chết rất nhanh; thân bị nhũn nước, tách rời củ và có màu sậm; khi nhổ lên, đỉnh sinh trưởng có nước màu đục và có mùi hôi đặc trưng

Phòng trừ: do đặc điểm bệnh rất khó trị, lây lan nhanh nên và gây tổn thất lớn nên phòng bệnh là vấn đề cần thiết và bắt buộc

Khi thấy gừng có triệu chứng xoắn lá thì tiến hành phun các loại thuốc Kasuran, Kasumin, Starner, kết hợp với một số thuốc đặc trị các loại rầy mềm, rệp sáp tấn công như Diazan, Supracide Luân cây trồng hợp lý để cắt nguồn bệnh lưu tồn tấn công vào củ, xuất hiện trong điều kiện ẩm ướt kéo dài

+ Thối vàng

Bệnh do nấm Fusarium gây vàng lá, sau đó rụng và chết tương đối chậm, trên

củ có vết màu nâu, phần củ nhăn nheo và tóp lại có phủ lớp tơ màu trắng

Phòng trị: xử lí đất và giống trước khi trồng, sử dụng các loại thuốc Appencard, Carban, Carbenzim, Ridomyl, Score

10 Thu hoạch và bảo quản để giống

Có thể thu hoạch gừng từ 4 - 6 tháng sau trồng Gừng để làm giống thì phải thu hoạch sau 9 tháng Gừng cần được bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát Gừng giống được đặt vào thùng, chậu hoặc trải đều trên sàn nhà, ở dưới và trên mỗi lớp củ được phủ bằng một lớp đất mịn, khô, dày 1 - 2 cm

Trang 4

QUY TRÌNH KỸ THUẬT THÂM CANH GỪNG

THU HOẠCH CỦ GIÀ I.Đặc điểm sinh thái Cây gừng (Zingiticinale Rose) được sử dụng rất nhiều trong

chế biến các sản phẩm: Báng kẹo, rượu, mứt, làm thuốc, gia vị

Gừng là cây thân thảo, sống lâu năm, cao 0,6 – 1m lá màu xanh đậm dài 15 – 20cm, rộng khoảng 2cm, mặt nhẵn bóng, gân ở lá hơi nhạt, lá mọc so le, thẳng đứng,

có bẹ lá, không có cuống Độ che phủ mặt đất của tán lá không cao lắm, thân ngầm phình to chứa các chất dinh dưỡng gọi là củ xung quanh củ có các rễ tơ rễ và củ chỉ phát triển tập trung ở lớp đất mặt, sâu 0 – 15cm Cây gừng ít khi ra hoa, trục hoa mọc

từ gốc dài tới 15 – 20cm, hoa dài tới 5cm, rộng 2 – 3cm, màu vàng xanh, có 3 cánh hoa dài khoảng 2cm, mép cánh hoa và nhị hoa mùa tím

II Giống gừng Hiện nay ở nước ta có rất nhiều giống gừng được trồng phân bố hầu

hết trên cả nước như:

* Gừng trâu, củ to, ít xơ, ít cay, thích hợp cho xuất khẩu

* Gừng dé được gây trồng phổ biến, cho củ nhỏ hơn, vị cay và nhiều xơ hơn, hiện nay đang được bán nhiều ở thị trường trong nước

Gừng trồng nhiều nhất và đem lại hiệu quả cao là Gừng trâu, củ to, ít xơ, ít cay, thích hợp cho xuất khẩu

III Kỹ thuật trồng và chăm sóc

3.1 Chọn đất

Cây gừng cần đất tương đối tốt, tầng đất dày, tơi xốp, ít đá lẫn, khả năng giữ nước lớn nhưng thoát nước tốt, có độ ẩm đầy đủ trong suốt thời gian cây sinh trưởng, tốt nhất là đất thịt, không ưa đất cát và đất sét Đất có hàm lượng mùn cao rất thích hợp cho trồng gừng Đất trồng gừng có pH = 4 – 5,5 nhưng thích hợp nhất là 5,5 – 7

Ở nước ta có 2 loại đất vùng đồi, núi trồng gừng có năng suất cao và chất lượng tốt là đất đỏ trên sản phẩm phong hoá từ đá vôi nằm ở chân núi đá vôi và đất nung đỏ trên badan, poocphia và các loại đá mác ma trung tính và kiềm Tuy nhiên để trồng gừng thu hoạch củ già do thời gian sinh trưởng 9 – 10 tháng nên chọn đất vùng đồi hoặc bằng, thuận lợi cho việc tưới tiêu và dễ thoát nước

2 Thời vụ trồng

Thời vụ trồng gừng thu hoạch củ già trồng từ tháng 1 – 3 âm lịch khi thời tiết mát mẻ, có mưa và ẩm độ tốt

3 Chọn giống và chuẩn bị giống trước khi trồng

- Chọn giống: Giống được trồng nhiều hiện nay là gừng Trâu

- Chuẩn bị giống: Gừng làm giống là gừng 9 -10 tháng tuổi, sạch sâu bệnh gừng giống được tách ra từng đoạn củ dài 2,5 - 5 cm, trên mỗi ánh đoạn phải có 1-2 mắt mầm Giống cần được xử lí với các loại thuốc gốc đồng, Score, Phatox, Validacine để phòng và diệt nấm bệnh 1 ha cần chuẩn bị 3.000 kg

Trang 5

4.Chuẩn bị đất

Đất trồng gừng cần dọn sạch cỏ dại, xác thực vật, cày bừa kỹ có độ sâu > 20

cm , làm đất phải nhỏ, tơi xốp, sau đó cuốc hố tạo thành các luống theo theo đường đồng mức khi làm đất cần kết hợp với xử lý đất diệt mầm sâu bệnh trong đất bằng vôi bột

5 Khoảng cách, mật độ trồng

Trồng cây cách cây 30 cm, hàng cách hàng 45cm, luống cách luống khoảng 30cm, bề mặt luống 1,8m mỗi luống trồng 4 hàng Mật độ trồng đảm bảo 63.000 -64.000 bụi/ha

6 kỹ thuật trồng

Trước khi trồng cần tiến hành bón lót toàn bộ phân chuồng và lân được trộn đều với đất trong hố đào hoặc rạch hàng lấp ủ phân trước khi trồng 7- 10 ngày Ta tiến hành trồng; đặt giống ở độ sâu 5 - 7 cm , dùng đất mịn phủ lên dày 4-5 cm rồi ấn nhẹ tay

7 Phân bón

- Lượng phân bón: Phân bón sử dụng cho 1ha trồng gừng non cần

+ Phân chuồng 20 tấn

+ Phân vô cơ 120N - 40 P2O5 - 110K2O (tương đương 260 kg Ure; 250 kg lân Văn Điển; 180 kg kali)

+ Vôi bột : 1000 kg

- Bón lót: Toàn bộ vôi bón khi làm đất lên luống Trước khi trồng 7 – 10 ngày

bón lót 100% phân chuồng + 100% phân lân cho phân vào hố hoặc rãnh trộn đều các loại phân cùng với đất lấp kín phân lại

- Bón thúc: Chia phân đạm và kali làm 4 đợt

+ Đợt 1: Sau khi trồng 30 ngày lượng bón 1/4

+ Đợt 2: Sau khi trồng 60 ngày lượng bón 1/4

+ Đợt 3: Sau khi trồng 90 ngày lượng bón 1/4

+ Đợt 4: Sau khi trồng 120 ngày lượng bón 1/4

- Cách bón: Chọn thời điểm mát trời, đất có ẩm độ tốt hoặc phải tưới nước cho

đủ ẩm Rải phân cách gốc 10cm kết hợp với xới xáo đất và vun gốc để lấp kín phân

8 Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho gừng

- Chăm sóc: Sau khi trồng 15 - 20 ngày củ sẽ bắt đầu đâm chồi và xuất hiện lá non Cần cung cấp đủ nước cho gừng phát triển nếu thời tiết khô hạn Tuy nhiên, trong quá trình trị bệnh ở một số thời điểm nhất định thì việc cắt giảm nước tưới để hạn chế sự lây lan của dịch hại là cần thiết

- Làm cỏ, vun gốc: Tiến hành phun trừ hoặc làm cỏ dại bằng tay vào giai đoạn

25 - 30 ngày sau khi trồng, kết hợp với bón thúc đợt 1 cho cây Trong các tháng sau,

Trang 6

khi thấy cỏ dại thì phải làm sạch, không để củ gừng lộ trên mặt đất nhằm đảm bảo phẩm chất và giá trị thương phẩm

Chú ý: Ngoài các thời điểm bón phân trên, gừng bị vàng do thiếu đạm thì có thể tiến hành phun phân bón lá; có thể kết hợp với Ridomyl, Basudin 10H khi cần

9 Phòng trừ sâu bệnh hại

9 1 Sâu hại

Sâu đục thân thường xuất hiện vào đầu mùa mưa Phòng trị: Sử dụng các loại thuốc trừ sâu có tính lưu dẫn như: Basudin, Regent, Furadan…

Chú ý: Khi thấy bướm sâu đục thân xuất hiện hoặc sâu ở tuổi 1 -2 thì tiến hành phun thuốc diệt ngay, nếu chậm trễ, khó phòng trị kịp thời

9.2.Bệnh hại

- Bệnh cháy lá

Bệnh do nấm Fusarium gây nên thường vết bệnh xuất hiện trên chóp lá và cháy

từ chóp lá xuống Nếu bệnh phát triển mạnh, nấm tấn công vào nách lá, xuống củ làm chết cả cây Phòng trị: Sử dụng các loại thuốc Appencard, Bavistin,

- Bệnh thối củ

+ Thối xanh

Bệnh do vi khuẩn lưu tồn trong đất, nước hoặc côn trùng gây ra Gừng đang xanh bỗng héo đột ngột vào giữa trưa, có tươi lại vào lúc chiều mát và chết rất nhanh; thân bị nhũn nước, tách rời củ và có màu sậm; khi nhổ lên, đỉnh sinh trưởng có nước màu đục và có mùi hôi đặc trưng

Phòng trừ: do đặc điểm bệnh rất khó trị, lây lan nhanh nên và gây tổn thất lớn nên phòng bệnh là vấn đề cần thiết và bắt buộc

Khi thấy gừng có triệu chứng xoắn lá thì tiến hành phun các loại thuốc Kasuran, Kasumin, Starner, kết hợp với một số thuốc đặc trị các loại rầy mềm, rệp sáp tấn công như Diazan, Supracide Luân cây trồng hợp lý để cắt nguồn bệnh lưu tồn tấn công vào củ, xuất hiện trong điều kiện ẩm ướt kéo dài

+ Thối vàng

Bệnh do nấm Fusarium gây vàng lá, sau đó rụng và chết tương đối chậm, trên

củ có vết màu nâu, phần củ nhăn nheo và tóp lại có phủ lớp tơ màu trắng

Phòng trị: xử lí đất và giống trước khi trồng, sử dụng các loại thuốc Appencard, Carban, Carbenzim, Ridomyl, Score

10 Thu hoạch và bảo quản để giống

Có thể thu hoạch gừng khi 9 -10 tháng sau trồng hoặc khi thân cây trên mặt đất già và khô héo Gừng để làm giống thì phải thu hoạch sau 9 tháng Gừng cần được bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát Gừng giống được đặt vào thùng, chậu hoặc trải đều trên sàn nhà, ở dưới và trên mỗi lớp củ được phủ bằng một lớp đất mịn, khô, dày 1 - 2 cm

Trang 7

QUY TRÌNH THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN GỪNG THƯƠNG PHẨM

I THU HOẠCH VÀ PHÂN LOẠI.

1.1.Thu hoạch gừng

Tùy theo yêu cầu của sản phẩm người ta tiến hành thu vào các thời điểm khác nhau

- Tận thu sản phẩm củ giống (gừng cụ): sau khi trồng gừng lên cây tốt người ta tiến hành thu các củ giống đã trồng ban đầu Do lượng giống đầu tư ban đầu lớn nên thu của giống để thu hồi một phần vốn đầu tư Hơn nữa củ giống thu vào lúc này thường bán được giá hơn do lúc này thu trái vụ

- Thu củ non: Sau khi trồng từ 4 - 6 tháng tiến hành thu hoạch toàn bộ ruộng, lúc này củ đã đảm bảo về kích thước và khối lượng nên vẫn đảm bảo về năng suất Khi đó củ có hương vị nhẹ hơn, màu trắng sáng vỏ không bị thô phù hợp với yêu cầu của người tiêu thụ là gừng ít cay Hiện nay ở Việt Nam đã xuất khẩu gừng non sang Nhật Bản

- Thu củ già: thông thường sau trồng 9 tháng đến 12 thì gừng già Nhìn cây gừng, nếu toàn ruộng có lá vàng, lá già bị khô mép đến chót lá, ta đào thử thấy củ gừng phát triển nhô lên gần đất, màu củ xám, da củ dày là gừng già.

Trang 8

1.2.Làm sạch củ

Đưa củ gừng đến nơi có nguồn nước để rửa Phải rửa sạch hoàn toàn cả trong kẻ củ Kinh nghiệm của một số người dân rửa củ gừng bằng vòi rửa xe củ sẽ sạch hơn rất nhiều “ Thậm chí trong những kẹt của củ gừng cũng được rửa sạch trơn”, rửa nhanh, sản phẩm được

thương lái rất ưa chuộng nên dễ bán

Sau khi rửa sạch ta để cho củ ráo nước tự nhiên hoặc để hong nắng cho nhanh ráo nước Rồi xếp vào bao hoặc túi để gọn và dễ chuyên chở

1.3 Phân loại củ

- Tiêu chuẩn phân loại gừng non

- Loại I: Trọng lượng củ trên 200 g, đường kính chổ to nhất trên 4 cm, không có xơ

- Loại II: Trọng lượng củ dưới 200g, không xơ hoặc đường kính củ chổ to nhất nhỏ hơn 4 cm

Củ phải được rửa sạch, cắt chừa đoạn thân khoảng 1cm

Gừng non loại 1

Trang 9

Gừng non loại 2

- Các bước tiến hành phân loại gừng non

- Trải củ ra sàn nhà sạch hoặc bao bạt

- Chọn những củ to (gừng loại 1) để riêng

- Chọn những củ nhỏ (gừng loại 2) để riêng.

Chú ý không làm gẫy củ, vì củ gẫy nhỏ sẽ làm giảm tỉ lệ loại I

- Phân loại gừng già

Trong thực tế củ gừng già thì không có tiêu chuẩn cho từng loại cụ thể Thông thường khi thu mua gừng người ta thường chia làm 2 loại là củ đẹp và củ xấu

- Củ đẹp: Củ sạch đất, rễ, củ to, ít bị dứt, gãy, không thối

- Củ xấu: Củ không sạch, củ nhỏ, bị đứt gãy nhiều hay bị thối

Nếu ta để lẫn lộn củ đẹp và củ xấu thì rất khó khăn cho công tác bảo quản và tiêu thu

dễ bị hư hỏng, mất giá Vì vậy, nên ta phân loại ra từng loại để bảo quản hoạc bán riêng từng với giá khác nhau

Củ gừng đẹp

Trang 10

Phân loại gừng

II.BẢO QUẢN GỪNG

Bảo quản gừng có nhiều phương pháp, tùy theo mục đích sử dụng, số lượng cần bảo quản mà chọn lựa phương pháp bảo quản phù hợp.

- Bảo quản lạnh

- Bảo quản nhiệt độ thông thường

- Bảo quản khô

Trên cơ sở thực tế của vùng sản xuất tại địa phương Với phương châm của dự án là ứng dụng công nghệ bảo quản gừng để làm tăng giá trị sản phẩm, chủ động trong tiêu thụ, giảm áp lực về thời vụ, Tuy nhiên quy trình công nghệ được sử dụng trong thực hiện dự

án phải đạt các yêu cầu là; dễ thực hiện, đơn giản, chi phí bảo quản thấp, phù hợp với điều kiện tại địa phương, có tính ứng dụng cao, Không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường,

không độc hại cho người lao động và sản phẩm Với phương châm trên chúng tôi đã chọn lựa phương pháp bảo quản gừng thương phẩm ở nhiệt độ thông thường làm công nghệ chuyển giao thực hiện cho dự án.

Quy trình bảo quản gừng giống

2.1.Yêu cầu về kho, dụng cụ để thực hiện bảo quản

- Kho bảo quản

+ Kho phải được thiết kế tại nơi cao ráo + Diện tích kho phải phù hợp với số lượng sản phẩm cần bảo quản

+ Kho phải được thiết kế thông thoáng, không quá nóng vào mùa hè, che chắn không bị nước mưa lọt vào

+ Nền nhà kho sạch sẽ và được xử lý thuốc sát trùng trước khi đưa sản phẩm vào bảo quản

- Vật tư:

Quạt thông gió, thuốc sát trùng, cát mịn sạch và khô, thùng gỗ (tùy theo số lượng bảo quản nhiều hay ít để chuẩn bị thùng có kích thước phù hợp), hộp bảo quản,

bao bì đựng củ, tấm lót kệ, để bảo quản, rổ, cáng, dao tách củ, chổi quyết dọn, bình bơm thuốc, xô chậu, bảo hộ lao động

Ngày đăng: 22/08/2016, 22:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w