Luận văn về phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) trong tiến trình hiện đại hóa dịch vụ thanh toán, đổi mới hình thức tín dụng, giảm và tiến tới không dùng tiền mặt trong cuộc sống.
Trang 1MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn 20 năm đổi mới, cùng với quá trình toàn cầu hoá, hội nhập kinh tếquốc tế, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển biến tích cực và đã đạt đượcnhững thành tựu quan trọng Cùng với các ngành kinh tế khác, ngành ngân hàng ViệtNam đang từng bước đổi mới dịch vụ ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế để nâng caosức cạnh tranh, đảm bảo phát triển bền vững trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực
và thế giới Ngân hàng Thương Mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam(Vietcombank)
là một trong những ngân hàng đi đầu trong việc triển khai đề án tái cơ cấu và hiện đạihoá ngân hàng do World Bank tài trợ Điều này đã tạo dựng được một nền tảng côngnghệ tiên tiến nhằm phát triển sản phẩm dịch vụ mới, mở rộng tiện ích cho kháchhàng trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ mà dịch vụ thẻ được coi là một mũi nhọn chiếnlược Thẻ ngân hàng là một sản phẩm đa chức năng dựa trên việc ứng dụng côngnghệ hiện đại, một công cụ thanh toán không dùng tiền mặt, thẻ đã góp phần hữuhiệu trong việc thực thi chính sách tiền tệ quốc gia, chính sách quản lý ngoại hối củaNhà nước, cải thiện văn minh thanh toán
Vietcombank là ngân hàng đầu tiên đưa các dịch vụ thẻ vào trong hoạt độngkinh doanh của mình kể từ năm 1990 Và từ đó đến nay Vietcombank luôn đượcđánh giá là ngân hàng hàng đầu ở Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh thẻ Tuynhiên, cho đến nay hoạt động dịch vụ thẻ vẫn còn nhiều hạn chế như: sản phẩm thẻchưa đa dạng, tiện ích chưa nhiều, mạng lưới còn ít, hệ thống thường xuyên bị lỗi…Hơn nữa, sự phát triển của dịch vụ này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hiện cócủa Vietcombank
Xuất phát từ thực tiễn trên cùng với mong muốn nghiên cứu tìm giải pháp choNgân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam hoàn thiện, phát triển dịch
vụ thẻ đem lại hiệu quả cho ngân hàng cũng như nền kinh tế-xã hội, tác giả đã chọn
Trang 2đề tài nghiên cứu: “ Phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ.
Mục đích nghiên cứu của luận văn
-Nghiên cứu những nội dung cơ bản trong hoạt động dịch vụ thẻ của ngânhàng thương mại
-Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động dịch vụ thẻ tại NHTMCPNTVN,những nguyên nhân hạn chế
-Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển dịch vụ thẻ tạiNHTMCPNTVN
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Nghiên cứu hoạt động dịch vụ thẻ của NHTMCPNTVN từ năm 2004-2008, cóliên hệ một số NHTM trong nước
Phương pháp nghiên cứu
-Phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với phương pháp thống kê, phântích, tổng hợp so sánh số liệu
Những đóng góp của luận văn
-Thứ nhất: Hệ thống hoá các nội dung cơ bản trong hoạt động dịch vụ thẻ của
ngân hàng thương mại
-Thứ hai: Phân tích thực trạng hoạt động dịch vụ thẻ, từ đó rút ra những kết
quả đạt được và những hạn chế, tồn tại trong hoạt động dịch vụ thẻ tạiNHTMCPNTVN
-Thứ ba: Đề xuất những giải pháp có tính khả thi nhằm phát triển hơn nữa
hoạt động dịch vụ thẻ tại NHTMCPNTVN
Kết cấu của luận văn
Trang 3Tên đề tài: “ Phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam”
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1-Tổng quan về thẻ và dịch vụ thẻ trong hoạt động của ngân hàngthương mại
Chương 2- Thực trạng hoạt động dịch vụ thẻ tại NHTMCPNTVN
Chương 3- Giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại NHTMCPNTVN
CHƯƠNG 1- TỔNG QUAN VỀ THẺ VÀ DỊCH VỤ THẺ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Khái quát về thẻ ngân hàng
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của thẻ ngân hàng
Thẻ ngân hàng được ra đời tại Mỹ từ những năm đầu thế kỷ 20, xuất phát từthói quen cho khách hàng mua chịu của các chủ tiệm bán lẻ dựa trên uy tín của kháchđối với các tiệm này Thông thường, các chủ tiệm theo dõi mỗi khách hàng một cáchriêng rẽ, ghi rõ các khoản mà khách hàng sẽ phải thanh toán và chấp nhận cho kháchhàng trả tiền sau vì họ tin tưởng vào khả năng thanh toán của người mua Tuy nhiên,dần dần nhiều người trong trong số các chủ tiệm bán hàng hoá, dịch vụ này nhận thấy
họ không có đủ khả năng cho khách hàng nợ và trả sau như vậy Chính yếu tố này đãgóp phần giúp các tổ chức tài chính hình thành ý tưởng về sản phẩm thẻ Bởi vì, chỉvới lượng vốn kinh doanh lớn và khả năng mở rộng, quay vòng vốn cho vay thì các
tổ chức này mới có khả năng cung cấp cho khách hàng những khoản vay miễn lãitrong một thời gian tương đối
Năm 1914, tổ chức chuyển tiền Western Union của Mỹ lần đầu tiên cung cấpcho các khách hàng đặc biệt của mình dịch vụ thanh toán trả chậm Công ty này phát
Trang 4hành những tấm kim loại có chứa các thông tin in nổi nhằm nhận diện, phân biệtkhách hàng, cung cấp, cập nhật dữ liệu về khách hàng bao gồm các thông tin về tàikhoản và thông tin về giao dịch thực hiện.
Các tổ chức khác dần nhận ra những giá trị của loại hình dịch vụ nói trên củaWestern Union và chỉ trong một vài năm sau đó, rất nhiều đơn vị như nhà ga, kháchsạn cũng như các cửa hàng trên khắp nước Mỹ đã lựa chọn cung cấp dịch vụ trả chậmcho khách hàng của mình theo phương thức của Western Union Trong đó tập đoànxăng dầu của Mỹ cho ra đời tấm thẻ mua xăng đầu tiên vào năm 1924, cho phépngười dân sử dụng thẻ này để mua xăng, dầu tại các của hàng trên toàn quốc
Vào năm 1949, nhà doanh nghiệp Frank X.McNamara, sau khi ăn xong ở mộtnhà hàng New York, bỗng phát hiện mình không có tiền mặt Ông FrankX.McNamara bối rối quá bèn gọi điện bảo vợ nhanh chóng mang tiền đến trả choông Tình trạng khó xử đó đã khiến ông nghĩ ra loại thẻ Dinner Club, loại thẻ đượccoi là “tổ tiên” của thẻ tín dụng hiện nay
Sau Dinner Club, vào năm 1958 công ty American Express cũng tham gia vàothị trường thẻ ngân hàngvà đã thiết lập thành công tên tuổi của mình trong lĩnh vựcmới mẻ này Cũng giống như các đối thủ cạnh tranh của mình, American Express chútrọng phát triển thẻ trong lĩnh vực giải trí và du lịch (T&E) - một lĩnh vực có tốc độphát triển nhanh chóng tại Mỹ và Châu Âu trong thời kỳ sau chiến tranh thế giới
Đến trước năm 1970, khái niệm về thẻ tín dụng đã được nhiều người biết đến
và nhanh chóng được đón nhận Năm 1966, ngân hàng Bank of America chính thứctrao quyền phát hành thẻ BankAmericard của mình cho các ngân hàng khác thôngqua việc ký các hợp đồng đại lý, chính thức bắt đầu giai đoạn tăng tốc trong pháttriển Người dân đi du lịch nhiều hơn trên đất Mỹ và ra nước ngoài mà không còn lolắng tới việc phải có sẵn tiền để thanh toán Thẻ tín dụng lúc này không chỉ mặc địnhdành cho những đối tượng giàu có và nổi tiếng mà dần trở thành một phương tiệnthanh toán thông dụng Thương hiệu BankAmericard với một loạt sản phẩm có màu
Trang 5xanh, trắng, vàng đặc trưng ngày càng trở nên quen thuộc với người tiêu dùng Bằngviệc ký hợp đồng đại lý và cho các ngân hàng khác hưởng phí thanh toán chuyển đổi(interchange fee), Bank of America đã nhanh chóng tăng được lượng thẻ phát hànhcũng như ký kết hợp đồng chấp nhận thẻ với các DVCNT trên khắp nước Mỹ và mởrộng ra thế giới Tới năm 1977, thẻ của ngân hàng Bank of America thật sự đượcchấp nhận trên toàn cầu và thay vì tên BankAmericad , tên thẻ Visa ra đời với màusắc đặc trưng vẫn là xanh lam, trắng và vàng.
Cũng vào năm 1966, 3 nhóm ngân hàng lớn phía đông nước Mỹ quyết địnhhợp tác thành lập tập đoàn kinh doanh tín dụng riêng, có tên là Interbank CardAssociation (ICA) Sau này, tên ICA được chuyển đổi thành MasterCard ICA banhành các quy định về cấp phép giao dịch, thanh toán bù trừ, các biện pháp marketing,bảo mật và các vấn đề liên quan tới luật pháp nhằm vận hành công việc một cáchhiệu quả
Năm 1968, ICA bắt đầu chiến lược mở rộng kinh doanh trên phạm vi toàn cầuthông qua việc liên kết với ngân hàng Banco National cuar Mexico Sau thời gian đó,ICA tìm kiếm đối tác tại thị trường Châu Âu, cho ra đời thẻ Eurocard Cũng vào năm
1968, ICA kết nạp thêm thành viên là một số ngân hàng tại Nhật, nhằm từng bướcthâm nhập và nắm bắt thị trường Đông Á này
Tóm lại, thẻ ngân hàng ra đời từ nhu cầu thanh toán và phát triển dựa trên nềntảng công nghệ cũng như chiến lược thay thế tiền mặt trong lưu thông Thực tế chothấy, thẻ ngân hàng là một phát triển tất yếu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đồngthời đã và đang phản ánh đầy đủ những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và văn minh xãhội Tiếp thu và ứng dụng những thành tựu của thế giới về khoa học kỹ thuật, nhất là
về công nghệ thông tin, hệ thống thẻ ngày càng hoàn thiện Cùng với mạng lướithành viên và khách hàng phát triển hàng ngày, các TCTQT đã xây dựng hệ thống xử
lý giao dịch và trao đổi thông tin toàn cầu về phát hành, thanh toán, cấp phép, trasoát, khiếu kiện và quản lý rủi ro Với doanh số giao dịch hàng trăm tỷ Đô la Mỹ mỗi
Trang 6năm, thẻ ngân hàng đang cạnh tranh quyết liệt cùng tiền mặt và séc trong hệ thốngthanh toán toàn cầu Đây là một thành công đáng kể đối với một ngành kinh doanhmới chỉ có vài thập kỷ hình thành và phát triển
1.1.2 Khái niệm và đặc điểm thẻ ngân hàng
Thẻ ngân hàng –tiền điện tử- là phương tiện thanh toán hiện đại nhất trong thếgiới ngày nay, ra đời từ phương thức mua bán chịu hàng hoá bán lẻ và phát triển gắnliền với sự ứng dụng công nghệ tin học trong lĩnh vực ngân hàng
Thẻ ngân hàng là công cụ thanh toán do NHPH cấp cho khách hàng sử dụng
để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ có ký hợp đồng thanh toán với ngân hàng, hoặcrút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động hay các NHĐL trong phạm vi số dư tiền gửicủa mình hoặc hạn mức tín dụng được cấp Thẻ ngân hàng còn dùng để thực hiệnnhiều dịch vụ khác thông qua hệ thống giao dịch tự động ATM như: thanh toán hoáđơn dịch vụ điện, nước, điện thoại trả trước và cước thuê bao trả sau của Vinaphone,Mobìone, Viettel và EVN, phí bảo hiểm, dịch vụ trả tiền trước và một số các dịch vụkhác…
Dù do bất cứ tổ chức tài chính hoặc phi tài chính nào phát hành, Thẻ ngânhàng đều được làm bằng plastic theo kích cỡ tiêu chuẩn quốc tế và bao gồm các yếu
-Số thẻ, tên chủ thẻ, các yếu tố bảo mật
-Ngoài ra, thẻ còn có thể có tên công ty chịu trách nhiệm thanh toán hoặc thêmmột số yếu tố khác theo quy định của TCTQT
1.1.3 Vai trò của thẻ ngân hàng
Trang 7Nhờ những thành tựu rực rỡ trong lĩnh vực công nghệ thông tin những nămgần đây, mặc dù mới ra đời và phát triển nhưng thẻ đã ngày càng khẳng định đượcvai trò to lớn của mình trong sự phát triển của xã hội Điều này được thể hiện trên cácmặt sau:
1.1.2.1 Đối với nền Kinh tế-Xã hội
-Huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế.
Thanh toán thẻ qua ngân hàng tạo điều kiện cho hoạt động huy động huy độngvốn của ngân hàng với giá rẻ, nguồn vốn bổ sung này các ngân hàng có thể sử dụng
để đầu tư phục vụ sản xuất kinh doanh Nếu mỗi tài khoản có số dư 2 triệu đồng thìvới hơn 5 triệu thẻ phát hành, các NHTM đã huy động được 10.000 tỷ đồng
-Giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông, tăng nhanh tốc độ và khối lượng thanh toán trong nền kinh tế Là một phưong tiện thanh toán không dùng
tiền mặt, vai trò đầu tiên của thẻ là làm giảm khối lượng tiền mặt trong luu thông Tạinhững nước phát triển, thanh toán tiêu dùng bằng thẻ chiếm tỷ trọng lớn nhất trongtổng số các phương tiện thanh toán Nhờ vậy mà khối lượng tiền mặt trong lưu thônggiảm đáng kể Ngoài ra, hầu hết mọi giao dịch thẻ trong trong phạm vi quốc gia haytoàn cầu đều được thực hiện và thanh toán trực tuyến (ONLINE) Vì vậy, tốc độthanh toán nhanh hơn nhiều so với giao dịch qua các phương tiện thanh toán khácnhư:séc, lệnh chuyển tiền…Thay vì thực hiện các giao dịch trên giấy tờ, giao dịch thẻđều được xử lý qua hệ thống máy móc điện tử thuận tiện, nhanh chóng
-Thực hiện chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước và kích cầu cho nền kinh tế Mọi giao dịch về thanh toán thẻ đều được thực hiện qua hệ thống ngân hàng,
nhờ đó các ngân hàng dễ dàng kiểm soát được mọi giao dịch, tạo nền tảng cho côngtác quản lý thuế của nhà nước Thực tế hiện nay, mọi chế độ, chính sách liên quanđến thẻ đều dựa trên chính sách quản lý ngoại hối của Nhà nước Ngoài ra, thẻ còn cóvai trò kích cầu cho nền kinh tế thông qua những tiện ích làm tăng tiêu dùng trong
Trang 8dân cư Sự tiện lợi mà thẻ mang lại cho người sử dụng, cơ sở chấp nhận thẻ, ngânhàng…khiến cho ngày càng có nhiều người ưa chuộng sử dụng thẻ, tăng cường chitiêu bằng thẻ Điều này làm cho thẻ trở thành một công cụ hữu hiệu góp phần thựchiện biện pháp “kích cầu” của nhà nước Khuyến khích phát hành, thanh toán thẻcũng là khuyến khích tăng cầu tiêu dùng Điều này cũng tạo nên một kênh cung ứngvốn hiệu quả của các ngân hàng thương mại.
-Cải thiện môi trường văn minh thương mại, thu hút khách du lịch và đầu
tư nước ngoài Thanh toán bằng thẻ là giảm bớt các giao dịch thủ công, tiếp cận với
một phương tiện văn minh của thế giới do đó sẽ tạo ra một môi trường thương mạivăn minh, hiện đại hơn Đây cũng là một yếu tố thu hút khách du lịch, các nhà đầu tưnước ngoài vào Việt Nam Bên cạnh việc đem lại lợi ích to lớn cho xã hội, thẻ được
sử dụng ngày càng rộng rãi cũng là nhờ những tiện ích thiết thực mà nó đem lại chonhững đối tượng liên quan trực tiếp: chủ thẻ, CSCNT, ngân hàng
1.1.2.2 Đối với người sử dụng thẻ
Tiện ích nổi bật cho người sử dụng thẻ là sự tiện lợi và tính linh hoạt hơn hẳncác phương tiện thanh toán khác
Sử dụng thẻ, chủ thẻ có thể tiết kiệm thời gian mua hàng và giá trị thanh toáncao hơn nhờ được cấp tín dụng tự động, tức thời Bởi vì, với thẻ tín dụng chủ thẻđược phép chi tiêu trước, trả tiền sau Tài khoản chủ thẻ chỉ bị ghi nợ khi nào chủ thẻthực sự chi tiêu và thanh toán bằng thẻ Thêm nữa, tỷ giá khi thanh toán bằng thẻcũng thường có lợi hơn so với sử dụng tiền mặt hay séc du lịch Như vậy, khôngnhững giúp người sử dụng thẻ tiết kiệm thời gian mua hàng cũng như thời gian chờlàm các thủ tục với séc du lịch hay tiền mặt và hạn chế được rủi ro
Với thẻ ngân hàng, chủ thẻ có thể rút tiền mặt ở bất cứ nơi nào, vào bất cứ lúcnào tại ngân hàng hoặc qua các máy rút tiền tự động ATM và sử dụng một số dịch vụkhác do máy ATM cung cấp như: trả nợ vay, chuyển khoản, xem số dư, in sao kê các
Trang 9giao dịch gần nhất…Không những vậy, với sao kê hàng tháng do ngân hàng gửi đến,chủ thẻ có thể kiểm soát được chi tiêu của mình trong tháng, đồng thời tính toán đượcphí và lãi nếu trả cho mỗi khoản giao dịch Ngoài ra, thẻ còn là phương tiện hữudụng, gọn nhẹ cho những người đi công tác, học tập ở nước ngoài mà không cầnmang theo tiền mặt, séc du lịch.
Giá cho tất cả những lợi ích mà thẻ mang lại là khoản phí thường niên mà chủthẻ phải chịu và tỷ lệ lãi nếu khoản chi tiêu không được trả ngân hàng đúng hạn Tuynhiên, với tất cả những lợi ích mà thẻ mang lại cho chủ thẻ thì khoản phí này khôngđáng kể và có thể chấp nhận được
1.1.2.3 Đối với đơn vị chấp nhận thẻ
Đối với các ĐVCNT, sử dụng thẻ thanh toán có nhiều lợi ích hơn so với việcchấp nhận các phương tiện thanh toán khác như séc, tiền mặt…
Thứ nhất, đảm bảo an toàn , giảm chi phí bán hàng, tiết kiệm thời gian giao
dịch: Thông qua việc thanh toán tự động và ghi có vào tài khoản tại ngân hàng, cácĐVCNT đã tiết kiệm thời gian giao dịch và giảm được các chi phí trong việc kiểmđếm, bảo quản tiền, ghi chép sổ sách, quản lý tài chính…Ngoài ra, ĐVCNT đượcngân hàng cung cấp và bảo quản miễn phí các máy móc thiết bị thanh toán thẻ
Thứ hai, tăng nhanh khả năng thu hồi và sử dụng vốn Khi dữ liệu về giao dịch
thẻ được truyền đến ngân hàng hoặc CSCNT nộp hoá đơn thanh toán thẻ cho ngânhàng thì tài khoản của CSCNT được ghi có ngay Số tiền này họ có thể sử dụng ngayvào mục đích quay vòng vốn hoặc các mục đích khác Nhanh chóng luân chuyển vốn
là điểm thuận lợi hơn so với séc, séc thường phải mất một thời gian nhất định mớiđược thanh toán
Thứ ba, tăng doanh số bán hàng hoá, dịch vụ, tăng khả năng cạnh tranh Hầu
hết nguời sử dụng thẻ thích mua sắm ở những cửa hàng có chấp nhận thẻ Chấp nhậnthanh toán thẻ là cung cấp cho khách hàng một phương tiện thanh toán nhanh chóng,tiện lợi, do vậy khả năng thu hút khách hàng sẽ tăng lên, doanh số cung ứng hàng hoá
Trang 10dịch vụ của CSCNT cũng tăng lên Thẻ thanh toán cũng tạo cho CSCNT một khảnăng cạnh tranh lớn hơn so với các đối thủ khác Môi trường văn minh, hiện đại tronggiao dịch, mua bán khi thanh toán thẻ là yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng, đặcbiệt là khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam, các nhà đầu tư…
1.1.2.4 Đối với ngân hàng
Hơn ai hết, ngân hàng chính là người được hưởng lợi nhiều từ hoạt động thanhtoán thẻ Điều này thể hiện trên các mặt sau:
-Tăng doanh thu và lợi nhuận
Doanh thu của các NHTM tăng lên nhờ các khoản phí thu được thông qua hoạtđộng phát hành, thanh toán thẻ, phí từ các ĐVCNT và lãi suất cho khoản tín dụng màchủ thẻ chậm thanh toán Đó là chưa kể các khoản thu từ các dịch vụ ngân hàng vàđầu tư kèm theo
Mặt khác, để sử dụng thẻ ngân hàng thì các khách hàng sẽ phải có một khoảntiền nhất định trong tài khoản của họ tại ngân hàng Số tiền này có thể tạm thời đượccác ngân hàng sử dụng để đầu tư hoặc cho vay kiếm lời trong khi vẫn đảm bảo khảnăng thanh toán
Một yếu tố nữa có thể mang lại lợi nhuận cho ngân hàng từ thẻ đó là lòngtrung thành của khách hàng Một khi khách hàng đã có tài khoản hoặc thẻ tại ngânhàng thì hiếm khi họ lại muốn chuyển sang một ngân hàng khác Lợi dụng tâm lý nàycủa khách hàng, ngân hàng có thể bán chéo sản phẩm của mình để giữ chặt kháchhàng và tăng thêm doanh thu khác
-Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng Đưa thêm một loại hình thanh toán mớiphục vụ khách hàng buộc các ngân hàng phải trang bị thêm trang thiết bị kỹ thuậthiện đại, cải tiến công nghệ để có thể cung cấp cho khách hàng những điều kiện tốtnhất trong việc thanh toán, đảm bảo uy tín, an toàn, hiệu quả trong hoạt động củangân hàng
-Toàn cầu hoá dịch vụ:
Trang 11Là thành viên của một tổ chức thẻ quốc tế như Visa hay Master Card, mộtngân hàng dù là nhỏ nhất trên thế giới cũng có thể cho khách hàng một phương tiệnthanh toán quốc tế có chất lượng như bất cứ đối thủ cạnh tranh lớn nào Ví dụ: mỗingày Fleming/Save&Prosper (một ngân hàng ở Anh) phải thanh toán các giao dịchbằng thẻ tín dụng với rất nhiều Ngân hàng trên toàn thế giới Nhờ mối quan hệ vớicác tổ chức thẻ quốc tế, Ngân hàng này chỉ phải thực hiện duy nhất một giao dịchthông qua tổ chức thẻ quốc tế Visa để trả tiền cho tất cả các khoản này, việc phân bổtới các ngân hàng khác có liên quan sẽ do Visa thực hiện Sau lợi nhuận, khả năngcung cấp dịch vụ toàn cầu là lợi ích lớn nhất cho Ngân hàng, tạo điều kiện cho Ngânhàng tham gia vào quá trình toàn cầu hoá, hội nhập với cộng đồng quốc tế.
-Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ ngân hàng:
Thẻ thanh toán ra đời làm phong phú thêm các dịch vụ ngân hàng, mang đếncho ngân hàng một phương tiện thanh toán đa tiện ích, thõa mãn tốt nhất nhu cầu củakhách hàng Không chỉ có vậy, ở các nước phát triển, phát triển dịch vụ phát hành vàthanh toán thẻ ngân hàng có thêm cơ hội để phát triển các dịch vụ khác song songnhư: đầu tư hoặc bảo hiểm cho các sản phẩm Thông tin về các loại hình dịch vụ này
sẽ được gửi đến cho khách hàng sử dụng thẻ cùng với sao kê hàng tháng của ngânhàng Theo thống kê, tại Fleming/Save&Prosper có tới 30% chủ thẻ đã mua các dịch
vụ này
-Giảm chi phí bảo quản và vận chuyển tiền mặt:
Việc các NHTM triển khai dịch vụ thẻ thanh toán sẽ giúp cho khách hàngquen với việc sử dụng thẻ trong giáo dịch hàng ngày, từ bỏ dần thói quen sử dụngtiền mặt để thanh toán vốn đã “ăn sâu, bám rễ” trong suy nghĩ của người dân Nhờ
đó, các ngân hàng cũng phần nào giảm được việc dự trữ tiền mặt để phục vụ cho mụcđích thanh toán của khách hàng, qua đó sẽ giảm được chi phí để xây dựng kho quỹbảo quản, kiểm đếm và vận chuyển tiền mặt
-Tăng nguồn vốn cho ngân hàng:
Trang 12Nhờ thẻ thanh toán số lượng tiền gửi của khách hàng để thanh toán thẻ và sốlượng tài khoản của các CSCNT cũng tăng lên Với lượng giao dịch thẻ tương đốilớn, các tài khoản này sẽ tạo cho ngân hàng một lượng vốn bằng tiền đáng kể, ũng cóthể coi là một nguồn sinh lợi cho ngân hàng
1.1.3 Phân loại thẻ ngân hàng
Trên thế giới có rất nhiều loại thẻ ngân hàng Đứng trên nhiều giác độ khácnhau thì có thể phân chia loại thẻ theo công nghệ sản xuất, theo chủ thể phát hành,theo tính chất thanh toán thẻ, theo phạm vi lãnh thổ, theo hạn mức của thẻ Mặc dùphân chia thành nhiều loại khác nhau, song các sản phẩm chính của thẻ có thể kể đếnnhư sau:
1.1.3.1 Phân loại theo công nghệ sản xuất
-Thẻ khắc chữ nổi (Embossed Card): là loại thẻ mà trên bề mặt thẻ được khắcnổi các thông tin cần thiết, số thẻ, tên chủ thẻ, thời hạn sử dụng… Ngày nay, người takhông còn sử dụng loại thẻ này nữa vì kỹ thuật của nó quá thô sơ, dễ bị lợi dụng, làmgiả, mà kết hợp với những kỹ thuật mới như băng từ hoặc chip điện tử
-Thẻ từ (Magnetic Card): là loại thẻ có băng từ ở mặt sau thẻ Toàn bộ thôngtin liên quan đến chủ thẻ và thẻ đều được mã hoá trong băng từ Loại thẻ này phổthông nhất trên thế giới được ra đời ngay từ thời kỳ đầu của ngành công nghiệp thẻ.Cùng với kỹ thuật in hình chìm nhiều lớp biểu tượng và hologram, cộng thêm in ảnh
và chữ ký của khách hàng trên thẻ, các TCTQT và các nhà phát hành thẻ đã làm choloại thẻ này tăng thêm tính bảo mật và an toàn trong sử dụng và thanh toán thẻ
-Thẻ thông minh (Smart Card): Thẻ thông minh là giai đoạn phát triển hiện tạicủa thẻ ngân hàng, thể hiện những ứng dụng hiện đại nhất của công nghệ thông tinvào lĩnh vực thẻ, đó là việc sử dụng chíp điện tử Thông thường, một tấm thẻ thôngminh được gắn chíp điện tử để thay thế cho dải băng từ sau thẻ Cũng có trường hợpthẻ thông minh có cả chip điện tử và băng từ Chíp điện tử độc lập với thẻ và đượcgắn trên bề mặt củ thẻ, về bản chất gồm 2 loại: chíp bộ nhớ và chip xử lý dữ liệu
Trang 13Trong đó, chíp bộ nhớ lưu trữ toàn bộ các thông tin cần thiết có thể cung cấp cho thẻtrong mỗi lần sử dụng; còn chíp xử lý dữ liệu có khả năng bổ sung, xoá bỏ hoặc điềuchỉnh các thông tin trong bộ nhớ Thẻ thông minh gắn chíp xử lý dữ liệu có khả năngvừa lưu trữ các thông tin về chủ thẻ, điểm thưởng tích luỹ đồng thời lưu giữ số liệu
về những lần giao dịch tại ĐVCNT Tính năng vượt trội này của thẻ thông minh giúpcắt giảm chi phí xử lý đối với ngân hàng và các trung gian thanh toán bởi việc đốichiếu thông tin tài khoản và thông tin của chủ thẻ cũng như việc cập nhật thông tinliên quan tới thẻ giờ đây được thực hiện ngay tại ĐVCNT
1.1.3.2 Phân theo tính chất thanh toán
-Thẻ tín dụng (Credit Card): là loại thẻ cho phép chủ thẻ sử dụng thẻ trong hạnmức tín dụng tuần hoàn được cấp và chủ thẻ phải thanh toán toàn bộ các khoản dư nợphát sinh theo quy định Điều này có nghĩa chủ thẻ được ngân hàng cáp cho một hạnmức tín dụng nhất định để chi tiêu Với hạn mức tín dụng này, chủ thẻ có khả năngchi tiêu trước trả tiền sau Khoảng thời gian từ khi thẻ được dùng để thanh toán hànghoá, dịch vụ tới lúc chủ thẻ phải trả tiềncho ngân hàng có dộ dài phụ thuộc vào từngloại thẻ tín dụng của các tổ chức khác nhau Nếu chủ thẻ thanh toán toàn bộ số dư nợvào ngày đến hạn, thời gian này sẽ trở thành thời gian ân hạn và chủ thẻ hoàn toànđược miễn lãi đối với số dư nợ cuối kỳ Tuy vậy, nếu hết thời gian này mà toàn bộ số
dư nợ cuối kỳ chưa được thanh toán cho ngân hàng thì chủ thẻ sẽ chịu những khoảnphí và lãi chậm trả Khi toàn bộ số tiền phát sinh được hoàn trả cho ngân hàng, hạnmức tín dụng của chủ thẻ được khôi phuc như ban đầu Đây chính là tính chất “tuầnhoàn” (Revolving) của thẻ tín dụng
Các tổ chức tài chính như ngân hàng hay các công ty tài chính phát hành thẻtín dụng cho khách hàng dựa trên uy tín và khả năng đảm bảo chi trả của từng kháchhàng Khả năng đảm bảo chi trả được xác định dựa trên tổng hợp nhiều thông tinkhác nhau như: thu nhập, tình hình chi tiêu, mối quan hệ sẵn có đối với các tổ chức
Trang 14tài chính, địa vị xã hội…của khách hàng Do đó, mỗi thành phần khách hàng cónhững hạn mức tín dụng khác nhau Cũng từ việc thẩm định và phân loại khách hàng
mà các ngân hàng cũng như các tổ chức tài chính đưa ra nhiều sản phẩm thẻ tín dụng
đa dạng: ví dụ thẻ tín dụng Visa, MasterCard có thẻ Vàng và thẻ Chuẩn…
Nhằm đáp ứng hơn nữa nhu cầu về tiện ích gia tăng của các chủ thẻ tín dụng,thẻ tín dụng liên kết ra đời
-Thẻ liên kết (Co-Branded Card)
Một hình thức thẻ tín dụng càng ngày càng trở nên phổ biến là thẻ liên kết.Thẻ liên kết là sản phẩm của một ngân hàng hay một tổ chức tài chính kết hợp vớimột bên thứ ba và thông thường tên hoặc nhãn hiệu thương mại, logo của bên thứ banày cũng đồng thời xuất hiện trên tấm thẻ Ngoài những đặc điểm sẵn có của thẻ ngânhàng thông thường, thẻ liên kết có sức hấp dẫn hơn đối với khách hàng bởi chínhnhững lợi ích phụ trội do bên thứ ba đem lại Ví dụ, thẻ Visa co-brand do ngân hàngstandard Chartered và tập đoàn thời trang Espirit phát hành mang lại cho chủ thẻnhững tiện ích phụ trội riêng biệt như: được chăm sóc sắc đẹp miễn phí, giảm giá20% cho tất cả các mặt hàng hiệu Espirit trong 3 tháng đầu tiên, chương trình điểmthưởng tích luỹ theo lượng tiền thanh toán bằng thẻ…
Thẻ tín dụng liên kết giữa một ngân hàng hay tổ chức tài chính kết hợp vớimột bên thứ ba, là tổ chức kinh doanh vì mục đích lợi nhuận như trên có tên là thẻliên kết co-brand Bên cạnh đó, hình thức liên kết về thẻ tín dụng giữa ngân hàng vàmột bên thứ ba là tổ chức phi lợi nhuận cũng cho ra đời sản phẩm thẻ liên kết-Affinity Card Điều khác biệt cơ bản giữa hai loại thẻ liên kết nói trên là thẻ liên kếtAffinity Card không mang lại cho chủ thẻ những lợi ích phụ trội về mặt vật chất nhưgiảm giá, điểm thưởng…mà đem tới cảm giác khác biệt vì được tôn trọng về mặt tinhthần, về các giá trị xã hội vì trở thành thành viên của một nhóm người ủng hộ mộtphong trào, hoặc chủ trương nào đó Một trong những ví dụ của thẻ Affinity Card làthẻ MasterCard 2002 FIFA World Cup
Trang 15-Thẻ ATM
Là hình thức phát triển đầu tiên của thẻ ghi nợ, cho phép chủ thẻ tiếp cận trựctiếp với tài khoản tại ngân hàng từ máy rút tiền tự động Chủ thẻ có thể thực hiệnnhiều giao dịch khác nhau tại máy rút tiền tự động ATM, bao gồm: xem số dư tàikhoản, chuyển khoản, rút tiền mặt, in sao kê, xem các thông tin quảng cáo…Hệ thốngmáy ATM hiện đại còn cho phép chủ thẻ gửi tiền vào tài khoản của mình ngay tại cácmáy ATM, hay chủ thẻ còn có thể đổi séc qua máy rút tiền tự động, thực hiện nộp hồ
sơ cho một khoản vay thông qua máy, ngoài ra chủ thẻ còn có thể tự mình thực hiệnnhiều các dịch vụ ngân hàng khác
Sự tiện lợi là đặc điểm quan trọng nhất của thẻ ATM Thông qua việc nhập mã
số bí mật của chủ thẻ (PIN), chủ thẻ có thể sử dụng tài khoản cá nhân của mình tạingân hàng mọi lúc, mọi nơi 24/24h một ngày và 7 ngày trong tuần Điều này có nghĩa
là cùng với thẻ ATM, hệ thống ATM đã cung cấp cho khách hàng sử dụng thẻ khảnăng giao dịch ngoài giờ làm việc, ngoài trụ sở của ngân hàng và khả năng tự phục
vụ
Theo thời gian, các tổ chức đã chủ động kết nối hệ thống ATM với nhau tạo nên mộtmạng ATM khu vực, cho phép khách hàng có thể thực hiện giao dịch tại nhiều máyATM hơn Hiện nay, hai hệ thống ATM lớn nhất trên thế giới là CIRRUS củaMasterCard và PLUS của Visa, sẵn sang cho phép thẻ của các ngân hàng và những tổchức tín dụng khác kết nối, tạo nên một mạng lưới rộng khắp toàn cầu
Với đặc tính thuận tiện, thẻ ATM đã nhanh chóng trở thành sản phẩm rất phổbiến, đặc biệt có tốc độ tăng trưởng cao tại các thị trường đang phát triể Tuy nhiên,
sử dụng thẻ ATM, chủ thẻ chỉ có thể tiếp cận với tài khoản của mình từ máy rút tiền
tự động Đây là một hạn chế bởi tài khoản cá nhân chưa được tận dụng triệt để trongthanh toán hàng hóa, dịch vụ tại các ĐVCNT Chính vì lý do này, thẻ ghi nợ ra đời
-Thẻ ghi nợ (Debit card)
Trang 16Giống như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ cũng là một phương tiện thanh toán khôngdùng tiền mặt Tuy nhiên, nói về mức độ có thể thay thế tiền mặt, thẻ ghi nợ chiếm
ưu thế vượt trội hơn thẻ tín dụng Điều này có được bởi tính chất của thẻ ghi nợ bất
cứ khách hàng nào có tài khoản mở tại ngân hàng đều có thể phát hành thẻ ghi nợ.Thẻ ghi nợ cho phép khách hàng tiếp cận với số dư trong tài khoản của mình qua hệthống kết nối trực tuyến để thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại các ĐVCNT hoặc thựchiện các giao dịch liên quan tới tài khoản tại máy rút tiền tự động ATM Như vậy,mức chi tiêu của chủ thẻ chỉ phụ thuộc vào số dư trong tài khoản Ngân hàng giữ vaitrò cung cấp dịch vụ cho chủ thẻ và thu phí dịch vụ Đối với thẻ ghi nợ, giữa ngânhàng và khách hàng không diễn ra quá trình cho vay tín dụng, không có việc phânloại khách hàng để được hưởng hạn mức tín dụng nên khách hàng chỉ cần có tàikhoản tại ngân hàng đều có thể tiếp cận tới sản phẩm thẻ ghi nợ của ngân hàng
-Thẻ trả trước (Prepaid card)
Thẻ trả truớc là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ (gửi, nạp, rút tiềnmặt, thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ, sử dụng các dịch vụ khác) trong phạm vi giátrị tiền được nạp vào thẻ tương ứng với số tiền mà chủ thẻ đã trả trước cho tổ chứcphát hành thẻ
Thẻ trả trước có đặc điểm khác với thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng là chủ thẻ khôngcần phải có tài khoản tại ngân hàng
Thẻ trả trước bao gồm hai loại là:
-Thẻ trả trước xác định danh tính (thẻ trả trước dịnh danh)
-Thẻ trả trước không xác định danh tính (thẻ trả trước vô danh)
Đối với thẻ trả trước vô danh, số dư trên mỗi thẻ không được vượt quá hạn mức dongân hàng Nhà nước quy định, không được nạp thêm tiền vào thẻ và chỉ được sửdụng thẻ để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ Quy định này nhằm hạn chế việc lợidụng thẻ trả trước vô danh trong các hoạt động tội phạm, rửa tiền và tài trợ cho khủngbố
Trang 171.1.3.3 Phân theo phạm vi lãnh thổ
-Thẻ trong nước: là loại thẻ bị hạn chế sử dụng trong phạm vi một nước, cácNHPH và các đơn vị chấp nhận loại thẻ này cũng được đặt trong nước, loại thẻ nàycũng chỉ được lưu hành tại nước đó Ví dụ thẻ ATM connect 24 được phát hành bởiNHTMCPNTVN chỉ được sử dụng tiền đồng và chỉ ở Việt Nam
-Thẻ quốc tế: được phát hành bởi các ngân hàng trong nước và ngân hàngquốc tế, các tổ chức tài chính là thành viên của hiệp hội thẻ quốc tế Loại thẻ này cóthể được sử dụng ở khắp nơi trên thế giới giống như là VCB-VISA Card, ACB –Master card
1.1.4 Các chủ thể tham gia hoạt động dịch vụ thẻ
Hoạt động thanh toán thẻ ngân hàng có sự tham gia chặt chẽ của 6 thành phần
cơ bản là: Ngân hàng phát hành thẻ, ngân hàng thanh toán thẻ, chủ thẻ, đơn vị chấpnhận thẻ, tổ chức thẻ quốc tế, hiệp hội các ngân hàng thanh toán thẻ Mỗi chủ thểđóng vai trò quan trọng khác nhau trong việc phát huy tối đa vai trò làm phương tiệnthanh toán hiện đại của thẻ ngân hàng
1.2.1 Ngân hàng phát hành thẻ
Ngân hàng phát hành là tổ chức tài chính- tín dụng thực hiện việc phát hànhthẻ cho chủ thẻ một cách hợp pháp NHPHT cũng có thể là ngân hàng được sự chophép của tổ chức thẻ hoặc công ty thẻ trao quyền phát hành thẻ mang thương hiệucủa những tổ chức và công ty này Tên của NHPHT được in trên thẻ, thể hiện thẻ đó
là sản phẩm do mình phát hành
NHPHT quy định các điều khoản, điều kiện sử dụng thẻ cho chủ thẻ tuân thủ
và ngân hàng phát hành có quyền ký kết hợp đồng đại lý với bên thứ ba, là một ngânhàng hoặc một tổ chức tài chính tín dụng khác trong việc thanh toán hoặc phát hànhthẻ tín dụng Trong trường hợp này, ngân hàng phát hành tận dụng được ưu thế củabên thứ ba về kinh nghiệm, khả năng thâm nhập thị trường và những ưu việt về vị tríđịa lý Tuy nhiên, cũng phải chịu rủi ro về tài chính bởi bên thứ ba (lúc này hoạt động
Trang 18dưới danh nghĩa là ngân hàng đại lý) Bên thứ ba khi ký kết hợp đồng đại lý vớiNHPHT được gọi là ngân hàng đại lý phát hành Nếu têncủa ngân hàng đại lý xuấthiện trên tấm thẻ của khách hàng thì nhất thiết ngân hàng đại lý phát hành thẻ phải làthành viên chính thức của tổ chức thẻ hoặc các công ty thẻ.
NHPHT có trách nhiệm quản lý hệ thống tài khoản thẻ, hệ thống phát hành thẻ
và các hoạt động liên quan sử dụng thẻ
1.2.2 Ngân hàng thanh toán thẻ
NHTTT là ngân hàng trong hệ thống các ngân hàng quốc tế chấp nhận thanhtoán các loại dịch vụ liên quan đến thẻ do NHPHT đã phát hành
Vai trò của NHTTT là thiết lập và duy trì mạng lưới các ĐVCNT trong nghiệp
vụ thẻ cũng như vai trò của NHPHT là thiết lập và duy trì quan hệ với các chủ thẻ.Nhiều NHTM cũng như các tổ chức tài chính làm nghiệp vụ thẻ với tư cách vừa lànhà phát hành vừa là nhà thanh toán thẻ Quản lý tốt hệ thống ĐVCNT có thể thu lợinhuận cho nhà thanh toán và nhiều lợi ích khác cho việc liên kết Các NHTTT phảiđối mặt với thách thức của việc lựa chọn những CSCƯHHDV hợp pháp đủ điều kiện
để trở thành ĐVCNT và giảm thiểu những rủi ro, mất mát liên quan đến giả mạo, phásản cũng như tranh chấp đòi bồi hoàn của những ĐVCNT thuộc mạng lưới kháchhàng của mình
Các NHTM thực hiện nghiệp vụ thanh toán thẻ phải đầu tư hệ thống máy móc
xử lý và quản lý giao dịch, hệ thống cấp phép tại nội bộ ngân hàng và hệ thống máymóc chấp nhận thẻ kèm theo hướng dẫn sử dụng hoặc chương trình đào tạo nhân viêncách thức vận hành cùng với dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng đi kèm trong suốt thời gianhoạt động của những ĐVCNT Ngoài ra, NHTTT còn phải quản lý và xử lý nhữnggiao dịch có sử dụng thẻ tại những đơn vị này
1.2.3 Chủ thẻ
Chủ thẻ là người được NHPHT phát hành thẻ để sử dụng trong hạn mức tíndụng được cấp hoặc số dư trên tài khoản tiền gửi tại ngân hàng Chủ thẻ có thể là
Trang 19những cá nhân hoặc người đười được uỷ quyền (nếu thẻ do công ty uỷ quyền sửdụng) được ngân hàng phát hành thẻ và sử dụng thẻ theo những điều khoản, điều kiện
do NHPHT quy định
Chủ thẻ sử dụng thẻ của mình để thanh toán hàng hoá, dịch vụ tại các đơn vịcung ứng hàng hóa, dịch vụ có chấp nhận thẻ (ĐVCNT), ứng tiền mặt tại các điểmứng tiền mặt tại các điểm ứng tiền mặt thuộc hệ thống ngân hàng hoặc sử dụng thẻ đểthực hiện các giao dịch tại máy rút tiền tự động ATM Đối với thẻ tín dụng, sau mộtkhoảng thời gian nhất định tuỳ theo quy định của từng ngân hàng phát hành, chủ thẻ
sẽ nhận được sao kê Sao kê là bản thông báo chi tiết toàn bộ các giao dịch chi tiêu sửdụng thẻ, số dư nợ cuối kỳ, ngày đến hạn thanh toán cũng như số tiền thanh toán tốithiểu bắt buộc, các khoản lãi, phí phát sinh và các thông báo liên quan đến việc sửdụng thẻ Căn cứ vào thông tin trên sao kê, chủ thẻ sẽ thực hiện thanh toán khoản tíndụng thẻ đã sử dụng cho ngân hàng phát hành thẻ
1.2.4 Đơn vị chấp nhận thẻ
ĐVCNT là các tổ chức hay cá nhân cung ứng hàng hoá, dịch vụ chấp nhận thẻlàm phương tiện thanh toán ĐVCNT hoạt động trên nhiều lĩnh vực: nhà hàng ănuống, khách sạn, sân bay, các cửa hàng lưu niệm, siêu thị…Tại nhiều nước trên thếgiới, khi thẻ ngân hàng đã trở thành một phương tiện thanh toán thông dụng, chúng ta
có thể nhìn thấy những biểu trưng của thẻ xuất hiện tại các cửa hàng Ở Việt Namhiện nay, các ĐVCNT tập trung chủ yếu tại những ngành hàng, dịch vụ có thu hútnhiều khách nước ngoài như: của hàng bán đồ thủ công mỹ nghệ, lưu niệm, tại cáctrung tâm thương mại, những nhà hàng, khách sạn lớn, các đại lý bán vé máy bay…
Để trở thành ĐVCNT của ngân hàng, các ĐVCNT phải ký kết hợp đồng chấpnhận thẻ như một phương tiện thanh toán, nhất thiết phải có tình hình tài chính tốt vànăng lực kinh doanh Cũng như việc ngân hàng phát hành thẩm định khách hàngtrước khi phát hành thẻ, các NHTTT cũng sẽ chỉ quyết định ký kết hợp đồng chấpnhận thẻ với những đơn vị kinh doanh hiệu quả, có khả năng thu hút nhiều giao dịch
Trang 20sử dụng thẻ Mặc dù phải trả cho NHTTT một tỷ lệ phí chiết khấu theo lượng tiềntrong mỗi giao dịch , các ĐVCNT vẫn có được lợi thế cạnh tranh bởi việc chấp nhậnthanh toán bằng thẻ ngân hàng sẽ giúp các đơn vị này thu hút được một lượng kháchhàng lớn, nâng cao số lượng các giao dịch thực hiện, góp phần tăng hiệu quả kinhdoanh
1.2.5 Tổ chức thẻ quốc tế
Tổ chức thẻ quốc tế là đơn vị đứng đầu, quản lý mọi hoạt động phát hành vàthanh toán thẻ Đây là Hiệp hội các tổ chức tài chính, tín dụng lớn, có mạng lưới hoạtđộng rộng khắp và đạt được sự nổi tiếng với thương hiệu và các loạt sản phẩm đadạng, ví dụ tổ chức thẻ Visa, tổ chức thẻ MasterCard, công ty thẻ American Express ,công ty thẻ JCB, công ty Diners Club , công ty Mondex…Tổ chức thẻ quốc tế đưa ranhững quy định cơ bản về hoạt động phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ, đóng vaitrò trung gian giữa các tổ chức và các công ty thành viên trong việc điều chỉnh và cânđối các lượng tiền thanh toán giữa các công ty thành viên
1.2.6 Hiệp hội các ngân hàng thanh toán và phát hành thẻ
Do một nhóm ngân hàng liên kết với nhau, tổ chức thành lập ra Hiệp hội sẽ soạnthảo ra các quy định riêng về các tổ chức, cấp phép, bù trừ, thanh toán, áp dụng chotất cả các thành viên của Hiệp hội đồng thời tổ chức về vấn đề cạnh tranh trên thịtrường và vấn đề pháp lý Hiệp hội không trực tiếp phát hành thẻ mà giao việc nàycho các ngân hàng thành viên và thu phí thường niên của các thành viên
1.2 Các hoạt động chính của dịch vụ thẻ ngân hàng
Với các chủ thể như đã được trình bày trong phần trên, có thể mô hình hoá toàn
bộ hoạt động kinh doanh thẻ theo sơ đồ 1.1:
Trang 21SƠ ĐỒ 1.1 QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ THẺ
Trang 22Như vậy, để thực hiện kinh doanh dịch vụ thẻ, thông thường các ngân hàng phải tiếnhành các hoạt động nghiệp vụ, bao gồm: hoạt động phát hành, hoạt động thanh toán
và hoạt động quản lý rủi ro
2.1.1 Hoạt động phát hành thẻ
Hoạt động phát hành thẻ của ngân hàng bao gồm việc quản lý và triển khaitoàn bộ quá trình phát hành thẻ, sử dụng thẻ và thu nợ khách hàng Mỗi một quá trìnhđều liên quan rất chặt chẽ đến việc phục vụ khách hàng và quản lý rủi ro cho ngânhàng Các NHPHT xây dựng quy định về việc sử dụng thẻ và thu nợ, gồm các yếu tố:
số tiền thanh toán tối thiểu, ngày sao kê, ngày đến hạn, các loại phí và lãi, hạn mứctín dụng tối đa tối thiểu, các chính sách ưu đãi…
Hoạt động phát hành thẻ của NHTM bao gồm các nội dung sau:
-Thẩm định khách hàng phát hành thẻ
-Cấp hạn mức tín dụng thẻ đối với thẻ tín dụng
-In nổi và mã hoá thẻ, cung cấp mã số cá nhân (PIN) cho chủ thẻ
-Quản lý thông tin khách hàng
-Quản lý hoạt động sử dụng thẻ của khách hàng
-Quản lý tình hình thu nợ của khách hàng
-Cung cấp dịch vụ khách hàng
-Tổ chức thanh toán bù trừ với các TCTQT
Triển khai hoạt động phát hành thẻ, ngoài việc hưởng phí phát hành thẻ thuđược từ chủ thẻ, các ngân hàng còn được hưởng khoản phí trao đổi do NHTTT chia
sẻ từ phí thanh toán thẻ thông qua các TCTQT Đây là phần lợi nhuận cơ bản của cácNHPHT Trên cơ sở nguồn thu này, các NHPHT đưa ra những chế độ miễn lãi và ưuđãi khác cho khách hàng để mở rộng đối tượng sử dụng thẻ cũng như tăng doanh số
sử dụng thẻ
Trang 232.3.2 Hoạt động thanh toán thẻ
Việc triển khai hoạt động thanh toán thẻ của một ngân hàng không chỉ vì mụcđích thu lợi nhuận từ nguồn phí chiết khấu tính trên giá trị giao dịch thanh toán bằngthẻ từ các ĐVCNT mà còn là mong muốn cung cấp cho khách hàng một dịch vụ hoànchỉnh, một cơ sở thuận lợi cho sử dụng thẻ Đối với TCTQT và các thành viên, việckhuyến khích hoạt động thanh toán thẻ thông qua mở rộng mạng lưới ĐVCNT có ýnghĩa rất quan trọng:
Thứ nhất: Hoạt động thanh toán một loại thẻ nhất dịnh nào dó được mở rộng
trên một thị trường, có nghĩa là chủ thẻ có thể sử dụng thẻ dễ dàng và thuận tiện hơn.Khi nhu cầu du lịch, giải trí của người dân nói chung ngày càng tăng thì việc pháttriển thị trường thanh toán thẻ ra nước ngoài càng trở nên cấp thiết Các tổ chức thẻ
và NHPHT quan tâm tối đa tới việc chủ thẻ sẽ tận dụng phương tiện thanh toán phitiền mặt này như thế nào Với số lượng ĐVCNT lớn, có mặt tại khắp các thị trườngtiềm năng và các ngành hàng kinh doanh, thẻ ngân hàng sẽ được chấp nhận nhiềuhơn, mang lại lợi ích cho cả chủ thẻ, bản thân các ĐVCNT và sau đó là các NHPHT
và NHTTT
Thứ hai: Ngoài việc mở rộng thị trường thanh toán bằng cách ký kết hợp
đồng với ĐVCNT mới, NHTTT đặc biệt quan tâm tới việc duy trì mối quan hệ vớicác ĐVCNT sẵn có Điều này thể hiện trong công tác chăm sóc khách hàng của cácNHTTT Nếu không có những chính sách thích hợp, những dịch vụ hỗ trợ tốt, tạođiều kiện cho các ĐVCNT chấp nhận thẻ của khách hàng một cách dễ dàng thì kháchhàng sử dụng dịch vụ thanh toán thẻ sẽ giảm đi, mục tiêu thu lợi của các ngân hàng bịảnh hưởng
Như vậy, để hoạt động thanh toán thẻ được mở rộng và có hiệu quả, cácNHTTT luôn phải có những biện pháp marketing và dịch vụ khách hàng hợp lý, đồngthời cung cấp cho các ĐVCNT những dịch vụ đi kèmmiễn phí nhằm nâng cao sứccạnh tranh
Trang 24Hoạt động thanh toán thẻ của các NHTM bao gồm các nội dung:
-Xây dựng và quản lý hệ thống thông tin khách hàng ĐVCNT
-Quản lý hoạt động của mạng lưới ĐVCNT
-Tổ chức thanh toán các giao dịch sử dụng thẻ cho các ĐVCNT
-Cung cấp dịch vụ khách hàng
-Tổ chức tập huấn kiến thức thanh toán thẻ cho nhân viên các ĐVCNT
-Cung cấp trang thiết bị, vật tư phục vụ cho công tác thanh toán thẻ
2.2.1 Hoạt động quản lý rủi ro
Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ ngân hàng phải đối mặt với khá nhiềuloại rủi ro khác nhau, như việc tổ chức, cá nhân cố ý sử dụng thẻ một cách không hợppháp, các ĐVCNT không tuân thủ quy trình đã được hướng dẫn, thực hiện giao dịchgiả mạo, cung cấp các thông tin về thẻ cho bên thứ ba hoặc việc các ĐVCNT khôngthông báo việc chấm dứt hoạt động kinh doanh trong khi vẫn còn nợ tiền ngânhàng…Tất cả những hành vi trên đây đều gây ra những rủi ro cho hoạt động dịch vụthẻ ngân hàng, cũng như tổn thất tài chính đối với cá nhân sử dụng thẻ và cácĐVCNT Chính vì vậy, một trong những hoạt động quan trọng của dịch vụ thẻ ngânhàng là hoạt động quản lý rủi ro Bộ phận quản lý rủi ro tại các ngân hàng có kinhdoanh thẻ được coi là bộ phận xương sống trong hoạt động thẻ
Hoạt động quản lý rủi ro trong hoạt động thẻ gồm các nội dung:
-Điều tra, ngăn ngừa các hành vi sử dụng thẻ giả mạo;
-Quản lý danh mục các tài khoản liên quan tới những thẻ đã được thông báo mất, thấtlạc;
-Xây dựng các kế hoạch theo dõi việc bảo mật phôi thẻ, thẻ đã in và thẻ hỏng, thẻ thuhồi;
-Cập nhật thông tin trên các danh sách thẻ mất cắp, thất lạc;
-Giải quyết các nhu cầu về giả mạo, tra soát, khiếu nại của khách hàng;
Trang 25-Hợp tác với cơ quan có thẩm quyền liên quan trong việc điều tra, xử lý các hành vi
Dịch vụ thẻ của ngân hàng càng phát triển thì lĩnh vực quản lý rủi ro càng được đầu
tư nhiều hơn Các chuyên gia trong lĩnh vực này là những người thực sự am hiểu vềthẻ và công nghệ hiện đại bởi trước khả năng thu lời siêu lợi nhuận, các tổ chức tộiphạm quốc tế đã tận dụng công nghệ hiện đại, bằng mọi cách thu thập các dữ liệu vềthẻ, tài khoản của khách hàng, từ đó thực hiện các hành vi giả mạo, gây tổn hại khônlường về tài chính cũng như uy tín cho ngân hàng, ĐVCNT và chủ thẻ
1.3 Phát triển dịch vụ thẻ của Ngân hàng Thương mại
1.3.1 Quan niệm về phát triển dịch vụ thẻ Ngân hàng Thương mại
Tại Việt Nam, việc sử dụng thẻ ngân hàng trong thanh toán hàng hóa, dịch vụngày càng trở nên phổ biến Lượng thẻ phát hành ra lưu thông tính đến tháng 2/2009
đã lên gần 16 triệu thẻ với tốc độ tăng trưởng bình quân của những năm gần đây là từ150-300%/năm Hiện đã có 41 tổ chức phát hành thẻ với khoảng 170 thương hiệu thẻkhác nhau Các dịch vụ đi kèm cũng rất đa dạng và phong phú, đáp ứng được nhu cầungày càng tăng của chủ thẻ Điều này cho thấy các ngân hàng của Việt Nam đã nhậnthức được tiềm năng to lớn của thị trường này trong tương lai Không chỉ các ngânhàng lớn như Ngân hàng Công thương, Ngoại thương (Vietcombank), Đầu tư hayNông nghiệp và phát triển nông thôn mà rất nhiều ngân hàng thương mại cổ phầnnhư ACB, Đông Á, Sài Gòn công thương…cũng đã quyết định đầu tư lớn cho dịch
vụ này, kể cả các loại máy ATM hiện đại có thể cho phép cả rút và gửi tiền, đổi ngoại
tệ ra tiền Việt Nam đồng Hoạt động thẻ của các NHTM phát triển đã mang đến choNgân hàng một vị thế mới, một diện mạo mới Ngoài việc xây dựng được hình ảnh
Trang 26thân thiện với từng khách hàng cá nhân, việc triển khai dịch vụ thẻ thành công cũngkhẳng định sự tiên tiến về công nghệ của một ngân hàng Các sản phẩm dịch vụ thẻvới tính chuẩn hóa quốc tế cao là những sản phẩm dịch vụ có khả năng cạnh tranhtrong quá trình hội nhập Chính vì vậy dịch vụ thẻ đã và đang được các NHTM nhìnnhận là một lợi thế cạnh tranh hết sức quan trọng trong cuộc đua nhắm tới thị trườngngân hàng bán lẻ.
Các ngân hàng thương mại không ngừng quảng bá, phát triển và hoàn thiệncác tiện ích của thẻ để thu hút khách hàng, để họ làm quen với dịch vụ mới và từ đó
sử dụng ngày càng rộng rãi hơn Thẻ trở thành phương tiện thanh toán không dùngtiền mặt chủ yếu phục vụ cho các giao dịch bán lẻ, hiện tỷ trọng thanh toán bằng thẻchiếm 6% trong tổng số món giao dịch của các phương tiện thanh toán không dùngtiền mặt Các dịch vụ thẻ đồng thời cũng là những dịch vụ cơ bản giúp các ngânhàng, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nhanh chóng tiến lại gần các đốitượng phục vụ mới là các cá nhân và khu vực dân cư, hình thành nên một kênh huyđộng vốn hiệu quả thông qua tài khoản cá nhân
1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá phát triển dịch vụ thẻ Ngân hàng Thương mại
Tốc độ tăng doanh số
phát hành thẻ =
Doanh số phát hành thẻ năm sau - Doanh số phát hành thẻ năm trước ∗ 100%Doanh số phát hành thẻ năm trước
Tốc độ tăng doanh số
thanh toán thẻ =
Doanh số thanh toán thẻ năm sau - Doanh số thanh toán thẻ năm trước ∗ 100%Doanh số thanh toán thẻ năm trước
Trang 271.3.3 Các nhấn tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ thẻ của Ngân hàng
Thương mại
1.3.3.1 Môi trường Kinh tế -Xã hội
Dịch vụ thẻ ngân hàng là một loại hình dịch vụ tiên tiến, văn minh, hiện đạiđược phát triển trên nền tảng công nghệ và xã hội tiên tiến Vì vậy, môi trường kinhtế-xã hội ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển dịch vụ thẻ của NHTM Để phát triểndịch vụ thẻ cần có những điều kiện nhất định của nền kinh tế-xã hội, đó là trình độdân trí cao, sự tiến bộ của khoa học công nghệ, sự phát triển của hệ thống thanh toánkhông dùng tiền mặt…Khi nền kinh tế-xã hội phát triển , thu nhập của người dân ởmức tương đối, trình độ nhận thức ở mức cao, cùng với sự phát triển không ngừngcủa khoa học-công nghệ và thanh toán không dùng tiền mặt sẽ là điều kiện cần thiết
để phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng
1.3.3.2 Môi trường pháp lý
Trang 28Cũng như những hoạt động kinh doanh dịch vụ khác trong nền kinh tế, dịch vụthẻ cũng cần tới hệ thống hành lang pháp lý để điều chỉnh hoạt động và đảm bảoquyền lợi cho những người tham gia Hệ thống pháp lý hoàn chỉnh với những quyđịnh chặt chẽ điều chỉnh mọi hoạt động liên quan đến dịch vụ thẻ của các NHTM nhưhoạt động phát hành, thanh toán, quản lý rủi ro…sẽ đảm bảo hoạt động thẻ hiệu quả 1.3.3.3 Sự tiến bộ về Công nghệ kỹ thuật
Thẻ ngân hàng là một sản phẩm gắn liền với công nghệ hiện đại Chính vì vậy,nền tảng công nghệ kỹ thuật đóng vai trò rất quan trọng cho dịch vụ thẻ phát triển vàhoạt động hiệu quả Giải pháp cho nền tảng công nghệ của từng ngân hàng được lựachọn phù hợp với định hướng chiến lược phát triển của ngân hàng đó Các ngân hàngtriển khai dịch vụ thẻ phải đầu tư một nền tảng công nghệ kỹ thuwtj theo chuẩn quốc
tế bao gồm hệ thống quản lý thông tin khách hàng, hệ thống quản lý hoạt động sửdụng và thanh toán thẻ đáp ứng yêu cầu của các TCTQT Hệ thống này kết nối trựctuyến với hệ thống xử lý dữ liệu của các TCTQT Bên cạnh đó, các ngân hàng cũngphải đầu tư hệ thống trang thiết bị phục vụ cho việc phát hành và thanh toán thẻ nhưmáy in thẻ, máy cà tay (Imprinter), máy thanh toán thẻ tự động EDC, máy giao dịch
tự động ATM, máy cấp phép thanh toán thẻ CAT, các thiết bị kết nối hệ thống, cácthiết bị đầu cuối Hệ thống này phải đồng bộ và có khả năng tích hợp cao do giaodịch thẻ được xử lý nhanh hay chậm cũng phụ thuộc phần lớn vào tính đồng bộ, khảnăng và tốc độ xử lý của toàn hệ thống
1.3.3.4 Trình độ đội ngũ hoạt động nghiệp vụ
Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ đòi hỏi phải tuân thủ chặt chẽ các quyđịnh của ISO và TCTQT Vì vậy, vấn đề con người luôn được chú trọng Đội ngũ cán
bộ thẻ được đào tạo một cách bài bảnvà có hệ thống, việc trau dồi chuyên môn kỹthuật về nghiệp vụ thẻ phải được coi là hàng đầu và là vấn đề cấp bách trong quátrình phát triển thẻ Trình độ đội ngũ cán bộ thẻ cao sẽ góp phần cung cấp dịch vụ cóchất lượng tốt, hạn chế rủi ro đảm bảo hoạt động dịch vụ thẻ có hiệu quả
Trang 291.3.3.5 Hoạt động Marketing
Cũng như những ngành nghề khác, kinh doanh thẻ ngân hàng đòi hỏi chútrọng đáng kể vào công tác Marketing và dịch vụ khách hàng Về lý thuyết,marketing và dịch vụ khách hàng trong kinh doanh thẻ là khái niệm tương đối rộng,bao gồm toàn bộ các phương thức để tìm kiếm khách hàng (ĐVCNT và chủ thẻ),giúp họ tiếp cận, quyết định lựa chọn phương thức thanh toán phi tiền mặt này và trởthành khách hàng lâu dài của ngân hàng
Marketing trong dịch vụ thanh toán thẻ bao gồm một số các hoạt động như:
a Nghiên cứu và phân tích thị trường
Về nguyên tắc, nghiên cứu và phân tích thị trường là một công đoạn quantrọng trong hoạt động marketing Song đối với dịch vụ kinh doanh thẻ thì công tácnày chưa được phát huy hết hiệu quả Kinh nghiệm ở các nước phát triển cho thấy,việc nghiên cứu và phân tích thị trường có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hoạchđịnh chiến lược phát triển sản phẩm và dịch vụ thẻ Muốn làm tốt được việc này phảithu thập những thông tin thị trường rất chính xác, trên những tiêu chí cụ thể phục vụcho việc phân tích để đưa ra quyết sách đúng đắn Ở những thị trường phát triển, việcthu thập, điều tra thông tin thị trường được các công ty chuyên môn cung ứng nhưngcác doanh nghiệp Việt Nam chưa quen với những dịch vụ tương tự
b Thiết kế và phát triển sản phẩm mới
Cũng giống như nhiều lĩnh vực kinh doanh khác những sản phẩm mới luôn thuhút sự quan tâm của khách hàng Những sản phẩm mới ra đời thường có những tínhnăng ưu việt hơn so với sản phẩm cũ Việc không ngừng đưa ra các loại sản phẩmmới với tiện ích nổi trội hơn là một yếu tố quan trọng trong dịch vụ thanh toán thẻnhằm nâng cao hiệu quả của dịch vụ này
c Chính sách khuyếch trương sản phẩm
Chính sách khuyếch trương có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đưa sảnphẩm, dịch vụ mới tới khách hàng Công tác này phải được chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng
Trang 30trước khi đưa sản phẩm, dịch vụ mới vào thị trường và được thực hiện trên nhiềucông đoạn khác nhau: hình ảnh sản phẩm, dịch vụ đưa ra thị trường, các công cụmarketing, các phương tiện thông tin đại chúng được chọn để đưa tin, tổ chức khaitrương và họp báo, thời gian quảng cáo và chính sách khuyến mại…Không chỉ đượcthực hiện khi có sản phẩm, dịch vụ mới mà công tác này phải được xây dựng thànhmột kế hoạch xuyên suốt quá trình phát triển và phụ thuộc rất nhiều vào chiến lượcthúc đẩy kinh doanh, xâm nhập thị trường…Nói một cách khái quát, công táckhuyếch trương sản phẩm không những mang tính kế hoạch mà còn mang tính thờiđiểm.
1.3.3.6 Rủi ro trong hoạt động thẻ
Ngày nay các tổ chức tội phạm quốc tế đã tận dụng công nghệ hiện đại, bằngmọi cách thu thập các dữ liệu về thẻ, tài khoản của khách hàng, từ đó thực hiện cáchành vi giả mạo gây tổn thất cho ngân hàng và khách hàng Chính vì vậy, hoạt độngquản lý rủi ro của ngân hàng trong lĩnh vực thẻ rất quan trọng hoạt động quản lý rủi
ro thẻ tốt không những hạn chế những thiệt hại về mặt tài chính mà còn đảm bảo hoạtđộng dịch vụ thẻ hiệu quả, bảo vệ lợi ích cho khách hàng và nâng cao uy tín của ngânhàng
1.4 Kinh nghiệm phát triển dịch vụ thẻ ở một số nước trên thế giới và bài
học rút ra đối với Việt Nam
1.4.1 Mỹ
Mỹ được xem như cái nôi của thẻ ngân hàng và hiện là thị trường thẻ lớn nhấttrên thế giới Người ta ước đoán số luợng thẻ ở Mỹ gấp ba lần dân số của nước này,trong đó thẻ Visa chiếm hơn 50% và thẻ MasterCard chiếm hơn 30% và hiện cókhoảng từ 15000 đến 16000 loại thẻ khác nhau tại nước này
Mỹ là một thị trường hoàn hảo để phát triển thẻ thanh toán Hầu hết các ngân hàng ở
Mỹ đều cung cấp dịch vụ thanh toán thẻ Luật pháp Mỹ rất rõ ràng và chặt chẽ Các
Trang 31hành vi liên quan đến phát hành thẻ giả hay giao dịch bằng thẻ giả mạo đều được điềuchỉnh bởi luật pháp –luật tín dụng tiêu dùng.
Bên cạnh đó, với một hệ thống ngân hàng lâu đời và năng động, đây chính làđiều kiện tiên quyết để phát triển hoạt động thẻ Mặc dù người dân Mỹ vốn đã có thóiquen sử dụng thẻ ngân hàng song các NHTM ở Mỹ vẫn không ngừng nâng cao khảnăng cạnh tranh của mình với các ngân hàng bạn bằng các chiến lược tiếp thị phongphú, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, phát triển các dịch vụ mới để khôngngừng thoã mãn các yêu cầu của khách hàng Bất kỳ một chương trình hoạt động haymột dịch vụ mới nào khi triển khai đều được các ngân hàng quảng cáo trên cácphương tiện truyền thông như: kênh truyền hình CNN, The New York Times…
1.4.2 Hồng Kông
Môi trường kinh tế
Hồng Kông là một trong những nền kinh tế tự do và cạnh tranh nhất thế giới,đồng thời là một khu vực đứng đầu về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Với hầu hết cácngành công nghiệp sản xuất ruyền thống chuyển sang các lãnh thổ khác nới có nguồnnhân công rẻ hơn, Hồng Kông tập trung nền kinh tế vào ngành dịch vụ, giữ vững vịthế là một trung tâm tài chính trương mại của Châu Á Là trung tâm ngân hàng lớnthứ 5 thế giới tính theo doanh số thanh toán quốc tế, hiện có 80/100 ngân hàng hàngđầu thế giới tạo nên một môi trường cạnh tranh hết sức gay gắt
Thị trường thẻ ngân hàng
Khác hẳn với các quốc gia trong khu vực, sự can thiệp chính sách vào thịtrường thẻ Hồng Kông được giữ ở mức tối thiểu Chính phủ không đặt hạn chế lênviệc phát hành thẻ tín dụng cho dân cư, các tổ chức có thể tham gia thị trường thẻ màkhông gặp bất cứ rào cản pháp lý nào Các tổ chức phát hành thẻ được quyền đặt racác chỉ tiêu đánh giá khách hàng để chấp nhận hay từ chối đơn xin phát hành thẻ
Có khoảng 20 ngân hàng tham gia thị trường thẻ Hồng Kông, ngân hàng lớnnhất là Standard Charterd Bank, tiếp theo là Hongkong Bank và Chase Mahanttan
Trang 32Bank Với dân số 7,3 triệu người, hiện có khoảng hơn 9 triệu thẻ tín dụng đang lưuhành tại Hồng Kông Tính ra cứ mỗi người lớn có 3 thẻ tín dụng và Hồng Kông đang
là thị trường thẻ lớn thứ năm trong khu vực Tốc độ phát triển thẻ trong những nămvừa qua luôn ở hai con số trên thị trường Hồng Kông, có tác dụng kích cầu tạo đà chophát triển kinh tế Tuy vậy, sự phát triển quá nhanh trong một thời kỳ nhất định cũngtiềm ẩn những rủi ro không nhỏ khi nền kinh tế gặp phải suy thoái sau một thời gianphát triển mạnh
Một trong những đặc điểm của thị truờng thẻ Hồng Kông là sự tồn tại của một
hệ thống thanh toán thẻ ghi nợ EPS EPS là một hệ thống thanh toán bán lẻ làmnhiệm vụ thanh toán điện tử từ tài koản của NHPHT vào tài khoản của NHTTT kháctrực tiếp tại điểm bán hàng (POS) Hệ thống thanh toán EPS là một hệ thống thanhtoán nội địa với sự tha gia của 35 ngân hàng thành viên Do không phải thông quatrung gian của các TCTQT, chi phí được cắt giảm, đồng thời thẻ ghi nợ của ngânhàng có thể sử dụng trên cả mạng lưới ĐVCNT và ATM của các ngân hàng khác.Hiện tại, mạng lưới ĐVCNT tham gia EPS tại Hồng Kông chiếm khoảng 30% sốlượng ĐVCNT trên thị trường Hoạt động của hệ thống này đã đẩy mạnh sự pháttriển của thẻ ghi nợ của Hồng Kông, đồng thời đem lại không ít lợi nhuận cho ngânhàng tham gia
Từ những diễn biến trên thị trường thẻ Hồng Kông trong những năm vừa quacho thấy việc chính phủ thả lỏng thị trường thẻ ngân hàng sẽ tạo điều kiện cho cácngân hàng phát triển dịch vụ thẻ và đề ra những chính sách cạnh tranh thu hút kháchhàng Tuy vậy, thiếu vắng sự điều tiết của nhà nước, các ngân hàng có thể chạy theolợi nhuận mở rộng tín dụng quá mức làm tăng rủi ro cho hoạt động của hệ thống ngânhàng và là một yếu tố bất ổn kinh tế tiềm ẩn Điều này cần phải được đặc biệt lưu ýtrong điều kiện hệ thống ngân hàng chưa phát triển, còn nhiều lỗ hổng trong quản lýrủi ro như tại Việt Nam
1.4.3 Thái Lan
Trang 33Môi trường kinh tế
Thái Lan là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất khu vực trongnhững năm đầu thế kỷ 21, mức tăng trưởng trung bình hàng năm 7% Ngành côngnghiệp sản xuất, đặc biệt là các sản phẩm xuất khẩu và sức tăng mạnh của cầu tiêudùng trong nước đã đóng vai trò động lực cho sự tăng trưởng kinh tế Ngành du lịchchiếm 50% tổng doanh thu dịch vụ và đầu tư nước ngoài cũng đóng vai trò quantrọng tạo nên sức tăng trưởng
Thái Lan cũng là quốc gia đầu tiên bị cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khuvực nhấn chìm vào giữa những năm 1997, GDP tăng trưởng âm1,3% cùng năm.Trong năm 1998, nền kinh tế Thái Lan sụt giảm hơn 10% Tuy vậy, trái ngược hẳnvới dự đoán của nhiều người, chỉ đến năm 1999 nền kinh tế Thái Lan đã hồi phụcmạnh mẽ, đạt mức tăng trưởng 4,5% và liên tục duy trì được mức tăng trưởng khácao
Thị truờng thẻ ngân hàng
Cuộc khủng hoảng đã có ảnh hưởng lớn đến hệ thống ngân hàng Thái Lan,khiến các ngân hàng hoạt động kém hiệu quả phải đóng cửa hoặc bị thâu tóm bởi cácngân hàng khác Nền kinh tế suy thoái sau khủng hoảng dẫn tới việc thắt chặt các thểchế quản lý tài chính điều chỉnh ngành công nghiệp thẻ ngân hàng tại Thái Lan Tỷ lệphá sản cao, cắt giảm việc làm hàng loạt khiến rủi ro tín dụng trong hoạt động pháttriển thẻ tín dụng cũng tăng cao Vào năm 1998, Ngân hàng Nhà nước Thái Lan(Bank of Thailand-BOT) đưa ra những chính sách nhằm hạn chế việc các ngân hàngphát hành thẻ tín dụng Những chính sách này bao gồm: tăng mức yêu cầu thu nhậptối thiểu và mức thanh toán sao kê tối thiểu hàng kỳ, hạn chế số thẻ phụ, hạn mức tíndụng…Kết quả lần đầu tiên trong lịch sử thị trường thẻ ngân hàng Thái Lan có mứctăng trưởng âm về cả thanh toán lẫn phát hành
Tuy nhiên, sự khôi phục của nền kinh tế đem lại sức sống mới cho ngành côngnghiệp thẻ Thái Lan Sau khủng hoảng, các ngân hàng cũng chuyển hướng sang tị
Trang 34trường cho vay cá nhân để tăng trưởng tín dụng, các công ty dịch vụ tài chính cũngtham gia thị trường thẻ tín dụng Trong cuộc chạy đua chiếm lĩnh thị trường, cácngân hàng có phần gặp khó khăn hơn do phải chịu sự điều tiết chặt chẽ của BOT,trong khi các công ty dịch vụ tài chính có điều kiện đua ra những chính sách cạnhtranh về giá cả và dịch vụ Các công ty này tấn công mạnh mẽ vào đối tượng kháchhàng là những người có thu nhập trung bình khá.
Trong một nỗ lực để kích thích cầu nội địa, tạo đà cho tăng trưởng kinh tế,BOT đã liên tiếp nới lỏng các quy định về thẻ tín dụng đối với các tổ chức phát hànhthẻ trên thị trường Việc hạ bớt các rào cản đối với các ngân hàng cũng nhằm tạo ramột sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng và các công ty tài chính cạnh tranh Vàotháng 4/2002, BOT hạ mức thu nhập tối thiểu, giảm độ tuổi tối thiểu phát hành thẻ từ
22 xuống 20, mức thanh toán tối thiểu hàng tháng hạ từ 10% xuống 5% số dư trênthẻ
Trước khủng hoảng, khi những người dân Thái Lan bình thường cần tín dụng,
họ phải đi vay từ những nguồn không chính thức với lãi suất thường niên có thể lênđến 60% Nhưng cùng với sự phát triển của thẻ tín dụng, ngày càng có nhiều ngườidân thu nhập trung bình tiếp cận được với nguồn tín dụng tiêu dùng thông qua thẻphát hành bởi các ngân hàng và các công ty tài chính Năm 2002, các ngân hàng TháiLan đã phát hành được 2,8 triệu thẻ tín dụng, tăng 30% so với năm 2001 thì đến hếtnăm 2008, tổng số thẻ tín dụng trên thị trường lên đến 6 triệu thẻ
Số lượng thẻ tín dụng phát triển nhanh đã làm dấy lên sự lo ngại về nhữngnguy cơ ảnh hưởng đến nền kinh tế Chính phủ Thái Lan cho rằng tín dụng tiêu dùngđược mở rộng quá mức sẽ làm tăng rủi ro và lợi ích đem lại từ việc tăng trưởng kinh
tế do kích cầu cũng sẽ không đủ bù đắp những thiệt hại kinh tế xuất phát từ rủi rocao Mặc dù quan điểm của các nhà phân tích cho rằng, mức tăng trưởng và tình hình
sử dụng thẻ tín dụng tại thị trường Thái Lan là không quá cao Vào cuối năm 2002,BOT một lần nữa lại đưa ra chính sách thắt chặt thị trường thẻ tín dụng Yêu cầu thu
Trang 35nhập tối thiểu để đăng ký phát hành lên 15.000 Bath/tháng (340 USD), trong khi mứcthu nhập trung bình của người dân Thái Lan chỉ ở mức 7.370 Bath/tháng Chỉ riêngtiêu chí này đã loại hàng triệu người Thái Lan có nhu cầu phát hành thẻ tín dụng rakhỏi đối tượng chủ thẻ.
Từ quá trình phát triển của thị trường thẻ Thái Lan ta thấy nổi bật lên vai tròcủa BOT BOT đã thành công trong việc sử dụng thị trường thẻ tín dụng như mộtcông cụ chính sách để điều tiết nền kinh tế Tại một nước đang phát triển có khánhiều điểm tương đồng với Việt nam, chính sách thuận lợi và sự quan tâm đầu tưđúng mức của NHNN tạo điều kiện cho các NHTM có khả năng phát triển thị trườngthẻ nhanh chóng Sự phát triển này cũng kéo theo sự mở rộng tín dụng tiêu dùng cánhân, kích thích cầu tiêu dùng và có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế
1.4.4 Trung Quốc
Kể từ khi bắt đầu cải cách kinh tế vào năm 1978, nền kinh tế của Trung Quốctăng trưởng liên tục với tốc độ trung bình 8%/năm và trở thành một trong những quốcgia có tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới trong hơn hai thập kỷ Sự tăng trưởngmạnh mẽ phần lớn nhờ vào chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy xuất khẩucủa chính phủ Trung Quốc Với dân số hơn 1,35 tỷ người, 68% dân số nằm trong độtưổi lao động, Trung Quốc hiện là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới.Theo đánh giá của Tổ chức du lịch thế giới, Trung Quốc là điểm đến du lịch đứng thứ
5 thế giới và đến năm 2020 Trung Quốc sẽ là thị trường du lịch hàng đầu thế giới.Thị trường thẻ ngân hàng
Trung Quốc là thị trường rộng lớn cho dịch vụ thẻ nói riêng và dịch vụ ngânhàng bán lẻ nói chung Tuy có tiềm năng lớn về kinh tế và dân cư để phát triển dịch
vụ thẻ nhưng xuất phát điểm thị trường Trung Quốc rất thấp, với hệ thống ngân hàngcòn yếu, dân cư chưa thực sự quen với tín dụng tiêu dùng nói riêng và các dịch vụ tàichính cá nhân nói chung Theo thống kê của tạp chí The Asian Banker năm 2002, chỉ
có 3% tiêu dùng được thực hiện qua thẻ ngân hàng(con số đó lần lượt là 81% và 64%
Trang 36tại Mỹ và Châu Âu), hơn nữa chỉ có 1% dân số có thu nhập khá trở lên sở hữu thẻ tíndụng Trong khi tỷ lệ thẻ tín dụng trên đầu người trong khu vực là 0,7 thẻ/người, tỷ lệnày tại Trung Quốc chỉ có 0,018 thẻ/người Do đó, Trung Quốc lựa chọn chiến lượcphát triển tập trung vào thẻ ghi nợ để phát triển thị trường thẻ Chính sự dễ dàng vềtiêu chuẩn phát hành, không yêu cầu phải thế chấp, sử dụng thuận tiện (chi trả lương,thanh toán các khoản chi tiêu…) đã tạo nên một cơ sở khách hàng rộng lớn cho thẻghi nợ Tính đến 31/3/2008, tổng số lượng thẻ ngân hàng bao gồm cả thẻ ghi nợ vàthẻ tín dụng là 1,58 tỷ, tăng 29,1% so với một năm trước đó Số lượng tài khoản cánhân tăng lên mức 2,2 tỷ tài khoản Dự báo số lượng tài khoản cá nhân sẽ tăng gấpđôi trong 7 năm nữa Theo Research & Markets, cuối năm 2007, số ATM nối mạngtại Trung Quốc là 123.000 trên tổng số 138.000 ATM tại quốc gia này Mức độ tăngtrưởng ATM bình quân của Trung Quốc trong vòng 5 năm qua là 20% và số ATMtrung bình trên một triệu người đạt tới 96 chiếc vào năm 2007, so với 75 chiếc năm
2005 Nếu so với con số 240 ATM/1 triệu người của thế giới thì thị trường ATM củaTrung Quốc vẫn còn rất nhiều tiềm năng phát triển
Sự bùng nổ của thẻ tín dụng đi đúng hướng với mục tiêu của chính phủ Chínhphủ Trung Quốc đang hết sức nỗ lực để kích thích tiêu dùng và giảm phụ thuộc vàoxuất khẩu để tăng trưởng kinh tế Chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu chi tiêu bằngthẻ tín dụng và thẻ ghi nợ chiếm 30% doanh số bán lẻ Mức này ở thời điểm cuốinăm 2005 mới chỉ là 10%
Từ thị trường thẻ trung quốc cho thấy: khi xuất phát điểm của một thị trườngcòn thấp, cần tập trung phát triển thẻ ghi nợ để dân cư làm quen với dịch vụ thanhtoán không dùng tiền mặt và dần dần đưa những tính năng tín dụng vào sản phẩm.Thẻ ghi nợ có khả năng phát triển nhanh và mạnh trong dân cư vì tiêu chuẩn để pháthành không cao, lại tiện dụng cho việc thanh toán, trả lương vào tài khoản các nhân.Thực tế, tại Trung Quốc phần lớn viên chức Nhà nước được trả lương qua tài khoản
và sử dụng thẻ ghi nợ
Trang 371.4.5 Bài học kinh nghiệm về phát triển dịch vụ thẻ đối với Việt Nam:
Qua việc phân tích phát triển thẻ ở một số nước trên thế giới và trong khu vực,những nước có điều kiện kinh tế - xã hội tương tự Viêt Nam, chúng ta rút ra đượcnhững bài học kinh nghiệm thiết thực có thể áp dụng đối với Việt Nam:
Thứ nhất, xuất phát điểm của một thị trường còn thấp như Việt Nam, cần tập
trung phát triển thẻ ghi nợ để dân cư làm quen với dịch vụ thanh toán không dùngtiền mặt và dần dần đưa những tính năng tín dụng vào sản phẩm
Thứ hai, do điều kiện phát hành thẻ ghi nợ không phức tạp, chủ yếu dựa trên
tài khoản cá nhân mở tại ngân hàng, nên quy định triệt để việc trả lương qua tàikhoản và sử dụng thẻ ghi nợ để tiêu dùng đối với tất cả các loại hình doanh nghiệpcũng như khối hành chính sự nghiệp
Thứ ba, NHNN có vai trò rất lớn trong việc hoạch định chính sách, ban hành
các quy định hỗ trợ cho hoạt động thẻ của các NHTM, tạo điều kiện cho các NHTM
có khả năng phát triển thị trường thẻ nhanh chóng
Thứ tư, thị trường thẻ Việt Nam đang trong giai đoạn sôi động với sự tham gia
của nhiều NHTM trong nước và ngân hàng nước ngoài Điều này tiềm ẩn những rủi
ro hệ thống, do các ngân hàng cạnh tranh chạy theo lợi nhuận mà mở rộng tín dụngquá mức Điều này cần phải có một hệ thống quản lý rủi ro trong hoạt động thẻ tạiViệt Nam
CHƯƠNG 2- THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
2.1.Giới thiệu khái quát về NHTMCPNTVN
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển NHTMCPNTVN
Ngày 01/04/1963, NHNTVN chính thức được thành lập theo Quyết định số115/CP do Hội Đồng Chính Phủ ban hành ngày 30/10/1962 trên cơ sở tách ra từ Cụcquản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là NHNN) Theo Quyết
Trang 38định nói trên, NHNTVN đóng vai trò là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duynhất của Việt Nam tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, baogồm: cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải,bảo hiểm…), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tạicác NHNNg, làm đại lý cho Chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợvới các nước xã hội chủ nghĩa…Ngoài ra, NHNTVN còn tham mưu cho Ban lãnhđạo NHNN về các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ củaNhà nước và về quan hệ với Ngân hàng Trung ương các nước, các tổ chức tài chínhtiền tệ quốc tế
Ngày 21 tháng 09 năm 1996, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số NH5 về việc thành lập lại NHNT theo mô hình Tổng công ty 90, 91 được quy địnhtại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 theo uỷ quyền của Thủtướng Chính phủ
286/QĐ-IPO lần đầu của Vietcombank tiến hành vào cuối tháng 12/2007 Theo quyếtđịnh số 138/GP-NHNN ngày 23/05/2008 của Thống Đốc ngân hàng Nhà nước kể từngày 02/06/2008 Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đã chính thức hoạt động trên vịthế của NHTMCP và lấy tên là Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
2.1.2 Mô hình tổ chức của NHTMCPNTVN
Trải qua gần 50 năm xây dựng và trưởng thành, NHTMCPNTVN đã trải quanhiều giai đoạn phát triển thăng trầm nên cùng với sự phát triển, cơ cấu tổ chức củaTHTMCPNTVN cũng có những thay đổi để phù hợp với nhu cầu hoạt động kinhdoanh của mình Tính đến thời điểm 31/12/2008, trước nhu cầu cấp bách của nhu cầuhội nhập kinh tế thế giới, NHTMCPNT đã phát triển lớn mạnh theo hướng tập đoàntài chính đa năng (sơ đồ ) với 1 Hội Sở chính, 1 Sở Giao dịch, 63 Chi nhánh, 209Phòng Giao dịch, 01 trung tâm đào tạo, 2 Công ty con ở trong nước, 01 Công ty con
ở nước ngoài, 04 Công ty Liên doanh, 03 Công ty liên kết và 01 Phòng đại diện tạiSingapore, với đội ngũ cán bộ lên tới 8.944 người Ngoài ra, NHTMCPNTVN còn có
Trang 39quan hệ đại lý với hơn 1.400 Ngân hàng nước ngoài thuộc hơn 100 nước trên thếgiới.
Tổng tài sản của NHTMCPNTVN tại thời điểm cuối năm 2008 lên tới 220,95nghìn tỷ đồng tăng 12,7% so với năm 2007, tổng huy động từ nền kinh tế 160,38nghìn tỷ đồng tăng 11,7% so với năm 2007 và chiếm 11,8 % thị phần, tổng dư nợ đạt111,64 nghìn tỷ đồng tăng 16,4% so với năm 2007, trong đó nợ xấu chiếm tỷ lệ4,58% dư nợ Vốn chủ sở hữu đạt hơn 13,79 nghìn tỷ đồng, đáp ứng tỷ lệ an toàn vốntối thiểu 8% theo chuẩn quốc tế
Mô hình tổ chức của NHTMCPNTVN như sau: