MỤC LỤC
Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ ngân hàng phải đối mặt với khá nhiều loại rủi ro khác nhau, như việc tổ chức, cá nhân cố ý sử dụng thẻ một cách không hợp pháp, các ĐVCNT không tuân thủ quy trình đã được hướng dẫn, thực hiện giao dịch giả mạo, cung cấp các thông tin về thẻ cho bên thứ ba hoặc việc các ĐVCNT không thông báo việc chấm dứt hoạt động kinh doanh trong khi vẫn còn nợ tiền ngân hàng…Tất cả những hành vi trên đây đều gây ra những rủi ro cho hoạt động dịch vụ thẻ ngân hàng, cũng như tổn thất tài chính đối với cá nhân sử dụng thẻ và các ĐVCNT. Các chuyên gia trong lĩnh vực này là những người thực sự am hiểu về thẻ và công nghệ hiện đại bởi trước khả năng thu lời siêu lợi nhuận, các tổ chức tội phạm quốc tế đã tận dụng công nghệ hiện đại, bằng mọi cách thu thập các dữ liệu về thẻ, tài khoản của khách hàng, từ đó thực hiện các hành vi giả mạo, gây tổn hại khôn lường về tài chính cũng như uy tín cho ngân hàng, ĐVCNT và chủ thẻ.
Thẻ trở thành phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt chủ yếu phục vụ cho các giao dịch bán lẻ, hiện tỷ trọng thanh toán bằng thẻ chiếm 6% trong tổng số món giao dịch của các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Các dịch vụ thẻ đồng thời cũng là những dịch vụ cơ bản giúp các ngân hàng, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nhanh chóng tiến lại gần các đối tượng phục vụ mới là các cá nhân và khu vực dân cư, hình thành nên một kênh huy động vốn hiệu quả thông qua tài khoản cá nhân.
Chính vì vậy dịch vụ thẻ đã và đang được các NHTM nhìn nhận là một lợi thế cạnh tranh hết sức quan trọng trong cuộc đua nhắm tới thị trường ngân hàng bán lẻ. Các ngân hàng thương mại không ngừng quảng bá, phát triển và hoàn thiện các tiện ích của thẻ để thu hút khách hàng, để họ làm quen với dịch vụ mới và từ đó sử dụng ngày càng rộng rãi hơn.
Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng phải đầu tư hệ thống trang thiết bị phục vụ cho việc phát hành và thanh toán thẻ như máy in thẻ, máy cà tay (Imprinter), máy thanh toán thẻ tự động EDC, máy giao dịch tự động ATM, máy cấp phép thanh toán thẻ CAT, các thiết bị kết nối hệ thống, các thiết bị đầu cuối. Về lý thuyết, marketing và dịch vụ khách hàng trong kinh doanh thẻ là khái niệm tương đối rộng, bao gồm toàn bộ các phương thức để tìm kiếm khách hàng (ĐVCNT và chủ thẻ), giúp họ tiếp cận, quyết định lựa chọn phương thức thanh toán phi tiền mặt này và trở thành khách hàng lâu dài của ngân hàng.
Mặc dù người dân Mỹ vốn đã có thói quen sử dụng thẻ ngân hàng song các NHTM ở Mỹ vẫn không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh của mình với các ngân hàng bạn bằng các chiến lược tiếp thị phong phú, nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, phát triển các dịch vụ mới để không ngừng thoã mãn các yêu cầu của khách hàng. Vào năm 1998, Ngân hàng Nhà nước Thái Lan (Bank of Thailand-BOT) đưa ra những chính sách nhằm hạn chế việc các ngân hàng phát hành thẻ tín dụng. Những chính sách này bao gồm: tăng mức yêu cầu thu nhập tối thiểu và mức thanh toán sao kê tối thiểu hàng kỳ, hạn chế số thẻ phụ, hạn mức tín dụng…Kết quả lần đầu tiên trong lịch sử thị trường thẻ ngân hàng Thái Lan có mức tăng trưởng âm về cả thanh toán lẫn phát hành. Tuy nhiên, sự khôi phục của nền kinh tế đem lại sức sống mới cho ngành công nghiệp thẻ Thái Lan. Sau khủng hoảng, các ngân hàng cũng chuyển hướng sang tị. trường cho vay cá nhân để tăng trưởng tín dụng, các công ty dịch vụ tài chính cũng tham gia thị trường thẻ tín dụng. Trong cuộc chạy đua chiếm lĩnh thị trường, các ngân hàng có phần gặp khó khăn hơn do phải chịu sự điều tiết chặt chẽ của BOT, trong khi các công ty dịch vụ tài chính có điều kiện đua ra những chính sách cạnh tranh về giá cả và dịch vụ. Các công ty này tấn công mạnh mẽ vào đối tượng khách hàng là những người có thu nhập trung bình khá. Trong một nỗ lực để kích thích cầu nội địa, tạo đà cho tăng trưởng kinh tế, BOT đã liên tiếp nới lỏng các quy định về thẻ tín dụng đối với các tổ chức phát hành thẻ trên thị trường. Việc hạ bớt các rào cản đối với các ngân hàng cũng nhằm tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng và các công ty tài chính cạnh tranh. Trước khủng hoảng, khi những người dân Thái Lan bình thường cần tín dụng, họ phải đi vay từ những nguồn không chính thức với lãi suất thường niên có thể lên đến 60%. Nhưng cùng với sự phát triển của thẻ tín dụng, ngày càng có nhiều người dân thu nhập trung bình tiếp cận được với nguồn tín dụng tiêu dùng thông qua thẻ phát hành bởi các ngân hàng và các công ty tài chính. Số lượng thẻ tín dụng phát triển nhanh đã làm dấy lên sự lo ngại về những nguy cơ ảnh hưởng đến nền kinh tế. Chính phủ Thái Lan cho rằng tín dụng tiêu dùng được mở rộng quá mức sẽ làm tăng rủi ro và lợi ích đem lại từ việc tăng trưởng kinh tế do kích cầu cũng sẽ không đủ bù đắp những thiệt hại kinh tế xuất phát từ rủi ro cao. Mặc dù quan điểm của các nhà phân tích cho rằng, mức tăng trưởng và tình hình sử dụng thẻ tín dụng tại thị trường Thái Lan là không quá cao. Vào cuối năm 2002, BOT một lần nữa lại đưa ra chính sách thắt chặt thị trường thẻ tín dụng. Yêu cầu thu. Chỉ riêng tiêu chí này đã loại hàng triệu người Thái Lan có nhu cầu phát hành thẻ tín dụng ra khỏi đối tượng chủ thẻ. Từ quá trình phát triển của thị trường thẻ Thái Lan ta thấy nổi bật lên vai trò của BOT. BOT đã thành công trong việc sử dụng thị trường thẻ tín dụng như một công cụ chính sách để điều tiết nền kinh tế. Tại một nước đang phát triển có khá nhiều điểm tương đồng với Việt nam, chính sách thuận lợi và sự quan tâm đầu tư đúng mức của NHNN tạo điều kiện cho các NHTM có khả năng phát triển thị trường thẻ nhanh chóng. Sự phát triển này cũng kéo theo sự mở rộng tín dụng tiêu dùng cá nhân, kích thích cầu tiêu dùng và có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Kể từ khi bắt đầu cải cách kinh tế vào năm 1978, nền kinh tế của Trung Quốc tăng trưởng liên tục với tốc độ trung bình 8%/năm và trở thành một trong những quốc gia có tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới trong hơn hai thập kỷ. Sự tăng trưởng mạnh mẽ phần lớn nhờ vào chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy xuất khẩu của chính phủ Trung Quốc. Với dân số hơn 1,35 tỷ người, 68% dân số nằm trong độ tưổi lao động, Trung Quốc hiện là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới. Theo đánh giá của Tổ chức du lịch thế giới, Trung Quốc là điểm đến du lịch đứng thứ 5 thế giới và đến năm 2020 Trung Quốc sẽ là thị trường du lịch hàng đầu thế giới. Thị trường thẻ ngân hàng. Trung Quốc là thị trường rộng lớn cho dịch vụ thẻ nói riêng và dịch vụ ngân hàng bán lẻ nói chung. Tuy có tiềm năng lớn về kinh tế và dân cư để phát triển dịch vụ thẻ nhưng xuất phát điểm thị trường Trung Quốc rất thấp, với hệ thống ngân hàng còn yếu, dân cư chưa thực sự quen với tín dụng tiêu dùng nói riêng và các dịch vụ tài chính cá nhân nói chung. tại Mỹ và Châu Âu), hơn nữa chỉ có 1% dân số có thu nhập khá trở lên sở hữu thẻ tín dụng.
Trên cơ sở đoạn thị trường đã được xác định, phải tiến hành phân loại khách hàng để có thể phát triển các laọi thẻ phù hợp với nhu cầu của đối tượng khách hàng đó, xem khách hàng cần gì, mong muốn gì ở một phương thức thanh toán hiện đại là thẻ ngân hàng…ngân hàng có thể sử dụng các phương pháp như: dùng bảng hỏi, phỏng vấn, phân tích, thống kê chọn mẫu…để xây dựng dự báo về qui mô của thị trường, dự đoán về thái độ tiếp nhận của khách hàng, những dự báo mà có thể giúp ngân hàng chủ động hơn trong các kế hoạch phát triển dịch vụ thẻ. Với mục tiêu xây dựng nên một trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất trong toàn quốc, kết nối các hệ thống thanh toán thẻ của các tổ chức phát hành thẻ, tổ chức thanh toán thẻ và các liên minh thẻ hiện hành vào một trung tâm chuyển mạch thẻ tập trung, tạo một mạng lưới ATM rộng khắp, mang lại sự thuận tiện cho người sử dụng dịch vụ thẻ ngân hàng, để các ATM/POS có thể được sử dụng cho nhiều loại thẻ của các tổ chức phát hành thẻ khác nhau, tạo điều kiện cho các ngân hàng nhỏ với tiềm lực tài chính hạn chế có thể tham gia vào thị trường thẻ, đồng thời giảm nhẹ gánh nặng đầu tư hạ tầng kỹ thuật cho các ngân hàng lớn, từ đó mở rộng mạng lưới phục vụ người sử dụng thẻ, Thống đốc NHNN đã ký ban hành Quyết định số 3113/QĐ-NHNN ngày 31/12/2007 phê duyệt đề án thành phần về Xây dựng Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất thuộc đề án tổng thể “Thanh toán KDTM giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020”.