1 KHẢO SÁT HOẠT TÍNH DIỆT BỌ ĐẬU ĐEN MESOMORPHUS VILLIGER TỪ CÁC DỊCH CHIẾT THỰC VẬT Mai Thị Ngọc Lan Thanh 1,2, Nguyễn Thị Ngọc Quyên2 NguyễnAnh Dũng2, Trần Ngọc Hùng2 1: Đại học Bá
Trang 11
KHẢO SÁT HOẠT TÍNH DIỆT BỌ ĐẬU ĐEN (MESOMORPHUS VILLIGER)
TỪ CÁC DỊCH CHIẾT THỰC VẬT
Mai Thị Ngọc Lan Thanh (1),(2), Nguyễn Thị Ngọc Quyên(2)
NguyễnAnh Dũng(2), Trần Ngọc Hùng(2) (1): Đại học Bách Khoa tp.HCM (2): Đại Học Thủ Dầu Một Email: Thanhmtnl@tdmu.edu.vn TÓM TẮT
Sử dụng phương pháp phun xịt trực tiếp dịch chiết nước thực vật để sàng lọc hoạt tính diệt
bọ đậu đen trong điều kiện invitro Kết quả trong 16 loài thực vật có 14 loài cho hoạt tính
diệt côn trùng bọ đậu đen, trong đó đặc biệt có hai dịch chiết cho hoạt tính diệt cao trên
80% (16 con chết/20 con/lô thí nghiệm) đó là dịch chiết nước Bìm bìm (Ipomoea cairica
(L)Sweet) và Sứ trắng (Plumeria rubra) trong khoảng từ 10 phút đến 20 phút sau phun xịt
trực tiếp dịch chiết với tốc độ diệt bọ đậu đen nhanh nhất, nồng độ diệt bọ đâu đen có tỉ lệ chết 50%(LD50) của dịch chiết nước Bìm bìm là 2g sinh khối tươi/ml trong khoảng 20 phút sau phun xịt, nhưng nếu cần thời gian ngắn nhất là 10 phút thì LD5 là 5g sinh khối tươi/ml LD50 của dịch chiết nước sứ trắng là 5g sinh khối tươi/ml trong vòng 40 phút, nếu trong thời gian 10 phút thì LD50 là 10g sinh khối tươi/ml Đây được xem là tính mới trong nghiên cứu chất diệt côn trùng thân thiện với môi trường và tận dụng được nguồn thực vật
ngoại lai, đặc biệt loài Bìm bìm (Ipomoea cairica (L)Sweet)
Từ khoá: diệt côn trùng, dịch chiết thực vật, bọ đậu đen, Ipomoea cairica, Mimosa pigra,
phương pháp phun xịt
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Bọ đậu đen (Mesomorphus villiger) –
thuộc bộ Coleoptera
họ Tenebrionidae (Merkl 1992)
Là một loài côn trùng bộ cánh cứng, phát triển nhanh Bọ này có dịch nhầy, có mùi hôi, khó chịu, với số lượng nhiều bọ đậu đen sẽ sinh mùi hôi nồng nặc Phương pháp truyền thống để diệt bọ đậu đen là phun trực tiếp thuốc trừ sâu hay hun khói bằng lốp xe hơi cũ Cách này có hiệu quả mang tính tạm thời nhưng đều gây độc cho con người và môi trường (Trúc 2010) Đến nay hầu hết các loại thuốc vẫn chưa có thể tận diệt loại bọ này mà chủ yếu chỉ là diệt tạm thời(Dũng 2015) Hiện trên thị trường có sản phẩm Permecide 50 EC và thuốc Fendona
10 SC được tác giả Hồ Sơn Lâm nghiên cứu và đưa ra thị trường Ưu điểm của sản phẩm là dùng nguyên liệu ít độc hại với người nhưng diệt bọ hiệu quả 75% - 80% sau 30 - 60 phút phunvà số lượng bọ đậu đen năm sau quay lại giảm đến 70%(Lâm 2009) Nguồn thực vật ở Bình Dương rất đa dạng phong phú, nhiều cây có giá trị kinh tế cao Nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều cây hoang dại sinh sản và phát triển mạnh, phát tán nhanh, khó tiêu diệt gây
hại như: Những loài thực vật ngoại lai xâm hại như mai dương (Mimosa pigra), cây bìm bìm (Ipomoea cairica) Việc tìm ra công dụng của chúng để tận dụng làm nguyên liệu là vô
cùng cần thiết “biến nguy cơ thành tiềm năng” Mục đích của nghiên cứu này là khảo sát
hoạt tính diệt bọ đậu đen (Mesomorphus villiger) từ các dịch chiết thực vật
Trang 22
2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP:
Vật liệu: 16 loài thực vật mọc ở Bình Dương theo bảng 1, được phân loại ở Bộ môn Sinh, Khoa Tài Nguyên Môi Trường, Đại học Thủ Dầu Một Bọ đậu đen Mesomorphus
villiger được thu ở huyện Phú Giáo, Bình Dương
Phương pháp thu mẫu ngoài tự nhiên: Tiến hành lấy mẫu cây ở khu vực Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, không sâu bệnh Mỗi mẫu gồm các bộ phận: cành, lá và hoa Thu và ghi chép lại ngày, thời gian lấy mẫu Bảo quản mẫu trong túi nilon Xử lí và tiến hành thí nghiệm trong 24 giờ
Thu dịch chiết nước thực vật: Lấy mẫu cây rửa sạch, sấy khô ở 500C trong tủ sấy Sau đó đem cân và ghi lại khối lượng ban đầu của mẫu Dùng máy xay nghiền nhỏ mẫu chung với dung môi nước để đạt được nồng độ 10g sinh khối tươi/1ml dung dịch Dùng giấy lọc, bỏ bã lấy dịch chiết Dịch chiết sau khi thu được khử trùng bằng chiếu tia UV trong vòng 1 giờ, sau đó sử dụng phương pháp phun sương trực tiếp bằng bình tia trên lô thí nghiệm (Lâm 2009)
Khảo sát khả năng diệt bọ đậu đen và tốc độ chết: Phun trực tiếp dịch chiết trên mẫu bọ đậu đen thí nghiệm Hai lô đối chứng được phun bằng dung môi chiết dịch
là nước cất để là đối chứng Số lượng bọ đậu đen trong mỗi mẫu thí nghiệm là 20 con/1 lô thí nghiệm Quan sát và đếm số lượng bọ đậu đen bị tiêu diệt trong mỗi lô thí nghiệm và ghi lại khoảng thời gian Các thí nghiệm được lặp lại 3 lần (Ayvaz, Sagdic et al, 2010) Sau đó tính tỉ lệ chết của bọ đậu đen với công thức :
D = số lượng con chết/ tổng số con trong 1 lô thí nghiệm
Công thức tính Tốc độ chết:
Tốc độ chết = số lượng bọ đậu đen trên một lô thí nghiệm/thời gian khảo sát
Khảo sát nồng độ diệt bọ đầu đen với tỉ lệ chết là 50% (LD50): Pha dịch chiết với môi trường nước cất theo dãy nồng độ từ 0%-100% của hai cây mà có khả năng diệt bọ đậu đen với tốc độ nhanh nhất đã khảo sát ở thí nghiệm 1 Phun trực tiếp dịch chiết trên mẫu bọ đậu đen thí nghiệm với số lượng bọ đậu đen là 20 con/lô thí nghiệm Quan sát và đếm số lượng bọ đậu đen bị tiêu diệt trong môi trường và ghi lại khoảng thời gian Tỉ lệ chết cũng được tính theo công thức như ở thí nghiệm 1
3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN:
Khảo sát hoạt tính diệt bọ đậu đen của dịch chiết thực vật và tốc độ chết sau khi phun xịt
Bảng 2 Khảo sát hoạt tính diệt bọ đậu đen ở nồng độ 10g/ml trong 2 giờ quan sát trực tiếp sau phun xịt
Trang 33
Bìm bìm
(Ipomoea
cairica
(L)Sweet)
Tốc độ chết
Cây Sả
(Cymbopogo
n sp)
Tốc độ chết
Húng quế
(Ocimum
basilicum L)
Tốc độ chết
Tía tô
(Perilla
frutescens)
Tốc độ chết
Cây khế
(Averrhoa
carambola L)
Tốc độ chết
Dừa cạn
(Catharanthu
s roseus (L.)
G Don)
Tốc độ chết
sứ trắng
(Plumeria
rubra)
Tốc độ chết
Lá lốt (Piper
lolot)
Tốc độ chết
Lá cây đu đủ
(Carica
papaya)
Tốc độ chết
Cây lưỡi
hổ(Sansevieria
triastciata
Hort)
Tốc độ chết
Xuyến chi
(Bides pilosa)
Trang 44
Tốc độ chết
Hương Nhu
(Ocimumgrati
ssium L.)
Tốc độ chết
Hành lá
(Allium
fistulosum)
Tốc độ chết
Ngũ gia bì
(Scheffera
octophylla)
Tốc độ chết
Cúc mui
(Tridax
procumbens)
Tỉ lệ chết
55 Tốc độ chết
Tần dày
lá(Plectranthu
smboinicus
(Lour.)
Spreng)
Tốc độ chết
Trang 55
Hình 1: Biểu đồ tốc độ diệt bọ đậu đen của dịch chiết
Xác định nồng độ diệt bọ đậu đen với tỉ lệ chết 50% (LD50)
Bảng 3 Nồng độ diệt bọ đậu đen với tỉ lệ chết 50% (LD50)
Tên cây
Nồng độ dịch chiết (sinh khối tươi (g)/ml dung dịch chiết) Thời
gian (phút)
Tỉ lệ chết
Bìm bìm
(Ipomoea cairica
(L) Sweet)
Sứ
trắng(Plumeria
rubra)
Trang 66
Hình 2: Xác định LD50 theo thời gian phun xịt trực tiếp dịch chiết nước Bìm bìm (Ipomoea cairica (L)
Sweet) và Sứ trắng (Plumeria rubra) trên Bọ đầu đen
KẾT LUẬN:
Kết quả khảo sát 16 loài thực vật mọc ở Bình Dương có 14 loài thực vật có khả
năng diệt được bọ đậu đen Đặc biệt, bìm bìm (Ipomoea cairica (L) Sweet), dừa cạn (Catharanthus roseus (L.) G Don), sứ trắng (Plumeria rubra), hương nhu (Ocimumgratissium L.) có khả năng diệt bọ đậu đen cao với tỉ lệ từ 55% – 88%
trong khoảng thời gian từ 10 – 45 phút ở nồng độ 10g/1ml Trong đó dịch chiết bìm
bìm (Ipomoea cairica (L) Sweet) cho hoạt tính diệt bọ đậu đen với tốc độ chết nhanh
nhất Trong khoảng 20 phút sau phun xịt, LD50 của dịch chiết Bìm Bìm là 2g sinh
khối tươi/ml dịch chiết, LD50 của dịch chiết nước sứ trắng (Plumeria rubra) là 5g
sinh khối tươi/ml Có thể nói, kết quả cho thấy tiềm năng ứng dụng dịch chiết thực vật làm thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt côn trùng thân thiện với môi trường và tận dụng nguồn nguyên liệu là loài thực vật ngoại lai xâm lấm như loài Bìm Bìm, biến nguy cơ thành tiềm năng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Dũng, N L (2015) "Thông tin và cách phòng chống bọ đậu đen."
Lâm, H S (2009) "Xác định hệ phân loại sinh thái học, các hoạt tính sinh học của
bọ đậu đen và tổng hợp thuốc sinh học an toàn để tiêu diệt chúng."
Merkl, O (1992) "Tenebrionidae (Coleoptera) from Laos and Vietnam, with reclassification of Old World “Doliema”." Acta Zoologica Academiae Scientiarum
Hungaricae 38(3-4): 261-280
Trúc, Đ (2010) "Xác định hệ phân loại sinh thái học, các hoạt tính sinh học của bọ đậu đen và tổng hợp thuốc sinh học an toàn để tiêu diệt chúng."
Trang 77
SCREENING OF THE PESTICIDES ON BEHALF OF MESOMORPHUS VILLIGER
FROM THE PLANT EXTRACTS
Mai Thị Ngọc Lan Thanh (1),(2), Nguyễn Thị Ngọc Quyên(2),
Nguyễn Anh Dũng(2), Trần Ngọc Hùng(2)
(1): Ho Chi Minh City University of Technology
(2): Thu Dau Mot University
Email: thanhmtnl@tdmu.edu.vn Abstract:
The aim of this research are screened the pesticides from the plant extracts which against
the mesomorphus sp by liquid spray method invitro From 16 plant extracts, there are 14 plant extract which can antiseptic Speciality, the aqueous Ipomoea cairica (L)Sweet and
Plumeria rubra extracts Ipomoea cairica (L)Sweet) can kill the mesomorphus sp upon 80%
(16 individuals/20 individuals/ one sample) in 10-20 minutes after the liquid spray with the
speed of killed mesomorphus sp are the fastest The LD50 of the aqueous Ipomoea cairica
(L)Sweet is 2g fresh biomass/ml in 20 minutes If the time screening is 10 minutes which is
the shortest, the aqueous Ipomoea cairica (L) Sweet’s LD50 is 5g fresh biomass/ml The LD50 of Plumeria rubra extracts is 5g fresh biomass/ml in 40 minutes after the liquid spray If the LD50 of Plumeria rubra extracts is 10g fresh biomass/ml, the time killed
mesomorphus sp is the shortest which is 10 minutes So the novel in this study is the
research of antiseptic extracts which is friendly with the environment and salvages Ipomoea
cairica (L)Sweet that is the exotic
Từ khoá: antiseptic, plant extracts, mesomorphus sp, Ipomoea cairica, Mimosa pigra, liquid
spray method