PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta, đội ngũ những người CBCC có vai trò đặc biệt to lớn vai trò đó đã được chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “ Cán bộ là gốc của mọi vấn đề, gốc có tốt thì ngọn mới tốt” Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương lần thứ 3 khóa VIII cũng đã nêu cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng. Thực vậy cán bộ là cái gốc của mọi công việc, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung và cuae hệ thống các tổ chức nói riêng, suy cho cùng cũng được quyết định bởi năng lực phẩm chất của người cán bộ.Vì vậy nên đổi mới nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, nó không chỉ góp phần xây dựng một nền hành chính trong sạch, vững mạnh mà còn có tác động tích cực đến nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh. Nhất là trong bối cảnh hiện nay nước ta đang trong thời kỳ đổi mới mở cửa hội nhập kinh tế, trở thành thành viên của tổ chức (WTO) nên toàn bộ công chức trong bộ máy hành chính tạo thành một nguồn lực lớn phục vụ cho quá trình tổ chức và hoạt động của nhà nước. Đội ngũ công chức giữ vai trò chủ chốt trong việc quản lý và thúc đẩy sự phát triền của toàn bộ xã hội và đảm bảo nền hành chính quốc gia hoạt động liên tục Thực tế đã chứng minh nơi nào cán bộ công chức có trình độ chuyên môm nghiệp vụ, có năng lực phẩm chất đạo đức tốt thì nơi đó công việc trôi chảy và kinh tế xã hội phát triển hơn Huyện là đơn vị hành chính tiếp xúc trực tiếp với dân, thực hiện trưc tiếp và cụ thể các chủ trương của Đảng chính sách pháp luật của nhà nước.Vì vậy viêc quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ công chức ở cấp huyện là nhiệm vụ thường xuyên và có ý nghĩa hết sức quan trọng cả trước mắt cũng như lâu dài trong sự nghiệp cách mạng của Đảng... Trong thời gian kiến tập tại UBND huyện Nông Cống, em nhận thấy tầm quan trọng này do vậy em chọn đề tài: “ Đào Tạo Bồi Dưỡng Cán Bộ Công Chức tại UBND huyện Nông Cống ” làm đề tài báo cáo của mình 2. Mục tiêu nghiên cứu Khảo sát thực tiễn công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp huyện ( quận ) của huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa từ đó có thể hiểu biết thêm về công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức. Những mặt đã đạt được chưa đạt được và hạn chế Hoàn thiện mục tiêu nghiên cứu công tác đào tạo bồi dưỡng Vận dụng những kiến thức đã học để góp phầm làm rõ lý luận thực tiễn công tác đào tạo cán bộ công chức cấp huyện 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Tập trung tìm hiểu công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức tại UBND huyện Nông Cống Nêu cơ sở lý luận về công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo bồi dưỡng 4. Phạm vi nghiên cứu Không gian: trong phòng Nôi vụ UBND huyện Nông Cống Thời gian: nghiên cứu từ 2010 2015 Địa điểm: tại UBND huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa 5. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng các phương pháp sau phương pháp quan sát; phương pháp phân tích; Phương pháp thống kê; Và một số phương pháp khác...
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta, đội ngũnhững người CBCC có vai trò đặc biệt to lớn vai trò đó đã được chủ tịch Hồ ChíMinh nhấn mạnh: “ Cán bộ là gốc của mọi vấn đề, gốc có tốt thì ngọn mới tốt”Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương lần thứ 3 khóa VIII cũng đã nêu cán bộ
là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng Thực vậy cán bộ là cái gốccủa mọi công việc, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung
và cuae hệ thống các tổ chức nói riêng, suy cho cùng cũng được quyết định bởinăng lực phẩm chất của người cán bộ.Vì vậy nên đổi mới nâng cao chất lượngđội ngũ cán bộ công chức, nó không chỉ góp phần xây dựng một nền hành chínhtrong sạch, vững mạnh mà còn có tác động tích cực đến nhiều mặt của đời sốngkinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh Nhất là trong bối cảnh hiện naynước ta đang trong thời kỳ đổi mới mở cửa hội nhập kinh tế, trở thành thànhviên của tổ chức (WTO) nên toàn bộ công chức trong bộ máy hành chính tạothành một nguồn lực lớn phục vụ cho quá trình tổ chức và hoạt động của nhànước Đội ngũ công chức giữ vai trò chủ chốt trong việc quản lý và thúc đẩy sựphát triền của toàn bộ xã hội và đảm bảo nền hành chính quốc gia hoạt động liêntục
Thực tế đã chứng minh nơi nào cán bộ công chức có trình độ chuyên mômnghiệp vụ, có năng lực phẩm chất đạo đức tốt thì nơi đó công việc trôi chảy vàkinh tế - xã hội phát triển hơn
Huyện là đơn vị hành chính tiếp xúc trực tiếp với dân, thực hiện trưc tiếp và
cụ thể các chủ trương của Đảng chính sách pháp luật của nhà nước.Vì vậy viêcquan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ công chức ở cấp huyện là nhiệm vụ thườngxuyên và có ý nghĩa hết sức quan trọng cả trước mắt cũng như lâu dài trong sựnghiệp cách mạng của Đảng
Trong thời gian kiến tập tại UBND huyện Nông Cống, em nhận thấy tầm
quan trọng này do vậy em chọn đề tài: “ Đào Tạo Bồi Dưỡng Cán Bộ Công
Trang 2Chức tại UBND huyện Nông Cống ” làm đề tài báo cáo của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát thực tiễn công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp huyện ( quận )của huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa từ đó có thể hiểu biết thêm về công tácđào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức Những mặt đã đạt được chưa đạt được vàhạn chế
Hoàn thiện mục tiêu nghiên cứu công tác đào tạo bồi dưỡng
Vận dụng những kiến thức đã học để góp phầm làm rõ lý luận thực tiễn côngtác đào tạo cán bộ công chức cấp huyện
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Tập trung tìm hiểu công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức tạiUBND huyện Nông Cống
Nêu cơ sở lý luận về công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ và đưa ra các giảipháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo bồi dưỡng
4 Phạm vi nghiên cứu
Không gian: trong phòng Nôi vụ UBND huyện Nông Cống
Thời gian: nghiên cứu từ 2010 - 2015
Địa điểm: tại UBND huyện Nông Cống - tỉnh Thanh Hóa
5 Phương pháp nghiên cứu
6 Ý nghĩa đóng góp của đề tài
Về mặt lý luận: Đề tài cung cấp thêm những thông tin và kiến thức cơbản về công tác đào tạo bồi dưỡng công chức trong cơ quan nhà nước ở nướcta,đặc biệt là công tác đào tạo bồi dưỡng tại UBND huyện Nông Cống
Về mặt thực tiễn: Đề tài này đã nghiên cứu, đánh giá, phân tích một cách
Trang 3khách quan và cụ thể về công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức tại UBNDhuyện Nông Cống Từ đó đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện
và nâng cao công tác đào tạo bồi dưỡng tại đây Bên cạnh đó đây cũng là cơ hội
để tôi được tiếp xúc với thực tiễn nghề nghiệp, đồng thời là dịp để tôi kiết hợpnhững kiến thức đã học được với thực tế nhằm mở rộng và nâng cao kiến thức,tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng cho bản thân để làm nền tảng cho tương lai saunày
7 Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, lời cảm ơn và danh mục phần viết tắt ra gồm:
Chương 1 Khái quát về UBND huyện Nông Cống
Chương 2 Trực trạng về công tác đào tạo bồi dưỡng
Chương 3 Một số giải pháp và khuyến nghị về công tác đào tạo bồi dưỡng
Trang 4Chương 1 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN NÔNG CỐNG
1.1 Khái quát chung về phòng Nội vụ
1.1.1 Tên cơ quan, địa chỉ phòng nội vụ huyện Nông Cống
Tên cơ quan: Phòng Nội vụ huyện Nông Cống
Địa chỉ: Thị trấn Nông Cống huyện Nông Cống - tỉnh Than Hóa
Phòng Nội vụ có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng để hoạt động giaodịch; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBNDhuyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụcủa Sở Nội vụ
4 Về tổ chức, bộ máy:
a Tham mưu giúp UBND huyện quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
Trang 5hạn và tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc huyện theo hướng dẫn của UBNDTỉnh;
b Trình UBND huyện quyết định hoặc để UBND huyện trình cấp cóthẩm quyền quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan chuyên mônthuộc UBND;
c Xây dựng đề án thành lập, sáp nhập, giải thể các tổ chức sự nghiệp trìnhcấp có thẩm quyền quyết định;
d Tham mưu giúp Chủ tịch UBND huyện quyết định thành lập, giải thể,sáp nhập các tổ chức phối hợp liên ngành cấp huyện theo quy định của Phápluật
5 Về Quản lý và sử dụng biên chế hành chính, sự nghiệp:
a Tham mưu giúp Chủ tịch UBND huyện phân bổ chỉ tiêu biên chế hànhchính, sự nghiệp hàng năm;
b Giúp UBND cấp huyện hướng dẫn, kiểm tra về quản lý, sử dụng biênchế hành chính sự nghiệp;
c Giúp UBND huyện tổng hợp chung việc thực hiện các quy định về chế
độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với cơ quan chuyên môn, tổ chức sự nghiệpcấp huyện và UBND cấp xã
6 Về công tác xây dựng chính quyền
a Giúp UBND huyện và cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện việcbầu cử đại biểu Quốc Hội, đại biểu Hội đồng nhân dân theo phân công củaUBND huyện và hướng dẫn của UBND tỉnh;
b Thực hiện các thủ tục để Chủ tịch UBND huyện phê chuẩn các chứcdanh lãnh đạo của UBND cấp xã; giúp UBND huyện trình UBND tỉnh phêchuẩn các chức danh bầu cử theo quy định của pháp luật;
c Tham mưu, giúp UBND huyện xây dựng đề án thành lập mới, nhập,chia, tách, điều chỉnh địa giới hành chính trên địa bàn để UBND trình Hội đồngnhân dân cùng cấp thông qua trước khi trình các cấp có thẩm quyền xem xét,quyết định Chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ, mốc, chỉ giới, bản đồ địa giới hành
Trang 6chính của huyện;
d Giúp UBND cấp huyện trong việc hướng dẫn thành lập, giải thể, sápnhập và kiểm tra, tổng hợp báo cáo hoạt động của thôn, làng, tổ dân phố trên địabàn huyện theo quy định; bồi dưỡng công tác cho Trưởng, Phó thôn, làng, tổ dânPhố
7 Giúp UBND huyện trong việc hướng dẫn, kiểm tra tổng hợp báo cáoviệc thực hiện Pháp luật về dân chủ cơ sở đối với các cơ quan hành chính, đơn
vị sự nghiệp, xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện
8 Về cán bộ, cán bộ công chức, viên chức:
a Tham mưu giúp UBND huyện trong việc tuyển dụng, sử dụng, điềuđộng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, đánh giá; thực hiện các chính sách, đào tạo, bồidưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức quản lý đối với CBCC, viên chức
b Thực hiện việc tuyển dụng, quản lý cán bộ công chức xã, phường, thịtrấn và thực hiện chính sách đối với CBCC và cán bộ không chuyên trách xã,phường, thị trấn theo phân cấp
11 Về Công tác văn thư, lưu trữ
a Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện chấp hànhchế độ, quy định của pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ
b Hướng dẫn kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ về thu thập, bảo vệ, bảoquản và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ đối với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn
Trang 7huyện và lưu trữ huyện.
12 Về công tác thi đua khen thưởng:
a Tham mưu, đề xuất với UBND huyện tổ chức các phong trào thi đua vàtriển khai thực hiện chính sách khen thưởng của Đảng và Nhà nước trên địa bànhuyện; làm nhiệm vụ thường trực của Hội đồng thi đua - Khen thưởng cấphuyện;
b Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch nội dung thi đua,khen thưởng trên địa bàn huyện; xây dựng, quản lý và sử dụng Quỹ thi đua,khen thưởng theo quy định của Pháp luật
13 Thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý các viphạm về công tác nội vụ theo thẩm quyền
14 Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo Chủ tịch UBNDhuyện và Giám đốc Sở Nội vụ về tình hình, kết quả triển khai công tác nội vụtrên địa bàn
15 Tổ chức triển khai, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng
hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về công tác nội vụtrên địa bàn
16 Quản lý tổ chức, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãingộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đốivới CBCC, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Phòng Nội vụ theo quy địnhcủa pháp luật và theo phân cấp của UBND huyện
17 Quản lý tài sản của Phòng Nội vụ theo quy định của pháp luật và theophân cấp của UBND huyện
18 Giúp UBND huyện quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạncủa UBND xã, phường, thị trấn về công tác nội vụ và các lĩnh vực công tác khácđược giao trên cơ sở quy định của pháp luật và theo hướng dẫn của Sở Nội vụ
19 Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của UBND huyện
1.1.2.3 Tổ chức và biên chế
1 Phòng Nội vụ có Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, CBCC
Trang 8a Trưởng phòng Nộ vụ chịu trách nhiệm trước UBND, Chủ tịch UBNDhuyện và trước pháp luật về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạnđược giao và toàn bộ hoạt động của Phòng.
b Phó Trưởng phòng giúp Trưởng phòng phụ trách và theo dõi mộ số mặtcông tác; chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụđược phân công Khi Trưởng phòng vắng mặt một Phó Trưởng phòng đượcTrưởng phòng ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Phòng
c Việc bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, miễnnhệm, từ chức, thực hiện chế độ, chính sách đối với Trưởng phòng, Phó Trưởngphòng do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định theo quy định của pháp luật
2 Biên chế: Biên chế của Phòng Nội vụ từ 6 đến 7 CBCC, trường hợp cầnthiết có thể hợp đồng bổ sung Biên chế chính thức và hợp đồng do Chủ tịchUBND huyện quyết định trong tổng biên chế hành chính của huyện
1.1.3 Quá trình phát triển của phòng Nội vụ
Huyện Nông Cống xưa có tên là huyện Tư Nông Tư Nông hay NôngCống đều có chung một nghĩa là huyện có đặc trưng trồng lúa nước, sản lượngnhiều, đóng góp cao "Nông là nông nghiệp, Cống là đóng góp cao"
Thời Tuỳ - Ðường, Nông Cống là miền đất thuộc huyện Cửu Chân, tươngđương với phần đất huyện Ðông Sơn, Triệu Sơn, Nông Cống ngày nay Sangthời Trần - Hồ, sách Ðại Việt sử ký toàn thư chép: "Lê Duy người xã Cổ Ðịnhhuyện Nông Cống" Như thế, tên gọi Nông Cống đã được xác định từ thời Trần Thanh Hoá thời Trần gọi là trấn Thanh Ðô có 7 huyện và 3 châu Trong
đó, châu Cửu Chân có 4 huyện là Cổ Chiến, Duyên Giác, Kết Thuế và NôngCống Thời Lê - Nguyễn, tên gọi vẫn không thay đổi, với miền đất bao gồm cảhuyện Nông Cống, Triệu Sơn, Như Thanh, Như Xuân và một phần huyệnThường Xuân ngày nay Năm Minh Mệnh thứ 18, tách tổng Như Lăng thuộchuyện Nông Cống nhập cùng 3 tổng của huyện Thọ Xuân và huyện Lôi Dương
để lập châu Thường Xuân Năm Thành Thái thứ 5 lại tách 2 tổng Xuân Du vàLãng Lăng của huyện Nông Cống để lập ra châu Như Xuân (nay là huyện Như
Trang 9Xuân và Như Thanh).
Tháng 2 năm 1965, cắt 20 xã của huyện Nông Cống và 13 xã của huyệnThọ Xuân để lập huyện Triệu Sơn, cắt 7 xã của huyện Tĩnh Gia lập với 24 xãcòn lại để lập ra huyện Nông Cống ngày nay
- Vị trí địa lý: phía bắc giáp huyện Triệu Sơn và Ðông Sơn; phía đông namgiáp huyện Tĩnh Gia và Quảng Xương; phía tây giáp huyện Như Thanh
- Diện tích tự nhiên (dư địa chí 31-12-1997): 28.710 ha Trong đó: đấtnông nghiệp: 14.884,97 ha, đất lâm nghiệp: 2.200,53 ha, đất chuyên dùng:3.577,12ha, đất ở 809,95ha, đất chưa sử dụng 7.257,43ha
Tiền thân của phòng Nội vụ có tên là “ phòng Nội vụ - LĐTB&XH ” sau
đó do yêu cầu công việc Chủ tịch huyện đã quyết định tách phòng Nội vụ LĐTB&XH thành hai phòng riêng biệt để dễ dàng quản lý và thực hiện côngviệc.Từ đây phòng Nội vụ được thành lập
-Phòng Nội vụ thuộc sự quản lý của UBND huyện
1.1.4 Sơ đồ bộ máy tổ chức phòng Nội vụ huyện Nông Cống
Trưởng Phòng
Phó Phòng( quản lý thi đua - khen
Chuyên viên
(quản lý CBCC cấp
xã)
Chuyên viên(quản lý về công tácvăn thư - lưu trữ)
Trang 101.1.5 Phương hướng hoạt động trong thời gian tới trong phòng Nội vụ
Chỉ đạo các địa phương đơn vị tiếp tục tổ chức thực hiện các phong trào thi đua lập thành tích chào mừng đại hội thi đua toàn tỉnh, tiến tới đại hội thi đuatoàn quốc và đại hội đảng các cấp
Tổng hợp kết quả các phong trào thi đua, các danh hiệu và các hình thức
đã được khen thưởng của Huyện báo cáo trước Đại hội toàn tỉnh
Hướng dẫn nghành giáo dục bình xét thi đua năm học 2014 – 2015
Thẩm định hồ sơ đề nghị truy tặng danh hiệu mẹ Việt Nam anh hùng còn sai lệch thông tin
Hướng dẫn các xã tiếp tục tăng cường công tác quản lý các hoạt động Tôngiáo
1.1.6.Khái quát các hoạt động công tác của quản trị nhân lực
Các hoạt động về công tác quản trị nhân lực của Phòng Nội vụ bao gồmcác công tác như sau:
- Về công tác hoạch đinh nhân lực: Hoạch định nguồn nhân lực giúp
UBND huyện xác định rõ khoảng cách giữa hiện tại và định hướng tương lai vềnhu cầu nhân lực của UBND huyện, chủ động thấy trước được các khó khăn vàtìm các biện pháp nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực Đồng thời, hoạch định nguồnnhân lực giúp cho UBND huyện thấy rõ hơn những hạn chế và cơ hội của nguồnnhân lực mà Huyện hiện có Từ đó xem xét một các có hệ thống các nhu cầu vềnguồn nhân lực để đảm bảo mục tiêu “ đúng người, đúng việc, đúng chức năng,nhiệm vụ”
- Công tác phân tích công việc: Phân tích công việc được tiến hành nhằm
để xác định các nhiệm vụ thuộc phạm vi công việc đó và các kỹ năng, năng lựcquyền hạn và trách nhiệm cụ thể cần phải có để thực hiện công việc đó một cáchtốt nhất Xây dựng bản mô tả công việc, yêu cầu công việc, tiêu chuẩn thực hiệncông việc một cách cụ thể, chi tiết cho từng vị trí công việc, đây là cơ sở choviệc bố trí nguồn nhân lực phù hợptrong Huyện, đặt đúng người vào đúng việc.Mục đích chủ yếu của phân tích công việc là hướng dẫn giải thích cách thức xácđịnh một cách chi tiết các chức năng nhiệm vụ chủ yếu của công việc và cách
Trang 11thức xác định nên tuyển chọn hay bố trí những người như thế nào để thực hiệncông việc đó tốt nhất.
Công tác tuyển dụng nhân lực: Công khai, minh bạch, tuyển dụng những
người có đủ năng lực vào những vị trí đang còn thiếu Áp dụng quy trình tuyển
dụng theo luật, kế hoạch đã được đề ra
Công tác sắp xếp, bố trí nhân lực cho các vị trí: Xắp xếp bố trí nhân lực
cho các vị trí chưa có người đảm nhiệm công việc đó, có thể thuyên chuyển công tác hoặc sắp xếp những người được tuyển dụng, chuyển đổi nhân sự một cách hợp lý sẽ được bố trí làm việc đúng với năng lực chuyên môn và được hưởng lương, các chính sách theo quy định của nhà nước
Công tác đào tạo phát triển nhân lực: Mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho
nhân viên đi học các lớp, khóa do tỉnh mở, nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên, tạo điều kiện cho nhân viên phát huy hết khả năng của mình
Công tác đánh giá kết quả và thực hiện công việc: Dựa vào quá trình
thực hiện công việc và kết quả thực hiện công việc để đánh giá đội ngũ nhân lực
có hoàn thành công việc được giao hay không Kết quả đánh giá chính là cơ sở
để quyết định các biện pháp phù hợp trong sử dụng, đãi ngộ, bố trí, đề bạt, đào tạo, bồi dưỡng, kỉ luật, khen thưởng
Quan điểm trả lương cho người lao động: Trả lương đúng theo năng lực,
thực hiện nâng lương đúng thời hạn, nâng lương trước thời hạn cho nhân viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao
Công tác giải quyết quan hệ lao động: Chỉ đạo hướng dẫn nghiệp vụ,
kiểm tra đôn đốc nhân viên; phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban trong huyện; tham mưu giúp việc, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định
1.2 Cơ sở lý luận về công tác tuyển dụng
1.2.1 Khái niệm của quản trị nhân lực
Khái niệm quản trị nhân lực được trình bày theo nhiều góc độ khác nhau:
Ở góc độ tổ chức quá trình lao động: “Quản lý nhân lực là lĩnh vực theo dõi,
Trang 12hướng dẫn, điều chỉnh, kiểm tra sự trao đổi chất (năng lượng, thần kinh, bắp thịt) giữa con người với các yếu tố vật chất của tự nhiên (công cụ lao động, đối tượng lao động, năng lượng ) trong quá trình tạo ra của cải vật chất và tinh thần
để thoả mãn nhu cầu của con người và xã hội nhằm duy trì, bảo vệ và phát triển tiềm năng của con người”
Với tư cách là một trong các chức năng cơ bản của quá trình quản trị: Quản trị nhân lực bao gồm các việc từ hoạch định, tổ chức, chỉ huy, phối hợp vàkiểm soát các hoạt động liên quan đến việc thu hút, sử dụng và phát triển người lao động trong các tổ chức.Đi sâu vào chính nội dung hoạt động của quản trị nhân lực thì “Quản lý nhân lực là việc tuyển dụng, sử dụng, duy trì và phát triển cũng như cung cấp các tiện nghi cho người lao động trong các tổ chức”
Tựu chung lại, quản trị nhân lực được quan niệm trên hai góc độ: nghĩa hẹp và nghĩa rộng
Nghĩa hẹp của quản lý nguồn nhân lực là cơ quan quản lý làm những việc
cụ thể như: tuyển người, bình xét, giao công việc, giải quyết tiền lương, bồi dưỡng, đánh giá chất lượng cán bộ công nhân viên nhằm chấp hành tốt mục tiêu,
kế hoạch của tổ chức.Xét trên góc độ quản lý, việc khai thác và quản lý nguồn nhân lực lấy giá trị con người làm trọng tâm, vận dụng hoạt động khai thác và quản lý nhằm giải quyết những tác động lẫn nhau giữa người với công việc, giữangười với người và giữa người với tổ chức
Tóm lại, khái niệm chung nhất của quản trị nguồn nhân lực được hiểu nhưsau: “Quản lý nguồn nhân lực là những hoạt động nhằm tăng cường những đónggóp có hiệu quả của cá nhân vào mục tiêu của tổ chức trong khi đồng thời cố gắng đạt được các mục tiêu xã hội và mục tiêu cá nhân”
Mục tiêu của quản trị nhân lực là: Cung cấp cho tổ chức một lực
lượng lao động có chất lượng đầy đủ về mặt số lượng, thực hiện công việc một cách hiệu quả tạo ra năng xuất chất lượng cao
Mục tiêu xã hội: Quản trị nhân lực không chỉ đáp ứng nhu cầu, những
vấn đề nội dung của tổ chức mà còn giải quyết những nhu cầu thách thức của xã
Trang 13Mục tiêu về mặt tổ chức: Quản trị nhân lực sẽ giúp thiết kê bố trí sắp xếp
sử dụng một cách hợp lý hiệu quả nhất trong cơ quan
Mục tiêu về mặt cá nhân: Quản trị nhân lực không chỉ hướng đến mục
tiêu chung của tổ chức mà còn đáp ứng thỏa mãn nhu cầu khác của con người
1.2.2 Khái niệm Cán bộ, công chức
Hiện nay, cán bộ và công chức được định nghĩa chung tại Điều 4 Luật
CBCC ngày 13-11-2008 như sau:
- Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữchức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam,Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phốthuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từngân sách Nhà nước
- Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch,chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổchức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vịthuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp,công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà khôngphải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý củađơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chứcchính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biênchế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước; đối với công chức trong bộ máylãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹlương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật
1.2.3 Đào tạo, bồi dưỡng
Đào tạo được hiểu là một quá trình hoạt động có mục địch, có tổ chức,
nhằm hình thành và phát triển có hệ thống các tri thức, kỹ xảo, kỹ năng, tháiđộ… để hoàn thành nhân cách cho một cá nhân, tạo điều kiện cho họ có thể vào
Trang 14đời hành nghề một cách có năng suất và hiệu quả Hay nói một cách chung nhất,đào tạo được xem như là một quá trình làm cho người ta trở thành người cónăng lực theo những tiêu chuẩn nhất định.
Bồi dưỡng là quá trình cập nhật hóa kiến thức còn thiếu hoặc đã lạc hậu,
bổ túc nghề nghiệp, đào tạo thêm hoặc củng cố các kỹ năng nghề nghiệp theocác chuyên đề, đào tạo thêm hoặc củng cố các kỹ năng nghề nghiệp theo cácchuyên đề Các hoạt động này nhằm tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội
để củng cố và mở mang một cách có hệ thống những tri thức, kỹ năng chuyênmôn, nghề nghiệp sẵn có để lao động có hiệu quả hơn
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là một quá trình nhằm trang bị
cho đội ngũ cán bộ, công chức những kiến thức, kỹ năng, hành vi cần thiết đểthực hiện tốt nhất nhiệm vụ được giao
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là công tác xuất phát từ đòi hỏi kháchquan của công tác cán bộ nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứngyêu cầu quản lý trong từng giai đoạn Đào tạo, bồi dưỡng trang bị cập nhật kiếnthức cho cán bộ, công chức, giúp họ theo kịp với tiến trình kinh tế, xã hội đảmbảo hiệu quả của hoạt động công vụ
Nhìn chung, trong điều kiện chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nước tacòn hạn chế, thì đào tạo, bồi dưỡng là giải pháp hiệu quả, nó cũng góp phầnhoàn thiện cơ cấu cho chính quyền Nhà nước từ Trung ương đến địa phương.Đào tạo, bồi dưỡng để đảm bảo nhu cầu nhân sự cho tổ chức, để rèn luyện vànâng cao năng lưc cho đội ngũ trẻ, đảm bảo nhân sự cho chính quyền nhà nước
Trang 15Chương 2.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CÔNG
CHỨC Ở UBND HUYỆN NÔNG CỐNG 2.1 Khái quát về công tác đào tạo, bồi dưỡng trong UBND huyện Nông Cống
2.1.1 Sự cần thiết về đào tạo bồi dưỡng CBCC
Trong điều kiện kinh tế hiện nay khi nền kinh tế nước ta mở cửa,đổi mới kéo theo các ngành khoa học công nghệ phát triển,công tác đào tạo bồi dưỡng CBCC rất quan trọng vì nó bồi dưỡng cập nhật thông tin,kiến thức cho CBCC vìđây là những người chủ chốt,nắm vai trò quyết định đưa đất nước tiến lên hay thất bại
Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng là trang bị kiến thức về lý luận chính trị; kiếnthức, kỹ năng quản lý nhà nước; chuyên môn nghiệp vụ; kiến thức ngoại ngữ, tinhọc và các kiến thức bổ trợ khác nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả của bộ máy Nhà nước, có phẩm chất đạo đức tốt, trung thành với Nhà nước Cộng hoà
Trang 16xã hội chủ nghĩa Việt Nam Quyết định số: 1374/QĐ-TTg ngày 12/8/2011 của Thủ tướng Chính Phủ Phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chứcgiai đoạn 2011 - 2015 với mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng: Góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, vững vàng về chính trị, tinh thông nghiệp
vụ có đủ năng lực xây dựng hệ thống chính trị, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tiên tiến, hiện đại
Chính Phủ ban hành nghị quyết số 30c/NQ-CP, ngày 08/11/2011 về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020: đếnnăm 2020, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có số lượng, cơ cấu hợp lý, đủ trình độ và năng lực thi hành công vụ, phục vụ nhân dân và phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước Chương trình đề ra 06 nhiệm vụ cơ bản trong đó nhiệm
vụ xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức công chức có 9 giải pháp, cụ thể về giải pháp về đào tạo bồi dưỡng: Đổi mới nội dung và
chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng theo các hình thức: Hướng dẫn tập sự trong thời gian tập sự; bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, viên chức; đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; bồi dưỡng bắt buộc kiến thức, kỹ năng tối thiểu trước khi bổ nhiệm và bồi dưỡng hàng năm
Chính phủ ban hành nghị định số 18/NĐ - CP ngày 5/03/2011 về việc đàotạo bồi dưỡng CBCC với mục tiêu trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thựchiện nhiệm vụ, công vụ.Góp phần xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp có
đủ năng lực xây dựng nền hành chính tiên tiến, hiện đại
Thực hiện Nghị đinh,Nghị quyết của chính phủ và nhận thấy được tầm quan trọng của công tác đào tạo bồi dưỡng UBND huyện Nông Cống đã tổ chức công tác đào tạo bồi dưỡng với mục tiêu đến năm 2020 CBCC cấp huyện được bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môm,có đủ năng lực chuyên môm để hoàn thiện nhiệm vụ Đảng và Nhà nước giao, kịp thời phục vụ đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới hiện nay phục vụ cho công tác chuẩn hóa CBCC Thực hiện chủ trương của Đảng bộ tại Nghị Quyết đại hội huyện Đảng bộ lần thứ XXV đã xác
Trang 17định rõ: “Tiếp tục triển khai và tổ chức thực hiện Nghị Quyết ban hành trung Ương lần thứ 3(khóa VIII) về chiếm lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước trên cơ sở quy hoạch, đào tạo cán bộ các cấp, các nghành xây dựng tiếptục bổ sung hoàn thiện quy hoạch cán bộ cho phù hợp với thực tiễn” UBND huyện Nông Cống đã tổ chức đào tạo bồi dưỡng với mục tiêu đến năm 2020 CBCC cấp Huyện được đào tạo bồi dưỡng,nghiệp vụ chuyên môm, có đủ năng lực trình độ để hoàn thành nhiệm vụ đáp ứng công cuộc đổi mới hiện nay Như vậy, công tác đào tạo bồi dưỡng là một nội dung quan trọng trong công tác lãnh đạo của Đảng, muốm có cán bộ tốt thì vai trò công tác đào tạo bồi dưỡng càng quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết
2.1.2 Nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng
1 Đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn của ngạch công chức, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị
2 Bảo đảm tính tự chủ của cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng công chức trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng
3 Kết hợp cơ chế phân cấp và cơ chế cạnh tranh trong tổ chức đào tạo, bồi dưỡng
4 Đề cao vai trò tự học và quyền của công chức trong việc lựa chọn
chương trình bồi dưỡng theo vị trí việc làm
5 Bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả
2.1.3 Điều kiện, tiêu chuẩn cử CBCC đi đào tạo, bồi dưỡng
1 Cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo sau đại học (tiến sĩ; thạc sĩ; chuyên khoa I, chuyên khoa II đối với ngành y tế) phải nằm trong quy hoạch, đảm bảo các điều kiện của cơ sở đào tạo; đồng thời đáp ứng đủ các điều kiện theo từng đối tượng cụ thể sau:
Đối với cán bộ, công chức: Chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm hoặc chức danh quy hoạch; cán bộ, công chức được cử đi đào tạo sau đại học lần đầu, tuổi đời không quá 40 tuổi tính đến thời điểm được cử đi đào tạo;
Trang 18có cam kết tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại các cơ quan thuộc thẩm quyền quản lý của tỉnh sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian
ít nhất gấp 03 lần thời gian đào tạo; có thời gian công tác từ đủ 05 năm trở lên tính từ thời điểm được tuyển dụng, tiếp nhận, bố trí công tác, trong đó có ít nhất
03 năm liên tục hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên Trường hợp đáp ứng được các yêu cầu quy định tại Khoản 4 Điều 24 Thông tư số 03/2011/TT-BNV ngày 25/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghịđịnh số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức (sau đây gọi là Thông tư số 03/2011/TT-BNV) thì được cử đi đào tạo khi đủ 03 năm công tác
2 Cán bộ, công chức, được cử đi đào tạo trung cấp, cao đẳng, đại học khi
đủ các điều kiện sau:
a) Đã được bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ lãnh đạo mà chưa đáp ứng tiêu chuẩn trình độ đào tạo theo quy định; hoặc đang đảm nhiệm vị trí thuộc lĩnh vựcchuyên môn có tính đặc thù; hoặc đối với chức danh trưởng, phó trưởng công
an, quân sự cấp xã chưa đạt chuẩn chuyên môn
b) Chuyên ngành cử đi đào tạo phải phù hợp với vị trí, chức danh và tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của nhà nước;
c) Có cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 03 lần thời gian đào tạo (đối với cán bộ, công chức), trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo (đối với viên chức)
3 Cán bộ, công chức, viên chức được cử đi tập huấn, bồi dưỡng để nâng cao năng lực, kỹ năng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn khi có đủ các điều
kiện theo quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng
4 Việc cử cán bộ, công chức đi bồi dưỡng ở nước ngoài bằng ngân sáchnhà nước thực hiện theo quy định tại Điều 18 Thông tư số 03/2011/TT-BNV
2.1.5 Hình thức và nội dung đào tạo
Về hình thức đào tạo
Trang 19- Đảm bảo công việc được sắp xếp một cách khoa học, hoạt động thông suốt, đồng thời để các đối tượng có thể tham gia hoạt động thuận tiện, trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng CBCC, Sở đã sử dụng nhiều hình thức đào tạo khác nhau Có thể kể đến một số hình thức:
- Đào tạo chính quy tập trung: đây là hình thức đào tạo mà đầu vào thông qua các kỳ thi quốc gia để tuyển chọn những người có đủ tiêu chuẩn vào học theo hình thức tập trung tại trường Hình thức đào tạo này tạo ra nguồn lực CBCC trẻ, dự nguồn cho quy hoạch cán bộ Đào tạo tập trung cung cấp cho xã hội đội ngũ những CBCC giỏi về chuyên môn, có phẩm chất đạo đức tốt có nănglực nghiên cứu, có trình độ ngoại ngữ và tin học phục vụ tốt cho việc nghiên cứu và quản lý
- Đảm bảo công việc được sắp xếp một cách khoa học, hoạt động thông suốt, đồng thời để các đối tượng có thể tham gia hoạt động thuận tiện, trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng CBCC, Sở đã sử dụng nhiều hình thức đào tạo khác nhau Có thể kể đến một số hình thức:
- Đào tạo chính quy tập trung: đây là hình thức đào tạo mà đầu vào thông qua các kỳ thi quốc gia để tuyển chọn những người có đủ tiêu chuẩn vào học theo hình thức tập trung tại trường Hình thức đào tạo này tạo ra nguồn lực CBCC trẻ, dự nguồn cho quy hoạch cán bộ Đào tạo tập trung cung cấp cho xã hội đội ngũ những CBCC giỏi về chuyên môn, có phẩm chất đạo đức tốt có nănglực nghiên cứu, có trình độ ngoại ngữ và tin học phục vụ tốt cho việc nghiên cứu và quản lý
Nội dung đào tạo, bồi dưỡng
Đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước.
Trang 20- Kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước:
+ Trang bị kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo chương trình quy định cho công chức các ngạch và theo chức vụ lãnh đạo, quản lý;
+ Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý chuyên ngành và vị trí việc làm theo chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm;
+ Bồi dưỡng văn hóa công sở
- Bồi dưỡng kiến thức hội nhập quốc tế
- Bồi dưỡng trình độ tin học, ngoại ngữ, tiếng dân tộc cho cán bộ, công chức công tác tại các vùng có dân tộc thiểu số
- Đào tạo trình độ sau đại học cho cán bộ, công chức:
+ Đào tạo trình độ sau đại học cho cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện trong diện quy hoạch
+ Đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học cho cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện
+ Đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học theo tiêu chuẩn cho cán
bộ, công chức cấp xã
- Bồi dưỡng trang bị kiến thức, kỹ năng hoạt động cho đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp theo chương trình quy định
Đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài:
Đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài các nội dung:
+ Quản lý, điều hành các chương trình kinh tế - xã hội;
+ Quản lý hành chính công;
+ Quản lý nhà nước chuyên ngành, lĩnh vực;
+ Xây dựng tổ chức và phát triển nguồn nhân lực;
+ Chính sách công, dịch vụ công;
+ Kiến thức hội nhập quốc tế
2.1.6 Vai trò của công tác đào, tạo bồi dưỡng
Công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC là một vấn đề quan trọng của công táccán bộ Vấn đề này đã, đang và sẽ tiếp tục được Đảng, Nhà nước quan tâm, nhất