Thí nghiệm vật lý: Khảo sát mạch điện RLC có dòng xoay chiều dùng dao động lý điện tử hai kênh và máy phát tần số
Trang 1VLKT - Viện Vật lý Kỹ thuật- ĐHBK Hà nội
Thí nghiệm vật lý BKE-070 khảo sát mạch điện RLC có dòng xoay chiều dùng dao động ký điện tử hai kênh và máy phát tần số
DụNG Cụ
1 Dao động ký điện tử hai kênh VC 2020
2 Máy phát tần số GF - 597
3 Bảng lắp ráp mạch điện
4 Hộp điện trở thập phân 0ữ9999 Ω
5 Tụ điện Cx
6 Điện trở thuần Rx
7 Cuộn cảm Lx
8 Đồng hồ đo tần số hiện số
9 Hai dây dẫn tín hiệu (còn gọi là cáp
đồng trục) dùng cho dao động ký điện tử: một đầu có phích cắm đồng trục, một đầu có que đo
10.Một dây dẫn tín hiệu dùng cho máy phát GF-597 : một đầu có phích cắm năm chân, một đầu có phích cắm đơn
11.Bộ dây dẫn có hai đầu phích cắm đơn
I Giới thiệu các dụng cụ đo
I Dao động ký điện tử hai kênh
Dao động kí điện tử là thiết bị dùng nghiên cứu quy luật biến đổi theo thời gian của hiệu
điện thế U(t) hay dòng điện I(t) chạy trong mạch điện - gọi chung là các tín hiệu điện Dao
động ký điện tử không những có thể đo được độ lớn, mà còn quan sát được dạng các tín hiệu
điện nhờ sự hiện thị của chúng trên màn hình, quan sát và đo được độ lệch pha, đo tần số dòng xoay chiều hoặc tổng hợp dao động theo hai phương x,y vuông góc với nhau của các tín hiệu
đó
z
a qqqqqqq
Hình 1 Mặt trước của dao động kí điện tử hai kênh VC 2020
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
4 6 8 10
27
Trang 2A Chức năng của các núm điều chỉnh trên
mặt dao động kí điện tử VC2020 (Hình 1) :
1. Núm xoay INTEN dùng chỉnh cường độ
của vệt sáng trên màn hình
2. Núm xoay FOCUS dùng điều chỉnh độ tụ
của chùm tia êlectron (tức độ nét của vệt
sáng trên màn hình)
3. Nút nhấn POWER là công-tắc bật tắt nguồn
4. ổ cắm đồng trục ( lối vào) của kênh tín hiệu
thứ nhất (CH1) hoặc của tín hiệu đặt trên kênh
X
5. Núm chuyển mạch VOLTS/DIV dùng để chọn
thang đo điện áp đưa vào kênh CH1 và núm
chiết áp gắn đồng trục với nó dùng để điều
chỉnh liên tục điện áp trên bộ chia lối vào
kênh CH1
6. Núm gạt có ba vị trí :
vị trí AC dùng đo điện áp xoay chiều,
vị trí DC dùng đo điện áp một chiều,
vị trí GND dùng để ngắn mạch lối vào
kênh CH1
7. Núm xoay POSITION dùng điều chỉnh vị
trí của vệt sáng theo phương thẳng đứng
(theo trục Y) đối với kênh CH1
8. Nút nhấn ALT, CHOP dùng chọn chế độ
quét lần lượt giữa 2 kênh CH1 và CH2 Vị trí
ALT là quét luân phiên từng đường, vị trí
CHOP là quét luân phiên từng điểm Tuỳ theo
tần số hay dạng tín hiệu mà ta chọn chế độ thích
hợp
9. Chuyển mạch kiểu làm việc"MODE", có
bốn vị trí :
vị trí CH1 chỉ làm việc với kênh 1,
vị trí CH 2 chỉ làm việc với kênh 2,
vị trí DUAL làm việc với cả hai kênh,
vị trí ADD dùng cộng tín hiệu của hai
kênh (không dùng đến trong bài này)
10. Cọc nối đất ( mass ) vỏ máy để chống
nhiễu
11. Nút nhấn CH2 INV dùng đảo cực tính
( đảo pha 1800) tín hiệu vào kênh 2
12. Núm gạt chuyển mạch có ba vị trí dùng cho kênh CH2 , có vai trò giống núm chuyển mạch 6
13. ổ cắm đồng trục ( lối vào ) của kênh tín hiệu thứ hai (CH 2) hoặc của tín hiệu đặt trên kênh Y
14. Núm xoay POSITION dùng điều chỉnh
vị trí của vệt sáng theo phương thẳng đứng (theo trục Y) đối với kênh CH2
15. Chuyển mạch VOLTS/DIV dùng chọn thang đo điện áp đưa vào kênh CH2 và núm của chiết áp gắn đồng trục với nó dùng để điều chỉnh liên tục điện áp trên bộ chia lối vào kênh CH2
16. Nút nhấn SLOPE dùng đảo pha của tín hiệu quét, thường đặt ở vị trí nổi (+)
17. ổ cắm lối vào tín hiệu đồng bộ quét (không dùng đến trong bài này)
18. Núm gạt chuyển mạch SOURCE có bốn vị trí :
vị trí CH1 dùng để đồng bộ điện áp quét cho kênh CH1,
vị trí CH2 dùng để đồng bộ điện áp quét cho kênh CH2,
các vị trí LINE và EXT không dùng đến Chú ý : khi đưa tín hiệu vào kênh nào thì chuyển mạch MODE (9) và SOURCE (18) phải đặt ở vị trí kênh tương ứng để đường quét trên màn hình được đồng bộ
19. Núm gạt chuyển mạch MODE TRIGGER
có bốn vị trí : AUTO, NORM, TV-V, TV-H Trong bài này ta chỉ đặt ở vị trí AUTO hoặc NORM, không dùng đến các vị trí khác
20. Núm xoay LEVEL dùng điều chỉnh
mức tín hiệu đồng bộ để tín hiệu đứng yên
trên màn hình Chú ý rằng núm xoay LEVEL
chỉ có tác dụng đồng bộ tín hiệu các kênh khi các chuyển mạch MODE TRIGGER (19), SOURCE (18) và MODE (9) đặt đúng
vị trí tương ứng
Trang 321. Nút nhấn TRIG.ALT luôn đặt ở vị trí
nổi, không dùng đến vị trí chìm
22. Núm xoay chuyển mạch chọn tốc độ
quét (TIME/DIV) dùng để chọn tốc độ quét
thích hợp với tần số tín hiệu cần nghiên cứu Nó
có ba dải quét : từ 5s đến 1s; từ 50ms đến
0,1ms; và từ 50às đến 0,2às khi nút nhấn
x10MAG ở vị trí nổi Khi nút nhấn x10MAG ở
vị trí chìm, tốc độ quét tăng lên 10 lần so với
các giá trị kể trên
Núm này còn có một vị trí kí hiệu X–Y(vị
trí tận cùng trái ) được sử dụng khi các cặp
phiến lệch X1-X2 và và Y1-Y2 được điều
khiển bởi hai tín hiệu đặt trực tiếp vào hai lối
vào CH1 và CH2 của dao động ký điện tử :
tín hiệu đưa vào kênh CH1 để điều khiển
trên các phiến lệch ngang X1-X2
tín hiêu đưa vào kênh CH2 để điều khiển
các phiến lệch đứng Y1-Y2
Ta sẽ dùng kiểu hoạt động này để nghiên
cứu mạch RLC theo phương pháp tổng hợp
hai dao động vuông góc
23. Núm xoay SWP.VAR dùng điều chỉnh
liên tục tốc độ quét Khi xoay núm này từ vị
trí tận cùng trái sang vị trí tận cùng phải thì
tốc độ quét tăng khoảng 3 lần
24. Nút nhấn x10MAG dùng tăng tốc độ
quét 10 lần khi ấn chìm xuống (thường được
đặt ở vị trí nổi)
25. Núm xoay POSITION dùng dịch chuyển
vị trí chùm tia theo phương ngang
26. Màn hình của dao động kí điện tử
27. Chốt để lấy ra điện áp chuẩn 1kHz, biên
độ 2Vpp dạng chữ nhật dùng kiểm tra và hiệu
chỉnh các bộ chia lối vào VOLTS/DIV của các
kênh lối vào CH1 và CH2
B Sử dụng dao động ký điện tử hai kênh
1. Chọn thang đo : Khi muốn nghiên cứu
điện áp U, ta cần phải biết khoảng giá trị của
điện áp đó để chọn thang đo thích hợp trên
dao động kí điện tử Ban đầu, nên :
Đặt các chuyển mạch VOLTS/DIV (5;15)
ở vị trí tận cùng trái (5V/DIV) để phòng ngừa quá tải ở lối vào
Đặt chuyển mạch TIME/DIV (22) ở vị trí 1ms Khi tiến hành đo, sẽ chuyển về vị trí thích hợp với tần số tín hiệu cần nghiên cứu
Núm xoay InteN (1) đặt ở vị trí tận cùng phải (sáng nhất) để khi bật máy lên, ta
có thể thấy ngay vệt sáng trên màn hình Muốn cho đường tia quét thanh nét hơn, người ta giảm bớt cường độ sáng
Các núm xoay còn lại : 7, 14, 20, 23, 25
đặt ở vị trí giữa
2. Cắm các phích đồng trục của dây đo vào các ổ CH1 hoặc CH2 ở phần que đo của dây này, người ta thường thiết kế một bộ chia áp điều chỉnh bằng một núm gạt, có hai
vị trí x1 và x10 Tại vị trí x10, biên độ điện
áp tín hiệu cần đo được giảm đi 10 lần trước khi đặt vào lối vào của dao động kí Thường ta chỉ nghiên cứu các điện áp có biên độ không lớn, núm gạt bộ chia áp
được đặt ở vị trí x1
3. Cắm phích lấy điện vào ổ điện ~ 220V
ấn nút POWER (3) : đèn LED sáng Sau 5
ữ10s sẽ xuất hiện một vệt sáng trên màn hình Dao động kí điện tử đ~ sẵn sàng làm việc
4. Kiểm tra các kênh CH1 và CH2 :
a) Xoay các chuyển mạch VOLTS/DIV (5;15) về vị trí 1V/DIV
b) Đặt chuyển mạch TIME/DIV (22) ở vị trí 0,2ms/DIV
c) Đặt chuyển mạch MODE (9) ở vị trí DUAL; chuyển mạch MODE TRIGER (19) ở vị trí AUTO; chuyển mạch SOURCE(18) ở vị trí CH1
d) Điều chỉnh các núm xoay POSITION (7; 14) sao cho hai đường quét cách nhau 4 cm (4 ô)
e) Nối móc đầu đo của lối vào CH1 vào chốt (27) để đưa tín hiệu 2Vpp-1KHz
Trang 41 7 8 9
3
6
Hình 2 : Máy phát tần số GF-597
4
vào kênh CH1 Quan sát các xung hình
chữ nhật xuất hiện trên màn hình Xoay
nhẹ núm LEVEL (20) để điều chỉnh các
xung này đứng vững trên màn hình
f) Xoay núm SWP VAR (23) và núm chiết áp
điều chỉnh liên tục bộ chia lối vào gắn
đồng trục với chuyển mạch (5) về vị trí tận
cùng trái (CALIP), ta được :
Chu kì xung vuông chiếm 5 ô trên màn :
5 x 0.2 ms/DIV = 1ms
Biên độ xung vuông chiếm 2 ô trên màn :
2 x 1V/ DIV = 2 Vpp
(Các số liệu này phù hợp với số ghi bên cạnh chốt 27)
g) Thực hiện bước e) đối với kênh CH2, chú ý vặn chuyển mạch SOURCE(18) ở vị trí CH2 khi làm việc với kênh CH2
h) Nếu máy không đạt số liệu như mục f) thì phải nhờ chuyên gia giúp đỡ, không
tự động sửa chữa dao động kí
i) Sau khi sử dụng, phải tắt máy, tháo dây
đo xếp gọn, dùng khăn vải phủ máy để
che bụi Khi làm việc, nhất thiết phải bỏ khăn phủ máy để máy toả nhiệt dễ dàng
II máy phát tần số GF-597
Máy phát tần số là thiết bị dùng để tạo ra các tín hiệu điện xoay chiều có tần số thay đổi
được trong khoảng 0ữ20 000 Hz Máy phát tần số thường được dùng kết hợp với dao động ký
điện tử để khảo sát mối quan hệ giữa hiệu điện thế và dòng điện trong các mạch điện R, L, C
A Chức năng của các núm điều chỉnh bố trí
trên mặt máy phát tín hiệu GF-597 (Hình 2) :
1 Công tắc S (cấp điện ~220V vào máy)
2 Đèn báo hiệu LED
3 Núm điều chỉnh chọn tần số của máy
phát
4 Núm chuyển mạch chọn thang tần số, có
ba nấc : x10 , x100 , x1k (tức x103)
Thang x10 : 20 Hz đến 200 Hz
Thang x100 : 200 Hz đến 2000 Hz
Thang x1k : 2000 Hz đến 20.000 Hz
5 Núm chỉnh biên độ điện áp ra xoay chiều
6 Cầu chì bảo vệ F
7 Lối ra của điện áp xoay chiều hình sin U1
(biên độ cực đại 10 Vpp)
8 Lối ra của điện áp xoay chiều hình sin U2
(biên độ cực đại 1Vpp)
9 Lối ra của điện áp xoay chiều xung vuông U3 (biên độ cực đại 5 Vpp)
B Sử dụng máy phát tín hiệu GF-597
Cắm đầu phích năm chân của dây tín hiệu vào
ổ 7 ( U1) của máy phát tần số GF-597
Trang 51. Hai đầu phich đơn còn lại của dây tín hiệu
được cắm vào hai đầu A, B của mạch điện
RLC trên bảng lắp ráp mạch điện
2. Chọn tần số dòng xoay chiều : Ví dụ cần
chọn tần số 1000 HZ, ta vặn chuyển mạch 4
đến vị trí x100 và xoay nhẹ núm 3 của đĩa tần
số đến vị trí 10, để có tần số 1000 HZ
4 Núm điểu chỉnh biên độ điện áp tín hiệu
ra ban đầu nên để ở vị trí 5 ( ra khoảng 3V-5Vpp )
II tổng hợp hai dao động điện vuông góc, cùng tần số -
Đo trở kháng và khảo sát mạch cộng hưởng RLC bằng dao động ký điện tử
I Tổng hợp hai dao động điện
vuông góc có cùng tần số
A- Cơ sở lí thuyết, phương pháp thực
nghiệm :
Xét mạch điện ADB như trên Hình 3 :
Do trở kháng Zx mắc nối tiếp với điện trở
Ro nên dòng điện chạy qua chúng là chung
Hiệu điện thế UAD và dòng điện chạy qua
trở kháng Z x , tuỳ theo đặc tính của Z x sẽ
bị lệch pha một góc ϕ nào đó Mặt khác, R o
là điện trở thuần nên hiệu điện thế UBD và
dòng điện chạy qua R o luôn cùng pha Như
vậy bằng cách so sánh pha giữa hai hiệu
điện thế UAD và UBD , sẽ cho ta kết quả
phản ánh đúng như quan hệ pha giữa thế và
dòng trên Zx Dựa trên các kết quả nhận
được ta có thể xác định được giá trị điện
trở Rx, điện dung của tụ điện Cx , hệ số tự
cảm của cuộn dây Lx, khảo sát mạch cộng
hưởng LC và nghiệm lại công thức tần số
riêng của mạch cộng hưởng LC nối tiếp hoặc song song
Hiệu điện thế UBD giữa hai đầu điện trở
Ro được đưa vào hai bản cực song song thẳng
đứng X1X2 ( qua kênh CH1) , tạo ra điện trường biến thiên dao động theo phương ngang
Hiệu điện thế UAD giữa hai đầu trở kháng Zx được đưa vào hai bản cực song song nằm ngang Y1Y2 ( qua kênh CH2), tạo
ra điện trường biến thiên dao động theo phương thẳng đứng
Khi chùm electron phát ra từ catôt của ống tia điện tử đi qua không gian giữa hai cặp phiến lệch X và Y đặt vuông góc nhau , các lực điện trường sẽ làm chúng tham gia hai dao động theo hai phương vuông góc, cùng tần số f và có góc lệch pha ϕ Kết quả
là : quỹ đạo của chùm tia êlectron trên màn hình sẽ có dạng một đường êlip nghiêng xác định bởi phương trình :
2
cos = sin
tuỳ theo góc lệch pha ϕ và biên độ của hai dao động , trên màn hình ta sẽ thu được vệt sáng có dạng một đoạn thẳng (ϕ=0, π ), một enllip vuông (ϕ= ±π/2), một đường tròn (ϕ =
±π/2, UAD = UDB), một enlíp xiên (ϕ bất kì )
Kết quả này được suy ra từ phương trình
(1)
A
B
Z x
Oscilloscope
2 channells
U1
GF-597
Hình 3 Sơ đồ khảo sát mạch điện xoay
chiều dùng dao động ký điện tử hai kênh
và máy phát tần số
CH1
COM
Trang 6B - Lắp ráp mạch điện và đặt chế độ làm
việc cho các thiết bị đo :
1. Trên bảng lắp ráp mạch điện : Mắc mạch
điện ADB (Hình 3) gồm điện trở thuần Ro
(chọn trên hộp điện trở thập phân 0ữ9999 Ω)
nối tiếp với phần tử có trở kháng Z x (có thể
là điện trở thuần Rx , tụ điện Cx , cuộn cảm
Lx) Ban đầu ta lắp điện trở thuần Rx vào vị
trí Zx
2. Móc hai đầu của hai que đo của dao
động kí điện tử vào hai lỗ vành khuyên tại
hai điểm A, B của mạch trên bảng điện, sao
cho :
Đầu A nối với kênh tín hiệu thứ hai
CH2 của dao động kí
Đầu B nối với kênh tín hiệu thứ nhất
CH1 của dao động kí
Điểm giữa D của mạch điện nối với điểm
chung ( cọc mass 10 trên mặt dao động kí
điện tử )
3. Cắm phích lấy điện của dao động ký điện
tử vào ổ điện ~ 220 V ấn nút POWER (3) :
đèn LED phát sáng Dao động ký điện tử
đ~ sẵn sàng hoạt động (Hình 1) :
Đặt chuyển mạch TIME/DIV (22) ở vị trí
X–Y
Đặt các chuyển mạch VOLTS/DIV (5, 15)
của cả hai kênh CH1&CH2 ở vị trí
2V/DIV
Khi tiến hành đo, nếu cần điều chỉnh
độ chia lối vào, ta lưu ý vặn hai chuyển
mạch 5, 15 này đến cùng các vị trí như nhau
để giữ cho hai kênh X và Y ( tức CH1 và
CH2) luôn có cùng độ khuếch đại Các núm
xoay chiết áp gắn đồng trục với chúng
được xoay và giữ cố định ở vị trí tận cùng
phải CAL (Calibration )
4. Bấm công tắc S để bật điện cho máy
phát âm tần GF-597, đặt tần số 1000Hz và
điện áp ra U1 khoảng 5Vpp vào hai đầu
mạch AB
II Đo trở kháng và khảo sát
mạch cộng hưởng RLC dùng
dao động ký điện tử hai kênh
A Đo điện trở thuần R x
1 Thay trở kháng Zx bằng điện trở Rx giữa hai điểm A,D trong mạch điện Hình 3 Tăng dần biên độ tín hiệu máy phát
GF-597 đồng thời quan sát trên màn dao động
kí điện tử Vì hiệu điện thế và dòng điện
chạy qua điện trở thuần R x luôn đồng pha, nên góc lệch pha ϕ = 0 và trên màn hình
dao động ký điện tử xuất hiện một đoạn
thẳng sáng
2 Điều chỉnh điện trở Ro của hộp điện trở
mẫu thập phân cho tới khi đoạn thẳng sáng
nằm nghiêng 450 so với các trục toạ độ Khi
đó biên độ Ux =
0 R
U và ta suy ra điện trở :
Rx = Ro (2) Thực hiện 3 lần động tác này Ghi các giá trị tìm được của Ro vào Bảng 1
Chú ý :
1- Điều chỉnh để đoạn thẳng đi qua gốc toạ
độ bằng cách giảm biên độ điện áp ra máy phát về 0 và dịch chấm sáng về gốc toạ dộ bằng các núm xoay 7 và 14
2- Đặt các chuyển mạch VOLTS/DIV (5,15) tại các vị trí như nhau và các chiết
áp đồng trục với hai chuyển mạch này tại
vị trí CAL
B Đo điện dung C x của tụ điện
1 Thay trở kháng Zx bằng tụ điện Cx giữa hai điểm A,D trong mạch điện Hình 3 Chọn dao động điện có tần số f ≈ 1000 Hz lấy từ máy phát tần số GF 597 Vì hiệu
điện thế giữa hai cực tụ điện chậm pha π/2
so với dòng điện chạy qua nó, nên trên màn hình dao động ký điện tử xuất hiện một
vệt sáng hình êlip vuông
2 Điều chỉnh điện trở R0 của hộp điện trở thập phân hoặc tần số máy phát tới khi elip
vuông trở thành hình tròn Khi đó, biên độ
UC =
0 R
U , suy ra dung kháng :
Trang 7ZC =
x
1
2 f Cπ = R0 (3)
và điện dung của tụ điện :
Cx =
0
1
2 f Rπ (4)
Đo chính xác tần số f của tín hiệu điện
xoay chiều lấy từ máy phát tần số GF–597
bằng cách dùng đồng hồ đo tần số hiện số (
4000ZA) mắc song song với hai đầu mạch
điện AB
Ghi giá trị của tần số f và các giá trị tìm
được của R0 vào Bảng 2
C Đo điện cảm L x của cuộn dây dẫn
không có lõi sắt
1 Thay trở kháng Zx bằng cuộn dây dẫn Lx
không có lõi sắt giữa hai điểm A,D trong
mạch điện Hình 3 Chọn dao động điện có
tần số f ≈ 10.000 Hz lấy từ máy phát tần số
GF-597 Vì hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn
cảm Lx sớm pha π/2 so với dòng điện chạy
qua nó, nếu điện trở thuần ro của cuộn cảm
rất nhỏ so với cảm kháng Z L của nó thì trên
màn hình dao động ký điện tử sẽ xuất hiện
một vệt sáng hình êlip vuông
2 Điều chỉnh điện trở R0 của hộp điện trở
thập phân hoặc tần số máy phát cho tới khi
vệt sáng hình êlip vuông trở thành vệt sáng
hình tròn Khi đó, biên độ UL =
0 R
U , suy
ra cảm kháng :
Z L = 2πf Lx = Ro (5)
và điện cảm của cuộn dây :
Lx = R0
2 fπ (6)
Thực hiện 3 lần động tác này Đo chính
xác tần số f của tín hiệu điện xoay chiều
lấy từ máy phát tần số GF–597 bằng cách
dùng đồng hồ đo tần số hiện số (4000ZA)
mắc song song với hai đầu mạch điện AB
Ghi giá trị của tần số f và giá trị tìm được
của R0 vào Bảng 3 (Cũng có thể đo Z L và Lx
bằng cách chọn giá trị xác định R0 = 2000 Ω
và điều chỉnh tần số f của dao động điện lấy từ máy phát tần số GF-597)
D Khảo sát mạch cộng hưởng nối tiếp RLC
1 Thay trở kháng Zx bằng tụ điện Cx mắc
nối tiếp với cuộn cảm Lx giữa hai điểm A,D trong mạch điện Hình 3
2 Đặt vào hai đầu mạch điện ADB một
điện áp xoay chiều hình sin U1 lấy từ máy phát tần số GF-597 Quan sát thấy tín hiệu trên màn hình của dao động ký điện tử có
dạng một vệt sáng hình êlip xiên
3 Chọn một giá trị cố định R0 (lấy trên hộp
điện trở thập phân 0ữ9 999,9 Ω)
Thay đổi tần số f của máy phát tần số GF-597 Quan sát sự thay đổi dạng của vệt sáng trên màn hình dao động ký điện tử
cho tới khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng
điện trong mạch RLC, thì vệt sáng hình êlip xiên trở thành một vệt sáng thẳng
Đo chính xác tần số cộng hưởng fch của tín hiệu điện xoay chiều lấy từ máy phát tần số GF–597 bằng cách dùng đồng hồ đo tần số hiện số mắc song song với hai đầu mạch
điện AB
Thực hiện 3 lần động tác này Ghi giá trị tần số cộng hưởng fch vào Bảng 4
III Câu hỏi thảo luận và kiểm tra
1 Nói rõ tính năng của dao động ký
điện tử hai kênh V2020 và tác dụng của các núm điều chỉnh trên mặt máy của nó (Hình 1)
2 Nói rõ tính năng của máy phát tần số
GF-597 và tác dụng của các núm điều chỉnh trên mặt máy của nó (Hình 2)
3 Mô tả phương pháp khảo sát sự tổng
hợp hai dao động điện vuông góc cùng tần
số dùng dao động ký điện tử hai kênh V2020 và máy phát tần số GF-597
4 Tại sao khi thay trở kháng Zx bằng
điện trở thuần Rx trong mạch điện AD (Hình 3) thì trên màn hình dao động kí lại
Trang 8xuất hiện một vệt sáng có dạng một đoạn
thẳng ? Chúng nằm ở góc phần tư thứ mấy?
giải thích tại sao ? tại sao khi nhấn nút 11
trên mặt dao động kí ta có thể thay đổi vị
trí đoạn thẳng vệt sáng giữa các góc phần
tư đó ? Giải thích cách điều chỉnh để suy
ra giá trị của điện trở thuần Rx ? Có thể
thực hiện việc đó bằng cách điều chỉnh tần
số máy phát xoay chiều được không ?
5 Tại sao khi thay trở kháng Zx bằng tụ
điện có điện dung Cx trong mạch điện AD
(Hình 3) thì trên màn hình của dao động kí
lại xuất hiện một vệt sáng hình êlip vuông
? Giải thích cách điều chỉnh điện trở R0
hoặc tần số máy phát để tính ra giá trị của
điện dung Cx
7 Tại sao khi thay trở kháng Zx bằng
cuộn dây dẫn có điện cảm Lx trong mạch
điện ADB (Hình 3) thì trên màn hình dao
động kí điện tử lại xuất hiện một vệt sáng hình êlip vuông ? Giải thích cách điều chỉnh điện trở R0 hoặc tần số máy phát để tính ra giá trị của điện cảm Lx
** Khi nào vệt sáng hình êlip vuông trở thành vệt sáng hình đường tròn ? Dạng thực tế của " đường tròn" đó có thực sự tròn không ? có phụ thuộc tần số không ? Giải thích tại sao ?
8 Nêu rõ điều kiện cộng hưởng điện
trong mạch RLC Tại sao khi xảy ra cộng hưởng điện trong mạch RLC thì dạng
đường êlip xiên quan sát thấy trên màn hình của dao động ký điện tử lại biến đổi thành một đoạn thẳng ?
Trang 9Báo cáo thí nghiệm khảo sát mạch RLC có xoay chiều dùng dao động ký điện tử hai kênh và máy phát tần số
Xác nhận của thày giáo
Trường
Lớp Tổ
Họ tên
I Mục đích thí nghiệm
II kết quả thí nghiệm
1 Bảng 1 : Xác định điện trở thuần Rx
1
2
3
Trung bình
2 Bảng 2 : Xác định dung kháng Z C và điện dung C x
1
2
3
Trung bình
3 Bảng 3 : Xác định cảm kháng Z L và điện cảm L x của cuộn dây dẫn không có lõi sắt
1
2
3
Trung bình
4 Bảng 4 : Xác định tần số cộng hưởng f ch của mạch điện RLC mắc nối tiếp
fch (Hz)
∆fch (Hz)
Trang 105 Nhận xét kết quả và trả lời câu hỏi
1) So sánh tần số cộng hưởng xác định được bằng thực nghiệm với kết quả tính toán theo công thức lí thuyết :
1 2
f
LC
π
=
trong đo L, C xác định từ kết quả đo trong bảng 2, 3
2) Trả lời các câu hỏi trong bài