Bài tiểu luận Phở 24H cập nhật mới nhất 2016, tất tần tật về Phở 24H: công ty, Tổng quan thị trường, Cơ sở lí luận, chiến lược 4P: sản phẩm; giá; phân phối; truyền thông, ma trận SWOT, hệ thống phân phối, nhận xét và đề xuất chiến lược...
Trang 1BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH- MARKETING
CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM PHỞ 24H CỦA CÔNG TY VIỆT THÁI QUỐC TẾ
Thành phố Hồ Chí Minh- Năm 2015
Trang 2BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH- MARKETING
KHOA MARKETING
SINH VIÊN: BÙI MINH THƯ
LỚP: 13DMA3
THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP LẦN 1 MÔN HỌC MARKETING CĂN BẢN
Trang 3
Ngày… tháng… năm
Ký tên
MỤC LỤC
Trang 4MỤC LỤC HÌNH VÀ BẢNG
Chương 1- Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2- Cơ sở lí luận về chiến lược sản phẩm trong hoạt động Marketing
Chương 3- Chiến lược sản phẩm Phở 24h
Bảng 3.1- sự khác nhau giữa phở bình dân và phở hạng sang……… 18 Bảng 3.2- Thành phần dinh dưỡng Phở 24……… 35 Bảng 3.3- Chu kì sống các loại phở từ năm 2013-2015……… ……35 Hình 3.1- Biểu đồ diễn biến giá Phở 24h trung bình từ năm 2013-2015…… …… 22 Hình 3.2- Cơ cấu tổ chức Công ty cồ phần Việt Thái Quốc Tế…… ……….25 Hình 3.3- Kích thước tập hợp sản phẩm Phở 24h……… ………… 33 Hình 3.4- Hệ thống cửa hàng Phở 24h tại Việt Nam và Quốc Tế……… ………… 42Chương 4- Đề xuất chiến lược hoàn thiện sản phẩm Phở 24h và kết luận
Bảng 4.1- Ma trận SWOT……… 45
Trang 6CHƯƠNG 1- TỒNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do chọn đề tài:
Nền kinh tế hội nhập và phát triển như hiện nay mở ra nhiều cơ hội chocác doanh nghiệp song bên cạnh đó là vô vàng thách thức phải đối mặt, môi trườngkinh doanh trở thành yếu tố có sự ảnh hưởng ngày càng lớn! Nó luôn vận động vàbiến đổi phá vỡ sự cứng nhắc của các kế hoạch dài hạn cũng như ngắn hạn củadoanh nghiệp vì lẽ đó một vấn đề lớn đặt ra cho mỗi nhà làm kinh tế là tìm mộtcông cụ ứng phó mọi thay đổi của môi trường kinh doanh, đó là chiến lược kinhdoanh Trong chiến lược chung ấy chiến lược sản phẩm giữ một vai trò vô cùngquan trọng- định hướng và quyết định liên quan đến sản xuất và kinh doanh sảnphẩm trên cơ sở thỏa mãn nhu cầu của khách hàng trong từng thời kì hoạt động kinhdoanh và mục tiêu marketing của doanh nghiệp, bên cạnh đó chiến lược sản phẩmcòn là một công cụ canh tranh sắc bén, là nền tảng để thực hiện tốt các chiến lượckhác trong marketing-mix như chiến lược phân phối, chiến lược định giá, chiêu thị
Không quá khó để tìm một quán phở ở đâu đó trên đất nước Việt Nam vìphở là một trong những nét độc đáo của văn hoá Việt Bao đời nay phở đã rất quenthuộc với người Việt suốt từ Bắc vào Nam Phở có đầy đủ mọi tính chất của văn hóaViệt Thực tế cho thấy ở Việt Nam hiện nay cả 3 miền Bắc, Trung, Nam đều cónhững quán phở mang hương vị riêng của từng vùng miền Thế nhưng muốn có một
tô phở an toàn, một chỗ ngồi lý tưởng và để giới thiệu với các nước trên thế giới thìkhông thể gánh hay đẩy một chiếc xe có bếp, có thịt và bánh phở đi giới thiệu được.Nắm bắt được những tiềm năng cùng những hạn chế của thị trường phở, Phở 24hxây dựng cho mình một hình ảnh vô cùng mới mẻ, sáng tạo và đánh đúng tâm líkhách hàng- một McDonald's của phở bò Việt Nam!
Với mô hình kinh doanh đặc biệt lấy ý tưởng khẳng định món ăn thuầnViệt với tiêu chuẩn nhà hàng cao cấp, sự kết hợp hài hòa hương vị Bắc-Nam, phongcách Đông- Tây, công ty Việt Thái Quốc Tế đã thực sự thành công trong việc xâydựng thương hiệu Phở 24h!Cho đến nay Phở 24 đã mở 70 cửa hàng với 70% cáccửa hàng nội địa tọa lạc tại các tỉnh thành lớn như: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng,Nha Trang, Bình Dương, và 30% các cửa hàng quốc tế tại Jakarta (Indonesia),Manila (Philippines), Phnom Penh (Campuchia), Ma Cao - Hồng Kông và Tokyo(Nhật Bản) Phở 24 có kế hoạch mở thêm cửa hàng ở tất cả các thành phố lớn củaViệt Nam cũng như tại các thị trường nước ngoài, nơi có số lượng lớn người châuÁ
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
Trang 7- Phân tích chiến lược sản phẩm của Phở 24H tại thị trường Việt Nam
-Phân tích nhân tố môi trường ảnh hưởng
-Nhận xét và đề xuất giải pháp cho sản phẩm Phở 24H
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Chiến lược sản phẩm
- Khách thể nghiên cứu: Phở 24H
1.4 Phạm vi nghiên cứu:
-Thời gian nghiên cứu: 2013-2015
-Không gian nghiên cứu: Thị trường Việt Nam
1.5 Phương pháp nghiên cứu:
-Đề tài chủ yếu sử dụng các thông tin thứ cấp được thu thập từ sách, báo và các tàiliệu liên quan được chia sẻ trên các trang web cộng đồng và doanh nghiệp để tìmhiểu các vấn đề liên quan đến chiến lược sản phẩm của sản phẩm Phở 24h thuộccông ty Việt Quốc Tế -Ngoài ra đề tài còn được sử dụng các phương pháp như:Tổng hợp, thống kê và phân tích để triển khai các thông tin thứ cấp thu thập đượcnhằm nhằm làm sáng tỏ vấn đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu
1.6 Kết cấu đề tài: gồm 4 chương
- Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
- Chương 2: Cơ sở lý luận về chiến lược sản phẩm trong hoạt động Marketing
- Chương 3: Chiến lược sản phẩm Phở 24H
- Chương 4: Đề xuất chiến lược hoàn thiện sản phẩm Phở 24H và kết luận
Trang 9CHƯƠNG 2- CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM TRONG HOẠT ĐỘNG MARKETING
2.1 Tồng quan về marketing
2.1.1 Khái niệm marketing
Marketing là quá trình mà qua đó cá nhân hay tổ chức có thể thỏa mãn nhucầu ước muốn của mình thông qua việc tạo ra và trao đổi các sản phẩm với ngườikhác
Định nghĩa của Philip Kotler:
“ Marketing là một quá trình xã hội mà trong đó những cá nhân hay nhóm cóthể nhận được những thứ mà họ cần thông qua việc tạo ra và trao đổi tự do nhữngsản phẩm, dịch vụ có giá trị với người khác”
2.1.2 Qúa trình marketing
Marketing lấy khách hàng làm trung tâm, bản chất của marketing là thỏa mãntối đa nhu cầu của khách hàng, muốn thực hiện điều này quá trình marketing trongdoanh nghiệp phải thực hiện năm bước cơ bản sau:
R STP MM I C 2.1.2.1 R (Research) : Nghiên cứu thông tin marketing
Nghiên cứu marketing là điểm khởi đầu marketing , là quá trình thu thập xử
lý và phân tích thông tin marketing như thông tin về thị trường, người tiêu dùng,môi trường…Không có hoạt động nghiên cứu các doanh nghiệp tham gia vào thịtrường giống như những người mù Nghiên cứu giúp doanh nghiệp xác định đượcthị hiếu tiêu dùng, cơ hội thị trường…và chuẩn bị những điều kiện và chiến lượcthích hợp để tham gia vào thị trường
2.1.2.2 STP ( Segmentation, targeting, positioning) Phân tích, chọn thị
trường mục tiêu, định vị.
Nghiên cứu giúp doanh nghiệp khám phá nhiều phân khúc/nhóm kháchhàng, doanh nghiệp phải quyết định, phân khúc nào, nhóm khách hàng nào là mụctiêu sẽ theo đuổi, sẽ cung cấp gía trị vượt trội cho họ Để quyết định chính xác thịtrường nào là thị trường mục tiêu, doanh nghiệp phải phân đoạn, đánh giá các đoạnthị trường , chọn thị trường nào phù hợp với khả năng của mình Doanh nghiệp cònphải định vị sản phẩm của mình để khách hàng có thể nhận biết lợi ích then chốt củasản phẩm và tạo ra sự khác biệt so với sản phẩm cạnh tranh khác trên thị trường( chẳng hạn Xe Volvo định vị là xe an toàn nhất) Định vị là những nổ lực tạo lậpnhận thức, khác biệt trong tâm trí khách hàng về sản phẩm/dịch vụ
Trang 102.1.2.3 MM ( Marketing – mix) Xây dựng chiến lược marketing- mix
Trên cơ sở thị trường mục tiêu được lựa chọn, doanh nghiệp sẽ thiết kế mộtchiến lược phối thức mar-keting ( Marketing – mix) để định hướng và phục vụ thịtrường mục tiêu đó
Các thành tố đó là:
-Sản phẩm ( Product)
-Gía cả ( Price)
-Phân phối ( Place)
-Chiêu thị/ Thông tin marketing ( Promotion)
Marketing – mix còn được gọi là chính sách 4 Ps – do viết tắt 4 chữ đầu cácthành tố ( Đây là quan điểm của Giáo sư Jerome McCarthy đưa ra vào những năm60)
-Sản phẩm : Sản phẩm là những thứ mà doanh nghiệp cung cấp cho thị trường,quyết định sản phẩm bao gồm: chủng loại, kích cỡ sản phẩm, chất lượng, thiết kế,bao bì, nhãn hiệu, chức năng, dịch vụ…nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng
-Gía cả : Gía là khoản tiền mà khách hàng bỏ ra để sở hữu và sử dụng sảnphẩm/dịch vụ, quyết định về giá bao gồm phương pháp định giá, mức giá, chiếnthuật điều chỉnh giá theo sự biến động của thị trường và người tiêu dùng…
-Phân phối : Phân phối là hoạt động nhằm đưa sản phẩm đến tay khách hàng,quyết định phân phối gồm các quyết định: lựa chọn, thiết lập kênh phân phối, tổchức và quản lí kênh phân phối, thiết lập các quan hệ và duy trì quan hệ với cáctrung gian, vận chuyển, bảo quản dự trữ hàng hóa…
-Chiêu thị hay truyền thông marketing : Chiêu thị là những hoạt động nhằmthông tin sản phẩm, thuyết phục về đặc điểm của sản phẩm, xây dựng hình ảnhdoanh nghiệp và các chương trình khuyến khích tiêu thụ
2.1.2.4 I ( Implementation) Triển khai thực hiện chiến lược marketing
Qúa trình biến những chiến lược, kế hoạch marketing thành hành động Đểchiến lược marketing đi vào thực tế các doanh nghiệp sẽ tổ chức, thực hiện chiếnlược thông qua việc xây dựng các chương trình hành động cụ thể, tổ chức nguồnnhân lực thực hiện nó
2.1.2.5 C (Control) Kiểm tra, đánh giá chiến lược marketing
Bước cuối cùng của quá trình marketing là kiểm soát Một doanh nghiệpthành công không ngừng học hỏi, rút kinh nghiệm Họ phải thu thập thông tin phảnhồi từ thị trường, đánh giá, đo lường kết quả hoạt động marketing có đạt được mụctiêu đặt ra hay không, và nếu doanh nghiệp thất bại trong việc thực hiện mục tiêucủa mình, họ cần phải biết nguyên nhân nào nằm sau thất bại đó, kể từ đó thiết kếhành động điều chỉnh
Trang 112.1.3 Nguyên tắc và mục tiêu Marketing
2.1.3.1 Nguyên tắc Marketing
a Nguyên tắc chọn lọc: là nguyên tắc mang tính chủ đạo trong marketing Doanhnghiệp cần xác định thị trường nào mình sẽ hướng vảo kinh doanh chứ không phàitoàn bộ thị trường
b Nguyên tắc tập trung: hướng dẫn doanh nghiệp tập trung mọi nỗ lực đáp ứng thịtrường mục tiêu đã chọn
c Nguyên tắc giá trị khách hàng biểu thị sự thành công của một doanh nghiệp trongthị trường mục tiêu khi nó có thể thỏa mãn nhu cầu khách hàng cả về chức năngcũng như cảm xúc
d Nguyên tắc lợi thế khác biệt hay dị biệt đặt nền móng cho marketing Sự khác biệtlàm cho khách hàng có ấn tượng và chú ý sản phẩm của mình so với người khác
e Nguyên tắc phối hợp: nói lên cách thức thực hiện marketing để đạt được nhữngnguyên tắc đã nêu Marketing không phải là công việc riêng của bộ phận marketing
mà là công việc của tất cả thành viên trong tổ chức, để cùng nhau tạo ra khách hàngthông qua việc tạo ra giá trị hoàn hảo cho họ
f Nguyên tắc quá trình: thị trường luôn biến động, những gì tạo ra giá trị cao chokhách hàng ngày hôm nay có thể sẽ thay đổi trong ngày mai vì vậu phải xác địnhmarketing là một quá trình chứ không phải một biến cố, sự kiện
2.1.3.2 Mục tiêu Marketing
a Tối đa hóa tiêu thụ: mục tiêu của marketing là tạo điều kiện dễ dàng kích thíchkhách hàng tối đa hóa tiêu dùng, điều này dẫn tới việc gia tăng suất lượng, giúpdoanh nghiệp phát triển sản xuất và xã hội có nhiều hàng hóa, dịch vụ
b Tối đa hóa sự thỏa mãn của khách hàng: tối đa hóa tiêu thụ là mục tiêu đầu tiênnhưng mục tiêu quan trọng hơn là tối đa hóa sự thảo mãn của khách hàng Sự thỏamãn này là tiền đề để cho việc mua lập lại và sự trung thành của khách hàng đối vớinhãn hiệu, sự tin cậy, tín nhiệm đối với nhà sản xuất
c Tối đa hóa sự lựa chọn của khách hàng: cung cấp cho khách hàng sự đa dạng,phong phú về chủng loại, về chất lượng, giá trị của sản phẩm hay dịch vụ, phù hợpvới những nhu cầu cá biệt, thường xuyên thay đổi của khách hàng , nhờ vậy mà họ
có thể thỏa mãn nhu cầu của mình
d Tối đa hóa chất lượng cuộc sống: Thông qua việc cung cấp cho xã hội những hànghóa, dịch vụ có giá trị, giúp người tiêu dùng và xã hội thỏa mãn ngày càng đầy đủhơn, cao cấp hơn và hướng mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa chất lượng cuộc sống
Trang 122.1.4 Vai trò và chức năng của Marketing:
2.1.4.1 Vai trò của marketing
Trước hết, marketing hướng dẫn doanh nghiệp nghệ thuật phát hiện nhu cầukhách hàng cũng như nghệ thuật làm hài lòng khách hàng, marketing định hướngcho hoạt động kinh doanh và tạo thế chủ động cho doanh nghiệp
Thứ hai, marketing là cầu nối giúp doanh nghiệp giải quyết tốt các mối quan
hệ dung hòa lợi ích của doanh nghiệp mình với lợi ích của người tiêu dùng và lợiích xã hội
Thứ ba, marketing là một công cụ cạnh tranh giúp doanh nghiệp xác lập vịtrí, uy tín của mình trên thị trường
Thứ tư, marketing trở thành “trái tim” của mọi hoạt động trong doanhnghiệp, các quyết định khác về công nghệ, tài chính, nhân lực đều phụ thuộc phầnlớn vào các quyết định marketing như: sản xuất sản phẩm gì? Cho thị trường nào?Sản xuất như thế nào? Với số lượng bao nhiêu?
2.1.4.2 Chức năng của marketing
Nếu nói hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm thì hoạt động marketing tạo rakhách hàng và thị trường, vai trò này xuất phát từ những chức năng đặt thù củamarketing:
- Nghiên cứu thị trường và phát hiện nhu cầu
- Thích ứng nhu cầu thường xuyên thay đổi
- Thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao
- Hiệu quả kinh tế
- Phối hợp
2.2 Tổng quan sản phẩm và chiến lược sản phẩm
2.2.1 Khái niệm sản phẩm/ Chiến lược sản phẩm
-Làm công cụ để thõa mãn nhu cầu hay ước muốn của khách hàng
-Làm phương tiện kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 13Khi tạo ra một sản phẩm mới người ta thường xếp các yếu tố đặc tính và cácthông tin theo 3 cấp độ: sản phẩm cốt lõi, sản phẩm cụ thể hay hiện thực và sảnphẩm phụ gia hay bổ sung.
Khái niệm chiến lược sản phẩm
Chiến lược sản phẩm là định hướng và quyết định liên quan đến sản xuất vàkinh doanh sản phẩm trên cơ sở đảm bảo thỏa mãn nhu cầu khách hàng trong từngthời kì hoạt động kinh doanh và các mục tiêu marketing của doanh nghiệp
Chiến lược sản phẩm đòi hỏi giải quyết ba vần đề:
- Mục tiêu cần đạt là gì?
- Đối thủ cạnh tranh là ai?
- Cạnh tranh như thế nào và lợi thế cạnh tranh gì?
2.2.2 Vai trò chiến lược sản phẩm
Chiến lược sản phẩm đóng vai trò cực kì quan trọng trong chiến lược marketing:
- Chiến lược sản phẩm là công cụ cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp
- Thực hiện tốt chiến lược sản phẩm thì các chiến lược giá, phân phối và chiêu thịmới triển khai và phối hợp một cách hiệu quả
- Triển khai chiến lược sàn phẩm là một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp thựchiện tốt các mục tiêu marketing được đặt ra trong từng thời kì
2.2.3 Nội dung chiến lược sản phẩm
- Chiều dài: mỗi loại sản phẩm kinh doanh sẽ có nhiều chủng loại khác nhau, sốlượng chủng loại quyết định chiều dài tập hợp sản phẩm, doanh nghiệp thường gọi
là dòng sản phẩm
- Chiều sâu: mẫu mã sản phẩm gắn với từng chủng loại sản phẩm
Quyết định về danh mục sản phẩm kinh doanh
- Hạn chế danh mục sản phẩm kinh doanh: Qua phân tích tình hình thị trường và khảnăng của mình, doanh nghiệp quyết định loại bỏ những nhóm hàng hoặc loại sảnphẩm mà họ cho rằng ít hoặc không có hiệu quả
- Mở rộng sản phẩm: Ngoài những ngành hàng hoặc loại sản phẩm kinh doanh,doanh nghiệp quyết định mở rộng sang lĩnh vực kinh doanh khác hoặc mở rộngthêm danh mục sản phẩm kinh doanh
Trang 14- Thay đổi sản phẩm kinh doanh.
Quyết định về dòng sản phẩm
- Thu hẹp dòng sản phẩm: Khi doanh nghiệp nhận thấy một số chủng loại sản phẩmkhông bảo đảm thỏa mãn nhu cầu khách hàng, không đem lại lợi nhuận cho doanhnghiệp
- Mở rộng dòng sản phẩm kinh doanh: Nhằm tăng khả năng lựa chọn sản phẩm, thỏamãn nhu cầu cho những nhóm khách hàng khác nhau
- Hiện đại hóa dòng sản phẩm: Loại trừ những chủng loại sản phẩm lạc hậu, cải tiến
và giới thiệu những sản phẩm mới hơn
Hoàn thiện và nâng cao đặc tính sử dụng cảu sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng
- Hoàn thiện cấu trúc kỹ thuật của sản phẩm
- Nâng cao thông số kỹ thuật của sản phẩm
- Tăng cường tính hữu dụng của sản phẩm
- Tên gọi nhãn hiệu: phần đọc được của một nhãn hiệu
- Biểu tượng nhãn: bộ phận của nhãn hiệu có thể nhận biết được nhưng không đọcđược Biểu tượng có thể thể hiện dưới dạng các hình vẽ cách điệu, màu sắc hoặc tênnhãn hiệu thiết kế theo kiểu đặc thù…
Gía trị tài sản nhãn hiệu (brand equity)
Các nhãn hiệu sẽ có những nhãn hiệu khác nhau trên thị trường Một số nhãnhiệu người tiêu dùng có thể nhận biết, thậm chí rất ưa thích Những nhãn hiệu nổitiếng có uy tín, mức độ trung thành đối với nhãn hiệu cao Những yếu tố này hìnhthành khái niệm giá trị nhãn hiệu Một nhãn hiệu mạnh sẽ có giá trị nhãn hiệu rấtcao Trong thực tế , việc đo lường giá trị nhãn hiệu rất khó, vì vậy doanh nghiệpthường không liệt kê tong giá trị tài sản do uy tín nhãn hiệu sản phẩm đem lại trongbảng quyết toán tài sản doanh nghiệp mình Gía trị nhãn hiệu là một tài sản có giátrị, tuy nhiên giá trị này sẽ thay đổi tùy theo uy tính nhãn hiệu và khả năngmarketing của doanh nghiệp đối với nhãn hiệu đó Vì vậy doanh nghiệp thường cónhững biện pháp để quản lí nhãn hiệu một cách cẩn thận và hiệu quả
b Quyết định về cách đặt tên nhãn
Trang 15Đặt tên theo từng sản phẩm riêng biệt: Mỗi sản phẩm sàn xuất ra đều đượcđặt dưới những tên gọi khác nhau
Đặt một tên cho tất cả sản phẩm
- Đặt tên sản phẩm theo từng nhóm hàng
- Kết hợp tên doah nghiệp và tên nhãn hiệu
Đặc trưng của một nhãn hiệu lý tưởng:
- Dễ đọc, dễ nhận dạng và dễ nhớ
- Tạo sự liên tưởng đến đặc tính sản phẩm
- Nói lên chất lượng sản phẩm
- Gây ấn tượng
- Tạo sự khác biệt
Quyết định về người đứng tên nhãn hiệu
Có ba cách lựa chọn về người đứng tên nhãn hiệu:
- Sản phẩm được sản xuất – kinh doanh với nhãn hiệu do nhà sản xuất quyết định
- Sản phẩm được sản xuất kinh doanh dưới nhãn hiệu của nhà phân phối
- Sản phẩm sản xuất kinh doanh dưới hình thức nhượng quyền
Nâng cao uy tín nhãn hiệu
- Trước hết để sản phẩm có uy tín trong nhận thức khách hàng, doanh nghiệp phải cónhững sản phẩm có chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu và thị hiếu cảu người tiêudùng, giảm thiểu những rủi ro trong quá trình sử dụng, sản phẩm có bao bì đẹp, ấntượng và thích hợp với từng nhóm khách hàng, sản phẩm đa dạng…
- Dịch vụ sau bán hàng: Hoạt động bảo hành, lắp đặt, cung cấp phụ tùng thay thế,dịch vụ khách hàng sẽ cũng cố niềm tin của khách hàng về sản phẩm và nhãn hiệusản phẩm
- Chiến lược định vị sản phẩm: Doanh nghiệp cần có chiến lược định rõ ràng, chiếnlược định vị sản phẩm sẽ tác động vào nhận thức của khách hàng và là cơ sở cho sựphối hợp các phối thức marketing
- Giá cả: Gía cả sản phẩm phải phù hợp với khả năng thanh toán của khách hàng, giá
cả sản phẩm còn thể hiện chất lượng và uy tín sản phẩm, do đó doanh nghiệp cần cóchiến lược giá thích hợp với đặc tính sản phẩm và chiến lược định vị sản phẩm
2.2.3.3 Quyết định liên quan đến đặc tính sản phẩm
a.Quyết định chất lượng sản phẩm:
Chất lượng sản phẩm là tổng thể những chỉ tiêu và đặc trưng của sản phẩm,thể hiện được sự thỏa mãn nhu cầu trong điều kiện tiêu dùng xác định, phù hợp vớicông dụng sản phẩm
Chiến lược quản lý chất lượng theo thời gian được triển khai theo các hướng:
Trang 16- Doanh nghiệp sẽ tập trung đầu tư vào nghiên cứu để thường xuyên cải tiến, nângcao chất lượng.
- Duy trì chất lượng sản phẩm, bảo đảm chất lượng sản phẩm không thay đổi
- Giảm chất lượng sản phẩm nhằm bù đắp cho chi phí sản xuất gia tăng hoặc để nângmức lợi nhuận
2.2.3.4 Thiết kế bao bì sản phẩm
Bao bì thường có ba lớp:
- Bao bì tiếp xúc: Lớp bao bì trực tiếp đựng hoặc gói sản phẩm
- Bao bì ngoài: Nhằm bảo vệ lớp bao bì tiếp xúc, bảo đảm an toàn cho sản phẩm vàgia tăng tính thẩm mĩ cho bao bì
- Bao bì vận chuyển: Được thiết kế để bảo quản, vận chuyển sản phẩm thuận tiệnBao bì là công cụ đắc lực trong hoạt động marketing với các chức năng:
- Trước hết bao bì cung cấp cho khách hàng những thông tin cần thiết về sản phẩmnhư thông tin về nhà sản xuất, hướng dẫn sử dụng, thành phẩm sản phẩm, thời hạn
có thể lựa chọn những dịch vụ sau để hỗ trợ sản phẩm:
Trang 17- Bảo hành, bảo trì và sửa chữa sản phẩm
Hình thành và lựa chọn ý tưởng
Các doanh nghiệp tìm kiếm ý tưởng sản phẩm qua các nguồn: khách hàng,nguồn thông tin nội bộ, các đối thủ cạnh tranh, từ các đơn vị nghiên cứu bên ngoài.Qua các nguồn thông tin khác nhau, có nhiều ý tưởng được đề xuất tuy nhiên phảiphân tích và chọn lọc những ý tưởng tốt nhất dựa trên cơ sở phân tích khả năngnhân lực của doanh nghiệp, phân tích phát thảo sản phẩm mới, khả năng marketing
…
Soạn thảo và thẩm định dự án
Ý tưởng sau khi được lựa chọn, những người có trách nhiệm sẽ xây dựngbản dự án và sẽ được đưa ra thẩm định Dự án là bản phương án sản xuất và kinhdoanh sản phẩm mới Bản dự án sẽ phân tích các tham số và đặc tính của sản phẩm,chi phí, những yếu tố đầu vào của sản phẩm, phân tích khả năng sản xuất, kinhdoanh của sản phẩm, khả năng thu hồi vốn…
Thiết kế chiến lược marketing cho sản phẩm
Chiến lược marketing mô tả chi tiết thị trường mục tiêu mà sản phẩm mới
dự định hướng đến (qui mô thị trường, cấu trúc thị trường, đặc điểm khách hàngmục tiêu, hành vi và ứng xử của khách hàng…), chiến lược định vị sản phẩm, xácđịnh rõ mục tiêu marketing trong từng giai đoạn, hoạch định giá bán, kênh phânphối, hoạt động chiêu thị, dự đoán chi phí marketing, doanh số, sản lượng, kế hoạch
mở rộng sản phẩm…
Trang 18- Thiết kế các yếu tố phi vật chất của sản phẩm (tên sản phẩm, biểu tượng…)
a Giai đoạn thử nghiệm sản phẩm
Mục tiêu của giai đoạn này là việc sản xuất sản phẩm, khằng định các thông
số kĩ thuật, đặc tính sử dụng sản phẩm và kiểm tra các chỉ tiêu kinh tế của sảnphẩm Việc thử nghiệm thường được thực hiện ở 2 giai đoạn: thử nghiệm trongdoanh nghiệp và thử nghiệm trên thị trường
Doanh nghiệp thử nghiệm sản phẩm trên thị trường qua đó đánh giá lại mức độhoàn chỉnh của sản phẩm phù hợp với thị trường, đánh giá phản ứng của thị trường
về sản phẩm, thử nghiệm các chương trình marketing gắn với sản phẩm như giá,phân phối, chiêu thị Phương pháp và thời gian thử nghiệm phụ thuộc vào khả năngtài chính của doanh nghiệp, đặc điểm sản phẩm và tình hình cạnh tranh trên thịtrường
b Chế tạo hàng loạt và tung sản phẩm mới ra thị trường:
Từ những thử nghiệm trên, doanh nghiệp sẽ xác định có tung sản phẩm rathị trường hay không Để tung sản phẩm ra thị trường có hiệu quả doanh nghiệp cầnvem xét các vấn đề lớn sau:
- Thời điểm tung sản phẩm mới ra thị trường
- Địa điểm giới thiệu sản phẩm
- Thị trường mục tiêu của sản phẩm
- Chiến lược marketing giới thiệu sản phẩm mới
2.2.3.7 Chu kì sống sản phẩm
Chu kì sống của sản phẩm là thuật ngữ mô tả sự biến đổi của sản lượng vàdoanh số trong các giai đoạn khác nhau của quá trình kinh doanh sản phẩm kể từ lúcsản phẩm được giới thiệu cho đến khi rút lui khỏi thị trường
Về cơ bản, chu kì sống của sản phẩm trải qua 4 giai đoạn:
- Giai đoạn giới thiệu hay triển khai sản phẩm trên thị trường: trong giai đoạn này sảnlượng và doanh thu tăng chậm Chi phí bỏ ra để tiếp tục hoàn thiện sản phẩm và chi phí marketing cho sản phẩm cao nhưng doanh nghiệp thường phải chịu lỗ hoặc lợi nhuận ( nếu có) sẽ rất thấp
- Giai đoạn phát triển hay tăng trưởng: sản phẩm tiêu thụ tăng mạnh do thị trường đã chấp nhận sản phẩm mới, tuy nhiên cạnh tranh trên thị trường cũng bắt đầu tăng
Trang 19Chi phí và giá thành giảm đáng kể, nên doanh nghiệp có khả năng tăng lợi nhuận vàxem xét lại giá bán sản phẩm.
- Giai đoạn chín muồi: đây là giai đoạn ổn định của quá trình kinh doanh sản phẩm, sản lượng tiêu thụ và doanh thu đạt tối đa tuy nhiên mức độ tăng trưởng chậm do nhu cầu trên thị trường ở mức bão hoà
- Giai đoạn suy thoái: khối lượng sản phẩm tiêu thụ và lợi nhuận giảm sút một cách nghiêm trọng Tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố mà giai đoạn suy thoái có thể diễn ra từ
từ hoặc rất nhanh
2.2.3.8 Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược sản phẩm
a.Các yếu tố vĩ mô
Chính trị- pháp luật: nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường tất yếu có
sự điều tiết của Nhà nước Ở tất cả các ngàn, nghề kinh doanh đều có sự tham gia quản lý của Nhà nước thông qua các quy định, chính sách
- Kinh tế là yếu tố ảnh hưởng đến sức mua và kết cấu tiêu dùng , phân tích yếu tố kinh tế giúp doanh nghiệp nhận dạng được khách hàng của mình Yếu tố kinh tế tác động đến chiến lược sản phẩm qua chất lượng Nền kinh tế ngày càng phát triển thì yêu cầu của người tiêu dùng với chất lượng ngày càng cao
- Văn hoá- xã hội: văn hoá từng vùng, từng nước, từng khu vực sẽ chi phối tới hành
vi mua hàng của khách hàng Các đặc điểm về văn hoá xã hội thường sẽ tác động đến chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp thông qua hành vi mua, lựa chọn sản phẩm do đó sẽ giúp doanh nghiệp quyết định các yếu tố về bao bì, nhãn hiệu, chất lượng,… để phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của xã hội và phù hợp với nền văn hoá
- Dân số: yếu tố dân số bao gồm các vần đề như: cấu trúc dân số, tình trạng gia đình…chi phối đến qui mô, cơ cấu thị trường, hành vi của người mua Dân số đông thúc đẩy cho việc sản xuất sản phẩm của các doanh nghiệp tăng lên Dân số tăng thì nhu cầu tăng do đó lượng cung ứng ra thị trường cũng tăng để đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân
- Khoa học kỹ thuật: yếu tố này góp phần to lớn vào việc tạo ra sản phẩm mới để tạo
ra thế lực cạnh tranh trên thị trường Cách mạng khoa học kỹ thuật còn làm cho chu kỳ sống của sản phẩm ngắn dần Trước tiên khoa học kỹ thuật hỗ trợ cho quá trình sản xuất diễn ra nhanh hơn, hiệu quả và chính xác hơn đảm bảo các sản phẩm sản xuất ra được đồng bộ với nhau Tiếp đến, sự phát triển của khoa học kỹ thuật sẽ kích thích cho việc phát triển các sản phẩm mới ngày càng tăng do nhu cầu ngày càng cao, càng tiến bộ và hiện đại hơn, do đó chu kỳ sống cuả sản phẩm cũng diễn
ra nhanh hơn, các sản phẩm cũ sẽ nhanh chóng được thay thế bằng những sản phẩm mới được sản xuất với công nghệ cao, hiện đại
- Môi trường tự nhiên: chính yếu tố tự nhiên khiến các doanh nghiệp phải tính đến những đe doạ và cơ may liên quan đến môi trường, nguồn nguyên liệu hữu hạn, chất
Trang 20thải công nghiệp,…tài nguyên thiên nhiên đều có hạn, do đó các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu những sản phẩm tận dụng được tài nguyên một cách hợp lí để đảm bảo cho việc sử dụng lâu dài , và các sản phẩm sản xuất ra phải an toàn, thân thiện với môi trường…thúc đẩy doanh nghiệp nghiên cứu ra các nguyên liệu sạch và an toàn.
b Các yếu tố vi mô
- Đối thủ cạnh tranh: việc phân tích đối thủ cạnh tranh rất cần thiết cho doanh nghiệp khi xây dựng chiến lược sản phẩm để có khả năng cạnh tranh với đối thủ và đạt được những mục tiêu đã đề ra Khi các đối thủ cạnh tranh nco1 bất kỳ hành động nào thì doanh nghiệp cần chú ý để kịp thời phản ứng lại Nếu đối thủ đưa ra một chiến lược sản phẩm nào khác biệt, ưu thế thì doanh nghiệp cũng cần phải đối phó lại mới có thể tiếp tục tồn tại và phát triển
- Khách hàng: là yếu tố đặc biệt quan trọng vì khách hàng là đối tượng phục vụ và là đích nhắm của doanh nghiệp trong chiến lược sản phẩm Cần xác định rõ phân khúcthị trường và khách hàng mà doanh nghiệp hướng đến, qui mô của khúc thị trường nhằm đảm bảo đủ lớn để doanh nghiệp tiến hành chiến lược sản phẩm Chiến lược sản phẩm đưa ra phải phù hợp với đối tượng khách hàng, và khi đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp có xu hướng thay đổi hành vi mua hàng, thói quen mua hàng…doanh nghiệp cần kịp thời nắm bắt và thay đổi chiến lược sản phẩm saocho phù hợp với nhu cầu của khách hàng Vì nhu cầu khách hàng luôn luôn thay đổi
- Người cung ứng: là yếu tố liên quan đến chi phí sản xuất sản phẩm, chất lượng sản phẩm sản xuất ra…việc lựa chọn nhà cung ứng tác động đến hiệu quả của chiến lược sản phẩm, Chiến lược sản phẩm cũng chịu tác động của những nhà cung ứng,
vì nếu không tìm được người cung ứng, doanh nghiệp sẽ không có nguyên vật liệu
để sản xuất sản phẩm, và nếu như vậy chiến lược sản phẩm sẽ không tồn tại được
- Giới trung gian: việc chọn đúng các nhà trung gian là nhiệm vụ hết sức quan trọng của doanh nghiệp Hàng tốt sẽ không bán được nếu như không chọn đúng những người tham gia làm nhiệm vụ phân phối hàng cho doanh nghiệp Chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp khi được thực hiện mà thiếu giới trung gian thì sẽ rất khó đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng
c Nội bộ doanh nghiệp
- Doanh nghiệp cần phải xem xét các yếu tố như mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, yếu tố sản xuất, chất lượng máy móc thiết bị, khả năng tài chính, nguồn nhân lực để thực hiện các quyết định trong chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chiến lược sản phẩm là một bộ phận quan trọng trong chiến lược marketing mix của doanh nghiệp Để xây dựng chiến lược sản phẩm, doanh nghiệp cần
Trang 21hiểu rõ khái niệm sản phẩm trên quan điểm marketing, sản phẩm được phân loại như thế nào Chương này tập trung phân tích các quyết định trong chiến lược sảnphẩm: Quyết định về tập hợp sản phẩm, vấn đề chất lượng sản phẩm, quyết định
về nhãn hiệu, bao bì sản phẩm, các dịch vụ hỗ trợ, vấn đề nâng cao uy tính cho nhãn hiệu sản phẩm Bên cạnh đó doanh nghiệp còn phân tích kĩ chu kì sống củasản phẩm để có quyết định marketing phù hợp với từng giai đoạn
CHƯƠNG 3- CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM PHỞ 24H
3.1 Tổng quan thị trường phở tại Việt Nam
3.1.1 Khái quát thị trường Phở Việt Nam
Khoảng năm 1908-1909 bắt nguồn từ những món “xáo trâu”, “xáo bò” phởViệt xuất hiện và trong những năm gần đây phở đang dần cách tân, “công ngiệp hóatheo kiểu fastfood Theo thống kê có 92% người dân thành thị không ăn cơm vàobuổi sáng và 42% vào buổi trưa, ở các thành phố lớn, Phở được chọn làm món ănsáng, trưa, tối của phần lớn người dân Nếu chỉ tính riêng ở Hà Nội đã có khoảng 26triệu lượt khách/tháng cho thấy thị trường Phở rất rộng và còn nhiều khoảng trốngchưa được khai phá Để chiếm lĩnh thị trường Phở các doanh nghiệp phải đặt ra yêucầu về sự khác biệt và chất lượng nhưng vẫn giữ được những đặc trưng của Phởtruyền thống! Bên cạnh thị trường trong nước, Phở Việt còn là cái tên tiềm năng đốivới thị trường thế giới, người nước ngoài rất thích Phở đặc biệt là các nước phươngTây, họ yêu thích gia vị phương Đông, văn hóa phương Đông- một thị trường đầytriển vọng không chỉ toàn cầu hóa sản phẩm mà còn là một phương thức đưa vănhóa Việt vươn ra thế giới
Trang 223.1.2 Khái quát thị trường Phở cao cấp Phở 24H
Cửa hàng Phở 24 đầu tiên được khai trương vào tháng 6/2003 tại đườngNguyễn Thiệp, đối diện Khách sạn Sheraton Sài Gòn Đến tháng 6/2012, Phở 24 đã
mở 70 cửa hàng với 70% các cửa hàng nội địa tọa lạc tại các tỉnh thành lớn như: HồChí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Dương, và 30% các cửa hàng quốc tếtại Jakarta (Indonesia), Manila (Philippines), Phnom Penh (Campuchia), Ma Cao -Hồng Kông và Tokyo (Nhật Bản) Phở 24 có kế hoạch mở thêm cửa hàng ở tất cảcác thành phố lớn của Việt Nam cũng như tại các thị trường nước ngoài, nơi có sốlượng lớn người châu Á
Bên cạnh phở nóng, Phở 24 đã cho ra mắt sản phẩm Phở 24 ăn liền, một sản phẩmthật tiện lợi khi đi xa hoặc chế biến tại nhà, khi đi du lịch cũng như làm quà tặng.Hiện nay, Phở 24 ăn liền hương vị bò đã đến với thực khách và nhận được nhiềuphản hồi tích cực Ngoài ra, Phở 24 hương vị gà hiện đang trong quá trình nghiêncứu và sẽ xuất hiện trong tương lai gần nhất Bạn có thể tìm thấy Phở 24 ăn liền tạinhiều hệ thống siêu thị như: Maximark, siêu thị Hà Nội, Shop and Go, Citimart,Family Mart, Circle K
3.1.2.1 Quy mô thị trường
Từ thập niên 80, ngành kinh doanh ăn uống mới bắt đầu hưng vượng
và bùng phát trong thập niên gần đây Theo số liệu thống kê mới đây, có 45% ngườithành thị thường xuyên ăn cơm ngoài phố Nhờ đó, số thực khách đã tăng lên nhanhchóng Chưa bao giờ người dân Việt Nam lại có lối sống hưởng thụ như những nămgần đây, nhu cầu “ đi ăn nhà hàng”, ăn nhanh trở thành phổ biến Điều đó đã lý giảicho sự phát triển nhanh chóng ngành kinh doanh nhà hàng cao cấp Đến mức có rấtnhiều cách thức kinh doanh thương mại khác nhau, nhưng phần lớn khi mọi ngườinghĩ đến chuyện kinh doanh thương mại, cái đầu tiên mà họ nghĩ đến là dịch vụ ănuống Sự thành công và lớn mạnh của rất nhiều chi nhánh lớn kinh doanh đồ ănnhanh đã minh chứng đây là một điều rất hiển nhiên Hiện nay, có rất nhiều cửahàng ăn nhanh ra đời, cung cấp đa dạng các món ăn nhanh từ cơm, phở, bún,miến, bánh mỳ, đến những món như gà rán, cơm gà hay các món ăn có hương vị
“ ngoại quốc”…đến từ nhiều quốc gia khác Trong đó không thể không nhắc tới 2tên tuổi nổi tiếng kinh doanh mặt hàng phở dưới dạng các nhà hàng ăn uống cao cấp
là Phở 24 vả Phở Vuông.Sau đây, nhóm chúng tôi xin đi sâu vào phân tích tổngquan ngành kinh doanh nhà hàng phở cao cấp thị trường nội địa Đây là một bộphận của ngành kinh doanh fastfood (đồ ăn nhanh), mang một số đặc trưng nhấtđịnh như : Có thương hiệu, hình ảnh; có hệ thống các nhà hàng với việc tuânthủ nghiêm ngặt các quy định về cách bài trí cửa hàng, đội ngũ nhân viên phục vụ,cách thức chế biến món ăn…
Trang 233.1.2.2 Các phân khúc trên thị trường
- Phở là một món ăn nổi tiếng của người Việt Nam, nhưng trong nhiều thập kỉ qua
nó chỉ được biết đến như là “thức ăn lề đường” Tuy vậy sau gần 2 năm nghiên cứuthị trường những người sáng lập thương hiệu phở 24 đã nhận thấy rằng:
+ Đời sống của người dân trong nước ngày càng được cải thiện, nhu cầu ăn ngonmặc đẹp, sự tiện nghi, an toàn thực phẩm và thương hiệu ngày càng đánh giá cao + Hơn thế nữa, thị trường nước ta đang mở cửa hội nhập, đã và đang thu hút mộtlượng lớn khách du lịch đến với Việt Nam
Chính vì nhận định được đây là một cơ hội tuyệt vời để tạo nên một kháiniệm kinh doanh mới đáp ứng những tiêu chuẩn cao nhưng vẫn giữ được giá trịtruyền thống họ đã quyết định tập trung nghiên cứu vào hai khúc thị trường chính: + Phở bình dân
+ Phở hạng sang
-Quan tâm đến giá cả( giá cả phải
chăng, phù hợp với thu nhập)
-Không quan tâm nhiều đến giácả(chấp nhận mức giá cao nếu nhucầu được đáp ứng)
- Không mấy quan tâm đến chất lượng
dịch vụ, chỉ cần thỏa mãn nhu cầu tối
thiểu họ mong muốn
-Quan tâm nhiều đến chất lượng hànghóa, mức độ an toàn vệ sinh, phongcách phục vụ
-Phục vụ đa số thành phần dân cư
trong xã hội, những thành phần có thu
nhập thấp
Chỉ nhắm vào nhừng khách hàng cóthu nhập cao, có khả năng chi trả -Chú trọng phục vụ khách nước ngoài,khách du lịch
Bảng 3.1- Sự khác nhau giữa phở bình dân và phở hạng sang
Các nhà hoạch định chiến lược của phở 24 H đã quyết định lựa chọn tấn công vàothị trường phở hạng sang, vì:
Trang 24Điều kiện thưc tế ở nước ta:
- Thị trường phở bình dân hiện đang phát triển mạnh Nếu đầu tư kinh doanh vàokhúc thị trường này sẽ tạo nên 1 sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ khác
- Không tạo nên được sự khác biệt về sản phẩm vốn được sản xuất và tiêu thụ lâuđời trên thị trường Việt Nam
- Nắm bắt được một bộ phận khách hàng muốn được chăm sóc tốt hơn, muốn đượchưởng một loại sản phẩm mà có thể thể hiện được vị thế xã hội và khẳng định đượcbản thân
- Phát huy thế mạnh của phở 24 là ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Khách hàng hạng sang rất quan tâm đến điều này, còn vấn đề giá cả thì họ rất ítquan tâm Đối với những người khách du lịch khi đến với Việt Nam:
+ Họ mang tâm lí đi du lịch nên muốn thưởng thức hết cái hay, cái lạ của nước bạn
vì vậy họ luôn sẵn lòng chi trả
+ Mặt khác giá một tô phở trung bình 45.000 VNĐ không phải là con số quá lớncho một bữa ăn của những người khách nước ngoài
3.1.2.3 Phân tích yếu tố ảnh hưởng hành vi khách hàng
a Các yếu tố văn hoá
Phở ra đời và gắn bó rất lâu với người dân Việt nam Hà Nội, với ngàn nămvăn hiến được coi là cái nôi của phở Người ta chọn phở là đồ ăn sáng, ăn trưa, ăntối hay có thể nói người ta ăn phở bất cứ khi nào Tuy nhiên theo chiều dài lịch sử,thời gian chảy trôi, các giá trị văn hóa cũng có những biến đổi Phở là 1 trong cácgiá trị văn hóa ẩm thực Việt Nam, do đó phở cũng vậy.Trước đây, khoảng đầu thế
kỷ 20, phở được bày bán dưới dạng các hàng quà, hàng phở là những gánh phở Dovậy, nơi bán phở thường là vỉa hè, các gánh phở có thể di chuyển dễ dàng Sau đó,các hàng phở với những băng ghế dài, chật hẹp ra đời Ngày nay, do ảnh hưởng củanhiều yếu tố, đặc biệt là ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, quá trình côngnghiệp hóa - hiện đại hóa, giao lưu văn hóa… kéo theo hàng loạt sự thay đổi khácnhư hàng loạt các công trình, quán xá mọc lên, các gánh hàng phở rong mất dần,các nhà hàng sang trọng xuất hiện Xưa “miếng trầu là đầu câu chuyện” song naytục ăn trầu dường như không còn phổ biến như trước nữa Các ông chủ lớn muốn kíkết được hợp đồng giá trị thì không gian cũng là một trong những yếu tố quyết định.Quan hệ xã hội phức tạp hơn, người ta tìm đến những nhà hàng có không gianđẹp, sạch sẽ, thoáng mát và dịch vụ tốt ngày càng nhiều Ngoài ra nhắc tớiphở người ta vẫn nói Phở là món ăn “quốc hồn, quốc túy” của người Việt được bạn
bè quốc tế biết đến Ai đến đất nước Việt Nam cũng muốn được thưởng thứcphở, thưởng thức món ăn mang đậm văn hóa Việt, bắt nguồn từ nền nôngnghiệp lúa nước lâu đời Tìm hiểu văn hóa Việt không thể không tìm đến phở
Trang 25Vì vậy yếu tố văn hóa là một thuận lợi cho ngành kinh doanh nhà hàng Phở cao cấp.
b Các yếu tố chính trị - luật pháp
Ổn định chính trị là một trong những yếu tố quan trọng để các nhà đầu tư antâm kinh doanh Việt Nam được đánh giá là một đất nước có tình hình chính trị ổnđịnh Môi trường kinh doanh an toàn và ngày càng hoàn thiện chính là một thuận lợikhông chỉ cho ngành kinh doanh nhà hàng phở cao cấp mà còn cho cả các doanhnghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước Mặt khác, ổn định chính trị còn là yếu
tố hấp dẫn khách du lịch, lượng khách du lịch tăng là cơ hội cho ngành kinh doanhnhà hàng phở cao cấp
Tuy nhiên bên cạnh đó yếu tố pháp luật lại vẫn còn nhiều điều bất cập khiếncho sự bảo hộ về quyền sở hữu ở nước ta còn lỏng lẻo không nghiêm ngặt Đâychính là thách thức đối với các đơn vị kinh doanh Ví dụ như trong trường hợp củaPhở 5 Sao có sự sao chép của Phở 24 Điều này sẽ ảnh hưởng đến uy tín cũng nhưthương hiệu của Phở 24, biểu hiện của hạn chế trong môi trường kinh doanh ViệtNam Và do đó cách mà các doanh nghiệp chân chính lựa chọn chính là xây dựngcho mình một thương hiệu mạnh
c Các yếu tố kinh tế
Việt Nam được xếp vào một trong những nước có tốc độ tăng trưởngcao trên thế giới Quá trình công nghiệp hóa tác động tới tất cả các lĩnh vực làm chocon người ta cũng bận rộn hơn, cuộc sống trở nên hối hả, tấp nập hơn Phong cáchlàm việc công nghiệp như là một đòi hỏi tất yếu Đời sống tăng cao, nhu cầu ngườidân cũng thay đổi, người ta không tìm đến các quán phở đơn giản chỉ để ăn như xưa
mà còn để thưởng thức không gian thoáng mát, đón nhận sự phục vụ tận tình vì tâm
lý khách hàng là thượng đế Một thuận lợi cho ngành là những bước tiến về kinh tếtrong những năm gần đây cùng với sự gia nhập các tổ chức quốc tế (WTO,AFTA…) làm cho hình ảnh Việt Nam được bạn bè quốc tế biết đến nhiều hơnkhách quốc tế và các nhà đầu tư đến với Việt Nam nhiều hơn, món phở cũng đượcngười ta biết đến nhiều hơn Ngay cả cựu Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton, khi lầnđầu tiên đến Việt Nam cũng không thể không nếm thử món ngon này Kinh tế pháttriển kéo theo những biến đổi trong xã hội, giao lưu văn hóa diễn ra mạnh mẽ từphim ảnh, báo chí đến lối sống, quan niệm…(như đã phân tích ở phần yếu tố vănhóa), chưa bao giờ người Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng lại chú tâm đến đờisống hưởng thụ như hiện nay, mở cửa nền kinh tế còn là cơ hội cho các doanhnghiệp Việt Nam tiếp thu văn hóa kinh doanh thế giới là những cơ hội cho ngànhkinh doanh nhà hàng phở cao cấp phát triển Tuy nhiên, sự hội nhập, mở cửa nềnkinh tế cũng đem lại thách thức cho các doanh nghiệp nói chung và cho ngành kinhdoanh nhà hàng phở cao cấp nói riêng Mở cửa nền kinh tế đồng nghĩa với chấp
Trang 26nhận sự tham gia của nhiều hãng kinh doanh tên tuổi khác, có thể kể đến KFC,Loterria,… hay sự đe dọa từ Mc Donal… Cạnh tranh với họ là một thách thứckhông hề nhỏ.
d.Yếu tố dân cư
Theo điều tra dân số mới nhất chúng tôi được biết, dân số Việt Namhiện nay đã hơn 90 triệu người và xu hướng này vẫn sẽ tiếp tục gia tăng, qui mô dân
số đông là một thuân lợi.Dựa trên quy mô dân số 90,73 triệu người của năm 2014(cũng theo số liệu do GSO công bố), GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm
2014 đạt 2.028 USD, tương đương 169 USD/tháng.Về mức chi tiêu, bình quân mộtngười dân chi từ thu nhập cho ăn, uống, sinh hoạt năm 2006 là 407 ngànđồng/tháng, chiếm 49% tổng chi cho đời sống nói chung, tỷ lệ % dân số có thu nhậpcao chiếm tỷ trọng còn thấp, nhưng với xu hướng mức sống ngày càng cao dự báocầu sẽ tăng, vì vậy đây chính là một cơ hội cho ngành kinh doanh nhà hàng phởphát triển hơn nữa trong tương lai
Việt Nam - Nơi hội tụ đa dạng nhiều đặc điểm văn hóa khác nhau nên khẩu
vị ăn uống cũng có nhiều khác vì vậy để tìm ra một khẩu vị chung, một công thứcnấu ăn chung nhất là một thách thức với ngành kinh doanh này
Ngoài ra, xét về yếu tố dân cư trong vai trò là nguồn nhân lực đầu vào cho ngành,
có thể thấy một thuận lợi cho các doanh nghiệp là có thể tận dụng nguồn nhân công
rẻ để tiết kiệm chi phí, tuy nhiên phải được đào tạo cẩn thận vì nguồn nhân công rẻchủ yếu chưa qua đào tạo, thường mới chỉ ở trình độ phổ thông nên chất lượng banđầu có thể yếu kém
e Yếu tố tự nhiên
Khí hậu nhiệt đới với sự đa dạng nguồn nông sản - nguồn nguyên liệu đầuvào của phở - là một thuận lợi cho các doanh nhiệp cho sự kiếm tìm nguồn nguyênliệu Khí hậu bốn mùa đa dạng không là khó khăn cho ngành bởi “mùa nào thứcấy”, ngược lại theo chúng tôi, các nhà hàng phở cao cấp còn có ưu điểm so với cácquán ăn thông thường, bình dân khác ở chỗ họ có hệ thống điều hòa không khíthuận lợi trong điều chỉnh nhiệt độ phòng ăn, điều mà các quán ăn thông thườngkhông có được
f Yếu tố công nghệ
Sự tiến bộ về công nghệ tác động tới tất cả các ngành Các nhà hàngphở ngày nay có thể dễ dàng, thuận lợi hơn trong khâu bảo quản, chuyên chở nhanhchóng nguyên liệu và cả khâu giao hàng Thời gian được rút ngắn hơn, vệ sinh antoàn thực phẩm cũng được bảo đảm hơn Đó là cơ hội cho ngành Tuy nhiên với đặctrưng của ngành kinh doanh dịch vụ cao cấp, là một bộ phận của ngành fast food,chịu áp lực không nhỏ từ các cửa hàng ăn nhanh khác Công nghệ phát triển đồng
Trang 27nghĩa với khả năng cải tiến kỹ thuật chế biến, ra đời nhiều món ăn, nhiều khẩu vị,phong cách khác nhau, phở là một món ăn truyền thống, nên thách thức ở đây chính
là làm sao để kết hợp hài hòa giữa yếu tố công nghệ và duy trì đặc trưng sản phẩmmang tính văn hóa truyền thống
3.1.2.3 Sự vận động của thị trường
Sự vận động về giá
Trong năm 2013 Phở 24h khôngchỉ mở rộng quy mô mà còn quyết địnhcạnh tranh về giá Thay vì 50.000 đồng/tô phở như trước đây, hiện nay, giá Phở 24giảm xuống 39.000 đồng/tô Giá giảm nhưng chất lượng không hề thay đổi, Phở 24được kỳ vọng thực sự là một điểm đến phù hợp với số đông thực khách Với giá rẻ,không gian đẹp, phục vụ chu đáo, Phở 24 đang ngày càng được khách hàng ưachuộng hơn.Có thể thấy, trong thương vụ thâu tóm Phở 24, tất cả các bên tham giađều có lợi Và những tiếc nuối ban đầu có thể dần qua đi khi bên cạnh JolliBee, ôngDavid Thái vẫn quyết tâm xây dựng Phở 24 thành thương hiệu Việt mang tầm quốctế
Đến năm 2014 do biến động giá nguyên vật liệu của thị trường, giá Phở 24H cũngtăng nhẹ dao động từ 39.000vnđ-55.000vnđ và đến năm 2015 1 bát Phở 24H có giá
từ 39.000vnđ -59.000vnđ
Hình 3.1- Biểu đồ diễn biến giá Phở 24h trung bình từ năm 2013 đến năm 2015
3.2 Sơ lược công ty Việt Thái Quốc Tế
3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Trang 28Công
ty Cổ Phần Việt Thái Quốc Tế (VTI)được thành lập năm 1998, trụ sở tại số2B Phạm Ngọc Thạch, quận Đống Đa,
Hà Nội Văn phòng giao dịch chính tại135/37/50 Nguyễn Hữu Cảnh, quậnBình Thạnh, thành phố Hồ chí Minh, làmột công ty có 100% vốn cổ phần trongnước do ông David Thái làm tổng giámđốc VTI đang có sự phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực kinh doanh
Lĩnh vực Ẩm Thực: sở hữu hơn 60 quán cà phê cao cấp Highlands Coffeetrên cả nước, nhà hàng 5 sao 1911, Hardrock cafe, Phở 24, Phở Việt…
Lĩnh vực Thời Trang: là nhà phân phối chính thức hãng thời trang cao cấp ALDO,Swarovski
Lĩnh vực Phân Phối: là nhà phân phối chính thức sản phẩm Bia Coorslight,Nước cam Orangina và Highlands Coffee các loại
Phở 24 là một chuỗi nhà hàng Việt Nam thuộc Công ty Việt Thái Quốc Tế (VTI),chủ sở hữu của Highlands Coffee, Hard Rock Cafe, Emporio Armani, Swarovski,Aldo, La Vie En Rose, Debenhams, Coorslight, Orangina Trong thập kỷ qua, VTI
đã góp phần trong việc hình thành môi trường bán lẻ và xây dựng thương hiệu hiệnđại của đất nước Đây là thông qua một số danh mục đầu tư của các thương hiệuCông ty nước như Highlands Coffee, Meet & Eat Toà án Thực phẩm, Bounce NightClub và 1911 nhà hàng tại Nhà hát lớn Hà Nội Ngoài ra, VTI đại diện cho thươnghiệu hàng đầu quốc tế bao gồm Hard Rock Cafe, Emporio Armani và EmporioArmani Caffè, Swarovski, La Vie en Rose, Nike, Debenhams Department Store(yêu thích của Anh), Aldo Shoes & Accessories và Grey Global Group (quảng cáo) Với hơn 15 năm hoạt động công ty cổ phần Việt Thái Quốc Tế đã nhânrộng hệ thống cửa hàng với hơn 60 chi nhánh Highland bán lẻ, 100 cửa tra hàngPhở 24h trên toàn quốc
3.2.2 Tầm nhìn và sứ mệnh
3.2.2.1 Tầm nhìn
Với khát vọng tiên phong và tạo ra những giá trị tích cực cho cộng đồng.Thái Việt định hướng xây dựng doanh nghiệp trở thành một trong những Công tytruyền thông, thiết kế và quản trị webtise hàng đầu của tỉnh Thái Nguyên Tiến tới
đa dạng hóa dịch vụ - ngành nghề kinh doanh, mong muốn tạo nên một thương hiệuViệt
Trang 293.2.2.2 Sứ mệnh
Thái Việt luôn xây dựng kế hoạch phát triển công ty theo mục tiêu đã chọn.Chúng tôi luôn nghiên cứu và phát triển những sản phẩm, dịch vụ mang lại sựthỏa mãn cao nhất cho khách hàng, trên cơ sở tạo lập những giá trị chung cho cộngđồng:
a Sản phẩm, dịch vụ cốt lõi:
Thái Việt không ngừng sáng tạo và cung cấp những sản phẩm, dịch vụ phùhợp với các yêu cầu khác nhau của khách hàng trong các lĩnh vực hoạt động(Truyền thông, thiết kế và quản trị website, nghiên cứu và triển khai ứng dụng cáccông nghệ thân thiện với môi trường, ) Chúng tôi tin rằng sự thành công của DN
và xã hội sẽ bổ trợ cho nhau, tương tác với nhau DN không thể thành công trongmột xã hội thất bại Từ xã hội, thông qua các giá trị tạo lập, DN có thể tạo ra các cơ
hội kinh doanh mới Bên cạnh giá trị chất lượng vượt trội, trong mỗi sản phẩm –
dịch vụ đều chứa đựng những thông điệp văn hóa, nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầuchính đáng của khách hàng
b Đối với thị trường – Khách hàng:
Thái Việt mong muốn góp một phần công sức của mình vào sự phát triểnthịnh vượng của quý Khách hàng nói riêng và xã hội nói chung Điều đó giúp TháiViệt luôn tự nhắc nhở mình phải không ngừng đổi mới, nghiên cứu học hỏi, sángtạo để thích ứng với sự vận động phát triển của thị trường Hiện nay các sản phẩmtrong lĩnh vực Truyền thông, website, ứng dụng công nghệ, dịch vụ và sản phẩmphục vụ đời sống xã hội thân thiện với con người, với môi trường, trên địa bàntỉnh Thái Nguyên nói riêng cũng như của Việt Nam còn rất hạn chế
c Đối với nhân viên:
Mỗi cá nhân là một vốn quý, là một thành tố quan trọng của Công ty gópphần vào sự phát triển chung của công ty, họ không chỉ đảm nhận những trọng tráchvới công ty mà còn đối với gia đình và xã hội Do đó Thái Việt luôn xem con người
là nhân tố quyết định đến sự phát triển bền vững của công ty, chúng tôi luôn tạo môitrường và điều kiện tốt nhất để phát triển con người (chuyên nghiệp, năng động,sáng tạo,) Thái Việt tin rằng để có thể cung cấp những sản phẩm, dịch vụ đem lại
sự thỏa mãn cao nhất cho khách hàng thì phải dựa trên cơ sở nguồn nhân lực đượcthỏa mãn và tự hào về công ty
d Đối với xã hội:
Những dự án và hướng phát triển của Thái Việt luôn hướng tới việc tạo ranhững giá trị tích cực cho cộng đồng, cho xã hội Chúng tôi ý thức rằng sự pháttriển bền vững của một DN luôn gắn liền với sự phát triển của cộng đồng, xã hội vàbảo vệ môi trường tự nhiên
e Đối với cổ đông và đối tác:
Chúng tôi có một cam kết không gì lay chuyển được là đề cao tinh thần hợptác cùng phát triển; mong muốn trở thành “Người đồng hành số 1” của các đối tác
và cổ đông; luôn gia tăng các giá trị đầu tư hấp dẫn và bền vững