1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

su dung may tinh casio fx570 de can bang pthh

10 6,4K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 650,5 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH DƯƠNG PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO DẦU TIẾNG TRƯỜNG THCS ĐỊNH HIỆP CHUYÊN ĐỀ MÔN: HÓA HỌC HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY TÍNH CASIO FX 570 ĐỂ CÂN BẰNG PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌ

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH DƯƠNG PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO DẦU TIẾNG

TRƯỜNG THCS ĐỊNH HIỆP

CHUYÊN ĐỀ MÔN: HÓA HỌC

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY TÍNH CASIO FX 570 ĐỂ CÂN BẰNG PHƯƠNG

TRÌNH HÓA HỌC

Người thực hiện: Mai Văn Việt Giáo viên Hóa – Trường THCS Định Hiệp

HUYỆN DẦU TIẾNG – NĂM 2013

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Học sinh thường sai sót nhiều khi làm dạng bài tập lập phương trình hóa học (hoàn thành phương trình hóa học) Do giáo viên không hướng dẫn kĩ cho học sinh phương pháp cân bằng các hệ số của các chất có trong phương trình hóa học Nếu học sinh được rèn luyện kĩ năng cân bằng phản ứng hoá học thì từ

đó học sinh sẽ viết đúng phương trình hóa học

Với chuyên đề này, không thể không có những sai sót Rất mong các đồng nghiệp góp ý cho tôi để tôi dạy học ngày càng tốt hơn Tôi xin chân thành cảm

ơn

I LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ

Hoàn thành phương trình hóa học hay nói cách khác là lập phương trình hóa học là một trong những bài tập mà học sinh thường sai nhiều nhất Ở cấp THCS lớp 8 bắt đầu làm quen môn HÓA HỌC và lập phương trình hóa học là một trong những nội dung trọng tâm nhất Trong khi đó đa số học sinh khó cân bằng hệ số các chất (gọi tắt là cân bằng) hoặc cân bằng không được do gặp những phương trình hóa học khó hoặc phức tạp Đó là do giáo viên không hướng dẫn phương pháp cân bằng phương trình hóa học Do đó tôi đã nghiên cứu và tìm tòi ra phương pháp dùng máy tính casio để xác định các hệ số các chất trong phương trình hóa học Với cách làm này vừa giúp học sinh xác định chính xác các hệ số các chất có trong phương trình hóa học mà còn giúp phát triển kỹ năng sử dụng máy tính casio để giải bài tập Nên tôi đã thực hiện chuyên đề “HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY TÍNH CASIO FX 570 ĐỂ CÂN

BẰNG PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC” áp dụng cho học sinh lớp 8 (trung học

cơ sở) nói riêng và cả học sinh phổ thông trung học

Trang 3

I HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY TÍNH CASIO FX570

1 Giới thiệu máy tính casio fx 570 và hướng dẫn cách sử dụng

Mở máy để sử dụng: ấn phím ON

Tắt máy: ấn phím SHIFT + OFF

Hướng dẫn cách giải hệ phương trình:

Ấn MODE, bấm tiếp số 5

Trang 4

Ấn phím số 1 nếu giải hệ phương trình bậc 1 hai ẩn (anX+bnY=cn).

a1x + b1y = c1

a2x + b2y = c2

Ấn phím số 2 nếu giải hệ phương trình bậc 1 ba ẩn (anX+bnY+cnZ=dn)

a1x + b1y + c1z = d1

a2x + b2y + c2z = d2

a3x + b3y + c3z = d3

(Đối với các dòng máy casio khác nên xem hướng dẫn trước khi tính toán)

* Cách giải hệ phương trình bậc 1 hai ẩn

Nhập các hệ số: ấn các hệ số tương ứng:

a1 + =; b1 + =; c1 + =

a2 + =; b2 + =; c2 + =

Khi nhập xong hệ số cuối cùng và ấn dấu = ta được màn hình kết quả

* Cách giải hệ phương trình bậc 1 ba ẩn

Tương tự như cách giải hệ phương trình bậc 1 hai ẩn

* Cách đổi số thập phân sang phân số: ấn shift + ab/c

Thí dụ: 3:2 = 1.5, sau đó ấn ấn shift + ab/c sẽ được 3┘2

II HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY TÍNH CASIO FX 570 ĐỂ CÂN BẰNG PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC

Trang 5

Thí dụ 1: Fe + Cl2 -> FeCl3

Ta gán mỗi chất một hệ số: aFe + bCl2 -> cFeCl3

Ta có: Fe: a = c

Cl: 2b = 3c Chọn a = 1 → ta có hệ phương trình sau:

1

2 3 0

c

=

− = có nghĩa là

0 1 1

2 3 0

+ =

− =

Cách bấm máy tính như sau:

Nhập các hệ số lần lượt

a1 = 0; b1 = 1; c1 = 1

a2 = 2; b2 = -3; c2 = 0

Kết quả máy tính sẽ là: x = 1.5; y = 1 Sau đó chuyển những nghiệm số thập phân sang phân số ta được: x = 3/2; y = 1

Có nghĩa là: b = 3/2, c = 1 và a = 1

Sau đó ta nhân các nghiệm vừa tìm với 2 để khử mẫu ở phân số → a = 2, b = 3,

c = 2

Ta được phương trình hóa học: 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

Thí dụ 2: Fe + O2 -> Fe3O4

Ta gán mỗi chất một hệ số: aFe + bO2 -> cFe3O4

Ta có: Fe: a = 3c

O: 2b = 4c Chọn c = 1 → ta có hệ phương trình sau:

3

2 4

a

b

=

= có nghĩa là

1 0 3

0 2 4

+ = + =

Cách bấm máy tính như sau:

Nhập các hệ số lần lượt

a1 = 1; b1 = 0; c1 = 3

a2 = 0; b2 = 2; c2 = 4

Kết quả máy tính sẽ là: x = 3; y = 2 Có nghĩa là: a = 3; b = 2; c = 1

Trang 6

Thí dụ 3: FeS2 + O2 -> Fe2O3 + SO2

Ta gán mỗi chất một hệ số: aFeS2 + bO2→ cFe2O3 + dSO2

Ta có: Fe: a = 2c

S: 2a = d

O: 2b = 3c + 2d

Chọn a = 1 → ta có hệ phương trình sau:

2 1

2

2 3 2 0

c

d

=

=

− − = có nghĩa là

0 2 0 1

2 3 2 0

+ + = + + =

− − =

Cách bấm máy tính như sau:

- Xác định các phương trình cần tìm ẩn số

2 1

2

2 3 2 0

c

d

=

=

− − = có nghĩa là

0 2 0 1

2 3 2 0

+ + = + + =

− − =

- Bấm nút ON trên máy tính

- Bấm MODE

- Chọn EQN bấm số 5

- Bấm tiếp 2 (do có 3 phương trình cần tìm ẩn số)

Nhập các hệ số lần lượt

a1 = 0; b1 = 2; c1 = 0; d1 = 1

a2 = 0; b2 = 0; c2 = 1; d2 = 2

a3 = 2; b3 = -3; c3 = -2; d3 = 0

Kết quả máy tính sẽ là: x = 2.75; y = 0.5; z = 2 Sau đó chuyển những nghiệm số thập phân sang phân số ta được: x = 11/4; y = 1/2; z = 2

Có nghĩa là: b = 11/4, c = 1/2, d = 2 và a = 1

Sau đó ta nhân các nghiệm vừa tìm với 4 → a = 4, b = 11, c = 2, d = 8

Ta được phương trình hóa học: 4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2

Thí dụ 4: KMnO4 + HCl -> MnCl2 + Cl2 + KCl + H2O

Ta gán mỗi chất một hệ số:

aKMnO4 + bHCl → cMnCl2 + dCl2 + eKCl + fH2O

Trang 7

K : a = e (1)

Mn : a = c (2)

O : 4a = f (3)

H : b = 2f (4)

Cl : b = 2c + 2d + e (5)

(1): a = e và (2): a = c → c = e

Chọn a = 1 → c = 1, e = 1

Ta có các phương trình sau:

(3) → f = 4

(4) → b – 2f = 0

(5) → b – 2d = 3

ta có hệ phương trình sau:

4

2 0

2 3

f

=

− =

− = có nghĩa là

0 1 0 4

2 0 0

0 2 3

+ + =

− + = + − =

Kết quả máy tính sẽ là: x = 8; y = 4; z = 2.5 Sau đó chuyển những nghiệm số thập phân sang phân số ta được: x = 8; y = 4; z = 5/2

Có nghĩa là: b = 8, f = 4, d = 5/2

Nhân các hệ số với 2 → a = 2, b = 16, c = 2, d = 5, e = 2, f = 8

Ta được phương trình hóa học:

2KMnO4 + 16HCl → 2MnCl2 + 5Cl2 + 2KCl + 8H2O

Cách bấm máy tính như sau:

- Xác định các phương trình cần tìm ẩn số

4

2 0

2 3

f

=

− =

− = có nghĩa là

0 1 0 4

2 0 0

0 2 3

+ + =

− + = + − =

Nhập các hệ số lần lượt

a1 = 0; b1 = 1; c1 = 0; d1 = 4

a2 = 1; b2 = -2; c2 = 0; d2 = 0

a3 = 1; b3 = 0; c3 = -2; d3 = 3

Trang 8

Kết quả máy tính sẽ là: x = 8; y = 4; z = 2.5 Sau đó chuyển những nghiệm số thập phân sang phân số ta được: x = 8; y = 4; z = 5/2

Có nghĩa là: b = 8, f = 4, d = 5/2

Sau đó ta nhân các hệ số với 2 → a = 2, b = 16, c = 2, d = 5, e = 2, f = 8

Ta được phương trình hóa học:

2KMnO4 + 16HCl → 2MnCl2 + 5Cl2 + 2KCl + 8H2O

Thí dụ 5: Cl2 + KOH -> KCl + KClO3 + H2O

Ta gán mỗi chất một hệ số: aCl2 + bKOH → cKCl + dKClO3 + eH2O

Cl : 2a = c + d

K : b = c + d

O : b = 3d + e

H : b = 2e

Chọn e = 1 → b = 2, ta có các phương trình sau:

2

3 1

a c d

c d

d

− − =

+ =

= có nghĩa là

0 0 3 1

x y z

x y z

− − = + + = + + =

Nhập các hệ số lần lượt

a1 = 2; b1 = -1; c1 = -1; d1 = 0

a2 = 0; b2 = 1; c2 = 1; d2 = 2

a3 = 0; b3 = 0; c3 = 3; d3 = 1

Kết quả máy tính sẽ là: x = 1; y = 1.666666667; z = 0.333333333 Sau đó chuyển những nghiệm số thập phân sang phân số ta được:

x = 1; y = 5/3; z = 1/3

Có nghĩa là: a = 1, c = 5/3, d = 1/3

Nhân các hệ số với 3 → a = 3, b = 6, c = 5, d = 1, e = 3

Ta được phương trình hóa học:

3Cl2 + 6KOH(rắn) t0 → 5KCl + KClO3 + 3H2O

Thí dụ 6: FeS2 + H2SO4(đ, nóng) -> Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O

Ta gán mỗi chất một hệ số:

aFeS2 + bH2SO4(đ, nóng) → cFe2(SO4)3 + dSO2 + eH2O

Fe: a = 2c (1)

Trang 9

S: 2a + b = 3c + d (2)

H: 2b = 2e (3)

O: 4b = 12c + 2d + e (4)

Chọn c = 1 → a = 2, ta có các phương trình sau

1

2 2 0

b d

− = −

− =

− − = có nghĩa là

2 0 2 0

− + = − + − =

− − =

Nhập các hệ số lần lượt

a1 = 1; b1 = -1; c1 = 0; d1 = -1

a2 = 2; b2 = 0; c2 = -2; d2 = 0

a3 = 4; b3 = -2; c3 = -1; d3 = 12

Kết quả máy tính sẽ là: x = 14; y = 15; z = 14

Có nghĩa là: b = 14, d = 15, e = 14

Ta được phương trình hóa học:

2FeS2 + 14H2SO4(đ, nóng) → Fe2(SO4)3 + 15SO2 + 14H2O

III MỘT SỐ BÀI LUYỆN TẬP

Hoàn thành các phương trình hóa học (cân bằng các phản ứng theo phương pháp đại số)

1 Al + H2SO4 → Al2(SO4)3 + SO2 + H2O

2 Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O

3 FeO + H2SO4(đ, nóng) → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O

4 Fe3O4 + HCl → FeCl2 + FeCl3 + H2O

5 Mg + HNO3(rất loãng) → Mg(NO3)2 + NH4NO3 + H2O

6 K2SO3 + KMnO4 + KHSO4 → K2SO4 + MnSO4 + H2O

7 Fe3O4 + H2SO4(đ, nóng) → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O

8 Ca3(PO4)2 + SiO2 + C t0 → P4 + CO + CaSiO3

9 NaCrO2 + Br2 + NaOH → Na2CrO4 + NaBr + H2O

10 Zn + HNO3(loãng) → Zn(NO3)2 + xNO2 + yNO + H2O

11 Zn + KNO + KOH → K ZnO + NH + H O

Trang 10

13 Na2SO3 + KMnO4 + NaHSO4 → Na2SO4 + MnSO4 + K2SO4 + H2O

14 FeS2 + H2SO4(đ, nóng) → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O

Với những phương trình hóa học trên, nếu học sinh xác định các hệ số của các chất trước và sau phản ứng phải mất rất nhiều thời gian Nhưng với việc hướng dẫn học sinh sử dụng máy tính casio fx 570 để xác định hệ số sẽ giúp học sinh làm rất nhanh

Sau đây là bảng so sánh tốc độ làm việc trước và sau khi sử dụng phương pháp đại số

Chưa sử dụng máy tính

casio

Sau khi sử dụng máy tính casio

Thời gian Thời gian Học sinh giỏi-khá Mất từ 5 – 20 phút Mất 3-5 phút

Học sinh trung bình Mất từ 8 – 30 phút Mất 5-10 phút

Từ đó, nếu học sinh sử dụng máy tính casio thì thời gian sẽ rút ngắn rất nhiều Tuy nhiên giáo viên cần phải rèn luyện kỹ năng sử dụng máy tính casio thường xuyên cho học sinh, giúp học sinh phát triển kỹ năng và cách làm

IV KẾT LUẬN

Với việc viết đúng phương trình hoá học sẽ giúp học sinh học tốt hơn môn hoá học Vì các bài toán hoá học có liên quan rất nhiều đến phương trình hoá học Với việc sử dụng máy tính casio để xác định các hệ số đã cải thiện tốc độ làm việc và mang lại hiệu quả rất cao

Ngày đăng: 20/08/2016, 20:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w