1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề Tài Gian Lận Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp

17 5,1K 81

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 285,5 KB

Nội dung

Các doanh nghiệp luôn tự hỏi làm thế nào để có thể bảo vệ lợi nhuận cho doanh nghiệp trong khi không thể giảm được tiền mau hàng hóa đầu vào, không thể giảm được lương của nhân viên...Ch

Trang 1

ĐỀ TÀI GIAN LẬN THUẾ THU NHẬP

DOANH NGHIỆP

Đà Nẵng,ngày 18 tháng 10 năm 2015

Trang 2

MỤC LỤC

L I M Ờ Ở ĐẦ 2U

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Như chúng ta đã biết Thuế là nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước, đóng vai trò quyết định trong việc duy trì bộ máy nhà nước, đồng thời là công cụ quan trọng để điều tiết nền kinh tế - xã hội Còn với các doanh nghiệp thì sao? Các doanh nghiệp luôn tự hỏi làm thế nào để có thể bảo vệ lợi nhuận cho doanh nghiệp trong khi không thể giảm được tiền mau hàng hóa đầu vào, không thể giảm được lương của nhân viên Chỉ có 1 cách duy nhất là giảm thuế phải nộp Chính vì lí do đó mà trong thời gian qua, kết quả việc thực thi các luật thuế là chưa cao, số tiền thuế thất thu còn rất lớn mà nguyên nhân chủ yếu là từ tình trạng trốn thuế, gian lận thuế Những hành vi trốn thuế, gian lận thuế ngày nay đang diễn biến phức tạp, phạm vi ngày càng rộng, quy mô ngày càng lớn và thủ đoạn vô cùng tinh vi Vì vậy nếu không chống gian lận thuế quyết liệt thì khó có thể giữ được trật tự, kĩ cương trong lĩnh vực tài chính công và công bằng cho xã hội Nhận thức được sự cần thiết của vấn đề, nội dung bài thuyết trình của nhóm

em sẽ đi tìm hiểu sâu hơn các hành vi trốn thuế, gian lận thuế và biện pháp ngăn chặn tình trạng đó

Trang 4

I Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng gian lận thuế TNDN

Nguồn thuế từ các doanh nghiệp là rất lớn nhưng có thể thấy việc cho phép thành lập doanh nghiệp, công ty theo các điều kiện của Luật thương mại là rất dễ dàng, đơn giản Việc nắm bắt hoạt động của các công ty doanh nghiệp đó còn lỏng lẻo, thiếu chặt chẽ, cụ thể Sự phối hợp giữa cơ quan thuế và các cơ quan quản lí Nhà nước con nhiều bất cập tạo ra nhiều khe hở tạo điều kiên cho việc thành lập các công ty

“ma”

Cơ chế thanh toán giữa các giao dịch thanh toán giữa các giao dịch kinh tế còn chưa bắt buộc thông qua ngân hàng do vậy khó có thể kiểm soát các hoạt động kinh tế đó có xảy ra trên thực tế hay chỉ trên giấy tờ

Chính sách thuế hiện hành còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ, còn chồng chéo chưa phù hợp với thực tại và nền kinh tế Luật còn được ban hành nhiều gây khó khăn cho doanh nghiệp và người quản lí

Việc quy định trách nhiệm về đăng kí thông tin, tài liệu trong Luật quản lí thuế nhưng trong quá trình hoạt động lại không cung cấp mà chỉ khi cơ quan thuế có yêu cầu mới cung cấp

Công tác điều tra giám sát còn lỏng lẻo, xử lí vi phạm chưa nghiêm khắc, quyết liệt Việc xác đinh một chủ thể vi phạm số tiền thuế bao nhiêu là một khó khăn lớn

Các doanh nghiệp tư nhân ít quan tâm đến chế độ kế toán quốc dân Trình độ dân trí thấp, trình độ cán bộ nghiệp vụ chuyên môn còn hạn chế và nhất là sự buông lỏng quản lí của nhà nước

Công chúng chưa có ý thức sủ dụng hóa đơn thanh toán khi tham gia giao dịch kinh tế Việc lấy hóa đơn khi thanh toán gần như không hình thành Đây là sự yếu kém về nhận thức của công chúng

Nền kinh tế nước ta chưa phải là nền kinh tế hiện đại, các giao dịch kinh doanh chưa thực hiện bởi công nghệ kĩ thuật cao còn phụ thuộc vào tiền mặt Điều này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thành lập các bộ hồ sơ thanh toán giả mạo, không thực hiện đầy đủ chế độ hóa đơn, chứng từ

II Một số hình thức gian lận thuế TNDN

Công thức tính thuế TNDN

Trang 5

Thuế TNDN = Thu nhập tínhthuế x Thuế suất thuế TNDN

Trong đó:

Thu nhập

tính thuế = Thu nhậpchịu thuế - Thu nhập đượcmiễn thuế - Các khoản lỗ được kếtchuyển theo quy định Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế xác định như sau:

Thu nhập

chịu thuế =

Doanh thu - Chi phí được trừ +

Các khoản thu nhập khác Các DN có thể gian lận thuế bằng cách giảm doanh thu hoặc tăng chi phí

1 Trốn thuế bằng cách giảm doanh thu

1.1 Bỏ ngoài số sách kế toán

-Là hình thức mà người nộp thuế không ghi đầy đủ các giao dịch kinh tế,vì vậy làm giảm doanh thu của cơ sở sản xuất kinh doanh->làm giảm thuế TNDN phải nộp

-Đây là thủ đoạn khá phổ biến hiện nay Theo đó, người nộp thuế thường sử dụng đồng thời hai hệ thống sổ sách kế toán, một hệ thống sổ kế toán nội bộ phản ánh đầy đủ các giao dịch kinh tế, hệ thống kế toán còn lại chỉ phản ánh một phần các giao dịch kinh tế để khai thuế

-Kiểu hành vi này thường xảy ra ở các doanh nghiệp (DN) kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ, ăn uống, khách sạn, xây dựng dân dụng và sản xuất nhỏ Đây chính là một kiểu hoạt động kinh tế ngầm mà môi trường thuận lợi của nó là nền kinh tế tiền mặt Rất khó có thể xác định được số thuế thất thu do hành vi trốn thuế này gây ra vì nếu xác định được thì đã không xảy ra thất thu thuế

VD:Công ty TNHH Thông tin tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam (viết tắt là VietNam Credit) đã có hành vi trốn thuế thu nhập doanh nghiệp thông qua hoạt động kê khai không trung thực số tiền trong hợp đồng mua, bán quyền mua căn hộ số A2407, tầng 24, tòa nhà tổ hợp Sky City Tower, 88 Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.Qua đó,tổng số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp mà Công

ty VietNam Credit đã trốn trong 2 năm 2009, 2010 là 1.028.625.000 đồng

1.2 Ghi giá bán thấp hơn thực tế

-Hành vi này được gọi là “down” giá Đây là hành vi ghi giá bán trên hóa đơn và

kê khai doanh thu tính thuế thấp hơn giá khách hàng thực tế thanh toán

-Hành vi này thường gặp ở các DN kinh doanh nhà hàng khách sạn, vận tải tư nhân, xăng dầu, kinh doanh vật liệu xây dựng, bán ô tô và xe máy, hàng trang trí

Trang 6

nội thất… Các công ty xây dựng (nhà dân và đơn vị xây dựng vãng lai) khi thi công các công trình ở các địa phương khác hay xây nhà tư nhân thường khai báo không trung thực, không kê khai hoặc giấu bớt một phần công trình Hành vi gian lận này làm giảm thuế GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) phải nộp, gây ảnh hưởng không nhỏ đến số thu ngân sách hàng năm

VD:Theo qui định,khi mua bán nhà,người bán sẽ phải đóng thuế chuyển quyến

sử dụng đất là 4% trị giá tiền sử dụng đất,người mua phải đóng 1% lệ phí trước bạ(nhà và đất)

Chẳng hạn khi mua căn nhà giá 1 tỉ đồng,các bên bán-mua thống nhất chỉ khai giá 200-300 triệu đồng để giảm tiền thuế trước bạ phải đóng xuống còn 2-3 triệu đồng

1.3 Trốn thuế thông qua chuyển nhượng vốn, nhượng quyền thương mại

a Hợp đồng khai với cơ quan thuế thì giá bán bằng giá vốn nên không phát sinh thu nhập nên không phải nộp thuế.

VD : Việc chuyển nhượng của công ty Intel Asia Holdin Limited cho công ty trong cùng tập đoàn với giá bán bằng giá vốn là 100 triệu USD nên không phát sinh thu nhập > không nộp thuế

b Hợp đồng giá trị cao nhưng thu nhập phát sinh thấp

VD : Công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan chuyển nhượng vốn cho quỹ đầu

tư Vietnam Growth Capital Pte.Ltd ( singapore) với giá chuyển nhượng theo hợp đồng là 1.061.861 triệu đồng, so với giá vốn là 1.061.615 triệu đồng, thu nhập phát sinh chỉ có 246 triệu đồng -> thuế TNDN phải nộp là 246.000.000*25% = 61.500.000

c Hợp đồng chuyển nhượng vốn có phát sinh chênh lệch lớn giữa giá chuyển nhượng và giá vốn ( có phát sinh thu nhập) nhưng lại không kê khai với cơ quan thuế.

VD: công ty cổ phần thương mại dịch vụ Phở 24 đã chuyển nhượng cho công

ty Việt Thái Quốc Tế do ông Davaid Thái làm chủ, giá chuyển nhượng là 20 triệu USD, giá vốn chỉ 1 tỷ đồng, chênh lệch giuwax giá chuyển nhượng và giá vốn quá lớn là (1.000.000.000 - 20.000*21.000 = 580.000.000) nhưng lại không

kê khai với cơ quan thuế

Biện pháp

-DN nơi có phần vốn chuyển nhượng chỉ làm thủ tục thay đổi danh sách thành viên góp vốn thì phải có hóa đơn chuyển nhượng vốn đối với DN chuyển nhượng vốn, phải có tờ khai nộp thuế thu nhập cá nhân và chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân chuyển nhượng vốn

-DN có hoạt động chuyển nhượng vốn cho tổ chức, cá nhân khác thì phần giá trị vốn chuyển nhượng theo hợp đồng phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt

Trang 7

1.4 Khai thiếu doanh thu bằng cách kê khai không đúng kì kế toán

-Để giảm doanh thu trong năm thì doanh nghiệp thường lợi dụng thời điểm xoay quanh cuối kì kế toán Khi có các nghiệp vụ bán hàng phát sinh vào thời điểm cuối năm thì đồng nghĩa với việc ghi nhận doanh thu và giá vốn vào các thời điểm đó Đầu tiên về doanh thu bán hàng thì doanh nghiệp đã không ghi nhận doanh thu vào các thời điểm cuôi năm này, thay vào đó thì doanh nghiệp sẽ cố tình ghi nhận doanh thu này cho năm kế toán tiếp theo mặc dù các nghiệp vụ bán hàng này đã phát sinh trong năm Thứ hai là ghi nhận giá vốn, doanh nghiệp vẫn ghi nhận giá vốn đúng thời điểm Qua đó ta thấy có 1 khoản doanh thu bị khai thiếu trong năm, vì vậy khi tính lợi nhuân thì doanh thu sẽ giảm và doanh nghiệp giăm được thuế phải nộp

VD : Công ty ABC có kì kế toán theo năm, cuối năm N doanh nghiệp đã phát sinh 1 số nghiệp vụ bán hàng là bán 1 lô áo sơ mi có giá trị 30.000.000, giá vốn 20.000.000 và bán 10 cái điện thoại với tổng giá bán là 100.000.000 tr, giá xuất kho 60.000.000tr ===> để giảm doanh thu thì doanh nghiệp sẽ không ghi nhận doanh thu bán 2 mặt hàng này vào năm N mà sẽ ghi nhận vào năm N+ 1, còn giá vốn thì doanh nghiệp ghi nhận bình thường Vậy năm N doanh nghiệp đã giăm được 1 khoản doanh thu là 130.000.000 tr , đồng nghĩa với viec thuế cũng sẽ giảm

1.5 Chuyển lãi cho công ty mẹ hoặc một đơn vị khác của công ty mẹ.

- Ví dụ: Công ty TNHH một thành viên Keangnam Vina là công ty 100% vốn nước ngoài, thuộc tập đoàn Keangnam Hàn quốc Keangnam Vina là chủ đầu tư

dự án khu phức hợp khách sạn, văn phòng căn hộ, trung tâm thương mại Keangnam Hanoi landmark Tower Vơi doanh hiệu tòa tháp cao nhất VN , Keangnam Hanoi Landmark Tower rất nổi tiếng và nhận được sự quan tâm của giới đầu tư và người dân nên rất tấp nập người qua lại Năm 2012 khu vực văn phòng của Keangnam đã có tỉ lệ lấp đầy kha cao với nhiều khách hàng lớn như KPMG, vv giá thuê từ 20-25 USD / M2 Cộng với doanh thu từ trung tâm thưowng mại, từ bán căn hộ và thuê phòng mang về cho Keangnam khoản tiền khổng lồ Thế nhưng Keangnam -Vina liên tục báo lỗ vài chục tỷ đồng mỗi năm Thậm chí năm 2011 khi tòa nhà Keangnam đi vào vận hành, doanh thu lên tới hơn 5.200 tỷ đồng thì điệp khúc lỗ vẫn tái diễn với khoản thua lỗ 140 tỷ đồng Cty chưa từng đòng thuế TNDN, ngoại trừ VAT và thuế nhà đất Vậy Keangnam

đã làm như thế nào để trốn thuế

====>>>> Keangnam đã dùng chiêu cổ điển mà nhiều doanh nghiệp FDI khác như coca cola, Nestle sử dụng đó là chuyển lãi từ VN về cho công ty mẹ hoặc một đơn vị khác của công ty mẹ Cụ thể 10/2007, chỉ sau 3 tháng được cấp phép, Keangnam đã kí hợp đồng với 1 thành viên cùng cty mẹ là Keangnam Enterprise (KE)( anh em ruột với KV) , KE đảm nhiều nhiệm vụ quan trọng, cung cấp dịch

vụ tư vấn, dàn xếp vốn vay cho Keangnam Vina Năm 2008, Keangnam Vina đã phải trả 30tr USD cho KE, và KE còn thu rất nhiều phí giá trị lớn Chính vì phải nộp quá nhiều cho KE nên KV thua lỗ triền miên và không nộp bất cứ đồng thuế TNDN nào, trong khi đó anh em ruột là KE ở Hàn Quốc lại hưởng lãi khủng KE hưởng laĩ khủng vì rút hàng chục triệu USD từ VN nhưng chỉ phải nộp thuế nhà

Trang 8

thầu cho VN, thấp hơn nhiều so với việc nộp thuế TNDN, theo đó 1 khoản lợi nhuận đã được KV chuyển về Hàn Quốc nên KV trốn được thuế TNDN

2 Tăng chi phí

2.1 Chuyển giá

Khi các quan hệ kinh tế được thiết lập đa dạng, có sự liên kết, phối hợp giữa các chủ thể kinh doanh, thì việc xác định lợi ích kinh tế đã vượt ra ngoài phạm vi của một chủ thể riêng lẻ, mà được tính trong lợi ích chung của cả tập đoàn hay nhóm liên kết Với môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, câu hỏi làm sao để lợi ích tổng thể đạt tối ưu luôn được đặt ra với các chủ thể kinh doanh Chuyển giá được xem là một lời giải cho bài toán lợi ích vì phương cách này giúp họ giảm tổng nghĩa vụ thuế Từ đó lợi nhuận sau thuế sẽ gia tăng

Chuyển giá được hiểu là "việc thực hiện chính sách giá đối với hàng hóa, dịch vụ

và tài sản được chuyển dịch giữa các thành viên trong tập đoàn qua biên giới không theo giá thị trường nhằm tối thiểu hóa số thuế của các công ty đa quốc gia trên toàn cầu”

Tuy nhiên, trên thực tế, chuyển giá không chỉ được thực hiện bởi các công ty đa quốc gia, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (doanh nghiệp FDI), mà nó còn được thực hiện bởi các công ty có nhiều công ty con chỉ hoạt động kinh doanh trong nước hoặc thậm chí được thực hiện bởi các công ty là các chủ thể kinh tế độc lập song chủ sở hữu của chúng lại có mối quan hệ thân nhân với nhau

Như vậy, cần hiểu hành vi chuyển giá theo một nghĩa rộng hơn Theo đó, chuyển giá là một hành vi do các chủ thể kinh doanh thực hiện bằng cách thay đổi giá trị trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong quan hệ với các bên liên kết nhằm tối thiểu hóa tổng số thuế phải nộp của các đối tác liên kết Các đối tác liên kết ở đây có thể là: các công ty thành viên trong một công ty đa quốc gia; các công ty hoặc đơn vị thành viên trong một tổng công ty, công ty; các công ty độc lập mà chủ sở hữu của chúng có mối quan hệ đặc biệt, thường là mối quan hệ thân nhân

Động cơ của hành vi chuyển giá, không gì khác, chính là lợi nhuận của hoạt động kinh doanh xét trên phương diện tổng thể Việc xác định giá giao dịch giữa các thành viên của các bên liên kết không thay đổi tổng lợi ích chung nhưng có thể làm thay đổi tổng nghĩa vụ thuế của họ Thông qua việc định giá, nghĩa vụ thuế được chuyển từ nơi bị điều tiết cao sang nơi bị điều tiết thấp hơn và ngược lại Chẳng hạn như, công ty B và C đều là công ty con của tập đoàn A Công ty B áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 25% Công ty C kinh doanh ở địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn nên được áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% Khi B cung cấp vật tư cho C với giá thấp hơn giá thị trường giao dịch sòng phẳng thì làm cho lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp của

B giảm đi, còn lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp của C tăng lên tương ứng Phần lợi nhuận tăng lên ở công ty C chỉ phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất 10% Nếu bán đúng giá thị trường thì phần lợi nhuận này nằm ở công ty B và phải chịu thuế suất 25% Như vậy, nếu xét riêng biệt thì công

Trang 9

ty B thiệt, còn công ty C được lợi Nhưng xét tổng thể thì tổng thuế phải nộp của

cả hai công ty đã giảm đi

Ví dụ trên cho thấy chuyển giá xuất hiện khi có những điều kiện nhất định Đó là: Sự chênh lệch về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp giữa các quốc gia khác nhau; có quy định nhiều mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp với những đối tượng khác nhau trong một quốc gia, chẳng hạn như quy định các mức thuế suất ưu đãi thấp hơn thuế suất phổ thông; có các quy định về miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp có thời hạn

Những “chiêu trò” cụ thể của các doanh nghiệp để thực hiện chuyển giá có thể kể

ra như sau:

* Định giá cao khi nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu… và khai giá bán thấp khi xuất khẩu sản phẩm Đối với các nhà đầu tư có ý đồ chuyển giá họ

đã chủ động tăng giá đầu vào ngay từ khi lập FS (báo cáo khả thi), và tiếp tục cả trong quá trình tăng vốn mở rộng sản xuất sau này, thổi phồng giá trị tài sản cố định, khấu hao tăng lên, doanh nghiệp không có lợi nhuận…

* Cấu kết giữa các công ty mẹ - con, giữa các công ty trong cùng tập đoàn định sẵn mức giá mua - giá bán sản phẩm, hàng hóa, cũng như định sẵn mức lợi nhuận, lỗ - lãi cho doanh nghiệp tại Việt Nam

* Nâng cao giá trị thực của các tài sản vô hình, của các sản phẩm sản xuất độc quyền…

Khi xảy ra hành vi chuyển giá sẽ dẫn đến làm thất thu ngân sách nhà nước ,tạo ra môi trường cạnh tranh không lành mạnh giữa các chủ thể kinh tế

Cùng phân tích ví dụ về một “đại gia” trong ngành đồ uống bị Cục Thuế TPHCM liệt vào danh sách những doanh nghiệp (DN) có nghi vấn chuyển giá cao -Coca Cola VN

Cục Thuế TPHCM cho biết, từ khi thành lập (tháng 2.1994) đến nay, chưa năm nào Công ty Coca Cola VN khai có lãi dù doanh thu tăng liên tục qua mỗi năm

“Bí quyết” để DN này có thể liên tục kê khai lỗ nằm ở chi phí nguyên phụ liệu, trong đó chủ yếu là hương liệu được nhập trực tiếp từ công ty mẹ với giá rất cao

Trang 10

Trung bình chi phí nguyên phụ liệu của Công ty Coca Cola VN chiếm trên 70% giá vốn, cá biệt năm 2006-2007 chi phí nguyên phụ liệu lên đến 80-85% giá vốn Như năm 2010, chi phí do nhập nguyên vật liệu từ công ty mẹ lên đến 1.671 tỉ đồng trên doanh thu 2.329 tỉ đồng Năm 2009, chi phí này là 1.065 tỉ đồng

Nhiều lần Cục Thuế TPHCM cũng đã làm việc với DN này, nhưng đại diện Công

ty Coca Cola VN vẫn trả lời là đã kê khai đầy đủ, chấp hành đúng luật pháp VN, còn nguyên nhân lỗ là do thu không đủ bù chi Công ty cũng không thể bán giá cao hơn vì muốn mở rộng thị trường Công ty này cũng giải thích giá nguyên phụ liệu cao do đây là sáng chế lâu đời, bao gồm cả chi phí chất xám

Như vậy có thể thấy, ẩn đằng sau con số lỗ của Coca Cola có thể là khoản lãi rất lớn hằng năm chảy về cho công ty mẹ dưới dạng tiền trả nguyên phụ liệu

Đã 6-7 năm nay Cục Thuế TPHCM liệt Công ty Coca Cola VN vào vị trí số 1 trong danh sách DN nghi vấn có dấu hiệu chuyển giá Báo cáo tài chính của công

ty này cũng được săm soi rất kỹ, nhưng việc chứng minh DN này có chuyển giá phức tạp hơn các DN khác rất nhiều do không có cơ sở so sánh, đối chiếu giá nguyên liệu với các DN khác cùng ngành nghề, vì nguyên liệu là do công ty mẹ của Coca Cola VN độc quyền cung cấp Cũng không thể lấy chi phí nguyên phụ liệu của DN VN cùng ngành nghề để so sánh, vì đây là DN đặc thù

“Thu không đủ bù chi”, “kinh doanh bị lỗ”, vì vậy sau hàng chục năm đầu tư vào

VN, Coca Cola VN chỉ nộp thuế giá trị gia tăng (thực chất là do người tiêu dùng nộp), thuế môn bài, còn thuế thu nhập DN đến nay chưa thu được đồng nào Nhưng nghịch lý ở chỗ dù thua lỗ, công ty này vẫn liên tục mở rộng sản xuất

Một số giải pháp chống chuyển giá cần triển khai thực hiện ở Việt Nam thời gian tới

* Hoàn thiện hành lang pháp lý về chống chuyển giá: cần bổ sung một điều luật

về chống chuyển giá vào Luật Quản lý thuế, về lâu dài nên ban hành Luật Chống chuyển giá – đây là cơ sở pháp lý quan trọng nhất cho hoạt động chống chuyển giá, không chỉ có ý nghĩa đối với quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp mà còn liên quan đến quản lý thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên

* Thành lập bộ phận tình báo thuế ở Tổng cục Thuế Đây chính là cơ quan có chức năng chuyên trách thu thập thông tin phục vụ quản lý thuế ở cả trong nước

và quốc tế Tình báo thuế không chỉ cần thiết cho hoạt động chống chuyển giá,

mà còn rất hữu ích cho công tác thanh tra, kiểm tra thuế

2.2 Lập khống hợp đồng lao động

Ngoài biện pháp chuyển giá doanh nghiệp còn tăng chi phí của doanh nghiệp thông qua lập khống hợp đồng lao động

Vụ việc gần đây nhất là của công ty Hoàng Gia tại tỉnh Phú Thọ

Công ty Hoàng Gia, được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với ngành nghề kinh doanh là buôn bán xăng dầu và các sản phẩm có liên quan; bán lẻ xi măng

Ngày đăng: 20/08/2016, 09:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w