1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN LỊCH SỬ ĐẢNG, QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP ĐẢNG

16 1,3K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 291,5 KB

Nội dung

TIỂU LUẬN LỊCH SỬ ĐẢNG, QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP ĐẢNG

Trang 1

Tiểu luận lịch sử Đảng

-

QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP ĐẢNG.

Hoàn cảnh lịch sử.

Vào giữa TK XIX, nước Việt Nam ta đã bị thực dân Pháp xâm lược, mở đầu bằng cuộc tiến công vào cảng Đà Nẵng (1-9-1858) Sau khi hoàn thành việc xâm lược và bình định vũ trang, thiết lập bộ máy thống trị, thực dân Pháp tiến hành những cuộc khai thác thuộc địa nhằm cướp đoạt tài nguyên, bóc lột nhân công rẻ mạt, cho vay nặng lãi, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa của chính quốc Chính sách thuộc địa của Pháp ở Việt Nam và cả Đông Dương là bóc lột nặng nề về kinh tế, chuyên chế về chính trị, kìm hãm nô dịch về văn hóa, nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho bọn tư bản lũng đoạn Pháp chứ không phải đem đến cho nhân dân các nước

Đông Dương sự “khai hóa văn minh”.

Để tiến hành khai thác thuộc địa thì phải xuất khẩu tư bản đến thuộc địa Từ 1860 đến

1912, qua hình thức cho vay, chính phủ Pháp và các tập đoàn tư bản ngân hàng Pháp đã đầu tư vào Đông Dương 499 tỷ phrăng Hậu quả của sự xuất khẩu tư bản và du nhập CNTB theo kiểu thực dân vào nước ta đã đem lại những biến đổi sâu sắc về kinh tế, xã hội, chính trị và giai cấp

Với lòng yêu nước truyền thống nồng nàn, tinh thần anh hùng bất khuất, nhân dân ta đã liên tục đứng lên kháng chiến để bảo vệ nền độc lập Các phong trào kháng chiến đã diễn ra liên tiếp, sôi nổi dưới nhiều hình thức và màu sắc khác nhau nhưng cuối cùng đều bị thất bại và nguyên nhân là do thiếu một giai cấp tiên tiến có khả năng đề ra đường lối đúng đắn cho Cách mạng (CM) Việt Nam Xã hội Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối

Đảng cộng sản Việt Nam ra đời:

Trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào CM trong nước thì những đồng chí hội viên tiên tiến của Việt Nam thanh niên CM đồng chí hội ở Bắc Kỳ đã tiến hành họp tại số nhà 5D Hàm Long Hà Nội vào đầu 3-1929 để tiến hành thành lập ra chi bộ CS đầu tiên ở trong nước và chi bộ này đã ra nghị quyết: phải thành lập ra Đảng CS Cuối 3-1929 ĐH kì bộ Bắc Kỳ của Việt Nam thanh niên CM đồng chí hội cũng được tiến hành và ĐH này đã thông qua chủ trương thành lập Đảng của chi bộ CS đầu tiên đồng thời ĐH cũng cử đại biểu đi dự ĐH thanh niên toàn quốc và giao nhiệm vụ cho các đồng chí đại biểu: phải đấu tranh để chủ trương thành lập Đảng được chấp thuận tại ĐH thanh niên toàn quốc

Trang 2

Tiểu luận lịch sử Đảng

-

Ngày 1-5-1929: ĐH lần thứ I của Việt Nam thanh niên CM đồng chí hội được tiến hành tại Hương Cảng Trung Quốc Tại ĐH này, đoàn Đại biểu Bắc Kỳ đưa ra vấn đề thành lập Đảng nhưng lại không được ĐH chấp thuận Vì thế, các đồng chí đã tự động rút về nước và thành lập

ra tổ chức CS đầu tiên là Đông Dương CS Đảøng (6-1929) do đồng chí Hồ Tùng Mậu làm bí thư 7-1929: Thành lập An Nam CS Đảng

9-1929: Thành lập Đông Dương CS liên đoàn

Trước sự xuất hiện 3 tổ chức CS ở trong nước thì quốc tế CS đã viết thư kêu gọi những người CS ở Việt Nam là phải nhanh chóng hợp nhất 3 tổ chức CS, thành lập Đảng CS đồng thời giao nhiệm vụ cho đồng chí Nguyễn Aùi Quốc là thay mặt quốc tế CS hợp nhất 3 tổ chức CS thành lập ra Đảng CS Sau chỉ thị của quốc tế CS đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã bắt tay ngay vào việc chuẩn bị các văn kiện cho hội nghị hợp nhất và khi mọi công tác chuẩn bị đã hoàn tất thì hội nghị hợp nhất 3 tổ chức CS tiến hành 3 đến 7-2-1930 tại Hương cảng Trung Quốc: Hội nghị thảo luận bỏ mọi thành kiến xung đột cũ, quyết định thành lập Đảng CS và lấy tên là Đảng CS Việt Nam, thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, điều lệ tóm tắt và lời kêu gọi của đồng chí Nguyễn Ái Quốc nhân dịp thành lập Đảng, bầu Ban chấp hành trung ương lâm thời Hội nghị được coi như là hội nghị thành lập Đảng và các văn kiện do Hội nghị thông qua chính là cương lĩnh đầu tiên của Đảng

Đảng CS Việt Nam ra đời là một tất yếu lịch sử, là bước ngoặc vĩ đại trong phong trào

CM Việt Nam Nó chứng tỏ giai cấp Công nhân Việt Nam đã trưởng thành Đảng CS Việt Nam

ra đời là sự kết hợp giữa Chủ nghĩa Mác-Lenin và phong trào Công nhân Đây là quy luật thành lập Đảng của giai cấp Công nhân Việt Nam

Cương lỉnh đầu tiên của Đảng :

Vạch rõ dường lối chung cho cách mạng Việt Nam : là cuộc cách mạng trải qua hai giai doạn : Cách mạng Dân quyền kiểu mới và Cách mạng Xã hội chủ nghĩa Mối quan hệ giữa hai giai đoạn này không có bức tường thành ngăn cách ; nghĩa là kết thúc giai đoạn một cũng là mở đầu cho giai đoạn hai

Trang 3

Tiểu luận lịch sử Đảng

-

Nêu rõ nhiệm vụ chiến lược của Cách mạng Việt Nam : chống đế quốc và chống phông kiến : trong đó nhiệm vụ chống đế quốc được đặt lên hàng đầu còn nhiệm vụ chống phông kiến htực hiện từng bước theo từng giai đoạn của đất nước

Nêu rõ lực lượng lảnh đạo, động lực của cách mạng : giai cấp tiến trình cách mạng gồm hai giai cấp công nhân và nông dân, lực lượng cách mạng gồm bốn giai cấp công , nông , tư sản và tiểu tư sản cách mạng

Phương pháp cách mạng :sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng giành chính quyền gồm : lực lượng chính trị và đấu tranh chính trị ; lực lượng vũ trang và đấu tranh vũ trang

Đấu tranh khi có tình thế và thời cơ: giáo dục giác ngộ quần chúngtrưởgn thành khi có thời cơ xuất hiên vấn đề giành chính quyềntrực tếp đặt ra

Mối quan hệ giữa cácn mạng Việt Nam và cách mạng thế giới: cách mạng Việt nam là một bộ phận của cách mạng thế giới chịu sự lảnh đạo trực tiếp cách mạng thế giới nhưng đồng thời phải tích cực chophong trào cách mạng thế giới

Vai trò lảnh đạo của Đảng: trong nước Đảng Đảng có nhiêm vụ vận động và tổ chức quần chúng đấu tranh, bên ngoài liên lạc với các giai cấp vô sản thống nhất hành động

QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

QUA CÁC THỜI KỲ CÁCH MẠNG:

Quá trình Đảng lảnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành chính quyền CM (1930 -1945)

*Hội nghị TW lần I (10-1930) tại Hương Cảng Trung Quốc với nội dung:

- Đổi tên Đảng CS Việt Nam thành Đảng CS Đông Dương

- Thông qua luận cương chính trị do đồng chí Nguyễn Aùi Quốc soạn thảo

- Bầu ban chấp hành TW, đồng chí Trần Phú làm tổng bí thư

*Hội nghị TW 7-1936 tại Thượng Hải Trung Quốc do đồng chí Lê Hồng Phong làm chủ trì với nội dung:

- Tạm gác khẩu hiệu chiến lược CM Việt Nam là “ chống đế quốc và chống phong kiến”, đưa ra khẩu hiệu mới là “ chống phản động thuộc địa, chống chiến tranh, đòi dân sinh dân chủ, đòi tăng lương, giảm giờ làm việc, giảm siêu, giảm thuế”.

Trang 4

Tiểu luận lịch sử Đảng

-

- Chủ trương chuyển hướng về mặt tổ chức và hình thức đấu tranh: từ bí mật không hợp pháp trở thành hợp pháp và nửa hợp pháp Vì thế mà hội nghị quyết định

thành lập hội “Tương Tế”, hội “Aùi Hữu”.

*Hội nghị TW 6 (11-1939) tại Bà Điểm Hoóc Môn do đồng chí Nguyễn Văn Cừ làm chủ trì với nội dung:

- Hội nghị nhận định: chiến tranh thế giới lần này sẽ nung nấu CM Đông Dương bùng nổ

- Chủ trương đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, quyết định thành lập mặt trận phản đế Đông Dương thay cho mặt trận dân chủ Đông Dương và thay đổ

khẩu hiệu: “ tịch thu ruộng đất của phong kiến và đế quốc” thành “ tịch thu ruộng đất của đế quốc và tay sai”.

- Đặt võ trang bạo động giành chính quyền nhưng không vạch được bước đi của khởi nghĩa vũ trang

*Hội nghị TW 7 (11-1940) tại Đình Bảng-Từ Sơn-Bắc Ninh do đồng chí Trường Chinh chủ trì với nội dung:

- Xác định kẻ thù của CM Đông Dương lúc này là phát xít Nhật và thực dân

Pháp, thay khẩu hiệu “ đánh đuổi thực dân Pháp” thành “ đánh Pháp đuổi Nhật”.

- Tán thành hội nghị 6 về việc đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu

- Đặt võ trang bạo động vào chương trình nghị sự Cụ thể là hoãn cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ duy trì lực lượng khởi nghĩa Ba Sơn

*Hội nghị TW 8 (5-1941) tại Cao Bằng do đồng chí Nguyễn Aùi Quốc chủ trì với nội dung:

- Nhận định được chiến tranh thế giới lần trước đẻ ra Liên Xô - một nước XHCN thì chiến tranh thế giới lần này đẻ ra cả hệ thống XHCN nên CM nhiều nước thành công

- Hội nghị tán thành với hội nghị 6,7 về việc đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu nhưng hội nghị chủ trương giải quyết về vấn đề dân tộc ở khuôn khổ mỗi nước Đông Dương để thành lập mặt trận riêng cho từng nước

Trang 5

Tiểu luận lịch sử Đảng

-

- Chủ trương đặt võ trang bạo động là nhiệm vụ trung tâm của hội nghị và vạch

ra bước đi của khởi nghĩa võ trang từ từng phần lên tổng khởi nghĩa

* Hội nghị đã trực tiếp chỉ đạo phong trào CM nước ta qua các thời kỳ và giai đoạn:

- Với cao trào 30, 31 và Xô Viết Nghệ Tĩnh đã khẳng định được đường lối của Đảng là đúng đắn, để lại cho nhân dân niềm tin về sự lãnh đạo đúng đắn của giai cấp công nhân và để lại cho quần chúng công nông một điều tự tin về sức mạnh CM của mình, đây thực sự là cuộc diễn tập đầu tiên của Đảng và để lại cho Đảng một bài học kinh nghiệm quí giá

- Với cuộc đấu tranh nhằm khôi phục lại phong trào (1932-1935) đã bảo vệ được chân lý của Đảng đồng thời cũng đã giáo dục được nhiều Đảng viên quốc dân Đảng đi theo đường lối của Đảng CS và nhiều người sau này trở thành Đảng viên

CS, cuộc đấu tranh trên báo chí công khai diễn ra trên hai lĩnh vực: triết học và văn học và trên nghị trường Phong trào CM Việt Nam cuối 1934 đầu 1935 phát triển, nhiều cuộc bãi khóa, đình công lại liên tục nổ ra trên cả nước

- Với cao trào dân chủ Đông Dương (1936-1939) buộc nhà cầm quyền Pháp ở Đông Dương phải ban bố một số nghị định tạm thời: thời gian làm việc của Công nhân từ 12h / 1 ngày xuống còn 8h / 1 ngày và được nghỉ ngày Chủ nhật, thả một số tù chính trị Đây là cuộc diễn tập thử lần hai thiết thực chuẩn bị về mọi mặt cho việc giành chính quyền CM của Đảng

Sang đầu năm 1945 tình hình chiến tranh thế giới lần 2 cũng bước vào giai đoạn kết thúc: Hồng quân Liên Xô sau khi tiêu diệt phát xít Đức đã quay lại đánh đạo quân Quan Đông của Nhật làm cho bọn lính Nhật ở Đông Dương hoang mang lo sợ thực dân Pháp đứng

ở phía sau đảo chính lật đổ Nhật chiếm lấy Đông Dương Vì thế, đêm 9-3-1945 Nhật đã tiến hành trước cuộc đảo chính lật đổ Pháp chiếm Đông Dương Hội nghị TW 8-3-1945 tại Tân Trào đã diễn ra đúng lúc Nhật tiến hành đảo chính Pháp đã xác định kẻ thù của ta lúc này là

phát xít Nhật, thay đổi khẩu hiệu “ đánh đuổi Pháp-Nhật” thành “ đánh đuổi phát xít Nhật” và dự kiến thời cơ khởi nghĩa Hội nghị ra chỉ thị Nhật-Pháp bắn nhau và hành động

của chúng ta Thực hiện chủ trương của TW cao trào kháng Nhật đã diễn ra sôi nổi trên cả

Trang 6

Tiểu luận lịch sử Đảng

-

nước Nhiều cuộc khởi nghĩa từng phần đã diễn ra và giành thắng lợi ở một số địa phương nên thời cơ tổng khởi nghĩa đang đến gần Vì vậy, 13-8-1945 Đảng đã tiến hành hội nghị toàn quốc tại Tân Trào và 15-8-1945 phát xít Nhật đã tuyên bố đầu hàng đồng minh vô điều kiện Hội nghị quyết định phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước, bầu ra ủy ban lãnh đạo khởi nghĩa do đồng chí Trường Chinh làm trưởng ban Tối 15-8 hội nghị toàn quốc của Đảng kết thúc Sáng 16-8 cũng tại Tân Trào ĐH quốc dân lại được triệu tập chủ trương phát động tổng khởi nghĩa của Đảng và bầu ra chính phủ CM lâm thời do chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, ĐH đã thông qua đường lối đối nội, đối ngoại của chính phủ, thông qua quốc kỳ, quốc ca của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Sau ĐH quốc dân Tân Trào cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8 đã diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi cả nước Đây thực sự là cuộc nổi dậy của toàn dân được kết hợp giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, có nơi mở đầu cuộc khởi nghĩa tại thành phố và kết thúc tại nông thôn nhưng có nơi thì ngược lại Thắng lợi của 3 thành phố lớn: Hà Nội(19-8), Huế(23-8), Sài Gòn(25-8) đã quyết định toàn bộ cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8

Sau khi CM tháng 8 giành thắng lợi, Bác và TW trở về thủ đô Hà Nội, 2-9-1945 tại quảng trường Ba Đình, Bác đã đọc bản tuyên ngôn độc lập công bố trước toàn thể thế giới là nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời

Đảng lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954)

Với sự giúp đỡ của Liên Xô, một loạt nước ở Châu Aâu được giải phóng và đi lên CNXH từ đó hình thành hệ thống XHCN, phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển mạnh làm lung lay hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc Mỹ ra sức lôi kéo Anh và Pháp vào mặt trận bao vây Liên Xô và chống phá phong trào CM thế giới Việt Nam trở thành một trong những tiêu điểm chống phá quyết liệt của chủ nghĩa đế quốc trong khi đã gặp phải những khó khăn to lớn về mọi mặt Kẻ thù lấy danh nghĩa là đồng minh để chống phá phong trào CM Chính quyền CM vừa mới được thành lập còn non trẻ, lực lượng vũ trang chưa phải là chính qui hiện đại có khả năng bảo vệ chính quyền Tất cả những khó khăn trên đã nói lên một điều là:

Trang 7

Tiểu luận lịch sử Đảng

-

vận mệnh dân tộc ta đang đứng trước những thử thách nghiêm trọng, nền độc lập dân tộc có thể

bị thủ tiêu và nhân dân ta có khả năng trở lại cuộc sống nô lệ

Trước tình hình đó Đảng đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ, 25-11-1945

Đảng ra chỉ thị “ kháng chiến kiến quốc” Đảng phát động phong trào Nam Tiến để tăng cường

cho cuộc kháng chiến Thực hiện chủ trương của Đảng, cuộc kháng chiến được duy trì và phát triển đã đánh tan âm mưu của thực dân Pháp chỉ thôn tính Miền Nam(MN) Việt Nam Đảng đẩy mạnh sản xuất để giải quyết khó khăn về mặt kinh tế, đẩy mạnh phong trào bình dân học vụ với chủ trương người biết chữ dạy cho người không biết chữ , tổ chức tổng tuyển cử bầu quốc hội trong cả nước và kết quả bầu được 333 đại biểu Đây thực sự là cuộc động viên chính trị rộng lớn của toàn dân nhằm biểu dương sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc Cuộc tổng tuyển cử đã tạo

ra một cơ sở pháp lý cho chúng ta chống kẻ thù trên mặt trận ngoại giao

Để tập trung lực lượng của CM vào kẻ thù chủ yếu trước mắt là thực dân Pháp xâm lược

ở MN, Đảng chủ trương “ hoà với Tưởng” tạm thời chấp nhận 1 số yêu cầu của Tưởng nhưng

phải giữ được chính quyền CM và vai trò lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền Đưa ra khẩu

hiệu “ Hoa-Việt thân thiện” tiếp xúc thân thiện với Tưởng, sách lược này đạt kết quả Lúc này,

Pháp đẩy mạnh công cuộc lấn chiếm Nam Bộ, bọn Tưởng muốn nhanh chóng thôn tính Miền Bắc (MB) nước ta nên cử tên Hà Ứng Khâm sang Hà Nội Đảng ta đã cử 30 vạn dân Việt Nam

xuống đường hô hào khẩu hiệu” nước Việt Nam thuộc người Việt Nam ủng hộ chính phủ CM

do Hồ Chí Minh đứng đầu” làm Hà Ứng Khâm kinh hoàng từ bỏ ý định thôn tính MB Ở Trung

Quốc, phong trào CM do Đảng CS lãnh đạo lại phát triển mạnh mẽ, buộc quân Tưởng phải rút quân về nước để đối phó tình hình trong nước Nhưng trước khi về nước Tưởng đã kí hoà ước với Pháp: chấp nhận cho quân Pháp vào thay Tưởng ở MB Việt Nam và ngược lại Pháp nhường cho Tưởng đường xe lửa ở Vân Nam và một số quyền lợi khác

Sau khi hòa ứơc Hoa-Pháp được kí kết, Pháp đã tràn vào nước ta và chiếm đóng tại Lai Châu đồng thời thực dân Pháp ở MN lại ráo riết chuẩn bị tàu chiến đưa quân đổ bộ lên vịnh Bắc

Bộ và cảng Hải Phòng Đảng đưa ra sách lược “ hòa với Pháp” và kí với Pháp hiệp định sơ bộ,

nhưng Pháp vi phạm hiệp định nên Đảng phát động phong trào đình công, bãi khóa trên cả nước, buộc Pháp đàm phán chính thức Thực dân Pháp lộ rõ âm mưu xâm lược nước ta Cuối 5-1946

Trang 8

Tiểu luận lịch sử Đảng

-

Bác lại lên đường sang Pháp, ở Đông Dương bọn thực dân Pháp thực hiện “chính sách đã rồi”

với âm mưu lật đổ chính phủ CM, thành lập chính phủ bù nhìn tay sai và chủ trương chia để tự trị Trước tình hình đó, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta kiên quyết đấu tranh chống lại những hành động vi phạm hiệp định của Pháp đồng thời vạch mặt bọn phản động tay sai trừng trị trước pháp luật Trước sức mạnh của dân tộc ta buộc thực dân Pháp chấp nhận đàm phán chính thức nhưng cũng không đạt được thỏa thuận nào vì Pháp quyết tâm xâm lược nước ta Khi Bác trở về nước, Pháp liên tục vi phạm các điều khoản của hiệp định Giữa 12-1946 Pháp cho quân đánh chiếm Hà Nội và gởi tối hậu thư cho chính phủ ta đòi tước vũ khí của đội tự vệ Mọi khả năng hòa hoãn với Pháp không còn nữa, tối 19-12-1946 Bác đọc lời kêu gọi và phát động cả nước đứng lên kháng chiến chống Pháp và rút ra được đường lối kháng chiến đúng đắn, đánh lâu dài trong

3 giai đoạn: phòng ngự, cầm cự, tổng tiến công và dựa vào sức mình là chính vì ban đầu địch mạnh ta yếu, ta phải có thời gian chuyển hóa so sánh lực lượng đó

Dưới ánh sáng của đường lối kháng chiến chống Pháp, ngay trong tháng đầu tiên quân và dân Hà Nội đã tiêu diệt hơn 1000 tên địch Sang 1947 Đảng chủ trương mở chiến dịch MB và trong một thời gian ngắn đã giải phóng được xã Lai Châu và tỉnh Lai Châu Cuộc kháng chiến diễn ra một giai đoạn khác (cầm cự và tổng tiến công), lực lượng vũ trang của nhân dân ta phát triển mạnh về số và chất lượng đồng thời các khu du kích và căn cứ du kích cũng ra đời ở nhiều nơi trên phạm vi cả nước Sang 1950 Đảng chủ trương mở chiến dịch biên giới và thắng lợi đã để lại cho Đảng ta những bài học kinh nghiệm quí giá về chỉ đạo chiến tranh Đồng thời, Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN ở Đông Âu bắt đầu công nhận và đặt ngoại giao với nước

ta Kể từ đây, cuộc kháng chiến của nhân dân ta nhận được sự viện trợ về vật chất cũng như tinh thần của hệ thống XHCN

ĐH toàn quốc lần thứ II của Đảng được tiến hành vào 2-1951 tại xã Vĩnh Tế-Chiêm Hóa-Tuyên Quang Sau ĐH toàn quốc lần thứ II thì Đảng phải giải quyết một loạt các mâu thuẩn và hội nghị TW 9-1951 đề ra chủ trương chỉnh Đảng và chỉnh quân nên sang 1953 thì tình hình so sánh lực lượng giữa ta và địch trên chiến trường đã có sự thay đổi rõ rệt

Đế quốc Mỹ đã ráo riết chuẩn bị mọi điều kiện để thay chân Pháp nhảy vào Đông Dương nhưng mục đích của chiến lược toàn cầu không cho phép Mỹ nhảy vào Đông Dương ở thời điểm

Trang 9

Tiểu luận lịch sử Đảng

-

này nên Mỹ đã tiến hành viện trợ cho Pháp và ép Pháp tiếp tục cuộc chiến tranh ở Việt Nam Sau khi Pháp nhận được viện trợ của Mỹ, Pháp đã cử tên tướng Nava làm tổng chỉ huy quân Pháp ở Đông Dương và ông ta đã lập ra kế hoạch Nava Để thực hiện kế hoạch này, Pháp đã đổ thêm 12 tiểu đoàn xuống vịnh Bắc Bộ, và trở thành nơi tập trung binh lực lớn nhất của Pháp ở Đông Dương Đảng ta chủ trương mở cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân (1953-1954), 1-1953 bộ đội ta bắt đầu tiến công lên Tây Bắc, chỉ trong thời gian ngắn đã giải phóng thị xã Lai Châu và tỉnh Lai Châu buộc Nava phải điều quân lên Lai Châu, cho quân đổ bộ xuống Điện Biên Phủ đồng thời xây dựng thành căn cứ quân sự mạnh nhất của Pháp ở Đông Dương và là nơi tập trung lực lượng lớn thứ 2 ở Đông Dương Đảng ta phối hợp giải phóng thị xã ATôBơ, địch tập trung quân lên ATôBơ và là nơi tập trung lực lượng lớn thứ 3 ở Đông Dương Quân ta tiếp tục tiến đánh thị xã PhôngXaLỳ và cao nguyên BôLôVen, Nava điều quân từ Bắc Bộ lên và nơi này trở thành nơi tập trung lực lượng lớn thứ 4 ở Đông Dương Đảng ta tập trung lực lượng đánh cứ điểm Điện Biên Phủ và để đánh lạc hướng địch 1-1954 ta đánh KomTum và trở thành nơi tập trung lực lượng đứng thứ 5 ở Đông Dương Sau khi mọi công tác chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ hoàn tất, 13-3-1954 tiếng súng đầu tiên bắt đầu nổ Trải qua 55 ngày đêm chiến đấu liên tục với 3 đợt tiến công đến 7-5-1954 thì giành thắng lợi hoàn toàn Sau thắng lợi Điện Biên Phủ 8-5-1954 hội nghị Giơ-Ne bắt đầu họp và bàn về việc thiết lập lại hòa bình cho dân tộc Việt Nam Đồng chí Phạm Văn Đồng dẫn đầu phái đoàn đi dự đại hội với cương quyết giữ vững độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc ta 27-7-1954 hiệp định Giơ-Ne được kí kết lập lại hòa bình cho Việt Nam với nội dung chính: lấy vĩ tuyến 17 làm vĩ tuyến tạm thời để tập trung lực lượng giữa hai bên Sau 2 năm sẽ tiến hành tổng tiền cử địa phương và thống nhất đất nước

Đảng lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Mỹ(1957_1975)

Đất nước tạm thời chia làm 2 miền với 2 chế độ chính trị khác nhau Vì thế, cùng một lúc Đảng phải lãnh đạo 2 nhiệm vụ chiến lược ở 2 miền khác nhau Đây là nét độc đáo của CM Việt Nam vì chưa có một nước nào trên thế giới cùng một lúc thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược ở

2 miền khác nhau: kẻ thù của nước ta không phải là đế quốc Pháp mà là đế quốc Mỹ nhưng ta lại chưa hiểu gì về nó cả, đế quốc Mỹ lúc này lại thông qua tay sai Ngô Đình Diệm thông báo

Trang 10

Tiểu luận lịch sử Đảng

-

khướt từ hiệp ước thống nhất đất nước mà tiến hành khủng bố, đàn áp những người CS CM Việt

Nam với phương châm “thà giết lầm còn hơn bỏ sót” Phong trào CS thế giới lúc này lại đi vào

con đường hòa hoãn làm cản trở trực tiếp phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới trong đó có nước ta Sau thất bại ở Điện Biên Phủ thì đế quốc Mỹ đã tìm mọi cách để gạt Pháp ra và nhảy vào MN nước ta xâm lược bằng chủ nghĩa thực dân kiểu mới tức là xâm lược thông qua bộ máy ngụy quân ngụy quyền – thông qua tay sai Ngô Đình Diệm nhanh chóng gạt Pháp và bọn tay sai của Pháp ra khỏi MN Vì thế, ở MN từ 1954 đến 1956 đã diễn ra một cuộc giành giật giữa chủ nghĩa thực dân cũ và thực dân mới Và được sự bảo trợ của Mỹ 5-1-1955 Diệm đã tiến hành cách chức Nguyễn Văn Hinh (tổng tham mưu trưởng tay sai Pháp), tiến hành thành lập mặt trận quốc gia toàn lực bao gồm các giáo phái (Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên) và kể từ đây Diệm đã nắm được lực lượng công an, quân đội Mỹ cũng bắt đầu cài hệ thống cố vấn từ TW đến cơ sở Diệm tuyên bố khướt từ hiệp thương thống nhất đất nước và tiến hành “trưng cầu dân ý”, phế truất Bảo Đại, lên ngôi tổng thống Bắt đầu từ đây chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm chĩa mũi nhọn vào việc đàn áp và tiêu diệt CS Việt Nam Tình hình chính trị ở Việt Nam khủng hoảng sâu sắc

Trước tình hình đó, Đảng ta chủ trương chuyển CM sang thế giữ gìn lực lượng: tận dụng mọi khả năng hợp pháp để khéo che dấu, bảo toàn lực lượng của mình Vì thế, hình thức đấu tranh lúc này là lấy đấu tranh chính trị làm chủ yếu – chỉ diễn ra trong điều kiện hợp pháp và không phải lật đổ chính quyền Diệm Nhưng Diệm lại tăng cường khủng bố, đàn áp những người

CM Đồng chí Lê Duẩn cùng với các đồng chí TW cục MN tiến hành soạn thảo ra đề cương CM Việt Nam (1957) 1-1959 hội nghị TW lần thứ 15 đã đề ra đường lối CM dân tộc dân chủ nhân dân ở MN Sau khi nghị quyết lần thứ 15 được triển khai đến cơ sở MN nó đã dấy lên một phong trào đấu tranh rộng khắp mà đỉnh cao là thắng lợi phong trào Đồng Khởi và kết quả là sự ra đời của mặt trận dân tộc giải phóng MN(20-12-1960) Thắng lợi của Đồng Khởi đã để lại cho Đảng

ta một bài học kinh nghiệm quý báu về vận dụng thời cơ khởi nghĩa

Sau khi, chiến lược chiến tranh đơn phương của đế quốc Mỹ thất bại, Mỹ chuyển sang chiến tranh đặc biệt với âm mưu nhằm tiêu diệt phong trào nổi dậy và tiến công của đồng bào ta

ở MN Để thực hiện âm mưu đó, Mỹ đã tăng cường bình định, dồn dân lập ấp chiến lược để tách

Ngày đăng: 19/08/2016, 13:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w