1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng quản lý cơ sở vật chất ở các trường trung học cơ sở huyện vĩnh thạnh, thành phố cần thơ

20 664 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 370,29 KB

Nội dung

Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Cần Thơ; Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Thạnh, Ban Giám hiệu, quý thầy, cô giáo các trường THCS huyện Vĩnh Thạnh và

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

Vương Ngọc Lê

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT

Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN VĨNH THẠNH, THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Chuyên ngành : Quản lý giáo dục

Mã số : 60 14 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2010

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cám ơn Lãnh đạo nhà trường, phòng Khoa học công nghệ và sau Đại học, các Phòng ban chức năng khác của trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Cần Thơ; Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Thạnh, Ban Giám hiệu, quý thầy, cô giáo các trường THCS huyện Vĩnh Thạnh và các bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập cũng như hoàn thành luận văn

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với quý Thầy, Cô giáo Khoa Tâm lý – Giáo dục, các Giáo sư, Tiến sĩ đã nhiệt tình hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu trong giảng dạy, trong nghiên cứu khoa học và luôn dành những tình cảm tốt đẹp cho tôi trong khóa học vừa qua

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Ngô Đình Qua, giảng viên Trường Đại học

Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh – người Thầy đã tận tâm hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này

Mặc dù đã đầu tư nhiều công sức, nhưng chắc chắn luận văn không thể tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của quý Thầy, Cô và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn

Trân trọng biết ơn !

Tác giả luận văn

Trang 3

MỤC LỤC

0

0

0

0

0

0

1.- Lý do chọn đề tài: 0 7 0

2.- Mục đích nghiên cứu 0 8 0

3.- Khách thể và đối tượng nghiên cứu 0 8 0

3.1.- Khách thể nghiên cứu 0 8 0

3.2.- Đối tượng nghiên cứu 0 8 0

4.- Giả thuyết khoa học 0 8 0

5.- Nhiệm vụ nghiên cứu 0 9 0

0

6.- Phương pháp luận nghiên cứu 0 9 0

6.1.- Cơ sở phương pháp luận 0 9 0

6.1.1.- Quan điểm hệ thống - cấu trúc 0 9 0

6.1.2.- Quan điểm lịch sử 0 10 0

6.1.3.- Quan điểm thực tiễn 0 10 0

6.2.- Phương pháp nghiên cứu 0 10 0

6.2.1.- Phương pháp nghiên cứu lý luận 0 10 0

6.2.2.- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 0 10 0

6.2.3- Phương pháp thống kê toán học 0 11 0

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT

0

1.1- Lịch sử nghiên cứu vấn đề 0 12 0

1.2- Một số khái niệm nền tảng của vấn đề nghiên cứu 0 14 0

1.2.1- Quản lý 0 14 0

1.2.2- Quản lý giáo dục, quản lý trường học 0 15 0

1 3- Một số vấn đề lý luận làm cơ sở cho đề tài nghiên cứu 0 16 0

nghĩa Việt Nam về cơ sở vật chất (CSVC) trường học 0 16 0

1.3.2- Cơ sở pháp lý của đề tài 0 18 0

1.3.3- Một số vấn đề lý luận về giáo dục trung học cơ sở ở nước ta 0 19 0

1.3.3.1 Mục tiêu của giáo dục trung học cơ sở 0 19 0

1.3.3.2 Vai trò, nhiệm vụ của giáo dục trung học cơ sở 0 20 0

1.3.4- Các chức năng của quản lý 0 21 1.3.4.1 Chức năng kế hoạch hóa ( hoạch định) 22

Trang 4

1.3.4.2 Chức năng tổ chức 0 22 0

1.3.4.3 Chức năng chỉ đạo 0 22 0

1.3.4.4 Chức năng kiểm tra 0 22 0

1.3.5- Cơ sở vật chất và quản lý cơ sở vật chất trường trung học cơ sở 0 23 0

1.3.5.1- Cơ sở vật chất trường học 0 23 0

1.3.5.2- Quản lý cơ sở vật chất trường học 0 25 0

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT CÁC TRƯỜNG TRUNG

0

2 1- Đặc điểm tình hình kinh tế, văn hóa – xã hội huyện Vĩnh Thạnh 0 36 0

0

2.2.1- Vài nét về tình hình giáo dục và đào tạo huyện Vĩnh Thạnh 0 37 0

2.2.2- Quy mô và chất lượng giáo dục THCS huyện Vĩnh Thạnh 0 38 0

0

2.3.1.Diện tích mặt bằng 0 40 0

2.3.2 Thực trạng các hạng mục công trình của cơ sở vật chất ở các trường trung học cơ sở huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ 0 41 0

0

44 0

2.4.1 Cơ chế, tổ chức quản lý cơ sở vật chất trường học 0 45 0

2.4.2 Thực trạng quản lý cơ sở vật chất ở các trường trung học cơ sở huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ xét theo các chức năng quản lý 0 46 0

2.4.2.1.Chức năng xây dựng kế hoạch quản lý cơ sở vật chất 0 46 0

2.4.2.2 Chức năng tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch quản lý CSVC ở các trường THCS huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ 0 49 0

2.4.2.3 Chức năng kiểm tra việc thực hiện kế hoạch 0 51 0

2.4.3 Hiệu quả quản lý cơ sở vật chất ở các trường THCS huyện Vĩnh Thạnh theo sự đánh giá của CBQL và GV 0 54 0

2.4.3.1.Việc bảo quản giữ gìn 0 54 0

2.4.3.2.Việc định kỳ bảo dưỡng 0 54 0

2.4.3.3.Hiệu quả sử dụng 0 54 0

2.4.4 Thuận lợi và khó khăn của công tác quản lý cơ sở vật chất trường học ở huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ 0 55 0

2.5 Nguyên nhân của thực trạng 0 56 0

0

Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT Ở CÁC TRƯỜNG

0

Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ 0 60 3.1.1- Cơ sở lý luận 60

Trang 5

3.1.1.1.Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chính phủ Nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về chỉ đạo phát triển GDĐT 0 60 0

0

0

Thơ 0 63 0

3.2.1- Nhóm giải pháp về công tác kế hoạch – tài chánh 0 63 0

3.2.1.1 Xây dựng quy hoạch, kế hoạch 0 63 0

3.2.1.2 Giải pháp về công tác tài chánh 0 64 0

3.2.1.3 Xây dựng chương trình kiên cố hóa trường lớp 0 65 0

3.2.2- Nhóm giải pháp về công tác xây dựng cơ bản 0 66 0

3.2.2.1 Phân loại chất lượng cơ sở vật chất trường học, phòng học 0 66 0

3.2.2.2 Hoàn chỉnh quy hoạch mặt bằng tổng thể trường học 0 67 0

3.2.2.3 Xây dựng thiết kế mẫu 0 68 0

3.2.3- Nhóm giải pháp về tổ chức bộ máy và cán bộ 0 70 0

0

0

3.2.4- Mối quan hệ giữa các giải pháp 0 74 0

3.3- Các giải pháp bổ sung 0 75 0

học sinh 0 75 0

3.3.2- Tăng cường công tác thi đua, khen thưởng 0 75 0

0

3.3.4- Xã hội hóa công tác xây dựng, bảo quản cơ sở vật chất trường học 0 76 0

0

1 KẾT LUẬN 0 77 0

2 KIẾN NGHỊ 0 79 0

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 7

MỞ ĐẦU

1.- Lý do chọn đề tài:

Cơ sở vật chất trường học là điều kiện quan trọng góp phần bảo đảm chất lượng dạy học của nhà trường bên cạnh các điều kiện bảo đảm khác như đội ngũ giáo viên, chương trình học tập Hoạt động giáo dục đào tạo đòi hỏi phải có những điều kiện vật chất, cơ sở hạ tầng cần thiết, thích hợp cho từng loại hình giáo dục và đào tạo ở các cấp học và ngành đào tạo khác nhau như: mầm non, phổ thông, chuyên nghiệp, đại học Cơ sở hạ tầng trong ngành giáo dục và đào tạo chính là cơ sở vật chất trường học; chủ yếu bao gồm các khối công trình của trường sở ( lớp học, phòng thí nghiệm, thực hành, khu hành chánh…) và các trang thiết

bị phục vụ cho các hoạt động dạy – học từ các loại bảng, bàn ghế, dụng cụ dạy học đơn giản đến các thiết bị hiện đại như máy vi tính, đèn chiếu…

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã chỉ rõ: “… Tăng cường cơ sở vật

chất và từng bước hiện đại hoá nhà trường ( lớp học, sân chơi bãi tập, phòng thí nghiệm, máy

vi tính nối mạng Internet, phương tiện dạy học hiện đại, thư viện, ký túc xá…), phấn đấu đến năm 2010 phần lớn các trường phổ thông có đủ điều kiện cho học sinh học tập và hoạt động

cả ngày tại nhà trường” [17,Tr 59]

Điều đó cho thấy, trong những năm gần đây, ngành giáo dục và đào tạo đã nhận được

sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước Chính quyền, lãnh đạo ngành giáo dục các cấp

và nhân dân cả nước đã có rất nhiều cố gắng để đạt được những kết quả đáng kể trong việc xây dựng trường lớp nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tao

Giáo dục nước ta đã khẳng định rằng: “ Không thể đào tạo con người theo yêu cầu nếu không có cơ sở vật chất - kỹ thuật tương ứng”, hay nói một cách khác cơ sở vật chất - kỹ thuật là yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình dạy học và góp phần quan trọng đối với chất lượng giáo dục của nhà trường

Nếu cơ sở vật chất nhà trường được trang bị đầy đủ nhưng người quản lý thiếu năng lực, trách nhiệm thì chất lượng giáo dục cũng bị ảnh hưởng Thực tế giáo dục hiện nay cho thấy cơ sở vật chất nhà trường còn thiếu và việc quản lý cơ sở vật chất trường học cũng chưa được quan tâm đúng mức Các công trình hoàn thành đưa vào sử dụng xuống cấp không được sửa chữa kịp thời Công tác bảo quản vẫn còn bị coi nhẹ, dẫn đến tình trạng cơ sở vật chất trường học mau xuống cấp Ở một số trường, việc sử dụng cơ sở vật chất trường học chưa hợp lý, hiệu quả sử dụng thấp, gây lãng phí

Trang 8

Trước tình hình đó, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Thạnh lập kế hoạch tham mưu với Huyện Uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện Vĩnh Thạnh quy hoạch lại mạng lưới trường lớp giai đoạn 2010 – 2015 để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ giáo dục ở địa phương Xuất phát từ yêu cầu và thực tiễn quản lý cơ sở vật chất các trường trung học cơ sở ở huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ, để làm rõ về mặt lý luận cũng như thực tiễn công việc trên, cũng như mạnh dạn có những đề xuất trong công tác quản lý cơ sở vật chất nâng cao chất lượng dạy

học trong thời gian tới, chúng tôi chọn và nghiên cứu đề tài:"Thực trạng quản lý cơ sở vật chất ở các trường Trung học cơ sở huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ”

2.- Mục đích nghiên cứu

Xác định được thực trạng quản lý cơ sở vật chất tại các trường trung học cơ sở ở huyện Vĩnh Thạnh thành phố Cần Thơ, phân tích nguyên nhân, đề xuất giải pháp quản lý tốt hơn tại các trường trung học cơ sở huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ

3.- Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1.- Khách thể nghiên cứu

Công tác quản lý ở các trường trung học cơ sở

3.2.- Đối tượng nghiên cứu

Thực trạng quản lý cơ sở vật chất ở các trường trung học cơ sở huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ

4.- Giả thuyết khoa học

Công tác quản lý cơ sở vật chất của các trường trung học cơ sở ở huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ có thể đạt được thành tựu về việc kế hoạch hóa công tác quản lý cơ sở vật chất Nhờ vậy cơ sở vật chất được quan tâm, đầu tư trang bị; có nhiều hạng mục đạt mức

đủ và khá Bên cạnh đó còn một số mặt hạn chế như: việc tổ chức chỉ đạo, thực hiện và việc kiểm tra việc thực hiện kế hoạch quản lý cơ sở vật chất trong nhà trường Chính vì vậy, việc bảo quản và sử dụng cơ sở vật chất thiết bị dạy học của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh chưa được tốt

Trang 9

5.- Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1.- Hệ thống hóa cơ sở lý luận của công tác quản lý cơ sở vật chất trường học

5.2.- Khảo sát thực trạng công tác quản lý cơ sở vật chất ở các trường trung học cơ sở huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ hiện nay

Đề tài sẽ mô tả chi tiết từng giai đoạn của công tác quản lý cơ sở vật chất các trường trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Thạnh trong thời gian gần đây và hiện nay Song song quá trình đó là thực hiện khảo sát bằng bút vấn đối với các đối tượng là cán

bộ quản lý, tập thể giáo viên, công nhân viên ở các trường; phỏng vấn các cấp quản lý lãnh đạo địa phương nơi trường tọa lạc; đồng thời tìm hiểu ý kiến của Ban Đại diện cha mẹ học sinh từng trường về quá trình xây dựng bảo quản cơ sở vật chất

5.3.- Đề xuất một số giải pháp cho công tác quản lý cơ sở vật chất ở các trường trung học cơ sở huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ hiện nay và trong thời gian tới

6.- Phương pháp luận nghiên cứu

6.1.- Cơ sở phương pháp luận

Trong quá trình nghiên cứu người nghiên cứu sẽ luôn dựa trên các quan điểm: hệ

thống - cấu trúc; lịch sử; thực tiễn

6.1.1.- Quan điểm hệ thống - cấu trúc

Theo quan điểm hệ thống cấu trúc, mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại dưới dạng một hệ thống với nhiều yếu tố hợp thành Hệ thống không tồn tại độc lập mà luôn có quan hệ với những hệ thống khác

Quan điểm này được vận dụng vào các phương pháp nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực tiễn trong đề tài Nó giúp người nghiên cứu tìm hiểu được mối liên hệ chặt chẽ giữa quản lý cơ sở vật chất với các nội dung quản lý khác trong quản lý nhà trường, cũng như xem công tác quản lý trường học là một hệ thống trong đó quản lý cơ sở vật chất trường học

là một hệ thống con với các nội dung quản lý như: quản lý trường sở, quản lý thiết bị đồ dùng dạy học, quản lý thư viện Từ đó giúp tìm hiểu chính xác thực trạng quản lý cơ sở vật chất ở các trường trung học cơ sở huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ

Trang 10

6.1.2.- Quan điểm lịch sử

Để góp phần đưa sự nghiệp đổi mới của đất nước nâng lên tầm cao mới trong xu thế hội nhập của giáo dục, khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế; đồng thời đáp ứng được nguồn lực cho quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá ở huyện Vĩnh Thạnh nói riêng, mỗi trường học phải có tối thiểu cơ sở vật chất đủ và đáp ứng được nhu cầu học tập

của mọi học sinh từng cấp học, tạo ra một tâm lý tốt cho người dạy và người học

6.1.3.- Quan điểm thực tiễn

Việc điều tra thực trạng quản lý cơ sở vật chất tại các trường trung học cơ sở ở huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ giai đoạn hiện nay sẽ giúp chúng tôi thấy được những thành tựu cũng như những vấn đề cấp bách cần khắc phục sớm và có những đề xuất cho công tác này trong thời gian tới Thực hiện tốt quá trình này sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo

dục ở địa bàn huyện Vĩnh Thạnh nói riêng cũng như cả thành phố Cần Thơ nói chung

6.2.- Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết

Phương pháp này được sử dụng để phân tích và tổng hợp những lý luận về quản

lý nói chung và về quản lý cơ sở vật chất trường học

- Phương pháp phân loại, hệ thống hóa lý thuyết

Phương pháp này được sử dụng để phân loại và hệ thống hóa những nội dung lý luận nói trên

6.2.2.1- Phương pháp quan sát

Đối tượng quan sát: thực trạng công tác quản lý cơ sở vật chất của hiệu trưởng các trường THCS huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ

6.2.2.2- Phương pháp điều tra giáo dục

Đối tượng điều tra gồm: 22 cán bộ quản lý, 269 giáo viên của tất cả 9 trường THCS huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ

- Trường THCS Thị trấn Thạnh An

- Trường THCS Thị trấn Thạnh An 1

- Trường THCS Thị trấn Vĩnh Thạnh

Trang 11

- Trường THCS Thạnh An

- Trường THCS Thạnh Thắng

- Trường THCS Thạnh Thắng 1

- Trường THCS Thạnh Lộc

- Trường THCS Thạnh Mỹ

- Trường THCS Vĩnh Trinh Nội dung điều tra là các nội dung quản lý cơ sở vật chất trường trung học cơ sở của Hiệu trưởng xét theo các chức năng quản lý

Phương pháp này được chúng tôi sử dụng để xử lý số liệu điều tra Phép toán thống kê được sử dụng là tính trung bình và đếm tỉ lệ phần trăm

Trang 12

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.1- Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển Cơ sở vật chất nhà trường là một mảng đầu tư cần được quan tâm Chính vì vậy, những năm gần đây việc đầu tư trang bị cơ sở vật chất ở các bậc học có nhiều chuyển biến tích cực nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy

và học theo tinh thần đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa mới Trung học cơ sở (THCS) là bậc học nối tiếp bậc tiểu học của hệ thống Giáo dục Quốc dân, nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có trình độ học vấn phổ thông cơ sở và hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông (THPT), trung học chuyên nghiệp (THCN), học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động Cho nên việc trang bị cơ sở vật chất và quản lý cơ sở vật chất đối với bậc học này là việc làm cần được coi trọng

Trong lĩnh vực quản lý trường học nói chung đã có một số tác giả đề cập đến các phương pháp tổ chức và quản lý nhà trường ở mọi lĩnh vực: giảng dạy, học tập, hướng nghiệp, cơ sở vật chất trường học như:

- Nguyễn Văn Lê với công trình “ Khoa học quản lý nhà trường”, tác giả tập trung

giới thiệu về các phương pháp tổ chức và quản lý nhà trường Riêng về nội dung quản lý cơ

sở vật chất trường học, tác giả đã đưa ra năm nguyên tắc tổ chức và quản lý cơ sở vật chất trường học; vấn đề bố trí tối ưu khu trường, việc tổ chức khoa học trong một lớp học; phòng học bộ môn; thư viện và phòng thí nghiệm…[ 27, tr 243 – tr 282]

- Hà Sĩ Hồ và Lê Tuấn với tài liệu “ Những bài giảng về quản lý trường học”, ở phần nội dung hiệu trưởng quản lý CSVC trường học ( bài 9 – tập III), đã đề cập đến khái niệm và vai trò của CSVC trường học, sau đó đi sâu vào các nghiệp vụ hiệu trưởng quản lý việc xây dựng CSVC trường học [ 20, tr 268 – tr 290]

- Chu Mạnh Nguyên với “ Giáo trình bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học cơ sở, tập III”, trình bày các nội dung quản lý và nghiệp vụ quản lý trường THCS của hiệu trưởng; trong đó tác giả đề cập đến quản lý cơ sở vật chất của hiệu trưởng trường THCS, bao gồm các nội dung: những vấn đề chung về cơ sở vật chất trường học; những vấn đề chung về

Ngày đăng: 17/08/2016, 12:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w